Friday, June 26, 2020

20200627 Ban tin bien Dong

20200627 Ban tin bien Dong

***

TC quấy rối Ấn Độ để tiến hành chiến thuật lùa dân tràn xuống miền Nam vào Mayanmar (Burma), Lào, Cambodge và Việt Nam. TC lợi dụng những cơn lụt để lùa dân đi chiếm đất những nước láng giềng tạo nên một sự đã rồi.

***

Vietnam could face blowback from legal row with China

https://asiatimes.com/2020/06/vietnam-could-face-blowback-from-legal-row-with-china/

Huawei among 20 companies controlled by China’s military: Pentagon

https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3954085

China ordered assault on Indian troops: US report

https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3952297

Trudeau rejects calls to release Meng Wanzhou

https://www.cbc.ca/news/politics/trudeau-meng-wanzhou-prisoner-1.5626744

Galwan Valley: Satellite images 'show China structures' on India border

https://www.bbc.com/news/world-asia-53174887#:~:text=China%20has%20built%20new%20structures,month%2C%20fresh%20satellite%20images%20suggest.&text=The%20structures%20which%20appear%20to,earlier%20in%20June%2C%20Reuters%20reported.

Former CNN reporters working for China propaganda; Beijing locals shocked by coronavirus-shaped hail

https://www.youtube.com/watch?v=msgLJANFTyk

The Corruption Behind China's Three Gorges Dam Exposed (1999)

https://www.youtube.com/watch?v=xJn35MTKCNY

Concerns Over the Three Gorges Dam Grow, as China Begins Censoring News of the Floods | Crossroads |

https://www.youtube.com/watch?v=5W5rePZLQRU

Singapore gives a major shocker to China, rejects Chinese Telecom companies

https://www.youtube.com/watch?v=_hOGMmI5FpA

Deadly floods and torrential rain in China affect over 8.5 million people 

20200627 BTBD 01

https://www.youtube.com/watch?v=Guy3F9QBJFw

CHINA FLOODS!

https://www.youtube.com/watch?v=q48VEziNcK4

More than 20,000 people evacuated after landslide in southwest China

https://www.youtube.com/watch?v=-AjmYmEO04Q

Dozens killed by floods, rainstorms in China's southern provinces

20200627 BTBD 02

https://www.youtube.com/watch?v=sdYQCnWLYqA

It Is Time For ASEAN To Act Against China – OpEd

https://www.eurasiareview.com/25062020-it-is-time-for-asean-to-act-against-china-oped/


Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

'The Interpreter' - nỗ lực tạo đối thoại của một nhóm trẻ gốc Việt --- (Tác giả: Nhã Duy) + 

20200627 BTBD 03

Cookie Dương (trái) và Jady Chan, đồng sáng lập viên của trang của nhóm The Interpreter

Tin về một giới trẻ thuộc thế hệ Z, trong đó có người yêu nhạc K-Pop, dùng mạng xã hội Tik-Tok ghi tên nhưng không tham dự cuộc vận động của tổng thống Donald Trump tại Tulsa là đề tài được bàn luận khá nhiều kể từ đầu tuần qua.

Ủng hộ hay chỉ trích hành động này, thì có một sự thật chúng ta cần nhìn nhận là có một giới trẻ đang bày tỏ tiếng nói của mình và dự phần vào cuộc tranh luận xã hội theo phương cách và những phương tiện đang bắt đầu được chú ý.

Giới trẻ thế hệ Z gốc Việt tại Hoa Kỳ cũng có một số người quan tâm đến chính trường. Những em này không chỉ bày tỏ thái độ mà còn có hành động cụ thể, như nhóm The Interpreter - Người Thông Dịch, của những em gốc Việt tuổi ngoài đôi mươi, hoặc sinh ra hay trưởng thành tại Mỹ.

Sinh hoạt của nhóm có thể được dùng như một điển cứu (case study) để chúng ta tìm hiểu một trong những khuynh hướng của giới trẻ gốc Việt trong bối cảnh chính trị hiện nay.

Trang tin tức của nhóm The Interpreter do Cookie Dương, tên tiếng Việt là Dương Ca Dao và Jady Chan, một sinh viên gốc Việt-Hoa đồng sáng lập, vừa được trình làng đầu tháng Sáu. Cookie Dương là một tân cử nhân 22 tuổi vừa tốt nghiệp chuyên ngành Đối Ngoại tại đại học University of Southern California (USC) trong niên học 2020 vừa qua và Jady Chan là sinh viên, đang theo học ngành Thuật Toán Thần Kinh Học cũng tại USC.

Với sự giúp đỡ và tiếp tay của một số bạn đồng ý hướng như Evelyn Leong, Ashley Dương, Nhân Nguyễn, Terry Nguyễn, Cookie Dương trong vai trò biên tập, dịch thuật và Jady Chan chịu trách nhiệm thiết kế trang mạng, đã lập ra trang The Interpreter, với mục đích mang các kiến thức, thông tin thời sự đến thế hệ gốc Việt lớn tuổi và bị trở ngại ngôn ngữ, trong việc tiếp cận thông tin dòng chính, cũng như nhằm chống lại các tin tức giả mạo, ngụy tạo đang lan tràn trong cộng đồng người Việt hiện nay.

