Monday, July 8, 2019

20190703 Huong Tram Tra Tien Bai 01


20190703 Huong Tram Tra Tien 
Khong Anh Bai 01
****
Nhằm mục đích giúp cho thế hệ trẻ tìm lại một giai đoạn quân sử 1960-1975 đang bị CSBV tìm mọi cách xóa đi vết tích tội ác của chúng, cho nên chúng tôi đã dùng không ảnh củng như bản đồ hành quân trong giai đoạn lịch sử nầy để ghi lại những địa danh củ mà nay hầu như đã bị CSBV xóa sạch sẽ. Hy vọng rằng những tài liệu nầy có thể giúp ích cho đồng bào tìm lại được hài cốt của thân nhân trong những trận đánh khốc liệt trên quê hương Việt Nam.
Củng xin có đôi lời vắn tắc về tác giả, ông Hoàng Long Hải nguyên là một giáo sư dạy sử học cho nên những tài liệu của ông thực hiện rất công phu. Chính vì khả năng nầy của ông đã giúp cho chúng tôi lần theo sự diễn tả của ông để tìm lại những địa danh cùng tọa độ củ dựa vào bản đồ hành quân thời bấy giờ để phối hợp với không ảnh hiện đại kiểm chứng những tài liệu do những quân nhận VNCH thực hiện nhưng lại thiếu xót về bản đồ trận địa hay những khu vực hành quân củ.
Có những tài liệu quân sử đã được viết lưu lại rất công phu nhưng vì thiếu bản đồ hành quân hay những địa danh củ nên người đọc, nhất là các thế hệ sau nầy, không thể hiểu hết được, hay không tìm ra được những khu vực của địa danh củ. Với sự kết hợp của hai hệ thống bản đồ trên mong rằng nó sẽ giúp cho các thế hệ nối tiếp hiểu rõ về lịch sử miền Nam nhiều hơn.
Những chứng tích oai hùng của trận An Lộc như Đồi Đồng Long, ngọn đồi Gió 169, những phi trường Hớn Quảng, Nghĩa Lợi, Xa Cát, Xa Cam hay những khu vực lui binh của các Kinh Kha Nhảy Dù đã đội nón bê rê đỏ, thay vì đội mũ sắt,  để quyết một đi không trở lại bảo vệ cho cuộc lui binh của một lữ đoàn Dù rút về khu an toàn, tái phối trí để trở lại một trận chiến khác, đã bị CSBV xóa đi các vết tích..
Mong rằng việc làm nhỏ nhoi nầy được sự hổ trợ của các chiến sĩ VNCH qua những tài liệu về các trận địa dù lớn hay nhỏ để lưu lại cho hậu duệ Việt Nam.
Kính.
***
“Hương Tràm Trà Tiên” Bài 1: Xã Mỹ Lâm – hoànglonghải
Posted on Tháng Tám 10, 2014 by VietnamDaily.News in Hồi ký, hoànglonghải // 0 Comments 


Nói thiệt tình, về cá nhân, lúc ban đầu, tôi không ghét mà cũng không có cảm tình chút gì với ông Nguyễn Tấn Dũng (NTD) nhưng bởi vì từ khi ông ta mới lên làm thủ tướng, lại được một số nhà báo, chính trị gia ở Mỹ có tiếng khen ông ta nên nhân dịp nầy tôi lại muốn viết đôi điều về xứ sở của ông, nơi ông ta sinh ra, lớn lên rồi làm… Việt Cộng.
Chuyện tôi viết, nói cho cùng, cũng là chuyện tầm phào Miền Tây Nam Bộ, chuyện “Hương Rừng Cà Mau” thời chiến tranh. Nhiều người biết “Hương Rừng Cà Mau” hay “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” của Sơn Nam, là chuyện miền Tây Nam Bộ hồi xưa, khi người Việt mới tới vùng nầy lập xóm lập làng, cho tới “Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư” là chuyện thời Tây thuộc.
Chuyện tôi viết hôm nay là chuyện thời chiến tranh, chuyện xảy ra từ thời Nam Bộ Kháng Chiến, chuyện đánh Tây giành độc lập hồi 9 năm (1945-54), hay là chuyện “Chống Mỹ Cứu Nước” mà thực ra chỉ là chuyện “Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược”, “nồi da xáo thịt” giữa người Việt hai miền Nam-Bắc mà thôi.
