20240213 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Gia đình anh Đặng Đình Bách: người trong lẫn người ngoài “bị trù dập”
Hải Di Nguyễn
Từ ngày 2/2/2024, luật gia và nhà hoạt động môi trường Đặng Đình
Bách (sinh năm 1978) lần nữa tuyên bố tuyệt thực, đòi hỏi quyền lợi tù nhân và
phản đối chế độ hà khắc trong trại 6, Nghệ An.
Anh bị bắt ngày 24/6/2021, khi con mới sinh được 2 tuần, và sau đó
bị tuyên án 5 năm tù giam.
Vợ anh, chị Trần Phương Thảo (sinh năm 1994) vừa nuôi con vừa tranh đấu cho chồng, và luôn phải sống trong lo lắng hoang mang—người trong lẫn người ngoài đều bị o ép, trù dập.
Anh Đặng Đình Bách bị bắt
Theo chị Trần Phương Thảo, anh Đặng Đình Bách là thành viên của
Liên minh Năng lượng Bền vững Việt Nam và từ năm 2009 bắt đầu tham gia Mekong
Legal Network. Anh là giám đốc Trung tâm nghiên cứu pháp luật và chính sách
phát triển bền vững.
Ngày 24/6/2021, anh bị bắt.
“Tôi không hiểu chuyện gì cả… Thời điểm đó tôi mới sinh con được 2
tuần, không hiểu chuyện gì hết. Họ ập đến nhà lúc 7 giờ sáng và không nói lý do
gì cả, chỉ nói phải đưa anh Bách đi, yêu cầu đưa anh đến làm việc, nhưng không
đưa ra giấy tờ hay lý do gì hết. Lúc đó tôi không hiểu gì và tin là chắc họ bắt
nhầm người thôi, chắc anh Bách sẽ về sớm thôi.”
16 tháng tạm giam, không được liên lạc với gia đình
“Trong 16 tháng tạm giam [trong trại Hỏa Lò], anh Bách hoàn toàn
không được gặp gia đình, không được điện thoại liên lạc, không được gửi thư,
thậm chí không được nhận bức ảnh của con, và anh Bách được gặp luật sư ba lần,”
chị Trần Phương Thảo cho biết. “Anh được gặp luật sư ba lần khi luật sư đi cùng
với điều tra viên để hỏi cung, còn luật sư đi một mình thì không được cho phép
vào gặp anh Bách.”
Luật sư cho gia đình biết trong thời gian đó, anh Đặng Đình Bách
đã tuyệt thực ba lần “để phản đối việc mình bị bắt bớ và giam cầm tùy tiện” và
trước phiên tòa sơ thẩm ngày 24/1/2022, đã tuyệt thực 24 ngày, “dường như kiệt
sức và không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa.”
Anh Đặng Đình Bách bị buộc tội trốn thuế, và cương quyết khẳng
định mình vô tội.
Chị Trần Phương Thảo kể “Thời điểm đó tôi đi tìm rất nhiều luật sư
nổi tiếng, có những người là thầy giáo cũ của anh Bách, và những đồng nghiệp
của anh Bách. Thì không có ai nhận cả. Mọi người đều từ chối cả.”
Cuối cùng một bạn học cũ đứng ra nhận làm luật sư cho anh.
“Thật sự đấy là khoảng thời gian tôi bị khủng hoảng tinh thần, và
lúc nào cũng sống trong trạng thái hoang mang, lo sợ, bất an.”
“Tài sản của công ty bị thu giữ toàn bộ, cả tài sản cá nhân”
Chị Trần Phương Thảo cho biết, trong quá trình điều tra, ngoài tài
sản của công ty như tiền trong tài khoản, máy móc, thiết bị văn phòng, v.v,
công an cũng tịch thu điện thoại và laptop của chị, sau đó chỉ trả lại điện
thoại.
“Thẻ ngân hàng cá nhân của anh Bách bị thu giữ và bị lấy toàn bộ
số tiền trong đó. Đó là Cục Thi hành án. Họ đã cưỡng chế, thu giữ toàn bộ số
tiền cá nhân của anh Bách”, chị cho biết. “Sau đó họ mới gửi thông báo vào trại
giam cho Bách về việc đã làm đó, nhưng không ghi cụ thể số tiền thu được bao
nhiêu. Gia đình không được biết… Bách cũng không biết số tiền còn lại trong thẻ
của mình là bao nhiêu.”
Chúng tôi không thể kiểm chứng những lời cáo buộc này của chị Trần
Phương Thảo.
Kết án
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 24/1/2022, gia đình không được tham
dự.
Phiên tòa phúc thẩm ngày 11/8/2022, gia đình cũng không được tham
dự.
