Wednesday, November 20, 2019

20191121 Ban tin bien Dong


 20191121 Ban tin bien Dong

Kissinger Noi Ve Hoang Sa
Ông Kissinger nói gì về việc Hoàng Sa rơi vào tay TQ?
27.04.2016
20191022 KissingerHoangSa 01
Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa.
Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.
Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói:  “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi”.
Ông nói tiếp: “Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”.
Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này.
Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau trận hải chiến làm 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng ngày 19/1/1974.
Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng Washington có thể đã có thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh trong vụ này vì quyền lợi của mình.
Ban tổ chức cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông Kissinger phát biểu về Chiến tranh Việt Nam, nên ông đã yêu cầu được trao đổi với người nghe một cách thẳng thắn và “không hạn chế”.
“Phản bội đồng minh”
Sau khi một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kể lại câu chuyện phải ngồi tù nhiều năm sau Hiệp định Paris, và hỏi rằng nước Mỹ học được gì từ việc “phản bội” và “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa, ông Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông”.
Ông nói thêm: “Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.
Ông Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.
Năm 1973, ông trở thành người đầu tiên sinh ra ở nước ngoài đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ. Ông từng nắm giữ ngành ngoại giao Mỹ dưới cả thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
“Chính người Mỹ tự gây ra”
Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2010 về chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á trong thời kỳ 1946 – 1975”, ông Kissinger nói rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt. 
20191022 KissingerHoangSa 02
Ông Kissinger nói về ông Lê Đức Thọ: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Vị cựu cố vấn về chính sách an ninh của Mỹ cũng lên tiếng tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm Paris. Ông Kissinger nói: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc hòa đàm. Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từ chối không nhận giải.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, khi được hỏi liệu có phải yếu tố Trung Quốc đã khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau không, ông Tom Johnson, Cựu trợ lý điều hành cho Tổng thống Lyndon B. Johnson, một trong các diễn giả của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ:
“Tôi không thể nói thay cho Washington hoặc Hà Nội. Tôi biết là có người cho rằng Mỹ cần phải tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tôi cũng biết là hiện có các quan ngại về việc Trung Quốc củng cố quốc phòng và xây dựng các đảo nhân tạo [trên biển Đông]. Nhưng tôi nghĩ rằng đôi bên cũng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại”.
Ông Johnson nói ông hy vọng rằng ví dụ về sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ về mặt thương mại và kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nữa cả về mặt chính trị.
Đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 27/4, và dự kiến sẽ đề cập tới mối quan hệ từ thù thành bạn giữa Hà Nội và Washington.




Thêm một bước tiến cho chương trình vận động cho tù nhân lương tâm
Mạch Sống, ngày 20 tháng 11, 2019
http://machsongmedia.com
Hôm nay, 20 tháng 11, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) thông báo quyết định bảo trợ Ông Nguyễn Bắc Truyển, tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo và luật gia nhân quyền hiện đang bị án tù 11 năm. Bà Anurima Bhargava, Uỷ Viên của USCIRF vừa trở về từ chuyến thị sát Việt Nam, là người đứng tên bảo trợ.
Trong chuyến thị sát tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam từ ngày 17 đến 19 tháng 9 vừa qua, Bà Bhargava đã gặp riêng Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của Ông Truyển, để tìm hiểu về sự đàn áp nặng nề và liên tục mà hai vợ chồng này đã phải hứng chịu trong nhiều năm qua.
“Việc tống giam Ông Nguyễn Bắc Truyển phản bác các tuyên bố của chính quyền Việt Nam là họ bảo vệ tự do tôn giáo,” Bà Bhargava phát biểu khi công bố quyết định bảo trợ Ông Truyển. “Tự do tôn gió bao hàm bảo vệ những người vận động cho các nhóm tôn giáo bị thiệt thòi hoặc bị bách hại. Những người như Ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những người đồng bào của ông, nhưng thay vào đó, ông ấy đã lãnh bản án quá mức nặng nề và bất công. Ông ấy phải được trả tự do ngay nếu Việt Nam thực thi đúng đắn nghĩa vụ theo luật quốc tế.” 
20191121 BTBD 01
Tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển
Khi nhận bảo trợ cho một tù nhân lương tâm tôn giáo, Uỷ Viên của USCIRF sẽ làm mọi cách để đòi tự do vô điều kiện cho người ấy cũng như theo dõi tình trạng an nguy của người ấy khi còn đang ở trong tù. Chương trình này của USCIRF hiện có 15 hồ sơ bảo trợ.
Trước khi lên đường đi Việt Nam, Bà Bhargava đã họp với phái đoàn do Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, hướng dẫn. Tại buổi họp, phái đoàn cung cấp nhiều thông tin về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, giải thích các điểm bất cập trong Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo mới hiệu lực đầu năm 2018, và đề nghị các nhân vật nên gặp ở Việt Nam. Trường hợp của Ông Nguyễn Bắc Truyển là một trong những đề tài ưu tiên được trao đổi.
Phái đoàn bao gồm Thượng Toạ Thích Thông Từ, lên tiếng cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và Ông Ngô Thái Văn ,lên tiếng cho các cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành. 
20191121 BTBD 02
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ Ông Nguyễn Bắc Truyển, và Uỷ viên USCIRF Anurima Bhargava, Việt Nam, ngày 17/09/2019
Hiện nay, Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng được bảo trợ tương tự bởi nữ Dân Biểu Gyde Jensen, Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Đức.
Ông Truyển bị bắt tháng 7 năm 2017 và bị tuyên án vào tháng 4 năm 2018 với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Uỷ Ban Nhân Quyền LHQ cũng như Hội Đồng Nhân Quyền LHQ đã nhiều lần lên tiếng với Việt Nam về trường hợp của Ông Truyển, mà họ xem như bị trả thù bởi nhà nước Việt Nam vì ông đã hướng dẫn cho Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin, Ts. Heiner Bielefeldt, trong chuyến thị sát Việt Nam năm 2014. Ts. Bielefeldt đã tuyên bố huỷ chuyến thị sát giữa chừng để phản đối các hành vi đe doạ một cách thô bạo và lộ liễu của chính quyền Việt Nam đối với Ông Truyển.
Năm nay Uỷ hội USCIRF tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ định Việt Nam là Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt vì đàn áp tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng. 
20191121 BTBD 03
Phái đoàn người Việt tiếp xúc Uỷ Viên Bhargava và các nhân viên USCIRF trước khi họ đi Việt Nam, ngày 10/09/2019
Năm 2012, BPSOS bắt đầu vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bảo trợ tù nhân lương tâm Việt Nam. Năm 2016, Uỷ Hội USCIRF cũng nhận bảo trợ tù nhân lương tâm. Đến nay tổng cộng 18 tù nhân lương tâm Việt Nam đã được bảo trợ trong 2 chương trình này. Qua vận động của tổ chức VETO, một số nghị sĩ Đức cũng đã nhận bảo trợ tù nhân lương tâm Việt Nam.
Thông tin liên quan:
Thông cáo báo chí của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
https://www.uscirf.gov/…/uscirf-commissioner-anurima-bharga…; 


U.S. Bill Supporting Hong Kong Rights Heads to Trump’s Desk
South China Sea crisis: Beijing's fearsome new military plans puts US on alert
South China Sea warning: Tensions erupt between US and Beijing as Trump sends combat ships



No comments:

Post a Comment