Friday, February 19, 2021

20210220 Cong Dong Tham Luan

 20210220 Cong Dong Tham Luan

 

Mach Song bpsos@bpsos.org

Thông điệp gửi đồng bào tị nạn ở Thái Lan

  • Cánh cửa định cư bắt đầu hé mở, nhưng người tị nạn không đương nhiên lọt qua

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 18 tháng 2, 2021

http://machsongmedia.org 

Tin tức gần đây về chính sách định cư tị nạn của Hoa Kỳ đem lại niềm phấn khởi cho những người tị nạn đang mòn mỏi chờ đợi ở Thái Lan. Với triển vọng số chỗ định cư tị nạn tăng gấp 10 lần hiện nay, một lối thoát đang được hé mở. Tuy nhiên, chặng đường trước mắt còn dài và có nhiều chướng ngại phải vượt qua. Dưới đây là những việc mà chúng tôi, BPSOS, sẽ phải làm trong tương lai gần. Song song ngay chính đồng bào tị nạn ở Thái Lan cu~ng sẽ phải thực hiện một số việc để tăng triển vọng được định cư.

Cần Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngân sách định cư tị nạn

Khi Tổng Thống Hoa Kỳ tuyên bố đỉnh số định cư tị nạn thì đó mới chỉ là một đề nghị. Quốc Hội Hoa Kỳ biểu quyết ngân sách cho chương trình định cư tị nạn. Nếu không có ngân sách thì Hành Pháp sẽ bó tay. Bằng cách kiểm soát ngân sách, Quốc Hội có thể cắt bớt hoặc tăng lên (ít khi xảy ra) đỉnh số do Tổng Thống đề nghị.

Trong thời gian tới đây, BPSOS sẽ cùng những tổ chức bảo vệ người tị nạn tập trung vận động Quốc Hội cấp đủ ngân sách cho đỉnh số được Tổng Thống đề nghị. Không những vậy, chúng tôi còn phải hối thúc Quốc Hội biểu quyết sớm, bằng không thì con số dù có tăng cu~ng trở thành vô nghĩa vì không đủ thời gian để tận dụng đỉnh số trong năm. Việc hối thúc này không dễ vì Quốc Hội Hoa Kỳ đang phải đối phó nhiều vấn đề trọng đại của quốc gia như dịch COVID-19, kinh tế, nạn thất nghiệp, quốc phòng... 

20210220 CDTL 01

Một buổi phát quà cho trẻ em tị nạn, 19/12/2016 (ảnh BPSOS)

Giành phần cho Thái Lan

Sau khi Quốc Hội thông qua ngân sách, việc phân bổ số chỗ định cư lại do Hành Pháp quyết định. Chúng tôi phải bảo đảm là người tị nạn ở Thái Lan không bị bỏ quên. Cuộc điều trần do Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ngày 10 tháng 2 vừa qua là cơ hội để chúng tôi nhắc nhở, từ rất sớm: Đừng quên số 4,570 người đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan.

So sánh với số người tị nạn được định cư vào Hoa Kỳ trong năm 2020 là 12,500 thì đỉnh số 125,000 mà được Tổng Thống Biden đề nghị là tăng gấp 10. Tuy nhiên, hiện nay có 1,440,000 người tị nạn được LHQ công nhận và chờ định cư. Nếu không tranh đấu mạnh mẽ từ giờ, rất có thể Hành Pháp sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhóm đang vận động cho người tị nạn ở những nơi khác.

Đây là cuộc chạy đua với thân hữu vì các tổ chức đang vận động cho những nhóm người tị nạn khác đều là các tổ chức thân hữu với BPSOS.

