20200820 Cong Dong Tham Luan
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
BBC Tiếng Việt phỏng vấn nhóm TAPA
Xin kính chuyển các bài phỏng vấn nhóm TAPA (Vietnamese Americans for Trump as President Again) từ BBC Tiếng Việt. Bài trả lời của anh Lý Văn Quý và của Minh Ánh.
Trước khi trả lời phỏng vấn (và hiện tại) Minh Ánh đã và đang "sám hối" xin được phá giới tạo khẩu nghiệp để sát phạt đám Chủ Dân một lần, chớ không bị họ lấn áp và chửi rủa vu không bần thỉu chịu không nổi luôn! Hihihi.
Kính chúc sức khoẻ và bình an.
Metta,
Minh Ánh
BBC Phỏng Vấn Tiếng Việt - TAPA: Trả Lời của Nha Sĩ Lý Văn Quý
020200820 CDTL 01https://www.trumpaspresidentagain.com/2020/08/phong-van-bbc-tieng-viet-tapa-tra-loi.html
Chào chị Tina,
Rất hân hạnh được chị
mời trả lời một số câu hỏi liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay.
Sau đây là phần trả lời của tôi:
1. Xin ông
vui lòng giới thiệu một chút về mình. Ông đến Mỹ định cư đã bao lâu, hiện đang
làm gì, và có phải ông ghi danh là thành viên của đảng Cộng hòa?
Tôi tên là Lý Văn Quý, 69 tuổi, hiện là nha sĩ
hành nghề tại California từ năm 1993 đến nay. Tôi định cư tại Hoa Kỳ vào năm
1991 dưới chương trình HO dành cho các cựu tù cải tạo Cộng Sản. Tôi ghi danh là
thành viên của đảng Cộng Hòa.
2. Ông có
theo dõi việc chọn người đứng phó của ông Joe Biden không, và có phản ứng gì về
việc bà Kamala Harris là người sẽ là ứng cử viên phó tổng thống?
Tôi có theo dõi việc PTT Joe Biden đã chọn TNS
Kamala Harris là người đứng phó cho ông. Theo tôi thì tuy thành tích cũng như
hoạt động chính trường của TNS Harris chưa có nhiều nhưng có lẽ đó là một sự
lựa chọn khá nhất của đảng Dân Chủ vì bà Kamala Harris có thể lấy được một số
phiếu của cử tri phụ nữ, của các cộng đồng thiểu số, cũng như của quân đội. Nếu
cho phép so sánh thì tôi nghĩ rằng ít nhất sự lựa chọn này của PTT Biden còn
hay hơn khi John McCain chọn Sarah Palin đứng phó cho ông vào năm 2008
3. Xin ông
cho biết ba lý do quan trọng nhất khiến ông ủng hộ tổng thống Donald Trump và muốn ông
tái đắc cử?
-Thứ nhất, tôi nhận xét thấy TT Trump là một
người lãnh đạo “làm được việc.” Người Mỹ có câu: “He get things done…” Quan
trọng nhất là TT Trump là người giữ lời hứa và thực hiện được gần hết những lời
mình đã hứa trong gần bốn năm nay.
-Thứ hai, tôi thấy TT Trump là một người có
bản lĩnh thật sự, dám nói dám làm và không khoan nhượng với những thế lực đang
lũng đoạn sinh hoạt chính trường Mỹ. Điều tôi bất ngờ nhất là ông dám vạch trần
và đối đầu với truyền thông thiên tả mà theo tôi là “thủ phạm” chính trong sự sụp
đổ của VNCH vào năm 1975.
-Thứ ba, tôi công nhận TT Trump là một người
yêu nước và yêu dân tộc Hoa Kỳ chân chính. Các hoạt động của ông đều nhằm mục
tiêu tối hậu là “Làm Cho Nước Mỹ Hùng Mạnh Trở Lại” (MAGA) trên mọi lãnh vực.
Bên Đông Phương chúng ta có câu “Làm cho dân giàu nước mạnh” cũng diễn tả khá
đúng quan điểm này.
4. Theo ông
thì nếu đắc cử, trong vòng bốn năm tới TT Trump sẽ làm được gì cho đời sống của
người dân Mỹ, và cho vị trí của Hoa Kỳ trước quốc tế?
Nếu TT Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ bốn năm
nữa, tôi tin chắc ông sẽ làm được nhiều chuyện bất ngờ khiến mọi người sửng
sốt. Ngay từ khởi đầu chuyện TT Trump đánh bại bà Hillary Clinton đã là một
thành tích đáng kinh ngạc rồi.
Trải qua những năm vửa qua, về đối ngoại, TT
Trump đã có những “nước cờ” mà không ai có thể đoán trước được với những kết
quả tốt đẹp cho nước Mỹ và cả thế giới như giải quyết rốt ráo nạn ISIS trước
kia vẫn là một mối đe dọa cho người dân lành. Rồi chuyện giải quyết được “vấn
nạn” Bắc Hàn để ngày nay chúng ta không còn phải lo sợ cậu Ủn có bắn hỏa tiển
liên lục địa hay không. Đối với Iran thì thái độ cứng rắn của TT Trump đã khiến
Iran phải chùn chân, không dám tiến hành chương trình nguyên tử một cách lộ
liễu cũng như không dám “trêu chọc” các chiến hạm Hoa Kỳ trong vùng vịnh Ba Tư
nữa.
Chuyện TT Trump dám mạnh dan giải quyết vấn đề
thâm hụt cán cân thương mãi giữa Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới, trong đó
quan trọng nhất là đối với Trung Cộng, Mexico và Canada. Nay thì đã có thỏa
hiệp mới USMCA với Mexico và Canada giúp cho Hoa Kỳ “đỡ” bị thiệt hại hơn.
Chuyện thương thảo với Trung Cộng còn đang tiếp diễn gay go nhưng đã có dấu
hiệu Trung Cộng bắt đầu nhượng bộ phần nào.
Về mặt đối nội thì thành tích đầu tiên phải
nhắc đến là các chính sách mới về kinh tế đã khiến cho Thị Trường Chứng Khoán
tăng trưởng một cách ngoạn mục, giúp cho gìới đầu tư tích lũy được tài sản một
cách đáng kể và làm thuận lợi thêm cho công cuộc phát triển kinh tế. Rất buồn
là đại dịch Covid-19 đã làm khựng lại cỗ xe kinh tế Hoa Kỳ, Tuy nhiên thời gian
gần đây thì TTCK đã khởi sắc trở lại, báo hiệu niềm tin của giới đầu tư đối với
các chính sách của TT Trump. Theo một số khảo sát thì số đông cử tri tin tưởng
TT Trump là người giỏi nhất để giải quyết vấn đề kinh tế của Hoa Kỳ.
Do đó tôi tin là nếu TT Trump có thêm một
nhiệm kỳ nữa thì ông sẽ hoàn thành sứ mệnh đưa nước Mỹ trở lại một vị trí hùng
cường chưa bao giờ có trong lịch sử nước Mỹ, dân sẽ giàu thêm và nước sẽ mạnh
hơn.
5. Nhiều cử
tri cho rằng thái độ coi thường đại dịch coronavirus của TT Trump, và không tin
vào chuyên gia y tế, đòi mở cửa kinh tế sớm, khiến cho người Mỹ có số ca nhiễm
và tử vong cao nhất thế giới, ông nghĩ sao về điều này?
Trên thực tế thì ngay từ lúc đầu, tất cả mọi
người có trách nhiệm tại Mỹ, bao gồm các chính khách của cả hai đảng Dân Chủ và
Cộng Hòa, cả giới chức y tế Hoa Kỳ, đều có thái độ coi thường đại dịch
coronavirus. Lý do chính là vì Trung Cộng, với sự hỗ trợ của WHO, đã bưng bít
các thông tin cần thiết nhằm đối phó với Covid-19. Ít nhất là TT Trump đã mạnh
dạn cấm các chuyến bay từ Trung Cộng qua Mỹ vào cuối tháng Giêng nhưng đã gặp
phải phản ứng chống đối mạnh mẽ của các chính khách đảng Dân Chủ. Tuy nhiên
cách ông đối phó với nạn dịch đã chứng tỏ ông đã dồn hết tâm hết sức huy động
các nguồn tài lực để giải quyết vấn đề.
Tôi nghĩ rằng chỉ có TT Trump mới làm nổi những
chuyện như xây dựng các bệnh viện dã chiến trong vòng ba ngày, điều động hai
chiếc tàu bệnh viện đến nơi đúng hẹn, hoặc những chuyện như buộc một số công ty
phải chuyển giây chuyền sản xuất qua làm những chiếc máy thở và các trang thiết
bị bảo hộ PPE một cách khẩn cấpv.v... Với bộ máy quan liêu hiện nay của hệ
thống hành chánh Mỹ chằng chịt các luật lệ và qui định, công việc thúc đẩy cho
đến nơi đến chốn đòi hỏi một sự quyết tâm và nỗ lực phi thường để vượt qua. Kết
quả là chúng ta đã có dư thừa các phương tiện chống đỡ nạn dịch.
Theo tôi thì “luận điệu” cho rằng TT Trump không
tin vào chuyên gia y tế, đòi mở cửa kinh tế sớm đã “khiến” cho người cho
người Mỹ có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới là một luận cứ hàm hồ do
giới truyền thông thiên tả tạo dựng ra nhằm đổ lỗi cho chính quyền Trump.
Chuyện số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới của nước Mỹ đã xảy ra từ trước
khi chính quyền Trump khuyến khích các tiểu bang mở cửa kinh tế. Cụ thể là bà
Hillary Clinton đã tweet: “He did promise America First” vào ngày 27/3/2020.
Ngoài ra còn do nhiều yếu tố khác tác động vào
sự kiện này như yếu tố sinh hoạt xã hội, người Mỹ không quen đeo khẩu trang và
chính CDC ban đầu còn khuyến cáo dân không cần đeo, để dành cho giới y tế, yếu
tố di chuyển (travel), yếu tố chủng tộc v.v... Tại sao không đổ lỗi cho các
cuộc biểu tình của Antifa với sự ủng hộ của một số giới chức thuộc đảng Dân
Chủ?
6. Về mặt
đối ngoại, phe khuynh tả phê bình TT Trump là đã rút ra khỏi các qua các hiệp
định quốc tế, thoái vị khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ khiến nước Mỹ
hiện đang bị cô lập và đang mất vai trò lãnh đạo. Xin được nghe nhận định của
ông?
Tôi thấy TT Trump rất đúng khi rút hay dọa rút
ra khỏi các hiệp định quốc tế bất lợi cho Hoa Kỳ. Điển hình là NATO. Trách
nhiệm của NATO sau chiến tranh lạnh đã không còn cái ý nghĩa chống khối Cộng
Sản Varsovie nữa và nếu các quốc gia trong khối muốn duy trì NATO thì phải “chi
tiền” cho sòng phẳng, Hoa Kỳ không có lý do gì mà phải đài thọ một phần quá lớn
như trong thời kỳ còn Chiến Tranh lạnh. Tổ chức WHO cũng vậy. Không còn lý do
gì buộc Hoa Kỳ phải đài thọ một phần lớn cho một tổ chức bất tài phục vụ cho
Trung Cộng và đã đưa đến một hậu quả mất mát quá lớn cho nưóc Mỹ như vậy.
Chuyện Hoa Kỳ thoái vị ra khỏi vai trò lãnh
đạo toàn cầu khiến nước Mỹ bị cô lập, theo tôi, chỉ là một lý luận ấu trĩ. Lý
lẽ của kẻ mạnh nhất bao giờ cũng là tốt nhất! (La raison du plus fort est
toujours la meilleure, La Fontaine). Ngày nào Hoa Kỳ còn là một quốc gia hùng
mạnh nhất thế giới thì sẽ không bao giờ bị cô lập cả. Đó cũng là mục tiêu của
TT Trump khi phát động MAGA.
Tin tức cập nhật ngày 13/8/2020 là TT Trump đã
thành công trong việc đứng ra thương lượng một thỏa hiệp hòa bình có tính cách
lịch sử giữa UAE và Irael, mang lại một sự ổn định mới cho vùng lò lửa Trung
Đông. UAE sẽ là quốc gia Ả Rập thứ ba trong vùng bình thường hóa quan hệ ngoại
giao với Israel. Như vậy thử hỏi lý lẽ nước Mỹ hiện đang bị cô lập và
đang mất vai trò lãnh đạo có đúng hay không? Và công của ai?
7. Ông có
thể nhận định về sự phân rẽ quá lớn, và hiện tượng tấn công sỉ nhục nhau trong
cộng đồng cả người Mỹ gốc Việt lẫn người Việt Nam quan điểm trái ngược trong
việc ủng hộ hay phản đối TT Trump?
Chính bản thân tôi cũng bất ngờ khi nhận ra
hiện tượng này. Và từ khi đó tôi cố tránh những cuộc tranh luận về chính trị
Hoa Kỳ trên các diễn dàn nếu không cần thiết hay có thể “đụng chạm” đến quan
điểm của người khác. Theo tôi thì từ bản chất TT Trump đã khiến một số người
khó chịu về thái độ “ngông cuồng” của ông, đó là chưa kể giới truyền thông
thiên tả đã tô vẽ thêm ông thành một con người “vĩ cuồng” một cách bệnh hoạn mà
văn hoá Đông Phương chúng ta không thể chấp nhận được. Từ đó nảy sinh ra một
mối ác cảm của một số người thuộc thành phần “trí thức” của cộng đồng người
Việt đối với TT Trump, từ đó lôi kéo theo các ủng hộ viên của cả hai phe và hố
chia rẽ ngày càng trầm trọng hơn. Nhưng tôi tin chắc sau ngày bầu cử dù ai
thắng ai thua, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường thôi.
Nếu có thời giờ, xin mời quý vị đọc một bài
phiếm do tôi viết với tựa đề là “Hội Chứng Danotrum” có thể tóm tắc ý kiến của
tôi về chuyện này tại:
https://www.svqy.org/2020/7-2020/hoichung/hoichung.html
8. Theo bài
này, https://www.bbc.com/vietnamese/53689774, thì Trung Quốc, Nga và Iran nằm trong
số các quốc gia đang tìm cách tác động lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
Ông có nhận định gì về việc này, và theo ông thì Trung Quốc có muốn TT Trump
tái đắc cử không, tại sao?
Theo tôi nghĩ thì dĩ
nhiên ba quốc gia nêu trên đều muốn, ít hay nhiều, tác động lên cuộc bầu cử
Tổng Thống Hoa Kỳ vì lợi ích riêng của họ. Tuy nhiên từ ước muốn cho đến hành
động cụ thể còn là một bước quá xa và những luận cứ cho rằng họ “đang tìm
cách tác động…” là không đúng sự thật nếu ám chỉ những toan tính này vi
phạm luật pháp Hoa Kỳ. Còn chuyện họ “vận động” tranh cử cho ứng cử viên của họ
trong khuôn khổ luật pháp cho phép thì tại sao không?
Câu hỏi Trung Quốc có
muốn TT Trump tái đắc cử không thì hiển nhiên là không. TT Trump có một điểm
nổi bật là không thể mua chuộc bằng tiền bạc được. Cuộc chiến tranh mậu dịch
giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng do ông khởi động sẽ gây thiệt hại cho Trung Cộng rất
nhiều. Nếu ông Joe Biden làm Tổng Thống Hoa Kỳ thì chắc họ sẽ dễ thở hơn.
9. Ông
còn điều gì muốn nói thêm về cuộc bầu cử tổng thống năm nay?
Tôi xin cảm ơn cô Tina
và BBC đã cho phép tôi được trình bày một số quan điểm riêng về cuộc bầu cử
Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay và xin mọi người, các cử tri gốc Việt, hãy đi bầu
thật đông để nói lên tiếng nói và sức mạnh của cộng đồng chúng ta vì lần này
không những chỉ bầu cử Tổng Thống mà còn bầu cho các chức vụ dân cử đia phương
khác, cũng như bỏ phiếu cho một số các nghị quyết có tầm quan trọng trực tiếp
đến cuộc sống của quý vị.
Bầu ai cũng được, các
ủng hộ viên Trump và đảng Cộng Hòa hãy bỏ phiếu cho TT Trump và các ủng hộ viên
Biden và đảng Dân Chủ hãy bổ phiếu cho người của mình. Chúng ta sẽ tôn trọng ý
kiến của đa số. Đó chính là ý nghĩa đích thực của Tự Do Dân Chủ. Xin Thượng Đế
hãy phù hộ cho nước Mỹ…
Trân trọng,
Lý Văn Quý
BBC Phỏng Vấn Tiếng Việt - Trả Lời của Cô Trương Minh Ánh
https://www.trumpaspresidentagain.com/2020/08/phong-van-bbc-tieng-viet-tra-loi-cua-co.html
Minh
Ánh thân chào chị Tina, và khán thính giả của BBC, xin chân thành cảm tạ chị đã
ưu ái cho Minh Ánh được tham gia vào cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
1.
Xin chị vui lòng giới thiệu một chút về mình. Chị đến Mỹ định cư đã bao
lâu, hiện đang làm gì, và có phải chị ghi danh là thành viên của đảng Cộng hòa?
Minh
Ánh là một thuyền nhân tỵ nạn Cộng Sản từ năm 1983. Đến Mỹ vào tháng 6 năm
1984. Sau khi chồng mất thì tự nghỉ hưu sớm để dành thời gian làm thiện
nguyện và những điều mình thích; thỉnh thoảng Minh Ánh nhận dạy (freelance) về
môn Information Systems cho trường đại học Everglades. Mình mới ghi danh cử tri
của đảng Cộng Hòa thôi. Tuy rằng có một vài điều Minh Ánh thích về chính sách
của đảng Dân Chủ nhưng sau khi tìm hiểu kỹ thấy đảng DC nói thì hay nhưng người
trong đảng đạo đức giả đặt quyền lợi cá nhân và đảng phái trên tổ quốc và người
dân, mình quyết định chọn Cộng Hòa.
2.
Chị có theo dõi việc chọn người đứng phó của ông Joe Biden không, và có phản
ứng gì về việc bà Kamala Harris là người sẽ là ứng cử viên phó tổng thống?
Minh
Ánh có theo dõi và xin chỉ nói quan điểm của một người đàn bà, một người mẹ
(còn những quan điểm chính trị thì đã có đầy rẫy trên báo hai phía cánh tả và
hữu bình luận rồi!) Minh Ánh là người theo đạo Phật và hơi bảo thủ: một người
đàn bà mà không có đạo đức, cặp với một người đàn ông đã có vợ thì Minh Ánh tuy
không lên án,nhưng sẽ không thích thú để ủng hộ, và không biết những người mẹ
có con gái sẽ dạy con như thế nào khi con (nhìn gương bà Harris) thấy để tiến
thân có thể dùng bất cứ thủ đoạn vô đạo đức nào cũng được.
Chưa
kể trong thời gian làm District Attorney (2004-2011), bà Harris đã thay đổi lúc
thì chống án tử hình, sau lại phản đối, không có lập trường rõ ràng (gió thổi
chiều nào theo chiều đó). Theo mình một trong những điều quan trọng của một
người lãnh đạo là lòng nhân từ. Khi cảnh sát Espinoza mất và theo luật của tiểu
bang California ký năm 1973: "những ai giết cảnh sát đều phải nhận án tử
hình," đáng lẽ ra khi bà Harris vận động bỏ án tử hình bà cũng phải cho
gia đình góa phụ bất hạnh của cảnh sát Espinoza (có đứa con gái 3 tuổi) biết về
dự luật đó và tới thăm họ. Đàng này bà tuyên bố không tử hình thủ phạm giết
cảnh sát Espinoza mà không hề nói một lời thông báo hay an ủi gia đình nạn
nhân. Vợ của gia đình nạn nhân nhận được tin từ trên báo San Francisco
Chronicle. Cho tới bây giờ trên cả 15 năm bà Harris cũng chưa từng có một lời
giải thích hay xin lỗi góa phụ Espinoza. Bà chỉ nghĩ tới quyền lợi riêng làm
vui lòng cử tri của bà mà không đếm xỉa tới gia đình nạn nhân. Đó là điều vừa
đạo đức giả vừa không có lòng thương cảm tới người dân đang trong cảnh đau khổ.
3.
Xin chị cho biết ba lý do quan trọng nhất khiến chị ủng hộ tổng thống Donald
Trump và muốn ông tái đắc cử?
(Các
anh trong nhóm TAPA đã trả lời những nguyên nhân chính hết rồi và mình đồng ý
với các điều các anh chia sẻ nên chỉ xin cho nói quan điểm của một người đàn bà
Á Đông vậy nhé)
1.
Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ: TT Trump là một người cha tuyệt vời, dạy con
cái không nghiệp ngập, hút sách, biết tự lập và có trách nhiệm với bản thân và
gia đình. Trị quốc: TT thấy được hiểm họa của Trung Cộng làm lũng đoạn kinh tế
Mỹ trong tương lai mà các tổng thống trong các nhiệm kỳ trước không thấy nên
đang tìm cách lấy lại công đạo và quyền lợi của người dân Hoa Kỳ. Bình thiên
hạ: chấm dứt ISIS, Kim Jong Un ngừng hung hăng đòi bắn hoả tiển, Trung Cộng
đang lộ rõ bản chất đế quốc đỏ và gian hùng ...
2.
TT Trump là một người nhân đạo. TT đã từng giúp đỡ người goá phụ trả tiền nhà;
TT Trump cũng đích thân tới thăm an ủi gia đình của cô Venessa Guillen (bị giết
ở TX) và đề nghị trả tiền tang lễ, hứa sẽ điều tra rõ ràng ngọn nguồn và sẽ
thường xuyên liên lạc báo tin cho gia đình cô biết kết quả. Coi trong một cuộc
rally thấy TT thật sự quan tâm khi có một người tham dự bị xỉu. Đó không phải
là đóng kịch như những chính trị gia quỳ gối thương khóc cho một tội phạm như
đảng Dân Chủ đã làm!
3.
TT Trump là người coi trọng giá trị đạo đức trong tín ngưỡng và yêu thương dân.
Dù có bận rộn cách mấy trong lúc dịch Covid-19 bùng phát, TT đã kêu gọi toàn
dân trong một ngày chủ nhật cùng đồng tâm cầu nguyện. Là một người Phật tử,
Minh Ánh thấy một người có lòng tin và làm theo lời Chúa/Phật dạy: có sự từ bi
là người rất đáng ngưỡng mộ và sẽ là minh quân.
4.
Theo chị thì nếu đắc cử, trong vòng bốn năm tới ông Trump sẽ làm được gì cho
đời sống của người dân Mỹ, và cho vị trí của Hoa Kỳ trước quốc tế?
Minh
Ánh nghĩ sẽ ổn định trật tự trong nước, đem sự an ninh tới cho người dân: dẹp
cái đám AntiFa, Anarchy, và bạo động Black Lives Matter. Sẽ có thuốc vaccine
trị Covid-19 sớm. Kinh tế phát triển khi hãng xưởng đem các công ty của họ về
lại Mỹ. Chủ trương giúp dân da màu (Đen) có nhiều cơ hội tiến thân, có việc
làm, với giá trị của gia đình cha mẹ đầy đủ...sẽ dần dần giảm các tệ nạn xã
hội, xóa đi khoảng cách giữa đen trắng về vấn đề kỳ thị và khác biệt về lương
bỗng. Với chương trình ngăn chận di dân lậu để cơ hội cho những di dân thật sự
có khả năng điều kiện nhập cư nhưng không làm gánh nặng cho dân Mỹ, và tuyển
lựa cẩn thận những người tị nạn chính trị chứ không phải tị nạn kinh tế vào
nước Mỹ, sẽ giúp đời sống dân chúng Mỹ an toàn và công bình cho mọi người hơn.
Đối
ngoại: làm giảm sự bành trướng của TC, thế giới sẽ có sự công bình với chuẩn
mực quốc tế về nhiều đạo luật cho thương mại, hàng hải...mà chúng ta đang thấy
đã xẩy ra với TC lúc này.
5.
Nhiều cử tri cho rằng thái độ coi thường đại dịch coronavirus của ông Trump, và
không tin vào chuyên gia y tế, đòi mở cửa kinh tế sớm, khiến cho người Mỹ có số
ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, chị nghĩ sao về điều này?
Xin
phép hỏi cử tri nào vậy ạ? Cử tri Việt tị nạn hay Mỹ? Nếu coi truyền thông
Mỹ thì chị Tina muốn ám chỉ cử tri thiên tả? Minh Ánh với cái nhìn của
người bảo thủ thì lại thấy khác: TT Trump đã làm những gì TT cần phải làm. Nếu
nói coi thường thì nên coi lại tin tức để thấy ông Biden đã coi thường Covid-19
như thế nào khi lên án TT Trump là "xenophobic" lúc TT Trump biết có
dịch ở Vũ Hán và yêu cầu các hành khách từ Vũ Hán hay ghé ngang Vũ Hán không
được vào Mỹ. Sao lại chỉ nhắm và đổ lỗi riêng có TT Trump thôi? Có phải
trách nhiệm lo cho dân là của mọi người trong chánh quyền từ liên bang tới tiểu
bang, thành phố, và quận hạt?
Dĩ
nhiên khi đó tất cả đều hoảng loạn không biết gì về con vi khuẩn này. Nếu như
những người trong đảng DC thấy được cách nào tốt hơn tại sao không đề nghị biện
pháp để giúp dân mà làm ngơ, lại còn ủng hộ biểu tình, tụ nhóm,làm sự lây lan
tăng thêm sao không nói? Họ có thật sự yêu dân hay không?
Thêm
nữa, TT yêu cầu những tiểu bang thành phố nào có khả năng mở cửa nên mở cửa,
ông chưa bắt các tiểu bang nào cũng phải mở cửa theo lệnh của mình mà. Ví dụ
điển hình: Dakota mật độ dân thưa, bà Thống Đốc cho mở cửa sớm nhờ vậy mà dân
Mỹ có được thực phẩm để ăn và tiểu bang của bà không bị ảnh hưởng nhiều về nạn
thất nghiệp hay thiếu hụt ngân sách.
Còn
chuyên số ca nhiễm và tử vong cao thì xin hãy nhìn tỷ lệ:
a.
Với số lượng được xét nghiệm nhiều thì dĩ nhiên số sẽ cao thôi. Nếu giả thử
Trung Cộng thành thật thì chưa chắc gì Mỹ đứng hàng đầu phải không?
b.
Có những sự sai sót trong vấn đề báo cáo. Có nhiều bệnh nhân bị bệnh về tim
mạch hay cúm mà có xét nghiệm dương tính với Covid-19 là cho nguyên nhân tử
vong là "chết vì Covid-19". Ở Florida mình cư ngụ có 1 tai nạn xe
motorcycle cũng được ghi là chết vì CoronaVirus. Và có nhiều nhà thương hay bác
sĩ gởi các mẫu thử nghiệm đều nhận về 100% các cases có kết quả dương tính hết
- không hề có cái nào kết quả âm tính cả. Có đáng tin hay không? Các phòng labs
dở không làm tốt xét nghiệm hay là có sự sắp đặt nào đây?
So
với số lượng nhiễm và tử vong trên dân số Mỹ thì tỷ lệ vẫn còn thấp so với
nhiều nước khác. Ví dụ một gia đình (Mỹ) 20 người con, có 7 người bệnh và
2 người chết không thể so sánh với một gia đình (VN) có 5 người con, 2 người
bệnh và 1 người chết có đúng không ạ (Mỹ có 7 người bệnh, VN chỉ có 2)?
Cái này người Mỹ gọi là comparing orange and apple - it's irrelevant. Truyền
thông chủ lưu dùng những điều so sánh này đã cho thấy sự gian dối của họ rồi.
Và
một điều khác đáng ngạc nhiên nữa là chẳng thấy Truyền thông chủ lưu phê phán
các Thống đốc Dân Chủ nơi có số lượng nhiễm và tử vong tăng cao mà chỉ thấy
toàn là đổ lỗi cho TT Trump thôi!
6.
Về mặt đối ngoại, phe khuynh tả phê bình ông Trump là đã rút ra khỏi các qua
các hiệp định quốc tế, thoái vị khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ khiến
nước Mỹ hiện đang bị cô lập và đang mất vai trò lãnh đạo. Xin được nghe nhận
định của chị?
Cũng
là quan điểm của một người mẹ thôi nha: Minh Ánh thương con sẽ không muốn con
mình phải è cổ gánh hết các vấn đề của các gia đình hàng xóm 1 cách không công
bằng để chỉ được mang danh tiếng "đại ca". Nếu con của Minh Ánh giỏi
và có thực lực biết chơi tốt với người biết điều thì sẽ có bạn thôi. Không gì
lo lắng.
Dĩ
nhiên người công dân Mỹ không muốn tiền thuế của mình đi trả cho những chuyện
không lợi lộc và bất công như vậy. Nước Mỹ mà vững mạnh, biết cách giúp đỡ các
nước trong phạm vi hai bên đều có lợi và công minh thì các nước khác cũng sẽ
thấy và ủng hộ làm đồng minh thôi. Hãy nhìn nước Anh cũng ủng hộ Mỹ khi
nhìn thấy hiểm họa an ninh nên hủy hợp đồng với Huawei. Úc, Nhât, Ấn, Đại Hàn
vẫn cùng kết hợp tập trận...Hay các nước Châu âu cũng theo Mỹ và thấy hiểm họa
TC kiểm soát và nắm giữ quá nhiều quyền lực trong tay, và họ muốn tự thành lập
một tổ chức y tế quốc tế khác trong sạch và có trách nhiệm hơn WHO. Điều đó có
thể gọi là cô lập hay không?
7.
Chị có thể nhận định về sự phân rẽ quá lớn, và hiện tượng tấn công sỉ nhục nhau
trong cộng đồng cả người Mỹ gốc Việt lẫn người Việt Nam quan điểm trái ngược
trong việc ủng hộ hay phản đối ông Trump?
Minh
Ánh chỉ buồn cười! Nhứt là các vị theo Dân Chủ lại càng tỏ ra thái độ Chủ Dân
hơn; và càng học vị cao thì càng chữi tợn! Minh Ánh đã delete rất nhiều các
loại email hay comments dạng này trên Facebook. Chỉ có những vị còn hỏi đàng
hoàng (dù có móc họng! :D) thì Minh Ánh lịch sự trả lời và dùng hạnh bát nhã
của đạo Phật để chia sẻ những hiểu biết của mình mà cho họ thấy là họ đã bị
truyền thông thiên tả chủ lưu lừa rồi. Đây là một thí dụ nhỏ: https://www.facebook.com/anh.m.truong.7/posts/10213518192429150
8.
Theo bài này, https://www.bbc.com/vietnamese/53689774, thì Trung Quốc, Nga và
Iran nằm trong số các quốc gia đang tìm cách tác động lên cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ năm nay. Chị có nhận định gì về việc này, và theo chị thì Trung Quốc
có muốn ông Trump tái đắc cử không, tại sao?
Lại
thêm một chuyện buồn cười nữa là vấn đề bắt đầu từ bà Hillary Clinton. Theo bà
Nga tác động lên cuộc bầu cử giúp TT Trump thắng trong cuộc bầu cử 2016 vì bà
còn không chịu chấp nhận mình thua. Nếu có thật Nga nhúng tay vào lúc đó thì
càng thấy rõ là chính quyền của ông Obama sao quá dở vậy không biết...Bà
Clinton kiểu giống như vạch áo cho người xem lưng: "xem nè: nước Mỹ dưới
thời ông Obama quá tồi tệ, an ninh mạng lỏng lẽo để cho Nga vào phá rối bầu cử
làm cho tui thua...chớ tui giỏi dang kinh nghiệm đầy mình làm sao thua
được." Như vậy thì ai làm cho nước Mỹ yếu và mất mặt quá vậy ta?
Kỳ
này theo thiển nghĩ của Minh Ánh nếu các nước nào có những bất lợi khi TT Trump
tái đắc cử thì chắc chắn là họ muốn tìm cách làm cho TT Trump thất cử thôi.
Nhứt là tình hình căng thẳng lúc này với TC thì chắc chắn TC càng không muốn TT
Trump đắc cử mà muốn ông Biden lên làm tổng thống với chính sách nhu nhược của
ông (muốn globalization) thì dễ lật lại những gì TT Trump đã làm trong vài năm
nay. Nếu có (sự âm mưu của TC, Iran, Nga muốn tác động) thì hy vọng là hệ thống
Homeland Security và Voting systems tại từng tiểu bang của Mỹ sẽ có biện pháp
phòng chống các sự gian lận đó.
9.
Chị còn điều gì muốn nói thêm về cuộc bầu cử tổng thống năm nay?
Dạ
Minh Ánh hy vọng các cử tri Mỹ gốc Việt tham gia đông đảo, nhứt là ở các Swing
states. Nên nhớ cựu TT GW Bush thắng ứng cử viên Al Gore tại Florida có 537
phiếu thôi! Với hơn 10 ngàn người Việt tị nạn tại vùng Tampa Bay Minh Ánh đang
cư ngụ này, cũng như sự ủng hộ mạnh mẽ của nhóm Việt tị nạn tại vùng Fort
Lauderdale (có quay video trên YouTube) chẳng lẽ nào không có được vài ngàn
người bầu cho TT Trump hay sao?
Và
một điều nhắc nhở quý vị tị nạn, di tản năm 1975: xin quý vị nhớ rằng nếu như
TT Ford không vượt qua được sự ngăn cản chống đối quyết liệt của Biden khi ông
này không cho giúp đưa dân VNCH di tản vào Mỹ lúc đó, thì quý vị và các con
cháu có được hiện diện nơi này ngày hôm nay để bỏ phiếu cho ông Biden hay không
nha.
Xin
cảm ơn chị Tina đã cho Minh Ánh được chia sẻ tiếng nói của người Việt tị nạn
tại Hoa Kỳ hôm nay.
Kính
chúc chị, cũng như toàn thể khán thính giả của BBC, cùng gia quyến bình an và
khỏe mạnh trong cơn đại dịch này.
Trương
Minh Ánh
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sat, Aug 15 at 12:23 PM
Bà Phó…
Ký Thiệt
“Vụ và việc” ông Joe Biden chọn một bà đứng phó
để được Đại Hội đảng Dân Chủ họp tại Milwaukee, Wisconsin, từ 17 tới 20
tháng 8 tới đây đề cử liên danh Dân Chủ trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc mà
đến hôm nay, khi bài này được viết thì chỉ còn không tới một tuần cũng
chưa có kết quả.
Nhưng, tại sao lại cứ phải một bà mà không thể là một ông?
Ngày 15 tháng 3, sau khi
thắng cuộc bầu sơ bộ trong đảng Dân Chủ, ông Biden hứa sẽ chọn một phụ nữ làm
ứng cử viên phó tổng thống, không phải vì ông cựu phó tổng thống… thích đàn bà
nhưng vì áp lực của phe tả trong đảng Dân Chủ. Có một danh sách dài để ông
Biden chọn, và việc chọn lựa đã không dễ như mọi người trông đợi nên ông đã
phải trì hoãn quyết định mỗi tuần, nhất là làm sao ông biết được ông George
Floyd sẽ chết vào một ngày xấu trời cuối tháng 5 khiến nước Mỹ rối như mớ bòng bong, và các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ, kể cả ông Biden, đã phải quỳ gối trong tang lễ ông Floyd, và tiêu chuẩn để chọn một bà phó bây giờ phải
là một phụ nữ da đen.
Vai trò phó tổng thống
cho ông Biden trong cuộc bầu cử năm nay rất quan trọng vì ai cũng biết tuổi già
(77) và khả năng nhận thức suy yếu của cụ Biden, nếu đắc cử, sẽ không trông đợi ngồi trong Văn Phòng Bầu Dục Tòa
Bạch Ốc tới hết nhiệm kỳ, “bà phó” khi đó sẽ lên thay, kể cả kiêm nhiệm chức tổng tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ trong một thế
giới với những lò lửa chiến tranh sẵn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào.
Theo truyền thông báo
chí Mỹ thì bản danh sách lúc đầu dài hơn một tá nay còn lại sáu bà: Nghị
sĩ Kamala D. Harris của Califonia, Dân biểu Karen Bass của California, Nghị sĩ
Tammy Duckworth của Illinois, Dân biểu Val Demings của Florida, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Susan E. Rice, và Nghị sĩ Elizabeth Warren của
Massachusetts.
Qúy bà nói trên đã được các chương trình đặc biệt cuối tuần (2.8.2020) của các hệ thống truyền hình Mỹ đưa ra “mổ xẻ”, phân tích, bình luận sôi nổi. Dân biểu Karen Bass và Nghị sĩ Tammy Duckworth được Chris Wallace phỏng vấn với những câu hỏi hắc búa trong Chương trình “Fox News Sunday”.
Các bà khác thì được những đài mà ông Trump gọi là “fake news” dành cho sự ưu ái hơn.
Nghị sĩ Kamala Harris được CNN đưa lên chương trình “State of the Union” với lời hậu thuẫn nồng nhiệt: “Đây là lúc để Nghị sĩ Kamala Harris gia nhập liên danh Dân Chủ và, theo ý Thượng đế, giúp cho ông Biden thực hiện phần sau của phong trào (BLM) từ Tòa Bạch Ốc.”
Trong khi đó, Dân biểu Val Demings được cựu Tham vấn Đặc biệt của TT Clinton “chấm” vì từng là nữ Cảnh sát Trưởng đầu tiên của Thành phố Orlando, Florida. Ông ta viết trên tờ The Hill ra ngày 1.8.2020 như sau:
“Val Demings không những chỉ có khả năng thu hút phiếu của những cử tri đảng Cộng Hòa và độc lập ôn hòa nằm trên hành lang giữa Orlando và Tampa. Cô cũng nổi tiếng là một nhân viên công lực nghiêm minh, sự có mặt của cô trong liên danh Dân Chủ sẽ là một sự giải trừ giả thuyết vô căn cứ “Pháp luật và Trật tự” của Trump.”
Những “sô” trong ngày Chủ Nhật tuần vừa qua đã diễn ra
trong căng thẳng nặng nề với Dân biểu Karen Bass, khi một ngày trước cô đã bị
Nghị sĩ Marco Rubio, Cộng Hòa – Florida, giáng một đòn chính trị.. Ông ta nói
rằng nếu được bầu làm phó tổng thống, Bass sẽ là cảm tình viên cao
cấp nhất với Cuba trong lịch sử chính quyền Hoa Kỳ.” Ông ta chỉ ra
một tuyên bố của Bass vào tháng 11 năm 2016 nhân cái chết của nhà độc tài cộng
sản Fidel Castro, trong đó có câu: “Sự ra đi của vị tư lệnh tối cao là
một mất mát lớn lao đối với nhân dân Cuba.” Ông Rubio, một người Mỹ gốc
Cuba, cũng chỉ ra cho thấy Bass đã đi Cuba bảy lần trong thập niên 1970.
Trong “sô” hôm Chủ Nhật, cô Bass nói: “Tôi tự
xét mình không phải là một người ủng hộ Castro.”
“Không phải là một người ủng hộ Castro”? Vậy cô giải thích thế nào về những chuyến đi Cuba trong thập niên 1970 và về lời tuyên bố năm 2016? Cô nói với Chuck Todd của chương trình “Meet the Press” trên NBC: “Sẽ không làm điều đó nữa. Nói chuyện ngay lập tức với các bạn đồng viện từ Florida và đã nhận ra rằng đó là điều mà không bao giờ nên nói.”
Một câu chuyện cũ về Cuba đã gây rắc rối cho Karen Bass
và có thể làm cô mất cơ hội được ứng cử viên Biden chọn làm “bà phó”.
Nghị sĩ Tammy Duckworth đã dùng cuộc phỏng vấn trên “Fox News Sunday” ngày 2 tháng 8 để ca ngợi ông Biden và đả kích ông Trump.
Nghị sĩ Duckworth là một cựu chiến binh đã mất cả hai chân trên chiến trường Iraq, tuy phải ngồi trên xe lăn nhưng tinh thần của một chiến sĩ vẫn còn hăng say? Phải chăng vì vậy mà không thấy ai trên chính trường, đang nóng bỏng không thua gì trên chiến trường, phản pháo cô. Hay là mọi người đều nghĩ ông Biden sẽ không chọn một thương phế binh để làm phó mà có phần chắc sẽ trở thành tổng thống siêu cường Hoa Kỳ một ngày không xa, nếu liên danh Dân Chủ thắng phiếu vào ngày 3 tháng 11 tới đây.
Với Dân biểu Karen Bass thì khác. Câu nói “thiếu
suy nghĩ” của cô bốn năm trước về nhà độc tài râu xồm của chế độ cộng sản xứ
Cuba đã không được quên đi một cách dễ dàng.
Trong những năm gần đây, đảng Dân Chủ đã cố kéo những thế hệ trẻ gốc Cuba ra khỏi đảng Cộng Hòa, “ngôi nhà chính trị” của cha ông họ trên nước Mỹ, đặc biệt là tại Florida. Các chính trị gia đảng Dân Chủ cho là thế hệ con cháu của những người này đã bớt quan tâm tới chuyện quá khứ và mở rộng tầm nhìn cho những thay đổi, nhất là từ khi ông Obama lên cầm quyền vào năm 2008, áp dụng chính sách hòa dịu với nước cộng sản Cuba của Fidel Castro, và năm 2014, ông ta tuyên bố sẽ “chôn vùi cái tàn dư cuối cùng của Chiến tranh Lạnh”.
Nhưng, phản ứng về lời tuyên bố của Dân biểu Bass, dù là bốn năm trước, đã là bằng chứng mới nhất cho thấy trái ngược với nhận định của các nhà chính trị đảng Dân Chủ.
“Poll” mới đây cho thấy giới trẻ gốc Cuba tại
Florida ngày nay tuy cởi mở với những chính sách mới, họ vẫn còn dè
dặt với chính quyền Cuba hiện nay, và họ vẫn còn cảnh giác đối với sự “ngây
thơ” của các chính trị gia chuyên nghiệp.
Theo tờ Politico ngày 7 tháng 8 vừa qua, hơn 300 đại biểu
của Đại Hội đảng Dân Chủ đã ký tên vào một bản tuyên bố, hối thúc ứng cử viên
tổng thống Joe Biden chọn Dân biểu Karen Bass, Dân Chủ – California, làm ứng cử
viên phó tổng thống trong liên danh Dân Chủ.
Nội dung bản tuyên bố như sau: “Chúng tôi, những đại biểu tham dự Đại Hội đảng Dân Chủ ủng hộ Joe Biden, Bernie Sanders, và những người khác, tin rằng Dân biểu Karen Bass là sự lựa chọn tốt đẹp nhất trong những ứng cử viên Phó Tổng thống để giúp tạo sự đoàn kết trong đảng chúng ta và đưa đất nước chúng ta tiến tới. Chúng tôi hối thúc Phó Tổng Thống Biden chọn cô ấy và
Nhưng tờ USA Today ra cùng ngày đã cho rằng Nghị sĩ Kamala Harris, Dân Chủ – California, và Susan Rice, cựu cố vấn an ninh quốc gia cho TT Obama, đã vượt lên vào giờ chót như là hai ứng cử viên hàng đầu, và ai được chọn thì cũng sẽ làm nên lịch sử là phụ nữ da đen đầu tiên góp mặt trong liên danh ứng cử tổng thống Hoa Kỳ.
The Hill ngày 8 tháng 8 cũng cho rằng Nghị sĩ Kamala Harris và cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice là hai ứng cử viên sáng giá nhất. Biden sẽ chọn một trong hai người hội đủ 3 tiêu chuẩn dưới đây:
Một, Biden cần một phụ nữ có khả năng, vóc dáng và kinh nghiệm để sẵn sàng tiếp nhận chức vụ tổng thống bất cứ lúc nào, lý do là cái tuổi gần 80 của ông ta vào ngày nhậm chức, nếu đắc cử, đặc biệt là khi chiến dịch tranh cử của ông Trump đã nhắm vào tuổi tác và tâm trí có vấn đề của ông Biden để tiếp tục tấn công.
Hai, trong trường hợp đảng Dân Chủ chuyển hướng xa về phía tả trong nhiều vấn đề chính sách, người được Biden chọn làm phó phải có thể hòa nhập với cả hai phe ôn hòa và cấp tiến trong đảng, cũng cần phải có khả năng thu hút cử tri độc lập để đắc cử.
Ba, Biden không tạo được nhiều nhiệt tình trong
cử tri Dân Chủ. Họ thiếu động cơ do nhiệt tình thực sự đối với ông ta, trong
khi họ không thích Trump nhiều hơn. Một “bà phó” lý tưởng sẽ có thể gây hứng
khởi cử tri trong các nhóm thiểu số và những người trẻ, và cho họ thấy lý
do tích cực để đi bỏ phiếu cho Biden vào mùa thu năm nay.
Nhưng, tờ San Francisco Chronicle, cũng ra ngày thứ bảy 8 tháng 8, trong mục “op-ed” có đăng một bài của cựu Thị trưởng San Francisco Willie Brown với tựa đề “Brown: Kamala Harris should say no to vice presidency”, thúc dục Kamala Harris khước từ chức phó tổng thống và thay vào đó, nên xét đến việc nhận chức bộ trưởng tư pháp trong chính quyền Biden (nếu ông ta đắc cử). Theo tờ báo này, Brown là người từng công khai thảo luận về quan hệ ngoại hôn với Harris trong quá khứ, đã viết như sau:
“Harris từng chứng tỏ là người vận động tranh cử giỏi và đã rút lui để cho Biden được đề cử. Vậy thì chức phó tổng thống không phải là công việc mà cô nên nhận – hãy đòi hỏi được cứu xét chức vụ bộ trưởng tư pháp trong chính quyền Biden nghe có lý hơn.”
Trong lịch sử, chức phó tổng thống đã thường dẫn tới ngõ cụt. Không phải ai cũng như George H. W. Bush (cha), người đã từ cái “job” ấy bước lên chức tổng thống, còn Al Gore thì không bao giờ tới chỗ đó.
Nếu Biden thắng cử vào tháng 11, những người phe Dân Chủ sẽ dọn vào Tòa Bạch Ốc giữa cơn dịch lớn và kinh tế suy thoái. Những năm sau đó hứa hẹn sẽ là những ngày tháng bầm dập.
Mặt khác, bộ trưởng tư pháp có quyền lực pháp định. Từ chỗ cao nhất của Bộ Tư Pháp, người trưởng cơ quan có thể để lại dấu ấn trên tất cả mọi chuyện, từ chuyện cải tổ cảnh sát tới chuyện công lý kỳ thị chủng tộc để truy tố những công ty làm bậy. Và bộ trưởng tư pháp là người bổ nhiệm tất cả công tố liên bang trên nước Mỹ. Đó là quyền lực..
Phải chăng vì bài “op-ed” của Willie Brown trên tờ San Francisco Chronicle ngày 8 tháng 8, mà ngày hôm đó ông Biden cho biết đã chọn được “bà phó” nhưng sau đó ban vận động tranh cử lại bảo ông ấy… nói đùa đấy!
Và, Chủ nhật, 9 tháng 8, lại có tin loan báo trên truyền hình “trong ngày hôm nay ông Biden sẽ công bố kết quả việc chọn ứng cử viên phó tổng thống”, nhưng chờ suốt ngày, suốt đêm cũng không thấy ông Biden xuất hiện trên màn ảnh truyền hình, và cũng không có ai xuất hiện để giải thích lý do tại sao ông Biden không xuất hiện và việc chọn ứng cử viên phó tổng thống đã tới đâu rồi, sau 5 tháng tuyển lựa “bà phó”.
Sáng thứ hai, 10 tháng 8, lại nghe truyền hình thông báo ông Biden sẽ công bố kết quả việc chọn “bà phó” trong tuần này!
Kamala Harris được coi như người đứng đầu bảng để được
ông Biden chọn làm “bà phó”, nhưng hồ sơ trong thời gian Harris làm công tố và
nhất là cuộc tranh luận gay gắt với ông Biden trong vòng bầu cử sơ bộ có thể là
những trở ngại cho sự cộng tác giữa hai người. Bây giờ lại thêm bài “op-ed” của
… người tình xưa!
Ngày ông Biden tuyên bố
sẽ chọn một “bà phó” cho liên danh Dân Chủ (15 tháng 3) cũng là lúc cơn dịch do
vi khuẩn corona từ Vũ Hán bộc phát ra khắp thế giới, đến nay đã có hàng chục
triệu người bị lây nhiễm. Riêng tại Mỹ hơn 150 ngàn người đã thiệt mạng.
Cơn dịch ác hiểm này xảy ra vào năm bầu cử là cơ hội bằng vàng cho phe Dân Chủ khai thác, chính trị hóa bệnh dịch để tấn công ông Trump, tổng thống đương nhiệm và đang tranh cử nhiệm kỳ 2.
Truyền thông báo chí,
đối thủ chính trị, và dĩ nhiên là Joe Biden, kẻ đang mơ ước chiếm lại Tòa Bạch
Ốc, ngày đêm đả kích, chê bai đủ điều, dù ông tổng thống đã tận dụng nhân lực
và phương tiện để đối phó với kẻ thù vô hình độc hại, và dù các tiểu bang và
thành phố do đảng Dân Chủ nắm quyền là những nơi đã để cho tình trạng cơn “dịch
Tàu” trở nên tệ hại nhất.
Ông Biden, trong khi trốn kỹ dưới căn hầm của tòa nhà ở Delaware, đã khoe tài, khoe giỏi và kết tội ông Trump bất tài, bất lực, để cho dân Mỹ chết oan. Còn Nghị sĩ Tammy Duckworth, đang trông đợi để được ông Biden chọn làm “bà phó”, đã hùng dũng tuyên bố: “Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể đứng lên làm công việc này. Đó là đưa đất nước về một mối. Đó là đối phó thật sự với cơn dịch mà Tổng thống Trump đã thất bại một cách thê thảm.”
Trong thời gian 5 tháng vừa qua, TT Trump mất ăn mất ngủ lo săn bắt săn bắt “kẻ thù vô hình” và giải quyết bao nhiêu việc quốc gia đại sự, ông Biden chỉ làm có một việc là chọn một “bà phó” mà cũng ì ạch mãi không xong!
Nói dễ hay làm dễ? Ai đáng tin hơn?
Ngày 3 tháng 11, cử tri sẽ trả lời bằng lá phiếu.
Ký Thiệt
HOA TỰ DO
Văn
diù cánh Phượng yên trăm họ
Võ thét oai Hùm dẹp bốn phương
***
Liệu đây có thề là lời tiên tri cho dân tộc
Việt và Tầu trong tương lai gần về nạn đói!
***
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Sat, Aug 15 at 12:22 PM
Chúc tất cả thân hữu hưởng một cuối tuần an vui và sức khỏe. Mời đọc truyện ngắn của nhà văn Bình Nguyên Lộc
Ăn Cơm Chưa?
Bình Nguyên Lộc
Bà sơ rút nhiệt kế ra khỏi nách tôi, chăm chú đọc nhiệt độ, mặt lộ vẻ ngạc
nhiên như không tin ở điều mà bà đọc thấy.
Bà dòm mặt tôi, đoạn đọc lại một lần nữa.
Tôi đang hồi hộp vì đoán rằng có chuyện không hay thì bà đã nhảy ra khỏi phòng,
làm cho tôi hốt hoảng đến cực điểm.
Tôi mắc chứng thương hàn, sốt mê man mấy tuần nay, vừa tỉnh lại chứng kiến sự
bối rối của con người áo đen bé loắt choắt ấy, làm tôi ngỡ, tôi chết đến nơi.
Nhưng gương mặt tươi của bác sĩ Chaput hiện ra nơi khung cửa, giúp tôi an lòng
lại ngay. Giờ ấy còn sớm quá, bác sĩ, chắc mới đến nhà thương, chưa kịp mặc áo
choàng, còn vận thường phục.
Bà sơ theo sau nói:
– Hắn không còn nhiệt độ nữa, chắc hắn phải lạnh lắm, vì sự thay đổi đột ngột
nầy, tôi cho hắn uống Potion de Todd, bác sĩ nhé!
– Phải đấy.
Đoạn bác sĩ hỏi tôi:
– Ông nghe thế nào? – Như vừa tái sanh, thưa bác sĩ. – Tốt! Mới nghe, tôi hoảng
lắm, vì nhiệt độ xuống thình lình, có thể là triệu chứng của sự chảy máu ruột…
nếu ông lén ăn gì.
Tôi cười, một cái cười héo hon của con người sốt liên miên hăm tám ngày, mà
không ăn uống gì cả trong thời gian đó.
Bác sĩ dặn thêm, trước khi rời buồng tôi:
– Vài hôm nữa là thèm ăn, nhưng phải nhịn, ăn là lủng ruột ngay. Ngoan lên nhé!
Quên nói rõ, là tôi mắc bịnh nầy trước chiến tranh, vào thuở mà loài người chưa
tìm ra thuốc trị thương hàn. Nhà thương cứ để vậy, tiêm thuốc nâng đỡ cho trái
tim khỏi lụy, rồi ai kháng chết được, thì sống, ai yếu lắm, là đi.
Như vừa được tái sanh! Tôi nói không quá lố lắm đâu. Vi trùng thương hàn phá
rối sinh lý con người một cách kỳ lạ lắm.
Tôi nghe yêu đời ghê hồn và dòm ra sân nhà thương tỉnh Bình Dương (bấy giờ là
Thủ Dầu Một), tôi thấy khóm bông gừa, thứ bông hèn ấy, sao mà hôm nay lại đẹp
lạ lùng.
Trưa hôm đó, Bác Sĩ Chaput khoe với tôi rằng, ở trại bố thí III, một con đồng
bịnh với tôi cũng vừa khỏi.
Ông ta sung sướng về chuyện ấy lắm,vì con bịnh các trại bố thí chết nhiều quá,
khiến dân chúng hiểu lầm, nhà thương bỏ bê người nghèo khó.
Sự thật, thì sở dĩ, số tử ở đó lên cao theo tỷ lệ, vì các con bịnh nghèo,
thường để thật nguy kịch mới vào nhà thương và khi vào điều trị, không có người
nhà theo để săn sóc, nhà thương chỉ vừa đủ người lo thuốc men thôi. Còn những
sự săn sóc (rất cần) phải được người nhà lo lấy mới mong lành bịnh.
Tôi yêu đời, và cố nhiên, yêu kẻ đồng bịnh vừa khỏi cùng một lượt với
tôi.
Ba hôm sau, được nuôi dưỡng bằng nước xúp và bột Ý, tôi đã chống gậy đi được,
và mục tiêu phiếm du đầu tiên của tôi là trại III.
Kẻ đồng bịnh với tôi là một cô gái Trung Hoa, hai mươi tuổi, con gái đang thì,
cái ngực tất phải to, thế mà tôi trông cô ta xẹp lép như con khô hố. Cái mền cô
ta đắp, như dán sát vào chiếu nhà thương.
Người bạn đồng bịnh với tôi, đi không được như tôi. Trong cơn nóng sốt không
ăn, người nhà tôi có mua Sérum Glucosé cho bác sĩ bơm vào tôi, nhờ thế mà tôi
không suy lắm.
Con bịnh nghèo nầy, thì khỏi hưởng món xa xí phẩm ấy, mà nhà thương không sắm
được, vì kém tài chánh.
Tuy nhiên, nhìn sơ cô gái, tôi cũng thấy là cô ta đẹp lắm. Hoa tàn kia mà còn
mang dấu vết thời tươi thắm thay, huống chi đây chỉ là một đóa hoa thiếu nước
lọ trong chốc lát thôi…
Cứ theo người cùng trại với Á Lìl, thì cô ta là một đứa bé “mua”. Chú Xừng
Hinh, chủ tiệm chạp phô ngoài chợ, năm xưa về thăm quê quán bên Tàu, gặp mùa
lụt lội, đói kém, đã mua đứa bé ấy ba mươi đồng bạc.
Bạc Trung Hoa với bạc Đông Dương thuở ấy tương đương giá với nhau, thì các bạn
biết, con bé ấy rẻ là dường nào.
Chú Xứng Hinh cũng khá, xem Á Lìl như con chú, chớ nhiều thằng khác, nó nuôi
những con bé “nước lụt” ấy cho đến thời trổ mã, bắt làm lụng cho bù với số tiền
mua, rồi lại hưởng luôn chúng là khác.
Như chủ nó, Á Lìl là người Triều Châu. Phụ nữ Triều Châu để rìa tóc phủ lên
trán, xem rất ngây thơ và có duyên. Họ lại đẹp người hơn tất cả các thứ người
Trung Hoa khác.
Á Lìl lại là gái dung nhan có hạng trong thứ người đẹp nầy, nên tình thương kẻ
đồng bịnh của tôi, bỗng nhiên, tăng lên gấp bội, vì tôi mới có hăm ba tuổi.
Nếu như ở ngoài, chắc không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện yêu một ả nô tỳ, cho
dẫu là nó đang đẹp lộng lẫy. Nhưng ở đây, nó là con bịnh, đồng hạng với tất cả
con bịnh khác.
Một ngày, tôi chống gậy xuống trại III đến hai lần, lần nào tới nơi, tôi cũng
đứng lại nơi cửa trại, để thở dốc một hơi, rồi mới vào được.
Á Lìl đoán biết tình cảm của tôi đối với nó, nên lần nào, mắt nó cũng sáng lên,
khi nghe tiếng gậy của tôi nện cồm cộp trên gạch.
Từ năm lên chín, mãi đến bây giờ, nghĩa là từ năm bị bán và đưa sang nước “An
Nam”, con nô tỳ nầy chưa được ai nói ngọt với nó lời nào cả.
Bây giờ, bỗng nhiên có một dân mặc bi-da-ma riêng, lân la thăm hỏi nó, thì làm
sao nó không rưng rưng lệ sung sướng được.
Mặc dầu chỉ được uống nước cháo với đường hạ, con ở Á Lìl cứ càng ngày càng
hồng hào ra. Con gái, dường như, có dự trữ trong người những sức mạnh gì như cứ
chực vùng lên, không cần ăn gì cho bổ lắm, họ cũng cứ béo tốt ra.
Má Á Lìl đầy đặn dần lên, trông ngon như hai trái đào ở bảy phủ Triều Châu mà Á
Lìl thường ca tụng với tôi.
Trông Á Lìl, tôi nghĩ ngay đến những phi tần bên Tàu ngày xưa, cũng tuyển lựa
trong đám dân “nước lụt” như vầy. Thì ra, con gái Trung Hoa, ngàn đời, vẫn đẹp
và vẫn để mà tiếp tế cho các cung tần. Á Lìl sẽ làm bé chú chệt già đại phú nào
đây, một ngày kia.
Hôm ấy, Á Lìl ngồi dậy được, nhưng còn phải ăn cháo hoa với hàm-yũu. Cháo với
vị mặn giúp Á Lìl tươi tỉnh hẳn ra.
Nó tiếp tôi bằng một bài hát gì đó, tôi không hiểu, nhưng rất thích nghe. Cái
giọng mũi của người Triều Châu, khi hát lên, nghe líu lo rất dễ yêu, nhứt là dễ
thương, nghe như là họ khóc cảnh sống lầm than của họ.
Á Lìl cắt nghĩa cho tôi biết rằng, bài hát ấy nói đến cái mặt trăng nho nhỏ và
tròn tròn. Nó mới giải thích tới đó, thì người nhà chú Xừng Hinh mang cho nó
một gàu-mên cơm. Mắt con Lìl sáng hơn là khi tôi mới vào thăm nó nữa.
Tôi hỏi:
– Nhà đem cơm từ bao lâu rồi?
– Ngóa thèm quá, chỉ mới nhắn đem vô lần đầu thôi.
– Lìl không nên ăn cơm vội. Bác sĩ không có dặn gì sao?
– Bác sĩ nói tiếng Tây, ngóa đâu có hiểu. Bà Sơ biết chút ít tiếng An Nam, dặn
đừng cho ăn đồ cứng, ăn thì lủng ruột chết liền.
Á Lìl nói xong cười ngặt nghẹo, một hơi, rồi tiếp:
– Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.
– Lìl không hiểu, chớ ruột Lìl đã bị vi trùng làm cho mỏng lắm rồi đó.
Á Lìl lại cười một giây nữa, mà rằng:
– Bị thuốc của thằng Tây làm cho mỏng thì có. Thầy biết sao không? Hổm nay ông
Tây chích cho ngóa chết mà ngóa không chết, nên ổng bỏ đói cho ngóa chết đó.
Á Lìl nói rồi vừa kéo gàu-mên cơm lại, vừa nói:
– Ăn cơn với ngừng (gừng) nấu dấm thì tốt lắm, như người An Nam ăn với muối
tiêu vậy mà, chết sao được.
Tôi bối rối quá. Hôm ấy có Má Mẹ, người cai quản các bà Sơ, từ Sài Gòn lên Bình
Dương thanh tra, nên bà Louise bận tiếp đón bà Mẹ Bề Trên ấy, không còn ai cho
tôi cầu cứu để thuyết lý Á Lìl.
Các thầy khán hộ thì đã dặn con bịnh cữ kiêng xong là nghe tròn bổn phận, không
theo dõi họ để ngăn cản gì nữa.
Còn tôi, tôi ngại một điều, mà cũng chẳng khỏi.
Khi tôi giựt lấy gàu-mêm cơm, thì Á Lìl giận dỗi trách:
– Cố lứ nói thương ngóa, sao không cho ngóa ăn cơm?
– Vì thương mới không cho ăn.
Thật thế. Nếu Á Lìl chỉ là một cô gái xấu xí, tôi cũng không nỡ để cho nó tự tử
một cách gián tiếp như vậy. Huống chi trong mấy ngày vui mừng tái sanh ấy, tôi
lại điên dại mà yêu đứa nô tỳ nầy.
Lìl cười gằn hỏi:
– Thương gì lại bỏ đói?
– Vì ăn thì chết ngay.
– Đời thuở nào, ăn cơm lại chết. Chỉ có không ăn cơm mới chết thôi.
Á Lìl lập lại câu hồi nãy, rồi khóc mùi mẫn.
Thật là em nhỏ, mất miếng ăn một cái là khóc bù lu, bù loa. Nhưng không sao,
tôi sẽ dỗ em nhỏ, thì em nhỏ nín chớ gì.
Tôi định bụng như thế, nhưng tôi lầm.
Lần đầu tiên, tôi rờ đến Á Lìl. Tôi vuốt tóc trán nó và nói rằng:
– Lìl nín đi, rán nhịn, rồi vài bữa khỏi hẳn, tôi sẽ đưa Lìl đi ăn tửu lâu
Triều Châu Đại La Thiên ở Chợ Lớn, có nhiều món ngon bằng một vạn thứ cơm gừng
dấm nầy.
Ở Đại La Thiên có chè thịt heo nè, có cù lao nè.
Nhưng Á Lìl cứ khóc, khóc như mẹ chết không bằng, lâu lắm nó mới nói được trong
tấm tức, tấm tưởi:
– Ngóa nhớ tía má của ngóa quá. Tía má ngóa vì không có cơm ăn nên chết. Tía
ngóa chết đi được một tháng, thì má ngóa bán ngóa cho Xừng Hinh lấy tiền mua
gạo cho mấy em của ngóa ăn.
Nhưng cả nhà ăn giỏi lắm được mười ngày, chắc rồi cũng chết hết. Cơm sao lại
giết người? Không cơm mới nguy chớ!
Nghe Á Lìl nhắc tới nguồn gốc nó, tôi đau xót vô cùng. Cơm là giấc ác mộng của
người Trung Hoa từ mấy ngàn thế hệ nay, cho đến đỗi họ gặp nhau, chào nhau bằng
câu: “Ăn cơm chưa?”
Nhưng làm thế nào cho con bé dại dột nầy hiểu rằng, không cơm thì chết đã đành,
mà có cơm, lắm khi cũng chết.
Vả, Á Lìl không cả quyết ăn vì thèm nữa, mà ăn để trả thù sự chết đói của cả
nhà nó, thì làm sao mà thuyết phục nó được.
Có lẽ nó đang nhìn cơm, mà nói thầm: “Ừ, ngày xưa, cha mẹ tao không có mầy nên
chết, bây giờ gặp mầy đây, tao có dung tha đâu! Tao ăn cho sống dai, mặc kệ lũ
nó bày điều, đặt chuyện”.
Biết nói làm sao cũng không xong, tôi xách gàu-mên mà đi; sau lưng tôi, Á Lìl
chửi rủa om sòm bằng tiếng Tàu. Nếu nó mà rượt theo được, chắc nó một mất, một
còn với tôi, để cướp cơm lại.
Chiều hôm ấy, tôi trốn luôn, đến sáng ngày hôm sau mới dám chống gậy qua trại
III.
Á Lìl vắng mặt trên giường. Thấy tôi ngơ ngác tìm quanh, một bà lão vừa ho sù
sụ, vừa nói:
– Nó chết đêm rồi thầy à, hồi năm giờ sáng, người ta đã khiêng nó xuống nhà
xác.
– Trời ơi! Sao lại chết? Tôi giậm chân mà hỏi câu ngớ ngẩn ấy.
Người khán hộ ở đâu sau lưng tôi đáp hộ bà lão:
– Chảy máu ruột!
– Sao lại chảy máu ruột?
– Vì ăn!
– Trời ơi!
Bà lão ho, rồi lại nói:
– Thầy giựt cơm của nó mà trốn đi, thì chiều lại, người nhà nó đem cơm vô nữa.
Nó ăn xong, tối lại kêu đau bụng, vằn vật tới khuya mới chết.
– Sao bà không mời bác sĩ dùm nó?
– Có, tôi có cho bà Sơ hay, bả có kêu thầy đây.
Bà chỉ vào thầy khán hộ, thầy ta lắc đầu thở ra và giải thích:
– Tôi có tiêm thuốc cho nó, nhưng không gọi bác sĩ…
– Sao vậy?
– Vô ích. Chỉ có sang máu mới có một chút xíu hy vọng cứu nó. Nhưng ai sẽ cho
máu nó? Còn thuê người để lấy máu thì tiền đâu?
Là con trai, tôi không khóc được. Nhưng lòng tôi đã tơi bời như áo mục phơi
dưới gió to. Đứng tần ngần giây lâu, tôi hỏi bà lão:
– Nó có nói gì hay không bà, lúc nó hấp hối?
– Có. Nó có kêu thầy…
– Kêu tôi? Có nhắn gì hay không?
Nó kêu khóc rằng: “Thầy hai ơi, té ra, quả thật không cơm cũng chết, mà ăn cơm cũng
chết. Ngóa nghèo dốt, biết đâu.
Trước kia tía má của ngóa nghèo nên không ăn cơm, ngày nay ngóa nghèo nên không
biết, hai lần đều chết. Thầy hai ơi, ở lại mạnh giỏi nhá!”
Tôi không còn là con trai nữa, nhưng tôi không khóc tiếc thương một cô gái đẹp.
Tôi chỉ khóc vì một gia đình sống không tên, không tuổi bị thảm kịch cơm làm
tuyệt nòi, chỉ còn một mống thôi.
Mống ấy trôi dạt đi xa ngàn dặm, qua cái xứ có cơm nhiều nầy, mà lại cũng không
thoát khỏi thảm kịch cơm.
Ngày nay, mỗi khi nghe một người Trung Hoa chào ai: “Ăn cơm chưa?”, tôi bâng
khuâng nhớ lại mối tình yêu đầu và nao nao buồn thương mối tình đầu của tôi.
Bình
Nguyên Lộc
No comments:
Post a Comment