Tuesday, June 9, 2020

20200610 Ban tin bien Dong

20200610 Ban tin bien Dong

 

Australia, China Clash Over COVID-19 Racism Claims

https://www.malaysiasun.com/news/265371510/australia-china-clash-over-covid-19-racism-claims

Pressures increasing on Indonesia and Malaysia in the South China Sea

https://www.cnn.com/2020/06/07/asia/china-malaysia-indonesia-south-china-sea-intl-hnk/index.html

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Mon, Jun 8 at 10:49 AM

Mỹ vừa gởi công hàm tới LHQ, phản đối việc Trung cộng đang hung hãn lấn chiếm biển Đông; Việt cộng có dám nhân cơ hội này mạnh mẽ kiện Tàu cộng không?  Mong lắm thay

 

"Chiến lược phòng thủ" trong hồ sơ VN kiện TQ ra sao? Đến nay "trời biết"

Trương Nhân Tuấn - Việc “leo thang” lý lẽ mấy hôm rày trong nội dung các công hàm giữa VN và TQ gởi Tổng thư ký LHQ làm “căng thẳng” khu vực Biển Đông. “Tiếng súng” có thể thay “tiếng nói” bất cứ lúc nào. “Leo thang” trong ngôn từ sẽ đưa “bàn cờ Biển Đông” vào thế “triệt buộc”. 

Việc này làm "nóng" lại công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng. TQ gởi công hàm ngày 17 tháng 4 năm 2020, vịn nội dung công hàm 1958 để khẳng định chủ quyền của TQ ở HS và TS. 

Công hàm 1958 có giá trị pháp lý như lập luận lâu nay của TQ hay không? Nếu có thì làm thế nào để "hóa giải" hiệu lực?

Giữa VN và TQ không đơn thuần chỉ có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ HS và TS mà còn có những yêu sách đối nghịch như về "quyền lịch sử" của TQ ở biển Đông. VN còn gặp nhiều khó khăn, một mặt đối thủ là "đại cường", có thể sử dụng vũ lực để "cả vú lấp miệng em". Còn có việc yêu sách vùng biển và thềm lục địa sinh ra từ các đảo. Việc này cũng đặt VN vào tư thế bất lợi. 

Các đảo HS và TS hiển nhiên thuộc VN. Nhưng nếu VN yêu sách vùng biển và thềm lục địa phát sinh từ các đảo này rộng 200 hải lý như đất liền, thì VN có thể bị "gậy ông đập lưng ông". Nếu công hàm 1958 có hiệu lực, VN có thể mất cả chì lẫn chài, mất chủ quyền HS và TS là một. Mất vùng biển và thềm lục địa phát sinh chung quanh các đảo là hai. 

VN cũng kẹt nếu hủy bỏ yêu sách “vùng biển phát sinh từ đảo”. Bởi vì, nếu đảo đó của mình, thì rõ ràng là phi lý, chuyện này không ai làm. 

Ta thấy rõ sự lúng túng của VN trong các tuyên bố của VN về chủ quyền lãnh thổ và yêu sách hải phận. 

Thí dụ năm 1977 VN ra bản đồ (gọi là bản đồ bụng chữa). VN yêu sách vùng nước và thềm lục địa chung quanh HS và TS, theo đó các đảo HS và TS có đầy đủ hiệu lực “đảo”, theo điều 121 Luật biển 1982. 

So sánh ta thấy “bản đồ bụng chữa” của VN không khác mấy bản đồ chữ U chín đoạn của TQ.

Tuyên bố của VN ở các năm sau thông thường là "thả nổi", hiểu sao cũng được, kiểu "Luật Quốc tế về Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhứt, toàn diện và triệt để, về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa VN và TQ".

Theo tôi lựa chọn này là "thông minh". Bởi vì VN có thể bị vướng nguyên tắc "estoppel", nguyên tắc "không được nói ngược". VN không thế phản bác yêu sách đường chữ U của TQ trong khi VN cũng có yêu sách “bản đồ bụng chữa” tương tự. Ngay cả khi VN tuyên bố hủy bỏ yêu sách vùng biển 1977 thì việc bài bác yêu sách "đường chữ U" của TQ, trước một tòa quốc tế, cũng có thể làm VN phạm nguyên tắc "estoppel".

Anh không thể cấm người khác có quan điểm y chang như anh. 

VN còn có tranh chấp do chồng lấn vùng biển kinh tế độc quyền và thềm lục địa, bề rộng 200 hải lý phát sinh từ đường cơ bản ven bờ. 

Ngoài ra, làm như chưa đủ phức tạp, lại có vụ “thềm lục địa mở rộng”, theo điều 76 của Luật quốc tế về Biển. Quốc gia nào có thềm lục địa “có thể mở rộng được”, thì có thể mở ra đến 350 hải lý. Việc chống lấn vì vậy, ngoài vùng biển và thềm lục địa 200 hải lý, còn có chồng lần “thềm lục địa mở rộng”. 