“Anh Bách bị chuyển sang thi hành án từ ngày 14/10/2022 tại trại
giam số 6, ở đây gia đình mới lần đầu tiên được gặp mặt anh Bách, sau 16
tháng.”
Người trong tù “bị trù dập”
Đơn tố
cáo (chúng tôi che thông tin cá nhân).
Ngày
17/3/2023, anh Đặng Đình Bách bắt đầu tuyệt thực—mỗi ngày không ăn sáng và ăn
trưa, chỉ ăn tối—và đến ngày 9/6 thì tuyệt thực hoàn toàn để phản đối bản án.
Đến ngày 10/7 thì dừng.
Chị Trần
Phương Thảo nói vào thời điểm tháng 7/2023, “anh còn 43 cân, là giảm hơn 20 cân
so với trước khi bị bắt.”
Ngày
25/8/2023, anh Đặng Đình Bách cùng ba tù nhân chính trị khác viết đơn cho Viện
kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An, yêu cầu trại 6 công khai định mức khẩu phần
ăn—chị không rõ tại sao—và yêu cầu được giám sát, nhưng bị từ chối.
Ba người
còn lại là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Trọng Bằng, và Nguyễn Thanh Quang.
“Đêm đó,
cả bốn người bị một nhóm phạm nhân—một nhóm người mặc quần áo phạm nhân—cầm dao
đe dọa tính mạng vào giữa đêm.”
Chị nói
mình “nhìn thấy vết thương trên người anh ấy trong buổi thăm gặp mùng 5/9. Tôi
thấy trên cổ tay và bàn tay anh ấy có ba vết thương bị rách ra, bị chảy máu,
dài khoảng 2-3 cm. Tôi nhìn thấy anh ấy rất đau, rất khó khăn, mỗi khi xoay
người đổi tư thế, anh ấy rất nhăn nhó, anh ấy phải đặt tay ra sau lưng.
“Theo
lời anh Bách nói thì anh ấy bị đá vào sau gáy. Bị cán bộ tên Nguyễn Doãn Anh đá
vào sau gáy, để lại vết bầm tím dài 7 cm, khi anh ấy không hề phòng vệ.”
Từ ngày
4/9/2023, bốn tù nhân quyết định không nhận khẩu phần ăn trong tù và chỉ nhận
đồ ăn gia đình để phản đối, nhưng không nhận được phản hồi. Không chỉ vậy, họ
“bị o ép khủng khiếp về mặt tinh thần, và bị thiếu thốn về điều kiện tối
thiểu.”
Theo lời
chị, anh Đặng Đình Bách cho biết họ không được cung cấp nước sôi và cũng không
được mua nước sôi trong canteen—trong suốt mùa đông—không được mua một số thực
phẩm và không được tiếp tục trồng rau. Anh và vợ nhiều lần kiến nghị nhưng
không được giải quyết.
Những
thông tin này cũng đã được đăng trên RFA Tiếng Việt, họ có viết “Để kiểm
chứng thông tin mà bà Thảo cung cấp, phóng viên nhiều lần gọi điện cho Trại
giam số 6 nhưng không thể kết nối.”
Liên lạc khó khăn
Chị Trần Phương Thảo hiện đang sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội—để
thăm chồng ở trại 6, Nghệ An, phải đi hai chuyến xe buýt mỗi lần, từ 8 giờ tối
đến 7 giờ sáng, để được gặp 60 phút. Đôi khi chỉ được 45 phút.
Mỗi tháng được nói chuyện điện thoại một lần, mỗi lần 10 phút. Đôi
khi bị cắt ngang, còn 5 phút.
Khi gặp chồng ngày 2/2 vừa qua, chị mới biết trong tháng 1, anh
không được gọi điện vì nội dung không được duyệt.
“Tháng 12, anh Bách có gửi hai bức thư về cho gia đình, nhưng cả
hai bức thư không được xét duyệt. Từ năm ngoái cho đến nay, có bốn bức thư anh
Bách viết cho vợ nhưng không được duyệt gửi.”
Gia đình bên ngoài bị sách nhiễu
Không chỉ người tù, gia đình cũng bị o ép. Chị Trần Phương Thảo
cho biết Cục Thi hành án yêu cầu họ phải nộp số tiền 1,4 tỷ trong vụ án “trốn
thuế” và đe dọa cưỡng chế nhà. “Họ đã tự ý đến nhà, kê biên tài sản. Họ đến nhà
và không hẹn trước.”
Không chỉ vậy, họ gửi công văn khiến chủ căn hộ chị và anh Đặng
Đình Bách đang trả góp không đưa chị sổ hồng, làm chị và đứa con chưa tới 3
tuổi không thể đăng ký hộ khẩu thường trú, con chị không được học trường công
và không được làm hộ chiếu.