Qua phương châm "Chuyển dịch kiến thức, tăng sức mạnh cộng đồng" (Translating Knowledge, Empowering Community), nhóm trẻ có khả năng sử dụng lưu loát song ngữ này, điều khá thú vị và hiếm ở lứa tuổi các em, để thực hiện những mẩu phim Tik-Tok ngắn, chuyển dịch tin tức, bài viết từ các hãng thông tấn uy tín thế giới sang tiếng Việt một cách khá chính xác về cách dùng chữ, để cung cấp cho cộng đồng những thông tin xác thực. 

20200627 BTBD 04

Evelyn Leong (trái) và Nhân Nguyễn, hai trong số các thành viên chủ chốt của The Interpreter

Quy tụ khoảng gần 20 em đã tốt nghiệp các đại học Mỹ hay là những chuyên gia trẻ, có cả thành viên đang làm cho tờ báo VOX, nhóm thiện nguyện trẻ gốc Việt này tìm đến nhau và khởi đầu từ những bức bối cá nhân trong gia đình. Cookie Dương bảo rằng cha mẹ, người thân lớn tuổi trong gia đình các em đã đọc những thông tin và có cái nhìn khá thiên lệch về một số vấn đề xã hội chính trị đang xảy ra hiện nay, dẫn đến tình trạng tranh cãi, xung đột trong gia đình giữa cha mẹ và con cái.

Từ những kinh nghiệm cá nhân mà nhiều em gốc Việt sinh ra hay lớn lên tại Mỹ đang gặp phải trong gia đình, The Interpreter ra đời không chỉ để nối lại khoảng cách với cha mẹ, tụ họp giới trẻ gốc Việt mà còn mang cả với ý hướng tích cực, nhằm giúp đỡ và phát triển cộng đồng bằng những tri thức và trải nghiệm mà các em đã được thụ hưởng từ một nền giáo dục khai phóng, luôn cổ súy những giá trị dân chủ và bác ái của xã hội.

Chỉ sau vài tuần hoạt động, Facebook của The Interpreter đã có hơn 800 người thích và theo dõi. Cookie Dương cho biết là hiện có khoảng 500-700 lượt người đọc tin tức mỗi ngày. Hầu hết những ủng hộ và chia sẻ khá tích cực, dù không thiếu những lời chỉ trích, bài bác.

Vào xem, bên cạnh các vấn đề thời cuộc như dịch bịnh, chủng tộc, chính trường..., trang The Interpreter còn có một số bài dịch khá thú vị về cách để đối thoại với cha mẹ và người thân gia đình trước các vấn đề gây tranh cãi. Cũng có không ít những người trẻ đồng lứa của các em đang có chung xung đột với gia đình, cũng đã vào để chia sẻ vấn đề, suy nghĩ và chuyển tin tức cho người thân.

Nhìn nhận về dự án, chủ trương và cách thức hoạt động của nhóm The Interpreter có thể khác nhau theo nhãn quan chính trị xã hội của một số người, nhưng phải ghi nhận rằng, đây là một tín hiệu tích cực và đầy hy vọng khi nhìn vào một giới trẻ gốc Việt biết dấn thân, đang nhắm đến ích lợi cộng đồng và tìm kiếm sự thông hiểu giữa hai thế hệ qua việc chia sẻ thông tin.

Khoảng cách thế hệ do những trải nghiệm, quá khứ cho đến sự giáo dục, nhận thức khác biệt luôn hiện diện trong mỗi gia đình và càng cách biệt hơn trong các gia đình di dân. Là một thế hệ trẻ đã được thụ hưởng nền giáo dục khai phóng để trở những con người trưởng thành độc lập trong suy nghĩ, ý thức trong hành động và có tri thức trong vấn đề, việc đối thoại trên tinh thần tôn trọng cùng thái độ lắng nghe, thông hiểu với các em không chỉ là một sự cần thiết mà còn là lợi ích lớn lao trong mỗi gia đình. Cho chính các em và cả những bậc cha mẹ.

Dù theo khuynh hướng nào, chắc hẳn sinh hoạt của nhóm The Interpreter cũng góp phần vào sự suy nghĩ và đánh giá của cộng đồng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, khi cảm xúc bênh chống các ứng viên ngày càng mạnh mẽ, đến độ trở nên kích động. Những chiến lược gia và ban tranh cử của các bên xem ra đang tìm cách tốt nhất để tìm sự ủng hộ từ mỗi nhóm cử tri khác nhau.

Nói về bầu cử thì không thể không nói đến tầm quan trọng của lá phiếu của cử tri trẻ tuổi, đặc biệt với những thiếu niên vừa đúng 18 tuổi để bỏ phiếu lần đầu trong năm nay, ước tính sẽ vào khoảng bốn triệu em theo như số liệu từ Đại Học Florida.

Vẫn theo nghiên cứu trên, nhóm này có xu hướng nghiêng về đảng Dân Chủ, với 61.6 % bỏ phiếu cho TT Barack Obama vào năm 2008, chỉ thua kỳ bầu cử năm 1960 cho TT Kennedy là 63.8 %.

Tuy nhiều số liệu và quan sát chung cho thấy xu hướng và thái độ chính trị của người gốc Việt tại Hoa Kỳ nghiêng về đảng Cộng Hòa, vẫn chưa có những thăm dò và con số chính thức riêng về giới trẻ gốc Việt. Ắt cũng không khác mấy nếu dựa theo thăm dò từ tổ chức Quỹ Pháp Lý và Giáo Dục người Mỹ gốc Á (AALDEF), cho thấy nhóm cử tri trẻ gốc Á 18-29 tuổi hầu như đã dồn phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ với tỉ lệ 89%.

Sẽ không phải các em trao quyền cho cộng đồng qua việc tạo đối thoại như nhóm The Interpreter nói trên, mà chính cộng đồng cùng những bậc cha mẹ gốc Việt cần đặt niềm tin và trao quyền cho các em. Để các em sẽ thay mặt thế hệ đi trước, dự phần và đáp trả cho xã hội những gì mà chúng ta đã được thụ hưởng đầy đặc ân, trong tư cách là những công dân có trách nhiệm, đồng thời là những di dân xứng đáng của những quốc gia đang sinh sống.

* Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một chuyên viên Công nghệ Thông tin, và là một nhà báo tự do từ Dallas, Texas.

----------

Ý kiến độc giả:

Giữa già và trẻ, ai hiểu ai hơn? Nói ngắn gọn là: người già đã từng là người trẻ và người trẻ chưa từng là người già. Vì thế kinh nghiệm đời của người trẻ hẳn có nhiều khiếm khuyết.

Khi chung đụng nhau, người trẻ có thể hơn người già ở kiến thức vừa học được qua sách vở, nhưng thiếu sâu sắc vì chưa cảm nhận được thực tế trong cuộc sống và trải nghiệm. Người trẻ ngoài ra còn phạm sai lầm là tự cao vì ỷ mình có năng lực hơn (vì đang lớn) và học vấn cao hơn (vì có bằng cấp) vì thế họ mang niềm tự tôn khiến họ tạo ra đổ vở vì thiếu đắn đo cân nhắc. Sự đắn đo cân nhắc chỉ có được khi thất bại. Một người chưa thất bại thì chưa đủ trưởng thành.

Nhóm The Interpreter là những người trẻ đang lớn lên, háo hức tìm thành công và có thể đang xem thường những hiểm nguy và cạm bẩy trước mắt, vì thế cũng chưa đáng để tin tưởng. Kinh sách có câu : "Kẻ đui dẫn đoàn mù, cả đám sẽ lăn cù xuống hố".

Hãy khuyến khích dám trẻ nên xông pha và tham gia thế sự, nhưng chưa vội đặt hoàn toàn tin tưởng vào chúng mà hãy chờ cho chúng trải nghiệm trong đau thương để chúng thành nhân, và hẳn là trong quá trình thành nhân thì chúng cũng tạo không ít đổ vở, nhưng không sao, đời là thế, mỗi thế hệ đều tạo ra sự dổ vở của riêng nó ! Lớp trẻ ủng hộ Đảng Dân Chủ sao? Cứ để chúng tự nhiên rút kinh nghiệm. Bị phỏng lủa mới biết sợ lửa để rồi biết xử dụng lửa khôn khéo hơn!

Kim Hoa Bà Bà


Các nhà tài trợ chính trị liên kết với Trung Quốc đã giành được quyền tiếp cận với Trump và đảng Cộng hòa

Brian Spegele - (Wall Street Journal) 

Trúc Lam dịch – Hàng trăm ngàn đô la quyên góp chính trị đã mở các cánh cửa ở Washington cho các công dân Trung Quốc có các mối quan hệ cấp cao.

Ngay sau khi Donald Trump nhậm chức, những người có quan hệ với nhà nước Trung Quốc đã đổ hàng trăm ngàn đô la vào cuộc tái tranh cử của ông ta để đến gần ông và có khả năng ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiệm kỳ mới.

Nỗ lực này đã sớm thành công trong việc giành quyền tiếp cận cho những người có liên quan, giúp họ gặp tổng thống hoặc những người đứng đầu trong đảng Cộng hòa tại các buổi gây quỹ hoặc tại một cuộc họp nội bộ của lãnh đạo đảng Cộng hòa. Nó tiết lộ chuyện Trung Quốc tìm cách xây dựng sự xâm nhập vào chính trường Hoa Kỳ, thu thập thông tin về các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và nếu có thể ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách. 

20200627 BTBD 05

Chinese government researcher Zhao Gang, left, and Republican donor Tang Ben, right, with President Trump and first lady Melania Trump in 2017Trump - WSJ

Một số người liên quan đã làm việc chặt chẽ với bộ máy an ninh quốc gia của Trung Quốc, bao gồm các tổ chức liên kết với quân đội của họ, và tóm tắt các nhân vật chính trị nổi tiếng của Trung Quốc về những nỗ lực của họ.

Những người khách của một quan chức Cộng hòa có tên là Shawn Steel, công dân Trung Quốc, gồm một người đàn ông làm việc cho chính quyền trung ương Trung Quốc, đã tham dự một cuộc họp chỉ có giấy mời mới được dự, hồi tháng 5/2017, nơi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa thảo luận các chiến lược trong chiến dịch tranh cử và các vấn đề khác.

Trả lời các câu hỏi, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa cho biết, họ đã chỉ thị cho ông Steel phá vỡ các mối quan hệ với một số người, đã được xác định trong tường trình của Wall Street Journal.

“Điều quan trọng là phải làm, tất cả những gì có thể làm, để bảo vệ vấn đề chính trị của chúng ta khỏi sự can thiệp bất hợp pháp từ nước ngoài”, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa nói, khi trả lời các câu hỏi. Họ nói rằng họ sẽ trả lại các khoản tiền quyên góp mà báo Wall Street Journal đã đưa tin, các khoản tiền đó được sử dụng để tạo điều kiện tiếp cận với tổng thống và các quan chức khác, vì họ không tin rằng, luật tài chính về chiến dịch tranh cử đã bị phá vỡ.

Nói riêng, ông Steel, một ủy viên của quốc gia đảng Cộng hòa đến từ California, nói, đó là “sự giả dối, phỉ báng và xúc phạm” để nói rằng ông đã hỗ trợ bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc. Ông đã không trả lời các câu hỏi cụ thể.

Không có dấu hiệu cho thấy ông Trump nhận thức được những đóng góp chính trị. Tòa Bạch Ốc đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Wall Street Journal đã tổng hợp các chi tiết về những nỗ lực từ hồ sơ tài chính của chiến dịch tranh cử, trên các trang web của chính phủ Trung Quốc và hồ sơ của phía Hoa Kỳ, cũng như thông qua các cuộc phỏng vấn với những người liên quan. Vẫn không thể xác định, liệu có bất kỳ đóng góp hoặc các hoạt động nào khác vi phạm luật pháp Hoa Kỳ hay không. Luật liên bang nghiêm cấm việc nhận tài trợ chính trị từ những người không phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân.

Nỗ lực ban đầu để tiếp cận chính quyền Trump dường như đã bị đình trệ khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng, trước hết là về thương mại và bây giờ là do đại dịch Covid-19Quan hệ giữa hai nước đang ở mức thấp, và chỉ trích Trung Quốc đã trở thành một yếu tố chính trị đối với ông Trump.

Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng, trong lịch sử, Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực ảnh hưởng đến chính trị Hoa Kỳ khi họ cảm thấy bị thách thức, gần đây họ đã tăng cường các nỗ lực để đẩy thông tin sai lệch thông qua mạng xã hội và các kênh khác. Từ lâu, Trung Quốc đã từ chối can thiệp vào công việc [nội bộ] của các nước khác.

Hầu hết các khoản đóng góp chính trị đã được Wall Street Journal xác định, được đổ vào một ủy ban gây quỹ có tên Trump Victory trong nửa đầu của nhiệm kỳ tổng thống Trump. Các khoản đóng góp là số tiền lớn nhất trong năm 2017, vì chính quyền mới lúc đó đang lên kế hoạch cho chính sách Trung Quốc. Số tiền này chỉ chiếm một phần trong số hơn 190 triệu đô la mà ủy ban đã huy động kể từ khi ông Trump nhậm chức.

Các công dân Trung Quốc có liên quan cho biết, họ là người thay mặt chính phủ Trung Quốc, nhưng họ nói rằng họ tìm cách gần gũi với ông Trump vì lý do cá nhân hoặc để giúp họ kinh doanh. Chính phủ Trung Quốc đã không phản hồi yêu cầu bình luận, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng không trả lời.

Không giống như đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton, là người có quan điểm về các vấn đề quốc tế nổi tiếng từ thời bà còn là Ngoại trưởng, ông Trump đã vào tòa Bạch Ốc với tư cách là một ẩn số đối với Trung Quốc, mà các nhà lãnh đạo nước này rất cần tìm hiểu.

Báo Wall Street Journal cũng đã kiểm tra các hồ sơ tài chính trong chiến dịch tranh cử của ứng cử viên lúc đó là bà Clinton, và ứng cử viên đảng Dân chủ năm 2020 là ông Joe Biden. Báo này đã không tìm thấy những nỗ lực tương tự liên quan đến hai người nói trên, có dính đến chính phủ Trung Quốc.

Tiền Trung Quốc đã bị cáo buộc chảy vào Đảng Dân chủ trước đây, gồm cả nỗ lực tái tranh cử của Tổng thống Bill Clinton, năm 1996, dẫn đến lời nhận tội của những người gây quỹ cho đảng Dân chủ vì vi phạm luật bầu cử và các tội khác.

Ngay sau cuộc bầu cử năm 2016, các quan chức từ lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles đã tiếp cận một nhà tổ chức thân Trump, tên là David Tian Wang, nói rằng người ta đã làm việc với ông. Ông Wang là người Trung Quốc, có thẻ thường trú nhân ở Mỹ, đã thành lập một nhóm có tên là ‘Những người Mỹ gốc Hoa’ cho Trump và có mối quan hệ lâu dài với những người và các nhóm ở California, được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc, theo website chính thức của Trung Quốc và truyền thông nhà nước.

Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu ông Wang giúp đỡ trong việc vận động hành lang về các vấn đề Trung Quốc trong thời gian ông Trump nắm chính quyền, Lance Chen, cựu thành viên của nhóm chính trị ông Wang cho biết. Ông Chen nói rằng, ông Wang cố tuyển dụng ông cho nỗ lực vận động hành lang, nhưng ông từ chối giúp đỡ.

Ông Wang được liệt kê là giám đốc điều hành của một công ty quan hệ chính phủ mới đăng ký tại California, công ty Wang & Ma Government Relations LLC, theo hồ sơ kinh doanh nhà nước cho thấy. Ông cũng đã trao 150.000 đô la cho ủy ban gây quỹ Trump Victory, theo tiết lộ của Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC).

Ông trở thành sự hiện diện thường xuyên trong giới chức đảng Cộng hòa. Có lần ông Wang được trích dẫn trên truyền thông tiếng Hoa ở Mỹ, nói rằng, ông đã sử dụng quyền tiếp cận vào chiến dịch của Trump, để đưa ra quan điểm rằng, việc triển khai quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông bị tranh cãi là một sự lãng phí tiền bạc.

Những người vận động hành lang cho các chính phủ nước ngoài được yêu cầu phải đăng ký với Bộ Tư pháp Mỹ. Tên ông Wang không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu quan chức nước ngoài của Bộ Tư pháp.

Ông Wang đã không trả lời những câu hỏi cụ thể nhất từ ​​Wall Street Journal, nhưng nói trong một tin nhắn gửi tới rằng: “Tôi KHÔNG có mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc và không nhận lệnh từ bất cứ ai”. Ông nói thêm rằng, ông yêu Trung Quốc và Hoa Kỳ, và tin tưởng vào nền tảng của Đảng Cộng hòa.

Hồi tháng 5/2017, ông Wang đã tham dự một cuộc họp lãnh đạo của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa ở San Diego, cuộc họp này chỉ những người được mời mới dự. Ông Wang dự với tư cách là khách của ông Steel, ủy viên ở California, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết. Cuộc họp mặt là dịp rất sớm để các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa lên kế hoạch về con đường đi tới của đảng, sau khi ông Trump nhậm chức.

Đi cùng với ông Wang tới cuộc họp, với tư cách là khách mời của ông Steel, còn có ba người đàn ông có liên quan đến chính phủ Trung Quốc. Người đầu tiên là Zhao Gang, là người mà các trang web chính thức của Trung Quốc xác định là nhà nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, tập trung vào an ninh quốc gia, ngoại giao công nghệ và các vấn đề khác. Công việc của ông Zhao đã kết nối ông với các nhân vật cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, gồm một cộng sự thân cận của Chủ tịch Tập Cận Bình, nói rằng những người đó đã gặp ông Zhao.

Một người khác là Tang Ben, một công dân Mỹ gốc Hoa, từng là thành viên của ủy ban điều hành tại Hiệp hội Xúc tiến Văn hóa Chiến lược Trung Quốc, một nhóm không rõ ràng mà truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, nhóm đã tư vấn cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề an ninh. Tổng thư ký của nhóm là Thiếu tướng Luo Yuan, đã nghỉ hưu, nổi tiếng với các quan chức Hoa Kỳ vì quan điểm diều hâu của ông ta đối với Mỹ.

Người thứ ba là Li Su, một doanh nhân có kết nối với chính phủ Trung Quốc, là người làm việc chặt chẽ với một cựu quan chức nổi tiếng của Phó chủ tịch Trung Quốc.

Sự hiện diện của ông Zhao và Li tại sự kiện lãnh đạo đảng Cộng hòa là không bình thường, vì các quy tắc bầu cử liên bang không cho phép công dân nước ngoài đóng bất kỳ vai trò nào trong việc ra quyết định tại các ủy ban chính trị của Hoa Kỳ.

Ông Zhao nói rằng, sự tham gia của ông không nằm ngoài “mối quan tâm hàn lâm” và chính phủ Trung Quốc không cung cấp tài chính cho ông. Ông Li cũng cho biết, ông có mặt ở đó trong khả năng tài chính cá nhân của ông.

Ba người này cũng đã cùng xuất hiện tại các sự kiện ở Trung Quốc trước đó. Hồi tháng 9/2016, ông Zhao, Tang và Li đã tham gia một cuộc họp kín được coi là cuộc đối thoại an ninh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Họ là một phần của một phái đoàn Trung Quốc, bao gồm một chiến lược gia quân sự cứng rắn và một nhà lãnh đạo của một trung tâm nghiên cứu do quân đội Trung Quốc kiểm soát, theo chương trình sự kiện. Một người đàn ông lớn tuổi mặc bộ đồ Mao, dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc, mà những người tham gia được cho là cố vấn riêng cho Chủ tịch Tập Cận Bình.

Những người tham gia phía Hoa Kỳ, gồm Michael Breen, lúc đó là Giám đốc điều hành của Dự án An ninh Quốc gia Truman, và một cựu sĩ quan Cơ quan Tình báo Quốc phòng tên là Welton Chang. Họ nói rằng, trong suốt cuộc họp kéo dài ba giờ đồng hồ, những người tham dự phía Trung Quốc đã lên tiếng, họ hy vọng một chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Trump có thể dẫn đến việc giảm bớt sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Cả hai người tham gia từ phía Mỹ đều nói rằng, họ lo lắng sự kiện này được thiết kế để tình báo Trung Quốc biết đến họ. Ông Chang cho biết, ông đã báo cáo cuộc gặp gỡ với tình báo Hoa Kỳ.

Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) cho biết, những người đàn ông tham dự cuộc họp của đảng Cộng hòa ở San Diego đã không có bất kỳ tương tác có ý nghĩa nào với các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa ở đó. Tuy nhiên, RNC cho biết, họ đã cấm những người đó tham dự các sự kiện của RNC trong tương lai.

Ủy ban cũng cho biết, hiện họ đã thắt chặt chính sách của mình đối với khách mời tại các cuộc họp như vậy, ngoại trừ những người nước ngoài làm việc có hiệu quả và đã cắt đứt quan hệ với ông Wang, là người sáng lập tổ chức ‘người Mỹ gốc Hoa’ cho ông Trump.

Ông Steel cho biết, ông không “thu được tiền từ, và cũng không nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ” các ông Zhao, Tang, Li hoặc Wang. Ông Steel đã không trả lời một câu hỏi về lý do tại sao họ có mặt ở đó với tư cách là khách của ông.

Ủy ban bầu cử liên bang (FEC) đã từ chối bình luận về sự có mặt của những người đàn ông trong cuộc họp của đảng Cộng hòa, với lý do “tiềm năng của vấn đề này sẽ xảy ra trước Ủy ban trong khả năng thực thi”.

Sau cuộc họp ở San Diego, các ông Zhao, Tang và Li đã tóm tắt một nhóm các nhân vật chính trị Trung Quốc ở Trung Quốc, gồm cả tướng Luo đã nghỉ hưu, về việc họ tiếp cận với những người Cộng hòa hàng đầu, theo một video về sự kiện này. Ông Li cho biết, cuộc bầu cử của ông Trump có thể chứng minh đó là một chiến thắng cho Trung Quốc, theo đoạn video.

Hồi tháng 6/2017, Trump Victory đã nhận được 300.000 đô la từ ông Tang và vợ. Các khoản quyên góp cho phép ông Tang tham dự một buổi gây quỹ tại khách sạn Trump International ở Washington, nơi ông Tang dẫn những người khách Trung Quốc đến gặp tổng thống. Những đóng góp của vợ chồng Tang, là người mà hồ sơ FEC trước đó cho thấy đã không có trong hồ sơ đưa tiền cho ông Trump, lại là hai trong số những khoản đóng góp lớn nhất mà Trump Victory nhận được trong năm 2017.

Ông Tang mô tả chuyến thăm trong một bài bình luận trên báo Trung Quốc như là cách ngoại giao bình thường cho Trung Quốc. Tương tác với tổng thống “có thể giúp tìm ra một bước đột phá trong việc tự do thương mại về công nghệ Hoa Kỳ-Trung Quốc”, ông viết.

Theo một tài khoản trên mạng xã hội Trung Quốc, ông đã đăng những bức ảnh của mình trong tòa Bạch Ốc. “Nếu người dân Trung Quốc muốn bắt kịp Hoa Kỳ, họ phải nghiên cứu về Hoa Kỳ”, ông Tang viết.

Có được số điện thoại di động ở Trung Quốc, [chúng tôi gọi nhưng] ông Tang cúp máy khi [chúng tôi] nói người gọi là phóng viên. Trước đó, vợ ông nói trong một cuộc phỏng vấn ngắn rằng, chồng bà đã dành phần lớn thời gian ở Trung Quốc và bà không quen với bất kỳ sự đóng góp chính trị nào.

Đồng hành cùng ông Tang tại buổi gây quỹ năm 2017, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa xác nhận, ông Zhao từ Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, và là Chủ tịch của một nhà sản xuất thiết bị truyền thông quân sự và vệ tinh Trung Quốc, Huaxun Fangzhou Co.

Giám đốc điều hành Wu Guangsheng, nói với ông Trump rằng, các công ty công nghệ Trung Quốc rất muốn đầu tư vào Hoa Kỳ, theo một tài khoản trên trang web của công ty mẹ của Huaxun.

Họ nói rằng, ngay trước chuyến thăm Washington của mình, ông Wu đã tham dự một cuộc họp tại Bắc Kinh với người đứng đầu Ban Công tác Mặt trận Thống nhất (United Front Work Department), một cơ quan của Đảng Cộng sản tìm cách định hình chính trị toàn cầu theo hướng ủng hộ Trung Quốc.

Công ty ông Wu nói, ông không biết sự kiện này là một buổi gây quỹ khi được mời. Công ty nói rằng, ông đã tìm cách mở cửa để theo đuổi việc kinh doanh ở Hoa Kỳ.

Con đường Tơ lụa: Giấc mơ của Trung Hoa, Ác mộng của Ấn Độ

25/06/2020  

20200627 BTBD 06

Chiến đấu cơ Ấn Độ trên không phận vùng Ladakh có tranh chấp biên giới với Trung Quốc ngày 24/06/2020. 

AFP - TAUSEEF MUSTAFA

Căng thẳng biên giới Ấn – Trung tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nằm trên cao 4.300 mét của dãy Himalaya đã kéo dài từ hơn một tháng nay. Tuy nhiên, trận ẩu đả tay không hôm thứ Hai 15/06/2020, nổ ra ở nhiều điểm dọc theo vùng biên giới có tranh chấp giữa Ấn Độ - Trung Quốc, là đẫm máu nhất.

Phía Ấn Độ cho biết có 20 binh sĩ thiệt mạng. Trung Quốc, giống như trong đại dịch Covid-19, không cho biết chính xác con số nạn nhân là bao nhiêu: 5 người (Hoàn Cầu Thời Báo), 43 người (Thời báo Ấn Độ) hay là 35 binh sĩ, trong đó có một viên chỉ huy cấp cao (trang mạng U.S News and World Report)?

Chuyện gì thật sự đã xảy ra trong đêm đó giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu châu Á? Bên nào gây hấn trước ? Không ai có thể biết được. Ông Gilles Boquérat, chuyên gia về Nam Á, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS, trên làn sóng của RFI có nhắc lại rằng cuộc tranh chấp dai dẳng này giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn là hệ quả của một quá khứ lịch sử.

« Đúng là giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đó còn là một vấn đề liên quan đến đường biên giới do thời kỳ thực dân Anh để lại. Đường biên giới này chưa bao giờ được Trung Quốc công nhận, bất kể đó là đường Mac Mahon (được ký kết giữa chính quyền thực dân và chính phủ Tây Tạng thời đó), nằm ở phía đông biên giới Ấn – Trung. Đây là nơi phân cách Ấn Độ với Trung Quốc, tại khu vực Ladakh. Đây chính là di sản của thời kỳ thực dân và chúng chưa bao giờ được giải quyết dứt điểm . »

« Ván Cờ Lớn »

Vẫn theo ông Gilles Boquerat, cuộc đối đầu đẫm máu hôm thứ Hai 15/06, không đơn giản là một cuộc tranh chấp lãnh thổ, mà còn phản ảnh rõ một sự đối đầu sâu sắc giữa hai ông « khổng lồ » châu Á.

Bởi vì giữa Ấn Độ và Trung Quốc còn có một cuộc đọ sức khác, có quy mô lớn hơn. Giáo sư Serge Granger, ngành Chính trị học ứng dụng, trường đại học Sherbrook, Canada, trong một bài viết đăng trên tạp chí Diplomatie năm 2018, từng so sánh cuộc đối đầu Trung - Ấn ngày nay với giai đoạn « Ván Cờ Lớn » (1813 – 1907), thời kỳ đối đầu thực dân và ngoại giao giữa hai đế chế Anh Quốc và Nga nhằm giành quyền thống trị Trung Á.

Khi quan sát « Ván Cờ Lớn » đó, nhà địa lý học người Anh, Halford John MacKinder, người đi tiên phong trong ngành địa chính trị, năm 1909 từng đưa ra giả thuyết rằng ai thống trị được hành lang Á – Âu trên bộ sẽ thống trị được thế giới. Bốn mươi năm sau, ông Nicholas Spykman, nhà báo, giảng viên đại học, và cũng là một trong những nhà sáng lập ngành địa chính trị học tại Mỹ đưa ra khái niệm : Chính sự thống trị con đường giao thương hàng hải giúp bảo đảm uy thế cường quốc. 

Những học thuyết trên được Trung Quốc áp dụng triệt để trong dự án « Sáng kiến Vành Đai và Con Đường » (One Belt, One Broad Initiative – BRI). Giới quan sát Ấn Độ xem dự án những con đường tơ lụa đó như là một sự xác quyết ý muốn thống trị hành lang Á – Âu của Trung Quốc. Họ e ngại rằng dự án này có nguy cơ vây hãm, hạn chế khả năng của New Dehli tiến hành các hoạt động giao thương liên lục địa.

Nghiêm trọng hơn nữa, sự gia tăng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tại Trung Á có lẽ sẽ còn đe dọa đến an ninh Ấn Độ. Theo ông Nirupama Rao, cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc và Hoa Kỳ, sáng kiến những con đường tơ lụa đó chính là một sự thể hiện « hard power » (quyền lực cứng) ngày càng gia tăng của Bắc Kinh, cả ở những vùng biển lẫn trên lục địa châu Á.

Một cách cụ thể, trên bộ, Trung Quốc thiết lập hai hành lang kinh tế : Thứ nhất là Trung Quốc – Pakistan nối liền Kashgar (Tân Cương, Trung Quốc) với cảng biển Gwadar (Pakistan) và hành lang thứ hai là BCIM (Bangladesh – China – India – Myanmar), nối thẳng Trung Quốc với vịnh Bengal thông qua ngả Miến Điện.

Ngoài biển cả, Ấn Độ Dương không còn là đại dương của riêng Ấn Độ nữa. Bắc Kinh lần lượt thiết lập các cơ sở cảng biển của mình nằm rải rác như một chuỗi ngọc từ nhiều nước Nam Á đến tận vùng biển Tây Phi. Những cơ sở cảng biển và quân sự này cho phép Trung Quốc lắp đặt các hệ thống ra-đa cảnh báo mọi chuyển động của hải quân Ấn Độ. Chuỗi ngọc đó còn là một nguồn bảo đảm chống lại mọi ý đồ của Ấn Độ chặn đường tiếp tế nhiên liệu cũng như khoáng sản đến Trung Quốc. Đây thật sự là một mối đe dọa cho Ấn Độ.

Tóm lại, những con đường tơ lụa đó tạo lợi thế cho hoạt động giao thương Á-Âu của Trung Quốc. Những cơ sở hạ tầng này tạo thuận lợi cho Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa, một thế mạnh quan trọng của Bắc Kinh. Những con đường này còn cho phép Trung Quốc dễ dàng nhập khẩu nguyên nhiên liệu để rồi tái xuất khẩu dưới dạng các thành phẩm.

Ladakh: Chốt chặn cho cả Trung Quốc và Ấn Độ?

Chỉ có điều những hành lang chiến lược này của Trung Quốc đã cản trở Ấn Độ kết nối thương mại với vùng Trung Á, có một tầm quan trọng cốt lõi cho New Dehli, theo như nhận xét của ông Serge Granger. Con đường ngắn nhất để Ấn Độ đến với Trung Á là đi qua Pakistan và Afghanistan. Đây cũng chính là một trong những tâm điểm của mọi căng thẳng Trung - Ấn tại vùng biên giới trên dãy Himalaya.

