Wednesday, June 3, 2020

20200604 Ban tin bien Dong

20200604 Ban tin bien Dong


https://ongvove.wordpress.com/danh-muc/  

HOÀNG SA 1974: CHÍNH PHỦ MỸ NÓI GÌ?

https://ongvove.wordpress.com/2018/01/18/hoang-sa-1974-chinh-phu-my-noi-gi/

Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ (version Apr 2015)

https://www.youtube.com/watch?v=86i4d5hNLto

SÁCH: TRẬN HẠ LÀO 1971 – PHẠM HUẤN

https://drive.google.com/file/d/1BqnSzAp77Qi_CbXXhqinLmmdATQGYyI4/view

https://ongvove.wordpress.com/2020/02/01/sach-tra%cc%a3n-ha%cc%a3-lao-1971-pha%cc%a3m-huan/

SÁCH: GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ – NHÃ CA

https://drive.google.com/file/d/1_CO1nwnzxDjfxA5NFBO4Od8Nqosz29sQ/view

https://ongvove.wordpress.com/2020/01/24/sach-gia%cc%89i-khan-so-cho-hue-nha%cc%83-ca/

SÁCH: DỰA LƯNG NỖI CHẾT – PHAN NHẬT NAM

https://ongvove.wordpress.com/2020/01/20/sach-du%cc%a3a-lung-no%cc%83i-chet-phan-nha%cc%a3t-nam/

https://drive.google.com/file/d/1UOC1Bm6uzMCr9yw0qvemcjPSWAdCQfZ2/view

TÀI LIỆU: HOÀNG SA, LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA – BỘ DÂN VẬN VÀ CHIÊU HỒI

https://ongvove.wordpress.com/2020/01/15/tai-lie%cc%a3u-hoang-sa-la%cc%83nh-tho%cc%89-vie%cc%a3t-nam-co%cc%a3ng-hoa-bo%cc%a3-dan-va%cc%a3n-va-chieu-hoi/

https://drive.google.com/file/d/1hvltrrrCS-ER3rSuNhjV3eMfz_E8P4cW/view

SÁCH: KHI ĐỒNG MINH THÁO CHẠY- NGUYỄN TIẾN HƯNG

https://ongvove.wordpress.com/2020/04/29/sach-khi-dong-minh-thao-cha%cc%a3y-nguye%cc%83n-tien-hung/

https://drive.google.com/file/d/1cziyFHQSHXCj7YpO3Ha31g1jC9BM4IfB/view

SÁCH: CÁI CHẾT CỦA NAM VIỆT NAM: NHỮNG TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG – PHẠM KIM VINH

https://ongvove.wordpress.com/2020/04/05/sach-cai-chet-cu%cc%89anam-vie%cc%a3t-nam-nhu%cc%83ng-tra%cc%a3n-danh-cuoi-cung-pha%cc%a3m-kim-vinh/

https://drive.google.com/file/d/1cXd6LguLXbANycUZ3tcjvboR5qb3vObg/view

GIÁ TRỊ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

https://ongvove.wordpress.com/2019/11/22/gia-tri%cc%a3-cu%cc%89a-vie%cc%a3t-nam-co%cc%a3ng-hoa/

“NĂM NĂM VÀNG SON 1955-60” CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA

https://ongvove.wordpress.com/2018/04/12/nam-nam-vang-son-1955-60-cua-vie%cc%a3t-nam-co%cc%a3ng-hoa/

HOÀNG SA 1974: CHÍNH PHỦ MỸ NÓI GÌ?

20200604 BTBD 01

Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa

Dựa theo các tài liệu đã giải mật của Hoa Kỳ, BBC tóm lược các phản ứng của chính phủ Mỹ ngay tại thời điểm sự kiện vừa diễn ra. Nhiều thông tin, quan điểm có thể đã bị những cứ liệu sau này vượt qua, nhưng thông tin dưới đây phản ánh cái nhìn trong chính phủ Mỹ tại thời điểm năm 1974:

18/1/1974:

Cơ quan tình báo Mỹ CIA gửi báo cáo nói Trung Quốc và Nam Việt Nam “có thể đã đụng độ” ngày 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Cam Tuyền trong khu vực Hoàng Sa.
“Phía Nam Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo khác trong Nhóm Nguyệt Thiềm của Hoàng Sa.”
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
Báo cáo của CIA nhắc lại trước đó Bắc Kinh và Sài Gòn chỉ duy nhất một lần va chạm vào năm 1959 khi “phía Nam Việt Nam bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở Nhóm Nguyệt Thiềm”.
“Việc quan tâm trở lại về sở hữu các đảo có thể xuất phát từ triển vọng tìm thấy dầu trên đảo hoặc vùng nước xung quanh,” CIA nói.
Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974

20200604 BTBD 02

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974

21/1/1974:
Sau khi Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa, báo cáo của CIA ngày 21/1 thừa nhận thông tin về diễn biến cuộc đụng độ vẫn “vô cùng sơ sài”.
Báo cáo này phân tích căng thẳng bắt đầu từ tuyên bố tháng Chín 1973 của Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
“Ban đầu Bắc Kinh bỏ qua tuyên bố này, nhưng đến ngày 11/1, họ phản ứng bằng tuyên bố bộ ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Bãi Macclesfield.”
“Lần đầu tiên, Bắc Kinh cũng chính thức đòi chủ quyền với “tài nguyên tự nhiên ở vùng biển xung quanh” các đảo.”
“Cùng lúc này, Trung Quốc cũng đưa một số ngư dân đến Nhóm Nguyệt Thiềm, nơi mà theo phía Nam Việt Nam, những người này dựng lều và cắm cờ Trung Quốc.”
“Vào lúc này, Sài Gòn chuyển hướng chú ý từ Trường Sa sang Hoàng Sa.”
Báo cáo nói Sài Gòn đưa hải quân ra Nhóm Nguyệt Thiềm, khiến các ngư dân Trung Quốc phải rút đi.
CIA nói Trung Quốc “rõ ràng đã có chuẩn bị” cho diễn biến này.
“Sau khi Nam Việt Nam bắn vào ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa ngày 16/1, Trung Quốc đưa các đơn vị quân đội hướng về nam, can thiệp bằng lực lượng bộ binh và hải quân khá lớn, cùng với không kích,” CIA viết.

23/1/1974:

Tại trụ sở bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Henry Kissinger gặp ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington.
Ông Kissinger nói chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang đưa nhiều thư phản kháng lên các tổ chức quốc tế như SEATO và LHQ.
“Chúng tôi không dính líu đến các phản kháng đó,” Ngoại trưởng Kissiger nói.
Ông nói thêm: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này.”

25/1/1974:

Tại một cuộc họp khác, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề.”
Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: “Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?”
Đô đốc Moorer trả lời: “Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề – đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó.”
Ông Kissinger hỏi “Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?”
Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: “Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.
“Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.
“Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui.”
Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: “Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?”
William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: “Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào.”

Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: “Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực.”
Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:
“Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?
Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.
Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.
Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.
Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy.”
Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: “Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực.”

28/1/1974:

Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng có một bản tin của UPI viết các tàu chiến Nam Việt Nam đã “bao vây” Hoàng Sa, sau khi đã bị mất đảo về tay Trung Quốc.
Bức điện nói “lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc”.
Bức điện yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “kiềm chế” chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Nguồn:  BBC Tiếng Việt


No comments:

Post a Comment