20240224 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Cập
nhật về bảo lãnh theo Welcome Corps ngày 23 tháng 2, 2024
Thông
Báo của BPSOS
Tính đến nay, BPSOS
đã và đang hỗ trợ tổng cộng 20 “nhóm 5 người” về thủ tục lập hồ sơ bảo lãnh tư
nhân theo chương trình Welcome Corps. Trong số này, 6 hồ sơ (3 cho người Hmong
và 3 cho người Việt) đã hoàn tất thủ tục và đang chờ kết quả. Chưa kể Mục Sư A
Ga và Mục Sư Vàng Chí Mình đang vận động thành lập nhiều nhóm để bảo lãnh cho
người tị nạn Thượng và người tị nạn Hmong ở Thái Lan.
Cách thức hỗ trợ
Hiện có một số tình
nguyện viên người Việt và người Hmong sẵn sàng cung cấp thông tin hướng dẫn:
·
Tiếng Việt xin liên lạc Ts. Phan Quang Trọng: trong.phan@gmail.com
·
Tiếng Hmong xin liên lạc Ông Vàng Seo Giả: johnny.huy@vncrp.org
Chúng tôi đang vận
động một số người Thượng ở Hoa Kỳ, rành rẽ ngôn ngữ bản địa và tiếng Anh, tham
gia toán hướng dẫn.
Văn phòng CAP
(Center for Asylum Protection) ở Thái Lan sẽ tuần tự liên lạc các gia đình đã
có sẵn hồ sơ ở văn phòng để thẩm định tình trạng hồ sơ chiếu theo điều kiện của
chương trình Welcome Corps. Đối với những trường hợp đủ điều kiện, các luật sư
của CAP ở Thái Lan sẽ cung cấp thông tin có sẵn cho nhóm bảo trợ ở Hoa Kỳ hoàn
tất đơn nộp cho Welcome Corps. Có thắc mắc, xin liên lạc: +66 (0)26628510
Điều kiện của
Welcome Corps
Có 2 điều kiện cốt
lõi:
(1) Phải
có hồ sơ hiệu lực và hiện hành với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ (UNHCR). Nghĩa là phải có
thẻ do UNHCR cung cấp xác nhận quy chế tị nạn (có hiệu lực 18 tháng) hoặc xác
nhận đang trong tiến trình xin cứu xét quy chế tị nạn (có hiệu lực 12 tháng).
(2) Thẻ ấy phải được cấp trước ngày 01/10/2023. Điều kiện này được đưa ra nhằm ngăn ngừa tình trạng người đổ xô đến Thái Lan do tin đồn sẽ định cư vào Hoa Kỳ nhanh và dễ. Đơn xin tham gia Welcome Corps đòi hỏi phải kèm bản chụp thẻ do UNHCR cung cấp.
Hình 1 – Phần thông
tin đáp ứng các điều kiện của Welcome Corps khi làm đơn
Oái oăm là trong
nhiều trường hợp thông tin trên thẻ của UNHCR không phản ảnh đúng thực tế,
chẳng hạn:
(1) Vì
thẻ được cấp lại mỗi 12 tháng hoặc 18 tháng, lần cấp lại cuối cùng có thể sau
ngày 30/09/2023.
(2) Người
chủ hồ sơ hợp lệ nhưng vợ/chồng, con cái vị thành niên đến Thái Lan sau ngày
30/09/2023; tuy được nhập hộ với người chủ hồ sơ, thẻ do UNHCR cấp lại ghi theo
ngày cấp thẻ, nghĩa là sau 30/09/2023.
Trong những trường
hợp như vậy, cần liên lạc Welcome Corps (tại địa chỉ email
exemption@welcomecorps.org) để xin miễn trừ và phải chờ được chấp thuận thì mới
có thể tiến hành nộp đơn.
Chúng tôi đang đề
nghị Bộ Ngoại Giao điều chỉnh đơn ghi danh Welcome Corps để không đòi hỏi những
hoàn cảnh như trên phải mất thời gian xin miễn trừ.
Thứ tự ưu tiên của
BPSOS
Trong việc hướng dẫn
và giúp đỡ thủ tục lập hồ sơ bảo lãnh theo Welcome Corps, chúng tôi ưu tiên
cho:
(1) Các
hồ sơ có sẵn trong bộ dữ liệu của CAP
(2) Các
hồ sơ bị nguy hiểm cận kề
(3) Các
trường hợp đã có người thân hoặc người quen ở Hoa Kỳ sẵn sàng lập hồ sơ bảo
lãnh
Chúng tôi khuyến
khích những ai hội đủ 2 điều kiện cốt lõi nêu trên và có thân nhân hay người
quen ở Hoa Kỳ thì hãy vận động họ đứng ra lập nhóm bảo trợ. Nếu cần sự hướng
dẫn, xin liên lạc theo 2 địa chỉ email đã nêu trên.
Chuyển hộ lời kêu
gọi
Bà Mục Sư Lisa Vang,
người Mỹ gốc Hmong, đang vận động quỹ để bảo trợ cho 2 gia đình Hmong tị nạn ở
Thái Lan. Chúng tôi đang luân lưu lời kêu gọi này đến một số hội thành Tin Lành
Hoa Kỳ và, qua đây, xin chuyển đến những nhà hảo tâm trong cộng đồng Việt và
Hmong trên thế giới:
Bài liên quan:
Thông tin cập nhật
liên quan tình trạng người tị nạn ở Thái Lan
Welcome Corps Giai
Đoạn 2: Trả lời một số thắc mắc
Chương
trình đào tạo lãnh đạo trẻ do BPSOS khởi xướng vươn tầm quốc tế
Chuẩn
bị thế hệ nối tiếp cho cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu
Mạch
Sống, ngày 22 tháng 2, 2024
Sau 4
năm, chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ do BPSOS khời xướng vào tháng 7 năm 2019
đã trở thành một phần chính thức của phong trào tự do tôn giáo quốc tế.