“Không biết tiếp theo họ sẽ làm gì.”
Thêm
một gia đình tị nạn đến tự do
Cập
nhật nỗ lực vận động tái định cư người tị nạn ở Thái Lan
Mạch
Sống, ngày 8 tháng 2, 2024
Sáng sớm
hôm nay, một gia đình tị nạn Việt gốc Hmong đã đến tự do ở thành phố
Minneapolis, tiểu bang Minnesota. Gia đình Ông Hoàng Văn Nở là gia đình thứ hai
đến tái định cư ở thành phố này trong vòng 7 ngày qua.
“Trong tháng 2 này sẽ có thêm ít ra 2 gia đình nữa đến Hoa Kỳ và 1 gia đình đi Úc, tổng cộng 14 người,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Với mức độ này, chúng tôi tin là sẽ đạt mục tiêu 400 đồng bào tị nạn tái định cư trong năm 2024 này.”
Hình 1 - Ông Hoàng Văn Nở tại phi trường Bangkok, Thái Lan ngày
07/02/2024
Cách đây 1 năm rưỡi, gia đình của Ông Hoàng Văn Pá, anh ruột Ông Nở, cũng đã đến định cư tại thành phố Minneapolis.
Hình 2 - Gia đình Ông Hoàng Văn Pá từ Thái Lan đến phi
trường Denver, Colorado ngày 11/04/2022
Trong tháng 3, theo số liệu của BPSOS, sẽ có thêm 5 gia đình lên
đường tái định cư.
Chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada
Hai nhóm 5 người đang hoàn tất hồ sơ bảo lãnh cho 2 hộ cựu thuyền
nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan. Trong đó, một hồ sơ được bảo lãnh thông qua văn
phòng định cư tị nạn của Giáo Phận Toronto. Khoản ký quỹ do chính các thành
viên của mỗi nhóm cùng thân hữu đóng góp.
BPSOS đang vận động lập thêm nhóm bảo trợ để bảo lãnh thêm 1 gia
đình cựu thuyền nhân bị bỏ rơi.
Chương trình Welcome Corps của Hoa Kỳ
Đến nay, 3 nhóm 5 người, gồm 2 nhóm ở Houston và 1 nhóm ở Seattle,
đã hoàn tất thủ tục nộp đơn bảo lãnh cho 3 hồ sơ có quy chế tị nạn. Các đơn bảo
lãnh này đang chờ quyết định của ban quản lý chương trình Welcome Corps.
Thêm vào đó là 8 nhóm bảo trợ đã được hình thành: 1 ở North
Carolina, 1 ở Minnesota, 2 ở Wisconsin, 1 ở Michigan, 1 ở Arizona và 2 ở Texas.
Các nhóm này đang ở các giai đoạn khác nhau trong thủ tục lập hồ sơ bảo lãnh
cho 5 gia đình tị nạn Hmong và 3 gia đình tị nạn Việt.
Mục Sư A Ga ở North Carolina cũng đang vận động thành lập các nhóm
5 người để bảo lãnh các gia đình người Tây Nguyên.
Cung cấp thông tin cho người tị nạn
Trong thời gian gần đây, nhiều thông tin sai hoặc giả đã được luân lưu trong cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Để đối phó, văn phòng Center for Asylum Protection (CAP) sẽ chủ động liên lạc những người tị nạn từng nhận trợ giúp pháp lý để cung cấp thông tin chính xác cũng như hướng dẫn thủ tục nộp đơn cho những ai có thân nhân ở Hoa Kỳ sẵn sàng lập nhóm bảo trợ.
Hình 3 -
Đại gia đình của Ông Hoàng Văn Nở tại phi trường Bangkok, ngày 07/02/2024
Bài liên
quan:
Hai
người Việt tị nạn ở Thái Lan thoát hiểm nhờ quốc tế can thiệp
TRẦN CHÍ PHÚC MUSIC- MÙA XUÂN TIẾNG HÁT THA PHƯƠNG-
PHONG DINH HÁT
https://www.youtube.com/watch?v=3VZKVkuiiJ0
Năm loại gia vị
và thảo dược giảm cân thông dụng trong bếp
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là ngân hàng trung ương
mua vàng nhiều nhất trong năm 2023
CISA: Phần mềm độc hại được Trung Quốc ‘chuẩn bị trước’
để tấn công cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ khi có xung đột
Ấn Độ và Trung Quốc: Các nền kinh tế đi theo hai xu hướng
ngược chiều
Báo cáo: Chính quyền Bắc Kinh là ‘mối đe dọa lớn nhất
duy nhất’ đối với sinh viên quốc tế Trung Quốc tại Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment