20240301 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Tổ chức nhân quyền Ahmaddi trao giải thưởng năm 2024 cho Ts. Nguyễn Đình Thắng
Mạch Sống, ngày 29 tháng 2, 2024
Ngày 30 tháng 1 vừa qua Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc
kiêm Chủ TỊch BPSOS, nhận giải thưởng "Tấm Khiên Nhân Quyền" từ tổ
chức International Human Rights Committee (IHRC). Video buổi lễ trao giải
thưởng:
https://www.facebook.com/VNAdvocacy/videos/966278534334750
Đặt bản doanh ở London, Anh Quốc, tổ chức IHRC bảo vệ nhận quyền
cho các tín đồ Hồi Giáo thuộc hệ phải Ahmaddi bị đàn áp và bách hại ở nhiều
quốc gia, nghiêm trọng nhất là ở Pakistan.
Ông Nasim Malik, Tổng Thư Ký IHRC và cũng là một vị dân cử ở
Thuỵ Điển, ghi nhận các nỗ lực kéo dài nhiều năm của Ts. Thắng nhằm bảo vệ các
người Ahmaddi phải lánh nạn ở Thái Lan cũng như tạo cơ hội cho họ lên tiếng ở
nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế.
“Mỗi năm chúng tôi trao giải thưởng này cho một người đặc biệt. Năm nay chúng tôi hân hạnh trao cho một người mà ngày đêm luôn đấu tranh bảo vệ những người bị vi phạm nhận quyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đó là người bạn của tôi, Ts. Nguyễn Đình Thắng, người tranh đấu không mệt mỏi cho nhân quyền và công bằng xã hội,” Ông Malik nói.
Hình 1 – Lễ trao giải thưởng “Tấm Khiên Nhân Quyền” (từ trái):
Ông Nasim Malik, Ts. Thắng, Ts. Katrina Lantos-Swett và Luật Sư Amjad Mahmood
Khan (ảnh IHRC)
Tại nhiều sự kiện ở các quốc gia khác nhau, Ts. Thắng đã nối kết
với cộng đồng Ahmaddi tại chỗ để kết nối họ với những người Ahmaddi đang tị nạn
ở Thái Lan và với các giới chức quốc tế có ảnh hưởng. Năm 2022, BPSOS đài thọ
toàn phần cho cô Asifa Siddiqua, người tị nạn Ahmaddi ở Thái Lan, tham gia Hội
Nghị Thượng Đình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ.
Cô Siddiqua được mời phát biểu trong tham luận đoàn về người tị nạn và được giới thiệu với các giới chức cao cấp quốc tế và với cộng đồng Ahmaddi ở Hoa Kỳ. Gần đây, cô Siddiqua đã tái định cư ở Úc.
Hình 2 - Cô Asifa Siddiqua, người tị nạn Ahmaddi đến từ Thái Lan,
được giới thiệu với cựu Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam
Brownback, và Luật Sư Amjad Mahmood Khan thuộc thành phần lãnh đạo Cộng Đồng
Hồi GIáo Ahmaddi ở Hoa Kỳ, Washington DC, ngày 29/06/2022 (ảnh BPSOS)
“Thật bất ngờ. Quý vị đã quá tử tế. Tôi khiêm tốn và vinh dực
nhận giải thưởng này. Tôi quan niệm bảo vệ nhân quyền là nghĩa vụ đối với đồng
loại của chúng ta bất luận chủng tộc, tôn giáo, hoặc địa lý,” Ts. Thắng phát
biểu.
Ts. Thắng đã có những hỗ trợ tương tự cho các nhóm sắc dân và
các cộng đồng tôn giáo bị bách hại ở Sri Lanka, Nepal, Miến Điện, Lào, Tây
Tạng, Indonesia…
Người đứng ra thay mặt IHRC trao giải thưởng là Ts. Katrina
Lantos-Swett, Đồng Chủ Tịch Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và cũng
là cựu Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
Hiện diện tại buổi trao giải có Ông Jan Figel, đặc sứ đầu tiên
của Liên Âu về tự do tôn giáo và cũng là cựu phó thủ tướng Slovakia; cựu đại sứ
Hoa Kỳ ở Thuỵ Điển, Ông Richard Swett; cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Đông Timor, Ông
Joseph Rees; Bà Nadine Maenza, Chủ Tịch Thư Ký Đoàn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và
cựu chủ tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế; và phái đoàn của các toà
đại sứ Chi-Lê và toà đại sứ Argentina.
Buổi trao giải được tổ chức ở đền thờ Hồi Giáo lâu đời nhất ở thủ đô Hoa Kỳ, nhận dịp Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lần 4 diễn ra trong 2 ngày 30 và 31 tháng 1.
Hình 3 - Ts.
Thắng cùng với 3 lãnh đạo cộng đồng Ahmaddi tại tư gia của Đại Sứ Hoa Kỳ ở Anh
Quốc nhân dịp Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, London, Anh Quốc,
ngày 06/07/2022 (ảnh BPSOS)
Khi
người ta đổi giọng…
Chính
là phủi tay với các cựu thuyền nhân
Ts. Nguyễn Đình
Thắng
Ngày 24 tháng 2,
2024
Cuối năm 2022, tôi
bắt đầu lên tiếng về các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan mà lẽ ra VOICE
đã phải định cư từ lâu. Ông Nam Lộc trả lời:
“Nghe tin tôi sang
Thái, vốn là chỗ quen biết và hoạt động gần gũi, cho nên một tuần trước khi lên
đường, linh mục Namwong đã liên lạc với tôi và đề nghị là họp chung với anh
Thắng, mục đích là để nhờ BPSOS tiếp tay giúp đỡ cho một số thuyền nhân được đi
định cư. Ngài nói, vì những năm trước đã nhờ tổ chức VOICE giúp hơn 100 người
rồi!
“Nội dung buổi họp
đó, linh mục Namwong chỉ yêu cầu BPSOS giúp bảo trợ cho các gia đình thuyền
nhân còn lại đi định cư, nhưng không hề đưa ra một danh sách hay tên tuổi của
người nào cả!
“… Thiết tưởng, nếu
lúc đó anh Thắng đưa tên của các gia đình thuyền nhân mà anh hay nhắc đến sau
này như ông Sơn Doành hoặc bà Thạch Thị Phay cho VOICE, thì không chừng họ cũng
đã đến Canada.” (Xem: “Nam Lộc Trả Lời Nguyễn Đình Thắng” ngày 04/04/2023, https://www.sbtn.tv/nam-loc-tra-loi-nguyen-dinh-thang/)
Đoạn văn trên có 3
điểm chính:
(1) LM Namwong
không yêu cầu VOICE bảo trợ các cựu thuyền nhân bị sót lại.
(2) VOICE không
có danh sách các cựu thuyền nhân này.
(3) Phải chi
VOICE có danh sách thì các cựu thuyền nhân đều đã đi Canada rồi.
Các điểm này thật hư ra sao?
Hình 1 - Cuộc họp của Ông Nam Lộc với LM Namwong, Ts. Thắng, cựu
Đại Sứ Rees và các luật sư thuộc văn phòng CAP ở Thái Lan, ngày 14/11/2017
(ảnh: Nam Lộc)
Điểm 1: LM Namwong không yêu cầu VOICE
giải quyết số cựu thuyền nhân kẹt lại ở Thái Lan
Hãy nghe Ông Nam Lộc thuật lại một cách
chân thật hơn khi trả lời phỏng vấn với Ca Sĩ Nguyễn Tiến Dũng ngày 12 tháng
11, 2022:
“… lúc đó tôi có đi trong chuyến đi cùng
với anh Nguyễn Đình Thắng sang Bangkok, Thái Lan, thì Cha Peter Namwong có yêu
cầu gặp tôi và anh Nguyễn Đình Thắng -- thì Cha có nói rằng đồng bào bên này
mình còn nhiều quá cho nên chắc là nhờ 2 anh có cách gì giúp đỡ. Thì tôi với
anh Thắng nói chuyện. Tôi còn nhớ hôm đó còn có cả ông Đại Sứ Joseph Rees --
cựu Đại Sứ Joseph Rees -- cũng có mặt. Thì anh Thắng với tôi có bàn với nhau
là, anh Thắng thì anh ấy lo về legal assistance tức là trợ giúp pháp lý đó, cố
vấn pháp lý. Còn anh Thắng nói là tôi sẽ nói với tổ chức VOICE để tìm người bảo
trợ.
“Về thì, thưa quý vị cũng như anh Dũng, là mỗi một đầu người khoảng 10 ngàn đô la cho nên đi gây quỹ tối đa đến gần được 500 ngàn tại vì nếu chúng ta bảo trợ đó thì chúng ta phải [có] 10 ngàn đô la một đầu người. Thì được 500 ngàn, chúng ta chỉ có thể bảo trợ cho 50 người mà thôi. Nhưng mà thôi, có bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.” (Xem: https://www.youtube.com/live/JUHG6nPNOtE?si=ZahW7UIenuigHucM, phút 10:29 – 11:56)
Hình 2 – Nam Lộc trả lời phỏng vấn với Ca Sĩ Nguyễn Tiến Dũng,
ngày 12/11/2022
Lời tường thuật này chính xác.
LM Namwong nhờ cả BPSOS lẫn VOICE giúp giải quyết số cựu thuyền
nhân còn kẹt lại Thái Lan sau khi VOICE tuyên bố đã định cư xong số cựu thuyền
nhân cuối cùng theo chương trình nhân đạo mà chính phủ Canada lập ra cho họ.
Tôi trả lời LM Namwong rằng, chỉ có VOICE mới có thể định cư các
cựu thuyền nhân không quy chế tị nạn theo chương trình nhân đạo này. Ông Nam
Lộc hứa sẽ trình bày lại với VOICE và sẽ trả lời LM Namwong.
Tôi có hứa với LM Namwong rằng, về phần BPSOS, chúng tôi sẽ cố
gắng can thiệp pháp lý về quy chế tị nạn cho các hồ sơ đủ điều kiện. Nếu có quy
chế tị nạn, họ sẽ có cơ hội tái định cư như mọi người tị nạn khác, nhẹ bớt gánh
nặng cho VOICE.
Viết rằng LM Namwong yêu cầu BPSOS bảo trợ các cựu thuyền nhân và
không yêu cầu VOICE làm gì cả là không đúng sự thật.
Điểm 2: Có thật là VOICE không có danh sách của các cựu thuyền
nhân?
Lên chương trình truyền hình Calitoday cùng với Ông Trịnh Hội ngày
30 tháng 5, 2018, Ông Nam Lộc kể rằng:
“Nhưng cho đến khi gặp LM Peter Namwong và chính anh Nguyễn Đình Thắng… tôi đâu có ngờ là bây giờ còn hơn 100 thuyền nhân vẫn còn ở bên Thái… Thì thưa anh, lúc đó Cha Peter Namwong lại đưa cho chúng tôi những danh sách.” (xem: https://www.youtube.com/watch?v=Mj-dc1NOI9E phút 16:00 – 16:36)
Hình 3 – Các Ông Nam Lộc và Trịnh Hội trên chương trình CaliToday,
ngày 30/05/2018
Ngày 7 tháng 10, 2018, các Ông Nam Lộc, Trịnh Hội và Đỗ Kỳ Anh tổ chức buổi tiếp xúc các cựu thuyền nhân. Có mặt LM Namwong và Bà Thạch Thị Phay mà Ông Nam Lộc nhắc đến. Trước đó, người của VOICE từ Úc đã đến chụp hình, lấy dấu vân tay và thu thập thông tin của nhiều cựu thuyền nhân, nói là lập hồ sơ định cư Canada. Nghĩa là VOICE không chỉ có danh sách mà còn biết rất rõ các cựu thuyền nhân ai vào với ai.
Hình 4 – Các Ông Nam Lộc, Trịnh Hội và Đỗ Kỳ Anh cùng LM Namwong
tiếp xúc với các cựu thuyền nhân ở Bangkok, Thái Lan, ngày 10/07/2018
Trở về từ Thái Lan, các Ông Nam Lộc, Trịnh Hội và Đỗ Kỳ Anh đã mở
cuộc họp báo ở Orange County, California ngày 28 tháng 7, 2018. Ông Nam Lộc cho
biết là LM Namwong đã làm việc trực tiếp với Ông Trịnh Hội về số cựu thuyền
nhân còn kẹt lại:
“… tôi rất là may mắn và hãnh diện được tháp tùng cái chuyến cuối cùng gồm 19 người đặt chân đến bến bờ tự do vào ngày 23 tháng 9 năm 2016. Và đó cũng là lý do mà chúng tôi gọi đây là những thuyền nhân cuối cùng… Nhưng không hẳn, thưa quý vị, bởi vì không lâu sau đó thì chính Cha Peter Namwong lại liên lạc với Luật Sư Trịnh Hội và tổ chức VOICE Canada để ông loan báo rằng hiện có một số thuyền nhân cũ xuất hiện và xin ngài can thiệp để cho họ đi định cư…” (Xem https://www.youtube.com/watch?v=zVKyuHg7D_s&t=1861s, phút 23:15 – 24:00)
Hình 5 – Các Ông Nam Lộc, Trịnh Hội và Đỗ Kỳ Anh họp báo ở Quận
Cam, California ngày 28/07/2018
Sau đó ít lâu, ngày 13 tháng 8, 2018, trên chương trình Nửa Vòng
Trái Đất Ông Nam Lộc lần nữa xác nhận là đã nhận danh sách các cựu thuyền nhân
từ LM Namwong:
“Thì thưa anh vào đầu tháng 11… Cha Peter Namwong ngồi nói chuyện
với tôi và anh Nguyễn Đình Thắng và Ông Cựu Đại Sứ Joseph Rees cũng như là một
số vị luật sư tranh đấu ở bên BPSOS… Thì thưa anh, Cha đưa cái danh sách vào
khoảng 100 người.” (Xem: https://www.youtube.com/watch?v=8YROrTbqnOg, phút 24:45 – 25:36)
Như thế, vào thời điểm đầu năm 2018, VOICE đã có danh sách các cựu
thuyền nhân, chứ không phải như Ông Nam Lộc viết khi trả lời tôi ngày 4 tháng
4, 2023.
Điểm 3: Thế thì tại sao các cựu thuyền nhân đã không định cư
Canada từ lâu?
Theo lời của Ông Nam Lộc chia sẻ trong chương trình phỏng vấn của
Nguyễn Tiến Dũng, sau buổi họp của ông ta với LM Namwong và tôi ở Thái Lan,
VOICE đi gây quỹ được gần nửa triêu Mỹ kim, đủ định cư khoảng 50 cựu thuyền
nhân:
“Về thì thưa quý vị cũng như anh Dũng là mỗi một đầu người khoảng
10 ngàn đô la. Cho nên đi gây quỹ tối đa đến gần được 500 ngàn tại vì nếu chúng
ta bảo trợ đó thì chúng ta phải 10 ngàn đô la một đầu người. Thì được 500 ngàn,
chúng ta chỉ có thể bảo trợ cho 50 người mà thôi. Nhưng mà thôi, có bao nhiêu
thì hay bấy nhiêu.”
Trong bài “Nam Lộc Trả Lời Nguyễn Đình Thắng”, Ông Nam Lộc cho
biết số tiền này đã được chi tiêu như sau:
“…cho đến ngày hôm nay trong tổng số 50 người mà VOICE Canada xin
bảo lãnh, thì 34 người đã được bộ di trú Canada phỏng vấn và chấp thuận cho
định cư tại Canada. Gồm có 14 cựu thuyền nhân…”
Trong số 14 cựu thuyền nhân kể trên, theo kết quả điều tra của chúng tôi, ít ra 6 người có dấu hiệu gian lận. Nhiều cựu thuyền nhân trong danh sách mà VOICE có, kể Bà Thạch Thị Phay và Ông Sơn Doành mà Ông Nam Lộc nhắc đến, tiếp tục kẹt lại Thái Lan.
Hình 6 – Bà Thạch Thị
Phay phát biểu tại buổi tiếp xúc với các Ông Nam Lộc, Trịnh Hội, và Đỗ Kỳ Anh
và LM Namwong, Bangkok, Thái Lan ngày 10/07/2018
Kết luận
Tháng 11 năm 2017, tôi mời
Ông Nam Lộc cùng sang Thái Lan -- BPSOS đài thọ toàn bộ chi phí. Một mục đích
của chuyến đi là để cùng với LM Namwong tìm giải pháp cho các cựu thuyền nhân
còn kẹt lại. Giải pháp ấy gồm 2 phần.
Về phần BPSOS, chúng tôi
hứa và đã can thiệp thành công cho 6 hồ sơ và cùng với tổ chức Asylum Access
Thailand can thiệp thành công thêm 1 hồ sơ nữa, chưa kể 3 hồ sơ tiếp tục được
can thiệp, giảm nhẹ khoảng 30% gánh nặng bảo trợ cho VOICE. Và như vậy, số quỹ
nửa triệu Mỹ kim đủ để định cư số cựu thuyền nhân còn lại là những người không
quy chế tị nạn.
Cuối năm 2022, tôi vỡ lẽ
là VOICE đã không thực hiện phần cam kết của mình. Khi tôi lên tiếng, tác giả
của bài viết “Nam Lộc Trả Lời Nguyễn Đình Thắng” phủ nhận tất cả những gì mà
chính ông ta từng xác nhận trước đây.
Sự đổi giọng ấy báo hiệu
rằng các cựu thuyền nhân đã bị phủi tay, từ đầu.
Bài liên quan:
Tôi đã lầm, nhiều người đã lầm
https://machsongmedia.org/2101-toi-da-lam-nhieu-nguoi-da-lam.html
Suy nghĩ về một lời dằn mặt…
https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2111-suy-nghi-ve-mot-loi-dan-mat.html
Bản chụp bài “Nam Lộc Trả Lời Nguyễn Đình Thắng” để tránh tình
trạng bản gốc bị chỉnh sửa: https://dvov.org/wp-content/uploads/2024/02/Nam-Locs-first-article-on-SBTN-4-April-2023.pdf
Tiền kiểm điểm UPR: BPSOS phát biểu về vi phạm nhân quyền ở Việt
Nam
Hải Di Nguyễn
Ngày 13/2/2024 vừa qua, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra phiên họp
trước Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review, viết tắt UPR) về
Việt Nam.
Đây là cơ hội để các tổ chức phi chính phủ, hay tổ chức XHDS, cung
cấp thông tin cho Hội đồng Nhân quyền LHQ và các quốc gia thành viên và trình
bày về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Ngày 19/2, tôi phỏng vấn anh Percy Nguyễn, người đại diện cho
BPSOS và CAMSA (Liên minh Bài trừ Nô lệ Mới ở Á châu) tại phiên họp này.
Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là gì?
Đây là
một cơ chế đánh giá định kỳ hồ sơ nhân quyền của tất cả 193 quốc gia thành viên
LHQ. UPR ra đời khi Hội đồng Nhân quyền (Human Rights Council) được thành lập
năm 2006.
Việc rà
soát tình trạng nhân quyền được thực hiện bởi Nhóm Công tác UPR, bao gồm 47
thành viên Hội đồng, nhưng bất kỳ quốc gia nào là thành viên của LHQ đều có thể
tham gia thảo luận và đặt câu hỏi cho quốc gia đang bị rà soát.
Theo
trang web của Hội đồng Nhân quyền, UPR sẽ đánh giá mức độ tôn trọng nhân quyền
của các quốc gia được quy định trong:
·
Hiến chương LHQ
·
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
·
Các công ước về nhân quyền quốc gia đó đã ký
·
Các cam kết tự nguyện của quốc gia đó (như chính sách hoặc
chương trình về nhân quyền)
·
Luật nhân đạo quốc tế hiện hành
Hội đồng
Nhân quyền dựa vào thông tin nào?
Kiểm
điểm UPR sẽ dựa trên:
·
Thông tin do chính nhà nước bị rà soát cung cấp, có thể ở
dạng “báo cáo quốc gia”
·
Thông tin trong báo cáo của các chuyên gia và nhóm nhân
quyền độc lập, chẳng hạn như cơ quan công ước nhân quyền
·
Thông tin từ các bên liên quan khác bao gồm cơ quan nhân
quyền quốc gia và các tổ chức phi chính phủ
Phiên họp tiền kiểm điểm
Theo anh Percy Nguyễn, buổi họp ngày 13/2/2024 là cho các phái bộ
thường trực (permanent mission) từ các quốc gia khác nhau lắng nghe và đặt câu
hỏi với các tổ chức XHDS.
“Chỉ có bốn tổ chức XHDS tham gia, và bốn tổ chức đều nằm ngoài
Việt Nam.”
Họ là BPSOS và CAMSA (một chương trình của BPSOS), Khmer Kampuchea
Krom for Human Rights and Development Association, Legal Initiatives for
Vietnam (Sáng kiến Pháp lý Việt Nam), và PEN America.
“Khác với lần kiểm định lần trước, có một số tổ chức từ Việt Nam
đi sang bên đây tham dự buổi UPR pre-session,” anh Percy Nguyễn nói. “Có thể
thấy là 4 năm vừa qua, XHDS ở Việt Nam bị thu nhỏ cỡ nào.”
Anh cho rằng các tổ chức XHDS ở Việt Nam “phải được chính quyền
cho phép” để được tham dự và cũng có thể họ lo sợ bị “đóng cửa” nếu “nói vấn đề
gì phật ý chính quyền Việt Nam.”
Trong năm 2022, RFA Tiếng Việt có một bài viết với
tựa đề “Sử dụng tội trốn thuế để xiết các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam!”,
trong đó có đoạn:
“Câu hỏi đặt ra là tại sao những người làm kinh doanh kiếm lợi
nhuận mà quên kê khai thuế thì được truy thu thuế và nộp phạt, còn những nhà
hoạt động môi trường và lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận thì
bị bỏ tù, thay vì truy thu thuế, trong khi cơ quan công tố không cho thấy họ có
vi phạm thủ tục hình sự khi chi tiêu số tiền đó cho tổ chức.”
Anh Percy Nguyễn cho rằng tổ chức XHDS ở Việt Nam có thể bị trừng
phạt với bản án trốn thuế.
BPSOS
phát biểu về những vấn đề gì?
Đại diện
cho BPSOS và CAMSA, anh Percy Nguyễn trình bày về ba vấn đề chính là:
·
Nạn buôn người: Việt Nam không công nhận những người bị bóc
lột trong chương trình xuất khẩu lao động là nạn nhân buôn người, và cũng không
tôn trọng nguyên tắc không trừng phạt với nạn nhân buôn người.
·
Vấn đề quyền tự do tôn giáo: nhà nước Việt Nam cưỡng ép
người H’mông theo đạo Tin lành bỏ đạo, và ép buộc người Thượng phải tham gia
các hội thánh thuộc quản lý của nhà nước (như Hội thánh Tin lành Việt Nam miền
Bắc). BPSOS cũng đề nghị LHQ yểm trợ các tín đồ Cao Đài đòi lại các cơ sở tôn
giáo của họ để kịp đánh dấu 100 năm khai đạo.
·
Vấn đề quyền người bản địa: nhà nước Việt Nam không công
nhận người bản địa.
Slide của anh Percy
Nguyễn.
Nguyên văn lời phát biểu của
anh Percy Nguyễn bằng tiếng Anh.
Ngoài
ra, anh Percy Nguyễn cũng nêu lên những vấn đề này trong buổi họp với Liên minh
Châu Âu.
Các tổ chức XHDS khác nói gì về Việt Nam?
Khmer Kampuchea Krom for Human Rights and Development Association
nói về vấn đề quyền lợi của người Khmer Krom ở Việt Nam: quyền về văn hóa, tôn
giáo hay niềm tin; quyền được giáo dục; quyền tiếp cận thông tin và tự do biểu
đạt.
PEN America tập trung vào quyền tự do biểu đạt, thể hiện qua ba
khía cạnh: luật pháp, tự do ngôn luận trên mạng, và cách nhà nước Việt Nam đối
xử với người cầm bút (nhà báo và nghệ sĩ).
Tổ chức Sáng kiến Pháp lý Việt Nam cũng phát biểu về vấn đề quyền
tự do biểu đạt và tự do trên mạng ở Việt Nam.
Các tờ thông tin, slide, và lời phát biểu của các tổ chức XHDS về
Việt Nam có thể xem ở đây.
Chuyện gì tiếp theo?
Trong thời gian sắp tới, các tổ chức XHDS và nhà hoạt động nhân
quyền có thể tiếp tục vận động các phái bộ thường trực từ các quốc gia khác về
tình trạng hiện nay ở Việt Nam.
Phiên kiểm điểm UPR cho Việt Nam sẽ diễn ra ngày 7/5/2024 tại Geneva.
BPSOS-Atlanta và phòng mạch từ thiện
https://machsongmedia.org/news/bpsos/2117-bpsos-atlanta-va-phong-mach-tu-thien.html
Chủ yếu được biết đến qua các hoạt động XHDS và vận động quốc tế
về tự do và quyền con người ở Việt Nam, tổ chức BPSOS (Ủy Ban Cứu Người Vượt
Biển) còn có nhiều chương trình ở Hoa Kỳ, đặc biệt cho cộng đồng người Việt, ở
6 tiểu bang là Alabama, Mississippi, Georgia, California, Texas, và Virginia.
Riêng văn phòng Atlanta, Georgia là chi nhánh duy nhất của BPSOS
có phòng mạch—không chỉ có các chương trình khám sức khỏe, chích vaccine, hay
cung cấp thông tin về sức khỏe—mà có phòng mạch từ thiện cho cộng đồng.
Nguồn gốc phòng mạch
Theo bà Trinh Phạm, Giám đốc Điều hành của BPSOS-Atlanta, họ “đứng
ra tổ chức hai hội chợ sức khỏe lớn nhất vùng này” và đến nay đã được 17 năm.
“Khởi đầu của phòng mạch là từ hội chợ sức khỏe. Bởi vì [hội chợ]
sức khỏe chúng tôi mỗi năm chỉ làm một lần, với những người y bác sĩ trong cộng
đồng, thì mới thấy là mỗi năm mình khám bệnh thấy có những người có huyết áp
rất cao, mỡ rất cao, đường rất cao. Mình nói mỗi 3 tháng, 6 tháng phải đi
checkup, nhưng một năm sau mình mới khám lại, họ lại không có điều kiện. Chính
vì vậy, sau vài năm ra hội chợ sức khỏe, các y bác sĩ mới quyết định mở phòng
mạch miễn phí.”
Bà cho biết cha đẻ của phòng mạch là bác sĩ Nguyễn Văn Đích. Một
người khác là bà Quyên Phan, giáo sư huấn luyện y tá. Họ cùng văn phòng thành
lập phòng mạch từ thiện năm 2010.
“Họ không những đóng góp công sức, thời gian của họ để tạo dựng
phòng mạch. Họ còn truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ trẻ, những sinh viên
học ngành y, những người bắt đầu mới vào nghề, những bạn trẻ đang định hướng
nghề nghiệp của mình, cùng học tiếp, tiếp tục công việc bảo vệ sức khỏe cộng
đồng, đóng góp cho cộng đồng.”
Phòng mạch hoạt động như thế nào?
Y tá Crystal nói với bệnh nhân về cách kiểm soát bệnh tiểu
đường.
Bà Trinh Phạm cho biết, phòng mạch của BPSOS-Atlanta là cho những
ai không đủ thu nhập để tự mua bảo hiểm nhưng cũng không đủ điều kiện được bảo
hiểm từ chính phủ, bao gồm những người không có giấy tờ chính thức ở Mỹ.
Mỗi tuần phòng mạch mở cửa một lần vào thứ Bảy, để khám trực tiếp,
lấy máu… còn giữa tuần thì khám trực tuyến, với hệ thống cho phép các bác sĩ
thường trực tiện giờ nào khám giờ đó, nhưng cũng có bốn bác sĩ thường trực. Y
tá có khoảng 10-20.
Ngoài người Việt, phòng mạch cũng có bệnh nhân người Mexico, người
Hoa, người Miến Điện, v.v.