Vùng Ladakh, khu vực diễn ra cuộc xung đột Ấn - Trung, có một vị thế chiến lược quan trọng cho Trung Quốc. Khu vực này, dưới sự kiểm soát của Ấn Độ, nằm giữa Aksai Chin (Ấn Độ đòi chủ quyền, nhưng Trung Quốc kiểm soát) và thung lũng Shaksgam, thuộc vùng Baltistan (dưới sự kiểm soát của Pakistan). Đoạn biên giới có xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc, gây trở ngại cho Trung Quốc, kết nối quân sự và tiếp cận vùng Kashmir của Pakistan, vốn dĩ là một mắc xích quan trọng trong dự án BRI.

Việc chiếm đóng được vùng lãnh thổ phía bắc hồ Pangong hay chí ít thung lũng Galwan không những bảo đảm cho Trung Quốc tiếp cận được Pakistan, mà còn có thể ngăn cản Ấn Độ thâm nhập vào Afghanistan và vùng Trung Á. Để thực hiện ý đồ này, Bắc Kinh cho tiến hành chiến thuật « gấm nhấm » dần từng thước đất một tại đường LAC, theo như ghi nhận của báo Le Monde.

Đọ sức bất cân xứng?

Về phần Ấn Độ, cảm thấy như bị vây hãm bởi ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương và trên châu lục, chính quyền New Dehli tiếp tục xây dựng cầu đường và các tuyến đường sắt chiến lược cho phép di chuyển quân dọc theo đường kiểm soát. Những động thái này khiến Bắc Kinh bực tức, xem đấy là một rào cản tiềm tàng cho « Hành Lang Trung Quốc – Pakistan », một trục chính cho con đường tơ lụa.

Mặt khác, trong nỗ lực đối trọng với con đường tơ lụa trên bộ của Trung Quốc, Ấn Độ lần lượt cho ra đời hai dự án : Thứ nhất là con đường vận tải Bắc Nam (North-South Transport) nối Mumbai với Saint-Petersbourg (Nga), qua ngả Teheran (Iran) và Baku, và thứ hai là trục xa lộ Ấn Độ – Miến Điện – Thái Lan, nối vùng đông bắc Ấn Độ với các nước Đông Nam Á.

Ở trên biển, cùng với Nhật Bản, chính quyền New Dehli khởi động dự án Asia Africa Growth Corridor (AAGC) nối Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi.

Câu hỏi đặt ra: Liệu Ấn Độ có đủ thực lực để đọ sức dài lâu cùng với Trung Quốc hay không ? Xung đột tại biên giới ít nhiều cho thấy nỗi lo âu của New Dehli trước đà đi lên thành cường quốc của Bắc Kinh. Bởi vì, cách biệt về tương quan lực lượng ngày một lớn. Cách đây 30 năm, mức ngân sách cho quân sự của hai nước là ngang nhau. Ngày nay, Trung Quốc chi đến 260 tỷ đô la cho quân sự, cao hơn 3,5 lần so với mức chi của Ấn Độ chỉ có 71 tỷ đô la.

Trên lĩnh vực kinh tế, Ấn Độ vẫn thua xa Trung Quốc theo như ghi nhận của Pascal Boniface, chuyên gia địa chính trị, trên trang mạng của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS). « Trung Quốc có thặng dư mậu dịch so với Ấn Độ khoảng từ 50 – 60 tỷ đô la. Nhất là GDP của Trung Quốc (14.000 tỷ đô la/năm) cao hơn 4 lần của Ấn Độ (chưa tới 3.000 tỷ đô la/năm). Rõ ràng là Trung Quốc vượt xa hẳn Ấn Độ. »

Cuộc tranh chấp này còn thêm phần gay gắt khi có bóng dáng của Mỹ. Chuyên gia Pascal Boniface nhắc lại, trong quá khứ, nhất là trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô là đồng minh của Ấn Độ và là đối thủ của Trung Quốc. Còn bây giờ, nếu như Trung Quốc là đồng minh của Pakistan, kẻ thù của Ấn Độ, thì New Dehli đang có xu hướng ngả dần theo Washington.

« Giờ đây, Ấn Độ dường như xích lại gần hơn với Mỹ. Thủ tướng Modi trở nên thân Mỹ hơn. Ông hy vọng rằng điều đó có thể giúp Ấn Độ có được vị trí cường quốc thứ 6 mà Ấn Độ mong muốn từ bao lâu nay. Hơn nữa, Ấn Độ cũng tỏ ra ganh tỵ trước việc Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mà Ấn Độ không có được. Rồi Trung Quốc là cường quốc chính thức trong khi Ấn Độ chỉ là cường quốc không chính thức. Thế nên, sự đối đầu là rất lớn.

Ngoài ra, căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như cũng có những tác động lên quan hệ song phương giữa Bắc Kinh và New Dehli. Trung Quốc cũng muốn lợi dụng cuộc khủng hoảng virus corona để khẳng định thế mạnh như là nước này đã làm với Hồng Kông, với Mỹ và đương nhiên là cả với Ấn Độ. »

« Ván Cờ Lớn » giữa hai ông « khổng lồ » châu Á liệu có đi đến chiến tranh hay không? Về điểm này, giới chuyên gia đều cùng nhất trí: Cả Ấn Độ và Trung Quốc chẳng được lợi gì khi đối đầu trực diện. Nhưng sự việc cho thấy rõ thái độ nghi kị của Ấn Độ ngày càng lớn đối với Trung Quốc, rủi thay lại là một đối tác kinh tế không thể thiếu cho chính quyền thủ tướng Modi.


No comments:

Post a Comment