Hiển nhiên câu hỏi cần phải đặt (mà không thấy ai đặt) là VN "phác họa" chiến lược tranh tụng với TQ ra sao?

Nếu kiện TQ thì kiện về cái gì? Kiện ở đâu?

Ải đầu tiên nếu VN muốn đi kiện TQ, là phải chắc chắn tòa “có thẩm quyền phân xử”. Việc này có hai cái khó. Thứ nhứt, hai bên phải ký nhận thẩm quyền của tòa. Thứ hai, nội dung phân xử không bị “loại trừ” do việc “bảo lưu” của một bên.

Vụ Phi đơn phương kiện TQ ra Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye (Hòa lan). Tòa tuyên bố có thẩm quyền và ra phán quyết ra ngày 14 tháng 7 năm 2016. Theo nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Biển khu vực nam Biển Đông”, Phi thắng kiện. Vấn đề là TQ không tham gia, vì cho rằng Tòa không có thẩm quyền. TQ không nhìn nhận và dĩ nhiên không tuân thủ phán quyết.

Hoc giả VN luôn “lên gân” muốn VN “kiện” TQ. Nếu có ai đó hỏi “sách lược kiện tụng của VN ra sao, kiện ở đâu, kiện cái gì”? Câu trả lời coi bộ khó! 

Tuy nhiên, nói vậy là “hạ thấp” trình độ của học giả VN. Lâu nay học giả VN cũng rất siêng năng, rất chuyên chú ở việc tìm kiếm bản đồ. 

Làm như khi ra tòa, VN ôm một chồng bản đồ TQ trong đó không có vẽ HS và TS là đủ chứng minh TQ không có chủ quyền ở HS và TS vậy. 

Vụ “hiệu lực các bản đồ” từ 10 năm trước tôi đã có bài nghiên cứu, cho thấy là trước tòa, bản đồ không hề là một “bằng chứng”. Bản đồ chỉ có giá trị “thông tin”, giúp tòa làm rõ một vấn đề (còn mù mờ) nào đó. 

Ngay cả việc bất nhất trong lập luận, về tư cách pháp nhân các thực thể VNDCCH, VNCH, CPLTMTGPMN... các học giả vẫn lọng cọng. Trong khi việc lựa chọn “tư cách pháp nhân” của VNCH và VNDCCH mới là điều quan trọng nhứt, là “yếu tố nền tảng”, quyết định VN “thắng” hay “thua” trong vụ kiện. 

Chưa nói tới nội dung các “sách lược” phòng thủ và tấn công (vì đâu ai biết nó hình dáng ra sao?). Các học giả VN hiện nay hầu hết có quan niệm VNCH và VNDCCH là hai “quốc gia, độc lập có chủ quyền”. 

Việc này tôi có nói (vô số lần) là “nguy hiểm”. Làm vậy là toàn bộ lịch sử VN, kể cả giai đoạn 1954-1975, đều được xét dưới ánh sáng của luật quốc tế. 

Tôi có viết nhiều bài cảnh báo, trong đó có bài “Công hàm 1958: một vấn đề thuộc phạm vi công pháp quốc tế” và bài “Nếu công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không hiện hữu”. Rõ ràng ý kiến của tôi trong hai bài này khó lòng phản biện. Vì những gì tôi viết chỉ phản ảnh luật lệ, hay giải thích luật lệ.

Tức là khi đặt nền tảng hồ sơ kiện, với VNDCCH và VNCH là “hai quốc gia”. Bất kể lập luận ra sao, bằng chứng “chắc như bê tông”, tôi nghĩ rằng VN thua kiện 99%, ở bất kỳ một mục đích nào ghi ở trên. 

Hồ sơ do tôi đề nghị từ nhiều năm nay, theo đó VNCH và VNDCCH là hai thực thể chính trị thuộc về một quốc gia “duy nhứt”, theo định nghĩa của hiệp định Genève 1954, khẳng định lại qua hiệp định Paris 1973. Tức là VN có tư cách pháp nhân là “quốc gia bị phân chia - divided state”. VNCH và VNDCCH là hai “quốc gia chưa hoàn tất”. Đây là cách nói khác của pháp nhân “quốc gia hai chế độ”.

Nếu ta xét thực tế lịch sử, từ 1954 tới 1975, VNDCCH chưa bao giờ là thành viên của bất cứ một định chế, một tổ chức nào thuộc LHQ. VNDCCH không có ghế đại diện LHQ đã đành. VNDCCH cũng không phải là thành viên của bất kỳ một công ước quốc tế nào hết cả. Không phải là VNDCCH “không muốn” gia nhập. Mà bởi vì VNDCCH không có “tư cách pháp nhân” để gia nhập. 

Thực tế lịch sử nó là như vậy. VNDCCH không phải là đối tượng của công pháp quốc tế. Điều này không thể phản bác.

