Saturday, August 22, 2020

20200823 Cong Dong Tham Luan

 20200823 Cong Dong Tham Luan

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Fri, Aug 21 at 3:19 PM

Đa số thầm lặng sẽ quyết định bầu cử 2020

Đa số thầm lặng là nhiều nhất cử tri yêu nước, lương tri bình thường, không ai chấp nhận vô chính phủ, vô luật pháp và vô trật tự. Mặc dù họ không dám nói ra nhưng họ sẽ bày tỏ tiếng nói bằng cách quyết định kết quả bầu cử ngày 3/11/ 2020 như họ đã làm trong 2016 vậy.

Thật ra, thăm dò ý kiến cho thấy Joe Biden dẫn trước Tổng Thống Trump nhiều điểm, đó là thiên vị và sỉ nhục cho Truyền thông Mỹ !

Trong khi tượng của các cựu tổng thống nước Mỹ đang lần lượt bị giật sập, quốc kỳ và nhà thờ bị đốt cháy ở các thành phố DC thì Biden, xem là ƯCV tổng thống DC sắp được đề cử, được thổi ống đu đủ với con số thăm dò quá cao nhằm tuyên truyền và hạ uy tín TT Trump, người đang cố gắng vất vả để bảo vệ lịch sử và văn hóa nước Mỹ.

Truyền thông thiên tả lầm tưởng cãi rằng Trump không còn đa số thầm lặng ủng hộ như bầu cử 2016. Nhưng theo nhà báo Liz Peek cho rằng, “Đa số thầm lặng càng trở nên thầm lặng hơn bao giờ.” Theo tôi nghĩ, đa số người Mỹ chắc chắn ai cũng sợ phong trào Black Lives Matter (BLM), Antifa và đám người vô chính phủ, nên họ không dám công khai nói ra hỗ trợ TT Trump, và họ nghĩ “im lặng là vàng”. 

20200823 CDTL 01

Đa số những cử tri Mỹ thầm lặng giữ im hơi lặng tiếng bởi vì họ chứng kiến những người lên tiếng chống lại BLM đã bị trừng phạt hay bị làm nhục.

Theo Liz Peek, Greg Glassman, Chủ tịch đại công ty tập thể dục CrossFit buộc phải từ chức vì không để tang cho Floyd. Các Chủ nhiệm báo và tập san đã bị mất chức vì tội chống lại giáo điều cấp tiến, hay ngay cả xuất bản ý kiến ngược chiều; mũ MAGA bị làm nhục ở NY và Đại học Berkeley, CA., Cha Xứ Theodore Rothrock, nhà thờ Công Giáo St. Elizabeth ở Carmel, bị TGM Địa phận Lafayette, Indiana treo chén vì phê bình BLM nặng lời. 

20200823 CDTL 02

Greg Glassman    

Không ai trong đa số dân chúng có can đảm lên tiếng chống BLM hay công khai hậu thuẫn Trump, ngay cả chuyên viên thăm dò ý kiến.

Đa số thầm lặng thấy rằng giữa lúc BLM nổi dậy, ứng cử viên Joe Biden quỳ gối cũng như những người Dân Chủ quỳ gối ở Quốc Hội Mỹ tưởng niệm Floyd.

ƯCV tổng thống lần thứ 3 Joe Biden dẫn trước TT Trump qua tỷ lệ thăm dò không phải vì nghị trình tranh cử hay điểm tranh luận mà vì nhờ bạo loạn, chống cảnh sát, xóa văn hóa, lịch sử và tội phạm gia tăng ở các thành phố Dân Chủ kiểm soát! 

20200823 CDTL 03

Toàn quốc: Biden 49%, Trump 42%

“Đa số thầm lặng không tin một nước, hai lần bầu một tổng thống Mỹ đen với đa số phiếu, là kỳ thị chủng tộc; họ không tin một nước, mừng sinh nhật của TS Martin Luther King, là phân biệt chủng tộc,”

Liz Peek nói. “Quan trọng nhất là họ không tìm thấy chủ nghĩa kỳ thị trong lòng họ.”Đa số thầm lặng nhận thức rằng những người phản đối cái chết của Floyd lúc đầu bây giờ nổi lên những người biểu tình Cộng Sản đốt cờ Mỹ và kêu gọi cách mạng ở Washington, DC và Portland, Oregon trong ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ theo tin của đài truyền hình Fox News.

Đa số người Mỹ gốc Phi rất xuất sắc nhưng thiểu số họ bị Mác-xít và cánh tả cực đoan lợi dụng và xúi giục làm cách mạng văn hóa. Họ không còn coi trọng ngày 4 tháng 7 là ngày Đại Lễ HK do công lao của các Cha Ông lập quốc 244 năm nay.

Theo nhà báo Liz Peek, 64% người Mỹ chống đối cắt quỹ cảnh sát và đóng cửa nhà tù. 82% dân chúng chủ trương phản đối ôn hòa không chấp nhận bạo lực mà PTT Biden đã quỳ gối, gây bất mãn cho đa số thầm lặng họ sẽ bầu cho Trump vào ngày bầu cử tới đây..

20200823 CDTL 04  

ỨCV Biden nói rằng “Ông sẽ thay đổi nước Mỹ nếu thắng cử.” Đó là điều Tập Cận Bình đang mong đợi rằng nghị trình cực đoan của Joe Biden sẽ biến đổi nước Mỹ vĩ đại thành một quốc gia nữa Mác-xít nữa Cực đoan theo ý muốn của Obama, BLM và cánh tả cực đoan.

Vậy thì, liên danh Trump/Pence sẽ được đa số thầm lặng bầu trong ngày 3/11/2020 là không thể tránh khỏi.

Nhớ rằng đa số thầm lặng trước đây đã từng giúp Richard Nixon thắng lớn ở bầu cử 1972 sau hậu quả biến loạn năm 1970 vì phản đối kỳ thị chủng tộc lẫn chiến tranh VN.

Nhưng đa số thầm lặng thời ông Trump trải qua tình hình nghiêm trọng nhiều hơn vì phản đối kỳ thị bị xâm nhập bởi những kẻ bạo loạn Mác-xít kêu gọi cách mạng văn hóa, được lên tiếng ủng hộ bởi Dân Chủ XHCN cực đoan trên Quốc Hội, điển hình như CTQH Pelosi và “tổ xã nghĩa cực đoan”; được chứng thực bởi các lãnh đạo Dân Chủ ở các tiểu bang hỗn loạn, và được TTTT hỗ trợ tích cực.

20200823 CDTL 05

“Pháp Quyền” đòi hỏi phải có cơ quan công lực, nhưng cánh tả cực đoan kêu gọi giải ngân cảnh sát và đóng cửa nhà tù.

Nếu Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo đất nước thì Hiệp Chủng Quốc HK có thể đứng hạng bét sau 128 nước trên “Bản Chỉ Số về ‘Pháp Trị’ Thế Giới.”

Giáo sư khoa chính trị Helmut Norpoth, của Stony Brook, Đại học quốc tế của TB Dân Chủ NY, đã quả quyết tiên đoán Trump có 91% cơ may thắng cử 2020 như Ông đã từng tiên đoán bầu cử 2016.

20200823 CDTL 06

Dù các con số thăm dò Biden dẫn đầu Trump, nhưng GS Norpoth cho rằng 2 tranh cử sơ bộ của Joe Biden quá yếu kém, về chỗ thứ tư ở Iowa và chỗ thứ 5 ở New Hampshire, hâm mộ là yếu tố quan trọng Biden thiếu. Trump có thể đạt 362 phiếu cử tri đoàn so với 304 hơn Hillary.

Thực tế, “Mặt trận Thanh niên Giải phóng chống tư bản” ở Oregon, đứng lên cách mạng văn hóa, và Đạo Thiên Chúa bị tấn công ở 16 TB và DC không liên quan gì đến phản đối vì công lý chủng tộc, nhưng các điều này cho thấy đảng Dân Chủ (ĐDC), ôm Mác-xít XHCN và khuynh tả cực đoan, khai thác cái chết của Floyd để kích động phong trào BLM hầu đạt đích chính trị trong bầu cử 2020.

Ngoài việc phá hủy các cơ chế giá trị nước Mỹ, Shaun King của BLM kêu gọi tượng Chúa Giê-su phải hạ xuống, đốt nhà thờ Công Giáo nhiều nơi và bôi bẩn tượng Trinh Nữ Mẹ Maria là điều không thể chấp nhận được đối với đa số thầm lặng 2020.

Cho nên cánh tả quay sang chiêu bài Covid-19 bằng cách thổi ống đu đủ cho Joe Biden với thăm dò QG của Đại học Quinnipiac cho thấy Joe Biden với 52% và TT Trump chỉ có 37%, để cho Biden dẫn trước Trump 15% điểm.

Thật sự, bầu cử 2020 không phải là giải pháp cho Covid-19, mà chính thuốc chữa trị mới là giải pháp thích nghi. Vả lại, nước Mỹ có một trong các tỷ lệ tử vong thấp nhất thế giới nếu căn cứ theo dữ kiện thống kê của Trung Tâm Kiểm soát Bệnh Âu Châu (ECDC).

Người đứng đầu cơ quan thực phẩm và y dược Stephen Hahn gọi Moderna Vaccine là “tin mừng,” sau khi sáng thứ Ba 14/7/20, Moderna ở Cambridge, Mass. đã công bố sẽ bắt đầu “thử nghiệm giai đoạn 3” thuốc chích ngừa có triển vọng của họ vào ngày 27 tháng 7 này, ở 87 địa điểm khắp 39 tiểu bang và DC.

https://baomai.blogspot.com/

Đa số thầm lặng năm 2020 nói riêng gồm những cư dân hay những chủ thương mại làm đơn kiện vùng tự trị ở Seattle, hay thưa Thống Đốc Andrew Cuomo, NY không bảo vệ được tài sản của họ. Những công nhân thất nghiệp bởi luật đóng cửa khắc khe nhất của các tiểu bang Dân Chủ, những người hỗ trợ nhân viên công lực và những viên chức cảnh sát đã bị đối xử quá tồi tệ bởi các tiểu bang do Dân Chủ kiểm soát.

Đa số thầm lặng 2020 nói chung gồm những cử tri kinh sợ vô chính phủ, chống cảnh sát và vô luật pháp, và là đa số người Mỹ không chấp nhận cánh tả cực đoan và Mác-xít XHCN như “tứ quái” Quốc Hội, điển hình là AO Cortez, họ đại diện cho thế hệ trẻ đầu thế kỷ thứ 21, bị nhồi sọ bởi các thầy thiên tả với XHCN hoang tưởng, mang đến đại họa cho nước Mỹ!

“Liên kết đặc nhiệm” của Biden-Sanders và 2 ngàn tỷ cho “tân năng lượng sạch” về khí hậu tưởng tượng chứng minh rằng Joe Biden lấy nghị trình cực tả gồm có dân biểu XHCN Cortez, và TNS Sanders, nghị trình Mác-xit XHCN của Ông này đã thất bại trong các cuộc chạy đua sơ bộ.

Thực tế, đa số thầm lặng quá chán ngấy với hoang đường XHCN, và các nhà chính trị khuynh tả mưu định quy trình cách mạng bạo lực Mác-xit liên tiếp đến ngày bầu cử, nhất là ở Portland và Chicago.

Do đó, những cử tri thầm lặng 2020 sẽ giúp TT Trump tái đắc cử là lẽ đương nhiên....

Hãy nghĩ điều này! Nếu Joe Biden, người ghét người Việt tị nạn, thắng cử, thì tất cả người Mỹ gốc Việt, nói riêng, sẽ hết đường chạy, vì lúc đó “Mặt trận Giải phóng Thanh niên Tây Bắc Thái Bình Dương chống tư bản” ở Portland, kết đoàn với các TB Dân Chủ khác, sẽ chiếm lấy nước Mỹ!

Tuy nhiên, hai điều có thể phá hỏng bầu cử 2020 đó là NÓI LÁO (thăm dò giả dối) và GIAN LẬN CỬ TRI (gởi phiếu bầu qua bưu điện).

Thomas Pham

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Fri, Aug 21 at 3:18 PM

TÔI HI VỌNG TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI THÂN THUỘC VÀ BẠN BÈ MÌNH Ở MỸ SẼ BỎ PHIẾU CHO ÔNG TRUMP VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA THÁNG 11 TỚI-Ngô Đình Thẩm .

  • Tối đánh giá bài viết này của học giả Ngô Đình Thẩm ở Việt-Nam về TT Donald Trump là HAY NHẤT trong năm 2020, trước thềm bầu cử tổng thống vào ngày 3-11-2020.

Những luận cứ rất chính xác khó có ai có thể phản bác.

Chân thành cám ơn tác giả và xin giới thiệu đến mọi người.

John Tornado. 

20200823 CDTL 07 
20200823 CDTL 08 
20200823 CDTL 09

TÔI HI VỌNG TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI THÂN THUỘC VÀ BẠN BÈ MÌNH Ở MỸ SẼ BỎ PHIẾU CHO ÔNG TRUMP VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA THÁNG 11 TỚI

Ngô Đình Thẩm 

TÔI HI VỌNG TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI THÂN THUỘC VÀ BẠN BÈ MÌNH Ở MỸ SẼ BỎ PHIẾU CHO ÔNG TRUMP VÀ ĐẢNG CỘNG HÒA THÁNG 11 TỚI. Vì lời đề nghị này là vô cùng chân thành và nghiêm túc, nên ngay sau đây tôi sẽ trình bày quan điểm của mình như 1 sự luận giải và thông qua đó hi vọng có thể thuyết phục những người mà tôi gửi gắm cũng như bất kỳ ai khác tình cờ có cơ duyên hạnh ngộ.

Trước tiên cần khẳng định rõ 1 điều: tôi không phải là fan hâm mộ thần tượng ông Trump. Minh xác điều này dĩ nhiên không phải cho những người đã hiểu tôi, mà để giúp những ai mới lần đầu tiếp cận sẽ không bị trạng thái "bức tường phản kháng tâm lý" và "cảm tính thù ghét Trump" kích động gây nên phản ứng dội ngược/ bài xích với những quy chụp/ định hình tư tưởng tiêu cực. Còn nhớ, năm 2016 có người bạn đã hỏi tôi sẽ chọn ai giữa Hillary Clinton và Donald J. Trump. Tôi trả lời rằng tôi hi vọng sẽ có 1 vài nhân vật ưu tú hơn xuất hiện, nhưng nếu không còn ai thì tôi sẽ "buộc phải chọn" Trump chỉ bởi vì Hillary Clinton quá gian ngoa, lèo lá và xảo quyệt. Sau khi Donald J. Trump đắc cử và ngồi vào ghế tổng thống Mỹ, tôi cũng chỉ quan tâm theo dõi để nhìn nhận và đánh giá xem những chính sách, quyết định, hành động của ông ta sẽ ảnh hưởng thế nào đến cục diện thế giới, đặc biệt là có thể đem lại những lợi ích hay nguy hại gì cho quê hương Việt Nam của tôi hay không. 

Là người có tư tưởng chính trị rất rõ ràng và quyết liệt, từ thời kỳ mà nhiều người ở Việt Nam khi vừa nghe tới 2 từ "chính trị" lập tức giãy nảy lên và né tránh, phủ nhận, từ chối nó thì tôi đã luôn khẳng định công khai ngay cả với những nhân viên an ninh cộng sản có nhiệm vụ giám sát tôi khi đó rằng tôi đặc biệt quan tâm, hứng thú và có dự định tham gia chính trị để cống hiến, phục vụ và xây dựng, chấn hưng tổ quốc. Còn nhớ 1 lần, khi nghe tôi xác định lại lập trường ấy, viên an ninh (mà tôi gọi là chú vì đã đứng tuổi) ngỏ ý rằng ông rất tôn trọng và quý tôi, nếu tôi đồng ý cưới con gái ông ấy (cô bé khá xinh xắn và đang học năm cuối đại học khi đó) thì ông sẽ đưa tôi vào đảng cộng sản và sẽ sắp xếp cho tôi 1 chức vụ để tôi có thể thực hiện lý tưởng chính trị như mong muốn. Nhưng tôi đã cảm ơn và trả lời rằng "Chế độ này chắc chắn không chấp nhận, sẽ hủy hoại và loại trừ những người như cháu, cũng như cháu sẽ không thể nào chấp nhận đồng hành và phục vụ nó được". Kể 1 chút như vậy, để mọi người có thể hiểu rằng, người như tôi thì tuyệt đối không có chuyện sùng bái, tôn thờ, thần thánh hóa lãnh tụ hay bất kỳ ai cả. Nhưng tôi ý thức rất rõ ràng và chắc chắn về vai trò, tầm quan trọng cũng như ý nghĩa và sự cần thiết của nhân tố lãnh đạo. Với tôi, lãnh đạo là để phục vụ và vinh quang duy nhất của lãnh đạo không phải là địa vị và danh hiệu mà là đem lại được những lợi ích tốt đẹp cho cộng đồng mình. Và vì là 1 người hoạt động chính trị, với tôi mọi chính trị gia đều đơn giản là những tiền bối, người đi trước, đàn anh, bạn bè, đồng nghiệp hay đối thủ. Và trong số họ sẽ có những người mà tôi kính trọng, nể phục, quý mến, ủng hộ, hỗ trợ, đồng cảm cũng như sẽ có những người mà tôi ghê tởm, khinh bỉ, coi thường, lên án, chỉ trích, chê bai, xa lánh, thậm chí là đương đầu, chống đối. Nhưng có gì đâu, trong thế giới chính trị thì tất cả các cung bậc cảm xúc ấy, từng thứ một đều là những thành tố rất đỗi bình thường. Ông Trump khiến cho thế giới phân cực dữ dội, và nhiều người đã chống ông vì nhầm lẫn sự phân cực này với tình trạng chia rẽ, cục bộ và cô lập. Thực chất thì, loài người tồn tại, phát triển và tiến hóa nhờ sự phân cực. Bởi vì ở mọi thời điểm sẽ luôn tồn tại những cộng đồng/ quốc gia bị cai trị bởi kẻ xấu. Các quốc gia/ cộng đồng ấy không xấu nhưng những người tốt của họ đã không đủ bản lĩnh và tài năng để kiềm chế, khuất phục những kẻ gian tà tranh giành quyền lực. Mà khi 1 cộng đồng/ quốc gia bị lãnh đạo/ dẫn dắt bởi những kẻ xấu thì họ sẽ phát triển/ vận động theo chiều hướng xấu. Chủ nghĩa Phát Xít, chủ nghĩa cộng sản và các quốc gia Hồi giáo cực đoan chính là bằng những chứng cụ thể và chân thực. Sự phân cực giúp tách biệt những thực thể xấu xí này khỏi xã hội văn minh loài người và nhắc nhở người ta ý thức lưu tâm, đánh giá, đề phòng chúng cũng như đề phòng để chính bản thân không trở nên như chúng. Khi xu hướng toàn cầu ập đến, việc bình thường hóa quan hệ với những cộng đồng/ quốc gia này đã xó đi ranh giới và ý thức cảnh giác đó. Bình thường hóa quan hệ, đưa Trung cộng vào tổ chức Kinh tế thế giới và Liên Hiệp Quốc một cách vô điều kiện khi quốc gia này chưa chịu thay đổi thể chế cai trị là 1 sai lầm vĩ đại của nước Mỹ nói riêng và nhân loại nói chung. Điều này giống như việc tha bổng cho 1 thằng côn đồ vũ phu mà chỉ bắt nó hứa sẽ không đánh đập vợ con nữa vậy. Hậu quả là thế giới tự do thì hoàn toàn quên đi ý thức cảnh giác đề phòng trong khi Trung cộng thì cứ âm thầm vươn vòi bạch tuộc, mua chuộc và tha hóa trụ cột các quốc gia, tiêm nhiễm đường lối tư duy độc tài, ti tiện đầu độc khắp mọi nơi, cổ súy và xúi giục, dụ dỗ người ta tiếp nhận, xuôi theo quan điểm và lối sống duy vật hạ đẳng. Bằng sự gian manh và quyền hành của mình ở Liên Hiệp Quốc, Trung cộng đã nhanh chóng dễ dàng biến tổ chức này thành ổ lây nhiễm và bành trướng chủ thuyết duy vật tha hóa của mình. Sống chung với Trung cộng đồng nghĩa với việc chấp nhận sẽ chết bởi tay Trung cộng. Quá trình thấm nhiễm  này đang diễn ra hết sức êm đềm thì đùng 1 cái ông Trump xuất hiện, ngồi vào ghế tổng thống Mỹ và chỉ thẳng mặt Trung cộng, gọi đích xác cái danh tính đúng bản chất mà con quỷ dữ vẫn cố sức che đậy trong khoảng thời gian dài dụ dỗ, lôi kéo, tha hóa loài người. Cuộc đồng hóa và đầu độc nhân loại của Trung cộng bị đứng khựng lại, thế giới bắt đầu phân cực trở ra khi ý thức đề phòng con quỷ dữ từng bước được tái lập và phục hồi, lan tỏa. Nhưng trớ trêu là, có nhiều kẻ đã bị đồng hóa xong hoặc gần hoàn tất, những kẻ này đã chấp nhận bán mình để đổi lấy vinh hoa, giàu sang từ Trung cộng. Khi giật mình tỉnh ra, chúng tiếc nuối những tài sản đã trục lợi được, chúng nhìn lại và tiếc nuối đoạn đường mà suốt thời gian qua đã cùng trượt dài trong sự đồng hóa của quỷ dữ. Và chúng quyết định trở thành những kẻ duy vật tuyệt đối để giữ lại những lợi ích khổng lồ này. Nhưng tâm trí chúng thì không thể nào yên ổn và bình lặng nữa, sự sợ hãi tràn ngập với cảm giác sai trái, tội lỗi. Để tự trấn an mình, chúng chọn lựa cách thức là chống lại và hủy diệt ông Trump để đưa mọi người quay trở lại trạng thái bị ru ngủ và tiếp tục trượt trên quán tính tha hóa cũ. Song chỉ tự trấn an bản thân không đủ xua tan sự sợ hãi, vì vậy chúng phải cố gắng lôi kéo thêm thật nhiều người xung quanh nữa, để ẩn mình vào đám đông ấy, để được cảm giác bầy đàn xoa dịu. Nhưng đó chỉ là giải pháp nhất thời, về lâu dài và vĩnh viễn thì nhất định phải xóa sổ ông Trump - kẻ vẫn hàng ngày hàng giờ gọi tên chính xác từng chiêu trò, hành vi tà gian, ám muội. Vì đã tiêm nhiễm khuynh hướng tư duy cộng sản, tâm trí những kẻ này trở nên những bóng ma với thực trạng vận hành của thứ chủ thuyết ấy đó là điên cuồng trong bế tắc và hỗn loạn. Là 1 người Việt Nam, tôi cần trạng thái phân cực mà ông Trump đang tạo ra để cứu nguy dân tộc mình, để tách nước Việt ra khỏi quỹ đạo khống chế và thôn tính của Trung cộng. Từng bộ mặt thật cần phải được nhìn rõ để có những quyết định tương tác, kết nối, tiếp cận đúng đắn và phù hợp. Cũng như, khi Trung cộng bị cả nhân loại điểm mặt và vạch trần bản chất thì hoặc nó sẽ phải thay đổi để trở nên được chấp nhận hoặc nó sẽ phải bận rộn đối phó với cả thế giới mà không còn nhiều thời gian để khống chế, chi phối, áp đặt ảnh hưởng lên Việt Nam như trước nữa. Thậm chí đôi khi có thể còn là 1 cân nhắc rằng liệu nó - Trung cộng có cần thiết tiếp tục giữ lại 1 kẻ vướng chân vướng tay, vô tích sự bên mình nữa hay không. Thế giới đang dần thức tỉnh về Trung cộng, nhờ việc ông Trump đã chỉ mặt đặt tên, vạch rõ tâm địa và bản chất của bè lũ Tập Cận Bình. Tuy nhiên sự thức tỉnh này vẫn còn chưa đủ, rất nhiều quốc gia, tổ chức, cá nhân đã thụ hưởng quá nhiều quyền lợi từ Trung cộng vẫn chưa mở mắt. Vì vậy, tôi cần ông Trump tiếp tục vị trí và vai trò hiện tại của mình. Tôi không cần ông Trump đánh Trung cộng cho Việt Nam. Tôi cũng không cần ông Trump đòi lại những vùng chủ quyền đã bị Trung cộng cưỡng chiếm của Việt Nam. Những việc đó, chính tôi và dân tộc tôi phải làm. Tôi chỉ cần ông Trump bảo vệ nước Mỹ và tiếp tục vạch ra cho cả thế giới nhìn rõ bè lũ quỷ dữ Trung cộng Tập Cận Bình là được.

Rời bỏ hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, rút khỏi hiệp ước chống biến đổi khí hậu có làm cho nước Mỹ trở nên cô lập và xấu xí không? Xin thưa rằng hoàn toàn không mà ngược lại, chính những hành động này mới là sự thể hiện quyền lực cũng như vai trò lãnh đạo cần thiết của Hoa Kỳ. Nước Nga tân cộng sản của Putin đã cùng với Trung cộng lũng đoạn hội đồng nhân quyền LHQ suốt bao năm qua. Tất cả các giải pháp quốc tế về các vấn đề Trung Đông, Syria, Lybia, Tân Cương, Tây Tạng... đều bị 2 kẻ đểu cáng này ngáng đường với cái quy tắc ccủa LHQ là chỉ cần có 1 phiếu chống thì vấn đề cũng sẽ không được thông qua. Không chỉ thể hiện việc phá rối trong hội đồng nhân quyền LHQ, trên thực tế Putin còn đã từng đánh chiếm Nam Ossetia của cộng hòa Georgia, thôn tính Crimea từ tay Ukraina trong khi Trung cộng thì nuốt chửng Tân Cương, Tây Tạng, chiếm đóng và quân sự hóa nhiều đảo, bãi trên biển Đông với tuyên bố đường lưỡi bò 9 đoạn dưới thời ông Barack Obama làm tổng thống Mỹ. Trước những thực trạng ấy LHQ hoàn toàn bất lực và bị trói cứng tay chân bởi thành viên phá hoại Nga và Trung cộng. Rời khỏi hội đồng nhân quyền LHQ tức là Hoa Kỳ sẽ có toàn quyền đưa ra quyết định và hành động trước những vấn đề quốc tế. Thực ra, vì Trump là 1 người quân tử nên ông ta mới cần làm vậy, chứ nếu tráo trở, trơ trẽn như Nga với Trung cộng thì họ sẽ cứ mặc sức làm việc họ thấy muốn và cần phải làm thôi. Người thành thật, công chính khi ngồi chung mâm, cùng bàn với kẻ gian tà, bỉ ổi thì không những sẽ phải chịu thiệt thòi mà nhiều lúc còn bị mỉa mai, dè bỉu, thóa mạ, khiêu khích nữa. Những người chống Trummp có thể mặc nhiên xem việc Nga làm với Ukraina, Georgia hay Trung cộng làm với Tân Cương, Tây Tạng là rất bình thường và không đề cập gì đến sự vô dụng của LHQ, nhưng khi Mỹ rút chân khỏi cái hội đồng nhân quyền rỗng tuếch đồng lõa với tội ác này thì họ nhảy dựng lên như thể oông Trump đã dẹp bỏ, chà đạp quyền con người vậy.. Hay có chăng là Mỹ rút khỏi đó thì  nguồn ngân sách viện trợ cho các NGO-ngoe cũng biến mất theo mà những kẻ quen bú mớm thì thấy việc cai sữa thật là tàn ác?! Rồi khi những kẻ sống bám bị bỏ rơi thì quay ra lên án người cắt đứt với mình là hẹp hòi, ích kỷ và chia rẽ.

Cái hiệp ước chống biến đổi khí hậu toàn cầu thì lại càng trơ trẽn hơn nữa và nó chính là nơi thể hiện rõ nhất tình trạng "mọi thứ đạo đức đều bị nghiền nát bởi lợi ích và tiền bạc. Trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu gọi tắt là phương Tây ra sức cắt giảm sản xuất công nghiệp đồng thời nỗ lực trồng rừng tái tạo môi trường thiên nhiên thì các công xưởng và nhà máy được di đời, đem đến đặt tại các quốc gia có mức sống và nhận thức trách nhiệm thấp như Việt Nam, Trung Quốc... Mà 1 điều hiển nhiên là các quốc gia này có các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường cực thấp đã vậy lại còn luôn tìm cách vi phạm chúng. Hậu quả là gì? Nếu các nhà máy, công xưởng được xây dựng tại các quốc gia tiên tiến phương Tây, chúng sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn và điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, nghĩa là chúng sẽ sản sinh ra ít khí thải hơn và vấn đề xử lý các rác thải công nghiệp cũng sẽ được thực hiện triệt để hơn. Trong khi tại các quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam các chủ doanh nghiệp sẽ tiết giảm tối đa chi phí bằng cách sử dụng máy móc lỗi thời, các quy trình sản xuất lạc hậu, nguyên nhiên vật liệu có mức độ gây ô nhiễm cao. Hiệp ước chống biến đổi khí hậu đã không làm được gì hơn ngoài việc nhấc các nhà máy, công xưởng hiện đại từ các quốc gia tiên tiến lên, bớt xén cắt gọt cho nó lạc hậu, cũ kỹ, rẻ tiền đi rồi đem đến đặt xuống các quốc gia có sự quản lý bệ rạc, tồi tệ nhất. Mà cũng ở các quốc gia này thì tình trạng bóc lột lao động, vi phạm nhân quyền là phổ biến và nghiêm trọng nhất. Như vậy, hiệp ước chống biến đổi khí hậu rõ ràng có 1 cái têng ọi mỹ miều nhưng thực chất lại chỉ phục vụ cho việc gia tăng tối đa lợi ích của những kẻ làm chủ sẵn sàng hủy hoại môi trường sống và bóc lột con người đến xương tủy. Đem công xưởng về lại các quốc gia văn minh rõ ràng sẽ làm giảm thiệt hại môi trường đi rất nhiều, song dĩ nhiên lợi nhuận của các ông chủ giàu có trên mồ hôi xương máu người cùng khổ cũng sụt giảm tỷ lệ thuận theo. Vì vậy, vì vậy mà những kẻ trọc phú này phải chống lại ông Trump điên cuồng để bảo vệ tài sản, lợi ích của mình. Vu cho ông ấy là kẻ chia rẽ, ích kỷ, phân hóa thế giới là 1 cách hay để thu hút những đám đông thiển cận gào rú lên đồng ủng hộ. Còn gì sung sướng bằng việc ngồi rung đùi trên nhà cao nhìn xuống đám con nhang xì xụp dưới những lời lẽ đạo đức giả dối ngọt ngào mà tiền xương máu chúng thì cứ chảy dồn dập, đều đặn vào tài khoản. Formosa Hà Tĩnh thò chân vào quậy nát, hủy diệt biển miền trung Việt Nam mà vẫn ung dung cũng là nhờ có được 1 phần sự bảo kê của hiệp ước chống biến đổi khí hậu toàn cầu đấy. Bởi những kẻ ký tên trong cái hiệp ước ấy, bọn họ chả bao giờ quan tâm đến việc môi trường ở 1 quốc gia chậm tiến bị tàn hại đến mức nào đâu, họ cũng chả chú trọng gì đến việc nâng cao các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ở những đất nước lạc hậu cả, miễn nơi họ sống xanh - sạch - đẹp để họ dễ dàng kiếm phiếu và tiền lại rủng rỉnh đầy túi tham là được. Đưa công xưởng, nhà máy về lại Mỹ ít nhất sẽ giúp thế giới bớt ô nhiễm hơn vì Trung Quốc bớt ô nhiễm đi. Tôi ủng hộ ông Trump thực hiện việc này. Chỉ có điều các nhà tài phiệt sẽ phải tiêu tốn nhiều hơn để đầu tư cho đạt được các tiêu chuẩn Mỹ và cũng phải móc hầu bao nhiều hơn để trả lương nên họ sẽ không vui vẻ với Trump đâu.

"Gây chia rẽ" có lẽ là chiêu bài nghe có lý và chống Trump hiệu quả nhất, chính vì vậy nó được áp đặt, lồng ghép vào mọi bước đường của ông ta. Có điều, hoặc người ta đã quên hoặc họ cố tình phớt lờ không hiểu rằng ngay cả sự chia rẽ nó cũng có những giá trị tích cực nhất định. Đó là khi ai đó chia rẽ 1 lối sống bầy đàn để cho mỗi cá nhân trở nên có ý thức độc lập và mạnh mẽ hơn. Vâng, tôi đang muốn nói đến những đồng minh ăn bám lâu đời của Hoa Kỳ đấy. Trong suốt nhiều năm, các quốc gia này đã ỷ lại, dựa dẫm, phó mặc toàn bộ trách nhiệm chung cho nước Mỹ còn bản thân họ thì ngày càng trở nên biếng nhác, hời hợt, vô trách nhiệm và vị kỷ hưởng thụ hơn. Họ biến Hoa Kỳ thành 1 con gà mẹ bù xù bệ rạc, lấm lem nhếch nhác suốt ngày tất tả chạy tới chạy lui lo lắng cho cả đàn con ngờ nghệch, nhõng nhẽo, vòi vĩnh và lười biếng. Nó rõ ràng không thể được gọi là 1 liên minh trong mắt những người có tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Khi đồng minh trở thành gánh nặng, thì nước Mỹ sẽ suy yếu, tàn lụi mà chẳng cần phải có kẻ thù. Sự thật này không chỉ 1 mình ông Trump nhìn thấy, nhưng các tiền nhiệm của ông, đã vì những mục đích cá nhân khác hoặc vì không đủ bản lĩnh mà nhắm mắt làm ngơ, giả lả vật vờ cho qua ngày đoạn tháng. Những kẻ lười nhác, dựa dẫm và ỷ lại cũng thừa biết điều này, song dĩ nhiên họ không muốn thay đổi trạng thái sung sướng hưởng thụ ấy và vì vậy họ ghét Trump. Còn tôi, tôi hiểu rõ vai trò cầm cương của nước Mỹ với thế giới văn minh, cho nên tôi cần 1 nước Mỹ thực sự mạnh mẽ từ nội lực cũng như bất kỳ quốc gia nào khác đứng bên cạnh Mỹ phải là những đồng minh thực thụ, có bản lĩnh, có sức mạnh và có trách nhiệm. Chỉ có như vậy, trật tự thế giới hiện tại mới sẽ không bị khuynh đảo bởi các thế lực quỷ dữ xấu xa, đen tối đang ngày một mạnh hơn lên nhờ sự ngớ ngẩn, thiển cận và ấu trĩ của phần lớn những người đang được thụ hưởng các giá trị văn minh tốt đẹp mỗi ngày. Tôi cần trật tự thế giới này được giữ nguyên, tôi cần tất cả mọi người nhìn rõ bộ mặt loài quỷ dữ, tôi cần tất cả mọi người trông thấy những tội ác mà chúng đang hoành hành, tôi cần tất cả mọi người hiểu đượcc bản chất của chúng để chúng không thể biến hình và trà trộn vào mà hãm hại chúng ta thêm nữa. Tôi cần loài quỷ dữ hiểu rằng chúng sẽ không thể thôn tính loài người, không thể nuốt chửng dân tộc Việt Nam của tôi. Tôi cần ông Trump tiếp tục những việc ông đang làm cho đến khi các đồng minh thức tỉnh, trở nên độc lập, mạnh mẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Khi tất cả chúng ta đứng lên, quỷ dữ sẽ phải quỳ xuống.

Nhiều người chống Trump vì chính sách ngăn chặn di dân bất hợp pháp của ông ấy. Với họ, như thế thật là ích kỷ, nhỏ nhen, xấu xí và vô nhân đạo. Thực chất là họ đã cố tình đánh tráo hai khái niệm "nhập cư" và "nhập cư bất hợp pháp", "di dân" và "di dân bất hợp pháp". Việc cắt cúp này xuyên tạc hoàn toàn bản chất vấn đề. Những di dân tìm đến Mỹ bằng con đường hợp pháp là những người có quyết tâm và nỗ lực, còn những người chọn lựa phương thức bất hợp pháp thì chỉ là những kẻ bỏ chạy thuần túy. Và "di dân lậu" thực sự sẽ chỉ là những kẻ bào mòn, phá hoại nước Mỹ từ bên trong. Hoa Kỳ có đầy đủ các quy chế tị nạn cho mọi tầng lớp người trong các xã hội chậm tiến. Như vậy, rõ ràng những người chạy đến Mỹ theo cách bất hợp pháp nghĩa là họ đã không từng đấu tranh ở xứ sở cũ nên không đạt được những tiêu chuẩn này. Ủng hộ nhập cư bất hợp pháp cũng đồng nghĩa là khuyến khích người ta sống hèn mọn, ích kỷ, vô trách nhiệm và vụ lợi hơn. Đặc biệt là nhiều người gốc Việt cũng lên án chính sách nhập cư của ông Trump dữ dội, có lẽ vì họ nhớ tới quá khứ vượt biên của mình và muốn xóa đi sự mặc cảm bởi cách thức mà họ đã đến Hoa Kỳ. Nhưng ngay cả như thế, đó vẫn là 1 sự nhầm lẫn khái niệm. Bởi vì trong bối cảnh đặc thù riêng biệt của mình, Việt Nam khi ấy không những là 1 đồng minh mà còn là mặt trận chống chủ nghĩa cộng sản của Mỹ và thế giới tự do, nó khác hoàn toàn với các quốc gia chỉ đơn thuần nghèo đói và loạn lạc dưới sự cai trị của các nhà cầm quyền độc tài sắt máu. Đó là còn chưa kể, đất lành thì chim đậu, nhưng chim thì cũng có đủ các thể loại chim, đại bàng, bồ câu mà kền kền cũng lắm. Có những kẻ lăm le đến Mỹ chỉ là để ăn tàn phá hại cái cơ ngơi vật chất nguy nga đồ sộ mà bao người đã cất công gầy dựng ấy mà thôi. Tôi ủng hộ sự công bằng và bình đẳng về cơ hội, tôi cũng ủng hộ các nền tảng xã hội vận hành trên luật pháp và trật tự. Nếu tôi muốn đến Mỹ, tôi nhất định sẽ đến bằng 1 con đường hợp pháp.

Một số người thì chống Trump vì nhìn ông ấy như 1 kẻ độc tài. Đó là những người không hiểu gì về cơ chế vận hành chính trị và xã hội Hoa Kỳ cả. Họ hầu hết áp đặt các kinh nghiệm cá nhân mà bản thân đã đúc kết khi trực tiếp sống dưới hoặc tìm hiểu về các thể chế chính trị độc tài. Với Hoa Kỳ, chỉ 1 quyết định hay hành động vi Hiến, là bất kỳ ai kể cả tổng thống cũng phải đối diện nguy cơ mất chức và thậm chí là lĩnh án tù.. Trong một xã hội mà tam quyền phân lập thực sự độc lập như Mỹ, thì không cá nhân hay tổ chức nào có thể nắm giữ quyền lực tuyệt đối vượt trên Hiến Pháp được và các đối thủ chính trị của nhau thì sẽ không bao giờ bỏ lỡ 1 cơ hội nào để triệt hạ đối phương. Người ta cũng hoàn toàn nhầm lẫn trong vấn đề dùng người của Trump để quy kết ông độc tài gia đình trị. Điều này khiến tôi liên tưởng rất nhiều đến chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Việc bổ nhiệm nội các của ông Trump đã được mô tả sai lầm như 1 việc thâu tóm quyền lực trong các chế độ độc tài. Nhưng thực ra bản chất chính xác của nó là gì. Chọn lựa thành phần nội các là quyền tự do của tổng thống để xây dựng đội ngũ trợ lý hòng giúp chính quyền của ông ta hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn mà Hiến pháp và Luật pháp quy định. Trong chế độ tổng thống, nội các không hoạt động như một cơ quan quyền lực chung của ngành lập pháp mà vai trò chính yếu của nó là một hội đồng cố vấn chính thức của nguyên thủ quốc gia. Vai trò thứ hai của các viên chức nội các là điều hành các cơ quan thuộc ngành hành pháp hay các bộ. Nó khác với hệ thống chính trị Westminster mà ở đó nội các quyết định chung các chính sách và hướng đi chiến thuật của chính phủ, đặc biệt là các vấn đề quan hệ đến luật lệ mà Nghị viện đã thông qua. Nghĩa là việc bổ nhiệm nội các hoàn toàn là quyền hợp Hiến, hợp pháp của ông Trump và việc ông ta cho lựa những người phù hợp với khuynh hướng của mình để đạt hiệu quả công việc tốt nhất là hoàn toàn bình thường và đúng đắn, ông ấy không có nghĩa vụ phải chọn lựa những kẻ chống lại mình. Những kẻ xảo trá đã đánh lận sự khác biệt này để kích động những người không nắm rõ các kiến thức chính trị hòng hãm hại người mà chúng thù ghét. Việc John Bolton viết sách để tấn công ông Trump khiến cho rất nhiều kẻ thù của Trump khoái trá và sử dụng cuốn sách ấy như 1 trong các vũ khí chiến lược để tiêu diệt ông Trump. Song, tuyệt nhiên tất cả đám chính trị gia, dù hả hê đến đâu, lợi dụng cuốn sách ra sao và căm tức Trump đến mức nào lại muốn hợp tác hay làm việc chung với John Bolton cả. Tôi lại nhớ ngày xưa cộng sản cũng dùng chiêu bài tương tự thế này để vu cáo và kích động nhân dân miền nam Việt Nam chống lại tổng thống Diệm vậy. Tôi đồng cảm với ông Trump và tiếc nuối cho nền cộng hòa non trẻ đã chết yểu của đất nước tôi.

Cũng bởi kém hiểu biết về chính trị, nhiều người Việt đã căm thù và chống đối ông Trump điên cuồng bởi những liên tưởng lệch lạc của họ trong biện pháp và cách thức hành xử của ông Trump với các vấn đề biến động chính trị và xã hội của nước Mỹ. Những người luôn mơ mộng đến 1 cuộc biểu tình vĩ đại để hạ bệ chế độ độc tài ở Việt Nam tỏ ra phẫn nộ trước giải pháp đưa vệ binh quốc gia Hoa Kỳ vào dẹp bạo loạn của ông Trump. Bởi vì họ cho rằng điều đó sẽ tạo ra tiền lệ tồi tệ giúp cho đảng cộng sản Việt Nam có thể công khai sử dụng quân đội đàn áp biểu tình vậy. Vấn đề là họ đã quá nông cạn. Thứ nhất vệ binh quốc gia Hoa Kỳ không đàn áp biểu tình ôn hòa mà họ chỉ có mặt theo lệnh ông Trump để triệt hạ các cá nhân và băng nhóm tội phạm đã lợi dụng biểu tình để biến thành bạo loạn, đốt phá, cướp bóc, hôi của, giết người. SỰ thật cho thấy vệ binh quốc gia Mỹ đã đứng bên những người biểu tình ôn hòa và bảo vệ họ và đó chính là ý nghĩa của việc ông Trump đã làm. Thứ 2, người ta nhầm lẫn nghiêm trọng bản chất của vấn đề, nhầm lẫn các giá trị giữa 2 hệ thống cầm quyền, nhầm lẫn mục tiêu và ý nghĩa của các cuộc biểu tình, nhầm lẫn hoàn cảnh, thái độ và nguyện vọng của đám đông quần chúng ở 2 sự kiện được liên hệ. Ngày xưa Trung cộng tàn sát đẫm máu Thiên An Môn có cần tiền lệ nào của Mỹ đâu. Đơn giản, kẻ tàn ác sẽ làm bất cứ điều gì nó cho là cần thiết để duy trì địa vị, quyền lực mà chẳng cần phải có tiền lệ hay được ai cho phép cả đâu. Nói về điều này thì phải nhớ tới những con người Hongkong can đảm, họ vẫn ngày đêm xuống đường đòi hỏi quyền độc lập cho xứ sở mình và họ nhìn thấu ngay bản chất của vấn đề ở Mỹ. Chính họ đang biểu tình và đang đối đầu sinh tử với lực lượng hắc cảnh tàn ác Trung cộng, nhưng chẳng ai trong số họ ủng hộ các cuộc biểu tình Antifa, BLM ở Mỹ cả và khi được hỏi họ lập tức chỉ ra ngay sự khác biệt bản chất của vấn đề. Với chiêu bài trưng cầu dân ý, Putin đã thôn tính gọn ghẽ vùng bán đảo Crimea của Ukraina. Chính vì vậy khi Tập Cận Bình cố gài ông Trump về việc xây dựng các trại cải tạo ở Tân Cương thì tổng thống Mỹ đã rất khôn khéo trả lời ngắn gọn rằng đó là việc nên làm. Đúng, đó là việc nên làm, nhưng các trại cải tạo đó để giam giữ người Duy Ngô Nhĩ hay đám quan chức bành trướng Bắc Kinh thì ông Trump không nóiÔng Trump cũng là người có những thủ thuật ngoại giao rất hiệu quả theo đường lối "đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy". Và chúng đã thực sự làm cho đám lưu manh tráo trở nhiều lần khốn đốn. Khi ông Trump nói "chủ tịch Tập là bạn tốt của tôi" thì đó đích xác là 1 lời "khen cho chết" đúng kiểu thâm Tàu. Mày là bạn tốt của tao, thế nên nhiệm vụ của mày là thể hiện điều đó đi, vì tao đã nói vậy trước bàn dân thiên hạ rồi. Và nếu như hành động của mày thể hiện rằng mày không phải bạn tốt của tao thật thì tao sẽ đập mày và chính mày sẽ phải mang tiếng là thằng phản trắc. Lời khen của Trump thực sự là chân thành và tử tế với những người tốt, nhưng nó cũng chính là những cú giò lái đầy uy lực với những kẻ lật lọng, gian manh. Tôi thích vậy, chẳng việc gì phải lịch thiệp, nhã nhặn với những thằng khốn nạn rồi rước bực bội, ấm ức vào mình và tìm cách trút lên những người chẳng liên quan khác.

Ông Trump nói Tập là bạn tốt của mình nhưng vẫn liên tục đánh thuế, tấn công kinh tế và siết chặt các vấn đề ngoại giao. Đúng vậy, nếu thực sự là bạn tốt, thì phải sống sòng phẳng, bình đẳng và thẳng thắn, minh bạch với nhau chứ nhỉ! Và cũng chỉ có dưới thời của ông Trump thì mới có các "đạo luật nhân quyền Hongkong", "đạo luật bảo vệ Đài Loan", "đạo luật Tân Cương", "sắc lệnh chấm dứt đặc quyền Hongkong", "luật tự trị Hongkong", "sắc lệnh trừng phạt Trung Quốc" cũng như việc cấm cửa 1 số quan chức Trung cộng và tống xuất ổ gián điệp Trung cộng ở Houston. Tôi đánh giá cao những việc làm và thái độ cứng rắn, mạnh mẽ đó.

Cũng nói đến chuyện lịch thiệp, quý phái thì có nhiều người chống Trump vì cho rằng ông này bỗ bã, thô kệch quá. Thực sự, lịch thiệp là cần thiết, nhưng nó phải xuất phát từ tấm lòng trung thực và thái độ chân thành. Ông Trump bỗ bã thật, ông ta nghĩ gì nói đó thật nhưng ông ấy không gian manh, lèo lá. Tôi theo dõi các cuộc họp báo của ông ấy và nhận ra 1 điều rằng ông Trump luôn cố gắng trả lời nhiều nhất có thể những vấn đề mà các phóng viên đặt ra, kể cả nhiều khi đó là những chiêu trò gài bẫy. Giống như trong cuộc họp báo hôm 10/08 vừa qua, khi ông Trump quay trở lại khán phòng sau vụ nổ súng, nhiều phóng viên đã cố tình hỏi kiểu gài bẫy để ông hớ mồm, nhưng ông Trump đã cố gắng giải thích với họ và lặp đi lặp lại như kiểu ông rất muốn chia sẻ thay vì nếu là 1 chính khác khác họ đã có thể khôn khéo trả lời ngắn gọn rằng sở mật vụ sẽ có thông báo chính thức sau để né tránh mọi rắc rối có thể xảy ra. Nhiều người cũng tỏ ra coi thường ông Trump vì cho rằng ông nhỏ mọn, vặt vãnh, nói nhiều và trả treo với truyền thông quá, thực lòng thì tôi nghĩ bất kỳ 1 người nào có quan tâm dù thích hay ghét ông Trump cũng phải thừa nhận rằng sở dĩ ông ta phải lao vào tranh cãi, đấu đá võ mồm như vậy là bởi vì đảng Dân Chủ Mỹ đã khởi xướng nên điều đó. Chính đảng Dân Chủ vì không chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử 2016 mà đã không ngừng tấn công, hãm hại ông Trump mọi nơi mọi lúc, ròng rã suốt từ đó đến nay. Vậy nếu thử đặt chúng ta vào tình huống như vậy, chúng ta sẽ làm gì?!

Người ta dường như không nhận ra 1 điều thú vị, đó là việc bước vào chính trường của ông Trump dù tạo ra rất nhiều sóng gió và tranh cãi nhưng đã thức tỉnh không chỉ dân Mỹ mà gần như là toàn thế giới. Các vấn đề chính trị trở nên thu hút và được quan tâm sát sao bởi tất cả các phe phái, tổ chức, cá nhân ủng hộ hay chống đối ông ấy. Nước Mỹ đang im lìm trong cơn mộng mị bỗng choàng tỉnh và năng động vùng vẫy tung tăng. Cho dù là chống đối hay ủng hộ oông Trump, thì rõ ràng người ta đã trở nên tràn đầy sức sống và có thể nói là bị kích động đến mức rạo rực bởi ông ấy.. Rất rất thú vị nữa là, việc đăng quang của ông Trump cũng dường như làm cho công đồng người Việt Nam, người Mỹ gốc Việt và thậm chí cả những người Việt tại quốc nội bừng tỉnh ý thức về chính trị. Dù là bất đồng, mâu thuẫn, đối đầu nhau, song rõ ràng đời sống chính trị của người Việt chưa bao giờ rộn ràng đến vậy. Đây là 1 chỉ dấu rất tốt cho việc hưng phục linh hồn của 1 dân tộc, 1 quốc gia. Đối với tôi, hiện tượng này đánh dấu 1 bước ngoặt quan trọng trong tiến trình thức tỉnh và thay đổi của Việt Nam. Và nó cần được tiếp tục duy trì cho đến khi thực sự hình thành được 1 khuynh hướng chuyển động có gia tốc. Tôi cần ông Trump tái đắc cử để đảm bảo cho những tính toán và sự vận hành đó. Ông Trump tiếp tục cương vị tổng thống Mỹ, Trung cộng sẽ phải tiếp tục cắt giảm thời gian cũng như lực lượng chi phối Việt Nam để tập trung đối phó với Hoa Kỳ. Và như vậy, tôi sẽ có thêm thời gian để chuẩn bị những điều tốt đẹp cho đất mẹ Việt Nam yêu dấu của tôi.

Một tính chất, đặc điểm thú vị tiếp theo nữa mà lẽ ra những người hoạt động chính trị theo khuynh hướng dân chủ, tức là rất cần sự ủng hộ của các tập hợp quần chúng, cộng đồng bắt buộc phải nhận thấy đó là việc tham chính của ông Trump đã xóa bỏ hoàn toàn ranh giới ngăn cách giữa vai trò công dân phổ thông với tầng lớp chính trị chuyên nghiệp. Nói cách khác, ông Trump đích thực là 1 công dân Mỹ làm tổng thống, ông ta không bị tách biệt khỏi quần chúng bởi những chiêu trò, mưu mẹo, thủ đoạn giống như đám chính trị gia lão luyện. Đây chính là lí do tiềm ẩn mà khiến cho nhiều người yêu mến cũng như căm ghét ông điên cuồng đến vậy.  Một tổng thống của dân, 1 chính trị gia nhân dân đích thực nên sự gắn kết của ông với các khối quần chúng ủng hộ là vô cùng chặt chẽ và nồng nhiệt. Ông suy nghĩ bằng suy nghĩ của một công dân Mỹ bình thường và ông đưa ra các quyết sách để giải quyết các vấn đề của người dân Mỹ một cách trực tiếp vì đó cũng chính là những vấn đề bức thiết đối với ông - một công dân Mỹ chưa từng bị tách biệt và xa cách cộng đồng mình vì chính trị như cái ý niệm mà Barack Obama đã nói đại ý rằng "người dân cần không ngừng làm cho chính quyền phải cảm thấy khó chịu".

Và điều cuối cùng, tôi cần lá phiếu của mọi người, tôi cần sự công khai thể hiện/ bày tỏ thái độ của mọi người. Mặc dù những lá phiếu gốc Việt là quá ít ỏi để có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của cuộc bầu cử Hoa Kỳ sắp tới, nhưng điều quan trọng nhất mà tôi mong muốn đạt được đó là sẽ nhìn thấy, tìm ra được những con người tương đồng về nhận thức, tư duy và quan điểm để cùng đứng vào chung 1 hàng ngũ với mình. Chúng ta đã im lặng, ẩn mình quá lâu để đến nỗi những giá trị tốt đẹp ngày càng mai một. Chúng ta đã để những kẻ hung hăng, ngáo ngổ gieo rắc sự hằn học và thù hận quá nhiều. Đã đến lúc chúng ta cần lên tiếng. Chúng ta có thể không thành công, nhưng kể từ bây giờ, chúng ta sẽ đứng thẳng và đứng vững trên đôi chân của chính mình. Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người! (NPH tô đậm và tô mầu) 

Ngô Đình Thẩm 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Fri, Aug 21 at 3:17 PM

Giành quyền kiem soát Hong Kong, Trung Quốc ‘ngấm đòn đau’ trên mọi mặt trận

(Tác giả: Thủy Tiên) Ngày đăng: 2020-08-18 

20200823 CDTL 10

Mỗi đòn trừng phạt như một nhát cắt nhanh gọn, dứt khoát và lạnh lùng nhắm thẳng vào thể chế vốn rất hung hăng và tràn đầy ảo tưởng ĐCS Trung Quốc (Ảnh: NTDVN tổng hợp).

Không chỉ cắt đứt lợi thế độc quyền của Hong Kong vốn khiến Trung Quốc mất mát rất nhiều, Mỹ và đồng minh còn gia tăng trừng phạt Trung Quốc trên mọi mặt trận kinh tế - quân sự - địa chính trị. Trung Quốc đang “ngấm đòn” trừng phạt một cách có hệ thống và bài bản... Mỗi đòn trừng phạt như một nhát cắt nhanh gọn, dứt khoát và lạnh lùng nhắm thẳng vào thể chế vốn rất hung hăng và tràn đầy ảo tưởng này.

Hoa Kỳ từ lâu đã có một mối quan hệ đặc biệt với Hong Kong, bất chấp thực tế rằng cựu thuộc địa của Anh là một phần của Trung Quốc.

Được trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Bắc Kinh cam kết rằng Hong Kong sẽ giữ mức độ tự chủ cao theo cách “một quốc gia, hai chế độ”. Mặc dù là một phần của Trung Quốc, Hong Kong hoạt động theo luật riêng của mình bao gồm các quyền tự do dân sự và kinh tế, vốn không thể tìm thấy ở Trung Quốc đại lục.

Quy chế đặc biệt mà Washington dành cho Hong Kong đã thừa nhận sự khác biệt này. Theo Đạo luật Chính sách Hoa Kỳ-Hong Kong năm 1992, Hong Kong được luật pháp Hoa Kỳ đối xử khác biệt liên quan đến các giao dịch tài chính, nhập cư và thương mại.

Tình trạng đó đã cho phép thương mại hàng năm giữa hai bên tăng lên khoảng 38 tỷ USD.

Giờ đây, Trung Quốc đang làm điều mà trước đây không thể tưởng tượng được: áp đặt “ý chí” của mình lên Hong Kong theo cách có thể gây thiệt hại vĩnh viễn cho cựu thuộc địa của Anh về mặt kinh tế và chính trị. Khi thúc đẩy một đạo luật an ninh quốc gia mới mà nhiều người lo ngại sẽ hạn chế quyền tự do của thành phố. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tính toán rằng việc kiểm soát và sự ổn định lớn hơn cả những lợi ích mà thành phố này đã từ lâu mang lại.

Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đang “chống lại” sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Hong Kong và cố gắng đe dọa bất kỳ ai làm việc với Washington để chống lại cuộc đàn áp. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ phải đáp trả.

Thu hồi quy chế thương mại đặc biệt đối với Hong Kong - Nhát cắt sâu nhất vào lợi ích của Bắc Kinh

Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp thu hồi quy chế thương mại đặc biệt mà Mỹ đã cung cấp cho Hong Kong kể từ năm 1997, khi nước này trở lại quyền kiểm soát của Trung Quốc theo nguyên tắc đã hứa "Một quốc gia, hai chế độ". 

20200823 CDTL 11

Trước đây, dưới quy chế đặc biệt, đồng đô-la Mỹ có thể được trao đổi tự do với đô-la Hong Kong, điều này làm cho thành phố trở thành một địa điểm đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty Mỹ đến đây kinh doanh (Ảnh: getty image)

Trước đây, dưới quy chế đặc biệt, đồng đô-la Mỹ có thể được trao đổi tự do với đô-la Hong Kong, điều này làm cho thành phố trở thành một địa điểm đặc biệt hấp dẫn đối với các công ty Mỹ đến đây kinh doanh. Hong Kong được đối xử ưu đãi về thương mại, có nghĩa là “ít hoặc không có thuế quan” hoặc các chi phí khác. Người Mỹ thích du lịch miễn thị thực, điều đó giúp các nhà điều hành doanh nghiệp đến và đi dễ dàng.

Với với sự xóa bỏ quy chế đặc biệt của Hong Kong, tất cả những điều đó đã kết thúc.

Hoa Kỳ sẽ đối xử với Hong Kong giống như cách họ đối xử với bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là các mức thuế cao hơn, bao gồm cả những mức thuế được ban hành trong bối cảnh thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Việc di chuyển giữa hai nơi cũng sẽ bị hạn chế. Nhiều doanh nghiệp Mỹ có thể chọn cách ra đi.

Điều này sẽ đặt Hong Kong dưới sự kiểm soát xuất khẩu đối với công nghệ nhạy cảm mà Hoa Kỳ áp dụng cho các khách hàng Trung Quốc. Chính quyền tổng thống Trump ngày càng hạn chế quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc đối với phần mềm và bí quyết phần cứng của Mỹ vì lý do an ninh quốc gia.

Các công ty Trung Quốc, bao gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, sử dụng Hong Kong như một nơi để huy động tiền. Đây là nơi có hệ thống “ống dẫn tài chính” phức tạp nhưng thiết yếu, được sử dụng bởi các công ty và cá nhân Trung Quốc, những người bị hạn chế về số tiền họ có thể chuyển đến và ra khỏi Trung Quốc do các giới hạn chặt chẽ của Bắc Kinh đối với các dòng tài chính qua biên giới. Việc chấm dứt tình trạng đặc biệt của Hong Kong sẽ làm suy yếu nghiêm trọng những lợi ích đó.

Biểu hiện lớn nhất của đòn trừng phạt này là hàng hóa Hong Kong xuất khẩu sang Mỹ phải bị dán nhãn “made in China” sau ngày 25/9, theo một thông báo của chính phủ Hoa Kỳ đăng hôm thứ Ba (11/8).

Thông báo của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết, bước mới nhất là các công ty Hong Kong phải chịu mức thuế tương tự trong thương chiến đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc đại lục, nếu họ sản xuất các sản phẩm chịu thuế này.

Được biết 45 ngày sau khi công bố, hàng hóa "phải được đánh dấu để chỉ ra rằng xuất xứ của chúng là… Trung Quốc".

Bước đi này được thực hiện sau khi Hoa Kỳ xác định rằng Hong Kong “không còn đủ tự chủ để biện minh cho sự đối xử khác biệt trong mối quan hệ với Trung Quốc”.

Nhát cắt sắc bén vào thị trường tài chính

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 14/7 đã ký ban hành Đạo luật Tự trị Hong Kong do Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng Trung Quốc đang làm ăn với các quan chức Trung Quốc đứng sau cuộc đàn áp an ninh của Bắc Kinh đối với Hong Kong.

"Tất cả chúng tôi đã theo dõi những gì xảy ra, đây không phải là một tình huống tốt. Tự do của họ đã bị lấy đi, quyền lợi của họ đã bị lấy đi", Tổng thống Trump nói về công dân Hong Kong.

Đạo luật áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thực thể đang giúp vi phạm quyền tự chủ của Hong Kong và các tổ chức tài chính làm ăn với họ. Nhát cắt này không chỉ làm suy yếu thị trường tài chính Trung Quốc mà còn trực tiếp khẳng định Mỹ và đồng minh không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chính quyền Bắc Kinh.

Nhát cắt dứt khoát vào tham vọng bành trướng Biển đông hòng chiếm đoạt lợi thế thương mại, tài nguyên và địa chính trị

Mỹ đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu hết Biển Đông là "hoàn toàn trái pháp luật", một lập trường mà Bắc Kinh cho rằng đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Washington từ lâu đã phản đối tuyên bố bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và thường xuyên cử tàu chiến đi qua tuyến đường thủy chiến lược nơi có khoảng 3 nghìn tỷ USD thương mại hàng hải đi qua mỗi năm.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 90% vùng biển giàu năng lượng, nhưng Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố một phần của vùng biển này. Bắc Kinh đã xây dựng các căn cứ trên các đảo san hô trong khu vực với lời nhấn mạnh rằng ý định của họ là hòa bình.

Thông cáo hôm 13/7 của Mỹ nêu rõ: lần đầu tiên Mỹ biểu thị các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp.

Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết việc “biểu thị các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là bất hợp pháp” đã mở đường cho phản ứng cứng rắn hơn của Mỹ, chẳng hạn như thông qua các lệnh trừng phạt và cũng có thể dẫn đến sự hiện diện nhiều hơn của hải quân Mỹ.

Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên án động thái của Mỹ, cho rằng điều này "phá hủy hòa bình và ổn định của khu vực, và là một hành động vô trách nhiệm".

David Stilwell, trợ lý Bộ trưởng phụ trách Đông Á, cho biết lập trường cứng rắn hơn của Hoa Kỳ có nghĩa là "chúng tôi sẽ không còn nói rằng chúng tôi trung lập trong các vấn đề hàng hải này nữa".

Ông nói: “Khi một giàn khoan của [Trung Quốc] tự đặt trong vùng biển của Việt Nam hoặc Malaysia, chúng tôi sẽ có thể đưa ra một tuyên bố tích cực”. Ông Stilwell đã có một cảnh báo riêng về bãi cạn Scarborough, một phần đá chiến lược trồi lên mặt biển dài 200 km (124 dặm) từ Philippines mà Trung Quốc đã chiếm giữ từ năm 2012 (vốn cùng được Bắc Kinh và Manila tuyên bố chủ quyền).

"Bất kỳ động thái nào của [Trung Quốc] nhằm chiếm đóng, đòi lại hoặc quân sự hóa bãi cạn Scarborough sẽ là một động thái nguy hiểm... và sẽ gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng cho mối quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ, cũng như toàn bộ khu vực", ông Stilwell nói.

Nhát cắt vô hiệu hoá các “lỗ đen” là doanh nghiệp Trung Quốc hút vốn, công nghệ, gián điệp và làm nhiễm bẩn sự minh bạch của hệ thống tài chính Mỹ

Thêm vào căng thẳng leo thang, Trung Quốc đã công bố các lệnh trừng phạt đối với một nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và chính quyền Tổng thống Trump đã tiến tới việc cắt đứt quyền tiếp cận của các công ty Trung Quốc với thị trường vốn của Mỹ. 

20200823 CDTL 12

Người biểu tình tham dự một cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào ngày 22 tháng 12 năm 2019 để thể hiện sự ủng hộ đối với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty image)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Lockheed Martin vì dính líu đến thương vụ bán vũ khí mới nhất của Mỹ cho Đài Loan (do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với đảo quốc này).

Công ty này là nhà thầu chính cho gói nâng cấp tên lửa đất đối không Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan. Trung Quốc cực lực phản đối mọi hoạt động bán vũ khí của Mỹ cho Đài Loan, khi cho rằng đây là sự can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sắp tới, chính quyền tổng thống Trump đã sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận năm 2013 giữa các cơ quan kiểm toán Mỹ và Trung Quốc cho phép các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn chứng khoán Mỹ.

Cơ quan giám sát kiểm toán Hoa Kỳ, được gọi là Ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng, từ lâu đã phàn nàn về việc Trung Quốc không chấp thuận các yêu cầu đánh giá kiểm toán, nghĩa là có rất ít thông tin chi tiết về việc ghi sổ sách của các công ty Trung Quốc.

"Hành động sắp xảy ra đến nơi rồi", ông Keith Krach, Thứ trưởng Hoa Kỳ về tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, cho biết.

"Đây là một vấn đề An ninh Quốc gia vì chúng tôi không thể tiếp tục khiến các cổ đông Mỹ gặp rủi ro, đặt các công ty Mỹ vào tình thế bất lợi và cho phép tính ưu việt của chúng tôi trở thành tiêu chuẩn vàng cho thị trường tài chính bị suy yếu". Ông Krach nói với Reuters trong một phản hồi qua email.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cho biết các công ty từ Trung Quốc và các quốc gia khác không tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán của Hoa Kỳ sẽ bị hủy niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán của Hoa Kỳ từ cuối năm 2021.

Bộ Thương mại Trung Quốc cũng cho biết một "cảnh báo" của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 2/7 đối với các công ty Mỹ về rủi ro khi làm việc ở khu vực phía Tây Tân Cương của Trung Quốc, nơi người Duy Ngô Nhĩ đang bị giam giữ trong các trại tập trung, đã gây bất ổn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhát cắt vào tử huyệt: Áp đặt lệnh trừng phạt đối với các quan chức Hong Kong và Trung Quốc - Mỹ không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chế độ Bắc Kinh

Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bí thư Đảng Cộng sản khu tự trị Tân Cương Chen Quanguo, một ủy viên Bộ Chính trị quyền lực của Trung Quốc, và ba quan chức khác.

Bắc Kinh mô tả các biện pháp trừng phạt này là "gây bất lợi sâu sắc" cho quan hệ chung giữa hai nước và cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ áp đặt các biện pháp “có đi có lại” đối với các quan chức và tổ chức của Mỹ.

Hôm thứ Sáu (7/8), Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt 11 quan chức Hong Kong, đóng băng tài sản của Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam và các cảnh sát trưởng hiện tại và trước đây của thành phố, những người này bị cáo buộc là tìm cách hạn chế quyền tự trị của lãnh thổ và "quyền tự do ngôn luận hoặc hội họp" của người dân.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết: “Hoa Kỳ hỗ trợ người dân Hong Kong và chúng tôi sẽ sử dụng các công cụ cũng như các cơ quan chức năng của mình để nhắm mục tiêu vào những kẻ phá hoại quyền tự trị của nước này".

Văn phòng đại diện của chính phủ Trung Quốc tại Hong Kong, mà giám đốc là Luo Huining nằm trong danh sách 11 quan chức bị xử phạt, hôm thứ Bảy (8/8) đã lên án các biện pháp trừng phạt, cho rằng chúng "man rợ và thô bạo".

Song song với động thái không thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của chế độ Bắc Kinh, Mỹ nới lỏng quy chế tị nạn cho người Hong Kong

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ không đứng yên trong khi Trung Quốc ‘nuốt chửng’ Hong Kong vào vòng xoáy độc tài của mình”. 

20200823 CDTL 13

Nếu chỉ là một thành phố như bao thành phố khác của Trung Quốc đại lục, liệu Trung Quốc có nhất thiết phải duy trì đồng đô-la Hong Kong hay không? (Ảnh: Flickr)

Trong một tweet hôm thứ Hai (6/8), thượng nghị sĩ Marco Rubio cho biết thế giới tự do phải phản ứng nhanh chóng với những vụ bắt giữ mới và “cung cấp bến đỗ an toàn cho những người Hong Kong đang gặp rủi ro”. Ông Rubio đã dẫn đầu một nhóm lưỡng đảng gồm các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ vào tháng 6, người đã đưa ra Đạo luật Che giấu An toàn của Hong Kong, đạo luật này sẽ xóa bỏ giới hạn về số lượng người Hong Kong có thể xin quy chế tị nạn và giúp những người đã tham gia biểu tình đăng ký tham gia tị nạn chính trị dễ dàng hơn.

Chính quyền Mỹ cũng có quyền cấp “bến cảng an toàn” cho người Hong Kong sử dụng quyền hành pháp. Một mô hình là “Chương trình khuyến khích Chuyên gia Y tế Cuba đào thoát” mà chính quyền tổng thống George W. Bush đã tạo ra để cho phép các bác sĩ Cuba đào tẩu sang Mỹ khi họ ở nước thứ ba. Chương trình được tạo ra theo các quy chế hiện có cho phép Bộ An ninh Nội địa cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong trường hợp “vì lý do nhân đạo khẩn cấp hoặc lợi ích công quan trọng”.

Sát cánh với Hoa Kỳ, Anh cho biết nước này có thể mở cửa cho ba triệu người Hong Kong, đặt nền tảng cho tình trạng chảy máu chất xám trầm trọng.

Nhưng Bắc Kinh coi vị thế của mình là mạnh mẽ và vẫn đang phục hồi sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trong khi phần còn lại của thế giới bị chia rẽ. Các quan chức Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ sẽ tự làm tổn thương mình nhiều hơn bằng cách xuống tay cứng rắn chống lại Hong Kong.

Và khi nói đến nền kinh tế toàn cầu, ĐCSTQ đang đánh cược rằng thế giới cần Trung Quốc, dù có hay không có Hong Kong. Ngay cả khi bị phản kháng, hoạt động kinh doanh luôn quay trở lại với Trung Quốc, cho dù sau cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 hay việc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.

John L. Thornton, cựu chủ tịch Goldman Sachs, người có quan hệ lâu năm với giới lãnh đạo Trung Quốc, cho biết: “Sẽ có một số người không vui trong một thời gian nào đó. Nhưng ‘chó cứ sủa và đoàn người vẫn cứ đi’. Đó là nhận định chính trị. Họ đã có một lượng lớn bằng chứng thực nghiệm cho thấy những lo ngại sẽ biến mất".

Thuỷ Tiên

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Fri, Aug 21 at 3:17 PM

Chuyên gia kinh tế: Mỹ rất có thể sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu --- (Tác giả: Hương Thảo)

Trong bối cảnh hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhiều khả năng sẽ bị loại trừ dần khỏi hệ thống đồng đô la toàn cầu, theo một số nhà phân tích.

“Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần Mỹ có thể trục xuất Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la”, Guan Tao, nhà kinh tế toàn cầu cấp cao tại hãng tư vấn tài chính BOC International, một chi nhánh Ngân hàng Trung Quốc, cảnh báo gần đây, theo Reuters.

Một biện pháp trừng phạt chủ yếu khác mà ĐCSTQ có thể phải đối mặt là việc tịch thu một phần hoặc toàn bộ các chứng khoán đầu tư tại Kho bạc Hoa Kỳ. Số chứng khoán này có giá trị lên tới 1,08 tỷ USD, tương đương 4% tổng số chứng khoán phát hành.

Một trong những biện pháp bảo vệ mà ĐCSTQ có thể thực hiện là tăng cường sức ảnh hưởng toàn cầu của đồng nhân dân tệ, đồng tiền quốc gia, nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la.

“Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một điều tốt nên làm”, tờ Asian News trích lời Shuang Ding, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered khu vực Trung Quốc mở rộng, kiêm cựu chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Đồng đô la là phương tiện chính của trao đổi kinh tế toàn cầu và các giao dịch quốc tế được điều tiết bởi tổ chức Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT), thông qua 11.000 ngân hàng tại 204 quốc gia, khiến việc áp đặt lệnh trừng phạt trở nên tương đối dễ dàng.

ĐCSTQ hiện có chung tình huống với Nga, khi Nga cũng đang hứng chịu các lệnh trừng phạt đáng kể từ Hoa Kỳ.

Đúng như dự đoán, ĐCSTQ và Nga bắt đầu các hoạt động kinh tế chung, cố gắng trốn tránh các ràng buộc áp đặt lên họ bằng cách sử dụng hệ thống đồng đô la toàn cầu.

Nhà phân tích Tom Joscelyn, thành viên cấp cao Tổ chức Bảo vệ các nền Dân chủ, cho rằng mối quan hệ hợp tác này có thể kéo theo rủi ro cao trên toàn cầu.

“Thật vậy, mối quan hệ đối tác Tập-Putin hiện gần như chắc chắn là mối quan hệ nguy hiểm nhất hành tinh”, Joscelyn cảnh báo trong một bài viết đăng trên tờ Vital Interest ngày 15/7.

Ông nói thêm, “Ông Tập và Putin chia sẻ mối thù hận sâu sắc đối với thứ từng được gọi là trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Họ coi đó là mối đe dọa đối với nỗ lực đạt được vị thế cường quốc của họ, và quan trọng hơn, là các tham vọng độc tài của họ”.

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

BẰNG CÁCH NÀO TC LẤY ĐƯỢC NHỮNG BÍ MẬT KỸ THUẬT CỦA MỸ

Ngày 1 tháng Hai năm 2003, khi phi thuyền con thoi Columbia rơi trên không trung, ông Greg Chung đang ngồi ở nhà. Con trai của ông gọi điện thoại báo tin cho bố biết về tai nạn này. Chiếc phi thuyền bị vỡ tung trên đường trở về Trái đất, và bảy phi hành gia trên phi thuyền bị chết hết. Ông Chung mắng đứa con trai: “Đây không phải là chuyện đùa. Con đừng có báo tin bậy.”

 Ông Chung là một công dân Mỹ sinh đẻ ở Trung Hoa. Ông đang sống với vợ, bà Ling, trong một khu gia cư khá xinh đẹp, ở thành phố Orange, tiểu bang California. Ông mới về hưu được chừng vài tháng. Trước khi về hưu, ông làm việc cho NASA, cơ quan phụ trách Chương Trình Không Gian của Hoa Kỳ. Ông từng đóng góp vào việc thiết kế phòng lái cho phi hành đoàn trong chiếc phi thuyền Columbia, chưa kể là ông đã làm nhiều việc khác đóng góp cho chuyến bay của phi thuyền. Khi biết rõ cậu con trai, Jeffrey, báo tin là đúng.

Ông cúp điện thoại, và ngồi ôm mặt khóc một mình. 

20200823 CDTL 14

Hồi năm 1972, cơ quan NASA giao việc thiết kế, và thực hiện phi thuyền con thoi cho công ty tư Rockwell làm. Công ty này sau đó đã bị công ty Boeing mua lại. Trong hơn 30 năm, ông Chung là kỹ sư của công ty Boeing, làm việc trong nhóm “stress-analysis”, thử sức chịu đựng của vật dụng thiết kế.  Việc làm của ông hết sức tỉ mỉ, và đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, thử đi thử lại không biết là bao nhiêu lần. Nhưng đó lại là việc làm sở trường của ông Chung. Ông làm việc miệt mài, ít khi nào bỏ sở ra về, thậm chí ông cũng ít khi nghỉ giải lao. Ông cứ ngồi miết ở máy vi tính, thử đi thử lại đủ mọi loại mô hình, xem coi chất liệu nào thích hợp để làm vỏ phi thuyền, chịu đựng nổi độ nóng, và áp suất va chạm vào phi thuyền. 

20200823 CDTL 15

Sau khi phi thuyền Columbia bị nổ tung trên không trung, cơ quan NASA yêu cầu hãng Boeing thiết kế một phi thuyền con thoi khác. Ông Chung là nhà thiết kế giỏi nhất trong nhóm. Xếp cũ của ông Chung điện thoại yêu cầu công ty ký hợp đồng nên mướn ông Chung làm công việc này. Mặc dù ông đã ở tuổi 70, song ông hoãn nghỉ hưu, và tiếp tục đi làm. Thế là ông lại quanh trở về thói quen siêng năng cũ, về nhà trễ ăn cơm tối, sau đó lại ngồi vào bàn làm việc cho đến khuya. Ông làm việc say sưa không phải vì người ta hứa thăng chức, hay tăng lương cho ông, mà chỉ vì cái thú làm việc có sẵn trong người của ông Chung. Vợ ông, bà Ling, kể lại về thói quen say mê làm việc của ông. Ông khoe ông đã giúp hãng Boeing tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Ông nói nhiều về việc làm của ông đến nỗi bà Ling phải bực mình, và nói: “Suốt ngày cứ nói mãi về công ty Boeing của ông. Bộ ông không còn chuyện gì khác để nói với tôi hay sao?”.

Tháng Tư năm 2006, nhân viên FBI đến gặp ông Chung tại nhà riêng của ông ở thành phố Orange. Chính tay ông Chung là người thiết kế căn nhà ông đang ở. Căn nhà có một hàng ba để ông và bà Ling ngồi nhìn ra vườn hoa lớn phía trước. Ông Chung trồng cây chanh, và cà chua. Hàng ngày ông hay dùng nước tái dụng để tưới hoa, tưới cây. Hai ông bà có hai người con trai đã trưởng thành là Shane, cậu con lớn, và Jeffrey, cậu con nhỏ. Hai cậu con cũng sống ở gần cha mẹ.

20200823 CDTL 16

Ông Chung dáng người cao, gầy, với khuôn mặt trầm tĩnh, mở cửa mời khách bước vào trong nhà. Họ mở đầu câu chuyện bằng cách hỏi thăm ông Chung về một người tên là Chi Mak, bạn của ông Chung. Ông này đã bị bắt trước đó vài tháng. Chi Mak là người Hoa gốc Hong Kong đến California định cư vào thập niên 1970, và làm kỹ sư cho công ty Power Paragon, một công ty xây cất hệ thống phân phối điện lực cho Hải Quân. Từ nhiều năm nay, Trung quốc cố tìm cách canh tân hạm đội hải quân của họ. Cơ quan FBI nghi ngờ rằng Mak đã được tình báo Trung quốc huấn luyện, gửi sang Hoa Kỳ để làm gián điệp. 

20200823 CDTL 17

Sau hơn một năm điều tra, đưa đến việc bắt giữ Chi Mak, cơ quan FBI nghe lén điện thoại của Chi Mak, và bám sát y để theo dõi những giao du hàng ngày của Chi Mak. Có một lần trong lúc Chi Mak và vợ đi nghỉ mát ở Alaska, thám tử Mỹ lẻn vào nhà lục soát suốt đêm. Họ cố gắng không để lại một dấu vết nào, thậm chí màng nhện ở phòng khách họ cũng cố tình giữ nguyên. Vào trong nhà, họ chụp hình hàng trăm tài liệu liên quan đến hoạt động của Chi Mak. Trong đó, có cuốn sổ ghi điạ chỉ, số điện thoại người quen của Chi Mak, vài người là kỹ sư Mỹ gốc Hoa. Một trong những người này là Greg D. Chung. 

20200823 CDTL 18

Ông Chung tên viết theo tiếng Hoa là Dougfan Chung, sang Hoa Kỳ định cư từ hơn 40 năm trước. Ông Chung cho FBI biết ông và bà Ling vợ ông thỉnh thoảng có đi ăn cơm Tàu chung với Chi Mak. Vì Chi Mak là kỹ sư ngành điện, còn ông Chung là kỹ sư ngành cấu trúc, nên hai người ít khi bàn chuyện công việc làm với nhau. Nhân viên FBI cám ơn ông Chung rồi ra về. Họ tìm được vài tin tức hữu ích, song không có tin gì quan trọng, hay ông Chung không làm điều gì sai trái cả.

Vài tuần sau, nhân viên FBI lại lục soát nhà của Chi Mak lần nữa. Kỳ này họ bắt gặp một lá thư viết bằng tiếng Hoa trong mớ giấy báo cáo hàng tháng của ngân hàng. Lá thơ mang nhãn hiệu một khách sạn ở Bắc Kinh, do Gu Wei Hao viết. Ông Gu Wei Hao là một quan chức cao cấp trong Bộ Hàng Không của Trung Quốc. Lá thư đó không phải gửi cho Chi Mak, mà là gửi cho Lingjia và Dongfan Chung.

Trong lá thư, và sau này còn thêm một số thư khác, viên chức cao cấp họ Gu nhờ ông Chung thu thập tài liệu để giúp Trung quốc thực hiện chương trình không gian của họ. Chính phủ Trung quốc mới bắt đầu kế hoạch xây dựng trạm không gian đặt trên qũi đạo trái đất, và Gu đang tìm cách thu thập tin tức kỹ thuật để giúp thực hiện kế hoạch này. Lá thư của Gu viết cho ông Chung nói rõ: “Tất cả chi phí thu thập, hay cần phải mua tin tức, chúng tôi sẽ cử người đích thân trả bằng tiền mặt, và ông có quyền đem tiền ra khỏi nước một cách an toàn.”. Gu còn mời ông Chung sang Quảng Châu, và tổ chức buổi họp mặt “trong khung cảnh giới hạn, ít người”, “rất an toàn” để có thể cùng bàn luận về những vấn đề kỹ thuật. Vì ông Chung là công dân Mỹ, nên Gu đề nghị ông nên làm đơn xin chiếu khán du lịch, với lý do là đi thăm bà con ở Trung quốc. Gu kết luận ở phần cuối lá thư: “Đây là niềm vinh dự và may mắn cho Trung quốc khi ông nhận thức rằng ông nên đem tài năng, trí tuệ của ông phục vụ đất nước.”

20200823 CDTL 19

TỪ NAY ÔNG CHUNG LÀ KẺ BỊ TÌNH NGHI LÀM GIÁN ĐIỆP CHO TRUNG QUỐC. Cơ quan FBI bắt đầu mở cuộc điều tra, đặt dưới sự điều động của một thám tử tên là Kevin Moberly. Người thám tử có dáng dấp thể thao, mạnh khoẻ, khoảng trên 40, tóc điểm vài sợi bạc, dưới cằm để một chòm râu được chăm sóc khá kỹ. Khoảng 2 giờ sáng một đêm trong tháng Tám năm 2006, ông Moberly ngồi bật dậy, thay quần áo ra khỏi nhà. Ông cùng một thám tử khác tên là Bill Baoerjin lái xe đến thành phố Orange. Họ đậu xe trên đường Grovewood Lane, cách nhà ông Chung chưa đầy 100 yards. Họ ngồi yên trong xe khoảng chừng 20 phút, quan sát khu xóm xung quanh, và để cho đôi mắt quen dần với bóng tối. Sau đó họ dùng đèm bấm có dụng cụ đặc biệt che bớt ánh sáng, đến lục tìm tòi trong hai thùng rác trước cửa nhà ông Chung. Họ thấy một chồng báo Hoa văn. Họ ôm hết cả chồng báo đem về văn phòng.

Kẹp vào giữa chồng báo là những tài liệu kỹ thuật của công ty Rockwell và Boeing. Thám tử Moberly trước đây đã từng làm sĩ quan tình báo bên Không quân, vì thế ông nhận ra ngay những chữ viết tắt như “O.V”, tức Orbital Vehicle, và “S.T.S” hay Shuttle Transportation System đều là những tài liệu kỹ thuật liên quan đến phi thuyền không gian. Không có bằng chứng nào cho thấy ông Chung muốn trao những tài liệu kỹ thuật này một cách bí mật. Việc ông làm chỉ mang hình thức vứt bỏ những tài liệu kỹ thuật cũ có sẵn trong nhà, vì ông sợ bị vạ lây sau khi vụ bắt giam Chi Mak được loan tin từ vài tháng nay.

Một tuần sau, thám tử Moberly và Baoerjin quanh trở lại lần nữa để tìm kiếm. Lần này một người hàng xóm tình cờ lái xe đi ngang, khiến cho hai điệp viên phải ngồi thụp xuống, núp sau hai thùng rác cao. Ông Moberly thấy việc lục lọi thùng rác coi bộ rủi ro nhiều quá, ông quyết định nhờ công ty xe rác hợp tác. Trên đường lái xe rác đến trung tâm chế biến rác, xe vận tải sẽ ngưng ở một điểm hẹn để nhóm FBI hốt hết rác nhà ông Chung đem về nghiên cứu..

Trong tuần lễ kế tiếp, ông Chung đẩy thùng rác ra trước cửa nhà vào lúc trời vừa hừng sáng. Ông đẩy thùng rác nằm kẹt giữa hai thùng “recycle” mà ông đã kéo ra từ đêm hôm trước. Sau đó, ông đứng núp sau bụi cây quan sát một lúc, trước khi ông bước vào trong nhà. Khi nhân viên FBI thu hồi được vật liệu trong thùng rác nhà ông Chung, họ tìm thấy khoảng 600 trang tài liệu kỹ thuật của công ty Boeing, với đầy đủ hình ảnh rõ ràng. Lâu lâu trên trang giấy còn đóng con dấu: “tài sản riêng của công ty” hay “tài liệu mật, cấm trao đổi.”

Tháng Chín, ông Moberly đến nhà ông Chung cùng với một đồng nghiệp tên là Gunnar Newquist. Ông này là điều tra viên hình sự của Hải Quân. Hai người đến đây để thực hiện một cuộc phỏng vấn. Hai thám tử ngồi ở ghế sofa màu trắng, còn ông Chung ngồi ở bàn uống cà phê đối diện. Ông Moberley mở đầu câu chuyện bằng việc hỏi thăm tin tức liên quan đến Chi Mak. Sau một giờ chuyện vãn, ông tìm cách hướng câu chuyện liên quan đến vị quan chức Gu Wei Hao làm việc ở bộ hàng không Trung quốc. Ông Chung cho biết qủa thực ông có gặp vị quan chức này trong chuyến đi thăm Trung quốc năm 1985, và sau đó một vài lần vào đầu thập niên 1990’s.

Ông Moberly đặt câu hỏi: “Ông Gu có bao giờ nhờ ông làm việc gì hay không?”

Ông Chung trả lời: “Không.”

Ông Chung đứng dậy, đi vào nhà bếp lấy một ly nước để uống. Khi ngồi xuống ghế, ông Moberly lôi ra lá thư của ông Gu đặt lên bàn uống cà phê. Ông yêu cầu ông Chung đọc to lá thư đó lên. Ông Chung dịch lại lá thư với giọng nói lạc thần, mất bình tĩnh.

Moberly đặt câu hỏi: “Trong nhà của ông có còn một tài liệu nào khác lẽ ra ông không được cất giữ hay không?” Sau đó, ông ta đưa cho ông Chung tờ giấy để ký tên cho phép nhân viên FBI lục xét nhà.

Ông Moberly gọi ngay một toán thám tử đứng chờ phía trước, xông vào thực hiện công việc lục soát nhà của ông Chung.

Bà Ling lúc đó vừa về đến nhà, dắt theo đứa cháu trai. Cả ba đứng lặng yên xem hàng chục thám tử lục lọi từng khe ngách nhỏ của căn nhà, trên khoảng đất rộng gần một mẫu tây. 

20200823 CDTL 20

Ở dưới bao lơn phía sau căn nhà, một thám tử tìm thấy một cánh cửa nhỏ. Cánh cửa được chắn ngang bằng một thanh gỗ. Ông mở cánh cửa ra, và bước xuống vài bậc thềm, ông khám phá ra một ngõ ngách nhỏ, đủ để lách mình đi vào, chạy dọc theo chiều dài của căn nhà. Khúc đầu, ngõ ngách này chỉ đủ cho một người khom lưng đi vào. Sau đó, mặt đất thoai thoải dốc, và người bước vào có thể đi đứng dễ dàng. Từ trong nhà không có lối đi vào ngã ngách này. Khoảng đất trông như một basement, hầm nhà trơ trụi, và chỉ có bóng đèn soi đường. Ở một bên phòng trống này chồng chất mấy cái nệm giường cũ, xe đạp ba bánh cũ, hay vài miếng gỗ tạp.

Đi tiến thêm về phía trước của căn nhà, đằng sau tấm ván ngăn sơ sài, là một căn phòng nhỏ, sàn gỗ thô sơ, với nhiều kệ sách. Trên kệ sách có rất nhiều binder, bìa cứng, đựng hồ sơ.

Người nhân viên dẫn ông Moberly đi xuyên vào ngõ hẹp để cho ông thấy những binder này. Trong những binders đó chứa rất nhiều tài liệu qúi liên quan đến việc chế tạo các loại máy bay quân sự của Hoa Kỳ như oanh tạc cơ B-1, máy bay chở hàng C-17, chiến đấu cơ F-15, và trực thăng vận tải Chinook 47 và 48. Ông Moberly nói với tôi về cảm nghĩ của ông khi bước vào kho tài liệu này: “Tôi có cảm tưởng như mình vừa đi lạc vào bãi mìn của vua Solomon ngày xưa.”. Không rõ ông Chung có vi phạm luật nào hay không, nhưng chắc chắn là ông Chung đã vượt quá lằn ranh của một người sưu tầm tài liệu kỹ thuật.

Ông Moberly cầm đại một binder, chạy vội lên lầu, đặt lên bàn cà phê cho ông Chung xem. Ông gằn giọng: “Tại sao ông không nói cho chúng tôi biết ông có những tài liệu này?”. Ông Chung không trả lời, quay mặt đi chỗ khác. 

Ngay lúc đó điện thoại reo, và ông Chung bước sang phòng ăn để trả lời điện thoại. Ông Moberly có đem theo một cộng sự viên duy nhất hiểu được tiếng Quan Thoại, đó là Jessie Murray. Jesse Murray đứng nghe lóm câu chuyện thì hiểu là ông Chung đang nói chuyện với cậu con trai lớn, cậu Shane, bằng tiếng Quan Thoại. “Họ sẽ đến nói chuyện với con đó. Họ sẽ hỏi con về chuyến đi Bắc Kinh của trường con.”. Chuyến đi đó xảy ra vào năm 1985, và ông Chung đã gặp Gu Wei Hao, viên chức cao cấp của Bộ Hàng Không. Ông Chung dặn con: “Con cứ nói với họ là con quên hết rồi. Chỉ nói vắn tắt là con không biết.”. Nghe đến đây, ông Murray giật điện thoại khỏi tay ông Chung và cúp máy ngay, cảnh cáo ông Chung rằng ông ta có thể can tội cản trở công lý, một tội rất nặng.

Cuộc lục soát nhà ông Chung tiếp tục, kéo dài suốt một ngày. Điều tra viên tìm thấy một số tài liệu đã bị đốt, và nhiều hồ sơ khác còn để trong phòng làm việc của ông Chung ở trên lầu. Đến chiều tối, họ khuân đi hơn 150 thùng tài liệu. Trước khi rời khỏi nhà ông Chung, ông Moberly gặp cậu con cả Shane ở lề đường trước cửa nhà xe. Cậu ấy than: “Bố tôi còn nặng lòng với cố quốc quá. Ông cụ cần phải suy nghĩ lại về lòng trung thành với Trung quốc.”.

ÔNG CHUNG SINH RA TRONG MỘT NGÔI LÀNG NHỎ ở tỉnh Laoning, một tỉnh nhỏ vùng đông bắc Trung quốc. Khi còn nhỏ ông là một cậu bé nhút nhát, chỉ thích sưu tầm đồ chơi nho nhỏ: tem cổ, đá lạ, hay nắp hộp kem đánh răng. Cha mẹ của cậu là Phật tử thuần thành. Ông bà dạy con phải quí trọng thiên nhiên, cây cỏ. Cậu bé tỏ ra say mê tìm hiểu về hoa cỏ, cây cối, và cậu rất bất bình khi thấy những đưá trẻ cùng lứa tuổi bóp chết hàng đàn kiến nhỏ.

Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, khi đoàn quân Nhật đang tiến vào các tỉnh phía đông, gia đình họ Chung phải bỏ làng mạc, cùng với hàng triệu người Hoa khác, đi lánh nạn. Trên đường chạy về phương nam, họ phải tạm dừng chân vì có cuộc giao tranh bằng súng lớn. Gia đình họ Chung phải trốn trong ruộng bắp. Một nông dân tử tế giúp họ Chung cho vào nhà tá túc, và nấu cháo bắp cho ăn. Gia đình đó không nhận tiền đền đáp của họ Chung. Lúc đó cậu bé Chung mới được tám tuổi, và cậu vẫn nhớ mãi nghĩa cử cao đẹp của gia đình nông dân này.

Cha của ông Chung là một kỹ sư công chánh, làm việc trong bộ hoả xa. Ông là người theo phe Trung Hoa Dân Quốc. Năm 1946, khi phe Mao Trạch Đông dành được quyền kiểm soát toàn thể lục điạ Trung Hoa, gia đình họ Chung phải bỏ chạy sang Đài Loan. Tại đây phe nước Trung Hoa Dân Quốc, hay phe Quốc Dân Đảng thành lập chính phủ lưu vong. Kể từ đó có hai nước Trung Hoa - Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, do Đảng Cộng Sản cai trị, và Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan. cả hai đều tự nhận mình mới là người đại diện cho quyền lợi của dân Trung Hoa. Thống chế Tưởng Giới Thạch, nhà độc tài quân sự của Đài Loan tung ra rất nhiều kế hoạch tuyên truyền, nhồi sọ trẻ nhỏ ở Đài Loan. Giống như các học sinh nhỏ tuổi khác, Chung đã được dạy phải phỉ nhổ vào chế độ của Mao Trạch Đông. Nhưng ở sâu trong tâm khảm, chú bé vẫn tự hào mình là người Trung Hoa, và qúi mến văn hoá Trung quốc.

Khi còn học trung học, Chung phải theo học những khoá huấn luyện quân sự bắt buộc. Sau này, cậu có đăng lính vào Lực Lượng Hải Quân của Đài Loan, với mục đích sẽ giải phóng Hoa Lục thoát khỏi sự cai trị của Mao. Một người anh em của Chung kể lại rằng chính cha của cậu Chung khuyên con đi học ngành kỹ sư. Do đó, Chung xin học trường Đại Học Quốc Gia Đài Loan, một đại học danh tiếng. Sau khi ra trường, câu Chung được bổ đi làm tại một đập ngăn nước ở phía bắc Đài Loan. Tại đây, cậu gặp người đẹp Lingjia Wang, một hoạ sĩ, đang làm cô giáo dạy trong trường mẫu giáo gần đó. Ít lâu sau hai người thành hôn.

Chung rất say mê ngành kỹ sư, cậu là sinh viên giỏi nhất trong lớp. Nhưng triển vọng tương lai nghề nghiệp của cậu sẽ không đi xa nếu cứ lại Đài Loan. Vì thế, giống như nhiều kỹ sư đồng lứa, cậu mơ một ngày nào đó sẽ sang được Hoa Kỳ học tiếp lên cao. Trong lúc làm việc tại dập nước, cậu chịu khó học tiếng Anh do bà vợ ông cố vấn Mỹ dạy.

Năm 1962, cậu xin được vào học tại trường đại học Minnesota. Cậu lấy bằng cao học về kỹ sư công chánh, và được tuyển vào làm cho hãng Boeing ở Philadelphia. Cậu là một chuyên gia thử nghiệm “stress” trong Vertical Takeoff and Landing Division, phụ trách về sức chịu của thân máy bay trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh. Bà Ling học thêm về Hội hoạ. Vào thời điểm đó, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, hay Trung Cộng không cho người dân xuất ngoại. Gia đình họ Chung chỉ có vài người bạn thân là người Hoa, đa số là dân Đài Loan sang Hoa Kỳ định cư. Thú vui của họ là đi thăm bảo tàng viện ở New York, đi nghỉ mát ngoài bờ biển tiểu bang Delaware, và bắt cua về ăn chung với nhau.
Một trong những người bạn thân từ thuở nhỏ của ông Chung là Thomas Xie. Anh ta lúc đó đang là sinh viên ở trường New Mexico State University. Anh thường liên lạc với Chung qua thư từ. Có lần anh cho biết anh được nhận vào trường University of Chicago, nhưng thiếu tiền ghi danh. Hai vợ chồng Chung gửi cho anh Xie hai ngàn đô la, không thắc mắc gì cả. Anh Xie nói với tôi về ông Chung như sau: “Greg lúc nào cũng tử tế, sẵn lòng giúp đỡ người khác.”
Bà Ling thì thuộc loại người quảng giao, ưa xã giao hơn ông Chung. Bà muốn có nhiều bạn bè thân quen để giao tiếp. Hai vợ chồng cùng gia nhập Hiệp Hội Người Đài Loan ở điạ phương.  Trong những lần họp mặt với nhau, hai vợ chồng Chung ủng hộ ý kiến thống nhất hai nước Trung Hoa: Đài Loan và Hoa Lục nên kết hợp lại làm một. Họ phản đối ý kiến phân chia ranh giới giữa hai khu vực. Bà Ling còn nói thêm: “Chúng tôi nghĩ rằng cả thế giới nên sống hoà hợp với nhau. Mọi cuộc xung đột đều vô nghĩa đối với chúng tôi.”. Quan điểm của hai vợ chồng ông Chung làm cho một số người trong Hội Đài Loan không ưa, bởi vì họ nghĩ rằng vợ chồng nhà Chung không còn trung thành với Đài Loan như xưa.

Năm 1972, ông Chung làm việc cho công ty Rockwell. Công ty vừa nhận được hợp đồng chế tạo phi thuyền con thoi đầu tiên cho cơ quan NASA. Ông Chung dọn sang sống ở miền Nam California. Khi đó, ông Chung và bà Ling đã trở thành công dân Mỹ. Con đường công danh, nghề nghiệp của ông Chung thăng tiến rất mau. Trong khi đó bà Ling cũng khá thành công về mặt xã hội, và hội hoạ.

Hai vợ chồng dự tính sẽ mãi mãi sinh sống tại Hoa Kỳ. Giống như nhiều người di dân khác, họ cảm thấy thoải mái, hài lòng với ba dạng tịch khác nhau: Người Hoa, người Đài Loan và người Mỹ.

TRONG SUỐT THỜI GIAN CUỐI THẬP NIÊN 1970’s, nước Trung Hoa Cộng Sản trải qua nhiều cuộc cải cách to lớn về chính trị, và kinh tế. Thái độ thù nghịch chế độ cộng sản của hai ông bà Chung giảm bớt đi rất nhiều. Bà Ling nói với tôi: “Bỗng dưng, cánh cửa mở ra cho chúng ta có dịp giao tiếp với Trung quốc. Chúng tôi nao nức, tò mò, muốn tìm hiểu về cội nguồn của mình.”. Họ nhận thấy rằng chế độ Trung Hoa Dân Quốc cũng chẳng lấy gì gọi là dân chủ hơn chế độ cộng sản. Ông Ching Wang, bạn thân của ông Chung từ hồi trung học, hiện là giáo sư Hoá học của đại học UC San Francisco, nói với chúng tôi rằng có sự chuyển hướng trong nếp suy nghĩ của người Đài Loan. Điều này cũng dễ hiểu đối với những người đã định cư từ lâu ở nước ngoài, và không có nghĩa là chúng tôi không còn trung thành với Đài Loan. Ông Wang phân tích: “Chúng tôi bắt đầu có những tư tưởng nổi loạn.. Chúng tôi không còn tin vào những điều đã được tuyên truyền nhồi sọ vào đầu óc chúng tôi trước đây.”. Truyền thông Đài Loan lúc nào cũng mô tả Trung Cộng như một xã hội chậm tiến, mọi rợ. Nhưng khi xem truyền hình tổng thống Richard Nixon đi thăm Bắc Kinh, chúng tôi thấy thành phố này cũng khá sạch sẽ, và thịnh vượng. 

20200823 CDTL 22

Thấm nhuần triết lý Phật Giáo, chủ trương “buông xả” giúp ông Chung dễ dàng tha thứ cho những điều xấu xa mà chế độ của Mao Trạch Đông từng gây ra. Một người em của ông Chung nói: “Trong bà con của chúng tôi có người đã bị Cộng Sản giết. Nhưng nghĩ cho cùng thì đó là thế hệ cũ. Chúng ta không thể tiếp tục giữ mãi mối hận thù trong đầu. Anh Greg của chúng tôi cũng cảm thấy như vậy.”.
Khi họ đến tuổi gần bốn mươi, họ cảm thấy cần phải truy nguyên về nguồn gốc Trung Hoa trong máu huyết của họ. Bà Ling mạnh dạn nói: “Phải trở về nguồn mới được. Nếu không chúng ta sẽ giống như trái bí rợ. Cái đít thì to mà trong lòng chẳng còn trái tim.”

Năm 1976, sau khi đi xem hai nhạc sĩ Trung Hoa đến biểu diễn ở Los Angeles, ông Chung bèn đi tìm mua một đàn bầu hai giây của Trung Hoa đem về nhà tập gẩy đàn. Ông Chung và bà Ling bắt đầu sưu tầm những truyền đơn, tài liệu của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Kể cả những tài liệu về Cách Mạng Văn Hoá, và những bài viết tiếc thương Mao Trạch Đông sau khi Mao chết. Ông Chung đọc rất kỹ, ghi chép bên lề từng bài viết. Kể từ thập niên 1950’s, đa số người Hoa ở Hoa Lục đều viết Hoa Văn theo kiểu giản đơn của Mao Trạch Đông. Phần lớn người Hoa ở Đài Loan vẫn còn viết Hoa văn theo lối cũ. Ông Chung và bà Ling sẵn sàng tiếp thu lối viết kiểu mới.

Năm 1976, sau khi Mao chết, đó cũng là thời điểm kết thúc Cuộc Cách Mạng Văn Hoá, và khởi đầu giai đoạn canh tân của Đặng Tiểu Bình. Trung quốc gửi rất nhiều phái đoàn khoa học gia và kỹ sư sang các nước Tây phương. Trí thức Trung Hoa luôn luôn tâm niệm phải “phải dùng khoa học để cứu Trung Quốc.”. Ông Chung theo dõi mọi tiến bộ về khoa học của Trung quốc với niềm tự hào, hãnh diện. Ông cắt dán, lưu trữ những bài báo, hình ảnh liên quan đến việc Trung quốc phóng vệ tinh. Và ông cũng bắt đầu đi dự những buổi nói chuyện của các nhóm học giả, nhà ngoại giao Trung quốc khi họ sang thăm Hoa Kỳ. Trong một buổi hội thảo năm 1979, ông Chung gặp Chen Len Ku, Giáo sư công nghệ của Viện Kỹ Thuật Harbin. Ông Chen này đang đi tìm những tài liệu giảng dạy về “stress analysis”, phân tích sức chịu đựng của vật liệu. Đề tài này là phạm vi chuyên môn của ông Chung. Ông Chung về nhà làm photocopy những bản ghi chép hồi còn học ở University of Minnesota, gửi sang cho ông Chen theo đường biển.

Khi gửi những tài liệu này đi, ông Chung còn viết một lá thư rất cảm động như sau: “Tôi không biết mình có thể đóng góp được gì cho tổ quốc. Tôi lấy làm hãnh diện về những thành quả nhân dân ta đã làm được cho Quê Mẹ. Tôi lấy làm ân hận mình đã không đóng góp được gì nhiều.”.

GIÁO SƯ CHEN ĐEM LÁ THƯ VỀ khoe với đồng nghiệp ở Harbin. Hẳn là các quan chức cao cấp Trung cộng cũng nghe nói đến chuyện này. Qua năm sau, ông Chung được mời đến họp tại một khách sạn ở Los Angeles. Diễn giả chính trong buổi họp này là Gu Wei Hao, quan chức của Công Ty Kỹ Nghệ Hàng Không Trung quốc. Đây là một công ty quốc doanh thành lập từ thời thập niên 1950’s với sự trợ giúp của Nga Xô Viết. Công ty này gần như biến mất khi quan hệ Trung Xô bị gẫy đổ, bây giờ người ta đang định canh tân lại công ty. Gu Wei Hao khẳng định Trung quốc cương quyết sẽ học hỏi tìm tòi những kỹ thuật tân tiến, nhất là trong lãnh vực không gian. Sau khi nghe bài diễn thuyết, ông Chung nói chuyện khá lâu với Gu. Trung quốc cần phải cải tiến việc thiết kế khung máy bay, phi thuyền, và đó là lãnh vực chuyên môn mà ông Chung là chuyên gia, biết rất rõ. Sau buổi họp này, ông Chung cũng gặp Chi Mak.Tay này đã bắt đầu sưu tầm tài liệu kỹ thuật cho Trung quốc từ lâu, thế mà ông Chung không hay biết.

Vào thập niên 1950’s, Đảng Cộng Sản Trung quốc đưa ra chiến lược qui mô thu thập tin tức. Viện Khoa Học Thông Tin Kỹ Thuật, thành lập năm 1958, lấy được hàng ngàn tài liệu nước ngoài, đem về dịch sang tiếng Hoa. Các quan chức cao cấp, học giả Trung Hoa đi Âu Châu và Hoa Kỳ dự hội nghị khoa học chịu khó ghi chép rất kỹ, nghe ngóng, nghe lén, và thỉnh thoảng còn ăn cắp cả những tài liệu chưa được xuất bản. Vào khoảng giữa thập niên 1960’s, chính phủ có khoảng 11,000 tạp chí ngoại quốc, năm triệu bằng khoán trí tuệ, và vài trăm ngàn phúc trình nghiên cứu kỹ thuật, kể cả biên bản hội nghị, hay những đề tài trình luận án tiến sĩ.

Chính quyền của Mao Trạch Đông chú trọng vào việc sưu tầm những tin tức có thể ứng dụng cho lãnh vực quân sự. Sau khi Mao chết, Trung quốc mở rộng phạm vi sưu tầm. Đến tháng ba năm 1986, Đặng Tiểu Bình thành lập Chương Trình Nghiên Cứu & Phát Minh Kỹ Thuật Cao Cấp, lấy bí số là 863. Chương trình này đặt ra chỉ tiêu làm việc từng năm, từng tháng, và nhấn mạnh những điạ hạt phải chú trọng gồm có: không gian, sinh học, kỹ thuật laser, kỹ thuật tin học, năng lượng, và nguyên vật liệu mới. Chính phủ đỡ đầu cho các hoạt động nghiên cứu, và lập ra những công ty quốc doanh để chế tạo, hay nhập cảng những kỹ thuật cần thiết.

Khi nào có thể làm được, những công ty này phải cố tìm ra sản phẩm của công ty Tây phương bằng cách mua lại tài sản trí tuệ, hay đánh tráo, ăn cắp cho bằng được. Sau khi tất cả những thủ đoạn này làm không xong, chính phủ sẽ đứng ra yểm trợ cho hoạt động gián điệp. Bộ An Ninh Nhà nước và cơ quan tình báo quân sự sẽ huấn luyện điệp viên để gửi sang Hoa Kỳ và các nước Âu châu. Họ cũng tuyển mộ những khoa học gia, kỹ sư, và chuyên gia sinh đẻ ở Trung quốc hiện đang sống ở hải ngoại, nhất là những người có lý lịch an ninh trong sạch được làm trong những cơ sở bí mật. Có khi những khoa học gia này được yêu cầu phải lấy cắp một loại tin tức bí mật nào đó. Song cũng có khi chính quyền Trung quốc áp dụng chiến thuật “thu thập hàng ngàn hạt cát” ráp chúng lại thành sản phẩm mong muốn.

Lấy ví dụ trường hợp ông Wang. Ông là giáo sư danh dự về ngành hoá học dược phẩm. Ông phụ trách nghiên cứu cho công ty dược phẩm Merck hồi thập niên 1970.. Sau khi nghiên cứu về microbes có ở trong đất nhiều năm, ông Wang và các đồng nghiệp phát minh loại thuốc chống ký sinh trùng lấy tên là ivermectin. Chỉ ít lâu sau, tin tức về sự thành công của ông Wang được đăng tải, ông nhận được điện thoại của nhân viên làm cho công ty  dược phẩm quốc doanh ở Mãn Châu mời ông Wang đi sang thăm Trung Hoa, dặn ông đem theo mẫu microbe dùng để chế ra dược phẩm. Ông Wang nói rằng có lẽ người gọi điện thoại mời ông đi Trung quốc không hiểu việc họ làm là một điều hỗn láo, rất xấu. Thậm chí họ còn khinh thường ông bằng cách yếu cầu ông bỏ tiền túi ra mua vé máy bay mà đi. Ông Wang giận lắm, cúp điện thoại, không thèm trả lời.

Ông Chung thì ngược lại, có thái độ khác hẳn với ông Wang. Ông Chung hăm hở muốn giúp đỡ Trung quốc. Nói về phương tiện tài chánh, vợ chồng ông Chung tương đối rất khá giả. Họ có chung cư cho thuê ở thành phố Alhambra, và một xưởng sửa xe hơi khá phát đạt ở Long Beach. Đấy là chưa kể hai vợ chống sống rất tằn tiện. Họ cắt tóc cho nhau để đỡ tốn tiền. Năm 1984, khi Thế Vận Hội Muà Hè tổ chức ở Los Angles đang diễn ta, vợ chồng ông Chung là một trong những Hoa Kiều hải ngoại được mời dự yến tiệc cùng với các lực sĩ Trung quốc. Có đôi lần, theo lời yêu cầu của Lạnh Sự Quán Trung quốc ở San Francisco, vợ chồng ông Chung nhận lời bảo trợ, đỡ đầu cho người Hoa mới đến định cư ở California. Ông bà dẫn họ đi mua sắm những món đồ cần thiết cho cuộc sống, và chở họ đi chợ trong vài tháng đầu mới định cư.

Tháng Hai năm1985, ông Chung nhận được thư của quan chức tên là Chen Qi-Nan mời ông đi Trung quốc dự hội nghị “trao đổi kỹ thuật”. Ông Chen đề nghị ông Chung soạn sẵn tài liệu liên quan đến những vấn đề kỹ thuật. Trong đó có việc thử sức chịu đựng của khung máy bay sau khi sử dụng nhiều lần.

Ông Chung trả lời thư mời rằng đến tháng Bảy sắp tới là thời gian thuận tiện để ông đi Trung quốc nhân dịp nghỉ hè vài tuần, để ông có dịp chính mắt mính đi thăm phong cảnh của Quê Mẹ. Ông xin công ty Rockwell cho ông nghỉ phép bảy tuần lễ để đi chơi.

Ông Chung vẫn còn giữ lá thư mời, cũng như bản nháp thư trả lời của ông. Đọc cả hai lá thư, không biết là Trung quốc mang ơn ông, hay là ông mang ơn Trung quốc. Trong một lá thư gửi cho bạn đồng lieu của Chen Qi Nan, ông Chung viết: “Thật là một vinh hạnh lớn cho tôi, và tôi lấy làm phấn khởi khi có dịp đóng góp vào kế hoạch canh tân Quê Mẹ.”. Động lực đầu tiên xúi ông tiếp tay cho Trung quốc là “nghĩa vụ của một con dân”. Bà Ling phải thú nhận: “Nhà tôi rất trung thành với tổ quốc. Ông ấy có một tấm lòng yêu nước rất lớn.”

Chen và Chung tiếp tục trao đổi thư từ với nhau nhiều lần. Chen hỏi ông Chung về các loại máy bay, và cách thiết kế trực thăng, và có lẽ ông Chung muốn khoe khoang kiến thức của mình, lại bàn luôn sang chương trình phi thuyền con thoi. Chen phải nhắc nhở ông Chung: “Tôi vẫn mong được ông chỉ trình bầy về các loại máy bay qui ước thôi.”. Sau đó để tránh khiến ông Chung bị giảm bớt lòng hăng say, Chen hứa việc trình bầy về phi thuyền con thoi cũng sẽ được đưa vào nghị trình.

CUỐI THÁNG SÁU NẮM 1985, ông Chung, bà Ling bay đi Trung quốc cùng với hai cậu con trai ở tuổi teenager. Trong lúc cậu Shane và Jeffrey theo học lớp dạy Hoa Văn ở Bắc Kinh, ông Chung và bà Ling đi thăm khoảng hơn một chục thành phố khác nhau cùng với các đoàn du lịch.  Họ ghé thăm nhiều nơí chế tạo máy bay ở tỉnh Nanchang, Chengdu và Xi’an. Bộ hàng không sắp xếp, và trả hết phi cho những chuyến đi này. Ông Chung còn là diễn giả trình bầy những vấn đề kỹ thuật cho mọi người nghe. Chương trình diễn thuyết của ông được các đại học lớn, và cơ xưởng kỹ nghệ đài thọ. Ông Chung dùng phim ảnh, tài liệu mang từ Mỹ sang để trình bầy về cách thiết kế phi thuyền của Cơ Quan Không Gian Hoa Kỳ (NASA), làm cách nào để đưa phi thuyền con thoi trở về trái đất an toàn. Ông Chung nhận thấy những kỷ thuật ở Bắc Kinh quá lỗi thời, có từ thập niên 1950’s và chưa được canh tân, cập nhật.

Chuyến đi thăm Trung quốc lần này là chuyến đi đầu tiên trong đời ông Chung ở tuổi chững chạc. Nó để lại trong tâm khảm ông rất nhiều dư âm quan trọng cả về mặt chuyên môn, cũng như tình cảm cá nhân. Xen vào giữa những buổi diễn thuyết ở các xí nghiệp, ông Chung còn được Bộ Hàng Không sắp xếp cho đi thăm nhiều thắng cảnh đẹp của đát nước Trung Hoa. Đó là những nơi khi còn nhỏ, cậu bé Chung hằng ước mơ được đi thăm. Ví dụ như Tượng Phật vĩ đại xây trên núi Leshan, và Chuà Dyan ở thành phố Xi’an. Trong lúc lái xe đi qua nhiều làng mạc, ông Chung trông thấy dân quê Trung quốc hái sen từ vũng sình lầy. Bà Ling kể lại cho tôi rằng khi ông Chung ngồi toạ thiền, ông đã hồi tưởng và thấy được cuộc đời của ông ở kiếp trước, đó là cuộc đời của một nhà sư trong ngôi chùa Trung Hoa.

Vào cuối mùa hè, ông Chung đem về Mỹ những món quà lưu niệm nhỏ: chiếc kim cài lên cà vạt do hãng chế tạo máy bay tặng, một vật trang sức cho cà vạt khác do Trung quốc Học Viện Công Nghệ làm riêng cho ông, kèm theo một bảng vấn lục dài tám trang. Đó là danh sách những điểm kỹ thuật mà các kỹ sư hàng không ở Nanchang muốn tìm hiểu. Ông Chung để ra vài tháng nghiên cứu sách vở để trả lời những câu hỏi mà các kỹ sư yêu cầu. Đến tháng 12, đích thân ông Chung lái xe lên Lãnh sự quán Trung quốc ở San Francisco để gửi tài liệu đi Nanchang qua thể thức gửi hàng của giới ngoại giao.  Những thứ ông Chung gửi đi, nếu giới chức Hoa Kỳ biết được chắc hẳn họ phải kinh hoàng. Toàn là những tài liệu mật có giá trị dầy khoảng bảy cuốn sách cẩm nang về kỹ thuật từ tài liệu công nghệ của công ty Rockwell cho đến cách thiết kế oanh tạc cơ B-1.

Ông Moberly nói với tôi: “Tài liệu ông Chung gửi đi chính là Toa Thuốc Thánh giúp cho công ty sản xuất máy bay Trung quốc có thể làm được những gì Hoa Kỳ đang làm.”. Ông Chung đã đem cho đi những kiến thức kỹ thuật mà công ty Rockwell phải mất hàng chục triệu đô la, và nhiều năm mới sáng chế ra được kỹ thuật đó. Bà Ling thì cho rằng chẳng có gì đáng kể, bạn bè giúp nhau là chuyện thường. Bà nói với tôi: “Toàn bộ quan hệ này chỉ mang tính chất hữu nghị. Ở Trung quốc, mọi người đều sẵn lòng giúp đỡ nhau. Nếu bạn là kỹ sư, thì bạn nên làm những gì bạn có thể làm được để giúp cho tổ quốc của bạn.”

Trong khoảng thời gian một năm rưỡi sau, gia đình họ Chung mua thêm nhiều tài sản điạ ốc. Tháng 10 năm 1986, họ mua một căn nhà ở vùng Cypress, California. Năm tháng sau, họ trả bằng tiền mặt khoảng 600,000 để mua một căn nhà rộng một mẫu đất ở Orange, và còn có dư tiền để xây lại căn nhà từ đầu. Đặc biệt là gia đình này không thích xe xua, đi xe đắt tiền hay áo quần sang trọng. Vì thế hàng xóm không ai để ý đến sự giầu có của gia đình này.

Gu Wei Hao thỉnh thoảng ghé thăm gia đình, và hai vợ chồng ông Chung đưa quan chức này đi chơi nhiều nơi, như Disneyland, hay ra biển hóng mát. Phụ cấp công tác ngoại giao của Gu bèo lắm, chỉ được có $4 đô la một ngày. Vì thế phần lớn vợ chồng ông Chung trả hết chi phí đi chơi cho Gu. Nếu không hẳn là Gu phải có một qũi đen nào đó để cho y tiêu dùng.

Gia đình ông Chung dọn về căn nhà mới vào năm 1989. Chiều tối, ông Chung có cái thú tiêu khiển lấy ống viễn vọng kính nghiên cứu vì sao trên trời. Ông thích nghiên cứu bản đồ thiên văn học của Trung Hoa ngày xưa, xác định các chùm sao tinh tú trên trời. Bà Ling là người ưa thích mỹ thuật, hội hoạ. Bà lấy thêm văn bằng cao học mỹ thuật của trường California State University, Long Beach. Bà biến cái garage nhà bà thành một studio cho bà vẽ tranh. Bà cũng nhận dạy hội hoạ cho trường đại học cộng đồng ở điạ phương. Bà thích dạy về trường phái tân ấn tượng, trừu tượng, và tĩnh vật thịnh hành ở Hoa Kỳ và Âu châu vào cuối thập niên1970’s.

Một đồng nghiệp trong trường nói với chúng tôi: “Bà có một số môn đệ rất thích theo học với bà, họ mê say lối dạy của bà.”.

Vào năm 1998, tức là hai năm sau khi hãng Boeing mua lại hãng Rockwell, ban quản trị mới quyết định rời văn phòng đi nơi khác. Nhân viên được chỉ thị phải chuẩn bị thu dọn đồ đạc. Những tài liệu tham khảo cần giữ được tập trung vào các thùng để sẵn, và công ty vận chuyển sẽ đem đi. Những thứ nào cần vứt đi, cứ bỏ vào bao rác, sẽ có người đến đem đi đốt bỏ. Trong vòng vài tuần lễ sau đó, ông Chung đem về nhà hàng chục thùng tài liệu. Ông dấu những thùng tài liệu này trên những kệ sách trong căn hầm sau nhà. Những người quen ông ở Trung quốc nhờ ông thu thập bất cứ tài liệu kỹ thuật nào hữu ích. Bây giờ thì ông có thể có đủ tài liệu để cung cấp cho họ trong nhiều năm chưa hết.

Năm 2002, khi ông Chung sắp đến tuổi về hưu. Ông vào sở liên tục in rất nhiều tài liệu gốc của công ty Boeing ra.

Trên mỗi bản in ra, ông ta phải dùng chất keo mầu trắng để xoá lời cảnh cáo, cấm không được chia sẻ tin tức trong tài liệu với người ngoài công ty. Ông cũng cẩn thận ghi lại ngày tháng sao chụp, và xoá bỏ tên nhân viên chụp bản sao. Ông làm photocopy những tài liệu này, bản chính do ông giữ, bản chụp hình ông gửi sang Trung quốc. Khối lượng tài liệu in và sao chụp rất lớn, ông Moberly nói với tôi: “Ông Chung chắc phải dùng hàng trăm bình nước tẩy xoá máu trắng.”

NĂM 2007, TRONG PHIÊN TOÀ LIÊN BANG KÉO DÀI 6 TUẦN LỄ, tại Santa Ana, California, công tố viên trình bầy lý luận truy tố Chi Mak là một tên gián điệp làm việc cho chính quyền Trung quốc. Họ tố cáo những tài liệu do Chi Mak thu thập đã giúp Trung quốc làm được hệ thống radar Aegis. Hệ thống đó giúp bảo vệ các tầu chiến Trung quốc. Bồi thẩm đoàn quyết định kết án Mak về tội làm gián điệp cho chính phủ nước ngoài, và hắn bị tuyên án 24 năm tù, trong nhà tù liên bang. Đây là một bản án nặng nhất dành cho một tên gián điệp cho Trung cộng làm việc tại Hoa Kỳ.

Một người em trai của Mak, cùng bà vợ của y, bị cảnh sát phi trường quốc tế Los Angeles bắt giữ cùng với một cuốn CD chứa đựng số tài liệu mật. Tuy nhiên, trong trường hợp của ông Chung, các điều tra viên gặp phải điểm khó khăn khi truy tố. Trong nhiều tháng, thám tử của FBI nghiên cứu hơn ba trăm ngàn trang giấy tịch thu ở nhà ông Chung, nhưng không có một tài liệu nào được gọi là tài liệu mật. Ông Chung không thể bị kết án là đã tiết lộ bí mật quốc gia cho nước ngoài. Khi biện lý cuộc chứng minh ông Chung đã chia sẻ tài liệu mật với viên chức cao cấp Trung quốc vào thập niên 1980, đến nay đã quá hạn kỳ truy tố 5 năm, nên những vi nếu có xảy ra cũng không còn đầy đủ hiệu lực dùng để kết án. Ông Moberly nói: “Rõ rệt là ông Chung đã làm điều sai quấy. Nhưng chúng tôi phải tìm ra luật lệ nào mà ông Chung đã vi phạm, để truy tố ông ta.”

Trong lúc xem xét qua những luật lệ liên bang, ông Moberly bắt gặp một đoạn văn mang tựa đề: “Economic Espionage”

(Làm Gián Điệp Kinh Tế) đã được Quốc Hội thông qua và làm thành luật Economic Espionage Act năm 1996. Ông Moberly nhớ là mình đã học qua lớp học dài khoảng 30 phút trong chương trình huấn luyện phản gián. Lớp học ngắn quá, và ít có ai bị truy tố về tội làm gián điệp kinh tế, nên không ai để ý đến đạo luật này.

Nội dung của đạo luật nói rằng kẻ làm gián điệp kinh tế là người đã “lấy đi, mang theo, cất dấu” hay “sử dụng không đúng cách” những bí mật mậu dịch với chủ đích trợ giúp chính quyền nước ngoài. Đối với trường hợp của ông Chung, công tố viên không cần phải chứng minh ông Chung chuyển giao tài liệu sang Trung Hoa trong năm năm qua. Chỉ riêng việc ông cất dấu bí mật mậu dịch trong căn hầm đủ để kết tội ông.

Năm 2009, vụ án liên quan đến ông Chung được đem ra xét xử. Chánh án kỳ này cũng chính là thẩm phán Cormac J. Carney, người từng xử Chi Mak trước đây. Trong phần lấy lời khai, chuyên viên tình báo FBI, Ronald Guerin, trình bầy kỹ thuật ngành tình báo Trung quốc tuyển người làm gián điệp cho họ. Ông Guerin phân tích: “Tình báo Trung quốc cố tình khai thác khía cạnh Trung Hoa nơi người làm mật báo viên. Họ dụ dỗ những người này bảo rằng họ cứ chịu khó làm gián điệp cho Trung quốc đi, nó chẳng hại gì Hoa Kỳ cả, chỉ giúp cho Trung quốc thôi.”., “Bạn chỉ cần vỗ vai người Hoa, và bảo anh ta rằng anh cần giúp đỡ cho Quê Mẹ, cho đất nước của anh.. Và sau đó, anh cho người mật báo bằng khen, bằng tưởng lục…, hay cho người ấy một số tiền.”. Trong trường hợp của ông Chung, rõ rệt là ngành tình báo Trung quốc đã dùng nghệ thuật ngon ngọt nói nịnh ông Chung, và đem lại hiệu quả tốt. Việc truy tố ông Chung không hề có bằng cớ về số tiền trao đổi để lấy tin tức.

Phe bào chữa cho ông Chung lý luận rằng quả thực ông Chung đã làm một số việc “ngu dại trong quá khứ”, nhưng từ chối không nhận tội chia sẻ tin tức mật. Ông ta chỉ là một kẻ tàng trữ tin tức vào hàng tép riu. Ngay lập tức, ông Greg Staples, công tố viên trưởng, phản bác liền: “Hắn không phải là loại tép riu. Hắn là tên tàng trữ tin tức khổng lồ, ghê gớm, và đáng sợ.”

Ông Chung trở thành người Mỹ đầu tiên bị kết tội làm gián điệp kinh tế. Ông bị kết án 15 năm 9 tháng tù. Từ sau vụ này, còn có bốn người khác bị công tố viên liên bang truy tố về tội làm gián điệp kinh tế. Tổng cộng có năm người bị kết án với tội danh này.

Sau này, ông Moberley kể cho biết trong thời gian vụ xử tiếp diễn, có lần ông Chung xác nhận ông trao tài liệu mật, và được nhận tiền thưởng. Để bảo vệ bí mật cho cơ quan FBI, ông Chung không dám công khai nói trước toà về trường hợp ông được trả tiền. Những lời cáo buộc trùng hợp với nội dung lá thư mà Gu Wei Hao viết cho ông Chung, hứa sẽ trả bằng tiền mặt cho ông Chung.
Ngoài ra, trương mục ngân hàng của ông Chung tương đối không có nhiều tiền, và đồng lương của ông ở Rockwell không quá lớn, khoảng $60,000 một năm. Vậy mà không hiểu nhờ đâu mà ông Chung có thể làm chủ một garage sửa xe, một chung cư ba căn apartment cho thuê, và làm chủ hai căn nhà cùng một lúc.  Ông Moberly vẫn nói với tôi rằng: “Tôi không bao giờ tin ông Chung làm chuyện này để lấy tiền.”. Rất có thể chính quyền Trung quốc cho ông Chung vài chục ngàn như là một số tiền tưởng thưởng, khích lệ mà thôi.

ÔNG CHUNG KHÔNG BAO GIỜ CHO PHÉP TÔI VÀO THĂM ÔNG TRONG NHÀ TÙ, nhưng  bà Ling thì miễn cưỡng trả lời điện thoại của tôi. Bà không bị truy tố về tội hình. Một buổi chiều, tôi đậu xe ở cuối đường Grovewood Lane, đi bộ lại căn nhà ông bà Chung có cổng sắt. Chuông bấm ở cổng đầy máng nhện bám, ám chỉ rất hiếm khi họ có khách đến nhà. Sân cỏ trước nhà mọc đầy cỏ dại, cái xe cút kít để hốt lá cây khô, nằm chỏng gọng ở một góc, không có ai dùng đến nó từ nhiều năm nay.

Khi tôi bấm chuông cửa, bà Ling Chung bước ra, dơ tay vẫy từ bực thềm trước nhà. Bà mặc bộ quần áo ở nhà mầu xanh lá cây, tóc bà bơ phờ, không trang điểm. Bà mời tôi ngồi ở ghế sa lông mầu trắng trong phòng khách. Nắng chiều lọt vào khe cửa làm loé lên vài đường nắng sáng trên nền thảm.

Bà Ling rót ra một ly nước, mời tôi, và ngồi đối diện với tôi. Với nụ cười chán nản trên môi, bà kể cho tôi kỷ niệm hồi hai vợ chồng bà xin vào quốc tịch Mỹ. Trong mục câu hỏi “Liệu ông có sẵn sàng cầm súng bảo vệ Hoa Kỳ hay không?”. Ông Chung bỏ trống, không trả lời. Người phỏng vấn hỏi ông Chung: “Ông có sẵn sàng chiến đấu chống lại Trung quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh hay không?”. Bà Ling nhớ rõ câu trả lời của ông Chung là: “Nếu việc này xảy ra, tôi sẽ lấy khẩu súng tự bắn vào mình trước.”.

Chúng tôi bước bên nhau, đi từ phòng khách sang xưởng vẽ của bà. Phòng vẽ tranh trông ra sân trước. Một bức tranh trừu tượng khổ lớn đang để trên nền nhà, tưạ vào tường. Bà Ling nói với tôi rằng từ nhiều năm nay, bà tiếp tục vẽ tranh. Bà chỉ tay về phía một bức tranh trông như thập tự giá mầu violet, trên một chân trời tím. Bà nói tựa đề bức tranh này là “45436-112”.

Đó là con số tù của chồng bà đang đeo khi thụ án tại một nhà tù liên bang, không bị kiểm soát chặt chẽ. Nhà tù này ở thành phố Butner, tiểu bang North Carolina. Vài tháng bà đi thăm ông một lần.

Nước mắt ứa trên khoé mắt của bà. Bà tâm sự với tôi: “Ngày đầu tiên chúng tôi gặp nhau, là chúng tôi quyết định sẽ lấy nhau. Vợ chồng chúng tôi sống rất hoà thuận, hạnh phúc. Ngay cả khi chúng tôi trên 60, bạn bè thường nói chúng tôi trông như cặp tình nhân ở thuở sinh viên.”. Khi ông Chung còn làm cho hãng Boeing, thỉnh thoảng ông ngủ trưa trong hãng, ông choàng tỉnh dậy vì nằm mơ thấy bà Ling đứng cạnh hát cho ông nghe. Ông hay cằn nhằn: “Tôi đã nói với bà nhiều lần, đừng đứng cạnh tôi mà hát, tôi ngủ không được.”. Trong đầu ông lúc nào cũng nghĩ rằng tôi đang hát.

Tôi hỏi bà Ling liệu ông Chung có thuỷ chung với nước Trung Hoa nhiều như ông chung thủy với bà? Phải chăng các quan chức Trung quốc đã lợi dụng tấm lòng chung thủy của ông Chung? Bà lặng thinh, không trả lời. Tôi hỏi thêm theo bà nghĩ ông Chung có vô tội không? Bà nói: “Tôi không thể trả lời câu hỏi này được.”

Bà cho rằng các công tố viên đã suy nghĩ nông cạn, khi tìm hiểu động lực nào đã khiến ông Chung làm chuyện này.

Theo bà: “Những công tố viên này chỉ nghĩ một cách phiến diện, lướt qua trên bề mặt của vấn đề.”. Sau đó, bà phân tích kỹ hơn cho tôi nghe: Chủ đích của ông Chung là giúp Trung quốc, và không có ý định làm hại Hoa Kỳ. Bà nói thêm: “Khi ông kết bạn với một người, người ấy nhờ ông giúp đỡ, nếu ông là kỹ sư, hay hoạ sĩ. Ông biết gì thì giúp bạn ông trong khả năng của mình. Chỉ có thế thôi.”

Trước khi ra về, bà Ling cho tôi xem một tấm giấy dài, dán trên tường, ngay cửa bước vào phòng vẽ tranh. Trên tấm giấy viết những hàng chữa Tầu rất đẹp: Đó là một số điều người Phật Tử nên làm. Chính ông Chung đã chép tay những điều này cho bà Ling. Tôi thắc mắc không hiểu những điều Đức Phật dạy có giúp gì cho ông Chung trong việc giải quyết xung đột giữa hai chọn lựa ông nên trung thành với Hoa Kỳ hay với Trung quốc. Tôi hỏi bà Ling xem bà có thể cùng một lúc duy trì thái độ của hai con người, với hai quốc tịch. Mắt bà sáng hẳn lên, bà nói: “Tôi là một người Hoa, Tôi cũng là một người Mỹ. Điều này thật là đẹp. Việc gì cứ phải biến nó thành hai thực thể kình chống nhau?”.

Bài phóng sự điều tra của Yudhijist Bhattacharjee trên The New Yorker 5/5/14

Nguyễn Minh Tâm dịch


Mach Song bpsos@bpsos.org

Giới thiệu các hồ sơ tưởng niệm và vinh danh tại buổi cầu nguyện đa tôn giáo cho các nạn nhân bị bách hại vì ly do tôn giáo hay niềm tin

Mạch Sống, ngày 21 tháng 8, 2020 

***** 

Buổi cầu nguyện đa tôn giáo: 23 tháng 8, 2020, 8pm - 9pm giờ Việt Nam 

Ghi danh tham dự: http://tiny.cc/VADPrayer

Theo dõi qua livestream:

Tiếng Anh: https://www.facebook.com/VNAdvocacy/

Tiếng Việt: https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights/

Tiếng Ê Đê: https://www.facebook.com/Montagnard-Stand-For-Justice-104565237819312/

Tiếng Hmong: https://www.facebook.com/hmonghrc.org/ 

*****

Hoà Thượng Thích Thiện Minh, Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất, cựu tù nhân lương tâm tôn giáo

Hòa Thượng Thích Thiện Minh đã trải qua 26 năm tù đày vì không từ bỏ Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất. Năm 1979, HT bị kết án chung thân. Năm 1986 bị thêm án chung thân thứ 2 vì yêu sách Nhà nước cải thiện chế độ nhà tù cho tù nhân chính trị. Sau khi bỏ tù HT Thích Thiện Minh, nhà nước chiếm Chùa Vĩnh Bình của HT ở Bạc Liêu. Nhờ áp lực của các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhờ sự đấu tranh của Tăng Đoàn Phật Giáo Thống Nhất, HT được ra tù tháng 2 năm 2005 nhưng chùa đã bị tịch thu. Năm 2006, HT đồng sáng lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

Sau khi ra tù, HT luôn bị sách nhiễu và đàn áp. Bất cứ ai cho HT tá túc đều bị chính quyền gây khó dễ, hăm doạ. Cuối cùng, năm 2010 HT đến ở nhờ sau nhà của gia đình một người em gái; công an đã sách nhiễu gia đình người em gái. Sau này HT đã biến nơi ở tạm này thành Tịnh Thất Lộc Uyển. Mọi hoạt động của HT đều bị công an theo dõi, sách nhiễu. Thỉnh thoảng Hòa Thượng phải lánh đến một chùa ở nơi khác.

The Most Venerable Thích Thiện Minh, Unified Buddhist Church of Vietnam, former religious prisoner of conscience

Most Venerable Thích Thiện Minh spent 26 years in prison for his refusal to leave the Unified Buddhist Church of Vietnam. In 1979 he was evicted from his pagoda and sentenced to life imprisonment. In 1986 he protested the mistreatment of political prisoners by prison management organizations; for that he received a second life sentence. After imprisoning him, the government seized his Buddhist temple in Bạc Liêu Province.

Thanks to the efforts of international human rights organizations and the Unified Buddhist Church of Vietnam, he was released in February 2005. The government did not return his pagoda to him. In 2006 he co-founded the Friendship Association of Political and Religious Prisoners of Vietnam.

Wherever he went, he faced harassment by the local authorities. Whoever offered him temporary residence would receive threats from the police. After years of moving from place to place, in 2010 he moved in with his younger sister in Hóc Môn District, HCM City. He has since turned her private home into a makeshift place of worship which is known as the Lộc Uyển Meditation Center. The police continue to watch and harass him. At times he has had to seek refuge in a pagoda.

*****

Các Linh Mục và Đan Sĩ tại Đan Viện Thiên An, Thừa Thiên - Huế

Được thành lập vào năm 1940 bởi các linh mục Dòng Biển Đức, Đan viện Thiên An đã bị chính quyền Cộng sản nhắm đến với mưu toan chiếm đất. Hiện tại có 10 linh mục và 77 tu sĩ đang cư trú tại đan viện này.

Năm 1998, chính quyền Thừa Thiên-Huế đã tịch thu 49 ha đất của đan viện. Vào năm 2015, Chính phủ đã quyết định lấy 107 ha đất còn lại của đan viện. Với sự hỗ trợ của công an, một đám đông được tổ chức đã phá hủy cây Thánh giá nằm trên một ngọn đồi tên là Đồi Calvary. Mỗi lần linh mục của đan viện dựng lại Thánh giá, đám đông có tổ chức lại triệt hạ.

Ngày 28/6/2017, chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho khoảng 200 công an sắc phục và công an mặc thường phục cải trang thành côn đồ xông vào Đan viện Thiên An. Được trang bị dao, gậy sắt, thiết bị khác của công an, gậy gộc... họ đánh đập các linh mục và tu sĩ một cách dã man, đồng thời hạ bệ Thánh giá. Bốn tu sĩ bị thương nặng và tiếp tục bị ảnh hưởng hậu-chấn tâm lý.

Vào ngày 10 và 11 tháng 8, đám đông có tổ chức lại tấn công đan viện và đe dọa các linh mục thường trú của nó bằng bạo lực, tất cả đều có sự chứng kiến của công an địa phương.

Priests and monks at Thiên An Monastery, Thừa Thiên - Huế Province

Established in 1940 by priests of the Benedict Order, the Thien An Monastery has been targeted by the Communist government for land expropriation. Currently there are 10 priests and 77 monks residing at this monastery.

In 1998, the Thua Thien-Hue government confiscated 49 hectares of land of the monastery. In 2015, the Government decided to take the monastery's remaining 107 hectares of land. With the support of the police, an organized mob destroyed the Crucifix that stood on a hill named Calvary Hill. Each time the Monastery's priests rebuilt it, the organized mob desecrated it.

On June 28, 2017, the government of Thừa Thiên - Huế Province deployed about 200 uniformed police and plainclothes security agents disguised as thugs to enter Thien An Monastery. Armed with knives, metal batons, other police gear, sticks, etc., they brutally attacked the priests and monks, and desecrated the Crucifix. Four monks were severely injured.

On August 10 and 11, the organized mob again attacked the monastery and threatened its resident priests with violence, all in the presence of the local police.

*****

Ông Trần Ngọc Sương, Chánh Trị Sự Đạo Cao Đài

Ông Trần Ngọc Sương nhập môn Đạo Cao Đài năm 1974 và là Chánh Trị Sự Đạo Cao Đài ở Thị Xã Gò Công. Năm 2015 Ông đã tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á Thái Lan năm 2015 và Đông Timo năm 2016 để nêu tình trạng Đạo Cao Đài bị bách hại. Để trả thù, nhà nước Việt Nam đã ra lệnh cấm xuất cảnh đối với Ông. Ngày 30 tháng 4 vừa qua, 2 Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ gửi công văn yêu cầu giải trình nhưng chính quyền Việt Nam đã không trả lời.

Tháng 4 năm 2020, chi phái Cao Đài do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên năm 1997 ra huấn lịnh tước bỏ vai trò Chánh Trị Sự, vốn do đồng đạo bầu lên, và trục xuất Ông Sương ra khỏi Đạo Cao Đài. Đồng thời nhiều trang báo mạng có nhà nước đứng ở đằng sau đã đăng bài có nội dung phỉ báng Ông Sương.

Tháng 6 vừa qua, Ông Sương kiện Chi Phái 1997 về tội phỉ báng tại Tòa án nhân dân huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh và Tòa án nhân dân thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Mr. Trần Ngọc Sương, Chairman of a Cao Dai Parish Executive Committee

Mr. Trần Ngọc Sương joined the Cao Dai Church in 1974 and is the chair of a Cao Dai parish executive committee in Gò Công Town. In 2015, he attended the Conference on Freedom of Religion or Belief in Southeast Asia in 2015 and East Timor in 2016 to speak out against the persecution of the Cao Dai Church. In retaliation, the Vietnamese government issued a travel ban against him. On April 30, two UN Special Rapporteurs sent a letter to the Vietnamese government đemanding an explanation, but the Vietnamese government did not respond.

In April 2020, the Cao Dai sect which was set up by the Vietnamese Communist Party in 1997, excommunicated him and stripped him of his chairmanship of the executive committee of his Cao Dai parish although he had been elected by the congregation. At the same time, state-run online newspapers posted content that defames Sương.

In June 2020, Mr. Sương sued the 1997 sect for defamation at the People's Court of Hoà Thành District, Tây Ninh Province and the People's Court of Gò Công Town, Tiền Giang Province.

*****

Nguyễn Bắc Truyển, Hoà Hảo Buddhist

Nguyễn Bắc Truyển là chuyên gia pháp lý, điều hành Hội Tù nhân Chính trị & Tôn giáo Việt Nam, và tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và gia đình của họ. Ngày 17/11/2006, Truyền bị bắt và bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ông được trả tự do vào tháng 5 năm 2010.

Vào ngày 30 tháng 7 năm 2017, ông lại bị tạm giữ, bị bắt và cuối cùng bị kết án 11 năm tù với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Trước khi bị bắt, ông là người triệu tập Hội nghị Bàn tròn Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã nhắm vào ông Truyền do chủ trương nhân quyền và tự do tôn giáo của ông, cụ thể là đại diện cho tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Ông nhận Giải thưởng Hellman / Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền năm 2011.

Nguyễn Bắc Truyển, Tín Đồ Phật Giáo Hoà Hảo

Nguyễn Bắc Truyển is a legal expert who leads the Vietnamese Political & Religious Prisoners Friendship Association, which assists prisoners of conscience and their families. On November 17, 2006, Truyen was arrested and sentenced to 3 years and 6 months in prison on charges of "conducting propaganda" against the Socialist Republic of Vietnam. He was released on May 2010.

On July 30, 2017, he was again detained, arrested, and ultimately sentenced to 11 years' imprisonment on charges of "carrying out activities aimed at overthrowing the people's administration." Before his arrest, he was convenor of the Vietnam Freedom of Religion or Belief Roundtable.

The Vietnamese government has targeted Truyen due to his human rights and religious freedom advocacy, particularly on behalf of Hoa Hao Buddhists. He is a 2011 recipient of Human Rights Watch's Hellman/Hammett Award.

*****

Mục sư A Đảo, Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên

Ông là một người cổ súy cho tự do tôn giáo và đã bị bắt ngay sau khi tham dự hội nghị Tự do Tôn giáo ở Đông Nam Á và Hội nghị Xã hội Dân sự ASEAN / Diễn đàn Nhân dân ASEAN ở Đông Timor. Tại các sự kiện này, ông đã trình bày hoàn cảnh của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên và yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ.

Mục sư A Đảo tiếp quản làm mục sư chính của hội thánh này sau khi người tiền nhiệm của ông, Mục sư A Ga, trốn sang Thái Lan vào năm 2013 (vào tháng 7 năm 2019, A Ga đã gặp Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump nhân dịp Hội nghị cấp Bộ trưởng Thăng tiến Tự do Tôn giáo lần thứ hai). A Đảo cu~ng đã vận động cho tự do tôn giáo cho các tín hữu trong hội thánh của mình ở Tây Nguyên và các nơi khác của Việt Nam.

Ông bị bắt vào ngày 18 tháng 8 năm 2016, ngay sau khi trở về Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 4 năm 2017, ông bị kết án 5 năm tù về tội "Giúp người trốn ra nước ngoài trái phép". Trong khi thẩm vấn ông, công an tra tấn ông để ép cung. Mục sư A Đảo phủ nhận cáo buộc này và khẳng định mình vô tội.

Sức khỏe của ông ngày càng xấu đi do sự đối xử khắc nghiệt thường dành cho các tù nhân lương tâm. Có nguồn tin cho rằng ông A Đảo bị tra tấn trong tù vào cuối năm 2019.

Pastor A Đảo, Montagnard Evangelical Church of Christ (MECC)  

He is an advocate for religious freedom who was arrested shortly after attending the conference on Freedom of Religion in Southeast Asia and the ASEAN Civil Society Conference / ASEAN People's Forum in East Timor. At these events, he presented the plight of the MECC and asked the international community for help.

Pastor A Đảo took over as the lead pastor of this church after his predecessor, Pastor A Ga, fled to Thailand in 2013 (in July 2019, A Ga met with U.S. President Donald J. Trump during the second Ministerial to Advance Religious Freedom). A Đảo has also advocated for religious freedom for his church members in Vietnam's Central Highlands and elsewhere.

He was arrested on August 18, 2016, shortly after his return to Vietnam. On April 28, 2017, he was sentenced to 5 years in prison for "helping individuals to escape abroad illegally." During interrogation, he was reportedly tortured in order to extract a confession. A Đảo denied the charge and claimed his innocence.

His health has deteriorated as a result of the harsh treatment typically reserved for prisoners of conscience. It was reported that A Đảo was tortured in prison in late 2019.

*****

Hoàng Văn Ngài, Chấp sự tại Hội thánh Tin lành Bụi

Tre H'mông, xã Gia Nghĩa, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Là một doanh nhân thành đạt, ông đã tài trợ cho công việc từ thiện để giúp đỡ đồng bào H'mông gặp khó khăn về tài chính. Ông đã sử dụng tiền riêng của mình để xây dựng một nhà nguyện cho cộng đồng Cơ đốc H'mông của mình. Ông luôn ở tuyến đầu để giúp đồng đạo đối phó với công an Cộng sản.

Ngày 14 tháng 3 năm 2013, công an đến nhà bắt ông và em trai Hoàng Văn Pá nhưng họ trốn thoát được. Tuy nhiên, công an đã bắt giữ vợ của họ làm con tin. Ngãi và Pá đã trình diện với công an để công an trả tự do cho vợ họ.

Vào ngày 17 tháng 3, trong đồn công an, Pá nghe được anh trai mình bị tra tấn trong phòng liền kề. Sau ngày hôm đó, gia đình của Ngãi được công an thông báo rằng Ngãi đã chết trong đồn công an. Bị công an đe dọa vì đã lên tiếng về cái chết này, toàn bộ đại gia đình của Ngãi đã trốn sang Thái Lan để tìm sự bảo vệ của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.

Hoàng Văn Ngài, Deacon at the Bụi Tre H'mong Protestant Church in Gia Nghĩa Commune, Cư Jut District, Đắk Nông Province

As a successful businessman, he financed charity work to help fellow H'mông facing financial hardship. He used his own money to build a church for his H'mông Christian congregation. He always stood at the frontline to help fellow church goers to deal with the Communist police.

On March 14, 2013, the police came to his house to arrest him and his brother Hoàng Văn Pa. They managed to escape. However, the police detained their wives as hostages. Ngãi and Pa turned themselves over to the police in exchange for their wives' freedom.

On March 17, Pa overheard his brother being tortured in an adjacent room. Later that day, Ngãi's family was notified by the police that Ngãi had died in police custody. Threatened by the police for speaking out about his death, Ngãi's entire extended family fled to Thailand to seek protection from the UN High Commissioner for Refugees.


No comments:

Post a Comment