Saturday, April 21, 2012

20120414 Hải Chiến Hoàng Sa

20070729 Hải Chiến Hoàng Sa
Bách Việt Nhân

Gần đây website Vietland.net có đưa ra tài liệu của Thiếu Tá Phạm Văn Hồng Sĩ Quan Lãnh Thổ trực thuộc Phòng 3 cuả Quân Đoàn I đã bị Trung Cộng bắt làm tù binh trong trận hải chiến Hoàng Sa trên 37 năm qua trong đó có những tài liệu quan trọng về thái độ của đồng minh Hoa Kỳ, Trung Cộng và Việt cộng trong trận chiến nầy.
Cảm thấy rằng tuổi trẽ Việt Nam cần phải biết giai đoạn lịch sử đen tối nầy của đất nước để thấy rõ sự thật về sự khác biệt giửa hai thể chế của hai chính phủ: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (Việt cộng) và Việt Nam Cộng Hoà (miền Nam dân chủ, tự do) bao gồm Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hoà, hơn nửa gần đây Việt cộng lại dùng những video của những tay phản chiến Hoa Kỳ (có lẽ thuộc ngành tình báo tuyên truyền và phản tuyên truyền của Hoa Kỳ) để phá hoại những sự thật có chính nghiã trong công cuộc “Bảo Quốc An Dân” của miền Nam Việt Nam trong suốt những thập niên 1930-1975, vì thế tài liệu nầy được cho lên web lại để tuổi trẽ Việt Nam hiểu tận tường đâu là nguồn cội, đâu là sự thật và thể chế nào “Bảo Quốc An Dân” thể chế nào “Buôn Dân Bán Nước” trong hiện tình chính trị tại Việt Nam hiện nay.
Tài liệu nầy có điều quan trọng nhất cho thấy sự toa rặp mổ xẻ đất nước Việt Nam của cả ba chính quyền là thái độ xâm chiếm Việt Nam và biển Đông của Trung Cộng, thái độ bán nuớc của Việt cộng, thái độ “ngư ông đắc lợi” của Hoa Kỳ dưới bàn tay phù thủy của tình báo Do Thái là tiến sĩ Kissinger. Dưới ba đòn chính trị bẩn thỉu nầy đồng bào cùng chính phủ miền Nam Việt Nam đã phải cô đơn đương cự một cách vất vả nhưng thật oai hùng trong suốt những thập niên 1930-1975 để bảo vệ cho cả vùng Đông Nam Á được an toàn thoát khỏi nanh vuốt cộng sản Nga Sô (đã bị sụp đổ 1989-1991), Trung Cộng trong suốt bấy nhiêu năm. Cả vùng Đông Nam Á đã nợ đồng bào miền Nam Việt Nam, thế giới đã nợ dân tộc Việt Nam vì thế tuổi trẽ Việt Nam phải đứng lên bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cho sự tồn vong của chính dân tộc mình, đồng bào mình, phải đi đòi lại công đạo đã bị cướp mất.

Ai bán Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng Sản Hà Nội?

Tôi được mời dự lễ bàn giao giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh. Ngồi trong phòng khánh tiết Dinh Độc Lập, tường kiếng bao quanh nhìn thấy rõ bên ngoài, đột nhiên trời giông gió mạnh làm gãy một nhánh lớn của cây dầu trước sân, làm tôi hồi tưởng đến những cảnh xuất quân trong truyện Tam Quốc Chí mà cờ soái lệnh đột nhiên bị gẫy là điềm không lành. Bên cạnh tôi là anh bạn Nguyễn Thanh Liêm, Thứ Trưởng Giáo Dục, khách dự lễ tổng cộng có mấy chục người, năm ba ông dân biểu hiện diện, còn có Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, Tổng Cục Trưởng Công Binh và một số sĩ quan, viên chức của phủ tổng thống.

Không lâu sau lễ bàn giao, một sĩ quan không quân, cộng sản nội tuyến, dội bom dinh Độc Lập, rồi Việt Cộng pháo kích phi trường Tân Sơn Nhứt như mưa, rồi quân của nó tràn vào tứ phía, từ nhà tôi ở đường Mạc Đỉnh Chi, đứng ngoài bao lơn nhìn thấy xe tăng cộng sản chạy ngang trên đường Thống Nhứt, chúng đi thẳng vào Dinh Độc Lập. Thôi hết rồi. Vận nước đến hồi tận!

Tôi trình diện đi tù với danh nghĩa “học tập cải tạo”, một trong nhiều xảo ngôn, mưu mẹo dùng trong xảo thuật tuyên truyền mà chỉ có cộng sản Hà Nội mới sáng tạo ra được những thứ đó. Rồi tôi đi tù, được thả ra sớm, được dụ dỗ hợp tác phục vụ đất nước. Sự từ chối của tôi buộc phải đi tù một lần nữa, rồi lại được dụ dỗ ngon ngọt hơn, nhưng tôi lại khước từ nên phải trả giá 11 năm hành hạ thê thảm trong biệt giam, trong khu tử hình, trong nhà giam tập thể (xin đọc hồi ký Võ Long Triều Tập II). Nhưng số mạng còn cho phép tôi ngồi đây tìm hiểu ai đã phản bội đồng minh, ai ép chết Việt Nam Cộng Hòa?

Được trả tự do năm 1988 tôi có dịp đọc hồi ký của Ngoại Trưởng Mỹ thời đó là ông Henry Kissinger mới biết rõ, chính ông ta dâng miền Nam Việt Nam cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai khi ông nầy yêu cầu: “Nếu Mỹ bỏ miền Nam Việt Nam thì các ông lật đổ chế độ Việt Nam Cộng Hòa cho chúng tôi”.

Kissinger trả lời: “Vì danh dự và thể diện chúng tôi không thể làm việc đó nhưng các ông hành động chúng tôi không ngăn cản”. Sự phản bội này thể hiện qua cuộc thương thuyết mà Kissinger tự ý móc nối, dàn xếp, thương lượng giùm cho Việt Nam Cộng Hòa trong cái “gọi là hội đàm Paris”. Tiếng là Nam Bắc Việt Nam đàm phán tìm giải pháp hòa bình cho Việt Nam nhưng thực tế là Mỹ đàm phán để giao miền Nam cho Hà Nội. Bằng cớ là nhiều tài liệu của Đại Sứ Bùi Diễm từ Washington, Paris, London gởi trình cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ ngày 5 đến ngày 19 tháng 1 năm 1973 chứng minh hành động của Kissinger và Tướng Haig, Thứ Trưởng Ngoại Giao, mật đàm với Lê Đức Thọ bất kể lập trường và ý kiến của Việt Nam Cộng Hòa. Bản nháp viết tay tờ trình của Đại Sứ Bùi Diễm trước khi đánh máy gởi Tổng Thống Thiệu như sau:

“[Kissinger] thố lộ rằng những buổi mật đàm với Lê Đức Thọ trong những năm qua, Lê Đức Thọ đã đề nghị với ông rằng chỉ cần đánh đổ chế độ miền Nam Việt Nam thì Bắc Việt sẽ chịu hết mọi điều kiện khác. Ông nói ông đã bày tỏ tất cả những đề nghị ‘đi đôi’ của Lê Đức Thọ trong nhiều năm không thành”.

Và sự kiện chứng minh rõ ràng nhứt, Kissinger và Tướng Haig tự ý thương lượng với Bắc Việt mà không hề hỏi ý kiến chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong khi cả thế giới hiểu rằng sự đàm phán phải do hai bên Nam, Bắc Việt thương lượng điều kiện để tiến tới hòa bình. Hội đàm Paris chỉ là một màn kịch do Hoa Kỳ đạo diễn để trao Việt Nam Cộng Hòa vào tay cộng sản Hà Nội.

Cũng trong bản chép tay của Đại Sứ Bùi Diễm:

“Chúng tôi lúc đó có nói lại rằng: Nếu có sự trục trặc giữa hai chính phủ thì một phần lớn cũng là do ở chỗ hồi tháng 10, khi ông và ông Kissinger mang bản dự thảo thỏa hiệp với cộng sản tới Saigon, các ông đã không hỏi ý kiến chính phủ Việt Nam trước. Về điểm nầy ông Haig nhìn nhận là các ông có lầm lẫn”.

Mặc dù đã nhìn nhận có lầm lẫn nhưng hai ông Kissinger và Haig vẫn tiếp tục mật đàm riêng với Bắc Việt bất kể quyền lợi của Việt Nam Cộng Hòa.

“Trong buổi họp ông đã kể lại những điểm khác biệt giữa bản dự thảo thỏa hiệp mới và bản dự thảo thỏa hiệp tháng 10, những khác biệt mà ông gọi là ‘Considerable improvements’ lập luận và lời lẽ của ông thì cũng quyết liệt như lập luận và lời lẽ của ông Haig khi gặp chúng tôi ở Hoa Thịnh Đốn”.

Sau những lời giải thích phi lý luôn luôn có tính cách thuận lợi cho cộng sản Bắc Việt, Kissinger và Tướng Haig giở giọng hăm dọa trắng trợn rằng: Nếu có một thỏa thuận mà Tổng Thống Nixon chấp nhận và Tổng Thống Thiệu bác bỏ thì Mỹ sẽ bỏ rơi Việt Nam. Rõ ràng Kissinger thương thuyết cho quyền lợi của Hoa Kỳ bất kể người đồng minh Việt Nam mà báo chí và chính trị gia Mỹ thường vuốt ve đề cao là “Tiền Đồn Chống Cộng” trong chiến lược của Hoa Kỳ khi chủ trương “be bờ cộng sản”.

Đại Sứ Bùi Diễm viết tiếp:

“Ông nói: ‘If there is an agreement accepted by our president and if your president decides to reject it, it will be the end of everything or in other words it will be the ‘abandon’ of Việt Nam’, ông nói là ông không có một sự nghi ngờ nào về sự quyết tâm của Tổng Thống Nixon”.

Sự hù dọa nầy được Đại Sứ Bùi Diễm phúc trình như sau:

“Còn về phần Hoa Kỳ, khi thái độ của các ông Rogers, Kissinger, Haig có thể chứa đựng một phần nào tính cách ‘hù’ (hay nói một cách nôm na hơn, tính cách dọa dẫm), tính cách ‘hù’ đó chỉ là một phần thôi”.

Và sau đó Tướng Haig thực hiện lời đe dọa của ông trong cuộc gặp Tổng Thống Thiệu lần cuối cùng.
“Rồi ông kết luận là ông sẽ đi Saigon trong một tương lai gần và lúc đó sẽ là ‘moment of truth’”.

Người ta còn nhớ cuộc gặp gỡ của Tướng Haig với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập, Sài Gòn, ông hăm dọa bằng những lời lẽ như thể đánh tiếng: Sẽ là “moment of truth”? Và Tổng Thống Thiệu có hoảng sợ nghĩ tới số phận của người tiền nhiệm ông là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm không? Phải chăng vì sợ Mỹ nhiều hơn lòng can đảm dám hy sinh bản thân mình để bảo vệ nhân dân và đất nước mà ông Thiệu luôn luôn chấp nhận mọi điều kiện và sự cố vấn của người Mỹ, kể cả sự rút quân vội vã, trái ngược với ý kiến của nhiều tướng lãnh Việt Nam trong đó có Tướng Đặng Văn Quang là người thân cận Tổng Thống Thiệu.

Để kết luận, người ta có thể mượn lời thú nhận của Kissinger tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm trước trong cuộc thảo luận về kinh nghiệm đã qua, ông nói Việt Nam Cộng Hòa mất về tay cộng sản Hà Nội là do lỗi lầm của Hoa Kỳ. Lời thú tội muộn màng của anh Do Thái xảo quyệt, đã từng khuyến dụ các ông Đại Sứ Bùi Diễm, Trần Kim Phượng, Vương Văn Bắc là các ông nên “tự tin” phải xem kết quả này là một “thắng lợi” của các ông!

Mặt khác trong tập hồi ký của cố Tổng Thống Richard Nixon, ông viết rằng, khi thấy đoàn người Việt Nam di tản ngơ ngác trước cảnh lạ quê người, ông thầm nghĩ nếu ông còn tại chức sẽ không có cảnh tượng đáng thương nầy. Lòng trắc ẩn thật hay lương tâm bất ổn vì những quyết định tàn nhẫn của chính mình? –

Võ Long Triều
16-4-2012

Henry Kissinger thú nhận lỗi lầm trong cuộc chiến Việt Nam.

20240119 Kissinger admits possible errors on Vietnam

https://www.theguardian.com/uk/2002/apr/25/warcrimes

20240119 Kissinger admits Viet talks error

https://news.google.com/newspapers?nid=2002&dat=19780606&id=OhwvAAAAIBAJ&sjid=ftsFAAAAIBAJ&pg=1321,1374754

20240119 In Vietnam Henry Kissinger was worse than a fraud

https://thehill.com/opinion/international/4338279-in-vietnam-henry-kissinger-was-worse-than-a-fraud/

20240119 Henry Kissinger remembered as influential statesman war criminal

https://www.nbcnews.com/news/us-news/henry-kissinger-remembered-influential-statesman-war-criminal-rcna127324

20240119 Former US secretary of state Henry Kissinger played a key role in escalating the Vietnam War After he said there were not very many lessons

https://www.abc.net.au/news/2023-11-30/henry-kissinger-vietnam-war-legacy/103172192

Henry Kissinger at 100: Former Secretary of State on China Relations, Vladimir Putin, US Politics

https://www.youtube.com/watch?v=TY8YBv306sY

20240119 The Complicated Vietnam War Legacy of Henry Kissinger

https://www.historynet.com/henry-kissinger/

Henry Kissinger

https://www.youtube.com/watch?v=4mYJghJ-Jkc
Kissinger admits Viet talks error.
http://news.google.com/newspapers?nid=2002&dat=19780606&id=OhwvAAAAIBAJ&sjid=ftsFAAAAIBAJ&pg=1321,1374754

[20240119 Kissinger admits Viet talks error

https://news.google.com/newspapers?nid=2002&dat=19780606&id=OhwvAAAAIBAJ&sjid=ftsFAAAAIBAJ&pg=1321,1374754

Dưới đây là những video clips âm nhạc của miền Nam trước năm 1975, nếu hai thể chế Đệ Nhất và Đệ Nhị của Việt Nam Cộng Hoà tàn bạo, cướp bốc, trấn lột dân lành, bán nước cho Mỹ thì sẽ không thể nào có những giòng nhạc nhân bản thấm thía tận tâm can, rung động vào trong sâu thẩm tâm hồn những đồng bào miền Nam và có lẽ cả miền Bắc hiện nay, hảy xem và nghe thử để so sánh với thể chế cộng sản hiện nay liệu có một nhạc sĩ nào của cộng sản đào tạo có thể viết nổi được những giòng nhạc trữ tình, nhân bản như những bài nhạc nầy.

Đây có thể xem là một thách thức đối với thể chế thái thú Hà Nội hiện nay.
Đã trên 37 năm rồi đấy!
Với sự cai trị của cộng sản nền văn hóa của cả nước Việt Nam đã có gì?
Đã tạo được gì?
Liệu có một nhạc sĩ nào dưới thể chế cộng sản hiện nay có thể sáng tác nổi một bài nhạc trữ tình tràn trề nhân bản như miền Nam Việt Nam Cộng Hoà?
Nền âm nhạc của một Miền Nam Nhân Bản đã đi vào Văn Học Sử của dân tộc.

***

Một số những tác phẩm nầy của miền Nam đã bị youtube khóa theo yêu cầu của cộng sản giặc Hồ.

***

Ngày Về Tác Giả: Hoàng Giác - Anh Ngọc – HNC *
https://www.youtube.com/watch?v=b6r9YE_WOrI

https://www.youtube.com/watch?v=o6exq-J5eFE

https://www.youtube.com/watch?v=Qf_yqYwdhYo
Duyên Quê - Ngọc Cầm & Nguyễn Hữu Thiết
http://www.youtube.com/watch?v=sZwz1wn5r7o

https://www.youtube.com/watch?v=MPrIPkXXltM
Về Đây Anh - Cục Tâm Lý Chiến VNCH - Hoàng Oanh – HNC

https://www.youtube.com/watch?v=aEEmndP689M
Em Chờ Anh Trở Lại - Tác giả: Hoàng Nguyên - Hoàng Oanh – HNC

https://www.youtube.com/watch?v=uoG6GRW2Ot4
Tiếng nói Dạ Lan - Một Người Đi -Tiếng hát:Hoàng Oanh

https://www.youtube.com/watch?v=9aBQByZjUIU

Sao Chưa Thấy Hồi Âm - Hoàng Oanh – HNC

https://www.youtube.com/watch?v=3yE4Ws6bb9k
Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Tác giả: Lam Phương - Hoàng Oanh – HNC

https://www.youtube.com/watch?v=tQ0HETN-ggo

Tiếng hát Lệ Thanh (Vol.01) | JMPre75

https://www.youtube.com/watch?v=qPQPPwEyUn4

Lệ Thanh-Sắc Hoa Mầu Nhớ-Nguyễn văn Đông-PPS Liên Như.asf
http://www.youtube.com/watch?v=CEBikNKM2cs
Nu Ca Si Tam Van - Giong hat va Hinh Anh
http://www.youtube.com/watch?v=6H4KvoKUNoE
Ca sĩ Lệ Thanh 

https://www.youtube.com/results?search_query=ca+s%C4%A9+L%E1%BB%87+Thanh++
Ca sĩ Lệ Thanh - Viễn Du 1960s
http://www.youtube.com/watch?v=c_ulUbRm_AQ

Bách Việt Nhân củng xin đa tạ những thân hửu đã chuyển cho một số tài liệu cập nhật.
Kính। BVN.
1


1
- Những Diễn Tiến Trước Trận Hải Chiến Hoàng-Sa -

“Thành kính tri ân những chiến-sĩ áo trắng Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà trong trận ‘Hải Chiến Hoàng-Sa ngày 19/01/1974’ nói riêng và các quân binh chủng Hải-Lục-Không Quân của Quân Lực Việt-Nam Cộng-Hoà nói chung đã hiến dâng trọn đời trai trẽ cho mẹ Việt-Nam thân yêu cũng như đã gìn giử miền Nam được ổn định trên suốt hai mươi năm.

Ngoài ra người viết củng xin chân thành cảm tạ Hạm trưởng HQ-4 Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Trung Tá Vũ-Hửu-San đã cho xuất bản tập sách hải sử “Tài Liệu Hải Chiến Hoàng-Sa” để các thế hệ trẽ kế tiếp có thể hiểu tường tận những gì đã xảy ra trong trận hải chiến năm 1974.

Bài viết nầy được thực hiện dựa theo tập “Tài Liệu Hải Chiến Hoàng-Sa” do nhóm thân hửu Hoàng-Sa (Vũ-Hửu-San & Trần- Đổ-Cẩm) xuất bản và “Hải Chiến Hoàng-Sa” của ông Trần Đổ Cẩm chỉ với mục đích cho các bạn trẻ dễ hiểu những diễn tiến trong trận chiến.
Tài liệu có tính cách tóm-tắc rút gọn theo diễn tiến ngày, giờ đã xảy ra trong suốt cuộc chiến, phần nhiều áp dụng hình ảnh để diễn tả trận chiến.
Nếu muốn tra cứu thêm xin bạn đọc vào
http://www.vuhuusan.net/
http://www.vietnamnavy.com/
để tìm hiểu thêm về tài liệu biển Đông mà Trung Tá Vũ-Hửu-San đã dầy công sưu tầm, nghiên cứu ngỏ hầu lưu lại cho các thế hệ trẽ Việt-Nam tương lai.”
Khởi viết ngày 29/07/2007.
BVN.
02QuanDaoHoangSa

2
03KhongAnhToanCanhQuanDaoHoangSa_Toàn cảnh quần đảo Hoàng-Sa


3
Những Diễn Tiến Trước Trận Hải Chiến

Ngày 11-01-1974
Dựa vào công hàm bán đảo của Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng, Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phần lãnh thổ của họ và phái nhiều tầu đánh cá võ trang xâm nhập hải phận Hoàng-Sa, đổ quân giả dạng ngư phủ lên các đảo không có lực lượng của chính phủ Việt-Nam Cộng-Hoà đóng giử.
Ngày hôm sau 12-01-74
Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc của chính phủ Việt-Nam Cộng-Hoà cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược, lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Cộng. Lúc đó tại đảo Hoàng-Sa chỉ có một trung đội Ðịa Phương Quân thuộc chi khu Hòa Vang thuộc tiểu khu Quảng Nam gồm 24 người trấn đóng cùng với 4 nhân viên thuộc đài khí tượng. Các đảo khác trong nhóm Nguyệt Thiềm không có quân Việt-Nam Cộng-Hòa trú đóng. Cùng lúc Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa cũng chuẩn bị tăng cường chiến hạm tuần tiễu tại vùng biển Hoàng Sa.
Hải quân Trung Cộng đã chiếm các đảo Vỉnh-Lạc, Quang-Ảnh, Quang-Hoà, Duy-Mộng kể từ ngày 15/01/1979
04_TCChiem4DaoCamTuyen_VinhLac_QuangHoa_DuyMong

4
Từ ngày 11-01-1974 cho đến ngày 15-01-74, quân TC đã chiếm đóng các đảo:
Đảo Cam Tuyền (Robert Island) Trung Cộng chiếm kể từ ngày 15/01/1974.
05_TCChiemCamTuyen

5
Vĩnh Lạc (Money Island) Trung Cộng chiếm kể từ ngày 15/01/1974.
06_TCChiemVinhLac

6
Quang Hòa (Duncan Island) Trung Cộng chiếm kể từ ngày 15/01/1974.
07_TCChiemQuangHoa

7
Đảo Mộng (Drummond Island) Trung Cộng chiếm kể từ ngày 15/01/1974.
08_TCChiemDuyMong

8
Ngày 15/01/1974 Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt HQ-16 ra Hoàng-Sa.
09 HQ-16toHoangSa

9
Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đã ra lệnh cho Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt HQ-16 trực chỉ Hoàng-Sa ngày 15/01/1974 để tăng cường cho lực lượng trú phòng lúc bấy giờ chỉ có một Trung-đội Địa-Phương-Quân 24 người trú đóng cùng 4 nhân viên khí tượng.
10_HQ-6

10
HQ-16
Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt HQ-16 do Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Trung Tá Lê Văn Thự (khóa 10 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang) làm Hạm Trưởng. Hạm Phó là Hải Quân Thiếu Tá Trần Văn Hoa Em (khóa 11 SQHQ Nha Trang) lúc đó nghỉ phép không có mặt trên chiến hạm. Cơ khí trưởng là Ðại Úy Cơ Khí Hiệp (khóa 14 SQHQ Nha Trang). Ðúng ra, HQ-16 đã mãn hạn tuần dương tại vùng I và đang chuẩn bị trở về Sài Gòn nghỉ bến, chuẩn bị ăn tết Giáp Dần. Công tác phụ trội tại Hoàng Sa của HQ-16 đuợc dự trù sẽ chấm dứt trong vòng 5 ngày. Tình trạng chiến hạm khiển dụng tương đối khả quan nhưng quân số không được đầy đủ vì gần Tết nên nhiều người đi phép, chờ chiến hạm trở về Sài Gòn mới trình diện.
Trên Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 còn chở thêm một phái đoàn Công Binh 6 người thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn I gồm 1 Thiếu Tá trưởng đoàn, 1 cố vấn dân sự Hoa Kỳ, 2 Trung Úy và 2 Trung Sĩ Công Binh. Tháp tùng theo phái đoàn còn có một người Hoa Kỳ với y phục dân sự và Hải Quân Ðại Úy Trần Kim Diệp thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải. Phái đoàn này có nhiệm vụ thám sát địa thế để thiết lập một phi trường nhỏ trên đảo Hoàng Sa.
Việt-Nam Cộng-Hoà.
Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Bộ Tư-Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải.
Lệnh Hành Quân: “Hoàng-Sa 1”
Số: 50.356.
Ngày, giờ: 180020H/01/74
Nội dung hành quân.
A. Nhiệm vụ:
Chiếm lại các đảo Cam-Tuyền, Quang-Hòa, Duy-Mộng và Vỉnh-Lạc.
B. Thi hành:
- HQ-16 chiếm đảo Vỉnh-Lạc bằng nhân viên cơ hửu.
- HQ-4 nhận 32 nhân viên Biệt Hải tại Đà-Nẵng có nhiệm vụ đổ bộ chiếm đảo Cam-Tuyền, Duy-Mộng và Quang-Hoà.
- HQ-5 chở toán Hải Kích từ Đà-Nẵng ra Hoàng-Sa để phối hợp và tăng cường cho toán Biệt Hải.
- Các đảo sau khi chiếm được sẽ giao cho Trung Đội Địa-Phương-Quân trấn giữ.
- Toán đổ bộ phải cố gắng dùng biện pháp ôn hoà nhưng cứng rắn để yêu cầu người và tàu bè đã xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi lãnh hải cuả Việt-Nam Cộng-Hoà.
C. Chỉ Huy: Tư-Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải chỉ huy tổng quát.
Việt-Nam Cộng-Hoà Hải Quân Đại Tá Hà-Văn-Ngạc là Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển.
(Ghi chú: Trong suốt cuộc hành quân, Tư-Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải là Phó Đề-Đốc Hồ-Văn-Kỳ-Thoại ở tại bản doanh Đà-Nẵng, riêng Đại Tá Ngạc tới trưa ngày 18/01/1974 mới ra tới vùng hành quân. Trước đó Hạm-Trưởng HQ-4 Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà là Trung Tá Vũ-Hửu-San được chỉ định làm Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển.)
Ngày 16/01/1974 HQ-16 đã tới Hoàng-Sa
11_HQ-16AtHoangSa

11
Sáng ngày 16 tháng 1, Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt HQ-16 tới Hoàng Sa, sau đó thả một xuồng đổ bộ gồm 4 nhân viên cơ hữu để đưa 6 người trong phái đoàn thám sát lên đảo Hoàng Sa.
Công tác hoàn tất tốt đẹp không có gì trở ngại.
Trong cùng ngày 16/01/1974 Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt đã thành công trong việc đổ bộ một toán nhân viên cơ hửu gồm 14 người lên đảo Vỉnh-Lạc để dẹp cờ Trung Cộng và cấm cờ Việt-Nam Cộng-Hoà lên đảo. Toán nhân viên nầy đa số được lựa trong ngành trọng pháo quen tác chiến, họ đã mang theo súng ống, đạn dược và 3 ngày lương khô. Trưởng toán đổ bộ là Sĩ quan Việt-Nam Cộng-Hòa Trung Úy Lâm Trí Liêm xuất thân khoá 10 OCS được đào tạo tại trường Hải Quân Rhodes Island, Hoa-Kỳ. Vị sĩ quan nầy đã từng phục vụ tại các giang đoàn chiến đấu trong các sông rạch miền Nam nên có nhiều kinh nghiệm tác chiến trên bộ. Toán nầy đổ bộ lên đảo Vỉnh-Lạc mà không gặp một sức kháng cự nào, chỉ tìm thấy mấy ngôi mộ mới và vài lá cờ Trung Cộng là những dấu tích do Trung Cộng ngụy tạo.
Tất cả đều bị binh sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa phá hủy.
Sau đó, chiến hạm tiếp tục công tác tuần dương và phát hiện một số tầu lạ đang quanh quẩn trong vùng đảo Cam Tuyền (Robert) về phía Nam.
HQ -16 liền đổi đường tới gần để điều tra.
12_TCAtCamTuyen