Tức là tất cả những hành vi, thái độ bất kỳ của VNDCCH, trước một vấn đề “quốc tế” thể hiện từ 1954 đến 1975, hiển nhiên không thể soi sáng bằng luật pháp quốc tế.

Cũng nên nhắc lại chi tiết, sau khi TQ xâm lăng Hoàng Sa của VN tháng giêng 1974, VNCH vận động Hội đồng bảo an LHQ can thiệp cũng như lập hồ sơ “sách trắng” tung ta Đại hội đồng LHQ để kiện TQ lên tòa Công lý Quốc tế. Ngay cả có hay không có sự “chống lưng” của Mỹ, VNCH bất lực, thất bại trong tất cả các cuộc vận động.

Không quốc gia nào can thiệp, hay tỏ thái độ với VNCH, ngoại trừ các tuyên bố phản đối của LX và các quốc gia khác lên án việc sử dụng vũ lực của TQ. 

Đơn giản vì VNCH không có tư cách pháp nhân của “Quốc gia”. VNCH cũng như VNDCCH không phải là đối tượng của luật quốc tế.

Cả hai bên, VNCH và VNDCCH, đều không phải (hay chưa phải) là “quốc gia độc lập có chủ quyền”. 

Nhưng trước một tòa án, các học giả VN vẫn có thể khẳng định rằng VNDCCH là “quốc gia”, như ý muốn. Vì từ khi “lập quốc” lãnh đạo VNDCCH đã nói như vậy rồi. Hệ quả ra sao? Thì thử làm rồi sẽ biết.

Khi các học giả VN không phản biện được hai bài viết tôi dẫn trên, ý kiến của một “tay mơ” về luật, thì các học giả đỉnh cao vô phương “cãi” lại lập luận các học giả TQ.

“Chiến lược” phòng thủ của tôi hết sức đơn giản. Biết mình biết người. 

Biết mình đuối lý, không thể cãi với TQ bằng luật quốc tế. Thì mình kéo địch thủ qua một “mặt trận” pháp lý khác, mà trong đó luật quốc tế không thể áp dụng được, trong khoảng thời gian 1954-1975. Đâu ai có thể cấm mình được? Thực tế lịch sử nó là như vậy mà!

Tức là, chỉ cần “điều chỉnh” lại lập trường một chút, học giả đỉnh cao và đảng viên CSVN bớt “lên gân một chút”, khiêm nhượng một chút, can đảm một chút để nhìn thực tế lịch sử. Thì công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng không có hiệu lực trước công pháp quốc tế. 

Đơn giản chỉ có vậy. 

Nhưng sau khi tôi đăng lại hai bài viết về “giá trị pháp lý” của công hàm 1958, khối người phản biện bằng những lý do hết sức buồn cười. Có người hỏi rằng khi TQ ra công hàm 1958 khẳng định chủ quyền và hải phận 12 hải lý thì VNCH phản ứng ra sao? Điều tương tự cũng thường thấy, đặc biệt trên BBC. Khi không thể phản biện được các lập luận của TQ bèn đỗ thừa trách nhiệm VNCH làm mất HS. 

Cũng có người không thấy rằng các bài viết của tôi, các bài nói về hiệu lực pháp lý của công hàm 1958, có thể xem như là một hai miếng “puzzle” trên một tấm hình to lớn là “hồ sơ” chủ quyền lãnh thổ, hải phận và vùng biển của VN ở Biển Đông. Họ dẫn một vài đoạn trong bài viết đó rồi cho rằng đó là lập trường của tôi. Hiển nhiên là lấy chữ bỏ miệng người!

Trong khi chờ đợi công hàm của VN sẽ gởi tổng thư ký LHQ để phản biện các yêu sách của TQ. Tôi viết tóm lược ý kiến của tôi trong bài này. Hy vọng bộ ngoại giao VN tiếp nôi lập luận phản biện như đã thấy trong nội dung các công hàm năm 2016. Các học giả đỉnh cao cũng làm ơn bớt “lên gân”. Quí vị nói sướng cái miệng nhưng hệ quả có thể làm cho TQ có lý do trả lời bằng súng. 

24.04.2020

Lac Viet lacviet2109@gmail.com

Sat, Jun 6 at 11:43 PM    

20200610 BTBD 01

PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG BẢO VỆ
HOÀNG SA & TRƯỜNG SA và HÒA BÌNH THẾ GIỚI

PO. Box 362057, Milpitas, CA 95036-3057
Điện thoại : 408-771-5146.
Email : 
HOANGTRUONGSA@googlegroups.com

Số 01/PTVD/- 06/05/2020

Trích yếu: v/v Thành Lập Phong Trào Vận Động Bảo Vệ Hoàng Sa & Trường Sa và Hòa Bình Thế Giới

Kính gởi:

- Quí Vị Lãnh Đạo Tinh Thần Các Tôn Giáo

- Quí Vị Đại Diện Các Cộng Đồng, Các Tổ Chức, Hội Đoàn

- Quí Vị Đại Diện Các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí

- Quí Đồng Hương và Anh Chị Em Thanh Niên Sinh Viên

Kính thưa Quí Vị:

Để trả món nợ khổng lồ của Trung Cộng giúp để đánh chiếm Miền Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam (VC) ngay từ thời Hồ chí Minh đã cam kết chuyển nhượng chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng (TC). Vì VC không dám công khai thực thi sự chuyển nhượng này, nên để Trung Cộng đánh chiếm với sự ủng hộ của chúng.

