Wednesday, February 7, 2024

20240208 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20240208 Cong Dong Tham Luan BPSOS


Gian lận di dân: Vô tình sai là lỗi, cố tình chối là tội

Nguyễn Việt Trung, một trường hợp tiêu biểu

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 7 tháng 2, 2024

http://machsongmedia.org

Sau một năm thu thập và phối kiểm thông tin, BPSOS đã đúc kết 17 hồ sơ với dấu hiệu gian lận trong chương trình tái định cư nhân đạo cho các cựu thuyền nhân Việt Nam ở Thái Lan. Chúng tôi vẫn còn tiếp tục nghiên cứu 3 hồ sơ nữa.

Lẽ ra khi có người báo động gian lận, các thành phần hữu trách phải tức khắc tự hỏi:

(1)  Có đúng thật là có gian lận?

(2)  Những người thật sự đủ điều kiện có bị ảnh hưởng?

Với tinh thần trách nhiệm, họ đã phải:

(1)  Phối kiểm độc lập các chứng cứ được trưng dẫn;

(2)  Nếu quả có dấu hiệu gian lận, báo cáo cơ quan hữu trách điều tra;

(3)  Giải quyết các hồ sơ đủ điều kiện nhưng oan ức kẹt lại Thái Lan. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb874267d-034c-4fc9-bc31-004c14b5d148.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=2CX3uBpMdLXdavZ6sC8ljw--~D 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9235f32f-9d30-4feb-aaaf-d8d228245a62.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=aRRpg6oqvKmRgtmnJY_XPA--~D

Hình 1 – 17 hồ sơ có dấu hiệu gian lận

Họ đã không làm vậy mà thay vào đó:

(1)  Chống chế bằng tin giả

(2)  Đổ trách nhiệm cho người khác

(3)  Triệt hạ uy tín của người báo động gian lận

Chống chế bằng tin giả

Hãy lấy hồ sơ Nguyễn Việt Trung làm trường hợp tiêu biểu. Để chống chế họ trưng dẫn lý lịch của đương sự như sau:

“Nguyễn Việt Trung có biệt danh là Trung “trọc” / Tỉ Lek... là tay thợ mổ heo ở lò mổ Daokhanong (ngoại ô BKK) vào những năm 91-96. Sau đó, anh ta đi theo 1 công trình xây dựng làm nghề thợ mộc / carpenter ở vùng Nongdock / Minburi khoảng năm 96-97. Sau đó, công trình xây dựng trả tiền kg đầy đủ ... bình dân chút xíu là quỵt tiền công anh ta vì kg có giấy tờ, sống lậu. Anh ta mới mò về khu Charoenkrung để sinh sống bằng nghề bán heo quay.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc40cbfb1-88e9-4fbb-84b6-c94aa38b44ea.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=Wg7_MtOwfGBJGOqogwnbPw--~D

Hình 2 – Lý lịch được đưa nhóm hữu trách và thân hữu đưa lên Facebook

Đó là lời khẳng định của Suthin Pham, một “thân hữu”, trao đổi trên Facebook với Vvm Canada, tức Nguyễn Anh Tuấn, phó Chủ Tịch VOICE Canada.

Ông Tuấn Lê, tức Lê Minh Tuấn, Chủ Tịch VOICE Australia, tung lên Facebook lý lịch tự thuật của Ông Trung: 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F118d38ae-663b-4a90-b635-a95543233190.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=VWsEWUI2oYTpsMyRzmQwyA--~D

Hình 3 – Lý lịch tự khai được nhóm hữu trách đưa lên Facebook

Về nguyên tắc, đối với lời khẳng định như vậy thì chỉ cần một phản chứng để đánh đổ.