12
Ðây là những tầu tương đối nhỏ như loại tầu đánh cá sơn màu xanh đậm có bề ngang hơi lớn với đài chỉ huy khá lớn như loại tầu quân sự. Chiến hạm dùng đèn hiệu để liên lạc yêu cầu các tầu lạ cho biết xuất xứ theo đúng qui luật hàng hải quốc tế nhưng không được trả lời. Khi đến gần hơn mới nhìn rõ những chiếc tầu này treo cờ Trung Cộng. Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 một mặt lập tức báo cáo sự phát hiện về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải tại Ðà Nẵng, đồng thời dùng cờ, đèn và cả máy phóng thanh bằng tiếng Trung Hoa yêu cầu các tầu Trung Cộng phải lập tức rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Nhưng các tầu Trung Cộng vẫn không trả lời, một số nhân viên mặc quân phục mầu xanh nhạt còn đứng trên boong buông những lời lẽ khiếm nhã và cử chỉ trêu chọc. HQ-16 vẫn kiên nhẫn dùng loa phóng thanh liên lạc, sau cùng phía tầu Trung Cộng cũng lên tiếng, đòi hỏi ngược lại, yêu cầu HQ-16 rời khỏi lãnh hải của họ! Cứ như vậy, đôi bên dằng co suốt ngày 16 tháng 1, không bên nào chịu nhượng bộ cho tới tối Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt phải di chuyển xa hơn ra ngoài khơi để tránh vùng đá ngầm nước cạn nguy hiểm cho sự an toàn của chiến hạm.
Trong cùng ngày 16/01/1974 tại Sài Gòn, hãng thông tấn UPI loan tin chiến hạm và binh sĩ Việt Nam đã nổ súng vào một toán người đang cắm cờ Trung Cộng tại đảo Cam Tuyền!!!!
Không rõ phía Trung Cộng có bắn trả hay không?
Chú thích của người viết:
**** Đây là một vấn đề truyền thông khá tế nhị và rắc rối vì trong cuộc nội chiến Việt-Nam, miền Nam Việt-Nam Cộng-Hoà đã thua trận trên mặt trận truyền thông vì chính hệ thống truyền thông lẩn thông tin tây phương, nhất là hệ thống truyền thông của Hoa-Kỳ đã loan nhiều tin thất thiệt có nhiều phương hại đến chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa và làm lợi cho phía Việt gian cộng sản để làm hậu thuẩn cho việc đồng minh Hoa-Kỳ tháo chạy như bản tin trên của UPI vì lúc bấy giờ trận hải chiến chưa khởi động vào ngày 16/01/1974 mà chỉ khởi động vào sáng ngày 19/01/1974 trong vòng 25-30 phút mà thôi. ****
Ngày 17/01/1974 khi Tuần Dương Hạm Lý-Thường-Kiệt HQ-16 quay trở lại vùng đảo Cam-Tuyền, tàu Trung Cộng vẫn còn đó, riêng đảo Vỉnh-Lạc đã có thêm hai tàu 402 Nam Ngư 1 và 407 Nam Ngư 2 của Trung Cộng đã đổ quân trên đảo Vỉnh-Lạc.
Hai đảo Quang-Hoà và Duy-Mộng được coi như là căn cứ tiền phương của hải quân Trung Cộng để tiến chiếm Hoàng-Sa.
13_NamNgu402_407AtVinhLac

13
Ngay khi nhận được báo cáo của HQ-16 phát hiện nhiều tầu Trung Cộng xâm nhập hải phận Hoàng-Sa, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải lập tức phản ứng.
Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải chỉ thị Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 ra Hoàng-Sa tăng cường, đồng thời ra lệnh cho HQ-16 đổ bộ nhân viên cơ hữu lên đảo Cam-Tuyền để triệt hạ cờ Trung Cộng.
14_HQ-4

14
Khu Trục Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4.
Khu Trục Hạm (KTH) Trần Khánh Dư HQ-4 do Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Trung Tá Vũ-Hữu-San làm Hạm Trưởng. Trung Tá San, xuất thân Khóa 11 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Tác phong đứng đắn, luôn luôn tuân hành và hoàn tất chu đáo mọi chỉ thị của thượng cấp, Trung Tá San không những là một sĩ quan hải quân tài giỏi, mà còn là một hạm trưởng được xếp vào hàng xuất sắc nhất của Hải Quân Việt Nam. Hạm phó của Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư là Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Thành Sắc, bạn cùng khóa 11 SQHQ Nha Trang với Hạm Trưởng Vũ Hữu San.
Rạng ngày 17/01/1974 Khu Trục Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 tiến ra Hoàng-Sa.
15_HQ-4toHoangSa

15
Tại cầu tầu của bán đảo Tiên Sa, Ðà Nẵng, lúc đó HQ-4 đang nhận dầu, nước ngọt cũng như thực phẩm, được lệnh hoàn tất việc tiếp tế và lên đường càng sớm càng tốt vì tình hình tại Hoàng Sa mỗi lúc một căng thẳng thêm. Mọi nhân viên trên chiến hạm đều ráo riết chuẩn bị và làm việc không ngưng nghỉ để kịp thời lên đường. Vào khoảng nữa đêm 16 rạng ngày 17 tháng 1, Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 vận chuyển tách bến Ðà Nẵng trực chỉ Hoàng Sa, chở theo một trung đội Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải do Ðại Úy Nguyễn Văn Tiến chỉ huy.
Trưa ngày 17/01/1974 Khu Trục Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 đã có mặt tại vùng hành quân.
16_HQ-4AtHoangSa

16
Tới xế trưa ngày 17-1, khoảng 2 giờ chiều, chiến hạm HQ-4 ra tới vùng hành quân, hợp cùng với HQ-16 tuần tiễu tại Hoàng Sa. Trong thời gian này, Hải Quân Trung Tá Việt-Nam Cộng-Hoà Vũ-Hửu-San được Phó Ðề Ðốc Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng cuộc Hành Quân Bảo Vệ Quần Ðảo Hoàng Sa, chịu trách nhiệm điều động tất cả lực lượng thủy bộ, bao gồm cả hai chiến hạm.
Khi vừa nhập vùng, Hạm Trưởng HQ-4 đã có những hành động tức thời để uy hiếp lực lượng Trung Cộng.
HQ-16 được lệnh vận chuyển từ phía Bắc (đảo Hoàng Sa) xuống, trong khi HQ-4 từ hướng Nam (đảo Vĩnh Lạc) tiến lên tạo thành thế gọng kìm xiết chặt hai chiếc tầu Trung Cộng vào giữa.
HQ-16 trấn phiá Bắc đảo Hoàng-Sa, HQ-4 trấn phiá Nam đảo Vỉnh-Lạc, cả hai tàu thành lập thế gọng kềm.
17_TheGongKem

17
Thấy lực lượng VNCH được tăng cường và nhất là có phản ứng mạnh hơn so với ngày hôm trước, hai chiếc tầu Trung Cộng lảng xa khỏi đảo Cam Tuyền nhưng vẫn bám chặt vùng. Ðôi bên lại dùng loa phóng thanh để trao đổi yêu sách, bên này đòi bên kia phải rời khỏi hải phận của mình.
Khu Trục Hạm Trần-Khánh-Dư HQ-4 húc 407 (Nam Ngư 2) xế trưa ngày 17/01/1974.
18_HQ-4DoiDau407

18
Thấy dằng co hồi lâu không đạt được kết quả mong muốn, hạm trưởng HQ-4 Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Trung Tá Vũ-Hửu-San ra lệnh cho HQ-4 húc nhẹ mũi tầu của mình vào một tầu Trung Cộng như muốn đẩy xa ra ngoài khơi để cảnh cáo.
Vì mũi tầu HQ-4 cao lớn nên đã làm đài chỉ huy của tầu Trung Cộng thấp hơn bị bể một lỗ lớn.
Nam Ngư 1_402 và Nam Ngư 2_407 phải rút về Quang-Hòa sau cái húc cuả HQ-4.
19_HQ-4Huc407Xong

19
Trước hành động quyết liệt đó, hai chiếc tầu Trung Cộng đành phải nhượng bộ, rời vùng chạy về phía hai đảo Duy Mộng và Quang Hòa ở hướng Ðông Nam.
Cùng ngày 17/01/1974 từ Sài-Gòn bản tin Reuters cho biết Trung Cộng đã gửi thêm hai chiến hạm loại Kronstadt xuống Hoàng-Sa.
20_K-271_K-274toHoangSa

20
Từ căn cứ hải quân Yunlin tại Hải-Nam Trung Cộng gửi hai chiếc Kronshtadt 271, 274 tới Hoàng-Sa.
Hình chiến hạm Kronshtadt của Trung Cộng.
21_TCKronshtadt

21
22

22
Khoảng 6 giờ chiều ngày 17/01/1974, hai chiến hạm của Hải Quân Trung Cộng loại Kronshtadt trang bị hải pháo 100 ly và 37 ly mang số 271 và 274 xuất hiện
Có lẽ những chiến hạm này xuất phát từ căn cứ hải quân Yulin ở phía Nam đảo Hải Nam đến tăng cường theo lời cầu cứu của mấy chiếc tầu chở quân.
Hải quân Trung Cộng Kronshtadt 271, 274 uy hiếp, hù doạ Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa HQ-16, HQ4.
23_K-271_K-274Threat_UyHiepHQ-4_HQ16

23
Khi vừa nhập vùng hai chiếc Kronshtadt từ phía đảo Quang Hòa xả hết tốc độ hướng về các HQ-4 và HQ-16 với thái độ khiêu khích thách thức.
Tuy nhiên các chiến hạm VNCH vẫn bình tĩnh và ôn hòa dùng đèn hiệu yêu cầu tầu Trung Cộng hãy rời khỏi hải phận Việt Nam.
Phía Trung Cộng cũng dùng quang hiệu trả lời, yêu cầu các chiến hạm VNCH rời khỏi hải phận của họ!!!
Đây là hậu qủa của “công hàm” mà Hồ chí Minh đã ra lệnh cho Phạm văn Đồng phúc đáp với Chu Ân Lai ngày 14/09/1958.
Ðôi bên trao đổi tín hiệu chừng một tiếng đồng hồ không có kết quả.
Hai chiếc Kronstadt thấy không uy hiếp được HQ-16, HQ-4 đành phải quay về.
24_K-271_K-274RanAway_RutLui

24
Trước thái độ cương quyết của phía VNCH, hai chiếc Kronshtadt đành nhập đoàn với những tầu Trung Cộng khác lui về bố trí tại hai đảo Quang Hòa và Duy Mộng. Dường họ có ý định củng cố lực lượng và bảo vệ toán quân đã được đổ bộ lên đảo.
Được tin Hải Quân Trung Cộng đã gửi thêm nhiều chiến hạm thuộc Hạm Đội Nam Hải đến Hoàng-Sa, Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà cũng tăng cường thêm 2 chiến hạm:
Tuần Dương Hạm Trần-Bình-Trọng HQ-5 và Hộ Tống Hạm Nhật-Tảo HQ-10 ra Hoàng-Sa.
Tuần Dương Hạm Trần-Bình-Trọng HQ-5 được lệnh tiếp tế khẩn cấp tại Đà-Nẵng và rời quân cảng trong thời gian sớm nhất.
25_HQ-5TuanDuongHamTranBinhTrong.


25
Tuần Dương Hạm Trần-Bình-Trọng HQ-5.
Hạm Trưởng HQ-5 là Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Trung Tá Phạm-Trọng-Quỳnh, cùng khóa 11 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang với Hạm Trưởng HQ-4 Trung Tá Vũ-Hửu-San. Trung Tá Quỳnh là người rất mực thước, đứng đắn, ngay từ khi còn thụ huấn tại quân trường đã tỏ ra có nhiều đức tính tốt cần thiết để trở thành một vị Hạm Trưởng thành công. Trung Tá Quỳnh vừa nhận lãnh quyền chỉ huy Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng tại Vũng Tàu khi được lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hạm Ðội trực chỉ Vùng I ngay vì nhu cầu hành quân. Chiến hạm ra tới Ðà Nẵng và cập cầu Tiên Sa tại bán đảo Sơn Chà vào ngày 17-1-1974.
Lúc đó, tại Hoàng Sa tình hình đã rất khẩn cấp vì HQ-16 và HQ-4 đang phải đương đầu với một lực lượng thủy bộ khá mạnh của Trung Cộng.
26_HQ-10HoTongHamNhatTao.

26
Hộ Tống Hạm Nhật-Tảo HQ-10.
Về chiếc Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, Hạm Trưởng là Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, xuất thân khóa 12 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Thiếu Tá Thà là một vị Hạm Trưởng trẻ tuổi có nhiều kinh nghiệm hành quân trong sông, xứng đáng là một cấp chỉ huy trong Hải Quân. Hạm Phó của HQ-10 là Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ðại Úy Nguyễn Thành Trí, xuất thân khóa 17 SQHQ Nha Trang.
Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ðại Tá Hà Văn Ngạc, được Tư-Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải chỉ định làm Sĩ Quan chỉ huy công tác trên mặt biển, đặt Bộ Chỉ Huy trên Tuần Dương Hạm Trần-Bình-Trọng HQ-5. Là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm hải hành và với chức vụ đương nhiệm Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội 3 Tuần Dương gồm nhiều chiến hạm chủ lực. Lúc bấy giờ, có lẽ Ðại Tá Ngạc là người hợp lý và xứng đánh nhất để được tuyển chọn làm Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (Officer Tactical Command).
Ngày 18/01/1974 lúc 11 giờ 30 đêm, từ soái hạm HQ-5 Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Đại Tá Hà-Văn-Ngạc gửi đi một công điện hành quân "Thượng Khẩn" tới các chiến hạm HQ-4, HQ-16 và HQ-10 thuộc quyền.
“Công Điện Hành Quân”
Mật độ: “Thượng Khẩn”.
Nội dung được tóm tắt như sau:
Nhiệm vụ: Hành quân thủy bộ cấp tốc chiếm đảo Quang Hòa.
Thi hành: Hoàn tất nhiệm vụ bằng đường lối ôn hòa. Nếu địch khai hỏa kháng cự, tập trung hỏa lực tiêu diệt địch.
Kế hoạch: Hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 có nhiệm vụ yểm trợ cho lực lượng đổ bộ bằng cách bám sát hai chiến hạm Kronstadt mang số 271 và 274 của Trung Cộng.
Nếu địch khai hỏa, HQ-16 và HQ-10 phải lập tức dùng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt.
HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải vào mặt Tây đảo Quang Hòa và yểm trợ hải pháo cho lực lượng đổ bộ. Chiến hạm cũng được lệnh canh chừng và sẵn sàng tiêu diệt các tầu đánh cá võ trang và tầu nhỏ của địch.
Ngày N là ngày 19/1/74; giờ H là 6 giờ sáng (0600H).
Qui luật khai hỏa được căn cứ trên hai trường hợp căn bản sau đây:
Nếu địch khai hỏa trước:
-Ta phản ứng bằng hỏa lực cơ hữu để tiêu diệt lực lượng địch càng nhiều càng tốt.
-Ưu tiên hỏa lực nhắm vào các đơn vị quan trọng như Kronstadt hoặc loại chiến hạm lớn hơn nếu có.
Nếu địch tỏ vẻ ôn hòa:
-Ta dè dặt và cảnh giác tối đa với sự ôn hòa tương ứng, đồng thời tiếp tục thi hành nhiệm vụ chiếm đảo Quang Hòa bằng cách thương lượng quyết liệt để địch rút lui.
-Sau đó sẽ trương quốc kỳ Việt-Nam và tổ chức phòng thủ trên đảo.
Nếu địch không khai hỏa trước nhưng không chịu rút lui:
-Ðối với lực lương hải quân địch, áp dụng qui luật quốc tế để yêu cầu rời khỏi lãnh hải.
-Nếu địch ngoan cố, áp dụng những huấn thị căn bản về việc ngăn chận các chiến hạm và chiến thuyền xâm nhập hải phận.
-Ðối với lực lượng địch trên đảo, phản ứng thích nghi tùy thuộc vào kết quả của việc thương lượng.
Với Chỉ Huy Trưởng Hải Ðội có mặt trên chiến hạm, HQ-5 ráo riết chuẩn bị cho cuộc hành quân thủy bộ tái chiếm Hoàng Sa.
Sau đây là các hoạt động chính của Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, một thành phần của Phân Ðoàn Ðặc Nhiệm 213.7.1. Những hoạt động này được căn cứ vào phúc trình số 001/HQ.5/PT/K ngày 21 tháng 2 năm 1974 của Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng:
-Ngày 17/01/1974, HQ-5 tới Ðà Nẵng nhận tiếp tế dầu nước và đón Ðại Ðội Hải Kích gồm có 49 người do Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà Ðại Úy Nguyễn Minh Cảnh (khóa 20 SQHQ Nha Trang) chỉ huy.
-Nửa đêm 17 rạng ngày 18/01/1974, hồi 180012H (sau nửa đêm 12 phút -12:12AM), HQ-5 khởi hành từ Ðà Nẵng đi Hoàng Sa.
-Hồi 3 giờ 15 sáng (180315H), chiến hạm HQ-5 tới điểm hẹn vớI HQ-10 tại vị trí cách hải đăng Tiên Sa 9 hải lý về hướng Ðông, ngoài khơi cửa biển Ðà Nẵng.
27_HQ-5_HQ-10toHoangSa.

27
-Theo báo cáo, tình trạng kỹ thuật của HQ-10 không được khả quan: chỉ còn một máy chánh, máy kia bị hư hỏng chưa kịp sửa chữa nên vận tốc bị giảm trên 50%, radar hải hành cũng bị hư không xử dụng được.
-Sau khi gặp nhau, hai chiến hạm đổi đường hướng về Hoàng-Sa, đi hình hàng dọc theo thứ tự HQ-10, HQ-5.
Đội hình hai chiến hạm HQ-10, HQ-5 trên đường ra Hoàng-Sa.
28_DoiHinhHQ-10_HQ-5

28
-Sau khi hải hành được chừng 15 phút, hồi 0327H, vì HQ-5 cần tới Hoàng Sa đúng giờ hẹn như đã dự trù, nhưng vận tốc của HQ-10 quá chậm nên Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (Officer Tactical Command) ra lệnh cho HQ-5 tăng máy, tách khỏi đội hình trực chỉ đảo Cam Tuyền. Theo lời thuật lại của Hạm Trưởng HQ-5, tuy bỏ lại HQ-10 phía sau, nhưng HQ-5 vẫn dùng radar để hướng dẫn tầu bạn trên đường tới Hoàng Sa.
HQ-5 đã hiện diện tại Hoàng-Sa lúc 3 giờ ngày 18/01/1974 để phối hợp tác chiến với HQ-16, HQ-4 hầu bảo vệ Hoàng-Sa.
29_HQ-5atHoangSa

29
Hồi 3 giờ chiều (1500H) ngày 18-1, HQ-5 tới Hoàng Sa. Lúc đó, lực lượng hải quân đôi bên như sau:
-Ta có 3 chiến hạm là HQ-4, HQ-5 và HQ-16.
-Phía Trung Cộng có hai tầu Kronshtadt 271 và Kronshtadt 274, hai tầu chở quân võ trang mang số 402 (tên Nam Ngư) và 407, một tầu vận tải và môt ghe buồm. Hai chiến hạm Kronshtdat chủ lực của địch di chuyển quanh các đảo Quang Hòa và Duy Mộng để bảo vệ lực lượng bộ binh đã chiếm đóng đảo.
-Các chiến hạm ta vào nhiệm sở tác chiến toàn diện vào lúc 3 giờ 15 chiều ngày 18/01/1974.
Sau khi HQ-5 tới Hoàng-Sa, các chiến hạm ta lập tức vận chuyển theo đội hình tác chiến để quan sát và thăm dò phản ứng địch.
Đội hình tác chiến của các chiến hạm Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa tiến về phía Tây đảo Quang-Hoà.
30_DoiHinhTacChienHQ-16_HQ-5_HQ-4

30
Hồi 4 giờ chiều ngày 18/01/1974, khởi đi từ vị trí nằm về hướng Ðông Ðông Nam và cách đảo Cam Tuyền chừng 3 hải lý, ba chiến hạm vào đội hình hàng dọc theo thứ tự
HQ-16, HQ-5 và HQ-4, trực chỉ phía Tây đảo Quang Hòa là nơi các chiến hạm Trung Cộng đang tập trung.
Tới 4 giờ 16 chiều ngày 18/01/1974, thấy các chiến hạm VNCH tới gần, lực lượng Trung Cộng cũng phản ứng.
Hai chiếc Kronshtadt 271, Kronshtadt 274 cố gắng chận đường tiến theo đội hình của Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà HQ-16, HQ-5, HQ-4.
31_K-271_K274Block_ChanHQ-16_HQ-5_HQ-4

31
Hai chiến hạm Kronshtadt vận chuyển về hướng Tây Nam đảo để nghênh cản và chận đường.
Hai toán chiến hạm càng tiến gần nhau, tình hình càng căng thẳng.
Ðôi bên đều vào nhiệm sở tác chiến nhưng các hải pháo vẫn còn ở vị thế nằm ngang, chưa nhắm thẳng vào nhau.
Để giử các đảo, ba chiến hạm HQ-16, HQ-5, HQ-4 thả trôi giửa đảo Cam-Tuyền và Quang-Hoà.
32_HQ-4_HQ-5_HQ-16Guard islands_GiuDao

32
Vì chỉ muốn tham dò phản ứng địch, trước tình trạng gây cấn đó, các chiến hạm VNCH tạm bỏ ý định tiến đến gần đảo Quang Hòa và ngưng máy thả trôi tại vùng giữa đảo Cam Tuyền và Quang Hòa.
Lực lượng Trung Cộng cũng không dám gây hấn, trở lại quanh quẩn tại chỗ cũ.
Hồi 5 giờ 15 chiều, theo lệnh của Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật, HQ-5 thả xuồng đưa một số hải kích qua HQ-16 và nhận lại toán thám sát Hoàng Sa thuộc Quân Ðoàn I gồm 1 Thiếu Tá, 2 Trung Úy Công Binh, 2 binh sĩ Công Binh, 1 Ðại Úy Hải Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, 1 nhân viên thuộc Ðài Khí Tượng Hoàng Sa và một người Mỹ. Sau đó, chiến hạm tiếp tục tuần tiễu trong vùng trách nhiệm thuộc phía Ðông Ðông Nam của đảo Cam Tuyền.
Khi lên HQ-5, thấy tình hình giữa các chiến hạm Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị đổ bộ tác chiến và tình hình quá căng thẳng, nhân viên dân sự Hoa Kỳ trong nhóm thám sát yêu cầu được rời chiến hạm, trở về đảo Hoàng Sa.
Vì vậy, vào lúc 9 giờ tối, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật ra lệnh cho HQ-5 tới gần đảo Hoàng Sa rồi thả xuồng đưa 7 người trong nhóm thám sát lên đảo.
Riêng Hải Quân Ðại Úy Trần Kim Diệp thuộc Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải ở lại chiến hạm.
Có lẽ nhân viên Hoa Kỳ trong nhóm thám sát đã được nguồn tin riêng thông báo sẽ có đụng độ giữa hai lực lượng nên không muốn hiện diện trên chiến hạm Việt Nam, có thể gây rắc rối về mặt ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.
33_Tuan Tieu Phia Tay Hoang-Sa Đêm 18/01/1974 rạng ngày 19/01/1974.

33
Trong đêm 18/01/1974 rạng ngày 19/01/1974, các chiến hạm Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa thả trôi và tuần tiểu trong vùng biển phía Tây Hoàng-Sa, bên ngoài các đảo của nhóm Nguyệt Thiềm để tránh những khu vực đá ngầm nguy hiểm và cũng để tránh sự quan sát của lực lượng Trung Cộng.
34_HQ-10 at Hoang-Sa
Lúc này, HQ-10 cũng đã tới khu vực hành quân. Như vậy, lực lượng HQVNCH đã có 4 chiến hạm trong vùng Hoàng Sa.

34
Sáng sớm ngày 19/01/1974, vào lúc 3 giờ 50 sáng, Sĩ Quan Chì Huy Chiến Thuật ra lệnh cho các chiến hạm Việt-Nam Cộng-Hòa chia làm hai cánh:
Phân đội I gồm HQ-4, HQ-5.
Phân đội II gồm HQ-10, HQ-16.
Phân đội I HQ-4, HQ-5 di chuyển từ vùng biển bên ngoài vòng sâu về phía Nam đảo Vĩnh Lạc, hướng tới đảo Quang Hòa.
35_HuongTienQuanPhanDoi I_HQ-4_HQ-5

35
Phân đội I gồm HQ-5 và HQ-4 có nhiệm vụ đổ bộ toán Biệt Hải và Hải Kích để chiếm lại đảo Quang-Hoà.
36_HuongTienQuanPhanDoi II_HQ-16_HQ-10

36
trong khi phân đội II gồm HQ-16 và HQ-10 lãnh nhiệm vụ yểm trợ hải pháo cũng như ngăn chận các chiến hạm Trung Cộng. Vì trời còn tối nên đội hình các chiến hạm Việt Nam di chuyển rất thận trọng, dự trù sẽ tới mục tiêu lúc trời vừa rạng sáng.
37_ViTriTienQuan.
Vị trí các chiến hạm cuả hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa lúc 5 giờ sáng ngày 19/01/1974

37
Tới 5 giờ sáng, các chiếm hạm tới vị trí Tây Bắc, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 3 hải lý.
38_VaoNhiemSoTacChien.
Nhiệm sở tác chiến toàn diện được ban hành lúc 5 giờ 25 sáng khi đội hình bằt đầu vào bên trong các hải đảo của nhóm Nguyệt Thiềm.

38
39_HQTCTangCuong.
Lực Lượng Tăng Cường Của TC_Thêm Hai Trục Lôi Hạm T-389, T-396

39
Toàn Thể Đội Hình Tác Chiến P-I_P-II
Toàn thể đội hình tác chiến cuả phân đội I và phân đội II cuả hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa sau khi đã vào nhiệm sở tác chiến.
Lúc 6 giờ sáng, các chiến hạm tới vị trí Ðông Nam, cách đảo Vĩnh Lạc chừng 5 hải lý. Lúc này, trời đã rạng sáng. Lúc 6 giờ 40 sáng, hai phân đội đã vào vị trí được ấn định trước như sau: Phân đội I (Nam) gồm 2 chiến hạm HQ-5 và HQ-4 ở phía Nam đảo Quang Hòa. Phân đội II (Bắc) gồm 2 chiến hạm HQ-16 và HQ-10 ở phía Tây Tây Bắc đảo Quang Hòa.
Lực lượng Trung Cộng lúc này đang tập trung tại phía Ðông đảo Quang Hòa và đã được tăng cường thêm 2 trục lôi hạm (tầu vớt mìn) loại T.43 mang số 389 và 396 trong đêm. Trên đảo, địch đã dựng 5 dãy nhà tiền chế sơn màu xanh đậm để trú quân và các công sự phòng thủ đã được bố trí chu đáo để đề phòng các cuộc đổ bộ. Ngoài ra, sát bờ đảo còn có một số ghe nhỏ dùng để tiếp tế.
Lực lượng đôi bên
Tính cho tới ngày 19 tháng 1 là lúc xảy ra trận hải chiến, lực lượng hải quân đôi bên tại Hoàng Sa được ghi nhận như sau. Lực lượng tham chiến Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa gồm 4 chiến hạm:
-Soái hạm Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5.
-Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16.
-Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4.
-Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10.
40_Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5

40
Nguyên là tầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ (USCG - US Coast Guard) mang tên Castle Rock (WHEC 383).
Ðóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington.
Hạ thủy ngày 11/5/1944 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 8/10/1944.
Ðược chuyển giao cho HQVN vào ngày 21-12-1971.
Trọng tải: 1766 tấn tiêu chuẩn, 2800 tấn tối đa.
Kích thước: dài 310.75 ft, chiều ngang 41.1 ft, tầm nước 13.5 ft.
Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6080 mã lực, 2 chân vịt. Vận tốc tối đa: chừng 18 knots.
Vũ khí: 1 khẩu 127 ly (5 inch) phía trước mũi, 1 đại bác 40 ly đôi cũng ở sân trước nhưng ở sân thượng phía trên khẩu 127 ly, 2 khẩu 40 ly bên tả và hữu hạm tại sân sau và 2 khẩu đại bác 20 ly đôi ở hai bên hông đài chỉ huy.
Thủy thủ đoàn: chừng 200 người.
41_Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4

41
Nguyên là USS Foster DER 334 của Hải Quân Hoa Kỳ. Ðóng tại thủy xưởng Consolidated Steel Corporation, Orange tiểu bang Texas.
Hạ thủy ngày 13/11/1943 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 25/1/1944.
Ðược chuyển giao cho HQVN vào ngày 25/9/ 1971.
Trọng tải: 1590 tấn tiêu chuẩn, 1850 tấn tối đa.
Kích thước: dài 306 ft, ngang 36.6 ft, tầm nước 14 ft.
Máy chánh: 2 máy dầu cặn loại Fairbank Morse 6,000 mã lực.
Vận tốc tối: đa 21 knots.
Vũ khí: 2 đại bác 76 ly, một tại sân trước có pháo tháp và một tại sân sau lộ thiên cùng một số đại bác 20 ly.
Thủy thủ đoàn: chừng 170 người.
HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hạm thuần túy có nhiệm vụ yểm trợ phòng không và chống tầu ngầm, nhưng sau thế chiến thứ hai đã được hoàn toàn tân trang và gắn loại radar TACAN (Tactical Aircraft Navigation) để trở thành loại chiến hạm chuyên dùng radar để phát hiện hỏa tiễn địch (radar picket). Chiến hạm này đã từng tham dự chiến dịch Market Times ngoài khơi Việt Nam để ngăn chận sự xâm nhập của Cộng sản bằng đường biển.
42_Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16

42
Nguyên thuộc lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, trước đây mang tên Chicoteague (WHEC 375). Ðóng tại thủy xưởng Lake Washington thuộc tiểu bang Washington.
Hạ thủy ngày 15/4/1942 và bắt đầu hoạt động kể từ ngày 12/4/1943.
Ðược chuyển giao cho HQVN vào ngày 21/6/1972.
Ðặc tính: Tương tự như HQ-5 (xem phần trên). Tuần Dương Hạm là loại chiến hạm lớn nhất của HQVN và có súng cỡ 127 ly cũng lớn nhất. Các loại vũ khí chống tầu ngầm đã bị cắt bỏ khi chuyển giao cho HQVN!?
43_Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10

43
Nguyên là USS Serene (MSF 300). Ðây là loại tầu chuyên được dùng để rà mìn ngoài đại dương (MSF - Mine Sweeper Fleet). Ðóng tại thủy xưởng Winslow Marine & SB Co., Winslow, tiểu bang Washington.
Ðược chuyển giao cho HQVN vào tháng 1/1964 cùng với Hộ Tống Hạm Chí Linh.
Trọng tải: 650 tấn tiêu chuẩn, 945 tấn tối đa.
Kích thước: Dài 184.5 ft, ngang 33 ft, tầm nước 9.75 ft.
Máy chánh: 2 máy dầu cặn Cooper Bessemer 1710 mã lực, 2 chân vịt.
Vận tốc tối đa: 14 knots.
Vũ khí: 1 đại bác 76 ly l thiên ở sân trước, 2 đại bác 40 ly đơn bên tả và hữu hạm ở sân giữa, 4 đại bác 20 ly đôi ở hai bên đài chỉ huy và ở sân sau.
Thủy thủ đoàn: Chừng 80 người.
Khi được chuyển giao cho HQVN, chiến hạm được biến cải từ tầu vớt mìn thành tầu hộ tống. Các dụng cụ rà mìn được cắt bỏ. Các vũ khí chống tầu ngầm được thêm vào gồm 2 giàn thả thủy lựu đạn (depth charge) ở sân sau và một giàn phóng thủy lựu đạn loại Hedgehog ở sân trước.
Hải Quân Trung Cộng
Tổng Cộng gồm 11 chiếc tầu đủ loại, trong số này có 2 Hộ Tống Hạm (Submarine Chaser) loại Kronshtadt mang số 271 & 274 và 2 chiếc Trục Lôi Hạm (tầu rà mìn) loại T.43 mang số 389 & 396 trực tiếp tham chiến là có hỏa lực đáng kể. Những chiếc khác là tầu chở quân hay ngư thuyền võ trang. Ngoài ra, lực lượng tiếp viện của Trung Cộng còn có các Khinh Tốc Ðĩnh Hỏa Tiễn Komar và có thể cả loại Osa và Khu Trục hạm loại Kiangnan.
44_Hộ Tống Hạm Kronshtadt

44
45

45
Sáu chiếc Kronshtadts đầu tiên trong HQ Trung Cộng do Nga chế tạo vào khoảng năm 1950-53 và chuyển giao vào năm 1956-1957.
Sau này Trung Cộng tự đóng thêm 12 chiếc nữa tại các xưởng đóng tầu Thượng Hải và Quảng Ðông, chiếc sau cùng hoàn tất vào năm 1957. Ðặc tính của loại Kronshtadt là mình hẹp, lườn thấp và có vận tốc cao để săn đuổi tầu ngầm. Trước năm 1974, lại tầu Kronshtadt mang chiến số từ 600 trở lên, sau này được đổi lại với chiến số loại 200 sơn ngoài vỏ tầu.
Trọng tải: 310 tấn tiêu chuẩn, 380 tấn tối đa.
Kích thước: dài 170 ft, ngang 21.5 ft, tầm nước 9 ft (52 m x 6.5 x 2.7)
Máy chánh: 2 máy dầu cặn 3,300 mã lực, 2 chân vịt.
Vận tốc tối đa: 24 knots.
Vũ khí: 1 đại bác 100 ly (3.5 inch) ở sân trưóc và 2 đại bác 37 ly ở sân sau, 2 giàn thủy lựu đạn và 2 giàn thả mìn.
Thủy thủ đoàn: chừng 65 người.
Trục Lôi Hạm T.43
Hai chiếc đầu tiên do Nga chế tạo và chuyển giao vào khoảng năm 1954-55. Sau đó Trung Cộng tự đóng thêm 18 chiếc nữa.
Trọng tải: 500 tấn tiêu chuẩn, 610 tấn tối đa.
Kích thước: dài 190.2 ft, ngang 28.2 ft, tầm nước 6.9 ft (58 m x 6.1 x 2.6)
Máy chánh: 2 máy dầu cặn 2,000 mã lực, 2 chân vịt.
Vận tốc tối đa: 17 knots.
Thủy thủ đoàn: chừng 40 người.
Lực lượng trừ bị ứng chiến của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa
Gồm 2 chiến hạm:
-Tuần Dương Hạm Trần Quốc Toản HQ-6.
-Hộ Tống Hạm Chí Linh HQ-11.
Những chiến hạm này vì được điều động từ xa tới nên không thể có mặt tại Hoàng Sa trước ngày 19 tháng 1. Về Không Quân, tuy có tin các phi đoàn phản lực cơ F-5 và A-37 được lệnh túc trực tại phi trường Ðà Nẵng nhưng thật ra những phi cơ này có tầm hoạt động rất ngắn không thể ra tới Hoàng Sa. Cũng có nguồn tin không chính thức cho biết đã có ý định xử dụng các Dương Vận Hạm (LST - Landing Ship Tank) như mẫu hạm tạm thời để chở các trực thăng võ trang ra Hoàng Sa nhưng kế hoạch này không được thực hiện. Tóm lại, các chiến hạm HQ/VNCH không có phi cơ trợ chiến.
Lực lượng trừ bị ứng chiến của Hải Quân Trung Cộng
Gồm nhiều chiến hạm đủ loại và phi cơ Mig đủ loại: 4 Phi Tiễn Ðĩnh loại Komar. Nhiều Khu Trục Hạm mang hỏa tiễn loại Kianjiang. Một hay nhiều tiềm thủy đĩnh. Các phi cơ Mig.
46_Tốc Ðĩnh Hỏa Tiễn Komar

46
Chiếc Komar đầu tiên do Nga chuyển giao vào năm 1965, 2 chiếc khác vào năm 1967 và 7 chiếc nữa trong khoảng năm 1968-71. Sau đó Trung Cộng tự đóng thêm chừng 10 chiếc khác và đặt tên là "Hoku". Loại chiến hạm này tuy nhỏ nhưng rất nguy hiểm vì có vận tốc nhanh, dễ vận chuyển nên là một mục tiêu rất khó bằn trúng. Ngoài ra, loại hỏa tiễn Styx có thể bắn trúng mục tiêu cách xa vài chục cây số. Chính một quả hỏa tiễn này do Ai Cập bắn đánh chìm Khu Trục Hạm Eilath, chiếc tầu lớn nhất của Hải Quân Do Thái trong trận chiến tranh năm 1967.
Trọng tải: 70 tấn tiêu chuẩn, 80 tấn tối đa.
Kích thước: dài 83.7 ft, ngang 19.8 ft, tầm nước 5 ft (25.5 m x 6 x 1.8)
Hỏa tiễn: 2 giàn phóng hỏa tiễn loại Styx dùng để bắn chiến hạm.
Máy chánh: 2 máy dầu cặn 4,800 mã lực, 2 chân vịt.
Vận tốc tối đa: 40 knots
Vũ khí: 2 đại bác 25 ly (1 giàn đôi gắn đàng trước mũi).
Thủy thủ đoàn: chừng 10 người.
Khinh Tốc Ðĩnh Hỏa Tiển Osa
Chiếc Osa đầu tiên do Nga chuyển giao vào tháng 1 năm 1965. Bốn chiếc khác chuyển giao vào năm 1966-67 và 2 chiếc nữa vào năm 1968. Trung Cộng cũng tự đóng lấy một số khác và đặt tên là "Hola".
Trọng tải: 165 tấn tiêu chuẩn, 200 tấn tối đa.
Kích thước: Dài 128.7 ft, ngang 25.1 ft, tầm nước 5.9 ft (39.3 m x 7.7 x 1.8).
Máy chánh: 3 máy dầu cặn, 13,000 mã lực.
Vận tốc tối đa: 32 knots
Vũ khí: 4 đại bác 30 ly (2 giàn đôi, 1 trước mũi và 1 sau lái).
Thủy thủ đoàn: chừng 25 người.
Tương quan lực lượng
Nếu chỉ so sánh về vũ khí, phía Việt-Nam Cộng-Hòa có phần trội hơn vì các Tuần Dương Hạm được trang bị hải pháo 127 ly, trong khi các Kronshtadt của Trung Cộng chỉ được gắn súng cỡ 100 ly, nhưng trong một trận hải chiến khi đôi bên gần nhau, cỡ súng lớn chưa chắc đã chiếm được lợi thế vì không tận dụng được tầm bắn xa và nhịp bắn lại chậm. Phần các chiến hạm Trung Cộng có vận tốc cao lại nhỏ nhẹ dễ vận chuyển nên chiếm được ưu thế trong lúc hải chiến. Hơn nữa, các chiến hạm Việt-Nam Cộng-Hòa không những vừa to, cao lại xoay trở tương đối chậm nên là mục tiêu rất dễ dàng cho địch thủ nhắm bắn. Chính Trung Tá San, Hạm Trưởng HQ-4 cho biết vì các chiến hạm Trung Cộng nằm rất thấp gần sát mặt nước nên rất khó bắn trúng. Trong khi các khẩu hải pháo Việt-Nam Cộng-Hòa vì nằm trên cao nên phải rất khó khăn hạ cao độ xuống dưới đường chân trời mới có thể nhắm trúng mục tiêu, các chiến hạm Trung Cộng vì thấp hơn nên dễ dàng nâng cao độ của những khẩu đại bác chừng 5-10 độ là đã có thể tác xạ hữu hiệu.
So sánh những sở trường và sở đoản của từng loại chiến hạm, trong trận hải chiến một chọi một tại Hoàng Sa, lực lượng đôi bên có vẻ tương đồng, việc hơn thua phần lớn sẽ do các cấp chỉ huy và tinh thần của thủy thủ đoàn quyết định. Tuy nhiên, kể về lực lượng trừ bị ứng chiến, phía Trung Cộng chiếm ưu thế tuyệt đối, nhất là về mặt không yểm. Có thể nói dù đánh chìm hết các tầu Trung Cộng trong ngày 19/1, các chiến hạm Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa cũng không thể ở lại Hoàng Sa vì không thể đương đầu với lực lượng tăng viện của địch.
-Trận Hải Chiến Hoàng-Sa ngày 19/01/1974, lúc 10 giờ 25 phút sáng.-
47

47
Thấy các chiến hạm ta bất thần bao vây và dàn đội hình tác chiến để uy hiếp đảo, lực lượng địch cũng chia thành hai nhóm để nghênh cản. Hai chiến hạm mới tới mang số 389 và 396 vận chuyển về hướng Tây Bắc đảo để chận đường phân đội Bắc, trong lúc 2 Kronshtadt còn lại mang số 271 và 274 đối đầu với phân đội Nam tại phía Nam đảo Quang Hòa.
48_TauTCDoiDauHQVN

48
Đổ Quân Tái Chiếm Đảo Quang-Hòa.
Mặc dù phía Trung Cộng phản ứng mạnh, lực lượng Việt-Nam Cộng-Hoà vẫn tiến hành kế hoạch hành quân đổ bộ tái chiếm đảo Quang Hòa như đã dự trù.
Hồi 6 giờ 48 sáng, toán đổ bộ cũng được chia làm hai cánh:
-Cánh Biệt Hải trên HQ-4 được đổ bộ lên mặt Nam đảo Quang-Hòa.
49_HQ-4DoQuanLenPhiaNamDaoQuang-Hoa
6 giờ 48 phút sáng ngày 19/01/1974.

49
-Hải Kích trên HQ-5 được đổ bộ lên mặt Tây Nam đảo Quang Hòa.
50_HQ-5DoHaiKichLenTayNamDaoQuang-Hoa

50
Tới 7 giờ 42 sáng, vì gió thổi quá mạnh khiến hai bè cao su chở toán Hải Kích bị dạt ra ngoài khơi nên HQ-5 phải thả xuồng máy để phụ giúp kéo tới điểm đổ bộ.
Tuy gặp khá nhiều khó khăn vì gió mạnh và sóng lớn sát bờ, cuối cùng toán Hải Kích cũng đổ bộ lên được mặt Tây Nam đảo Quang Hòa vào lúc 7 giờ 45 sáng.
Cũng trong lúc này, Trung Cộng cũng cho đổ thêm quân từ 2 tầu võ trang lên mặt Bắc đảo.
51_TCDoThemQuanLenMatBacDaoQuang-Hoa
7 giờ 42 phút sáng ngày 19/01/1974.

51
Tình hình bộ binh của hai phía Việt-Nam Cộng-Hòa và Trung Cộng lúc 7 giờ 45 sáng ngày 19/01/1974.
52_TinhHinhBoBinhTrenDaoQuang-Hoa
7 giờ 45 sáng ngày 19/01/1974.

52
Lực Lượng đổ bộ gồm những thành phần được huấn luyện tinh thục, thiện chiến nhất của HQVN.
Toán Biệt Hải do HQ Ðại Úy Nguyễn Văn Tiến (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy, gồm những quân nhân "người nhái" thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải.
Toán Hải Kích chuyên về phục kích và đánh bộ do HQ Ðại Úy Trần Cao Sạ (khóa 16 SQHQ Nha Trang) chỉ huy.
Ngay từ khi vừa đặt chân lên bờ đảo, cả hai toán bị quân Trung Cộng trên đảo đông hơn đàn áp.
Ðịch quân trang bị vũ khí nặng dàn hàng ngang ngăn cản và uy hiếp, một số lớn khác ẩn núp trong các giao thông hào và công sự phòng thủ kiên cố để yểm trợ khiến lực lượng đổ bộ không thể nào tiến sâu vào trung tâm đảo.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ quân, hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 thuộc phân đội Nam (II) di chuyển trong vùng từ Nam Ðông Nam tới Tây Nam của đảo Quang Hòa, có lúc vào sát bờ chỉ cách chừng 1 hải lý để trợ chiến cho lực lượng đổ bộ.
53_DoiHinhHQ-4_HQ-5SauKhiDoQuan

53
Tình hình lúc bấy giờ rất nguy cấp và thật bất lợi cho lực lượng Việt-Nam Cộng-Hòa, nhưng vì tuân hành thượng lệnh quyết tâm bảo vệ lãnh thổ nên vào khoảng 9 giờ sáng, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (SQ/CHCT) ra lệnh cho toán Hải Kích vượt lên trước, di chuyển về mặt Tây Nam đảo. Thấy quyết tâm chiếm lại dảo của các chiến sĩ Việt Nam, quân Trung Cộng nấp trong các công sự phòng thủ nổ súng thượng liên vào toán Hải Kích khiến 1 sĩ quan là Trung Úy Nguyễn Văn Ðơn và 1 đoàn viên tên Long bị tử thương và 2 đoàn viên khác bị thương. Toán Hải Kích lập tức dùng hỏa lực cơ hữu gồm súng phóng lựu M.79 và súng cá nhân M.16 bắn trả. Còn toán Biệt Hải tuy cũng bị lính Trung Cộng đông hơn uy hiếp nhưng hoàn toàn vô sự.
54_TinhHinhTrenDaoLuc 9 GioSang
Tình hình trên đảo lúc 9 giờ sáng ngày 19/01/1974
54

54
Vào khoảng 9 giờ 30 sáng, trước tình hình bất lợi và áp lực địch quá mạnh có thể đưa tới nguy cơ toàn thể lực lượng đổ bộ bị địch quân đông hơn tiêu diệt, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (SQ/CHCT) ra lệnh rút tất cả hai toán Hải Kích và Biệt Hải về chiến hạm.
55_HaiKich-BietHai_TrietThoai
10 giờ sáng ngày 19/01/1974 các toán hải kích, biệt hải triệt thoái về các chiến hạm.

55
Lực lượng đổ bộ về tới chiến hạm an toàn, không bị thêm một thiệt hại nào, mang theo được xác sĩ quan, còn các đoàn viên không kịp mang theo. Hai đoàn viên bị thương được di tản qua HQ-4.
Lúc 10 giờ sáng, HQ-5 vị trí cách đảo Quang Hòa 5000 yards (khoảng 3 hải lý) về hướng Tây Nam (245 độ).
Trước những biến chuyển kém thuận lợi, Sĩ Quan Chỉ Huy Chiến Thuật (SQ/CHCT) ban hành chỉ thị mới.
Trong khoảng thời gian từ 10 giờ 17 sáng cho tới 10 giờ 24 sáng, các chiến hạm Việt Nam vận chuyển chiến thuật để thiết lập một hình vòng cung ở phía Tây đảo Quang Hòa.
Phân đội Bắc (I) gồm hai chiến hạm HQ-16 và HQ-10 di chuyển về phía Tây Bắc đảo Quang-Hòa.
Phân đội Nam (II) gồm hai chiến hạm HQ-5 và HQ-4 di chuyển từ Tây Nam tới vị trí phía Tây Ðảo Quang-Hòa.
Khi thấy các chiến hạm Việt Nam thiết lập đội hình mới, bốn chiếc tầu Trung Cộng lập tức bám theo, một đối một.
Theo phúc trình hậu hành quân của soái hạm HQ-5, tình hình lúc đó đã hết sức căng thẳng.
Chiến hạm đôi bên chỉ cách nhau khoảng 1,600 yards (chừng 1 hải lý) đều ở trong tình trạng nhiệm sở tác chiến toàn diện với các nhân viên ngồi trong các ụ súng.
Các khẩu hải pháo chĩa thẵng vào tầu địch trong tư thế sẵn sàng tác xạ tiêu diệt.
56_DoiHinhHQVN

56
HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch sau khi bắn hạ tàu chiến địch 369 để làm tròn nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải Việt Nam.
57

57
Tuy nhiên, vì chỉ còn một máy, xoay trở rất khó khăn nên HQ-10 cũng bị trúng nhiều đạn địch.
58_”ToQuocGhiOn”_CoTrungTa NguyVanTha


58
Hạm Trưởng, HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà bị tử trận, Hạm Phó là HQ Ðại Úy Nguyễn Thành Trí bị thương nặng. Sau khi bắn hạ tầu địch, cuối cùng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo cũng bị chìm. Một số nhân viên xuống được bè đào thoát mang theo vị Hạm Phó, nhưng chẳng bao lâu, Ðại Úy Trí cũng đền nợ nước vì bị mất máu quá nhiều.
59_”ToQuocGhiOn”_CoThieuTa NguyenThanhTri.


59
Về việc Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo bị chìm, có một số tài liệu nói rằng chiến hạm bị hỏa tiễn từ chiến hạm Trung Cộng bắn trúng đài chỉ huy. Tuy hải quân Trung Cộng có loại tầu Komar trang bị hỏa tiễn hải - hải (surface to surface missile) Styx nhưng lúc đó chưa có mặt tại Hoàng Sa, còn các loại tầu Kronshtadt và T.43 tham chiến chỉ trang bị hải pháo cổ điển thông thường, hỏa tiễn nếu có cũng chỉ là loại cá nhân (rocket) cầm tay. Vả lại, nếu có loại phi tiễn đĩnh Komar tham chiến thì có lẽ mục tiêu sẽ là những chiến hạm chủ lực lớn hơn chứ không phải HQ-10 là chiếc nhỏ và kém quan trọng nhất. Theo lời thuật lại của Trung Tá Vũ Hữu San, sau khi trận hải chiến đã chấm dứt, các chiến hạm ta quan sát thấy có 4 lượng sóng bạc đầu rất lớn đang từ hướng Ðông Bắc tiến lại rất nhanh. Rất có thể đây mới là các phi tiễn đĩnh Komar hay khinh tốc định Swatow của Trung Cộng từ căn cứ hải quân Yulin thuộc đảo Hải Nam kép xuống trợ chiến. Nói tóm lại, có nhiều phần vì HQ-10 vận chuyển khó khăn, bất lợi trong lúc hải chiến nên mới bị chìm vì trúng đạn của tầu địch.
Mới đây, Hải Quân Trung Úy Nguyễn Ðông Mai là sĩ quan hải pháo có mặt trên HQ-10 trong trận hải chiến cũng cho biết về trường hợp HQ-10 bị bắn chìm như sau:
"Khi trận đánh kết thúc, các chiến hạm bạn đã rời vùng, HQ-10 vì bị trúng đạn cháy hầm máy nên bất khiển dụng, ở lại một mình tại Hoàng Sa. Hai chiếc Kronshtadt mới tới tăng viện của Trung Cộng mang số 281 và 282 chạy quanh HQ-10 nhiều vòng và dùng hải pháo bắn chìm chiến hạm này".
60_“ToQuocGhiOn”_HQ-10DaOLaiHoang-Sa

60
Khi có dịp thuận tiện, chúng tôi sẽ viết một bài chi tiết về trường hợp HQ-10 đi vào lòng biển mẹ Hoàng Sa.
Trong số các tầu VNCH tham chiến, có lẽ chỉ có Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 mới xứng đáng mang danh "chiến hạm". Trong khi các "chiến hạm" khác tuy được gọi là Tuần Dương Hạm hay Hộ Tống Hạm, nhưng thật ra chỉ là loại tuần duyên (Coast Guard) hay tầu rà mìn của Hoa Kỳ. HQ-4 nguyên là một Khu Trục Hộ Tống Hạm được trang bị radar phòng không tối tân (DER - Destoyer Escort Radar). Vũ khí chính là hai giàn đại pháo 76.2 ly có radar kiểm xạ (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu. Ðó là nói về loại DER của Hải Quân Hoa Kỳ, nhưng khi chuyển giao cho Hải Quân Việt Nam, những trang bị tối tân đều đã bị tháo gỡ hay không còn xử dụng được nữa vì thiếu bảo trì hoặc cơ phận thay thế. Tuy hai khẩu đại pháo 76.2 ly, một tại sân trước và một tại sân sau vẫn còn, nhưng hệ thống kiểm xạ đã bất khiển dụng nên các vũ khí chính mất đi rất nhiều hiệu quả. Nếu các khẩu súng 76.2 ly còn chính xác và bắn nhanh như khi được đài kiểm xạ điều khiển giống như trong hải quân Hoa Kỳ, HQ-4 dưới sự chỉ huy đầy kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San đã bắn hạ dễ dàng các chiến hạm Trung Cộng. Nhưng rất tiếc, vào thời điểm năm 1974 khi Hoa Kỳ đã phủi tay và cuộc chiến tại Việt Nam gần tàn, khả năng tác chiến của HQ-4 đã giảm sút rất nhiều mặc dù thủy thủ đoàn rất thiện chiến. Một điểm khá bất lợi nữa là HQ-4 ngoài hai khẩu 76.2 ly, không có đại bác 40 ly bắn nhanh. Trong một trận hải chiến khi mục tiêu chỉ cách trên dưới một hải lý, một dàn 40 ly bắn nhanh sẽ có lợi thế hơn một khẩu 76.2 ly bắn chậm.
Nhưng dù với những bất lợi nói trên, dưới quyền chỉ huy sáng suốt, kinh nghiệm của Hạm Trưởng Vũ Hữu San cùng sự quả cảm, gan dạ của thủy thủ đoàn, HQ-4 đã xứng đánh mang danh Khu Trục Hạm. Ngay sau khi nhận được lệnh tác xạ vào tầu địch, hai khẩu đại bác 76.2 ly đã khai hỏa chính xác trúng ngay tầu địch lúc đó chỉ cách khoảng 1,600 yards.
61_HQ-4BanChayK271

61
Chỉ trong vòng vài phút đầu, chiếc Kronstadt 271 đã bị bắn cháy không còn khả năng tác chiến. Có nguồn tin nói rằng chiếc tầu này sau đó phát nổ và đã bị chìm. Nhưng cũng như những chiến hạm đồng đội khác, HQ-4 là một mục tiêu khá lớn cho tầu địch nên cũng bị trúng nhiều vết đạn, nhưng các máy móc chính, nhất là hệ hống truyền tin vẫn trong tình trạng khiển dụng tốt. Ðặc biệt, Trung Tá San cho biết vì HQ-4 là một chiến hạm khá lớn có nhiều tầng nên được trang bị một hệ thống quạt hút khổng lồ để các tầng bên dưới bớt nóng. Khi tác chiến, một viên đạn địch khi phát nổ đã thổi bay hệ thống quạt hút khổng lồ này. Tuy nhiên, những thiệt hại của HQ-4 được coi là nhẹ so với các chiến hạm bạn khác và vẫn còn khả năng tác chiến.
Trên soái hạm HQ-5, khi lệnh tác chiến được ban hành, các ổ súng nổ dòn dã hướng về tầu địch. Trong lúc tác chiến, Hạm Trưởng, HQ Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, lo việc vận chuyển chiến hạm để vào vị trí tác xạ hữu hiệu nhất cũng như để tránh các vùng san hô, đá ngầm nguy hiểm trong khi Hạm Phó và Sĩ Quan Hải Pháo lo việc chỉ huy tác chiến.
Mục tiêu của HQ-5 là chiếc Kronshtadt mang số 274 mặc dầu chống trả mãnh liệt nhưng bị hư hại nặng vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bị loại ra khỏi vòng chiến. Ðể dễ bề lẩn tránh, tầu địch phun ra một màn khói ngụy trang khiến HQ-5 khó nhận biết chính xác mục tiêu.
10 giờ 25 sáng 19/01/1974 các ồ súng trên HQ-5 đều bị trở ngại tác xạ.
62_K274BiChayPhaiUiBaiNamDaoQuang-Hoa

62
Tuy nhiên, bị trúng đạn quá nặng, chiếc Kronshtadt này bắt buộc phải ủi vô bờ san hô phía Nam đảo Quang Hòa để tránh bị chìm.
Tuy đã loại được đối thủ, nhưng tình trạng tác chiến của HQ-5 cũng không mấy khả quan.
Tới khoảng 10 giờ 50 sáng tức là vào phút thứ 25 của trận chiến, tất cả các ổ súng lớn trên chiến hạm đều bị trở ngại tác xạ không bắn được, ngoại trừ khẩu đại bác 40 ly bên tả hạm do Thượng Sĩ Tài làm trưởng khẩu. Như vậy, nguyên hông phải của chiến hạm không còn trọng pháo để bảo vệ. Nguy hiểm hơn nữa, các chiến hạm còn lại của Trung Cộng tập trung lực lượng nhắm vào HQ-5 như để trả thù cho đồng bọn. Tuy bị bao vây và bắt đầu bị trúng nhiều đạn địch, khẩu đại bác 40 ly độc nhất còn lại phản pháo ác liệt khiến địch phải chùn lại.
Trung Tá San cho biết cũng trong lúc đó, các chiến hạm VNCH quan sát thấy có bốn lượng sóng lớn trắng xóa đang tiến tới từ hướng Ðông Bắc với vận tốc rất nhanh và có tin các phi tiễn đĩnh loại Komar và Hộ Tống Hạm loại Hai nan của địch đang trên đường đến tiếp viện. Trước tình thế bất lợi, vả lại các chiến hạm chính của địch tham chiến cũng đã bị hư hại, Ðại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đã sáng suốt ra lệnh cho các chiến hạm VNCH rời vùng giao tranh để bảo toàn lực lượng.
11 giờ sáng ngày 19/01/1974 các chiến hạm Hải Quân Việt-Nam rời vùng giao tranh.
63_BaoToanLucLuong

63
Khi rời khỏi vùng giao tranh vào khoảng 11 giờ sáng ngày 19/1, hải đội VNCH cũng chia làm hai cánh. HQ-16 vì hoạt động ở khu phía Bắc và đã bị thiệt hại khá nặng có nguy cơ bị chìm nên đã đổi đường ngược lên phía Bắc, hướng về đảo Hoàng Sa rồi sau đó di chuyển về hướng Tây nhắm về Ðà Nẵng.
Trong khi đó phân đội Nam gồm HQ-4 và HQ-5 hải hành về hướng Ðông Nam. Phía Trung Cộng cũng không còn sức để đuổi theo vì tất cả các chiến hạm tham chiến đều đã bị chìm hay lên cạn.
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, vào lúc 2 giờ 15 phút, phân đội Nam nhận được lệnh quay trở lại cố thủ tại Hoàng Sa.
64_QuanLenhCoThuHoang-Sa

64
Các chiến hạm liền đổi đường về hướng Tây Bắc trở lại vùng đã xảy ra trận hải chiến hồi sáng.
Khi đã gần tới Hoàng Sa, vào lúc 5 giờ 20 chiều, lệnh cố thủ được hủy bỏ, phân đội Nam được lệnh trở về Ðà Nẵng.
65_QuanLenhDuocHuyBo

65
Về lệnh "cố thủ" này, Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4đã viết trong bài nói chuyện kỷ niệm 24 năm trận hải chiến Hoàng Sa, đọc tại San Jose vào ngày 17 tháng 1 năm 1998 nguyên văn như sau:
"Sau Hoàng Sa 24 năm, chúng tôi còn sống và vẫn đi tìm trong mấy chục triệu sách thư viện nhưng cho đến nay, đã không thể nào tìm thấy được cái lý tưởng nào cao xa hơn được biểu lộ qua hình ảnh Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4 và Tuần Dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5 tuân hành quân lệnh chuẩn bị lên cạn phơi xác mình. Quân lịnh như núi! Lịnh này đúng hay sai cũng là lệnh! Ðến chiều tối, lệnh hải hành rời bỏ Hoàng Sa mới được ban ra và chúng tôi các chiến hạm mang đầy vết thương vẫn còn đang rỉ máu, được về Ðà Nẵng để lo mai táng cho các bạn đã hy sinh, đưa đồng đội bị thương vào quân y viện và sửa chữa chiến hạm..."
Những lời nói hào hùng đầy khí tiết của Trung Tá San tưởng đã diễn tả quá đủ tinh thần chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, vì nước quên mình của các chiến sĩ HQ/VNCH.