Kể từ 1956, TC đã chiếm khu Tuyên Đức, phía Đông quần đảo Hoàng Sa, và 1974, phần còn lại là Nguyệt Thiềm của quần đảo này, rồi chúng thiết lập căn cứ quân sự trên đó.

Đến 1988, chúng đánh chiếm 6 bãi ngầm của Trường Sa và một số khác sau đó. TC tiến hành nhiều hoạt động để hỗ trợ việc áp đặt chủ quyền của chúng trên Biển Đông qua bản đồ hình lưỡi bò. Chúng ban hành luật lệ, hoạt động tuần tra, ngăn cấm và trấn áp ngư dân Việt hành nghề, thiết lập cơ cấu hành chánh như Huyện Tam Sa và gia tăng các hoạt động quân sự nhẳm chính thức sát nhập vùng Biển Đông của Việt Nam vào lãnh thổ, lãnh hải Trung Hoa. Hiện nay chúng đã xây xong 8 bãi đá ngầm hay rặng san hô vùng Trường Sa thành các đảo nhân tạo, trên đó chúng đã xây dựng một hệ thống căn cứ hải quân đồ sộ với các kiến trúc kiên cố làm tiền đồn quân sự để làm bàn đạp bành trướng thế lực. Chúng đã phối trí 3 không đoàn phản lực cơ chiến đấu trên các đảo Subi, Vành Khăn và Chữ Thập, và thiết lập các dàn hoả tiễn, hệ thống radar, các hệ thống viễn thông, các kho dự trữ tiếp liệu với các hải cảng, sân bay rộng lớn, doanh trại... Hàng ngàn quân trú phòng đã được đưa tới để đồn trú tại 2 quần đảo này.

Trước các hành vi xâm lăng trắng trợn đó, VC không có một động thái gì đáng kể để bảo vệ chủ quyền biển đảo, kể cả chủ quyền trên lãnh thổ. Đã thế, những tổ chức, đồng bào yêu nước chỉ lên tiếng khẳng định Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam, đều bị chúng cấm chỉ, bị đàn áp thô bạo dã man, bị kết án cầm tù.  VC huy động cả hệ thống chính quyền, gồm công an cảnh sát, toà án, nhà tù, quân đội, và cả toàn thể hệ thống đảng, đoàn để trấn áp và huỷ diệt mọi nỗ lực chống đối kẻ xâm lăng.

Bá Quyền Bắc Kinh ngày nay còn là mối đe doạ toàn cầu. Hoa Kỳ là mục tiêu cuối cùng chúng muốn triệt tiêu để chúng thống trị thế giới, thực hiện giấc mơ “Thế kỷ của người Tàu” vào năm 2049 do Tập Cận Bình đề ra.

Qua chiến lược “Một Vành Đai và Một Con Đường” mà Tập Cận Bình đề ra năm 2013, TC dự định thực hiện “Giấc Mơ” ấy. Một Con Đường là Đường Biển bắt đầu từ Biển Đông của Việt Nam.Từ đó chúng chiếm Đông Nam Á để chiếm trọn Á Châu, và đi xa hơn là chiếm Tây Thái Bình Dương. Không phải chỉ giới hạn sự bành trướng đến Tây Thái Bình Dương, TC còn chuẩn bị thực hiện mưu đồ chiếm các Châu Lục khác. Cũng từ Biển Đông, vào thập niên 2000, chúng đã phác hoạ một lộ trình tiến về phía Tây với “một chuỗi ngọc trai”, là các hải cảng, chạy dọc theo Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương đến Phi Châu, bắt đầu từ cảng Sihanouvile dọc theo Mã Lai đến Kyauk Pyu của Miến Điện, vòng vào Chittagong của Bangladesh, ra Hambantotan của Srilanka, đến các đảo Cocos rồi Maldives của Ấn Độ Dương, vòng vào Gwadar của Pakistan, đến Djibouti, Phi Châu. Nay, chiến lược Một Con Đường mà Tập cận Bình phác hoạ ra còn phát triển rộng lớn hơn Chuỗi Ngọc Trai vì lẽ bao gồm toàn thể quốc gia quanh các hải cảng nằm trên con đường này. Một Con Đường còn đi sâu vào lục địa Âu Châu mà Ý Đại Lợi là điểm dừng chân, một căn cứ để bành trướng ra khắp Âu Châu. Mỗi trạm trên lộ trình là một căn cứ mà ở nơi đó TC đưa công nhân đến đó để kiến tạo các công trình, và cũng còn góp phần vào công tác di dân. Dân TC lập nghiệp sẽ nằm vùng ở nơi đó chờ thời cơ. Tuy vậy, mục tiêu cuối cùng cần thanh toán là Hoa Kỳ. Trung Cộng tấn công Hoa Kỳ bằng võ khí sinh hoá. Khi Hoà Kỳ bị đánh bại, thì cả Tây Âu đầu hàng và sẽ kéo theo sự quy hàng của phần còn lại của thế giới..