Phản chứng

Dưới đây là hình Ông Nguyễn Việt Trung nhận chứng chỉ hoàn tất khoá huấn luyện do Cục Cảnh Sát Du Lịch, Bộ Phận Về Quy Định thực hiện ở phi trường Bangkok (Suvarnabhumi Airport), tỉnh Samut Sakhon, và tấm hình ông ta cùng các đồng nghiệp sau khi hoàn tất khoá huấn luyện. Các tấm hình này, Ông Trung đưa lên Facebook ngày 22 tháng 5, 2017, tức khoảng 2 tuần trước khi đặt chân đến Canada. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F73a53e38-e9bf-48ca-a4b0-20bd93a2b49d.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=oZaWQaXFjpuvAuJnNPQozA--~D

Hình 4 – Nguyễn Việt Trung lãnh chứng chỉ hoàn tất khoá huấn luyện của Cục Cảnh Sát Du Lịch 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1b88bfd7-e0e4-4a85-83c4-dd321d9372c2.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=vmKvSFRMtobFXLxgkJvy5A--~D

Hình 5 - Nguyễn Việt Trung (trái) và đồng nghiệp sau khi hoàn tất khoá huấn luyện

Một người sống lậu làm nghề mổ heo, bán heo quay, bán dạo, làm thợ mộc, thợ xây dựng thì cần gì chứng chỉ huấn luyện của Cục Cảnh Sát Du Lịch? Và không sợ bị cảnh sát bắt vì cư trú bất hợp pháp?  

Và đây là Ông Tỷ Lék, cũng là Ông Trung, tham quan Sở Giao Dịch Chứng Khoán Quốc Gia Thái Lan, được chính ông ta đưa hình lên Facebook ngày 18 tháng 2, 2015. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F87d8ed11-9583-4e72-b073-53e5eccf6982.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707351685&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000101cc00&sig=EfT6ANIoqMrU_f_ZzQEupw--~D

Hình 6 - Nguyễn Việt Trung (phải) tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Quốc Gia Thái Lan

Một người với lý lịch ở lậu, kiếm sống lậu bằng những nghề chân tay thì đến Sở Giao Dịch Chứng Khoán Quốc Gia Thái Lan với giấy tờ tuỳ thân ra sao, để làm gì, trong tư cách nào?

Các thông tin như trên thể hiện loại chứng cứ mà BPSOS đã thu thập và phối kiểm cho mỗi hồ sơ mà chúng tôi điều tra.

Vô tình làm sai, người có tinh thần trách nhiệm nhận lỗi và sửa sai. Còn biết sai nhưng cố tình tung tin giả để che đậy thì đó là tội.

Tôi sẽ viết về “Đổ trách nhiệm cho người khác” và “Triệt hạ uy tín của người báo động gian lận" trong những bài sau.

Bài liên quan:

Tôi đã lầm, nhiều người đã lầm

https://machsongmedia.org/2101-toi-da-lam-nhieu-nguoi-da-lam.html


Quốc tế lên tiếng về trường hợp ông Nay Y Blang

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2104-quoc-te-len-tieng-ve-truong-hop-ong-nay-y-blang.html

Hải Di Nguyễn

Ngày 26/1/2024 vừa qua, vài ngày trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRF Summit), Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt thầy truyền đạo Nay Y Blang 4 năm 6 tháng tù giam, với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Ông Nay Y Blang là người sắc tộc Êđê, thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F815a95c3-b7b5-4bad-bb68-b1d0f2866360.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352108&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000e01cc00&sig=97wO28qQpOAavKmb6nO_1A--~D

Ông Nay Y Blang tại phiên tòa. Nguồn: Songhinh.phuyen.gov.vn. 

Tờ An Ninh TV của Bộ Công an nói ông “tổ chức tụ tập nhóm họp, cầu nguyện trái phép; cung cấp thông tin sai sự thật về tự do tín ngưỡng tôn giáo tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; vu cáo, xuyên tạc chính sách tôn giáo, xâm phạm lợi ích của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Anh Ksor Y Choach, cháu gọi chú của ông Nay Y Blang và hiện nay đang tỵ nạn tại Ontario, Canada nói ngày 6/2/2024 “Phiên tòa xét xử không công bằng và không minh bạch với ông Y Blang. Ngày 18/ 5/2023, chính quyền lén lút bắt cóc ông Y Blang khi ông ở trên núi, rồi đến ngày 26/1/2024, phiên tòa cũng xét xử ông Y Blang lén lút… Thậm chí ngày 26/1/2024, chính quyền còn đưa quân lính, bộ đội, công an đến buôn làng rất nhiều, đến canh giữ, trấn áp từng nhà của những tín đồ theo đạo.”

Bản thân anh Ksor Y Choach sang Thái Lan tỵ nạn năm 2016 vì bị đàn áp tôn giáo và chiếm đoạt đất đai ở Việt Nam.

Anh nói “Tôi và tất cả người dân tại địa phương buôn Bưng rất bức xúc về phiên tòa xét xử [ông Nay Y Blang].”

Theo VOA Tiếng Việt đưa tin, Mục sư A Ga, người sáng lập Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên và hiện đang sống tại North Carolina, Hoa Kỳ, cho biết “Tòa án tỉnh Phú Yên muốn cáo buộc thế nào thì tùy vào họ vì phiên tòa không có luật sư bào chữa về pháp lý… Những điều này cho thấy đây là phiên tòa bất công, xử không công bằng, không minh bạch.”

Theo RFA Tiếng Việt, “hầu hết tù nhân tôn giáo thuộc các sắc tộc thiểu số ở Việt Nam không có luật sư trợ giúp pháp lý trong vụ án của họ.”

Một số tổ chức quốc tế đã lên tiếng.

Tổ chức Christian Solidarity Worldwide (Thiên Chúa giáo đoàn kết toàn thế giới) của Anh Quốc đưa tin về việc ông Nay Y Blang bị tuyên án mà không có luật sư.

Ông Mervyn Thomas của CSW nói:

“CSW lo ngại sâu sắc về việc thiếu thủ tục tố tụng hợp pháp trong các phiên tòa xét xử ông Blang và hơn 100 người Thượng. Chính phủ Việt Nam xem hành động chỉ đơn giản là cầu nguyện là mối đe dọa trực tiếp đến quyền lực và tính chính danh của họ. Lẽ ra không ai phải sợ bị cầm tù vì thực hiện quyền tự do tôn giáo hay niềm tin của mình. Những diễn biến gần đây cho thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi. Chúng tôi nhấn mạnh đây là một ví dụ của khuynh hướng chung nhắm vào các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số toàn Việt Nam, thường nghiêm trọng hơn ở các vùng nông thôn, và chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hành vi sách nhiễu với các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số trên toàn đất nước.”

Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation) của Hoa Kỳ viết trên Twitter/ X:

“HRF mạnh mẽ kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo mọi cá nhân đều được hưởng và kêu gọi trả tự do cho ông Nay Y Blang ngay lập tức và vô điều kiện.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F55e34f45-dda7-434e-9f9f-b489d9ee2eb7.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352108&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000e01cc00&sig=JTsh0NzMbC4he_6A8yk0lA--~D

Đại sứ Lưu động của Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Rashad Hussain cũng viết trên Twitter/ X ngày 5/2/2024:

“Quan ngại sâu sắc trước bản án với nhà hoạt động tự do tôn giáo người Việt Nay Y Blang, bị kết án bốn năm tù vì vận động ôn hòa. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam thực hiện thủ tục tố tụng hợp pháp, trả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ bất công, và tôn trọng quyền tự do tôn giáo hay niềm tin.”

Một số tờ báo Thiên Chúa giáo tiếng Anh như The Christian PostUCA NewsPremier Christian News cũng đưa tin về bản án của ông Nay Y Blang.

Một trường hợp đáng chú ý khác là Y Krếc Byă, cũng là thầy truyền đạo thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, bị bắt vào tháng 4/2023.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2024, Mục sư A Ga đã dẫn đầu phái đoàn người Thượng và tiếp xúc với nhiều văn phòng dân biểu và thượng nghị sĩ, cũng như Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, để vận động về trường hợp hai ông Nay Y Blang và Y Krếc Byă. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fff705aeb-453f-4d03-9e12-6e769d0e8bcd.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352108&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1000e01cc00&sig=bk6ktBPsxYd5wL4_egjauQ--~D

Mục sư A Ga (phải) và đồng sự Y Bien Ksor cùng với Ủy viên Fred Davie của Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 29/01/2024.