Phối hợp với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ

Sau khi số chỗ định cư tị nạn được Hoa Kỳ phân bổ về cho người tị nạn ở Thái Lan, nhân viên di trú Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tiếp cận với người tị nạn mà phải qua sự giới thiệu của văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ. Chúng tôi lại phải làm việc rất sát với CUTN/LHQ để bảo đảm các hồ sơ xứng đáng không bị bỏ sót hoặc trật lại đằng sau, các nghị vấn về một hồ sơ nếu có được giải đáp thoả đáng, và các thông tin cập nhật về hồ sơ được bổ sung.

Hiện nay, cựu Đại Sứ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Thâm Niên của BPSOS về các Sáng Kiến Quốc Tế, đang có mặt ở Bangkok mặc dù Thái Lan tiếp tục hạn chế người ngoại quốc du nhập. Ông Rees còn trực tiếp hỗ trợ văn phòng pháp lý ở Bangkok do BPSOS và tổ chức People Serving People Foundation (PSPF) đồng thực hiện. Ông Rees sẽ họp với CUTN/LHQ và gặp gỡ các tổ chức đồng minh nhằm sớm bắt tay vào việc ngay khi Hoa Kỳ chính thức phân bổ số chỗ định cư.

Chuẩn bị phỏng vấn với phái đoàn Hoa Kỳ

Nếu Hoa Kỳ chấp nhận cứu xét một hồ sơ do CUTN/LHQ chuyển, nhân viên di trú Hoa Kỳ sẽ phỏng vấn người tị nạn từ đầu, áp dụng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Tại vòng phỏng vấn này, từng có hồ sơ bị từ chối vì những lý do cả khách quan lẫn chủ quan. Chẳng hạn, có người đã bị từ chối vì có tật nói vòng vo, tạo nghi ngờ về tính khả tín nơi người phỏng vấn, hoặc có người nhớ trước quên sau vì bị khủng hoảng tâm lý.

Để chuẩn bị người xin tị nạn cho cuộc phỏng vấn với CUTN/LHQ, luật sư của chúng tôi tập huấn cho đương sự trước khi vào phỏng vấn, cử luật sư quan sát buổi phỏng vấn để kịp thời can thiệp nếu cần, và sau đó bổ sung thông tin cho hồ sơ nếu cần.

Sở Di Trú Hoa Kỳ hiện không cho luật sư quan sát. Người tị nạn lại càng cần được tập huấn kỹ lưỡng với luật sư trước cuộc phỏng vấn.

20210220 CDTL 02

Một người tị nạn tại Thái Lan trên đường đến Hoa Kỳ định cư

Người tị nạn cần làm gì để tự chuẩn bị?

Trên đây là những việc mà BPSOS cùng với nhiều tổ chức bảo vệ người tị nạn đang và sẽ thực hiện. Các lĩnh vực này nằm ngoài tầm tay của chính người tị nạn. Tuy nhiên, có những việc mà người tị nạn cần thực hiện và chỉ có người tị nạn mới thực hiện được.

(1)    Phối kiểm thông tin

Tình trạng tin đồn luôn râm ran trong các cộng đồng người tị nạn vì thiếu các nguồn tin đáng tin cậy. Dưới đây là một vài ví dụ.

1.   Danh sách 2 nghìn người tị nạn Tây Nguyên đã được nộp cho Quốc Hội Hoa Kỳ để thông qua đạo luật định cư tất cả; do đó không phải lo phỏng vấn tị nạn với CUTN/LHQ. Thực ra không có đến 2 nghìn người tị nạn Tây Nguyên. Thực ra Quốc Hội Hoa Kỳ không hề có ý định đưa ra đạo luật nào để định cư người Tây Nguyên. Thực ra, Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia nhận định cư chỉ nhận hồ sơ được CUTN/LHQ giới thiệu và CUTN/LHQ chỉ giới thiệu những ai đã được công nhận tư cách tị nạn. Tin đồn kể trên hoàn toàn thất thiệt và tại hại.