“Chi phí y tế ở Hoa Kỳ rất đắt… Trung bình một cuộc đi khám,
checkup bình thường, Bộ Y tế tính là 300 [USD].”
Tại phòng mạch của BPSOS-Atlanta, khám bệnh hoàn toàn miễn phí.
“Mỗi năm trung bình chúng tôi khám 800-1,000 bệnh nhân,” bà Trinh
Phạm nói. Nhưng không chỉ vậy, “phòng mạch đã kết nối với một số hãng dược
phẩm, để làm đơn xin trợ giúp về thuốc chữa trị.”
Ngoài ra, ở hội chợ sức khỏe hàng năm, họ có chính ngừa cảm cúm,
Covid; khám, phòng chống ung thư; đưa thông tin về y tế trong cộng đồng…
Hướng nghiệp
Các sinh viên làm việc tình nguyện vào thứ Bảy.
“Phòng mạch không những đáp ứng nhu cầu sức khỏe của cộng đồng
chúng ta, nó còn là nơi hướng nghiệp cho nhiều bạn trẻ,” bà Trinh Phạm cho
biết. Giới trẻ cân nhắc học ngành y có thể tình nguyện ở phòng mạch và biết
được mình có phù hợp ngành này hay không.
Các chương trình khác
Ngoài phòng khám từ thiện, BPSOS-Atlanta còn có những chương trình
khác cho người lớn tuổi (như dịch thuật, hỗ trợ ghi danh an sinh xã hội,
Medicare, Medicaid), nạn nhân bạo hành gia đình, người nhập cư (như thi quốc
tịch), và các chương trình xã hội khác.
Vài con
số
BPSOS-Atlanta
cho biết trong 5 năm vừa qua, họ đã giúp:
·
Hơn 1,000 gia đình đoàn tụ qua các chương trình nhập cư
·
Hơn 1,500 người nhập cư và người tỵ nạn có quốc tịch
·
Hơn 2,000 thợ làm móng được đào tạo để tránh nhiễm hóa chất
nguy hiểm
·
Hơn 5,000 gia đình thu nhập thấp được hỗ trợ để kịp khai
thuế và xin tín dụng thuế cho người thu nhập thấp và tín dụng thuế cho trẻ em
·
Hơn 250 thanh thiếu niên thuộc diện không được quan tâm đầy
đủ có thể tốt nghiệp phổ thông
“Chúng
tôi đã thay đổi nhiều bệnh nhân, đã đóng góp cho việc bảo vệ sức khỏe. Nhưng
bản thân Trinh và những người trong văn phòng sẽ không làm được, chúng tôi
không có chuyên môn. Chúng tôi muốn làm mà không có sự đóng góp của các y bác
sĩ tình nguyện, chúng tôi sẽ không thể nào làm được,” bà Trinh Phạm nói.
Bà cũng
kêu gọi các y bác sĩ có thể dành chút thời gian—chỉ cần 1-2 tiếng trong một
tháng hay thậm chí một quý—đã đóng góp nhiều cho cộng đồng.
Đồng nhân dân tệ Trung Quốc đang có giá trị thấp hơn
quý vị nghĩ
Norovirus, ‘rệp bao tử,’ lây lan khắp California
https://bacaytruc.com/index.php/17967-norovirus-r-p-bao-t-lay-lan-kh-p-california-tac-gi-th-long-ngv
Biden Mua Phiếu Cử Tri Bằng Tiền Đóng Thuế Của Người
Dân
TRUMP SẼ TRỞ LẠI?
https://bacaytruc.com/index.php/17961-trump-sa-tra-la-ia-ta-c-gia-peter-tra-n-vaca
Chưa có bao giờ mà làn sóng kỳ thị “bên kia vĩ tuyến”
mạnh mẽ như bây giờ
Cựu chỉ huy lực lượng biên giới Panama: Liên Hiệp Quốc
đứng sau hỗn loạn biên giới Hoa Kỳ-Mexico
Tại sao nền kinh tế Trung Quốc đang tệ hơn quý vị nghĩ
https://www.epochtimesviet.com/tai-sao-nen-kinh-te-trung-quoc-dang-te-hon-quy-vi-nghi_447753.html
No comments:
Post a Comment