Ngày 4/1/2024 vừa qua, Ngoại trưởng Antony Blinken, Hoa Kỳ tiếp tục kể tên Việt Nam trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt, cùng với Algeria, Azerbaijan, Cộng hòa Trung Phi, và Comoros, vì “đã tham gia hoặc dung dưỡng các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”.


Tột cùng của sự khắc khổ”: câu chuyện những phụ nữ trong gia đình bà Cấn Thị Thêu

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2102-tot-cung-cua-su-khac-kho-cau-chuyen-nhung-phu-nu-trong-gia-dinh-ba-can-thi-theu.html

Hải Di Nguyễn

Trong gia đình tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu (sinh năm 1962), ba người đang bị cầm tù: bà 8 năm tù, 3 năm quản chế; con trai Trịnh Bá Phương (sinh năm 1985) 10 năm tù, 5 năm quản chế; con trai út Trịnh Bá Tư (sinh năm 1989), 8 năm tù, 3 năm quản chế.

Còn lại chủ yếu là người già, phụ nữ, và trẻ con.

Khi một người bị cầm tù, người khổ không chỉ là họ mà còn gia đình, còn chồng, còn vợ, còn con nhỏ.

Nhân việc Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Committee on the Elimination of Discrimination against Women—CEDAW) sẽ có buổi họp mặt với các tổ chức phi chính phủ về Việt Nam vào tháng 2/2024, tôi phỏng vấn chị Trịnh Thị Thảo (con bà Cấn Thị Thêu, em gái anh Trịnh Bá Phương và chị gái anh Trịnh Bá Tư) và chị Đỗ Thị Thu (vợ anh Trịnh Bá Phương) ngày 16/1/2024.

Mọi thứ xáo trộn khi ba người bị bắt

Năm 2014, bà Cấn Thị Thêu đã lãnh án tù 15 tháng cùng chồng, ông Trịnh Bá Khiêm, với tội “Chống người thi hành công vụ” vì phản đối cưỡng chế đất ở Dương Nội, Hà Nội.

Năm 2016, bà bị 20 tháng tù với tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Nhưng đến năm 2020, vì lên tiếng về vụ án Đồng Tâm, bà Cấn Thị Thêu và hai con trai bị bắt, đảo lộn cả gia đình. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F593d54ca-d8b6-4461-b2a0-e38f5830f971.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=rSlWKY_P66qLQeBI0_z6LQ--~D

Từ trái qua: anh Trịnh Bá Tư, anh Trịnh Bá Phương, bà Cấn Thị Thêu.

Chị Trịnh Thị Thảo khi đó đang sống ở Dương Nội, làm kho cho một công ty nội thất, và phải chuyển về Hòa Bình để chăm nom vườn bưởi của gia đình. 

“Làm nông nghiệp rất vất vả.”

Trong video tôi phỏng vấn chị Trịnh Thị Thảo cho BBC News Tiếng Việt, đăng ngày 18/10/2022, chị kể “Thời gian đầu, con thứ hai của tôi 4 tuổi, tôi có cho con tôi xuống với tôi trước một thời gian, trước khi chị nó nghỉ hè. Nhà tôi trồng bưởi, tôi phải đi tưới bưởi, mà có một mình tôi, nó rất sợ vì dưới này không có người mà cây cối rậm rạp um tùm. Nó khóc rất nhiều, tôi vẫn phải để con khóc trong nhà và đi làm ngoài vườn.” 

Cuộc sống chị Đỗ Thị Thu cũng bị đảo lộn, và càng khó khăn hơn vì mất đi trụ cột gia đình. Khi anh Trịnh Bá Phương bị bắt, đứa con thứ hai chỉ mới 4 ngày tuổi.

Chị và hai con phải chuyển về nhà bà ngoại, và hiện giờ sống ở Hà Nội, làm việc của chồng là bán cua đồng.