2.   Chỉ cần một người ở Hoa Kỳ gọi điện thoại cho một tổ chức nhận định cư thì chỉ vài tuần là đi định cư; dễ ợt. Chẳng việc gì phải vận động. Như đã giải thích ở trên, thủ tục giới thiệu và nhận định cư tuân thủ một quy trình có nề nếp từ 41 năm nay chứ không phải tuỳ hứng và ngẫu nhiên. Thông tin kể trên hoàn toàn thất thiệt.

Cách đây nhiều năm, khoảng 200 người Tây Nguyên ở Campuchia đã được Hoa Kỳ nhận định cư nhưng từ chối không đi vì có tin đồn rằng Tây Nguyên sắp được tự trị; ai đi định thì sẽ không được cấp đất. Phần lớn số người này đã bị ép buộc hồi hương.

Nhằm đối phó phần nào với các tin đồn thất thiệt và hết sức tai hại kiểu này, năm ngoái chúng tôi thành lập trang Facebook Tị Nạn Thái Lan, là nguồn thông tin đáng tin cậy về các vấn đề liên quan đến người tị nạn ở Thái Lan: 

https://www.facebook.com/TinanThailan

(2)    Không chữa bệnh với lang băm

Giữa các người tị nạn với nhau, có người sau khi được quy chế tị nạn đã quay ra đóng vai luật sư để tư vấn và thảo đơn xin tị nạn cho những người khác. Tôi có đọc một vài tờ đơn ấy và thấy rằng người thảo đơn không hiểu gì về luật tị nạn, viết rất sơ sài, tiếng Anh lung tung, và nhiều khi thêm các tình tiết không có thật mà không có sự đồng ý của "thân chủ". Khi vào phỏng vấn, người được giúp thảo đơn ngỡ ngàng khi bị luật sư CUTN/LHQ chất vấn về lời khai trong đơn. Ít ra vài chục hồ sơ tị nạn đã bị từ chối quy chế tị nạn trong hoàn cảnh đó. Luật sư của chúng tôi đang cố gỡ cho đôi ba hồ sơ như vậy, nhưng rất khó vì khi lời khai đã mất tính khả tín, có khai lại vẫn sẽ bị đánh giá là không nói thật.

Ngoài ra, gần đây chúng tôi còn phát hiện một người tuyên bố nhận hồ sơ để chuyển cho các luật sư của chúng tôi, nhưng không hề chuyển. Chúng tôi biết được khi một vài người xin tị nạn liên lạc để hỏi thăm về hồ sơ. Còn những trường hợp không liên lạc thì chúng tôi chịu, không thể biết được.

Đồng bào tị nạn cần nhắc nhở nhau là tuyệt đối "không trị bệnh với lang băm". Hiện nay ở Thái Lan có 2 tổ chức có chương trình trợ giúp pháp lý cho người tị nạn. Ngoài BPSOS (hợp tác với People Serving People Foundation, PSFP) còn có Asylum Access Thailand (AAT). Cu~ng có một vài luật sư tư nhân người Thái nhận hồ sơ có trả tiền. 

20210220 CDTL 03

Thăm đồng bào bị giam tại trại giam di trú (IDC) ờ Suan Phlu, Thái Lan (ảnh BPSOS)

(3)    Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tị nạn

Phần lớn người xin quy chế tị nạn không hiểu những đòi hỏi của luật quốc tế về tị nạn, trong khi đó người thực hiện cuộc phỏng vấn lại không giải thích. Bởi vậy đã có không ít trường hợp "ông hỏi gà, bà trả lời vịt", dẫn đến đơn xin tị nạn bị bác. Để giảm thiểu tình trạng này, luật sư của BPSOS thường tổ chức các buổi phỏng vấn tập huấn cho những ai sắp vào phỏng vấn với CUTN/LHQ: luật sư cùng với người xin tị nạn rà soát các chi tiết trong lời khai để bảo đảm tính chính xác và tập cho người xin tị nạn trả lời thẳng vào vấn đề thay vì nói vòng vo, dễ tạo ấn tượng là đang không nói thật. Trong 3 năm trở lại đây, CUTN/LHQ đã chấp nhận cho 2 văn phòng hỗ trợ pháp lý kể trên cử luật sư quan sát các cuộc phỏng vấn. Nhờ vậy đã giảm bớt tình trạng bất cập này.

Sở Di Trú Hoa Kỳ không cho luật sư đại diện người tị nạn quan sát cuộc phỏng vấn của họ. Hơn nữa, Hoa Kỳ có cách diễn giải luật tị nạn đôi khi khác với CUTN/LHQ; do đó kinh nghiệm từ cuộc phỏng vấn với CUTN/LHQ không hoàn toàn áp dụng cho cuộc phỏng vấn với Sở Di Trú Hoa Kỳ. Tuy không thường xuyên, chúng tôi cu~ng đã gặp một số hồ sơ bị khựng lại hoặc loại bỏ. Chẳng hạn, có hồ sơ đã bị đình trệ vì thông tin từ CUTN/LHQ chuyển cho phía Hoa Kỳ khác với lời khai của đương sự tại cuộc phỏng vấn. Có thể là đương sự đã không hiểu câu hỏi của CUTN/LHQ hoặc cu~ng có thể chính CUTN/LHQ đã ghi sai thông tin. Giải quyết sự bất cập về thông tin này có khi kéo dài cả năm, và không bảo đảm thành công. Cu~ng có trường hợp đương sự nhất quyết trả lời ra ngoài câu hỏi vì cho rằng nhân viên Sở Di Trú Hoa Kỳ lẽ ra phải hỏi các thông tin quan trọng ấy. Hồ sơ này đã bị đóng.

(4)    Học về luật tị nạn và luật nhân quyền

Luật tị nạn là một bộ phận chuyên biệt trong khung luật quốc tế về nhân quyền. Trong phần lớn trường hợp, người xin tị nạn cung cấp thông tin thô và luật sư có kinh nghiệm sắp xếp lại và lý giải thông tin ấy cho phù hợp với luật tị nạn. Tuy nhiên, không gì bằng chính người xin tị nạn nắm được, dù chỉ một cách khái quát, những điểm mấu chốt về luật tị nạn để có thể hiểu được các câu hỏi của CUTN/LHQ hoặc nhân viên Sở Di Trú Hoa Kỳ. Trong năm nay, BPSOS sẽ tổ chức các buổi huấn luyện căn bản về luật tị nạn.

BPSOS cu~ng sẽ tổ chức những buổi huấn luyện căn bản về luật quốc tế về nhân quyền. Qua đó, người xin tị nạn đang chờ phỏng vấn với CUTN/LHQ hoặc đã có quy chế tị nạn và đang chờ phỏng vấn định cư có thể nắm bắt được hiện trạng ở nguyên quán. Trong thể thức phỏng vấn tị nạn, nhân viên phỏng vấn luôn luôn cân nhắc yếu tố chủ quan (tức kinh nghiệm cá nhân của người xin tị nạn) cộng với yếu tố khách quan (tức hiện trạng ở nguyên quán).

Học về luật tị nạn sẽ giúp người xin tị nạn hiểu rõ hơn những gì cần chuẩn bị cho yếu tố chủ quan; học về luật nhân quyền sẽ giúp trả lời nếu câu hỏi về yếu tố khách quan được nêu ra. Người tị nạn nên đầu tư thời gian và công sức để theo học cả hai.

(5)    Trau luyện Anh văn

Biết tiếng Anh không là tiêu chuẩn để được nhận định cư. Tuy nhiên, nếu có chút vốn liếng Anh văn thì sẽ có 2 lợi ích. Thứ nhất, nó thể hiện ý chí phấn đấu để sớm tự túc, không là gánh nặng cho xã hội trong con mắt của người phỏng vấn. Thứ hai, nó trang bị cho người tị nạn hành trang tối cần thiết để sớm tự túc nếu được nhận định cư.

Người tị nạn Việt Nam cần hiểu rằng họ phải tranh đua cho số chỗ đinh cư tị nạn ít ỏi với những người tị nạn đến từ các quốc gia khác. Có không ít người tị nạn ở Thái Lan đến từ những quốc gia mà tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng (như Pakistan và Bangladesh là cựu thuộc địa của Anh).

BPSOS có chương trình dạy Anh văn trực tuyến từ nhiều năm nay. Không ít người tị nạn ghi danh nhưng học không đều, vào lớp trễ, bỏ cuộc giữa chừng. Hiện nay chúng tôi tạm ngưng và chỉ mở lại chương trình này cho những ai có tinh thần cầu tiến và kỷ luật tự giác. 

20210220 CDTL 04

Một gia đình tị nạn được hỗ trợ pháp lý bởi BPSOS ở Thái Lan đến Canada định cư

(6)    Sống yên ổn

Trong 13 năm hoạt động trợ giúp pháp lý cho người tị nạn ở Thái Lan, các luật sư của BPSOS đã gặp không ít các trường hợp chính người tị nạn đã gây phiền luỵ cho mình và cho nhau. Có những người đã tẩy chay nhau, cáo buộc nhau là cộng sản, tranh cãi nhau trên Facebook, báo cáo nhau với CUTN/LHQ hoặc Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, và thậm chí có một số trường hợp ẩu đả để rồi bị cảnh sát Thái bắt. Luật sư của chúng tôi đã phải bỏ nhiều thời giờ và công sức để gỡ họ ra trước khi bị đưa vào trại giam di trú của Thái Lan (IDC).

Yếu tố người Việt hải ngoại đóng góp không ít cho tình trạng nhiễu nhương này. Có những cá nhân và tổ chức ở hải ngoại đã lôi kéo người tị nạn làm hội viên, kết bè kết đảng rồi đối đầu với nhau. Có những người và tổ chức còn nhử mồi can thiệp cho định cư hoặc cấp kinh phí sinh sống và hoạt động. Tất cả những việc này thuộc thẩm quyền quyết định của mỗi cá nhân. Nhưng có làm thì có chịu. Trước khi làm thì nên nhắm trước hậu quả. Và đừng kỳ vọng hoặc đòi hỏi BPSOS can thiệp vào những tranh chấp giữa người tị nạn Việt Nam với nhau.

Theo tôi, đây là thời gian người đang xin tị nạn hoặc đã có quy chế tị nạn cần phải giữ mình. Khi định cư yên ấm rồi thì muốn làm gì thì làm.

(7)    Không đứng núi này trông núi nọ

Những ai đã lập hồ sơ định cư Canada hoặc những quốc gia khác, xin tiếp tục theo đuổi con đường ấy. Đừng rút đơn vì muốn chọn Hoa Kỳ. Chắc chắn là CUTN/LHQ không ủng hộ điều này.

Hơn nữa, đỉnh số nhận định cư của Hoa Kỳ, dù có tăng gấp 10 lần so với con số 12,500 người tị nạn được Hoa Kỳ nhận định cư năm 2020, vẫn sẽ phải mất 12 năm mới có thể định cư hết số người đã có quy chế tị nạn và đang chờ định cư ở toàn cầu. BPSOS đang cố gắng giành về cho Thái Lan khoảng 2% của đỉnh số định cư tị nạn mỗi năm của Hoa Kỳ trong khi Thái Lan chỉ có 0.3% tổng số những người đã có quy chế tị nạn trên toàn cầu. Dù chúng tôi đạt được con số như ý thì cu~ng sẽ phải mất 2 đến 3 năm mới giải quyết xong số 4,570 người đã có quy chế tị nạn hiện nay ở Thái Lan.

Một khi đã "chê" một quốc gia định cư tị nạn thì sau này muốn quay lại sẽ rất khó. Sẽ mất cả chì lẫn chài.

(8)    Liên lạc thường xuyên với văn phòng pháp lý của BPSOS - PSPF

Khoảng 80-90% người Việt đến Thái Lan lánh nạn đã được sự hỗ trợ pháp lý của luật sư của BPSOS - PSPF. Một số ít đã được hỗ trợ bởi luật sư của tổ chức AAT và cu~ng có dăm người được tổ chức của họ thuê luật sư tư đại diện. Và cu~ng có thể có một số hồ sơ tưởng là đã không có sự hỗ trợ của bất cứ luật sư nào.

Trong tiến trình định cư tị nạn, BPSOS - PSPF sẽ vận động tối đa cho các hồ sơ đang có. Những ai đang được AAT giúp đỡ thì cu~ng nên yêm tâm vì tổ chức này cu~ng sẽ làm vậy. Còn những người dùng luật sư tư hoặc không có luật sư đại diện trong tiến trình phỏng vấn với CUTN/LHQ, thì xin liên lạc với chúng tôi:

(+66) 021-160-405, (+66) 021-160-406

Hoặc cu~ng có thể liên lạc với chúng tôi qua trang Facebook: https://www.facebook.com/TinanThailan 

20210220 CDTL 05

Tiễn cặp vợ chồng tị nạn lên đường định cư Thuỵ Điển, ngày 12/06/2019 (ảnh BPSOS)

Những người chưa hoặc không có quy chế tị nạn

Phần lớn những thông tin kể trên chỉ áp dụng cho những ai đã có quy chế tị nạn. Theo ước lượng của chúng tôi, con số người Việt đã bị từ chối quy chế tị nạn hoặc đang chờ cứu xét quy chế tị nạn khoảng 800, ngang ngửa số đã có quy chế tị nạn. Trong số này có lẽ phân nửa đã bị đóng hồ sơ.

Các luật sư của BPSOS - PSPF và AAT tiếp tục giúp đỡ cho những đang trong tiến trình được cứu xét quy chế tị nạn bởi CUTN/LHQ, hoặc kháng cáo khi bị bác đơn xin tị nạn, hoặc kêu gọi mở lại hồ sơ đã bị đóng.

Nhắc lại, nếu chưa hoặc không được CUTN/LQH quy chế tị nạn thì Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ không nhận định cư, ngoại trừ số trường hợp ít ỏi được thân nhân bảo lãnh đoàn tụ gia đình.

Bài liên quan:

Chính sách định cư tị nạn của Hoa Kỳ: Ảnh hưởng thế nào đến người Việt tị nạn ở Thái Lan?
https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1690-chinh-sach-dinh-cu-ti-nan-cua-hoa-ky-anh-huong-the-nao-den-nguoi-viet-ti-nan-o-thai-lan.html

 

Mỹ Hạnh banhuu369@gmail.com

Thu, Feb 18 at 9:43 PM

Thân gửi quý vị  quan khách,

170 tổ chức người Việt Nam và Quốc Tế chống Cộng sẽ có một vận động toàn cầu kết án “Đảng Cộng sản Tàu là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia”.

Để tiến đến mục đích to lớn đó, cần phải có những việc làm từng bước chuẩn bị. Do đó, ngày 24/02/2021 Ban Vận Động có tổ chức một cuộc hội thảo trực tuyến với những nhân vật chính trị và nhân quyền quốc tế ở Âu-Á-Mỹ với đề tài “CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KÊU GỌI SỰ QUAN TÂM ĐẾN HÀNH VI CƯỠNG ĐOẠT NỘI TẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC”.

Mời quý vị cùng tham gia buổi hội thảo nói trên

Mọi chi tiết ghi danh tham gia hội thảo xin xem Thông Cáo Báo Chí báo chí đính kèm

Thân mến,

Mỹ Hạnh

 

No comments:

Post a Comment