Khi Hội
Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (International Religious Freedom
Summit, IRF Summit) đầu tiên được tổ chức vào tháng 7 năm 2021, Ts. Nguyễn Đình
Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, đảm nhận bộ phận lãnh đạo trẻ của sự
kiện.
Hội Nghị
IRF Summit hàng năm được tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ. Năm nay, sự kiện này diễn ra
trong 2 ngày 30 và 31 tháng 1 với hơn 1500 người tham dự đến từ 41 quốc gia.
“Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh lần thứ tư năm nay, bộ phận lãnh đạo trẻ đã phát triển mạnh,” Ts. Thắng nói. “ Trong số hơn 1500 tham dự viên, có khoảng 200 người trẻ dưới 25 tuổi và chúng tôi tổ chức nhiều sinh hoạt dành riêng cho họ.”
Hình 1 - Khoá đào tạo đầu tiên cho giới lãnh đạo trẻ cho tự do tôn
giáo do BPSOS tổ chức, Washington DC, ngày 09/07/2019 (ảnh BPSOS)
Trả lời phỏng vấn với chương trình Fox News ngày 31 tháng 1, 2024,
Ts. Thắng giải thích:
“Nếu không đào tạo ngay từ giờ để họ sẵn sàng nắm vai trò
lãnh đạo trong chiến dịch này, phong trào này, chúng ta sẽ dẫm chân tại chỗ.
Trong khi đó, phong trào chống lại tự do tôn giáo sẽ phát triển.”
Ấn phẩm đánh dấu 25 năm Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, được Uỷ Hội
Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious
Freedom, USCIRF) phát hành đầu năm 2024, đánh giá tầm quan trọng của nỗ lực
phát huy giới trẻ lãnh đạo:
“Một cơ hội nữa là khai thác triển vọng của một số người trẻ vận động cho tự do tôn giáo toàn cầu; đó là những nỗ lực đang được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo như Ts. Nguyễn Đình Thắng của BPSOS, Judy Golub của Religion News Foundation, Hulda Fahmi của Jubilee Campaign, Anna Sineva của Church of Scientology, và Trent Martin của 21Wilberforce…”
Hình 2 – Tham luận đoàn về lãnh đạo trẻ tại Hội Nghị IRF Summit,
Washington DC, ngày 30/01/2014 (ảnh BPSOS)
Ấn phẩm này còn nói đến sáng kiến về Hội Nghị Giới Trẻ Toàn Cầu
được tổ chức trực tuyến vào tháng 10 năm 2023, đã thu hút khoảng 700 người trẻ
từ hơn 40 quốc gia tham gia để chia sẻ kinh nghiệm và những thách đố về tranh
đấu cho tự do tôn giáo. Sự kiện này được đồng tổ chức bởi BPSOS, Search for
Common Ground, Christian Solidarity Worldwide, FoRB Learning Platform, First
Freedom Foundation và Liên Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin
(International Religious Freedom and Belief Alliance, IRFBA). Liên minh này bao
gồm 37 quốc gia thành viên và 5 quốc gia quan sát viên.
Tại Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được Liên Minh IRFBA tổ chức ở thủ đô Praha của Cộng Hoà Séc vào tháng 11 năm 2023, Ts. Thắng cũng nhận trách nhiệm đồng phối hợp mảng sinh hoạt dành cho giới lãnh đạo trẻ.
Hình 3 – Tham luận đoàn của các lãnh đạo trẻ tại Hội Nghị Cấp Bộ
Trưởng, Praha, Cộng Hoà Séc, ngày 28/11/2024 (ảnh BPSOS)
“Qua các sự kiện quốc tế, giới trẻ có cơ hội tiếp cận các giới
chức cao cấp của các chính quyền, các chuyên gia của LHQ, và các nhà lãnh đạo
xã hội dân sự thuộc mạng lưới đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo,” Ts Thắng
chia sẻ. “Các mối quan hệ quốc tế ấy cũng sẽ giúp các bạn trẻ này trên đường sự
nghiệp phục vụ hoặc riêng của họ sau này.”
Ông cho biết, trong năm 2024 BPSOS sẽ tập trung xây dựng mạng lưới
lãnh đạo trẻ khu vực Đông Nam Á.
Tháng 3 tới đây, Liên Minh IRFBA sẽ họp tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Ts. Thắng, thành viên Hội Đồng Cố Vấn cho IRFBA, sẽ trình bày kế hoạch xây dựng mạng lưới này và kêu gọi sự hợp tác của các chính quyền quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự trong khu vực.
Hình 4 -
Cô Phạm Ngọc Tri-Ân, 18 tuổi, chia sẻ kinh nghiệm 6 năm vận động cho TNLT
Nguyễn Bắc Truyển, tại Hội Nghị IRF Summit, ngày 31/01/2024 (ảnh BPSOS)
Bài liên
quan:
Religious
freedom groups seek to energize youth activists to fight 'horrendous' global
injustices (Các nhóm tranh đấu cho tự do tôn giáo tìm cách tiếp sinh lực cho
các nhà hoạt động trẻ chống lại những bất công ‘khủng khiếp’ toàn cầu)
A
Retrospective: 25th Anniversary of the International Religious Freedom Act
(Nhìn lại: 25 năm kỷ niệm Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế)
https://www.uscirf.gov/sites/default/files/2024-01/25th%20IRFA%20Retrospective.pdf
Nghị sĩ Hoa Kỳ đổ về Đài Bắc, vì sao?
No comments:
Post a Comment