Bà Cấn Thị Thêu bị “đày ải vô cùng” khi bị tạm giam 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ffafba568-058c-4e76-ac4a-87d8dcac21e0.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=uW85eHgsW9HPEM_58.wbYQ--~D

“Trong thời gian mẹ tôi bị tạm giam tại công an tỉnh Hòa Bình, mẹ tôi bị giam chung với người nhiễm HIV. Họ đày ải mẹ tôi vô cùng, gọi là tột cùng của sự khắc khổ”, chị Trịnh Thị Thảo nói ngày 16/1/2024. 

“Trong phòng giam 7 mét vuông mà họ giam tới 13 người. Mà trong phòng giam nóng, chật chội, không có quạt điện, không có lỗ thoáng để thở. Mà nhiệt độ ở trại tạm giam công an tỉnh Hòa Bình, mùa hè lên đến 50 độ. Đó là một trong những nơi nắng nóng nhất của miền bắc.”

Chị nói công an tỉnh Hòa Bình “không cho mẹ tôi nhận quần áo gia đình gửi vào. Mẹ tôi đã phải thay quần áo ra, mẹ tôi giặt, rồi mặc quần áo ướt trong vòng một tuần. Trong tuần đầu tiên, mẹ tôi không được cấp nước sạch để uống, mà phải uống nước dùng trong sinh hoạt… Nói chung họ đày ải vô cùng khắc nghiệt trong thời gian tạm giam đấy.”

Bị “cô lập” ở nhà tù Thanh Hóa

Chị Trịnh Thị Thảo cho biết “Thời gian đầu ra trại thi hành án, trại 5 Thanh Hóa, họ có cô lập mẹ tôi. Họ giam mẹ tôi riêng một khu, khu cho những người bị kỷ luật. Họ không cùm chân, nhưng họ gần như kỷ luật mẹ tôi, để khủng bố tinh thần, không cho mẹ tôi tiếp xúc một ai.”

Tuy nhiên, bà Cấn Thị Thêu hiện nay được giam chung với một số tù nhân chính trị ở trại 5 Thanh Hóa.

Xử anh Trịnh Bá Phương: vợ và em gái không được tham dự

Chị Đỗ Thị Thu nói “Phiên tòa sơ thẩm của chồng tôi, ngày 14/12/2021, tôi không được ra khỏi nhà. Họ canh ở cổng và đặt chốt ở ngoài ngõ, không cho tôi đi đâu cả. Khi tôi vừa trốn ra đến cách cổng phiên tòa vài trăm mét, họ nhìn thấy tôi, họ huy động mấy chục công an đuổi bắt tôi, đưa tôi về phường.”

Chị Trịnh Thị Thảo cho biết “Phiên phúc thẩm của anh Phương, chúng tôi cũng bị dồn hết, họ không cho đến gần phiên tòa… Chị Đỗ Thị Thu bị một viên an ninh tát vào mặt.”

Họ cũng không được tham dự phiên xử sơ thẩm bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư. Chị Trịnh Thị Thảo nói “khi đến cổng tòa án, rất đông công an và an ninh xốc nách chúng tôi đến giam trong một trạm y tế, từ lúc bắt đầu, chúng tôi đến đó độ 8 giờ, đến khi kết thúc phiên tòa họ mới thả chúng tôi ra.”

Chia cắt, mỗi người một nơi 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8e52e4bc-0f41-4388-b592-3b4c632e5357.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=.ddXcmyZpNXgB2jnR1qd8Q--~D

Chị Đỗ Thị Thu (trái) và chị Trịnh Thị Thảo trên đường đi thăm người thân. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F6ef784cd-6db3-4f50-8a57-ea49cda1697c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=87HSDeBALc2bJDNWaKzXBA--~D

Chị Trịnh Thị Thảo cùng con lớn của anh Trịnh Bá Phương trên đường đi thăm anh Phương ngày 12/1/2024 (chúng tôi làm mờ ảnh để bảo vệ trẻ em).

“Gia đình có 5-6 người, đến 3 người bị bắt, ăn Tết cũng không thấy ngon nên chả sắm sửa gì,” chị Đỗ Thị Thu nói. “5-6 người, người thì ở Hà Nội, người thì ở Hòa Bình, người thì ở Thanh Hóa, người Nghệ An.”

Bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư bị giam ở trại 5 và trại 6 Thanh Hóa, còn anh Trịnh Bá Phương ở xa nhất—ở trại An Điềm, Nghệ An.

Chị Trịnh Thị Thảo nói “Từ nhà tôi ở Hà Nội đến trại An Điềm, Quảng Nam là gần 1000 cây số.” Chị nói đi xe khách mỗi vòng 12-13 tiếng đồng hồ để được gặp một tiếng, đôi khi chưa tới một tiếng.

Ngày 12/1/2024, chị đi thăm anh Trịnh Bá Phương cùng con trai lớn của anh, bây giờ 5 tuổi rưỡi. Hai đứa nhỏ chỉ được gặp bố vài lần trong ba năm rưỡi đó vì đường quá xa.

Chị Đỗ Thị Thu kể “Hai đứa nhà tôi, khi hỏi thì đứa nào cũng bảo con yêu bố, con nhớ bố. Nhưng khi gặp bố rồi thì đứa nào cũng ngại… Đứa thứ hai còn không muốn cho bố bế.”

Vì ở xa, họ chỉ đi thăm anh Trịnh Bá Phương khoảng ba lần mỗi năm và luân phiên nhau, lúc người này đi, lúc người khác đi.

Bị chia cắt, họ càng lo lắng khi nghe tin người nhà bị phạt trong tù, như khi anh Trịnh Bá Tư bị cùm chân vào tháng 9/2023.

Cuộc sống hiện nay

Chị Đỗ Thị Thu nói “Những người lao động chính trong gia đình—đàn ông—bị bắt hết rồi. Tôi một mình ở Hà Nội, đầu năm và giữa năm đi bán cua. Cuối năm tôi đi bán bưởi…. Công việc rất nặng nhọc nhưng nhà cũng chẳng còn ai, nên hai chị em phải gồng gánh bán bưởi.”

Tuy nhiên, họ được nhiều người đến mua bưởi ủng hộ gia đình, và được niềm an ủi là người thân vẫn vững tinh thần. 

“Mẹ tôi không thay đổi gì cả. Mẹ tôi luôn kiên định, vững vàng, mạnh mẽ, không bao giờ thỏa hiệp trước chế độ cộng sản,” chị Trịnh Thị Thảo nói. Được hỏi về lần gặp anh Trịnh Bá Phương vào tháng 1/2024, chị nói “Anh Phương khỏe mạnh, tinh thần luôn lạc quan, vững vàng.”

LTS Mạch Sống:

Các định chế nhân quyền LHQ lên tiếng

Ngày 14/6/2021, BPSOS nộp kiến nghị với Tổ Công tác về Giam giữ Tuỳ tiện của LHQ về trường hợp của 3 mẹ con bà Cấn Thị Thêu.

Ngày 2/11/2022, tổ công tác này cùng với 3 Báo cáo viên Đặc biệt LHQ gửi văn thư cho nhà nước Việt Nam nêu quan ngại về tình trạng họ bị giam giữ tuỳ tiện và có thể đã bị nhục hình, tra tấn. Các định chế nhân quyền LHQ cũng lên tiếng cùng lúc cho nhiều trường hợp tương tự. Xem ở đây


Hai người Việt tị nạn ở Thái Lan thoát hiểm nhờ quốc tế can thiệp

Trong tháng 2 và tháng 3, khoảng chục gia đình tị nạn sẽ tái định cư

Mạch Sống, ngày 5 tháng 2, 2024

http://machsongmedia.org

Hai thành viên của Liên Minh Nhân Quyền Hmong bị đặt trong tầm ngắm của công an Việt Nam vừa thoát hiểm. Một người cùng gia đình đã đến Hoa Kỳ tái định cư và người kia được thả ra khỏi Trại Giam Sở Di Trú Thái Lan (Immigration Detention Center, IDC).

Anh Vàng Seo Gia và gia đình đến Hoa Kỳ

Ngày 1 tháng 2, anh Vàng Seo Gia cùng vợ và con trai đã đáp máy bay xuống phi trường Minneapolis – St Paul trước sự đón tiếp nồng hậu của các người tị nạn đến trước đó chỉ vài tháng. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb237c868-a8a5-4fe5-88c0-3ac5a1058089.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=C_uTVs1665X1SO7iyQN6bQ--~D

Hình 1 - Anh Vàng Seo Gia cùng vợ và con trai tại phi trường Minneapolis – St. Paul, ngày 01/02/2024

“Tôi mừng vì gia đình này đã thoát hiểm,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Trong thời gian gần đây, công an Việt Nam nhắm nhiều vào các người Hmong và Thượng tranh đấu cho nhân quyền.”

Ngày 5 tháng 5, 2017, khi một người cháu bị tra tấn đến chết trong đồn công an tỉnh Đắk Lắk, anh Vàng Seo Gia và một ít thân nhân của nạn nhân đã lên tiếng đòi công lý. Họ bị công an truy bức.  

Tháng 11 năm 2017, qua sự giới thiệu của Mục Sư Vàng Chí Mình, người Hmong Việt Nam đã định cư Hoa Kỳ, anh Vàng Seo Gia tham gia Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief, SEAFORB), được tổ chức ở Manila, Philippines, để báo động quốc tế về tình trạng đàn áp người Hmong theo đạo Tin Lành. SEAFORB là hội nghị hàng năm do BPSOS đồng khởi xướng năm 2015 cùng với văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin và 2 tổ chức nhân quyền International Commission of Jurists (ICJ) và FORUM-ASIA. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F12005f1b-9d15-430c-b714-1418ef9aa179.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=eDx5NCG9i1iMhzmUissdWw--~D

Hình 2 - Anh Vàng Seo Gia cùng với Mục Sư Vàng Chí Mình tại hội nghị SEAFORB ở Manila, Philippines, tháng 11 năm 2017

Việc lên tiếng tại hội nghị này làm cho anh Vàng Seo Gia càng bị công an Việt Nam đặt vào tầm ngắm. Anh và vợ phải sang Thái Lan xin tị nạn. Trong thời gian ở Thái Lan, anh đã liên kết với một số người tị nạn Hmong có lòng để tiếp tục đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của người Hmong ở Việt Nam. Sau này, anh Vàng Seo Gia đồng thành lập Liên Minh Nhân Quyền Hmong.  

Anh Lù A Da thoát khỏi IDC

Một thành viên chủ chốt khác của liên minh này đã gặp nguy hiểm. Ngày 7 tháng 12 năm ngoái, anh Lù A Da, điều hợp viên Liên Minh Nhân Quyền Hmong, đã bị cảnh sát Thái Lan lùng bắt và đưa vào trại giam IDC. Năm 2020, anh Lù A Da cùng vợ và con gái 6 tuổi phải chạy sang Thái Lan lánh nạn vì bị đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Ở Thái Lan, anh tham gia Liên Minh Nhân Quyền Hmong.

Bốn tháng trước khi bị bắt anh Lù A Da đã phải đưa gia đình dời chỗ ở sau khi cảnh sát Thái Lan đến tận nhà và đưa hình của anh cho người con gái nhận diện. Tuy nhiên chỉ ít lâu sau, cảnh sát đã truy ra và bắt anh. Điều này cho thấy họ chủ ý bắt người chứ không chỉ là tình cờ.

Nhiều người Thượng cũng bị công an Việt Nam cho vào tầm ngắm. Ngày 24 tháng 11, cảnh sát Thái Lan còn bố ráp một khu chung cư và bắt 11 người Thượng, trong đó có 4 thành viên của Hội Người Thượng Vì Công Lý và/hoặc Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên.

Can thiệp đặc biệt

Trước làn sóng bố ráp và bắt bớ này, BPSOS đã:

(1)  Gửi luật sư người Thái đi kèm với một số nhân sự hỗ trợ thăm viếng những người bị bắt ở trại giam gần như hàng ngày để bảo đảm họ không bị trục xuất bất tử;

(2)  Lập hồ sơ tị nạn và vận động Cao Uỷ Tị Nạn LHQ công nhận tư cách tị nạn cho những người chưa quy chế tị nạn;

(3)  Vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, và nhiều cơ quan LHQ can thiệp;

(4)  Thăm nom và trợ giúp gia đình của người đang ở trại giam.

Gia đình Vàng Seo Gia được ưu tiên định cư khẩn cấp vì người vợ mang thai sắp quá kỳ hạn bác sĩ không cho đi máy bay và việc định cư có thể sẽ bị hoãn lại cả năm.

“Ở lại thêm ngày nào là bất trắc, hiểm nguy thêm ngày ấy,” Ts. Thắng giải thích.

Cũng nhờ được can thiệp khẩn cấp, anh Lù A Da được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn chỉ một ngày sau khi bị bắt và liền sau đó giới thiệu với quốc gia nhận định cư.

Như một lời nhắn nhủ đến chính phủ Thái Lan, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo đã lên tiếng qua X (Twitter trước đây) cảnh báo nguy cơ anh Lù A Da bị Thái Lan bàn giao cho Việt Nam.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fa2916be5-a77f-41b9-8fbc-eb2db334791a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=AmJY.XIq2d4RfnB7SnpAUw--~D

Hình 3 – Thông điệp của Uỷ Hội Hoa Kỳ Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF)

Ngày 2 tháng 2, anh Lù A Da được thả về với vợ con.

“Tuy nhiên, hiểm nguy vẫn rình chờ anh và gia đình nếu còn ở Thái Lan,” Ts. Thắng nhận định. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1c8c3173-4da0-4726-8619-1a8a4b25e439.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=3oKe0Ghos_YMicmC2KXbgA--~D

Hình 4 – Anh Lù A Da đoàn tụ với vợ con, ngày 02/02/2024

BPSOS có danh sách gồm khoảng 20 người Thượng và người Hmong cùng với một số người Việt đang trong tầm ngắm của công an Việt Nam để có biện pháp bảo vệ đặc biệt và kịp thời.

“Chúng tôi ưu tiên vận động tái định cư những người này cùng gia đình,” Ts. Thắng chia sẻ.

Bảo vệ người tị nạn ở Thái Lan đang trong tầm ngắm của công an Việt Nam là một chủ đề khi phái đoàn khoảng 40 người Việt tiếp xúc với các viên chức Hành Pháp và với các văn phòng Quốc Hội Hoa Kỳ nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế trong tuần qua ở thủ đô Hoa Kỳ. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9e85c717-5d62-46f4-bd9d-8d04cc444a34.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1707352289&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c8e-f1001501cc00&sig=p81hEWjK2LqYbCS8Fy17pw--~D

Hình 5 - Phái đoàn người Việt do Ts. Nguyễn Đình Thắng điều phối tại buổi họp với DB Christopher Smith, ngày 05/02/2024

Theo Ts. Thắng, trong tháng 2 và tháng 3 tới đây, khoảng 10 gia đình người tị nạn Việt Nam ở Thái Lan sẽ lên đường tái định cư ở một quốc gia thứ 3, trong đó có một số trường hợp đang trong tầm ngắm của công an Việt Nam.

Bài liên quan:

Anh Lù A Da bị bắt, để lại vợ và hai con nhỏ

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/2071-anh-lu-a-da-bi-bat-de-lai-vo-va-hai-con-nho.html


07.02.24 TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 - CÂU CHUYỆN LÀM CẢ THẾ GIỚI GIẬT MÌNH

https://www.youtube.com/watch?v=C1NX3oUe2iU

07.02.24 DÂN TỘC VN RA SAO DƯỚI SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LÃNH TỤ HCM?

https://www.youtube.com/watch?v=t_tFLdEZ_Aw&t=3081s

Dữ liệu mới nhất cho thấy nợ chính quyền địa phương của Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục

https://www.epochtimesviet.com/du-lieu-moi-nhat-cho-thay-no-chinh-quyen-dia-phuong-cua-trung-quoc-da-dat-muc-cao-ky-luc_443673.html

Bắc Kinh trừng phạt 6 hãng xếp hạng lớn khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc

https://www.epochtimesviet.com/bac-kinh-trung-phat-6-hang-xep-hang-lon-khi-chung-khoan-trung-quoc-lao-doc_443689.html

 

No comments:

Post a Comment