****Nguời viết khi đọc đến đây nghỉ rằng quân Trung Cộng đang trấn đóng trên các đảo bị một phen teo…. khi thấy HQ-4, HQ-5 quay đầu trở lại!!!!
66_HamDoiVeDa-Nang

Ðến ngày 20 tháng 1, các chiến hạm HQ/VNCH về tới Ðà Nẵng. HQ-4 và HQ-5 cập cầu Thống Nhất tại bến thương cảng hối 7 giờ 30 sáng. Riêng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16 được Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-6 hộ tống cập cầu Tiên Sha thuộc BTL/V1DH vào lúc 10 giờ sáng.
VII. Tổng Kết Thiệt Hại Ðôi Bên
1. Phía Việt Nam Cộng Hòa
Thiệt hại về phía HQ/VNCH được ghi nhận ở mức trung bình, gồm 1 chiến hạm bị chìm và 3 chiếc khác bị hư hại. Về phần nhân mạng, số tử thương và bị thương tương đối nhẹ. Ngoài ra, còn một số binh sĩ và nhân viên dân chính bị bắt giữ vào ngày 20/01/1974 khi phi cơ và chiến hạm Trung Cộng oanh kích và pháo kích rồi cho quân đổ bộ lên các đảo. Nhóm tù binh này gồm 14 nhân viên thuộc HQ-4 được đổ bộ lên đảo Cam Tuyền vào khoảng 10 giờ sáng ngày 18/01/1974 và 34 binh sĩ Ðịa Phương Quân cùng nhân viên khí tượng, trong số này có một nhân viên dân chính Hoa Kỳ tên Gerald Emil Kosh. Những người bị bắt bị đưa về đảo Hải Nam vào ngày 21/01/1974 và sau cùng bị giam tại nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Năm thương bệnh binh được trao trả vào ngày 31/01/1974 tại cầu Shumchum là ranh giới giữa Hồng Kông và tỉnh Quảng Ðông. Sau 27 ngày bị giam giữ, trước sự đòi hỏi hợp lý cuả VNCH và dưới áp lực của giới ngoại giao cũng như hội Hồng Thập Tự quốc tế, Trung Cộng đã phải phóng thích toàn bộ số 43 tù binh còn lại.
Sau đây là chi tiết về những thiệt hại về phía HQ/VNCH:
a. Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ-10
Ðây là chiến hạm nhỏ nhất và có hỏa lực yếu nhất trong số các chiến hạm VNCH tham chiến. Ngoài ra, tình trạng kỹ thuật còn không được khả quan khiến HQ-10 lại càng thêm bất lợi. Sau khi bắn cháy mục tiêu được chỉ định là chiến hạm Trung Cộng mang số 396, HQ-10 cũng bị bắn trúng đài chỉ huy khiến Hạm Trưởng bị tử thương và hệ thống truyền tin bị tê liệt. Một số nhân chứng từ các chiến hạm bạn quan sát còn cho biết chiếc máy chánh duy nhất còn lại có lẽ cũng bị hư hại nên HQ-10 không thể vận chuyển được nữa, do đó chiến hạm đã bị tầu địch bắn chìm. Số nhân viên còn lại gồm 23 người, trong đó có Hạm Phó lúc đó bị trọng thương đã xuống 4 chiếc bè cấp cứu đào thoát. Trong lúc trôi dạt trên biển cả, vị Hạm Phó và một nhân viên khác từ trần nên đã được thủy táng. Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên đại dương không đồ ăn và nước uống, nhóm thủy thủ gặp nạn được chiếc tầu dầu SKOPIONELLA của công ty Shell trên đường đi từ Hồng Kông đến Singapore vớt tại vị trí các Ðà Nẵng chừng 150 hải lý về hướng Ðông.
b. Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ-16
HQ-16 thuộc phân đội Bắc cùng với HQ-10 nên cũng bị thiệt hại khá nặng. Trong lúc dùng các khẩu hải pháo 127 ly và 40 ly loại chiếc tầu Trung Cộng mang số 389 ra khỏi vòng chiến, HQ-16 cũng bị hư hại khá nặng. Hầm đạn 127 ly phía trước mũi bị trúng đạn khiến nước tràn vào mỗi khi mũi tầu chúc xuống nên sau đó đã phải cô lập. Một máy điện bị bắn hư và giây điện đứt làm hệ thống điện khiến hầm máy chỗ nào cũng bị điện giật, do đó nhân viên cơ khí và điện khí phải di tản. Nguy hiểm hơn cả là hông tầu ngang hầm máy chánh tả bị thủng một lỗ lớn ngay tầm nước khiến nước biển tràn vào như thác lũ. Chiến hạm mỗi lúc một nghiêng thêm về bên trái và có nguy cơ bị chìm nếu không nhém được lỗ thủng. Nhưng sau cùng, nhờ sĩ quan cơ khí trưởng là Ðại Úy Hiệp điều động nhân viên phòng tai và cơ khí cô lập được hầm máy tả, chiến hạm vẫn tự vận chuyển được dù chỉ còn máy chánh hữu. Vì hầm đạn đã bị cô lập khiến khẩu 127 ly không còn bắn được nữa, ngoài ra chỉ còn một máy và vì tầu bị mất điện hoàn toàn nên hệ truyền tin và tay lái điện cũng bị tê liệt, vả lại, các tầu địch cũng đã bị cháy hay bị chìm, nên HQ-16 rời vòng chiến, di chuyển về hướng Bắc để giữ an toàn.
Riêng toán nhân viên 15 người thuộc HQ-16 do Hải Quân Trung Úy Lâm Trí Liêm chỉ huy đổ bộ lên đảo Cam Tuyền (Robert) vào ngày 17/01/1974 đã bị mất liên lạc với chiến hạm sau trận hải chiến nên phải tự rút khỏi đảo bằng xuồng cao su. Sau 10 ngày lênh đênh trên biển cả, những người này đã được ghe đánh cá cứu thoát đưa về Qui Nhơn nhưng có một người bị chết vì kiệt lực, đó là Hạ Sĩ Nhất Quản Kho Nguyễn Văn Duyên. Toán đổ bộ 15 người này sau đó đã được đặc cách thăng một cấp.
c. Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ-4
Là chiến hạm có hỏa lực mạnh với hai đại bác 76 ly nên HQ-4 tiêu diệt mục tiêu không mấy khó khăn.
Theo báo cáo, chiếc Kronshtadt 271 đã bị HQ-4 bắn cháy, sau đó phát nổ và chìm ngay từ những phút đầu của cuộc hải chiến.
Tuy nhiên, trong khoảnh khắc ngắn ngủi đó, HQ-4 cũng bị trúng nhiều phát đạn của địch quân. Thiệt hại về nhân mạng không đáng kể; thiệt hại vật chất trên chiến hạm được ghi nhận ở mức trung bình với hàng trăm vết đạn đủ loại. Trong số cách chiến hạm HQ/VNCH tham chiến, HQ-4 bị thiệt hại tương đối nhẹ nhất. Hai khẩu trọng pháo 76 ly bị trở ngại tác xạ nhưng sau đó đã được sửa chữa ngay trong lúc tác chiến, máy chánh, máy điện và hệ thống truyền tin khiển dụng tốt, vì vậy HQ-4 coi như vẫn còn đầy đủ khả năng tác chiến.
d. Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ-5
HQ-5 là nơi HQ Ðại Tá Hà Văn Ngạc, SQ/CHCT đặt bộ tham mưu nên được coi là soái hạm.
Theo bản báo cáo hậu hành quân, tất cả hỏa lực của HQ-5 tập trung vào chiếc Kronshtadt mang số 274.
Không bao lâu, mục tiêu bị bốc cháy vì trúng nhiều đạn 40 ly và 20 ly nên bốc cháy.
Tàu địch phải ủi vào bãi san hô sát đảo Quang Hòa để khỏi bị chìm, do đó coi như bị hư hại hoàn toàn.
Về phần HQ-5 cũng bị trúng đạn nhiều nơi, các ổ trọng pháo chính 127 ly và 40 ly đôi trước mũi cũng bị trở ngại tác xạ, chỉ còn khẩu 40 ly bên tả hạm xử dụng được. Chính khẩu súng này đã bắn chặn không cho các tầu địch tới gần. Thiệt hại về nhân mạng trên HQ-5 gồm 1 sĩ quan chết, 3 bị thương; hạ sĩ quan 2 chết 4 bị thương; đoàn viên 9 bị thương. Tổng Cộng 3 chết 16 bị thương. Về vật chất, nhiều kho phòng, máy móc và hệ thống giây, ống bị trúng đạn. Lửa bốc cháy cũng như nước tràn vào tại nhiều nơi trên chiến hạm. Nhân viên phòng tai và toán hải kích tăng phái đã xử dụng tối đa phương tiện cơ hữu để cứu thủy và cứa hỏa. Hạm trưởng đã ra lệnh làm ngập nước hầm đạn 127 ly để tránh đạn phát nổ vì kho điện tử và kho cơ khí bị bốc cháy. Tuy bị hư hại khá trầm trọng nhưng HQ-5 không gặp nguy cơ bị chìm hay bị tiêu hủy vì cơ khí trưởng là Thiếu tá CK Trần Ðắc Nguyền là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm đã đắc lực điều đông nhân viên dập tắt các đám cháy, bít các lỗ thủng và sửa chữa các máy móc hư hỏng. Do đó, chỉ sau một thời gian ngắn, HQ-5 đã trở về tình trạng hoạt động gần như bình thường.
2. Phía Trung Cộng
Cả 4 chiến hạm Trung Cộng tham chiến đều bị trúng đạn.
Một tầu Kronstadt và một Trục Lôi Hạm bị chìm tại chỗ; hai chiếc còn lại bị hư hại nặng phải ủi lên bãi san hô nên coi như phế thải.
Về nhân mạng thiệt hại không rõ nhưng chắc là khá nặng.

*** Dưới đây là tài liệu bổ túc từ Yên Tử Cư Sĩ Trần-Đại-Sỹ về phần tổn thất của hải quânTrung Cộng:

1, Lực lượng tham chiến
_ Hộ tống hạm Kronstadt, ký số 271, hạm trưởng là Đại-tá Vương Kỳ Uy, tử thương. _ Hộ tống hạm Kronstadt, ký số 274, hạm trưởng là Đại-tá Quan Đức. Đây là soái hạm của chiến dịch. Tư lệnh mặt trận là Đô-đốc Phương Quang Kinh, Tư-lệnh phó hạm đội Nam-hải của Trung-quốc với bộ tham mưu đi trên chiến hạm này. Khoảng giữa trận chiến, ông cùng bộ tham mưu tử thương (1 Đô-đốc, 4 Đại-tá, 6 Trung-tá, 2 Thiếu-tá, và 7 sĩ quan cấp úy). _ Trục lôi hạm, ký số 389, hạm trưởng là Trung-tá Triệu Quát, tử thương. _ Trục lôi hạm, ký số 396, hạm trưởng là Đại-tá Diệp Mạnh Hải, tử thương. _ Phi tiễn đỉnh Komar 133, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx hạm trưởng là Thiếu-tá Tôn Quân Anh, _ Phi tiễn đỉnh Komar 137, trang bị hỏa tiễn đĩa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Mạc Quang Đại, _ Phi tiễn đỉnh Komar 139, trang bị hỏa tiễn địa địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Tạ Quỳ, _ Phi tiễn đỉnh Komar 145, trang bị hỏa tiễn địa-địa Styx, hạm trưởng là Thiếu-tá Ngụy Như. _ 6 Hải vận hạm chở quân. 2, Lực lượng trừ bị, _ 2 Tuần dương hạm, _ 4 Pháo-hạm, _ 4 Khu trục hạm trang bị hỏa tiễn Kianjiang. _ 2 Phi đội MIG 19, _ 2 phi đội MIG 21, Do chính Đô-đốc Tư-lệnh hạm đội Nam-hải chỉ huy. Chúng tôi không biết tên ông.
Về phía Trung-quốc:
_ Tư lệnh mặt trận, bộ tham mưu và 4 hạm trưởng tử thương, _ Hộ tống hạm 274 bị chìm. _ Hộ tống hạm 271 và hai trục lôi hạm 389-396 bị hư hại nặng phải ủi bải, sau đó phải phá hủy. _ 4 ngư thuyền chở quân bị chìm.
http://www.vuhuusan.net/bsTranDaiSy.htm

**** Tài liệu bổ túc về phía Trung Cộng****
Các chiến hạm tham chiến
Khi các chiến hạm của Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà được phái tới Hoàng-Sa, phía Trung Cộng cũng đã tăng cường lực lượng hải quân cuả họ.
Lúc đầu chỉ có hai ngư thuyền vỏ trang 402 và 407, sau đó thêm nhiều chiến hạm nhập vùng. Về tổng số chiến hạm tham chiến, tài liệu của Trung Cộng ghi rất rõ ràng.
Họ cho biết như sau:
“Ngày 17 tháng 1, Quân Ủy Trung Ương ra lệnh Hạm Đội Nam Hải lập tức phái chiến hạm tuần tiểu tại Hoàng Sa, đồng thời ra lệnh Quân Khu Hải Nam gửi quân lính theo tàu ra giử đảo. Theo lệnh Quân Ủy Trung Ương, quân khu Quảng Châu ra lệnh Hạm Đội Nam Hải phái hai Trục Lôi Hạm 396 và 389 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là T396 và T389) thuộc Phân Đội Trục Lôi 10 căn cứ tại Quảng Châu và hai Hộ Tống Hạm loại Kronstadt271 và 274 (ghi chú của tác giả: tạm gọi tắt là K-271 và K274) thuộc Phân Đội chống Tìm Thủy Đỉnh (TTĐ) 73 căn cứ tại Yulin, lên đường ra Hoàng Sa vào các ngày 17 và 18 để tuần tiễu. Ngoài ra, Quân Khu Hải Nam còn phái 4 Đại Đội Bộ Binh để chiếm đóng các đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền và Quang Hòa. Thêm vào đó, căn cứ Hải Quân Quảng Châu còn phái 2 chiến hạm K-281 và K-282 thuộc Phân Đội Chống Tìềm Thủy Đỉnh 74 tới Hoàng Sa sau đó là lực lượng thành phần tiếp ứng. Toàn thể lực lượng được đặt dưới quyền chỉ huy cuả Tư Lệnh Phó Hạm Đội Nam Hải tên Wei Ming Sen lúc đó có mặt tại căn cứ Hải Quân Yulin nằm về phía Nam đảo Nam Hải. Bộ Tư Lệnh Hành Quân được đặt trên soái hạm K-271 thuộc Phân Đội 73. Về không yểm, quân khu Quảng Châu ra lệnh Phi Đoàn 22 thuộc Hạm Đội Nam Hải cử hai phi cơ túc trực bao vùng, đồng thời yêu cầu Không Quân thuộc Quảng Châu sẵn sàng yểm trợ. Nếu nhìn vào lực lượng Hải, Không và Lục quân được phái ra Hoàng Sa, mọi người đều thấy chúng ta chỉ đưa ra một lực lượng quân sự rất hạn chế với mục đích bảo vệ Hoàng Sa chứ không phải tiêu diệt hạm đội địch….”
67_CanCuTiemThuyDinh_Yulin
67

67
Căn cứ tàu ngầm hải quân Trung Cộng tại Yulin
Một chi tiếc khá quan trọng là Trung Cộng cũng đã gửi 2 tiềm thủy đỉnh tham dự chiến dịch Hoàng Sa, nhưng sau khi trận chiến đã kết thúc. Tác gỉa Lu Qi Minh trong bài viết nhan đề “Tiềm Thủy Đỉnh Trung Cộng Đầu Tiên Tham Dự Chiến Dịch” cho biết như sau:
“Vì lo ngại Hoa Kỳ và Việt-Nam Cộng-Hoà không chịu rút lui dù đã bị thất bại, nên Hạm Đội Trung Cộng vẫn phải gửi chiến hạm tăng cường lực lượng tại Hoàng Sa. Lúc đó trời bão, biển động mạnh nên các chiến hạm không rời bến được, do đó hai tiềm thủy đĩnh được dùng vào công tác chiến đấu nên phải có sự chấp thuận đặc biệt của chủ tịch Mao Trạch Đông. Hai tiềm thủy đĩnh dùng trong công tác mang số hiệu 282 và 289.”
Tóm lại tổng số tàu tham chiến cuả Trung Cộng gồm:
-2 Ngư Thuyền võ trang 402 và 407.
-2 Trục Lôi Hạm 389 và 396.
-2 Kronstadt 271 và 274.
-2 Kronstadt 281 và 282 tăng viện đã bắn chìm HQ-10 ( lúc nầy HQ-10 đã hoàn toàn bất khiển dụng ) sau khi tới Hoàng Sa lúc 11 giờ 49 phút ngày 19/07/1974 .
-2 Tiềm Thủy Đĩnh 282 và 289 cũng đã tới Hoàng Sa sau đó để tăng cường tuần tiểu và đề phòng lực lượng Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hòa trở lại tái chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Thái độ của bộ chính trị Hà-Nội trong trận “Hải Chiến Hoàng-Sa”.
Trong lúc Hải Quân Việt-Nam Cộng-Hoà đang một sống một chết với kẻ thù truyền kiếp “Hán tộc” trên biển Đông để bảo vệ “biên cương lãnh hải” thì quân đội cộng sản Việt gian đang làm gì?
Bộ chính trị Hà-Nội miệng “im như thóc”, không dám lên tiếng chỉ trích quan thầy Trung Cộng, dù rằng chỉ là một tiếng “ho!”
Cộng sản Việt gian bắc bộ phủ Hà-Nội đang tiến quân theo đường mòn “Hồ chí Minh Trail” dọc dãy Trường Sơn để tấn chiếm miền Nam qua những trận địa pháo và chiến thuật biển người trong các mặt trận Bình-Long, An-Lộc, Komtum, Quảng-Trị.
Để có đủ quân tiến chiếm miền Nam, bắc bộ phủ Hà-Nội đã để cho trên ba trăm ngàn (con số chính xác là 320.000) quân Trung Cộng trấn đóng Hà-Nội kể từ những năm 1965-1970.
Thật đúng với thái độ của nhữmg kẻ “khôn nhà dại chợ!” từ ngữ được dùng chính xác hơn là “những kẻ buôn dân bán nước”.
Trích trong tài liệu của ông Francis James và các website dưới đây:
(Source: Sydney Morning Herald, 13 October 1968, p 6).
http://www.penrithcity.nsw.gov.au/index.asp?id=2411
http://headquarterbattery.com/hq035.html
http://www.vva.org/veteran/1006/chinese_military.html
http://news.bbc.co.uk/onthisday/hi/dates/stories/february/17/newsid_2547000/2547811.stm
http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,948481,00.html
http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,948481,00.html
68_DuongMonHCM
Con đường đã đưa những người dân vô tội miền Bắc trở thành “Sinh Bắc Tử Nam” cuả bộ chính trị thái thú Hà-Nội.
68

68
69_HCMTrail_TiepVan
Đã bao nhiêu người thanh niên vô tội phải bỏ mình trên đoạn đường núi hiểm nghèo nầy chỉ với mục đích xâm chiếm miền Nam để rồi dâng cho Tầu Cộng!?
69

69
Trong lúc dân quân miền Nam đang đối đầu với kẻ thù truyền kiếp “Hán tộc” phương Bắc, bọn Việt gian Hà-Nội đem hằng mấy chục sư đoàn tiến chiếm miền Nam.
Thòng lọng Hồ Chí Minh.
http://bachvietnhan.blogspot.com/2011/12/20111027-thong-long-ho-chi-minh.html
70_MatTranAn-Loc
70

70
Trận địa An-Lộc lịch sữ ghi danh.
“An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt kích dù vị quốc vong thân.”
CGTAL.
Trận địa pháo của Việt gian không đổ xuống đầu Bắc quân “Hán tộc” mà lại trút xuống đầu dân oan miền Nam Việt-Nam trong các trận địa “An-Lộc Oai Hùng, Bình Long Anh Dũng, Xuân Lộc Kiêu Hùng”
71_ThanhPhoAnLocTanNatViPhaoDap
71

71
Tăng cuả Nga, Tầu Cộng đã phải phơi mình trên trận địa An-Lộc.
Cảnh điêu tàn của tỉnh nhỏ An-Lộc sau trận mưa pháo cuả Bắc quân Việt gian, đau đớn thay những vũ khí nầy lại do Nga Xô và đặc biệt là của Tàu cộng “Hán tộc” cung cấp cho Việt gian Hà-Nội bắn giết dân lành miền Nam Việt-Nam.
72_KhongAnhAn-Loc
72

72
Không ảnh điêu tàn của An-Lộc sau những trận mưa pháo cuả Việt gian Hà-Nội.
73_ToanCanhAnLoc
73

73
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, những gương mặt rất “sửa”, nhưng tâm hồn đã trưởng thành trước tuổi của những chiến-sĩ Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa nói lên sức sống của dân tộc và lý tưởng “Bảo Quốc An Dân” của dân chúng miền Nam.
Các anh đã đội pháo của bắc quân Trung Cộng mà đi!
Đi đội pháo để cho sự tồn vong của dân chúng miền Nam Việt-Nam trên 20 năm!
Người dân miền Nam vẫn còn nhớ những hình ảnh “thương đau khóc hận” nầy chứ?
74_ChienSiSuDoan18BB
74

74
Giờ nầy anh ở đâu?
Vẫn đang nỗi trôi theo vận nước?
Và giọt nước mắt nào đã nhỏ xuống cho anh?
VIII. Thái độ và phản ứng của Hoa Kỳ
Vào ngày 19 tháng 1, ngay sau khi xảy ra trận hải chiến tại Hoàng Sa, một nhân viên giao tế thuộc bộ Ngoại Gia Hoa Kỳ là ông John F. King tuyên bố chính thức tại Hoa Thịnh Ðốn: "Hoa Kỳ không nghiêng về phe nào, tuy nhiên chúng tôi rất muốn có một sự giàn xếp ôn hòa". Khi trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông King nói tiếp: "Hoa Kỳ không dính dáng gì đến việc tranh chấp tại Hoàng Sa". Như vậy, ít nhất về mặt ngoại giao, Hoa Kỳ đã chọn thái độ trung lập.
Sang ngày 21 tháng 1, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết đã chỉ thị cho Ðệ Thất Hạm Ði Hoa Kỳ đang hoạt động tại vùng Thái Bình Dương không được can dự vào các trận đánh giữa VNCH và Trung Cộng để dành quyền kiểm soát quần đảo Hoàng Sa. Trong lúc đó, nguồn tin UPI từ Sài Gòn cho biết chính Ðại Sứ Hoa Kỳ Graham Martin cũng đã từ chối lời yêu cầu của chính phủ VNCH, không chịu cung cấp chiến hạm và phi cơ trực thăng tiếp cứu những thủy thủ Việt Nam và một người Mỹ lâm nạn. Tại Hoa Thịnh Ðốn, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông Jerry W. Friedman tuyên bố không hay biết gì về lời yêu cầu trợ giúp này. Nguồn tin AP rõ ràng hơn, cho biết chính phủ VNCH đã yêu cầu Ðệ Thất Hạm Ðội cho chiến hạm và phi cơ trực thăng tìm kiếm thủy thủ đoàn của một chiến hạm Việt Nam với 82 thủy thủ đoàn đã bị chìm tại Hoàng Sa.
Khi được hỏi về việc có một người Mỹ cũng bị mất tích tại Hoàng Sa, ông King giải thích: "người Mỹ này là một nhân viên dân chính làm việc cho cơ quan DAO tại Sài Gòn và đã ra Hoàng Sa theo lời mời của vị Tư Lệnh Hải Quân tại Ðà Nẵng. Cuộc hành trình này là một chuyến viếng thăm thông thường dự trù trong 3 ngày và đã được xếp đặt trước khi xảy ra cuộc đụng độ". Ông cũng cho biết không có tin tức gì về số phận của người Mỹ này.
Ngày 22 tháng 1, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger chính thức lên tiếng từ chối không chịu bênh vực phe nào trong cuộc tranh chấp tại Hoàng Sa. Ông Kissinger cũng nói Hoa Kỳ "rất tiếc đã có cuộc đụng độ quân sự tại Hoàng Sa". Trong buổi họp báo. Ngoại Trưởng Hoa Kỳ cho biết ưu tiên hiện tại chưa hẳn là vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, nhưng là việc đôi bên cộng tác chặt chẽ và cải thiện mối dây liên lạc trên nhiều lãnh vực khác nhau.
Sang ngày 23 tháng 1, giới chức Hoa Kỳ cho biết người Mỹ bị mất tích tại Hoàng Sa thuộc nhóm nhân viên dân chính làm việc cho bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Ðây là nhóm "quan sát viên" có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo những hoạt động và hiệu năng của quân đội VNCH. Phát ngôn viên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ giải thích: "Họ không phải là cố vấn mà chỉ là các quan sát viên có nhiệm vụ báo cáo về việc xử dụng cũng như hiệu năng của các chiến cụ". Nhóm này chỉ có vào khoảng trên dưới mười người và còn được gọi là những "liên lạc viên". Giới chức ngoại giao tin tưởng rằng Hoa Kỳ đã không vi phạm đạo luật của Quốc Hội ngăn cấm việc xử dụng quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam và cũng không vi phạm thỏa hiệp Paris.
Theo nguồn tin tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, người Mỹ mất tích tên là Gerald Emil Kosh, 27 tuổi, quê quán tại Lafayetteville, tiểu bang Pennsylvasnia, cựu Ðại Úy lục quân đã từng tham chiến tại Việt Nam và được tưởng thưởng một huy chương với ngôi sao bạc và chiến thương bội tinh. Phát ngôn viên Tòa Ðại Sứ còn cho biết thêm: "Ông Kosh hiện là một nhân viên dân chính đã có mặt trên một chiến hạm VNCH tham chiến tại Hoàng Sa. Sau một trận hải chiến dữ dội, HQVN đã đưa ông này lên đảo Hoàng Sa để được an toàn hơn. Nhưng ngày hôm sau, phi cơ Mig và chiến hạm Trung Cộng oanh kích đảo và số phận của ông Kosh không được biết từ đó". Riêng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ vẫn không tiết lộ gì nhiều về nhiệm vụ của ông Kosh, chỉ nói rằng ông là nhân viên dân sự làm việc cho phòng tùy viên quân sự của Tòa Ðại Sứ tại Sài Gòn. Nguồn tin này không được chính xác. Ông Kosh không có mặt trên chiến hạm VNCH vì ông đã yêu cầu HQ-5 đưa lên đảo Hoàng Sa vào tối 18/1, một ngày trước khi xảy ra trận hải chiến.
Cuối cùng, sau 10 ngày bị bắt giữ, ông Kosh được Trung Cộng thả vào ngày 31 tháng 1 tại cây cầu Lo Wu, ranh giới giữa Hương Cảng và tỉnh Quảng Ðông.