Vì tầm quan trọng của âm mưu này, GS Nguyễn văn Canh và nhóm nghiên cứu của Ông đã soạn thảo cuốn Hồ sơ Hoàng Sa và Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, bao gồm các nội dung trên, nhằm cung cấp thêm các dữ kiện cần thiết cũng như gửi lời cảnh giác nhằm mục đích gây suy tư cho các người làm chính sách trên thế giới. Cuốn sách này đã được dịch ra Anh ngữ, hoàn tất in ấn vào cuối tháng 5, 2020 và dùng làm tài liệu căn bản cho công tác trên.  Một khi họ, nhất là Hoa Kỳ hiểu thêm được tầm quan trọng của vấn đề an ninh của thế giới và của chính họ qua tài liệu này, chúng ta tin rằng họ sẽ phải có biện pháp đối phó hữu hiệu nhằm ngăn chận tận gốc nguy cơ, thì cơ may chúng ta bảo vệ được chủ quyền dân tộc và lấy lại được Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là nhiệm vụ lớn và cũng là vinh dự của chúng ta trong công tác này đối với quê hương.

 Kính thưa Quí Vị:

 Để thực hiện công tác chuyển tải tài liệu trên trong giai đoạn 1 và tiến hành một số công tác trong giai đoạn 2 như: 

           - Vận động hành lang thông qua Dự Luật " East China Sea & South China Sea Sanctions Act of 2019" nhằm trừng phạt Trung Cộng về các hành vi bất hợp pháp trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.  Dự Luật này đã được Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio, TNS Ben Cardin và 13 TNS đồng viện đệ trình Thượng Viện HK ngày 23 tháng 5 năm 2019 và A Goup of Concerned Citizens với trên 100 Hội Đoàn, Tổ Chức tại Bắc Nam CA và nhiều nơi khác  đã gởi Thỉnh Nguyện Thư và tài liệu China Expansionism đến 100 TNS và 435 DB trong tháng 9 & 10 năm 2019 để vận động.

         - Vận động chống âm mưu Trung Cộng chiếm nốt các đảo của Việt Nam tại Trường Sa

        - Thành lập Toán Công Tác Đặc Biệt hoạt động tại Washington DC để tiếp xúc với các văn phòng Tòa Đại Sứ của một số Quốc Gia để xin trao tài liệu Hoàng Sa & Trường Sa đến các vị nguyên thủ quốc gia của họ, đồng thời cũng xin gặp gỡ một số chính khách đặc biệt của HK để trực tiếp trình bày với họ về vấn đề Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền của Dân Tộc Việt Nam cùng những vấn đề liên quan khác.

Phong Trào Vận Động Bảo Vệ Hoàng Sa & Trường Sa và Hòa Bình Thế Giới đã được thành lập với thành phần nhân sự sau đây được mời và được đề cử:

Hội Đồng Quản Trị:

·      Dr. Nguyễn Văn Canh

·      Nguyễn Huy Trụ, MD

·      Ms.Nguyễn Thị Ngọc Dung,  Ex-Prof, National Administration Institute

Hội Đồng Cố Vấn:

·      BS Hoàng Cầm

·      BS Mã Xái

·      BS Trần Công Luyện

·      BS Trần Quyền

·      BS Đỗ Văn Hội

·      TS Trần Huy Bích

·      Counsel Nguyễn Bích, Esq.

·      Giáo Sĩ Huỳnh Quốc Bình

·      Ông Lý Ký Hoàng, Retired DEA Supervisory Special Agent

·      Ông Nguyễn Như Được, Tổng Thư Ký

Ủy Ban Giám Sát:

·      Ông Nguyễn Trung Châu, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

·      Ông Phan Tấn Ngưu, Tổng Hội CSQG VNCH

·      Ông Lạc Việt, Hội Đồng Liên Kết Đấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho VN

·      BS Phạm Đức Vượng, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại

·      Ông Cao Gia, Tổng Thư Ký

Ủy Ban Điều Hành:

·      Chủ Tịch: Ông Thái Văn Hòa

·      Phó Chủ Tịch ĐT Công Tác: Ông Nguyễn Tấn Lực

·      Phó Chủ Tịch ĐT Tài Chánh: Ông Nguyễn Trung Cao

·      Tổng Thư Ký: Ông Nguyễn Văn Dzũng

·      Thủ Quỹ: KS Nguyễn Văn Khôi

·      Phụ Tá Thủ Quỹ: Ông Lê Văn Thụy

·      Ban Tài Chánh: Ông Thomas Huỳnh

·      Ban Thông Tin: Ông Huỳnh Lương Thiện - Ông Duy Văn                                       

·      Ban In Ấn Label, Mua và Phân Phối Sách: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Ông Đinh Công Thuận

Ban Vận Động:

·      Vùng Tây Nam HK: Ông Nguyễn Doãn Hưng - Ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Bà Nguyễn Tâm An

·      Vùng Tây Bắc HK: BĐQ Trần Song Nguyên - Ông Đinh Văn Hạp - Ông Trần Quốc Nại - Ông Trần Đức Túc - Ông Trần Bửu Giao - Ông Nguyễn Văn Sáu - Ông Nguyễn Hinh

·      Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận: Ông Hà Văn Sang - Ông Hồ Văn Tâm - Ông Đỗ Như Thạch

·      Vùng Houston và Phụ Cận: Ông Lê Văn Thao - Bà Trương Quế Hương

·      Vùng Dallas/Forworth và Phụ Cận: Ông Đoàn Tống

·      Tiểu Bang Hawaii và Tòa Tổng Lãnh Sự Các Quốc Gia Vùng Thái Bình Dương: Bà Nina Nguyễn

·      Miền Tây Canada:  Ông Lạc Việt - Ông Nguyễn Hữu Ninh

·      Miền Đông Canada: Ông Nguyễn Như Thành

·      Âu Châu: Ông Võ Văn Phước - Ông Nguyễn Văn Đáng 

Các Cơ Quan Truyền Thông, Báo Chí Hỗ Trợ:

·      Truyền Hình VIETTODAY (Ông Lê Đình Bì)

·      Radio Tiếng Mõ Bắc CA, Tuần Báo Mõ San Francisco/Oakland (Ông Huỳnh Lương Thiện)

·      Hệ Thống Truyền Thông CaliToday (Ông Nguyễn Xuân Nam)

·      Đời Mới ONLINE (Ông Duy Văn)

·      Truyền Hình Nét Việt Chanel 16.6 (Phóng Viên Nghê Lữ)

·      Việt Vùng Vịnh (Ông Mỹ Lợi)

..............................................................................

Các Hội Đoàn, Tổ Chức Tham Gia, Hỗ Trợ:

·      1-Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị

·      2-Tổng Hội CSQG/VNCH

·      3-Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại

·      4-Hội Đồng Liên Kết Đấu Tranh Dân Chủ Nhân Quyền Cho VN

·      5-Liên Minh Dân Chủ VN

·      6-Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại VN

·      7-Phong Trào Hưng Ca VN

·      8-Liên Hội CSQG/VNCH Âu Châu

·      9-Hội Ái Hữu Lực Lượng CSQG Bắc CA

·      10-Hội Ái Hữu CSQG/VNCH Nam CA

·      11-Hội Ái Hữu CSQG/VNCH San Diego

·      12-Hội Thân Hữu CSQG/VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn & Phụ Cận

·      13-Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Học Viện CSQG Bắc CA

·      14-Hội Ái Hữu Đồng Hương Quảng Ngãi Hải Ngoại Bắc CA

·      15-Hội CSQG/VNCH Houston và Phụ Cận

·      16-Hội Ái Hữu CSQG/VNCH Massachusetts

·      17-Hội Địa Phương Quân và Nghĩa Quân

·      18-Hội Nữ Quân Nhân San Jose và Hậu Duệ VNCH

·      19-Nhóm Cựu Nhân Viên CSQG Tỉnh Quảng Ngãi

·      20-Nhóm Phụng Sự Cộng Đồng

·      21-Tập Hợp Quốc Dân Việt

·      22-Thành Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng San Jose

·      23-Liên Minh Việt Nam Độc Lập Dân Chủ/Milpitas

·      24-Hội Biệt Động Quân Bắc CA

·      25-Hội Phụ Nữ Việt Nam Hải Ngoại Bắc CA

·      26-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Montreal, Canada

·      27-Gia Đình Cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức Montreal, Canada

·      28-Gia Đình Hội Ái Hữu Thiết Giáp Binh Montreal, Canada

·      29-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Oklahoma

·      30-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị New Orleans

·      31-Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Orlando

·      32-Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa Việt Nam Vancouver, Canada

 Kính thưa Quí Vị,

Vì đây là vấn đề của cả dân tộc, Phong Trào ước mong sự tiếp tay của tất cả quí vị, mọi người tị nạn để có phương tiện chuyển tải tài liệu này đến 535 Nghị Sĩ, Dân Biểu Hoa Kỳ, các người đứng đầu cơ quan Hành Pháp như Tổng Thống, các Bộ Trưởng Ngoại Giao, Quốc phòng và vài yếu nhân khác của Hoa Kỳ, và của khoảng gần 20 quốc gia trên thế giới.