            Trong truyện “phong thần Hòn Đất” của “nhà văn Cộng Sản Anh Đức”, tôi có nói qua về lý lịch thuở nhỏ của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nay xin nói lại đôi điều, sau khi hỏi thăm hỏi vài người bạn thân từng sinh trưởng hay phục vụ cho chính quyền Quốc Gia ở Rạch Giá, Kiên Giang trước 1975.
            Ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau khi “tổng thống Lê Lai cứu chúa” Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Việt Cộng, ở Hà Tiên, lực lượng quân sự và chính trị Cộng Sản ở địa phương cũng chưa dám xuất đầu lộ diện ra tiếp thu chính quyền Quốc Gia. 

HTTT01KA 01
Từ trong rừng tràm “mật khu Trà Tiên”, họ chỉ tiến ra mấy chỗ vắng vẻ, trên Liên Tỉnh Lộ 8A Rạch Giá – Hà Tiên. (Liên Tỉnh Lộ 8A (LTL 8A) bắt đầu từ “Ngã Ba Lộ Tẻ” trên LTL 9 và LTL 27, đường Cần Thơ – Châu Đốc, tới mãi tận Hà Tiên). Họ đóng quân chờ trên trục lộ, không chặn xe đò bắt lính đem bắn tại chỗ như trước kia, không nổ một tiếng súng. Mãi tới sáng hôm sau, ngày 1 tháng năm, trung tá Thảo, quận trưởng Hà Tiên thì rút vô rừng, thế chỗ Việt Cộng ẩn núp trước kia, còn thiếu tá Sầm Long, Quận trưởng Kiên Lương, nhờ “thân hào nhân sĩ” vào núi Hòn Chông, “mời” Việt Cộng ra bàn giao chính quyền theo lệnh tổng thống Dương Văn Minh. Khi ấy họ mới ra tới quân lỵ Kiên Lương. Địa điểm nầy, Việt Cộng gọi là “Thị Trấn Kiên Lương” là một thị trấn quan trọng vì là nơi tọa lạc của “Nhà Máy Xi Măng Kiên Lương”, có hai lò đốt đá vôi thành clinker trước khi xà lan chở về Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên Thủ Đức, trên xa lộ Saigon – Biên Hòa, xay thành bột và vô bao. 
HTTT01KA 02

            Bấy giờ ông Nguyễn Tấn Dũng ở trong rừng mới mò ra với các đồng chí, đồng đội của ông ta. Chức vụ NTD lúc đó là “Truởng Ban Quân Y Huyện Đội Hà Tiên”, cấp bậc “Thiếu tướng một sao một gạch đít”. Đó là nói đùa theo cách của mấy anh bộ đội chớ “Một sao một gạch đít” thì chỉ mới thiếu úy mà thôi.
Khi ở trong rừng mới ra, Dũng mặc một bộ đồ xanh bộ đội, mũ tai bèo. Mũ tai bèo là “Bộ đội địa phương” hoặc du kích, “Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lược” mới đội nón cối. Nói như thế là theo nhận xét của dân chúng địa phương. Hễ khi nào dân chúng vô rừng đốn tràm mà thấy Việt Cộng đội mũ tai bèo thì biết đó là “Xã Đội”, “Huyện Đội”, cao hơn là “Tỉnh Đội”; còn thấy “Đội nón cối” thì về báo cáo với chính quyền Quốc Gia rằng Việt Cộng ngoài Bắc mới vô, từ Cămpuchia mới qua – Việc nầy sẽ kể sau, để quí độc giả biết thêm.
            Ngoài bộ đồ xanh và mũ tai bèo, NTD không mang “loon lá” gì cả. Năm sau, 1976, “thống nhứt” lực lượng võ trang, Việt Cộng trong Nam mới đội nón cối và mang “loon lá” giống như bộ đội miền Bắc xâm nhập. Bấy giờ NTD mang “quân hàm” là “Một sao gạch đít”, tức thiếu úy như nói ở trên.
Mấy người bạn tôi nhận xét rằng ở “Ban Quân Y Huyện Đội Hà Tiên”, ông NTD lúc đó cũng chưa hẵn là “nhân vật quan trọng”. Huyện Đội Hà Tiên từ trong rừng ra tiếp thu hai địa điểm: Thị xã Hà Tiên và thị trấn Kiên Lương.
Huyện Hà Tiên của Việt Cộng thuộc tỉnh Long Châu Hà. Việt Cộng lúc đó trốn trong “mật khu Trà Tiên” của rừng Trà Tiên, thuộc Quận Hà Tiên của VNCH, có “lãnh thổ” gì đâu. Mật Khu nầy gần ba tỉnh của ta là Châu Đốc, Long Xuyên và quận Hà Tiên nên chúng nó gom 3 tỉnh ủy các tỉnh vừa nói trên làm một cho dễ hoạt động, nên mới dựng nên “tỉnh” Long Châu Hà. 
HTTT01KA 03
Huyện Ủy Hà Tiên từ trong rừng ra không dám đóng ở Hà Tiên vì huyện lỵ nầy sát biên giới Việt Miên, sợ quân Khmer Đỏ bên kia biên giới bất thần tấn công qua, có vắt giò lên cổ chạy cũng không kịp, nên “huyện ủy Hà Tiên” đóng ở Kiên Lương, xa biên giới gần 20km, đêm ngủ đỡ lạnh lưng. Ở thị xã Hà Tiên chỉ có ủy ban nhân dân và chi ủy xã Mỹ Đức mà thôi.
Ở thị trấn Kiên Lương có Nguyễn Văn Thôn tự Tiếu, dân chúng thường gọi là Hai Tiếu, gốc gác là trưởng ấp (Quốc Gia) Ngã Ba, xã An Bình, quận Kiên Lương, thoát ly theo Việt Cộng hồi trước tết Mậu Thân, nay là bí thư xã An Bình, ra tiếp thu xã. Nay có thêm “Huyện ủy Hà Tiên” về đóng chung. Nguyễn Văn Ngộ, tự Hai Ngộ, xã đội trưởng Ba Hòn thì ra tiếp thu xã Dương Hòa (Ba Hòn), xã nầy ở phía biển của thị trấn Kiên Lương. Hai Ngộ trước kia là trung đội trưởng nghĩa quân, thoát ly theo Việt Cộng vì chống lại ông quận trưởng Kiên Lương hồi đó, thiếu tá N. bắt trung đội trưởng “đóng hụi chết”. Hai Ngộ bị thương ở chân trái. Nhìn dấu chân in trên ruộng, người ta có thể biết tối hôm qua y có về hoạt động nơi đó hay không!
Nguyễn Tấn Dũng, “trưởng ban Quân y huyện đội Hà Tiên”, cùng huyện ủy, từ trong rừng Trà Tiên, ra đóng ở thị trấn Kiên Lương.
“Công trạng” của Nguyễn Tấn Dũng khi vừa mới ra tiếp thu bệnh viện Quân Dân Y và Chi y tế Kiên Lương là như thế nầy: Thời VNCH, khi dân chúng tới Bệnh viện khám bệnh và nhận thuốc, tất cả đều “free”, nghĩa là chẳng phải trả đồng xu teng nào cả, dù thuốc mắc hay rẻ, “hiếm quí” (danh từ Việt Cọng đấy -tg) hay không. Xin nói thêm, cán sự y tế, y tá chế độ cũ còn được “lưu dung”, tiếp tục làm việc dưới sự kiểm soát của Trưởng ban Dũng.
Được mấy tháng, Dũng ra lệnh khám bệnh thì miễn phí, nhưng thuốc thì phải trả tiền. Dũng xem xét từng loại thuốc và định giá cho bệnh nhân phải trả. Nhân viên cũ ở bệnh viện, ai ai “cũng có tội với cách mạng” cả nên im thin thít, chẳng ai dám lên tiếng, “sợ được đưa đi học tập”. Học tập cải tạo là đi tù đấy, dân chúng biết rõ quá. Bấy giờ chỉ có dân chúng ấp Lung Lớn, có người từng tiếp tế cho Việt Cộng, như thuốc rê, bột ngọt, càphê. Ngay cả NTDũng cũng được họ tiếp tế cho đấy – có tiếp tế mới được đốn tràm, tát cá đìa – xem phần sau sẽ rõ hơn – ỷ mình “có công với cách mạng”, nên năm bảy người rủ nhau đến bệnh viện “phản ứng”. Trong số nầy có ông già bố cô Nguyễn Thị Vinh, “cựu can phạm” – từng bị đi tù Côn Đảo vì tội làm giao liên cho Việt Cộng – Tất cả đều bị Nguyễn Tấn Dũng gọi Công An huyện tới, cho đi cải tạo cả. Bố cô Nguyễn Thị Vinh đi cải tạo, không về. Ông chết trong trại.
            Như vậy, gốc gác ông NTD là bên ngành Y, học Y ở Cục Rờ (R) hay có ra Hà Nội? Ai biết? Chưa được một năm, NTD thuyên chuyển về tỉnh ủy Cà Mau, chuyển qua ngành Công An và đời NTD lên hương từ đó. 
HTTT01KA 04
Xã Mỹ Lâm của Năm (Ba) Dũng?
 10°10'53.77"N 105° 6'2.67"E
Nguyễn Tấn Dũng quê ở xã Mỹ Lâm. Xã Mỹ Lâm nằm kế cận phía tây thị xã Rạch Giá, trên Liên Tỉnh Lộ (LTL) 8A Rạch Giá – Hà Tiên, thuộc quận Kiên Thành. Quận lỵ Kiên Thành đóng ở Rạch Sỏi, cũng trên LTL 8A nhưng ở phía bắc thị xã. Từ Rạch Sỏi muốn đi Mỹ Lâm, theo trục lộ thì phải đi qua thị xã. Có thể tuởng tượng như Rạch Sỏi ở góc vuông mà cạnh kia là thị xã Rạch Giá vậy. 
HTTT01KA 05
Cũng xin nói thêm một chút về ông Tư La và ca sĩ nổi danh La Thạch Tuyền ở Saigon một chút. Mấy năm nay ở Saigon thiên hạ bỗng bàn tán xôn xao về ca sĩ La Thạch Tuyền, không phải vì hát hay mà vì cái tên La Thạch Tuyền khá hay. Anh ca sĩ nầy chẳng có bà con gì với La Thoại Tân cả. Anh ta quê ở Rạch Sỏi. Nói theo danh từ Hán – Việt thì Rạch là con suối, là Tuyền (Như nữ danh ca Thanh Tuyền vậy); Sỏi là một loại Đá, tức là Thạch. Còn La là bởi anh ta con ông Tư La. Ông nầy có cái tật xấu, “rượu vào lời ra” nên khi uống ruộng xong, ông ta hay la lối om sòm. Vì cái tật say rượu hay la nên chòm xóm gọi là ông Tư La (Ông thứ Tư). Nói tóm lại, ca sĩ La Thạch Tuyền là con ông Tư La ở Rạch Sỏi. Nếu giới thiệu anh ta là con ông Tư La ở Rạch Sỏi, chắc người ta cười bể bụng. Nhưng nếu giới thiệu đây là ca sĩ La Thạch Tuyền, thính giả sẽ vổ tay hoan hô.
Ai nói tiếng Việt không hay?! Từ con ông Tư La ở Rạch Sỏi mà biến thành La Thạch Tuyền là hay lắm! Cũng ý đó nên ông tổng thống Ngô Đình Diệm bảo rằng một nước có bốn ngàn năm văn hiến như nước ta không thể có những cái tên nôm na như Rạch Giá mà phải đổi lại là Kiên Giang; không thể Giồng Riềng mà phải là Kiên Bình; không thể là Bù-Đốp mà phải là Bố Đức! Cũng từ đó mà quận Rạch Sỏi được có cái tên văn vẽ là Kiên Thành.
Trở lại chuyên quê hương ông Nguyễn Tấn Dũng thì cái tên Mỹ Lâm, thuộc quận Kiên Thành cũng là văn vẻ lắm, giàu có và xã nầy cũng nổi tiếng có nhiều… Việt Cộng.
Ông Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949, tuổi Kỷ Sửu, – cùng tuổi âm lịch với Hitler, Napoléon. Ông ta sinh ra trong vùng kháng chiến ở Thới Bình Cà Mau. 
HTTT01KA 06
Thới Bình của Năm (Ba) Dũng?
  9°20'50.51"N 105°10'21.65"E
Chương Thiện
  9°46'23.45"N 105°27'13.35"E
Độc giả có biết không? Thới Bình là “đất thiêng” trên vùng ranh giới tỉnh Kiên giang và tỉnh Chương Thiện (tên cũ, nay không còn) đấy. Khi “Gia Long tẩu quốc”, cấp bách quá vì quân của Nguyễn Huệ đuổi rát tới nơi, tính mạng của Nguyễn Ánh cũng khó an toàn, nói chi tới bầu đoàn thê tử, mỹ nữ của ông ta. “Đám người đẹp” của Nguyễn Ánh bị bỏ lại ở Thới Bình. Hai mươi năm sau, Nguyễn Ánh trở về Việt Nam rồi lên làm vua, ông cho tuyển cung phi mỹ nữ mới, ít ra thì cũng trẻ hơn đám “gái già” mà nhà vua bỏ lại ở Thới bình hồi ấy, nay cũng đã già, còn gì “ngon lành” mà rước về Huế xài lại.
“Đám gái già” ở lại Thới Bình, có người lấy chồng, có lẽ cũng là những người phá đất làm ruộng, đặt lợp, đặt trúm bắt cua bát còng ở đó. Cũng có thể là binh lính cũ của Nguyễn Ánh, phần đông là dân Quảng Nam (tên cũ xứ Đằng Trong), không kịp theo vua mà chạy sang Xiêm La hồi ấy, hay đám dân Bình Định từng theo vua Quang Trung, nay sợ “vua Gia Long trả thù” nên trốn vào đây. Họ ở chung với nhau, dân quảng Nam, Bình Định cùng đám gái già của Nguyễn Ánh mà “hòa hợp hòa giải dân tộc”.
Có điều lạ!
Đám gái già nầy, và con cháu của họ về sau, con gái người nào cũng đẹp, nhưng lại bị bịnh cùi. Họ thường kéo tay áo dài xuống để che hai bàn tay cùi. Người ta đồn Nguyễn Ánh, trước khi “tẩu quốc” đã kịp cho “yểm bùa” để không ai có thể  đụng tới các người đẹp của ông. Có điều tàn nhẫn hơn, sau khi lên làm vua, Gia Long đã “quên” họ và cũng “quên” giải bùa cho đám gái già nầy luôn. 
HTTT01KA 07
Thới Bình là xã hẻo lánh, Việt Cọng thường ẩn núp ở đây. Mấy ông bạn tôi, có người phục vụ ở Thiết Đoàn 9/ Kỵ Binh, có người ở trong các đơn vị quân đội thuộc tiểu khu An Xuyên (tên Cà Mâu cũ), đơn vị thám báo sư đoàn, nếu có hành quân ngang qua Thới bình, thấy gái đẹp cũng “kính nhi viễn chi”. Họ sợ cái bịnh cùi của mấy cô gái ở đây.
Nguyễn Tấn Dũng sinh ra ở vùng nầy. May sao, y không bị lây bịnh phung.
Khoảng năm 1950, 51, gia đình ông về cư ngụ ở xã Mỹ Lâm. Ông ở với mẹ và cha, có người bảo rằng không phải cha đẻ của ông mà là “bố dượng” – nói theo người Bắc; hay cha ghẻ, nói theo người Nam. Ông cắp sách đi học ở trường Sơ Cấp xã thời ông Ngô Đình Diệm làm tổng thống. Mặc dù dưới thời ông Ngô Đình Diệm, nền giáo dục đã phát triển, nhưng ở cấp xã cũng chỉ mở tới trường Sơ Cấp mà thôi. Trường Sơ Cấp chỉ có ba năm đầu của bậc tiểu học, tức chỉ có lớp Một, lớp Hai, lớp Ba. Trước kia thì gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba. Kể ngược kể xuôi bằng cách nào thì cũng chỉ tới lớp Ba là hết. Vậy thì ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ mới học có lớp Ba?
       Không!
Một trong mấy người bạn của tôi ở Kiên Lương, từng làm việc với ông Nguyễn Tấn Dũng khi ông ta từ trong rừng tràm Trà Tiên ra tiếp thu bệnh xá Dân Quân Y Kiên Lương, nói với tôi rằng ông Nguyễn Tấn Dũng đã học hết bậc tiểu học Việt Nam Cộng Hòa. Người bạn tôi nhấn mạnh chữ Việt Nam Cộng Hòa vì việc học của Việt Nam Cộng Hòa và của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) khác nhau xa lắm. Khác như thế nào thì không thể nói ở đây, không có thì giờ! Xin để có dịp tôi sẽ nói lại.
Xã Mỹ Lâm ở sát cạnh thị xã Rạch Giá, nhà nào khá giả, muốn cho con cái học tiếp thì cứ ghi tên học lên lớp Nhì, lớp Nhứt ở trường tiểu học thị xã. Thị xã Rạch Giá có rất nhiều trường, nhất là ở bậc tiểu học, trường công, trường tư và có cả trường Tàu. Ông Nguyễn Tấn Dũng được gia đình cho ra học hết bậc tiểu học ở Rạch Giá. Nếu vậy thì nhà ông Nguyễn Tấn Dũng không có nghèo đâu, không phải bần nông, cố nông là “thành phần cơ bản” của chế độ!
            Sau khi có bằng tiểu học, cũng hơn 10 tuổi vì ở nhà quê trẻ con thường đi học chậm, NTD thoát ly vào mật khu theo Việt Cộng.
            Tại sao ông ta theo Việt Cộng. Điều nầy rắc rối, xin phân giải từ từ.

No comments:

Post a Comment