*** Bản tin bổ túc***
Bản tin Á Châu Tự Do ngày 09/07/2007 cho biết là hải quân Trung Cộng đã bắn chết ngư dân Việt-Nam đang đánh lưới gần đảo Trường-Sa.
Tàu hải quân cộng sản Việt gian, loại BPS-500 do Nga chế tạo mà bọn Việt gian vừa mới mua, đã chạy tới nhưng đã đành phải dừng lại từ xa vì hoả lực của các chiến hạm Trung Quốc mạnh hơn!!!.
75_LoaiBPS-500CSVN
75

75
Đúng là thái độ của bọn “khôn nhà, dại chợ!!!” “buôn dân bán nước!”.
http://www.uofaweb.ualberta.ca/chinainstitute/nav03.cfm?nav03=62952&nav02=58211&nav01=57272
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/16/Chinese_vessels_attacked_Vietnamese_fishing_boats/
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/15/Chinese_soldiers_open_fire_on_Vietnamese_Fisherman/
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/21/Chinese_Navy_fires_at_Vietnamese_fishing_ship/
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-07-19-voa15.cfm
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/07/21/Chinese_Navy_fires_at_Vietnamese_fishing_ship/
76

76
“Gửi súng cho tao!”
Nguyễn Cung Thương (Sài Gòn)
Tao cụt một chân một tay,
Nhưng còn một tay
Viết thư giùm cho thằng mù hai mắt
Nghe nói ở xứ người chúng mày “cày” như trâu
Nhưng không quên đồng đội
Chia đôla cho chúng tao, như chia máu ngày nào
Tao cũng sớt cho mấy thằng bạn: phế binh Việt Cộng!
Chúng cũng què đui sứt mẻ như nhau
Bởi đảng của chúng bây giờ là lũ đầu trâu….
*
Có điều tao không thể hiểu
Bao nhiêu năm qua
Chúng mày cứ mãi dặn dò
Thế giới văn minh, đừng làm gì bạo động
Liệu chúng mày có thể hòa hợp được không
Với lũ kên kên hổ báo?
Những con thú cực kỳ giàu có
Mang “thẻ đỏ, tim đen”
Nợ Nga, sợ Tầu, lạy Mỹ
Với quan thầy cung cúc tận tụy
Quay về đàn áp dân đen
Chúng đóng đinh Jesus lần nữa
Bịt Miệng Cha, trói Phật, nhốt Sư, quản lý Chùa.
*
Chúng tao lết lê trên thành phố Cáo Hồ
Nên biết rõ từng tên đại ác
Trên bàn tiệc máu xương dân tộc
Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu
Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh!
Chúng ta sẽ tỉa từng thằng
Đất nuớc cần nhiều “quốc táng”
Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào
Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này
Còn có chút sáng láng hơn
*
Hãy gửi tiền cho những nhà tu
Để họ mở cửa nhà tù
Còn chúng tao là chiến sĩ
Hảy gửi về cho chúng tao vũ khí
Thằng cụt tay sẽ chỉ cho thằng mù mắt bấm cò
Thằng còn chân sẽ cõng thằng què quặt
Trận chiến sau cùng này sẽ không có Dương Văn Minh.

 Bài thơ trả lời của người hải ngoại:
Thưa anh Nguyễn Cung Thương,
Đạn thù trên mặt trận ngày nào
Nay anh chỉ còn một tay
Tôi ở bên này
Đọc thơ anh mà rượu ngọt hóa cay
Mà gục đầu tủi hận
Tôi còn hai tay
Và còn cả hai chân
Mà cứ ngại ngần không cầm cây súng
Nợ kiếm cung
Tôi gạt bỏ bên trời sau ngày Sài Gòn vỡ vụn
Lận đận lao đao
Anh viết câu thơ như sông núi thét gào:
“Gửi súng cho tao!”
Để anh chiến đấu bằng vết đau còn lại
Mà không ngần ngừ, không e ngại
Dũng sĩ hề!
Ôi lòng ta tê tái
Mái tóc sương pha
“Ta là ai
Mà cúi mặt trước tương lai
Khi Tổ Quốc đang thét gào lời sông núi?”
Viết dòng thơ, tôi sờ đầu nhục tủi
Vì không gửi được cây súng nào
Khi bạn mình giục:
“Gủi súng cho tao!”
Lê Khắc Anh Hào (Canada)
http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=5835
Bách Việt Nhân
20120407 Dưới Đây Là "Tài Liệu Bổ Túc” xin được trích lại để tuổi trẽ Việt Nam có đủ tài liệu so sánh và tìm hiểu thêm.
Bí Mật CuộcChiến Biển Đông Tại Hoàng Sa.
Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Sàigòn Tháng 4-1975
http://www.youtube.com/watch?v=yLBXLkaDDRk
cuộc chiến biển đông_VN-TQ.avi
http://www.youtube.com/watch?v=wp-6BT_5aMw
Bí ẩn trận hải chiến Hoàng Sa 1974
77

77
Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh gặp lại Thiếu tá Phạm Văn Hồng – ảnh do Thiếu tá Phạm Văn Hồng cung cấp.
WESTMINSTER – Để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Tưởng Niệm Hoàng Sa, Hội Hải Quân Cửu Long đã tổ chức bữa cơm thân mật với các Đoàn thể và báo giới vào trưa ngày Chủ nhật 13-12-2009 vừa qua tại Paracel Seafood Restaurant. Trong bữa cơm trưa này, được sự giới thiệu trước của Thiếu tá Hồ Đắc Huân, chúng tôi gặp Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Sĩ Quan Lãnh Thổ Phòng 3, Quân Đoàn I, người bị Trung cộng bắt làm tù binh trong trâïn hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung Cộng vào ngày 19-1-1974. Sau bữa cơm, Thiếu tá Phạm Văn Hồng đã kể cho Phóng viên Viễn Đông nghe câu chuyện của 35 năm về trước với nhiều tình tiết khá đặc biệt mà ông chưa hề phổ biến trên báo chí. Sau đây là câu chuyện chúng tôi ghi lại theo lời kể của ông (đã có hiệu đính từ phiên bản trước đây).
Nhận lệnh ra Hoàng Sa với nhiệm vụ thiết lập phi trường.
Buổi sáng 15-1-1974 tôi nhận lệnh thượng cấp ra đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi trường quân sự, lúc đó tôi là sĩ quan lãnh thổ Phòng 3 thuộc Quân Đoàn I nên việc thượng cấp giao cho là hợp lý. Chiều hôm đó thay vì di chuyển bằng xe quân sự, thì nhân viên Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng là ông Kosh lại lấy chiếc Falcon chở tôi cùng đi với ông qua bên Tiên Sa. Đến nơi vào khoảng 5, 6 giờ chiều, trời đã gần tối, chúng tôi lên chiếc HQ16 do Hải quân Trung tá Lê Văn Thự là Hạm trưởng; HQ16 đưa chúng tôi ra tới đảo Hoàng Sa vào khoảng 9 giờ sáng hôm sau. Trời hừng sáng, tôi thức dậy và nhìn ra khơi, xa xa có mấy chiếc tàu nhỏ đang di chuyển, dần dần những chiếc tàu đó nhắm hướng HQ16 chạy tới, nó cứ chờn vờn trước mũi tàu mình và nói theo ngôn ngữ lúc bấy giờ gọi là “kỳ đà cản mũi”. Hải quân Trung tá Lê Văn Thự lấy làm lạ và nói với tôi: “Hình như nó muốn khiêu khích mình”. Nó giả dạng tàu đánh cá, cho một vài tên mặc quần đùi, ở trần ra ngồi bên mạn thuyền thả câu, câu cá. Chúng tôi mặc kệ nó và ở đó vài tiếng sau thì đổ bộ lên bờ. Ngoài tôi làm toán trưởng, còn có một Trung úy Liên Đoàn 8 Công Binh Kiến Tạo, một Trung úy Liên Đoàn 10 Công Binh Chiến Đấu, hai Hạ sĩ quan đi theo hai Trung úy và ông Kosh, như vậy toán chúng tôi có tất cả 6 người đặt chân xuống đảo.
Hai Trung úy lo đi thám sát địa hình, đo đạc để có dữ kiện thiết lập phi trường. Ở trên đảo có sẵn một toán Khí Tượng nên cần biết gì về thời tiết, Nhóm Khí Tượng sẵn sàng cung cấp đầy đủ. Ngoài Nhóm Khí Tượng còn có một đơn vị Địa Phương Quân trú đóng.
Biển Đông dậy sóng.
Sáng ngày 18-4-1974 từ trên đảo nhìn ra biển thấy tình hình khác hẳn mấy ngày trước. Tàu của Trung Cộng nhỏ nhưng khá nhiều, còn bên Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thấy có bốn chiếc HQ16, HQ4, HQ10 và HQ05. Hai chiếc HQ05 và HQ16 là Dương Vận Hạm; chiếc HQ04 là Khu Trục Hạm còn HQ10 là Hộ Tống Hạm. HQ04 nhỏ hơn nhưng hỏa lực mạnh hơn. Chiều ngày 18 tôi nhận được lệnh của Hải Quân Trung tá Lê Văn Thự nói sẽ cho dzu dzu (một loại xuồng cao su) đến đón chúng tôi lên HQ05. HQ05 bây giờ được gọi là Soái Hạm (tàu chỉ huy) vì có Hải Quân Đại tá Hà Văn Ngạc đang ở trên đó để tổng chỉ huy. Tôi lên HQ05 và chờ đến khoảng 10 giờ thì loa phóng thanh nói: “Mời Thiếu tá Phạm Văn Hồng lên đài chỉ huy để gặp Hải đội trưởng”. Tôi lên phòng chỉ huy, Đại tá Hà Văn Ngạc vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cái thằng Kosh này là bạn moa, nó nhát gan, nó sợ và muốn lên đảo, nó bảo ở trên tàu nguy hiểm quá, vậy toa đi với nó lên đảo trở lại”. Rồi ông ra lệnh lấy dzu dzu đưa chúng tôi vào đảo. Cặp vào đảo thì đã khuya, anh em Địa Phương Quân họ cũng đã ngủ hết .
Suốt một đêm vật vã với sóng gió, tôi cũng mệt nhoài nên sáng hôm sau khi nghe có tiếng heo kêu tôi mới thức dậy thì trời đã sáng rõ. Sở dĩ có tiếng heo kêu là vì mấy anh em Địa Phương Quân khi nhận lệnh ra giữ đảo, biết nhiệm kỳ của mình sẽ ăn Tết trên đảo nên họ mang một con heo ra nuôi để Tết mổ thịt.
Khi vừa rửa mặt xong thì nghe mấy anh em Điạ Phương Quân nhao nhao nói: “Có lẽ không xong rồi Thiếu tá ơi!” Và tôi bắt đầu nghe tiếng súng nổ; lúc đó vào khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 19-1-1974. Tôi leo lên sân thượng của Đài Khí Tượng nhìn ra biển thấy hai chiếc tàu Trung Cộng chưa chìm nhưng đang trong tư thế sắp chìm và tôi nghĩ chắc chắn sẽ chìm, còn bên phía Hải Quân mình tôi thấy các lằn đạn của tàu Hải quân Trung cộng cũng đang ghim vào chiến hạm của mình. Hai bên đang thi nhau nã đạn. Tiếng súng lớn, súng nhỏ thi nhau nổ dòn dã. Tôi xuống phòng truyền tin, ở đây chỉ có mỗi chiếc máy C.25 để anh em liên lạc với tàu khi lên xuống thôi. Tôi nghe âm thoại viên của Hải Quân nói: “Thiếu tá Hồng, tôi đã mất liên lạc, nhờ Thiếu tá gọi ngay về Đà Nẵng giúp, nói là tàu tôi đã bị nghiêng 30 độ, mắt thần chúng tôi đã bị hư”. Đó là tất cả những gì tôi nghe được qua máy truyền tin C.25. Tôi nhờ bên Đài Khí Tượng cho sử dụng máy Motorola, anh em bên Khí Tượng cho biết, họ chỉ lên máy mỗi đầu giờ, bây giờ đang là giữa giờ, lên máy không có tín hiệu nhận. Nhưng anh em bên Đài Khi tượng vẫn mở máy. May quá, có Phú Quốc lên máy. Tôi nhờ Phú Quốc gọi về Sài Gòn, yêu cầu Sài Gòn gọi ra Đà Nẵng nói Đà Nẵng “lên máy”. Nói thì nghe ngắn gọn như vậy nhưng lúc đó mất rất nhiều thời gian, không như bây giờ có cell phone, liên lạc với nửa vòng trái đất cũng chỉ trong tíc tắc!
Khi tôi liên lạc được với Đà Nẵng, tôi yêu cầu Đà Nẵng gọi “Uy Dũng” là tên Tổng đài Quân Đoàn I của chúng tôi, tôi cho số máy của Trung tâm hành quân và số máy của Quân Đoàn I, yêu cầu liên lạc ngay với tôi qua tổng đài của Ban Khí Tượng ngoài đảo Hoàng Sa. Lúc đó tiếng súng giữa các chiến hạm của ta và của Trung Cộng đã tạm lắng dịu nhưng súng bắt đầu nổ trên đảo. Tôi lên Đài Khí Tượng quan sát thì thấy các chiến hạm của ta ở vòng ngoài, còn tàu Trung Cộng thì lại ở vòng trong, có nghĩa là chúng tôi đã bị tàu Trung Cộng bao vây. Những chiếc tàu của Trung Cộng theo anh em Hải quân ta cho biết là những chiếc Kronstad, tất cả đều quay mũi tàu của họ vào đảo, còn các chiến hạm của ta thì quay mũi ra phía ngoài biển. Các chiếc Kronstad tiến sát vào bờ và đổ quân, chúng dàn hàng ngang tiến lên đảo. Lúc này trên đảo bên ta chỉ có một Trung đội Địa Phương Quân hơn 20 quân nhân, bốn năm anh em chuyên viên Khí Tượng và thêm toán chúng tôi 6 người nữa mà phải đương đầu với khoảng một tiểu đoàn Trung Cộng. Cũng cần biết thêm là theo anh em đi thám sát đo đạc để lập phi trường có cho biết, chu vi đảo chỉ chừng 1 cây số 6. Nếu thiết lập phi trường thì chỉ có thể làm phi đạo dài 500 thước, ngang 300 thước mà thôi, và phi đạo như thế chỉ sử dụng cho các loại phi cơ 123 Caribou chứ loại C.130 không thể hạ cánh được. Cho nên với chu vi gần 2 cây số mà chỉ có khoảng 20 người, làm sao kiểm soát hết được, trong khi đó sở trường của Trung Cộng luôn luôn là “lấy thịt đè người”. Với quân số ít oi và vũ khí cũng không có gì mạnh mẽ lắm, mỗi người chỉ có vài gắp đạn nên bắn mấy lần là hết đạn. Tuy nhiên anh em vẫn chiến đấu với biển người Trung Cộng.
Mưu mô của Trung Cộng
Để nắm vững tình hình trên đảo về quân số cũng như cách bố phòng của ta, vào khoảng đầu tháng 10 năm 1973, thời điểm tháng 10 thường hay có mưa bão xảy ra ở vùng biển Đà Nẵng, nên Trung cộng cho một chiếc tàu giả dạng tàu đánh cá vào đảo xin tránh bão. Việt Nam Cộng Hòa mình vốn có tính nhân đạo và thật thà, thấy họ xin núp bão thì đồng ý ngay, lại còn tiếp tế cho họ nước uống nữa, chúng làm bộ thân thiện với ta, tặng cho anh em quân nhân những bộ bài có hình khỏa thân, và rủ lính của ta chơi trò “trốn tìm”, mục đích là dò xem mình có hầm hố gì không, nhưng các anh em Điạ Phương Quân của ta đâu có ngờ, đó là mưu mô “thám sát” của lính Tàu. Vì thế khi chúng tấn công lên đảo, chúng đã nắm rõ quân số của ta có bao nhiêu người, vũ khí ra sao, có hầm hố chiến đấu hay không, còn ta, ta không biết gì về địch. Lực lượng hai bên quá chênh lệch như thế nên chúng ta bị thất bại là lẽ đương nhiên.
Tin vào lời hứa, tìm cách ẩn trốn và bị bắt.
Khi tôi liên lạc bằng máy Motorola của Đài Khí Tượng trên đảo về Đà Nẵng, tôi được bên Hải Quân cho biết, Thiếu tá Hồng cứ yên trí, sẽ có máy bay ra yểm trợ. Vì tin lời hứa đó, tôi nghĩ trong lòng rằng không bao giờ tôi đầu hàng, giả sử nếu cùng lắm bên Không quân ta phải thả bom trên đầu, tôi cũng chịu vì đó là chuyện bình thường của quân đội; vì tôi và anh em trên đảo sẽ được cứu nên tôi tìm cách ẩn trốn vào một bụi cây rậm rạp trên đảo, do đó khi chúng đã bắt hết các anh em, chúng kiểm soát danh sách và biết rằng còn thiếu một viên Thiếu tá là tôi, cả một Tiểu đoàn lính Trung Cộng dàn hàng ngang lùng sục làm sao mà tôi thoát được, và tôi bị chúng bắt sống lúc xế trưa.
Cuộc đời tù binh.
Sau khi Trung Cộng bắt được tôi, chúng không đánh đập nhưng có dọa nạt và áp đảo tinh thần. Khoảng 2, 3 giờ chiều chúng cho chúng tôi ăn cơm, ăn với thịt heo của anh em Địa Phương Quân nuôi, như tôi đã trình bày ở phần trước, nói là thịt heo nhưng thật sự chỉ có mỡ thôi, còn nạc bọn lính Trung Cộng ăn hết rồi. Ăn xong nó nhốt chúng tôi trong căn nhà có lẽ trước đây dùng chứa phân chim hay làm cái gì đó tôi không biết rõ. Đến khuya chúng nó bắt tất cả anh em ra xếp một hàng dọc ngoài sân. Tôi nghĩ trong đầu chắc chúng đem đi xử bắn. Một vài anh em trong bọn tôi có vẻ lo lắng, thấy thế tôi mới trấn an: “Các anh cứ bình tĩnh, dù chúng ta có chết cũng chết cho tổ quốc, đừng sợ, cứ bình tĩnh và giữ khí phách của một người lính VNCH”. Nhưng cuối cùng chúng không bắn ai hết!
Di chuyển qua Trung Quốc.
Gần rạng sáng chúng cho chúng tôi lên tàu, tôi nghe ngoài biển có nhiều tiếng lào xào, nhìn ra thì thấy nhiều chiếc dzu dzu đang chèo vô bờ. Nó chuyển chúng tôi cứ 4, 5 người xuống một xuồng cao su (dzu dzu) và đưa ra tàu Kronstad. Nhóm sĩ quan nó đưa riêng lên một tàu, mấy chục anh em Hạ sĩ quan, binh sĩ lên các tàu khác và tàu bắt đầu di chuyển. Khoảng trưa hôm sau, tức là trưa 20-1-1974, chúng tôi tới đảo Hải Nam. Nó cho tôi lên bờ trước, sau đó mới đưa các anh em còn lại lên, rồi nó đưa đám sĩ quan vào phòng ăn riêng gồm tôi và 1 Trung úy Hải Quân, 1 sĩ quan Địa Phương Quân, 2 sĩ quan Công Binh và anh Kosh, cả thảy là 6 người. Sau khi ăn cơm xong, chúng đưa chúng tôi ra phi trường để bay về Quảng Châu. Khi lên máy bay chúng đưa tên Kosh lên ngồi trên cabin, còn anh em chúng tôi ngồi ở khoang dưới. Đến Quảng Châu trời đã tối. Riêng nhóm Hạ sĩ quan, binh sĩ và nhân viên đài Khí tượng chúng nhập chung thành một toán cho xuống tàu lớn chở về sông Châu Giang cũng thuộc thành phố Quảng Châu.
Hôm sau tất cả đám tù binh gồm 49 người, tính luôn cả anh Kosh người Mỹ; trong đó có 23 chiến sĩ Địa Phương Quân, 6 người toán chúng tôi, 5 nhân viên Khí tượng và 14 quân nhân Hải quân, có thêm một sĩ quan nữa là HQ. Trung úy Nguyễn Văn Dũng.
Tôi bị gọi lên lấy khẩu cung nhiều lần, chúng cố tình khai thác tôi về tổ chức quân đội VNCH, nhưng tôi viện lý do “bí mật quân sự”, phòng nào biết phòng đó, tôi chỉ nói một cách tổng quát và cứ lập đi lập lại rằng, bên quân đội chúng tôi bảo mật rất kỹ, tôi chỉ biết danh số có những phòng gì, còn mỗi phòng có những ai, làm việc gì, điều đó tôi không biết. Tôi thấy nó chú tâm vào anh Hải quân Trung úy nhiều hơn tôi, có lẽ muốn điều tra, khai thác kỹ về Hải quân của ta để dự phòng những trận hải chiến sau này có thể xảy ra.
Sau khi bị giam một tuần lễ, chúng lựa ra mỗi toán một người để thả. Người đầu tiên là anh Kosh, chúng cho biết anh này bị một bệnh mà họ gọi nguyên văn là “mãn tính kinh niên” nên cho về sớm, bên Khí Tượng thả một người, bên Địa Phương Quân thả một người, bên Hải quân thả một anh bị thương nhẹ.
Vai trò của ông Kosh trong âm mưu của Mỹ.
Lần xuống đảo trước, tôi và anh Kosh này ngồi bên nhau, anh ta kể, anh là Trung úy Lực Lượng Đặc Biệt Mũ Xanh, anh làm cho Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ. Lần này anh đi với tôi trong vai trò giám định để xem thực hiện phi trường tốn phí ra sao và đề nghị Tòa Tổng Sự chi trả.
Trên nguyên tắc thì như vậy, nhưng thực tế đây chỉ là phi trường ảo mà thôi, không có thật, anh ta đi với chúng tôi trong một sứ mạng đặc biệt đã được Hoa Kỳ và Trung cộng bí mật dàn dựng từ trước. Sứ mạng đó là dùng chúng tôi làm con cờ thí, làm vật tế thần cho Trung cộng có cớ xâm lăng Hoàng Sa. Đây là điều bí mật từ trước tới nay chưa có báo chí nào loan tải. Chúng ta hãy xem thái độ và cách hành xử của anh Kosh này cũng như sự đối xử của nhà cầm quyền Trung cộng thì sẽ rõ.
Trên giấy tờ, anh này đi công tác với chúng tôi chỉ có vài ngày, nhưng khi anh mở cái sắc của anh ra, trong đó có đến hai cây thuốc lá. Nếu tính thời gian công tác, anh hút nhiều lắm cũng chỉ 5, 6 gói thuốc, vậy anh mang tới 20 gói thuốc để làm gì? Ngoài thuốc lá, trong sắc tay của anh có đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm như lưỡi câu, thuốc chống cá mập. Sau khi bị bắt, trong buổi chiều ngồi cạnh tôi trên đảo, anh mở một hộp cá ra ăn, anh mời tôi một lát cá. Tôi để ý thấy hộp cá nhỏ và mỏng hơn hộp cá mòi Sumaco của Marốc, anh đưa cho tôi một lát mỏng như miếng khô mực đã bị ép rất sát, anh nói với tôi: “Anh ăn đi, no đấy!” Tôi nghĩ anh chàng này đùa dai, miếng cá mỏng dính và nhỏ xíu thế này làm sao no. Vậy mà khi ăn xong, tuy không no thiệt nhưng mà ngang dạ liền. Tiếp theo là sự kiện anh đang ở trên HQ16 lại đòi lên bờ và bảo ở dưới tàu nguy hiểm quá, mà lúc đó trận hải chiến chưa xảy ra. Phải chăng anh đã biết trước sẽ có hải chiến và ở trên tàu khi đánh nhau thì nguy hiểm thật, nên lên đảo để quân Trung Cộng làm bộ bắt cho chắc ăn hơn, và chúng ta thấy, người đầu tiên Trung Cộng thả là anh chàng Kosh này. Nói đến đây, tôi cũng xin mở dấu ngoặc là bây giờ biết anh chàng này đóng vai trò gì trong kế hoạch của Mỹ, nhưng tôi cũng phải cám ơn anh ta, nếu anh không đòi xuống đảo, thì tôi ở trên chiến hạm HQ16 cũng không còn sống trên cõi đời để thuật lại chuyện bí mật này, vì khi ở trên tàu, tôi cứ thích đứng ở trên cái pháo tháp, mà khi hải chiến xảy ra, pháo tháp của HQ16 đã bị trúng đạn Trung Cộng.
Sự đổi chác giữa Mỹ và Trung Cộng.
Khoảng 10 giờ sáng, sau khi chúng tôi bị đưa vào trại giam có tên là “Trại Thu Dung Tù Binh” thuộc Huyện Hoàng Hóa, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì có một toán cán bộ Trung Cộng đến. Đám này nói tiếng Việt rất rành và hầu hết đều nói giọng Bắc, dấu hỏi, dấu ngã phân minh, chính xác. Một tên trưởng toán nói với chúng tôi: “Hiện bây giờ Tiến sĩ Kissinger của Mỹ đang ngồi ở Bắc Kinh, chiều hôm nay mọi người sẽ biết tin này, chúng tôi sẽ mang đến đây một chiếc radio mở cho các anh nghe”.
Buổi chiều họ mang radio đến và mở cho chúng tôi nghe, đồng thời mở luôn cả đài phát thanh Úc Đại Lợi cho nghe luôn. Trong bản tin của đài phát thanh Trung Cộng có loan thế này: “Trong cuộc chiến đấu, chí nguyện quân Trung Quốc đã bắt được một đám tù binh miền Nam Việt Nam, trong đó có tên Thiếu tá Phạm Văn Hồng”. Hồi đó nếu ai có theo dõi tin tức trên các đài phát thanh cũng đã nghe thấy như vậy. Điều đó cho thấy rõ ràng có âm mưu dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mỹ muốn dùng Hoàng Sa của VNCH làm món quà để bình thường hóa quan hệ với Trung Cộng. Muốn trao Hoàng Sa cho Trung Cộng, chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ phải tạo ra một cuộc chiến, để Trung Cộng có cớ xâm chiếm Hoàng Sa, và VNCH chúng ta tuy mắc bẫy, nhưng chúng ta đã cho Hoa Kỳ, Trung Cộng và cả thế giới thấy tinh thần yêu nước của chúng ta như thế nào. Hải quân chúng ta dám đương đầu chống Hải quân xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Chúng ta đã anh dũng và hy sinh nhiều sĩ quan, binh sĩ Hải quân cũng như thiệt hại một số chiến hạm, nhưng chúng ta cũng đã đánh chìm một số tàu Trung Cộng tương đương và chắc chắn nhiều tên gọi là chí nguyện quân của chúng đã bị tử thương.
Thêm bằng chứng về âm mưu giữa Mỹ và Trung Cộng trao đổi Hoàng Sa.
Trước khi kể cho anh nghe chuyện trao trả tù binh, tôi cần nói thêm chuyện này: Sau khi về đến Việt Nam, tôi gặp Trung tá Lâm (khóa 10 Võ Bị Đàlạt), Trung tá Lâm nói với tôi: “Không quân của mình đã chuẩn bị sẵn sàng từ phi trường Biên Hòa bay ra Đà Nẵng, rồi từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa oanh kích, và các phi công cũng chấp nhận sẽ chơi theo kiểu Nhật, khi phi cơ bay ra Hoàng Sa thì đủ nhiên liệu nhưng lúc về thì không, do đó các anh phi công sẽ bỏ phi cơ và nhảy dù xuống biển, tàu của Hải quân ta ứng trực sẵn sàng để tiếp cứu. Mọi việc đã chuẩn bị đâu vào đấy, nhưng phút chót lệnh này bị hủy bỏ!”
Thêm nữa, có Đại tá Lê Khắc Lý (ông này đang ở Nam California), lúc đó Đại tá Lê Khắc Lý là Tham Mưu Trưởng tiền phương Quân Đoàn I, Trung tướng Lâm Quang Thi là Tư Lệnh tiền phương, Trung tướng Ngô Quang Trưởng là Tư Lệnh Quân Đoàn I ở Đà Nẵng; các vị này gọi tôi ra thuyết trình hai lần, buổi sáng cho các cơ quan hành chánh Thừa Thiên – Huế, buổi chiều cho các quân nhân đồn trú nghe về trân chiến Hoàng Sa tại Phú Văn Lâu.
Sau buổi thuyết trình, Đại tá Lê Khắc Lý vỗ vai tôi và nói: “Toa à, cố vấn mới nói chuyện với moa, moa bảo nó: ‘Tôi không hiểu tại sao Trung Cộng nó lại đánh chiếm Hoàng Sa?’ Cố vấn Mỹ đã ‘hố’ khi trả lời tôi: ‘Trung cộng lấy Hoàng Sa, anh ngạc nhiên lắm à?’, moa mới nói trớ đi: ‘Không, ý tôi nói là tại sao nó lại chiếm vào lúc này?’” Rồi Đại tá Lý nói tiếp: “Toa thấy không, tụi nó có kế hoạch cả rồi, nó đã sắp xếp hết rồi!”
Thời đó Ngoại Trưởng Henry Kissinger chuyên môn đi đêm, và Tổng Thống Mỹ Richard Nixon muốn bắt tay với Trung Cộng thì phải có một cái gì đó. Tôi nghĩ món quà chính người Mỹ muốn tặng Trung Cộng là Hoàng Sa của ta, bởi Trung Cộng muốn làm chủ Biển Đông mà Mỹ giao Hoàng Sa cho Trung Cộng, họ đâu có mất gì, chỉ tội nghiệp cho đất nước Việt Nam chúng ta là thân phận một nước nhược tiểu!
Cách đối xử của Trung Cộng với tù binh.
Phải công bằng mà nói, viết lịch sử thì phải viết trung thực, không nên viết theo kiểu tuyên truyền, cho nên tôi nói rất thật là Trung Cộng hơn hẳn Việt Cộng trong cung cách đối xử với tù binh. Họ cho chúng tôi ăn uống theo quy chế tù binh chiến tranh đã được quốc tế qui định, như tôi mang cấp bậc Thiếu tá thì để tôi ở một phòng riêng, bốn Trung úy thì cứ hai ông một phòng, như vậy chúng tôi có ba phòng ở liền nhau, còn ông Kosh người Mỹ một phòng riêng. Mỗi ngày họ đem đồ ăn lên tận phòng cho chúng tôi, còn anh em Hạ sĩ quan và binh sĩ thì ăn ở nhà ăn tập thể của quân đội Trung Cộng. Sau thời gian 2, 3 tuần phải học tập mỗi ngày vào buổi tối để nghe cán bộ Trung Cộng tuyên truyền thế này thế nọ. Tuần lễ thứ tư họ dẫn chúng tôi đi thăm vài nơi (mấy anh chàng Trung Cộng nói tiếng Bắc, bảo là dẫn chúng tôi đi tham quan). Đầu tiên thăm một Bệnh viện rồi thăm mấy hợp tác xã. Tôi để ý, hầu như tất cả các nơi gọi là Trụ Sở Hợp Tác Xã đều là những ngôi chùa xưa kia, bởi vì kiểu dáng là chùa, chữ đắp trên tường tuy bị đục bỏ hết nhưng vẫn còn dấu tích rõ ràng, điều đó cho thấy tín ngưỡng đã bị đè bẹp tại nước Cộng Sản đông dân nhất thế giới này!
Sau khi thăm các hợp tác xã, họ dẫn đi thăm nhà máy cơ khí. Tại đây họ giới thiệu là nơi đúc các khẩu Thượng liên và súng AK, sau đó lại dẫn đi xem nhà máy làm xe đạp, gọi là xe đạp Hồng Kỳ thì phải, rồi thăm một vài cư xá của công nhân. Tôi có hỏi một công nhân, lương hàng tháng được bao nhiêu, thì người công nhân nói được trên 100 Nhân dân tệ, trong lúc đó chiếc xe đạp Hồng Kỳ trị giá 130 Nhân dân tệ, cho ta thấy mức sống của một công nhân trong chế độ Cộng Sản Trung Quốc như thế nào.
Trao trả tù binh.
Tôi còn nhớ hôm đó là thứ Bảy, có lẽ ngày 16, 17 tháng 2 năm 1974, sau khi cho chúng tôi ăn uống xong, họ tập trung lại và tuyên bố sẽ trả chúng tôi về Việt Nam. Họ phát cho mỗi người một bộ quần áo màu xanh và cái mũ mà anh em chúng tôi gọi đùa là cái bánh tiêu. Một tên cán bộ hỏi tôi muốn về miền nào, Bắc hay Nam Việt Nam. Tôi trả lời: “Chúng tôi là người Việt Nam, Bắc hay Nam đều là tổ quốc tôi, nhưng hiện tại hai miền có hai thể chế khác nhau, tôi không chấp nhận chế độ của miền Bắc, tôi yêu cầu trả chúng tôi về miền Nam”.
Họ đưa chúng tôi từ huyện Hoàng Hóa về thành phố Quảng Châu, đường dài hơn 40 cây số, rồi lại từ Quảng Châu đưa ra Tô Giới tức là Thẩm Quyến để trao trả chúng tôi tại Hồng Kông.
Ngay khi chúng tôi bước qua lằn ranh từ Thẩm Quyến sang Hồng Kông, người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Tổng Lãnh Sự VNCH tại Hồng Kông. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và cho người mang đến cho tất cả anh em chúng tôi mỗi người một bộ quần áo dân sự mới toanh. Khi lên xe buýt ra phi trường Khải Đức, chúng tôi vứt bỏ lại trên xe bộ quần áo xanh do Trung Cộng cấp phát và thay đồ dân sự.
Ra đến phi trường, chúng tôi hết sức xúc động thấy Phó Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Phó Hải Quân và một sĩ quan cao cấp bên Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (tôi không nhớ tên) đến đón. Vị này mang cho chúng tôi quân phục đầy đủ, ai binh chủng gì thì mặc quân phục binh chủng đó, ông còn mang cho tôi cặp lon Thiếu tá nữa. Chúng tôi lại thay đồ dân sự và mặc quân phục về nước. Chính phủ VNCH thuê nguyên một chuyến Boeing 727 của Hàng Không Việt Nam qua Hồng Kông đón chúng tôi trở về sau một tháng bị Trung Cộng bắt làm tù binh.
Về đến phi trường Tân Sơn Nhất, ngoài thân nhân, chúng tôi còn được đại diện các cơ quan chính phủ và quân đội đón tiếp, choàng vòng hoa và đưa về trại an dưỡng Lê Văn Duyệt để nghỉ ngơi. Câu chuyện bí ẩn trận Hoàng Sa và cuộc đời tù binh của tôi kết thúc.
Trước khi chia tay với Thiếu tá Phạm Văn Hồng, chúng tôi xin phỏng vấn ông thêm mấy câu.
Viễn Đông: Sau khi miền Nam rơi vào tay Việt Cộng, lúc đó Thiếu tá đang ở đâu?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Tôi phục vụ tại Đà Nẵng, và Đà Nẵng bị bỏ ngỏ ngày 29-3-1975, ngày 5-4-1975, tôi bị bắt ngay đưa vào trại tù gọi là cải tạo.
Viễn Đông: Thiếu tá bị giam giữ đến ngày nào thì được thả về?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Việt Cộng thả tôi vào tháng 2 năm 1982.
Viễn Đông: Trong thời gian bị tù, cán bộ Việt Cộng có tra vấn gì về vụ Hoàng Sa cũng như thời gian Thiếu tá bị bắt làm tù binh ở Trung Cộng?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Không những bọn cán bộ mà ngay cả rất nhiều anh em cùng cảnh ngộ như tôi đều hỏi vụ này, đến nỗi tên tôi được anh em gọi là “Hồng Hoàng Sa”. Một hôm trong buổi gọi là “tọa đàm” anh em có nêu vấn đề Hoàng Sa ra hỏi tên cán bộ cao cấp từ Trung Ương đến chủ tọa; tên này ấp úng và sau một phút suy nghĩ hắn nói: “Chuyện Hoàng Sa, Đảng và nhà nước ta đã có hướng giải quyết cụ thể và đã giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân số… ngày…” rồi y chuyển qua đề tài khác ngay.
Viễn Đông: Khi được về với gia đình, Thiếu tá làm gì, ở đâu cho đến khi sang định cư tại Hoa Kỳ?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Khi ra khỏi tù, tôi không về trình diện, tôi trốn lên Sài Gòn và tìm cách vượt biên. Tôi vượt biên tổng cộng 25 lần không thoát, ba lần bị bắt vào tù tiếp. Sau đó tôi trốn sang Campuchia, ghi tên giả làm Việt kiều yêu nước, mục đích để tránh theo dõi. Khi bộ đội Việt Cộng rút về nước năm 1990, tôi xin được giấy Chứng nhận là Việt Kiều yêu nước do tòa Đại sứ Việt Cộng ở Campuchia cấp, thế là tôi về nước an toàn và cho tạm trú tại Sài Gòn. Tôi lén gửi hồ sơ sang Bangkok, Thái Lan. Đến khi có lệnh nộp hồ sơ đi Mỹ theo diện HO, tôi được xếp vào danh sách HO 39 nhưng khi họ đối chiếu với hồ sơ tôi nộp lén ở Bangkok, thấy khớp nhau nên họ đôn lên HO 29 và gia đình tôi qua Mỹ vào năm 1995.
Viễn Đông: Qua sự kiện Hoàng Sa, Thiếu tá muốn nói thêm điều gì còn trăn trở chưa nói ra được?
Th/t. Phạm Văn Hồng: Chuyện dĩ vãng đã đi vào lịch sử, nhiều người đã kể lại trận chiến Hoàng Sa với đầy đủ chi tiết, và chúng ta sẽ còn nghe nhiều lần khác nữa, vẫn không thừa, vì đó là những điều chúng ta cần nói để vinh danh các chiến sĩ Quân Lực VNCH, đặc biệt binh chủng Hải Quân, để các thế hệ con em chúng ta biết về cha ông của chúng đã không hổ thẹn với tiền nhân, với Quang Trung – Nguyễn Huệ… Tôi không thuộc binh chủng Địa Phương Quân nhưng có một điều tôi mong ước, đó là khi vinh danh các anh hùng gìn giữ bờ cõi tổ quốc, chúng ta đừng quên các chiến sĩ Địa Phương Quân cũng như các anh em chuyên viên Khí Tượng, họ đã đóng góp phần mình vào việc gìn giữ một phần hải đảo thiêng liêng của tổ quốc, họ đáng được tổ quốc ghi công bên cạnh tất cả các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã vị quốc vong thân.
Nguồn Viễn Đông.
78