Vì thì giờ eo hẹp, vả lại trong tình trạng đại dịch Vũ Hán nên Phong Trào đã không liên lạc được với nhiều tổ chức, hội đoàn để vận động mời gọi tham gia, hỗ trợ Phong Trào trước khi ra thông báo này. Kính mong Quí Vị thông cảm.

Trong tinh thần cùng chung vai gánh vác, chia xẻ trách nhiệm, thể hiện tinh thần đoàn kết, tăng thêm sức mạnh để cùng hoàn thành mục đích công tác, Phong Trào rất vinh hạnh được đón nhận quyết định tham gia, hỗ trợ Phong Trào của nhiều tổ chức, hội đoàn & cá nhân sau khi phổ biến Thông Báo này.

Phong Trào xin trân trọng cám ơn Quí Vị Đại Diện Các Tổ Chức, Hội Đoàn, Các Cơ Quan Truyền Thông Báo Chí và Cá Nhân đã nhiệt tình hỗ trợ việc thành lập và mục đích hoạt động của Phong Trào Vận Động Bảo Vệ Hoàng Sa & Trường Sa và Bảo Vệ Hòa Bình Thế Giới.

Trân trọng.

San Jose ngày 05 tháng 06 năm 2020

TM. Phong Trào Vận Động Bảo Vệ Hoàng Sa & Trường Sa và Hòa Bình Thế Giới

Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hành 

Thái Văn Hòa

Điện thoại liên lạc:

- Thái Văn Hòa:           408-771-5146

- Nguyễn Tấn Lực:      408-828-4894

- Nguyễn Trung Cao:   510-529-1665

- Nguyễn Văn Dzũng: 408-806-3700

- Huỳnh Lương Thiện: 415-720-5247

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Mon, Jun 8 at 10:48 AM

Liên Âu hay cộng đồng quốc tế lên án Việt cọng, nhưng rất tiếc chẳng làm gì được băng đảng CSVN này.  Chúng sắp đem dân Đồng Tâm ra xử!  Cọng sản còn, Công Lý mất!

Quốc tế lên án vụ Đồng Tâm, gây sức ép lên EU trước đối thoại nhân quyền VN

OTHER Một số bạn trẻ ở Đài Loan phản đối vụ đàn áp ở Đồng Tâm tháng 1/2020

Các tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi EU yêu cầu chính phủ VN chấm dứt đàn áp xã hội dân sự trước đối thoại dự kiến diễn ra giữa EU và VN ngày 19/2.

Liên minh Nhân quyền Quốc tế (FIDH) cùng tổ chức thành viên là Ủy ban Nhân quyền Việt Nam (VCHR) khẳng định trong thông cáo phát đi hôm 17/2 rằng EU cần tận dụng cơ hội cuộc thảo luận nhân quyền với chính phủ Việt Nam để yêu cầu chấm dứt đàn áp xã hội dân sự, trả tự do ngay lập tức những người bất đồng chính kiến hiện đang bị giam cầm.

Lên án vụ Đồng Tâm 

20200610 BTBD 02

Đồng Tâm: 'Đại diện sứ quán Mỹ đã trao đồi gì với tôi?'

Đề cập đến sự kiện Đồng Tâm, thông cáo của FIDH viết:

"Nhiều vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được thực hiện trong bối cảnh tranh chấp đất đai." Và rằng "chính quyền Việt Nam đã liên tục áp dụng cách tiếp cận độc ác và bạo lực để giải quyết các tranh chấp này", với "ví dụ mới nhất của xu hướng này là sự cố Đồng Tâm, dẫn đến cái chết của ít nhất một thường dân vào tháng trước."

Trong một diễn biến liên quan, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), trong thông cáo phát đi hôm 18/2, cũng thúc giục EU kêu gọi chính phủ Việt Nam "khởi động một cuộc điều tra công bằng và minh bạch về vụ đụng độ Đông Tâm ngày 9/1 và buộc những người sử dụng bạo lực phải chịu trách nhiệm".

HRW đề nghị EU kêu gọi chính phủ Việt Nam "cho phép các nhà báo, nhà ngoại giao, cán bộ Liên Hiệp Quốc và các nhà quan sát được tiếp cận Đồng Tâm mà không bị cản trở, để đánh giá những gì đã xảy ra và theo dõi cuộc điều tra của chính phủ."

Trước đó nữa, ngày 14/2, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, trong email trả lời BBC News Tiếng Việt, cho biết:

"Chúng tôi theo dõi sát sao tất cả các diễn biến của sự việc này và hiện đang thu thập thông tin từ nhiều nguồn để hiểu rõ hơn về các biến cố ở Đồng Tâm. Chúng tôi đặc biệt lo ngại về tổn thất sinh mạng ở cả hai phía trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người dân Việt Nam. Điều quan trọng là tất cả các bên tìm cách giải quyết tranh chấp một cách cởi mở, ôn hòa và minh bạch."

20200610 BTBD 03

Bốn người trong gia đình ông Kình hiện 'vẫn chưa có tin tức gì', bà Dư Thị Thành nói

'Sáu lĩnh vực VN vi phạm nhân quyền'

Về mặt tổng quan, FIDH nêu ra các quan ngại chính về nhân quyền ở Việt Nam trong sáu lĩnh vực, gồm: Leo thang đàn áp người bất đồng chính kiến; các luật về "an ninh quốc gia" mang tính đàn áp; quyền cho người lao động; tranh chấp đất đai; điều kiện vô nhân tính trong nhà tù và chết trong tù, án tử hình.

Kể từ cuộc đối thoại năm ngoái tổ chức vào ngày 4/3, chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp, quấy rối, tấn công và giam giữ những người bảo vệ nhân quyền, những người bảo vệ quyền lao động, những người bảo vệ đất đai và môi trường, các blogger, nhà báo, nhà phê bình chính phủ và những người theo tôn giáo, thông cáo viết.

Và nêu rõ: Từ ngày 5/3/2019 đến ngày 2/2/2020, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ 29 nhà hoạt động nhân quyền (bao gồm ba phụ nữ) và kết án 42 người (bao gồm năm phụ nữ) với án tù lên tới 12 năm.

Chính phủ Việt Nam giải thích các cuộc đáp áp này là do những người liên quan đã vi phạm Bộ Luật hình sự 2015 vốn hình sự hóa các hoạt động bị coi là "đe dọa an ninh quốc gia". Các điều khoản mơ hồ này, sáu trong số đó kèm theo mức án cao nhất là tử hình - không phân biệt giữa các tội phạm bạo lực và các tội do thực thi quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa.

Tù nhân chính trị cần được trả tự do 'lập tức'

Mặc dù tham gia Công ước chống tra tấn và Các Hình phạt hay Đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp khác, Việt Nam đã thất bại trong cải thiện các điều kiện giam giữ. Các báo cáo về tra tấn, ngược đãi và tử vong trong đồn cảnh sát vẫn tiếp tục ghi nhận các vụ việc này năm 2019. Một số tù nhân đã chết năm ngoái là kết quả của các điều kiện giam giữ khắc nghiệt, thậm chí có thể họ đã bị tra tấn hoặc ngược đãi, thông cáo của FIDH nhận định.

Vẫn theo FIDH, Việt Nam cũng tiếp tục áp dụng án tử hình đối với một loạt các tội không đáp ứng các tiêu chí về "tội ác nghiêm trọng nhất", trong khi thống kê về án tử hình tiếp tục được xếp vào dạng bí mật nhà nước.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) liệt kê trong thông cáo tên những nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ trái phép như kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh (bị tuyên 6 năm tù), thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh (11 năm tù), nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng (hiện chưa được xét xử)...

HRW chỉ đích danh một số trường hợp mà EU cần kêu gọi chính phủ Việt Nam "trả tự do ngay lập tức", bao gồm nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Hồ Đức Hòa, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Túc, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Trung Trực, Trương Minh Đức... Ba người nêu tên sau hiện đang có những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, HRW nhấn mạnh.

HRW cũng thúc giục EU buộc Việt Nam phải thừa nhận công đoàn độc lập và đảm bảo rằng họ hoạt động mà không bị chính phủ can thiệp. Ngoài ra, EU cần hối thúc VN đảm bảo rằng các nhà hoạt động xã hội dân sự và học giả độc lập có thể là một phần của Nhóm tư vấn trong nước (DAGs) được Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU thừa nhận, đồng thời đảm bảo rằng họ có thể thực hiện vai trò của mình một cách tự do và không sợ bị bắt giữ hoặc đe dọa.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói gì?

Ngày 14/3/2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam phản hồi lại báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ ngoại giao của Hoa Kỳ ra một ngày trước đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói:

"Tuy đã ghi nhận những thành tựu về bảo vệ quyền con người của Việt Nam, báo cáo này vẫn còn một số nhận định thiếu khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế đang diễn ra tại Việt Nam.

"Những quyền tự do cơ bản của công dân Việt Nam được quy định rõ trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, được tôn trọng và bảo đảm thực thi trên thực tế."

Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn gọi Việt Nam là "nhà nước độc đoán", và rằng bầu cử quốc hội gần nhất năm 2016 "không tự do, chẳng công bằng, mặc dù có cạnh tranh hạn chế từ các ứng viên do Đảng Cộng sản duyệt".


No comments:

Post a Comment