78
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=20016
30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"
THẢM HỌA chính là TỘI ÁC của ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1/. Tội Bán Dâng tổ quốc Việt Nam cho Đại Hán CS Trung Quốc, biến 86 triệu dân Việt Nam thành Giao Chỉ Quận nô lệ. Hồ Chí Minh nhân vật chủ chốt mang Thảm Họa Cộng Sản, tội đồ dân tộc .
2/. Tội Diệt Chủng với Chính sách Cải Tạo Tập Trung hơn 1000000 Quân Dân Cán Chính VNCH cùng gia đình và đồng bào doanh gia miền Nam Việt Nam. Giết hại và làm chết hơn 170000 người ở các Trại Tập Trung Cải Tạo từ Nam ra Bắc.
3/. Tội Diệt Chủng và cướp đoạt tài sản của hơn 1000000 đồng bào đi "Vượt Biển tìm Tự Do", hơn phân nửa số người tới bờ Tự Do bị chết và mất tích trên biển. Hơn 1000000 đồng bào bị bắt "Cưởng Bức Cải Tạo" rrải rác trong các nhà tù từ Nam ra Trung, một số lớn bị giết, bị cướp đoạt tài sản khi bị bắt.
4/. Tôi Diệt Chủng và cướp đoạt tài sản hơn 1000000 người với "Chính Sách Đánh Tư Sản Mại Bản" trên đồng bào miền Nam. Chính sách Kinh Tế Mới, Cưởng Bức Lao Động hàng trăm ngàn người bị chết vì kiệt sức.
5/. Tội Diệt chủng với Dân Tộc Việt Nam qua Chính sách Kinh tế XHCN, Dân Đói Dân Ngu Dể Trị làm dân tộc bị bại hoại, thục lùi hơn thế kỷ, thậm chí nhiều nơi trong nước bị chết đói, xả hội băng hoại, con người trở nên "Dối Trá, Thiếu Giáo Dục" cả nước.
6/. Tội Tiêu diệt Văn Hóa Dân tộc Việt nam tạo cơ hội cho Hán hóa du nhập mạnh, do Bắc Kinh chỉ đạo, Văn hóa nô bộc cho "Chánh sách Đại Hán Giao Chỉ Quận" triệt để áp dụng.
Xin mời bổ túc thêm...
Thỉnh nguyện thư Nhân quyền cho Việt nam do Cộng đồng người Việt ở Mỷ do Nhạc sỉ Trúc Hồ và Tiến sỉ Nguyễn Đình Thắng khởi xướng mở đầu cho "Cuộc Cách Mạng Tự Do Dân Chủ Việt nam Thế kỷ 21". Hơn 130000 chử ký tới hôm nay chứng minh người Việt hải ngoại đoàn kết và một lòng dấn thân cho quê hương. Quốc nội Hải ngoại sẳn sàng bước kế tiếp ... Tự do Dân chủ cho Việt Nam.
CS Việt nam trong tình thế khốn khổ "Hoặc Bán nước cầu vinh, hoặc tan rả". Chính sách đu dây cầu toàn chưa chắc cứu vản tình thế vô cùng nguy nan cho CS. Một mặt Ký thỏa mật ước " Nô lệ Đại Hán bằng cờ 6 sao, Bán dâng Cắt nạp Biên giới Biển Đảo". Cố tình dàn cảnh Tàu lạ Biển Đông rồi phát ngôn "Phản đối lấy lệ với Trung quốc" làm bằng chứng Chính phủ quốc gia độc lập, làm lắng dịu phẩn nộ Dân Việt nam nhẹ dạ tin tưởng CS. Trong khi đó thẳng tay đàn áp "Dân chúng Biểu tình chống Trung quốc". Bắt bớ tù đày các phần tử lên tiếng như Việt Khang, Hồ thị Bích Khương... và hôm nay Tiến sỉ Nguyễn Diện, Mặt khác theo lệnh Đại hán ký kết Hợp tác quốc tế với khối Tư bản Mỷ, Nhật, Úc, Ấn độ... như một quốc gia có "Độc lập". CS Việt nam dù có gian manh nhưng luôn bị lật tẩy
Đảng viên CS Việt nam đã nhanh chóng chọn lựa cứu cánh " Toàn mạng toàn tài, tẩu nhanh là thượng sách", gia quyến và tài sản đả đưa ra nước ngoài, ngu sao ở lại với Đảng CS mà chết? Bánh xe "Cách Mạng đả lăn bánh" toàn dân Việt nam mau cùng bắt nhịp với Dân tộc "Xuống Đường Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam".
Hôm nay nhìn lại quá khứ ...hướng đến tương lai...
30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"
Mục Đích và Ý Nghĩa Ngày Quốc Hận
Vĩnh Hiếu Phi Đoàn 215, Thần Tượng
Nguồn: canhthep.com 
Xin nói sơ qua về tác giả:
Không Quân Vĩnh Hiếu là một phi công trực thăng võ trang thuộc Phi Đoàn 215 Thần Tượng, trú đóng tại Sư Đoàn II Không Quân, Nha Trang.
Anh là một chiến sĩ xuất sắc đã từng lập được nhiều thành tích cũng như chiến công và đã từng tham dự hầu hết những mặt trận lớn tại vùng II và nhất là trong trận chiếm “Mùa Hè Đỏ Lửa”.
Và đặc biệt anh đã được nhiều báo chí ngoại quốc nhắc nhở đến tại mặt trận Tuy Hòa trên con Lộ máu 7B mà anh đã chiến đấu sát cánh bên quân bạn cho tới giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Kính thưa quý vị Quan Khách, Quý vị Niên trưởng cùng các chiến hữu,
Ngày 30 tháng 4 là ngày đánh dấu chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam, sau hai mươi năm tang tóc khói lửa. Cũng là ngày đánh dấu một khúc quanh của lịch sử, một khúc quanh lịch sử đen tối và tủi nhục cho dân tộc Việt Nam!
Ngày 30 tháng 4 là ngày tất cả những người Việt chống Cộng khắp nơi trên thế giới, thắp lên một nén hương lòng để tưởng nhớ đến những vong hồn tử sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc cũng như hàng triệu đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến.
Ngày 30 tháng 4 là Ngày Quốc Hận. Tại sao ngày 30 tháng 4 được gọi là Ngày Quốc Hận?
Hận đây không phải là hận của một kẻ chiến bại hận kẻ chiến thắng!
Quân Lực VNCH chưa bao giờ là một kẻ chiến bại!
Không có một lực lượng quân sự nào có thể chiến thắng kẻ thù khi người pháo thủ pháo binh phải đếm từng viên đạn ra khỏi nòng, người lính phải suy nghĩ khi bóp cò súng trước quân thù vì thiếu đạn dược, máy bay không cất cánh được vì không đủ xăng nhớt! Quân lực VNCH đã bị bỏ rơi và bôi nhọ để che đậy đường lối chính trị sai lầm của những nước cường quốc cũng như quyền lợi của họ.
Hận đây là vì hàng triệu sanh linh vô tội đã bỏ mạng cho một cuộc chiến tranh, phi nhân phi nghĩa, chỉ vì tham vọng của một lủ Cộng Sản láo khoét, lường gạt, coi mạng sống con người như cỏ rác.
Sau bao nhiêu năm trôi qua, cái gọi là “chiến thắng ba mươi tháng tư” mà bọn CSVN vẫn lếu láo khoe khoang chỉ là một kết quả được sắp đặt trên thế cờ chính trị thế giới, và cái gọi là “chiến thắng” đó chỉ là một kết quả tạm bợ. Vì bạo lực sẽ không bao giờ chiến thắng được công lý! Vì bánh xe lịch sử chưa bao giờ ngừng quay cả cũng như cuộc chiến chống Cộng của những người Việt yêu tự do vẫn chưa bao giờ ngừng cả.
Sau bao nhiêu năm trôi qua, cái gọi là ” Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” càng ngày càng để lộ bộ mặt thật: chúng chỉ là một tập đoàn khát máu tôn thờ “Chủ Nghĩa Cộng Sản”; một đám Cộng Nô cắt đất nhượng nước để trả ơn cho quan thầy đã hậu thuẩn chúng đạt được mục tiêu hầu được no cơm áo ấm. Và bây giờ chúng đã trở thành những tên đại tư bản tham quyền cố vị để tiếp tục làm giàu trên xương máu người dân!
Sau bao nhiêu năm trôi qua, bị đè nén, áp bức và nhất là khi nhìn thấy cái hiễm họa mất nước gần kề cho đám Tầu phỉ phương bắc, người dân trong nước đã bắt đầu vùng dậy phất cờ khởi nghĩa, bất chấp hậu quả đàn áp và đe dọa của bọn CS khát máu. Chúng ta phải tin tưởng rằng giây phút mà tập đoàn lãnh đạo CSVN sẽ bị bứt bỏ như những con đỉa hút máu no tròn sẽ đến trong một ngày rất ngần đây.
Kính thưa Quý vị Niên trưởng cùng các Chiến hữu,
Tất cả những cựu chiến sĩ VNCH đã bỏ xương máu chiến đấu chống bọn CS xâm lăng sẽ phải tiếp tục chiến đấu một cuộc chiến chưa kết thúc bằng cách hổ trợ dưới mọi hình thức, cho phong trào lật đổ bọn CSVN đang bành trướng tại quê nhà. Sự hổ trợ của tất cả những người Việt chống Cộng tại hải ngoại sẽ là một nguồn nhiên liệu hữu hiệu để giúp cho đồng bào của chúng ta mau chóng thành công trong việc giành lại “Tư Do – Độc Lập – Dân Chủ” thật sự cho đất nước. Ngoài ra, những cựu chiến sĩ VNCH còn có một bổn phận thiêng liêng cao cả khác, đó là làm sáng tỏ lịch sử, nói lên sự oai hùng của QLVN/CH, phơi bày sự thật về cuộc chiến tranh VN để cho thế hệ con cháu mai sau này sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn để biết tri ơn QLVN/CH và hàng trăm ngàn chiến sĩ đã hy sinh tính mạng để bảo vệ Tổ Quốc Quê Hương.
Ngày nào mà Cộng Sản Việt Nam bị tiêu diệt và lịch sử đấu tranh giành tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam được sáng tỏ thì ngày đó những vong hồn những anh linh tử sĩ, những chiến hữu đã bị bức tử trong những giây phút cuối cùng của cuộc chiến tranh đau thương này sẽ được ngậm cười nơi chin suối.
Và sau cùng chúng ta xứng đáng hãnh diện vinh dự là đã được mang một bộ quân phục đã từng được phục vụ dưới lá cờ Màu Vàng Ba Sọc Đỏ thân yêu!
(Một nén hương kính dâng Tổ Quốc VN. và tưởng niệm những
người chết cho quê hương, vì quê hương và vì sự xâm lăng tàn
khốc của CS trong Tháng Tư Đen 1975)
Ngày Ba Mươi Tháng Tư xưa
Lệnh hàng: vết chém ai đưa qua hồn
Lòng đau với Tháng Tư buồn
Súng rơi cùng suối lệ tuôn nghẹn ngào...
Ngày Ba Mươi Tháng Tư nào
Ai đem dân tộc xô vào lầm than
Xác người ai bón rừng hoang
Biển xanh pha máu Việt Nam đỏ hồng!
Ai làm cách núi ngăn sông
Cha con chia biệt, vợ chồng ly tan?
Ai làm tan nát Việt Nam
Hòa bình sao lại vô vàn đớn đau ?
Tháng Tư đen. Tháng Tư sầu
Một trăm cái trứng đào sâu oán thù
Giết nhau bằng những mưu mô
Giết nhau bằng súng Liên sô, đạn Tàu
Giết nhau không nhận ra nhau
Giết nhau chẳng chút lòng đau. Lạ lùng!
Giết nhau, vỗ ngực: Anh Hùng
Ngàn trang uế sử trùng trùng máu tươi ...
Tháng Tư đen. Tháng Tư ơi!
Việt nam ! ai xót xa người Việt nam !?
Ngô Minh Hằng
30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"
30 tháng Tư, 1975
79

79
Tàu Trường Xuân (30 tháng 4 năm 1975)
30 tháng Tư là hôm nay
nhìn nhau, hoảng hốt, òa khóc
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
một ngày tổ quốc tả tơi rách
đúng rồi em, 30 tháng Tư là hôm nay
em hãy thắp cho anh chút nhan đèn
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
rồi mình quì cầu nguyện cho quê hương
một ngày hết chiến tranh mà lắm nước mắt
một ngày hoà bình mà nhiều tan tóc
tại sao quê hương mình đảo điên
em thấy không người cha vừa mất đứa con
em thấy không đứa em thơ vừa mất mẹ
em thấy không người chồng lạc mất vợ
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
em thấy không chiếc trực thăng cuối cùng vừa cất cánh
em thấy không bao dân mình chôn xác vào đại dương
một ngày, một trang sử mới bắt đầu
một ngày là mãi ngàn sau
em khóc, anh khóc, chúng mình khóc
đúng rồi em, hôm nay là 30 tháng Tư, 1975
bắt đầu cho một số kiếp lưu vong
của bao vạn dân mình
của đứa con sắp ra đời của mình
(tội cho con chưa ra đời đã làm người mất nước
chưa ra đời đã đội khăn tan cho tổ quốc)
đây là lá cờ vàng ba sọc đỏ
em hãy treo lên tường để tưởng nhớ
em khóc, anh khóc, quê hương oà khóc
ViệtNam ơi
ViệtNam của tôi
của tôi
của tôi
30 tháng Tư, bàng hoàng đứng khóc
KhêKinhKha
Mass. đêm 30/4/1975
Thoibao online.
Sau chủ trương rầm rộ của Nhà nước phát động “chiến dịch” toàn dân “Góp đá xây dựng Trường Sa” thì các em, sáu sinh viên trẻ hiếu học, gia đình nghèo quê dưới miền Tây đang thuê 3 phòng ở trọ nhà tôi cứ ấm ức đau đáu một nỗi niềm: Sao trong chiến tranh, TQ vừa giúp VN (miền Bắc) lại vừa xâm lược đảo biển VN (Hoàng Sa)? Rồi sau chiến tranh, hòa bình hữu nghị anh em láng giềng XHCN với nhau lại nảy sinh đòi hỏi tranh chấp chủ quyền tiếp tục xâm lấn Trường Sa? Bất chợt ngang nhiên tuyên bố lấy biển trời hải đảo sân nhà người ta làm cái ao nhà mình? Thường xuyên bắt giữ đánh đập phá hoại tàu thuyền, tịch thu tài sản ngư cụ của bà con ngư dân chúng ta đang sinh sống bằng con tôm, con cá từ ngàn đời trên biển đảo của tổ tiên mình mà hơn ba bốn thập niên trước thì không hề có tranh chấp này? Mà nhà cầm quyền CSVN thì chỉ khép nép “ho hen” chiếu lệ? Nhưng khi người dân Việt Nam bức xúc, yêu nước, phản ứng trong ôn hòa chống lại hành vi rất đáng gọi là “thế lực thù địch” ngoại xâm ấy thì lại bị nhà cầm quyền VN cấm đoán, xử sự với ác cảm ngược lại, coi như là “thế lực thù địch” trong nước của chính mình!?
Các em cứ tự vấn, tại sao lại ngược đời như vậy!? Cận cảnh tưởng như dễ hiểu với mọi người nhưng hoá ra lại là viễn cảnh rất khó hiểu của Đảng và Nhà nước trả lời cho nhân dân nên câu hỏi cứ lững lơ với các em cũng như với khá nhiều bạn trẻ sinh ra trưởng thành sau 1975 để cho tôi biết có một khoảng trống nhạt nhòa tối, sáng, không định hình trong tri thức của các em liên quan đến chuyện thời sự “nhạy cảm” nóng, lạnh bất thường này của các vị lãnh đạo đất nước với láng giềng “đồng chí bạn vàng” TQ? Mà nguyên nhân suy cho cùng, một phần từ sự giáo dục nó cũng “nóng lạnh” bất thường theo khuynh hướng chính trị xu thời, định hướng từng giai đoạn vì quyền lợi sống còn của Đảng CSVN chứ không vì quyền lợi dân tộc. Mà trong một hệ thống độc tài toàn trị tuyệt đối như thế thì giáo dục cũng không thể nằm ngoài cái quỹ đạo có đường đi thất thường hay trái qui luật và ngược với lòng người này.
Khi rỗi rảnh, đọc ké sách báo nhà tôi, chạm vấn đề biển đảo thấy tôi vui các em sinh viên cứ hay hỏi tôi hoài về chuyện này, tôi chỉ cười nói: Con người ta hình như ai cũng có cái định mệnh của số phần, đất nước mình chắc cũng vậy. Nếu dân tộc Việt Nam may mắn như Hàn Quốc, Đài Loan hay Singapore có được những người lãnh đạo yêu nước thương dân, đặt quyền lợi tổ quốc nhân dân lên trên quyền lợi đảng phái cá nhân thì mấy em và đồng bào chúng ta đã không có những ưu tư trăn trở, bà con ngư dân không đổ máu, rơi lệ, tan nát tàu thuyền vì TQ trên biển đảo của quốc gia mình như ngày hôm nay. Nhưng đau đớn là sự không may ấy lại do chính người Việt Nam mình thiển cận không sáng suốt gây ra chứ không do thần linh hay quyền lực siêu nhiên nào biến hóa thù hằn đày đọa. Có vài em sinh viên, khoa “xã hội nhân văn” hình như cũng “nhạy cảm” chính trị cứ đeo theo tôi mong phân tích cho rõ ngọn nguồn mà tôi thì cứ hẹn hoài bởi cần những dẫn chứng thực tế rõ ràng diễn giải cho các em, những trí thức trẻ biết được có một giai đoạn mà dân tộc (đúng hơn là Chính phủ VNCH miền Nam) phải buông tay không thể nắm lại được. Nhưng nếu “may mắn” hay người CSVN “khôn ngoan” hơn thì Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông không đến nỗi phải “rối” như nồi canh hẹ và ngư dân chúng ta, không phải chịu cảnh bị Trung Quốc cứ bắt nạt, đe dọa không thấy điểm dừng như hiện nay.
Những ngày này – Tháng 4, như vết thương cũ râm ran đau khi gió trở trời, phía Nam vĩ tuyến 17 nhiều triệu người dân Việt lại nhói đau từ vết thương lòng mãi vẫn như chưa chịu liền da, lại như mưng mủ khi hơn một tháng qua (ngày 29/2/12), quân đội TQ lại bắt giam giữ hai tàu cá và 21 ngư dân xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa), đến nay phía Trung Quốc đòi người nhà các ngư dân phải nộp 70.000 nhân dân tệ (NDT) cho mỗi người mới thả về. Nếu vào năm 2010, Trung Quốc bắt tàu cá ngư dân VN liên tục bị truyền thông quốc tế lên án thì đến 2011, Trung Quốc không bắt nữa mà chuyển qua đập phá thuyền, cướp tài sản ngư dân. Ngờ đâu, qua đầu năm 2012 này, phía Trung Quốc không chỉ đập phá tài sản mà còn bắt giam tàu thuyền và ngư dân đòi tiền phạt,… “Cứ hết bị đập phá tài sản, lại chuyển sang giam người, giữ tàu đòi tiền phạt như “hải tặc”. Sức đâu, tiền đâu để làm ăn nữa!” – nhiều ngư dân than thở…
Ông Vinh (ngư dân) nói, tàu cá của ông bị phía Trung Quốc cướp tài sản, đập phá nhiều lần. Còn nếu bị bắt giam thì đây là lần thứ ba. Hai lần trước vào tháng 8/2003 và tháng 2/2009, tàu bị giam ở đảo Phú Lâm và đảo Hải Nam. Mỗi lần như thế, phía Trung Quốc bắt nộp 50.000 NDT. Lôi từ trong tủ ra hàng loạt giấy tờ nộp tiền phạt khi tàu bị Trung Quốc bắt, ông Vinh kể: “Sau khi nộp phạt, lúc được thả ra, phía Trung Quốc chỉ chừa lại chút ít lương thực, dầu máy, còn bao nhiêu hải sản đánh bắt được của tàu đều bị người Trung Quốc trên đảo cướp sạch, thậm chí bột ngọt, muối, nước mắm cũng bị lấy hết”. (SGTT Oline)
“…VUI SAO… NƯỚC MẮT LẠI TRÀO ??…”
Hoài niệm một thoáng quá khứ chính xác và rõ như ban ngày. Tàn cuộc thế chiến đệ II, cả thế giới mừng vui giã từ vũ khí hối hả xây dựng lại quê hương, cuộc sống trong điêu tàn đổ nát, cố hàn gắn những vết thương đạn bom thì chỉ duy nhất trên thế giới, tại Việt Nam, ông Hồ Chí Minh và các môn đồ cộng sản của ông khởi sự gây chiến tranh đẫm máu, nước mắt với chính dân tộc, đồng bào, ngay trên Tổ quốc ông, kéo dài hơn 20 năm kết thúc bằng một cái gọi là “đại thắng mùa xuân” 30/4/1975. Họ, những người CS, nhảy múa ca khúc khải hoàn trên tử thi của gần 5. 000.000 (năm triệu) địch quân “máu đỏ da vàng” nói tiếng Việt Nam cùng chủng tộc với họ trong đó có hơn 1.000. 000 (một triệu) binh sĩ trọn một thế hệ trai gái thanh niên miền Bắc đã nằm xuống… Trong khúc “khải hoàn ca” ấy toàn dân nghe câu hát “Vui sao… Nước mắt lại trào”,… và nó cứ trào ngược đến mãi tận hôm nay 30/4/2012 trong cay đắng bởi lịch sử bốn ngàn năm lập quốc, một ngàn năm bị đô hộ “giặc Tàu” mạnh yếu, thắng thua có lúc nhưng khi thu hồi độc lập ông cha ta chưa bao giờ nhượng một tấc đất nào cho quân thù từ phương Bắc thì ngần ấy máu xương và quỹ thời gian vàng ngọc của cả dân tộc những người CSVN đã mang ra đánh đổi lấy lại một đất nước nhược tiểu mà cương thổ quốc gia không còn lành lặn đầy đủ như xưa?
(Theo Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Nguyên Ðại Sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1989) thì: “Trong đàm phán biên giới, họ (Trung Quốc) ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam Quan nữa. Tất cả ta mất hàng trăm km2 đất nơi này. Một tọa độ điểm cao quan trọng khác là núi Lão Sơn, phía Việt Nam gọi là Núi Đất mà theo ông Lê Công Phụng - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc trả lời báo Văn Hóa ngày 23/9/2008, khi ký Hiệp Ước Biên Giới Trên Đất Liền năm 1999, CSVN đã nhượng luôn cho TQ với lý do họ đã xây công sự (nghĩa trang…) (!?) trên đó rồi? Dân ta nói đất ta dọc đường Biên Giới mất vào tay Trung Quốc một diện tích bằng khoảng “một tỉnh Thái Bình” (1. 542 km²)
Có điều mỉa mai, lãnh thổ miền Nam do Chính phủ VNCH quản lý mà CS Bắc Việt hay gọi là “Ngụy quyền tay sai bán nước” khi họ chiếm được lại toàn vẹn lãnh thổ không mất một m2 đất nào?
Nhưng nỗi đau “Vui sao nước mắt cứ trào” là hôm nay, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa và Biển Đông, phên dậu ngàn đời, nơi nguồn sống của cả dân tộc VN giờ thì bị TQ xâm lược, áp bức đe dọa ngư dân triền miên mà Nhà nước và Đảng CSVN thì bó gối ngồi nhìn? Lực bất tòng tâm.
Người ta nói: “Một bác sĩ dù uyên bác nhưng chỉ một sự nhầm lẫn do cực đoan hay bảo thủ trong phác đồ trị liệu có thể giết chết một hoặc vài bệnh nhân nhưng một lãnh tụ nắm vận mệnh quốc gia phạm sai lầm tương tự có thể giết chết rất nhiều người, đôi khi đưa cả quốc gia vào vòng nhược tiểu với nhiều vấn nạn theo sau”. Điều này có lẽ đúng với ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản của ông. Tình trạng đối diện tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông bằng vị thế hèn mọn như kẻ dưới ngựa của những người CSVN với TQ hôm nay là di lụy bởi một chủ nghĩa lai căng, huyễn hoặc của những kẻ ngu muội nhưng cuồng tín và độc tài trong một tầm nhìn ấu trĩ, sai lầm của phường “giá áo túi cơm” (gần đúng với lời PCT. TQ Tập Cận Bình mới đây ám chỉ đa số quan chức CS TQ thời nay).
Có một giả thiết (Assumption) rất khó chấp nhận với người CSVN tại thời điểm ấy nhưng đã là giả thiết thì vẫn có % dù rất thấp của hiện thực!?: “Chúng ta cứ thử “ví dụ” điều hãn hữu đó là có thực do hồn thiêng sông núi hiển linh từ 18 đời vua Hùng mách bảo (!?) để có một giây phút mà những người CSVN chùng lòng xót xa nghĩ tới máu xương dân tộc đẫm ướt cơ đồ…mà…”
Sau tổng tấn công tết Mậu Thân 1968, thiệt hại nặng nề trên toàn miền Nam, hy sinh hơn 100.000 ngàn quân (tương đương 12 sư đoàn). Sang năm sau 1969, ông Hồ Chí Minh lìa đời, những người lãnh đạo CSVN chợt loé ra một vầng sáng từ chân lý của ông Hồ để lại: “Nước Việt Nam là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi” và đã là chân lý thì bất di bất dịch, bây giờ chưa thống nhất được thì năm, mười, hai mươi năm sau cũng không muộn, đất nước còn nghèo, nhân dân đói khổ, tạm thời dừng lại kế hoạch “giải phóng miền Nam” bằng chiến tranh, dành mọi “tầm cao trí tuệ” của Đảng làm người xiếc đi dây, lúc nghiêng bên Nga, lúc ngã bên Tàu để móc túi viện trợ Nga, Tàu mà xây dựng XHCN miền Bắc cho hùng mạnh như các “đồng chí” CS Đông Âu rồi thống nhất đất nước sau! Vẫn là chân lý và bộ Chính trị CSVN cùng đồng tâm nhất trí cao, tạm dừng cuộc chiến – Nếu ba miền dân tộc Việt có phúc đức hân hạnh được như thế, tại thời điểm đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Những gì lớn lao thuộc phạm trù có thể hay có lẽ cho cả dân tộc không dám lạm bàn nhưng lãnh thổ và nhất là Hoàng Sa – Trường Sa cùng Biển Đông không ở tình thế thất thoát “bi đát” và phần còn lại của Trường Sa phải phòng thủ như mành treo chuông hiện nay. Bởi “Việt Cộng” không chiếm miền Nam thì TQ không tiếp cận Khmer đỏ, có nghĩa CSVN không phải “tình nguyện sang Campuchia làm nghĩa vụ”!? (hy sinh đến 50.000 quân) và nếu CSVN không tràn qua Campuchia thì TQ không “nóng mặt” để có lý do tràn qua biên giới 2 lần dạy cho VN “một bài học” thì cột mốc dọc biên giới và Ải Nam Quan (Hữu nghị quan) không bị TQ dời đi, phía Bắc VN không mất khoảng 1.542 km² và đau đớn với hàng trăm ngàn binh sĩ và người dân không đáng phải bỏ mạng hy sinh.
Còn Hoàng Sa -Trường Sa vẫn nằm chắc chắn trong tay Chính phủ VNCH do QLVNCH trấn giữ (năm 1956, Pháp bàn giao) có sự phòng thủ hỗ tương từ đơn vị tiền phương Hải quân Mỹ tại vịnh Cam Ranh và sự yểm trợ tuần tra giám sát an ninh biển trên toàn vùng Biển Đông của Hạm đội 7 Thái Bình Dương Mỹ, bản doanh đóng tại vịnh SuBic Phillipnes đối diện VN. Từ năm 1973, chính phủ VNCH cũng đã tổ chức 2 vòng đấu thầu khai thác mỏ dầu ngoài khơi thềm lục địa. Nhiều công ty khai thác dầu lửa nước ngoài đã tham gia, bất chấp là tình hình an ninh chưa ổn định. Chính phủ VNCH cấp giấy phép cho sáu tổ hợp công ty dầu lửa được khai thác 13 địa điểm trong một khu vực 82.000 km² (mới chỉ là 16% của thềm lục địa). Tới tháng 10/1974, hãng Mobil (Hoa Kỳ) khoan mỏ Bạch Hổ tại lô 04-TLD, ngoài khơi Vũng Tàu tìm được dầu dưới độ sâu trên 2,7 km. Ước tính là vào cuối 1975, sẽ có ít nhất 20 giàn khoan, sản xuất một lượng dầu khả quan sắp được bắt đầu, muộn lắm là vào cuối năm 1977. (Năm 1975, các mỏ dầu này do Liên doanh Vietsopetro Việt Nam – Nga quản lý và khai thác) (Wikipedia). Và như vậy để bảo đảm quyền lợi cho nhà đầu tư Hoa Kỳ khai thác dầu trên vùng biển VN thì hải quân Mỹ còn tăng cường hơn nữa để bảo vệ toàn vùng Biển Trời của Biển Đông trong chiến lược kinh tế quân sự Đông Nam và Châu Á của mình mà lực lượng hải quân TQ (thập niên70-80) có muốn đương đầu cũng không thể so sánh nổi với hạm đội 7 hải quân Mỹ đang đặt bản doanh tại Phillipine trực diện tham chiến tại VN khống chế toàn Biển Đông. Có chăng hải quân TQ cũng chỉ quanh quẩn quanh đảo Hải Nam của mình chứ hoàn toàn không có cơ hội tràn xuống biển Đông cướp đoạt Hoàng Sa trong tay hải quân QL.VNCH năm 1974 và lại càng không thể tiến xuống Trường Sa để ngang ngược đưa ra cái lưỡi “con bò điên” hình chữ U trên toàn vùng biển Đông như hiện nay!
80

80
Asean và Biển Đông (Xaluan. com)
81

81
Hoàng Sa & Trường Sa (Ảnh nguoivietquocgia)
82

82
Quân Pháp - Việt chào cờ trên đảo Hoàng Sa. ( 1945) Ảnh chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng - Ảnh: V. Hùng chụp lại.
83

83
Ngọn hải đăng và lá Quốc Kỳ (tam tài) Pháp ở quần đảo Hoàng Sa 1945.
84

84
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng sa thời kỳ Pháp thuộc(1945).
30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"
37 năm - Vui sao nước mắt vẫn trào ? P2
85

85
Trụ sở hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trên quần đảo Hoàng Sa trước năm 1974.
86

86
Bia chủ quyền mang hình ảnh quốc kỳ chính phủ “Việt NamCộng Hòa” dựng trên đảo Trường Sa trong quần đảo Trường Sa (1961).
87

87
Không ảnh đảo Hoàng Sa với cơ sở quân sự, khí tượng của CP “Việt NamCộng Hòa” (chụp năm 1968).
88

88
Trên Sân thượng toà nhà Ty khí tượng của Việt Nam Cộng Hòa tại đảo Hoàng Sa (Pattle Island, Shanhu Dao) (chụp năm 1969).
89

89
Bia chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa ghi: “Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy, Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 được sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam”.
30/4/1975. CS Việt nam mang "Thảm Họa cho cả Dân tộc"
37 năm - Vui sao nước mắt vẫn trào ? P3
90

90
Đây là cột mốc chủ quyền của đảo Nam Yết - là thủ phủ của quần đảo Trường Sa, dưới sự Trấn Giữ quản lý chủ quyền của những chiến sĩ Hải quân QLVN/CH trước 1975. Bia cũng ghi một nội dung: “ Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy, Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 được sự hướng dẫn của Hải Quân Việt Nam”.
91

91
- Đây là hình ảnh cuối cùng của QLVNCH tại đảo Trường Sa, những hầm hào công sự phòng thủ quân sự chuẩn bị đối phó với quân TQ sau sự kiện TQ xâm lược đảo Hoàng Sa, hiện trường để lại cho quân đội CS BắcViệt sau 30/4/1975.

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=19106

20120407 CSVNBanNuocQuaHoiNghiThanhDo
Tài Liệu của Trung quốc về cuộc gặp bí mật Thành Đô, 3-4/9/1990.
Posted by chuyenhoavietnam ⋅ Tháng Mười 10, 2011 ⋅ 6 phản hồi
Lý Nguyên (dịch)
Bài viết này cho biết một số chi tiết dẫn đến bước ngoặt trong quan hệ Việt – Trung nửa cuối thập niên 80, sau hơn một thập kỉ đối đầu. Đây là cái nhìn từ phía Trung Quốc, công bố trên báo chí Trung Quốc. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả như một luồng thông tin tham khảo (talawas).
Sau khi hai nước Trung – Việt đối lập 13 năm, một cuộc gặp gỡ có tính lịch sử – cuộc gặp gỡ Thành Đô – đã phá vỡ tảng băng cứng ngoại giao, tiến một bước chắc chắn thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước.
Thay đổi chính quyền, quan hệ Trung – Việt xuất hiện ánh bình minh
Năm 1975, sau khi chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam kết thúc, Lê Duẩn và một số người lãnh đạo Việt Nam lúc đó không kịp thời chữa chạy vết thương do chiến tranh mang lại mà đã triệt để xa rời đường lối của Hồ Chí Minh; đối nội cưỡng bức thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa quá tả tại miền Nam, đối ngoại cậy vào sự giúp đỡ của Liên Xô, thực hiện chủ nghĩa bá quyền khu vực. Dưới dự dẫn dắt của đường lối đó, một mặt Việt Nam chống Trung Quốc, một mặt tăng cường khống chế Lào rồi phát động xâm lược vũ trang Cămpuchia. Những việc làm của họ đã đưa nền kinh tế Việt Nam đến bên bờ của sự tan vỡ, hoàn cảnh quốc tế bị cô lập chưa bao giờ có.
Tháng 7 năm 1986, Lê Duẩn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) lâm bệnh qua đời. Tháng 12 cùng năm, Nguyễn Văn Linh được Đại hội lần thứ sáu ĐCSVN bầu làm Tổng Bí thư. Trong những năm 60 thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam, Nguyễn Văn Linh là thành viên của Trung ương Cục miền Nam của ĐCSVN, đã từng nhiều lần bí mật sang thăm Trung Quốc; Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho rằng ông là người kế thừa có hy vọng nhất của Việt Nam. Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Nguyễn Văn Linh không tán thành đường lối đối nội, đối ngoại sai lầm của người lãnh đạo lúc đó, đã từng bị chèn ép. Khi giữ chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh nhanh chóng uốn nắn toàn bộ cách làm sai lầm của người tiền nhiệm, đề xuất khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Ông cho rằng, đối với Việt Nam, hai nhiệm vụ cấp bách đương thời là phải rút quân đội khỏi Cămpuchia và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng do thân tín của Tổng Bí thư khóa trước, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nắm quyền tại Bộ Ngoại giao, tiếp tục làm việc theo tư duy của Lê Duẩn, trăm phương ngàn kế quấy rối và ngăn cản bố trí chiến lược của Nguyễn Văn Linh. Còn Nguyễn Văn Linh với tư cách là người lãnh đạo mới lên nắm quyền, trong tầng nấc quyết sách trung ương còn chưa có gốc rễ sâu chắc, một số ý tưởng của ông cũng chưa được nhiều người lãnh đạo hiểu biết và ủng hộ. Trong tình hình đó, làm thế nào thực hiện được mục tiêu nói trên là một vấn đề hắc búa và đau đầu mà lại cần phải giải quyết.
Kaysone thăm dò đường, Nguyễn Văn Linh gặp Trương Đức Duy
Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Nhân dân Lào kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào thăm Trung Quốc. Trước yêu cầu nhiều lần của ông, Trung Quốc bàn luận quyết định mời Đặng Tiểu Bình hội kiến ngắn, có tính lễ tân. Không ngờ hai nhà lãnh đạo đã có cuộc nói chuyện dài bốn mươi phút, hơn nữa còn bàn tới những vấn đề thực chất vô cùng quan trọng.
Kaysone thành khẩn thừa nhận, hơn mười năm qua quan hệ Lào với Trung Quốc ở vào trạng thái không bình thường, là do chịu “ảnh hưởng bên ngoài”, lần thăm Trung Quốc này là tiêu chí hoàn toàn bình thường hóa quan hệ hai đảng, hai nước. Đồng thời Kaysone còn chuyển lời hỏi thăm Đặng Tiểu Bình của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nói Việt Nam đã có nhận thức mới đối với tình hình Trung Quốc, thái độ đối với Trung Quốc cũng có thay đổi, còn nói Nguyễn Văn Linh hy vọng mời ông thăm Trung Quốc.
Đặng Tiểu Bình cũng nhờ Kaysone chuyển lời hỏi thăm của ông tới Nguyễn Văn Linh đồng thời nói, hy vọng trước khi ông nghỉ hưu hoặc nghỉ hưu không lâu vấn đề Cămpuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung – Việt được khôi phục bình thường. Đặng Tiểu Bình đặc biệt nhấn mạnh, Việt Nam phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Cămpuchia. Ông đề nghi Kaysone chuyển những ý kiến đó tới Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra Đặng Tiểu Bình còn nói một câu ý vị sâu xa: “Nguyễn Cơ Thạch, con người này thích giở trò vặt.”
Trên đường về nước Kaysone dừng lại thời gian ngắn tại Việt Nam, chuyển tới Nguyễn Văn Linh những lời của Đặng Tiểu Bình. Nghe xong, Nguyễn Văn Linh càng có thể hội thiết thân về việc “giở trò vặt” của Nguyễn Cơ Thạch. Ông ý thức được, dù Đặng Tiểu Bình chỉ chuyển lời, nhưng vẫn chưa đưa ra lời mời ông thăm Trung Quốc. Trong tình hình đó làm thế nào để thực hiện thăm Trung Quốc là vấn đề ông phải giải quyết gấp. Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, tại phòng khách Trung ương ĐCSVN. Khi hội kiến, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng có mặt, nhưng nội dung nói chuyện hoàn toàn không giống luận điệu cũ chống Trung Quốc của Nguyễn Cơ Thạch. Dự đoán dụng ý để Nguyễn Cơ Thạch tháp tùng hội kiến rất có khả năng là để ông ta trực tiếp nghe xem rốt cuộc Tổng Bí thư đã nói những gì, cũng có thể lúc đó đối với ông ta vẫn còn một tia hy vọng, để cho ông ta có một cơ hội thay đổi cách làm. Tuy nhiên do có mặt Nguyễn Cơ Thạch nên Nguyễn Văn Linh cũng không nói hết ý.
Sau khi kết thúc hội kiến, Trương Đức Duy lập tức báo cáo tỉ mỉ nội dung nói chuyện của Nguyễn Văn Linh về Trung Quốc, nhanh chóng nhận được trả lời, vẫn là yêu cầu Việt Nam phải nhanh chóng rút quân khỏi Cămpuchia, đồng thời giải quyết tốt vấn đề liên hiệp sau khi rút quân, hai bên đối lập Cămpuchia, tức chính quyền Phnom Penh với lực lượng ba phái chống đối, sau đó sẽ dần dần từng bước và sắp xếp rõ ràng rành mạch cuộc gặp gỡ người lãnh đạo hai nước.
Nhân sĩ bí mật xuất hiện trước sứ quán đưa mật thư
Sáng ngày 16 tháng 8 năm 1990, một quan chức Viện Khoa học Xã hội Việt Nam họ Hoàng (con trai Hoàng Văn Hoan) đến Đại sứ quán Trung Quốc gặp Trương Đức Duy và đưa một mật thư, rồi tiện thể nhắn thư miệng của Nguyễn Văn Linh: ông quyết bỏ qua Nguyễn Cơ Thạch, trực tiếp gặp người lãnh đạo Trung Quốc.
Tối ngày 19 tháng 8, sứ quán nhận được trả lời từ trong nước. Trong nước chỉ thị Trương Đức Duy tìm cách tránh Bộ Ngoại giao Việt Nam, gặp người đáng tin cậy bên cạnh Nguyễn Văn Linh, đề xuất đại sứ muốn một ngày gần đây một mình gặp Nguyễn Văn Linh để trực tiếp hiểu được ý đồ chân thực của Nguyễn, lập tức báo cáo kết quả về Bộ.
Thế là Trương Đức Duy quyết định thông qua kênh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Lê Đức Anh thử xem sao. 8 giờ sáng ngày 21, Trương Đức Duy ngồi trên một chiếc ôtô du lịch không cắm quốc kỳ đến Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trương Đức Duy đi thẳng vào vấn đề, nói vắn tắt những điểm chính lời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mà hôm kia Hoàng Nhật Tân đã chuyển tới ông ta, biểu thị bản thân mình rất muốn trực tiếp nghe ý kiến của Tổng Bí thư, mong Lê Đức Anh giúp đỡ liên hệ. Lê biểu thị sẽ lập tức làm ngay. Ngay chiều hôm đó, Vũ Xuân Vinh, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam khẩn cấp nói với tùy viên quân sự Trung Quốc tại Việt Nam là Triệu Nhuệ rằng: 7 giờ rưỡi sáng ngày 22, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Bộ Quốc phong, cả hai bên đều không mang phiên dịch, kiến nghị Trương Đức Duy đổi ngồi một xe khác, không cắm quốc kỳ. Sau khi trở về sứ quán, tùy viên quân sự Triệu lập tức báo cáo với Trương Đức Duy.
Cuộc gặp gỡ bí mật Thành Đô
Sau khi biết được ý đồ chân thực của Nguyễn Văn Linh, Trương Đức Duy lập tức báo cáo nội dung nói chuyện của ông về trong nước. Chiều ngày 28 tháng 8, sứ quán nhận được chỉ thị của trong nước, đề nghị Trương Đức Duy chuyển lời tới Nguyễn Văn Linh: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Trung ương ĐCSVN Phạm Văn Đồng cùng đi. Do Á vận Hội sắp cử hành ở Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp địa điểm hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên.
Qua sự sắp xếp của Ban Đối ngoại Trung ương ĐCSVN, 4 giờ chiều ngày 29, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã hội kiến Trương Đức Duy tại Nhà khách Trung ương ĐCSVN. Trương Đức Duy chuyển lời mời thăm nội bộ Trung Quốc của Giang Trạch Dân và Lý Bằng tới Nguyễn và Đỗ. Nguyễn và Đỗ biểu thị tiếp nhận lời mời, đồng ý thời gian và địa điểm do phía Trung Quốc đề xuất, đồng thời nói sẽ báo ngay với Bộ Chính trị Trung ương ĐCSVN, nhanh chóng xác định họ tên những người cùng đi, bắt tay chuẩn bị công việc.
Ngày 30, Trung Quốc thông báo cho đại sứ quán sắp xếp đại thể chương trình làm việc, tức sáng ngày 3 tháng 9 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều đến Thành Đô, buổi chiều người lãnh đạo hai bên hội đàm, buổi tối phía Trung Quốc mời tiệc. Sáng ngày 4 tháng 9 tiếp tục hội đàm, buổi chiều chuyên cơ Việt Nam rời Thành Đô về nước. Qua thỉnh thị và được đồng ý, Trương Đức Duy sẽ tháp tùng chuyên cơ Việt Nam đến Thành Đô, tham dự hội đàm.
Sau khi từ Thành Đô trở về, Trương Đức Duy nói, lãnh đạo hai nước trong gặp gỡ chủ yếu thảo luận vấn đề giải quyết chính trị xung đột Cămpuchia như thế nào và vấn đề khôi phục quan hệ bình thường Trung – Việt. Về vấn đề Cămpuchia, hai bên chú trọng bàn sau khi Việt Nam rút quân, tổ chức thành lập Ủy ban Tối cao Quyền lực Lâm thời Cămpuchia, tức phương án phân phối quyền lực. Phía Trung Quốc đề xuất Ủy ban này do 13 đại biểu tổ thành, ngoài hoàng thân Sihanouk ra, chính quyền Phnom Penh có 6 đại biểu, phía lực lượng chống đối do Dân chủ Cămpuchia (Khmer Đỏ), Rananit và Son Sann, ba phái mỗi phái hai đại biểu, cộng là 6 đại biểu. Nguyễn Văn Linh biểu thị có thể tiếp thu phương án này của phía Trung Quốc; Đỗ Mười cho rằng bản thân hoàng thân Sihanouk cũng thuộc về lực lượng chống đối, như thế là tỷ lệ đại biểu hai bên là 6 trên 7, lực lượng chống đối nhiều hơn một ghế, dự đoán phía Phnom Penh tiếp nhận sẽ có khó khăn; Phạm Văn Đồng nói phương án của phía Trung Quốc vừa không công bằng cũng vừa không hợp lý. Cuối cùng phía Việt Nam đồng ý theo phương án do phía Trung Quốc đề xuất làm công tác thuyết phục phía Phnom Penh.
Về quan hệ Trung – Việt, hai bên đều giữ thái độ hướng về phía trước, không lật lại nợ cũ. Sau khi kết thúc gặp gỡ, những người lãnh đạo hai nước ký “Kỷ yếu hội đàm”. Với suy nghĩ sâu xa, Giang Trạch Dân trích dẫn hai câu thơ của nhà thơ Giang Vĩnh đời nhà Thanh: “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại; tương kiến nhất tiếu mân ân cừu” (dịch nghĩa: qua hết sóng gió anh em vẫn còn; gặp nhau cười một cái [là] quên ân oán). Tối hôm đó Nguyễn Văn Linh cũng xúc động viết bốn câu thơ: “Huynh đệ chi giao số đại truyền; oán hận khoảnh khắc hóa vân yên; tái tương phùng thời tiếu nhan khai; thiên tải tình nghị hựu trùng kiến” (tạm dịch nghĩa -vì không có nguyên bản: anh em chơi với nhau đã mấy thế hệ, trong khoảnh khắc oán hận biến thành mây khói; gặp lại nhau cười rạng rỡ, tình nghĩa ngàn năm xây dựng lại).
Một năm sau gặp gỡ Thành Đô, tháng 11 năm 1991, Tổng Bí thư mới của ĐCSVN Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mới Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Người lãnh đạo hai nước công bố tuyên bố chung, tuyên bố quan hệ Trung – Việt bình thường hóa. Tháng 2 năm 1999, người lãnh đạo Trung Việt công bố “Tuyên bố chung”, xác định khuôn khổ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nói ngắn gọn là 16 chữ “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện”.
Lý Nguyên dịch
Bản tiếng Việt © 2008 talawas
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=13690&rb=0401
Nguồn: Hà Bắc tân văn võng ngày 30/10/ 2007 (theo báo Cuộc sống người già) và
www.singtaonet.com
http://changevietnam.wordpress.com/2011/10/10/tai-li%E1%BB%87u-c%E1%BB%A7a-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-cu%E1%BB%99c-g%E1%BA%B7p-bi-m%E1%BA%ADt-thanh-do-3-491990/
Khối 8406: Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Tuyên bố nhân kỷ niệm lần thứ 6 ngày thành lập (8/4/2006 – 8/4/2012)
Kính gửi:
- Toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.
Khối 8406 đã được thành lập vào ngày 8-4-2006 là ngày mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 được công bố rộng rãi (Tuyên Ngôn 8406). Sáu năm qua, trải qua chặng đường xây dựng và phát triển với nhiều hy sinh gian khổ của mình, Khối 8406 đã luôn nỗ lực trung thành với tinh thần và mục tiêu mà bản Tuyên Ngôn 8406 đã vạch ra là: đấu tranh giành lấy các quyền tự do dân chủ cho Việt Nam bằng con đường bất bạo động, thay thế triệt để chế độ độc đảng chuyên chế, toàn trị hiện nay bằng chế độ đa nguyên đa đảng và dân chủ pháp trị trong tương lai. Đây vừa là xu thế của thời đại, vừa là nhu cầu cấp bách của Dân tộc! Nay nhân ngày kỷ niệm, nhìn lại tình hình đất nước, đồng lòng với ý kiến của vô vàn Đồng bào trong lẫn ngoài nước….
Khối 8406 báo động: Tổ quốc lâm nguy!
Trước tất cả những gì đã và đang diễn ra ở Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng: Tổ quốc đang lâm nguy! Nguy cơ mất nước, nguy cơ làm nô lệ lần nữa cho quân thù xâm lược phương Bắc đang đến gần! Nguy cơ này xuất phát từ mưu đồ xấu xa và thâm độc của Nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc. Trầm trọng hơn, nó lại được sự đồng lõa đê hèn của một thiểu số nắm thực quyền trong đảng Cộng sản Việt Nam. Nghĩa là Trung Quốc hiểu rất rõ rằng: trong điều kiện thế giới ngày nay, thực hiện mưu đồ xâm lược Việt Nam bằng quân sự rất khó thành. Vì vậy, họ áp dụng nhiều hình thức xâm lược khác mà trước hết là xâm lược về chính trị qua việc tìm cách mua chuộc, tiến tới chi phối và khống chế một số nhân vật trong Ban lãnh đạo Hà Nội.
Tiếp theo, họ sử dụng đám “thái thú đời mới” này làm tay sai, tạo nên một liên minh ma quỷ giữa những kẻ cướp nước và những kẻ bán nước. Từ đó từng bước lèo lái đường lối phát triển của Việt Nam và xâm nhập lũng đoạn đất nước Việt Nam. Đây cũng là cách mà họ đã từng làm ở Campuchia, giai đoạn 1975–1979 khi sử dụng bè lũ diệt chủng Pol Pot – Ieng Sary là những người Campuchia để chống lại dân và nước Campuchia.
Những biểu hiện của cuộc xâm lược đó mà Dân tộc Việt Nam đang phải gánh chịu và chứng kiến là: Giới lãnh đạo Ba Đình:
1- Ra lệnh cho công an đàn áp mạnh những người Việt Nam yêu nước, khi họ biểu tình đòi bảo toàn đất tổ và khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, quy cho họ tội “gây rối trật tự công cộng”. Đặc biệt có một số công dân bị sách nhiễu, hành hung, giam cầm, xử án chỉ vì lên tiếng chống lại quân xâm lược; nhiều công trình nghiên cứu về chủ quyền đất nước không được nhà cầm quyền thực sự nâng đỡ và phổ biến; việc quảng bá giáo dục về chủ quyền đất nước không được nhà cầm quyền thực hiện sâu rộng trong quần chúng và học đường.
2- Liên tục tổ chức những đợt “giao lưu văn hóa Việt–Trung”, những cuộc thăm viếng gặp gỡ giữa 2 đảng và 2 nhà nước, đề cao “16 chữ vàng và 4 tốt” trong quan hệ Trung?Việt, du nhập vô số tác phẩm văn hóa của Trung Quốc (nhất là phim ảnh); tất cả nhằm tạo nên một sự “hữu hảo” giả dối hòng làm mất sự cảnh giác trong nhân dân Việt Nam về mưu đồ xâm lược của Bắc Kinh.
3- Đồng ý cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên – một địa bàn trọng yếu về an ninh và chiến lược, với hiệu quả kinh tế mù mờ và hiểm họa môi trường tiềm ẩn; đồng thời cho Trung Quốc thuê 300.000 ha rừng, với thời hạn 50 năm tại nhiều tỉnh xung yếu của đất Việt, gây nguy lớn về sinh thái và quốc phòng, bất chấp sự phản đối quyết liệt của nhiều người dân Việt.
4- Cho Trung Quốc thắng thầu rất nhiều dự án công nghiệp lớn, nhỏ (tới 90%) trải dài từ Bắc chí Nam, sau đó dung túng cho họ làm ăn dối trá cẩu thả, gây thiệt hại lớn cho Việt Nam về kinh tế lẫn xã hội và gây nguy cơ lệ thuộc kỹ thuật nước ngoài.
5- Mở cửa cho lao động phổ thông Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng nhiều, không cần thị thực nhập cảnh, chẳng soát đăng ký tạm trú. Lực lượng này sống tại các khu riêng biệt thành thôn làng và phố thị, từ Lạng Sơn tới Cà Mau, nhiều phen đụng độ với người dân bản địa, gây ra những bất ổn xã hội hiện tại và đặc biệt những nguy hiểm trong tương lai, nếu có biến động về chính trị.
6- Bỏ mặc cho tiền giả, hàng giả, hàng độc hại, hàng trốn thuế, hàng kém chất lượng… của Trung Quốc xâm nhập bằng đủ mọi con đường vào Việt Nam, để cho thương lái Trung Quốc sục sạo trên khắp mọi miền của đất nước thu gom nguyên liệu một cách tự do, gây điêu đứng cho nền công nghiệp sản xuất và nền nông nghiệp chế biến của dân Việt.
7- Để mặc Trung Quốc cấm cản, bắt bớ, cướp bóc, đòi tiền chuộc, thậm chí giết chết ngư dân Việt đánh cá trên vùng biển nước Việt, mà không cho các lực lượng hải quân, không quân tiếp cứu, yểm trợ (lấy cớ lực lượng quân sự bất can thiệp vào chuyện dân sự) cũng như chẳng hỗ trợ mưu sinh cho những ngư dân bị thiệt hại tài sản. Có lên tiếng phản đối thì chỉ làm cách yếu ớt qua loa, tránh né gọi đích danh thủ phạm.
Tất cả những sự việc trên và nhiều điều tệ hại khác nữa đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở Việt Nam, dẫn tới một tình hình cực kỳ nguy hiểm là đất nước sẽ rơi vào tay Trung Quốc mà quân thù xâm lược chẳng cần phải nổ súng. Đám “thái thú đời mới” do Trung Quốc điều khiển lúc đó có thể ra lệnh cho quân đội Việt Nam án binh bất động và cho Quốc hội Việt Nam phê chuẩn việc sát nhập vào Trung Quốc để thành một tỉnh tự trị chẳng hạn.
Khi ấy sẽ hoàn tất mưu đồ của Trung Quốc. Có từ vạn thuở nhưng nhiều phen thất bại vì sự kháng cự mãnh liệt của Dân tộc, mưu đồ ấy đã sống lại với việc đảng Cộng sản Trung Quốc đỡ đầu đảng Cộng sản Việt Nam từ sau ngày Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời năm 1949; với việc Trung Quốc ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam đưa quân từ miền Bắc xâm chiếm miền Nam để đảng này mắc nợ Trung Quốc mà phải câm miệng khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988; rồi với việc lãnh đạo Hà Nội tái khấu đầu bái phục Bắc Kinh tại Thành Đô năm 1990 để Việt Nam sa hẳn vào vòng tay Trung Quốc hầu trở thành bàn đạp và cửa ngõ cho Trung Quốc xuống tiến chiếm Đông Nam Á.
Trước tình thế ấy, Khối 8406 nhận định rằng:
1- Sở dĩ đất nước lâm nguy vào tay Trung Quốc chính là do sự hiện diện của chế độ độc đảng toàn trị cộng sản tại Việt Nam suốt bao năm qua. Chế độ này cho phép Hồ Chí Minh và các thế hệ đồng chí đồng đảng sau ông dễ dàng chà đạp lên quyền lợi của Dân tộc để phục vụ cho những lợi ích của phe nhóm họ và của phe nhóm bảo trợ họ (đảng Cộng sản Trung Quốc). Chừng nào còn chế độ độc đảng toàn trị ấy thì chừng đó, những tính toán và những việc làm phản dân, hại nước (thậm chí bán nước) của nó vẫn còn tồn tại.
2- Sự tồn tại tai hại này được duy trì nhờ các cuộc bầu cử hình thức và giả dối, theo kiểu “Đảng cử – Dân bầu” tại Việt Nam, nhờ điều 4 mà đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa vào từ bản Hiến pháp năm 1992 và đang cố sức giữ lại trong cuộc sửa đổi Hiến pháp đang được tiến hành. Lý do là đảng không chấp nhận bất cứ sự phản biện đích thực và triệt để nào, nhất là về vấn đề an nguy của đất nước trước nạn ngoại xâm; và mục tiêu là đảng chỉ muốn độc quyền ra mọi quyết định, dù phi lý, vô luật, gây nguy cho Dân tộc, để tự bảo vệ quyền lực mình và để được đảng Cộng sản Trung Quốc bảo vệ quyền lực cho.
3- Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 11 mới rồi về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” mà họ khua chiêng, gõ trống ầm ĩ thực chất là để đưa vào hàng ngũ lãnh đạo đảng những đảng viên có khuynh hướng thân thiện, thậm chí đầu phục Trung Quốc, hầu đảng trở thành công cụ và tôi trung hơn nữa cho thế lực ngoại xâm nguy hiểm này.
Nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngày thành lập, Khối 8406 kêu gọi:
- Cộng đồng thế giới dân chủ hãy tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ, nhiệt tình và có hiệu quả hơn nữa cho phong trào dân chủ Việt Nam, để chúng tôi xây dựng được một quốc gia độc lập, vững mạnh, sẵn sàng cùng thế giới đương đầu với một hiểm họa khu vực và hiểm họa toàn cầu đang lớn dần là Trung Hoa cộng sản.
- Đồng bào Việt Nam cả trong và ngoài nước hãy vượt lên trên những khác biệt, quyết đoàn kết một lòng cùng đấu tranh cho sự nghiệp dân chủ hóa đất nước đến ngày thắng lợi hoàn toàn. Có như thế chúng ta mới gìn giữ được đất nước mà tổ tiên đã từng đem xương máu bảo vệ khỏi sự xâm lược của Bắc triều và mới xây dựng được mảnh đất của giống nòi Lạc Việt.
- Những người còn có lương tri trong đảng Cộng sản, trong bộ máy tam quyền, trong hai lực lượng quân đội và công an, trong giới truyền thông báo chí… hãy ý thức về hiểm họa mất nước vào tay Trung Quốc, để đặt quyền lợi của đất nước, sự sinh tồn của Dân tộc lên trên tất cả, và do đó ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa là đem lại tự do cho dân, độc lập cho nước.
- Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cần sớm thức tỉnh để đứng về phía Dân tộc, hầu đưa đất nước ngày càng ra khỏi quỹ đạo Trung Quốc, thoát khỏi âm mưu thôn tính của kẻ thù truyền kiếp. Như thế trước tiên hãy trả tự do và thôi sách nhiễu những công dân đã tỏ ra yêu nước thương nòi mà lên tiếng chống quân xâm lược, những công dân từng đấu tranh cho dân chủ vì mong quốc gia phú cường và Dân tộc vững mạnh.
Nhân dịp này, Khối 8406
- xin trân trọng ghi nhận sự đóng góp vào đại cuộc Dân tộc của biết bao người con đất Việt đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, ý chí cũng như đã chấp nhận bao hy sinh, gian khổ, ngục tù để khôi phục quyền làm người cho Đồng bào, quyền tự quyết cho Dân tộc.
- xin biểu dương tinh thần đấu tranh kiên cường, nỗ lực hoạt động bền gan của bao thành viên Khối trong 6 năm qua, xin ca ngợi tấm gương dũng cảm, ý chí bất khuất mà bao thành viên Khối đã tỏ rõ trong cảnh sách nhiễu hăm dọa, bắt bớ lao tù.
- xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của đông đảo Đồng bào Việt Nam cả trong và ngoài nước cùng cộng đồng thế giới tiến bộ đã nhiệt tình ủng hộ Khối 8406 nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung trong những năm qua.
Làm tại Việt Nam ngày 04 tháng 04 năm 2012.
Ban Đại diện lâm thời Khối 8406.
1. Kỹ sư Đỗ Nam Hải – 441 Nguyễn Kiệm, P. 9, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn, VN.
2. Linh mục Phan Văn Lợi – 16/46 Trần Phú, Thành phố Huế, VN.
3. Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Đại diện Khối 8406 tại hải ngoại.
Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù Cộng sản.
Phụ lục:
1) Sự thật về quan hệ Việt Nam?Trung Quốc 30 năm qua:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=9915.0
2) Hội nghị Thành Đô, Trung Quốc, tháng 9-1990:
http://www.danchimviet.info/archives/54587
3) Tài liệu của Trung Quốc về cuộc gặp bí mật ở Thành Đô:
http://changevietnam.wordpress.com/2...h-do-3-491990/
Last edited by Melbourne; 07-04-2012 at 08:11 AM.
http://www.youtube.com/watch?v=WcEJOzFOCJQ youtube video phong van Linh Muc Phan Van Loi.
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=20023
Hoàng Sa Nộ Khí Phú
Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế
Ngựa cũ quen đường,
Đĩ già lậm nết.
Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
Mộng bá chủ bao đời y hệt!
Ta thấy ngươi,
Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
Đất Trường An thây chất chập chùng,
Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!
Đã biết,
Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.
Vậy mà sao,
Chẳng lo điều yên nước no dân,
Lại quen thói xua quân chiếm đất?
Như nước ta,
Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
Máu xương đâu lẽ tách rời,
Thịt da dễ gì chia cắt?
Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
Mà là khối giang sơn gấm vóc.
Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
Chợt nghe tiếng sét Đống Đa, Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
Hùng khí dù dậy trời Nam,
Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:
Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3)
Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
Thương các ngươi như người chung bọc!
Thế mà nay,
Ngươi lại lấy oán trả ơn,
Ngươi lại lấy thù báo đức!
Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.
Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
Chẳng chấp hải qui,
Chẳng theo công ước.
Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.
Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!
Vì khát tự do mà uống nước đìa,
Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
Sá chi tóc gội sa trường,
Đâu quản thây phơi trận mạc.
Hãy liệu bảo nhau,
Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
Thư hãy xem tường,
Hoàng Sa hạ bút.
Kha Tiệm Ly-Thái Quốc Tế (*)
________
Chú thích:

(1) Sử ghi: Khi Lý Thường Kiệt đem quân qua Khâm Châu, Liêm Châu, cũng như khi quân Thanh bại trận Đống Đa chạy về, thì dân Tàu vùng biên giới kinh hoàng chạy theo. “Từ Nam Quan về bắc hàng trăm dặm vắng tanh, không thấy bóng con gà, con vịt”
(2) Sự kiện Lê Lợi cấp ngựa và lương thực cho tù binh quân Minh về nước
(3) Sự kiên dân ta lập miếu thờ Sầm Nghi Đống hạ tướng của Tôn Sĩ Nghị)
_________________________
Chú thích của người sưu tầm:

(*) Thi sĩ Kha Tiệm Ly tên thật là Thái Quốc Tế sinh năm 1946 tại Bến Tre. Hiện thi sĩ đang sống ở Mỹ Tho, Việt Nam.
Trước ngày 30/4/1975 thi sĩ Kha Tiệm Ly đã có nhiều bài thơ hay đăng trên các báo và được ngâm trên chương trình Thơ của Hồng Vân đài phát thanh Sài gòn.
Theo nhận xét thô thiển của cá nhân tôi, hiện nay thi sĩ Kha Tiệm Ly là một trong hai thi sĩ làm "Phú" hay nhất trong nước (người thứ hai là ông Hà Sĩ Phu).
Trần Văn Giang (Sưu Tầm)
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/7312-Hoàng-Sa-Nộ-Khí-Phú
Bản dịch từ Tiếng Việt sang Tiếng Trung (Giản Thể) - Google Translate
富时没有黄沙

马的老字号,
锐化的老妓女。
躁狂浪费彼此早,
霸权梦想就是这么长!

我看见你,

从东周是壮观的图形,
后来,汉至三国束缚。
长安看到耕地质量小孩,
骨外露岸边的非晶性晕倒了!

知道了,

每一个主要的战争是在播种的土地封闭创伤,
如果你能工作,通过哀悼天空无处不在。

然而为什么,

不担心它仍然是水,
早在用于强制古代的土地?

由于我国

一个年轻的河带,一般南北邻居,
百万的你们,迟早越好。
连晃,大潭道,香哈,Cuu长,血,骨,
富国,昆山,张庭选萨,黄沙是皮肤是肉。
骨头在血液中可单独,
果肉容易分开?
这是相关的繁荣的国家,
这是块江山豹建设。
百万人口,但其中之一,
添留下了种族甚至更多!
妇女缺乏婴儿的步骤,例如英雄,
一个少年谁也是一位杰出的遗产。
十大国际,黎利钢剑年是光明的,
阮巴事实证明,党河巴赫还锋利尖锐的股份。
桶!桶!桶!不断的督促,玉海一步踏着鼓燃烧。
垮掉!垮掉!垮掉!不断的尖叫,疯狂的粉红色,黄色铁芯的真理。
艾赤郎,辽唐卡死可怕的打我们,
健保下河,硅Nghi运行的时间更长的立场看封面。
他妻子李常杰,康巴洲千里一瞥,不再闹鬼的影魔,(1)
听到雷声大,不知道广东省鸡和鸭。 (1)
尽管新鸿基注册气体南
指重新北水浸:

伤兵谁败,对伤残军人还在于战车在焙烧(2)等待
次要的那些谁需要它,他们打死部长还在乎小烟的味道。(3)
苹果Cuu带兵出走,劳动公主仍然是开放的欢迎各界人士,
美国海外借贷的土地,我们的人民仍然分歧分享粮食。
享受同样的幸福好天气时,
在显示共享把风浪埋葬。
帮助你作为一个男人,
由于整体贸易你们!

然而今天,

谁拿了一付回邪恶,
德国人把她放在心上!
活的食物,这是风,作为老妓女口烧毁。
表面倒挂,交换后的表面上,另一个老傻瓜银标记。

拖曳锚周载体,两栖西沙群岛奥地利,
回到大炮,大声抨击北岩。
不接受海关手续,
这些公约。
过去用于连胜张狂,残酷声乐转,
前临时腾跃,发挥暴政。

说的人都知道,我们的民族:

你只用长矛击败他们,
你只需要用刀将他们驱逐银。
击败西方与游戏竹上衣,
日本禁止追逐每个标签网球!

由于软饮料拉丹的自由,
饥饿独立吃的风景。
黑沙洗发水山学校支出,
在战场管理尸体。

确保每一个文件,

看到丘赢得如果丢失数据,
巴赫第一桩后发现,思维的思维!
做党河为红色的血东海凹
不要让黄沙大骨正确的曝光和白色!
如果依靠导弹,飞机,
然后,我们也有巡洋舰,大炮。
因此,武器是谁促进薄弱的人,
那颗心,作为一个刚一铁?

看到墙上的信,
西沙群岛笔下来。

黎阮文黎餐厅(*)

http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/7312-Hoàng-Sa-Nộ-Khí-Phú
Wikileaks: Việt Nam được hưởng qui chế tự trị trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh
Posted on May 30, 2011 by bandoclambao
Và cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô (Trung Quốc).
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ. Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Những ngày này, những tin thời sự quốc tế thuộc hàng đầu trên các kênh truyền hình ngoại quốc nổi tiếng như BBC, CNN.. chắc chắn sẽ là tin về sự căng thẳng của hai miền Nam – Bắc Triều tiên đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều tiên chắc chắn là vấn đề số một và vấn đề thứ hai là những thông tin mà tổ chức Wikileaks dọa sẽ công bố công khai những tin tức tuyệt mật của ngành ngoại giao Hoa kỳ.
Được biết những thông tin mà Wikileaks dọa công khai bao gồm 251.287 tài liệu mà Wikileaks có được là tin trao đổi giữa 250 đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại hơn 90 nước trên thế giới với Washington. Cũng theo thông báo của tổ chức Wikileaks cho biết hiện nay họ có trong tay những thông tin liên quan đến Việt nam, đó là những tài liệu từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, với hơn 2.300 bức điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội và gần 800 từ Lãnh sự quán ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo họ, trong số hơn 3100 điện tín này có cả những loại thuộc diện “tuyệt mật”
Cho tới nay Wikileaks mới công bố nội dung của hơn 200 bức điện tín trong số hơn 251.287 bức mà họ có và trong số các thông tin ít ỏi được công bố nhỏ giọt nhưng hiện nay có hai tin liên quan đến Trung quốc và Bắc Triều tiên rất có giá trị. Đó là tin những quan chức Trung quốc tuyên bố ủng hộ thống nhất hai miền Bắc và Nam Triều tiên vào thời gian sau hai năm lãnh tụ Kim Jong Il qua đời, và chính quyền mới của nước Triều tiên thống nhất sẽ do chính quyền Soul quản lý. Và tin thứ hai là phát biểu của một quan chức cao cấp Trung quốc nói với Thứ trưởng Ngoại giao Nam Triều tiên, khi cho biết rằng thế hệ lãnh đạo trẻ Trung quốc hiện nay không hài lòng và coi chính thể ở Bắc Triều tiên của gia đình họ Kim là đưa trẻ hư không biết nghe lời.
Hai tin rò rỉ kiểu này khác hẳn với sự hiểu biết và phán đoán của mọi người về thái độ của Trung quốc với Bắc Triều tiên. Đó là ai cũng nghĩ rằng bằng mọi giá không bao giờ Trung quốc bỏ rơi nước láng giềng cộng sản đàn em này. Có lẽ những tin bí mật của Wikileak tiết lộ rất có giá trị như họ thông báo trước, vì thế sẽ còn có nhiều tin động trời trong số 3.100 bức điện từ các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam và chính phủ Mỹ, được gửi đi từ Đại sứ quán Hoa kỳ ở Hà nội và Lãnh sự quán tại TP Hồ Chí minh.
Điều quan trọng ở đây là, những chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với đảng CSVN nếu như tin do Wikileaks công bố. Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình trước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Đặc biệt nguy hiểm là sự tồn vong của đất nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã cho Trung quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, cho Trung Quốc tràn vào Tây Nguyên, cho Trung Quốc lập vô số làng người Hoa ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Tây Nguyên, Lâm Đồng, Bình Dương, Tiền Giang, với hàng chục ngàn dân Tàu cư ngụ. Ai dám bảo đảm là những công nhân Tàu này không phải là quân nhân cải trang? Ai dám bảo đảm là trong những khu người Hoa này không chứa những vũ khí cá nhân và cộng đồng? Bởi vì người và xe cộ, kể cả những xe bít bùng, được ra vô thoải mái qua biên giới mà không có một sự kiểm soát tối thiểu nào!!! Như vậy, giả thử chiến tranh Việt Trung xẩy ra, đám công nhân Tàu có biến thành các Trojan Horses tại các điểm chiến lược cuả Việt Nam không???
Ngoài ra dân Việt sống gần những khu người Hoa mới lập hết sức bực mình với thái độ cư xử và nếp sống man dại của bọn Tàu này. Chúng thường xuyên tụ tập ăn nhậu vào mỗi tối, chuyện trò ầm ĩ, say xỉn rồi tràn vào nhà dân Việt nhòm ngó như chỗ không người. Khổ nhất là nhà nào có con gái đến tuổi cập kê, chúng thường nhào vào trêu ghẹo. Nhiều đêm bọn chúng đi nghêng ngang, cãi lộn, chưởi nhau, thậm chí vạch quần ra tiểu tiện ngay giữa đường.
Lá cờ Trung quốc có 5 ngôi sao, ngôi ở giữa lớn tượng trưng cho dân tộc Hán, 4 ngôi sao chư hầu vây quanh là Mông, Mãn, Hồi, Tạng. Nay bỗng dưng tại một nhà hàng Trung Quốc tại Vũng Tàu lại treo một lá cờ có 5 ngôi sao nhỏ bao quanh ngôi sao lớn. Có phải là ngôi sao thứ 5 dành cho Việt Nam???
Gần đây nhất là tin Trung quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp-Thanh (1887) … Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.
Những cái đó có phải là những bước tiến hành âm thầm trong kế hoạch 30 năm để đưa Việt nam trở thành một Khu tự trị của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa hay không? Trong cuộc sống thì cái gì cũng có thể xảy ra, vì sẽ có những điều sự thật lại nằm trong những điều mà ta tưởng rằng không thể có hay không thể xảy ra. Tương lai của nước Việt Nam do tổ tiên đã đổ biết bao nhiêu công sức và xương máu để xây dựng, đang đứng trước họa diệt vong!!!
Thời gian không còn nhiều, người Việt Nam yêu nước trong nội địa hay hải ngoại hãy cùng nhau nắm tay đoàn kết và vùng lên "bảo vệ tổ quốc và tiêu diệt đảng CSVN, hay là chết".
Blog: Bạn Đọc Làm Báo.
http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/7924-Wikileaks-Việt-Nam-được-hưởng-qui-chế-tự-trị-trực-thuộc-chính-quyền-trung-ương-ở-Bắc-Kinh
20120421 BVN.