20191105 Bản tin biển Đông.
China is reportedly sending men to sleep in the same
beds as Uighur Muslim women while their husbands are in prison camps
Xi Jinping’s message to Hong Kong: You’re stuck with
Carrie Lam
Rape, medical experiments, and forced abortions: One
woman describes horrors of Xinjiang concentration camps
https://www.businessinsider.com/muslim-woman-describes-horrors-of-chinese-concentration-camp-2019-10
US envoy decries Chinese ‘intimidation’ in South China
Sea
Could EU tariff threat on Cambodia lead to
exploitation of women?
The military outposts guarding Vietnam's southern
continental shelf, a look back
Vietnam is pushing ahead of Southeast Asia in its
drive for renewable energy
TIẾT LỘ MỚI NHẤT VỀ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM ...
NGƯỜI HÙNG THỜI ĐẠI
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Gởi bác Trần Thị Đào đọc giải trí.
Tác giả: Tha Hương Ngày
đăng: 2019-11-03
20191105 CSHoangKieu 01
Cảm ơn người gởi cho hình.
Một ngàn lời
nói ý tình còn thua
Bu quanh rượu với lobster
Mùi tôm quyện với mùi bơ thơm lừng
Là một đám người hùng thời đại
Cùng Lobster hăng hái tinh thông
RECALL quậy nát cộng đồng
Mở đường cho vẹm thong dong bước vào
Người hùng nghe Sáu Sao "hồ hởi"
Tỷ đô la, cả khối, đầy rương
Tung ra chục triệu trải đường
Thêm trăm triệu nữa, đế vương, Sao ngồi
Vương tước ấy dù ̣đời khinh bỉ
Nhưng Sáu Sao thích chí, đủ rồi
Vỗ tay nhất trí ta ơi...
Lời Sao đã phán, hùng tôi xin tròn
Rồi tôm hùm lại ngon qúa sức
Rượu ly nào cũng nức mùi men
Tạc thù quấn quýt anh em
RECALL lại nổi cơn thèm trong mơ
*
Hồn chấp chới bên bờ mộng ảo
Bỗng có tin quảng cáo cấm rồi
Đang mơ ngai đỏ Lob ngồi
Nghe tin, Lob thấy mộng đời vỡ tan
Rồi đồng chí trấn an đồng rận
Tiền vạn năng, tiền chận được mà
HIỂU CHƯA? đô cứ tung ra
Thế gian, chỉ bọn mù loà mới chê!
Trước đi lọt sau về phải lọt
Ai chặn đường, tặng món đầu dê ...
Khốn thay tới tấp tin về
Dân không cho Lob làm nghề RECALL!
Lob chưa kịp lớn khôn để hiểu
Cớ sao dân chê rượu chê tiền
Dù tiên mua được cả tiên
Nhưng mua quảng cáo dân hiền lại chê!
*
Thì ra hận não nề vong quốc
Nặng bên lòng từng bước khôn vơi
Và mang thêm ĐẠO LÀM NGƯỜI
Nên dân quyết chẳng đổi lời thay tên ...
Huống chi lại là tiền bất chính
Mang mưu đồ ý định vô lương
Ai mời cộng đến hý trường?
Và RECALL để mở đường cho ai?
Chỉ người hùng mê vài chai rượu
Mê lobster chẳng hiểu gì thôi
Chứ còn tị nạn, người ơi
Thì đều biết mật làm ruồi chết ngon
*
Thấy quần chúng lòng son chung lối
Mửng RECALL chống đối, tẩy chay
Lobster hằn học đắng cay
Hăm he dọa nạt kẻ này người kia
Đòi ...tặng họ cái nghề ...thái giám
Hù cho oai, cam đảm tặng à?
Tặng thì tù mút cà na
Vì đây Mỹ quốc, chẳng là Việt Nam!
*
Sợ người chống, Lob tan thành nước
Lob kêu bày dưới trướng tiếp tay
Đồng bào chống chúng ta đây
Người hùng thời đại, bọn mày tính sao?
Sau ít phút ồn ào bàn cãi
Thôi, mộng này hẹn lại kiếp sau!
Lob nghe mặt mũi đỏ au
Gào lên bay trả lại tau lobsters!
Bọn ăn hại, bi giờ mới thấy
Món nợ này dễ tẩy được a?
Lob tau có tỷ đô la
Cho bay thái giám, bay là chết toi
Bọn người hùng co vòi muốn chạy
Sợ mất đi ...đời thấy tiêu đời
Về nhà bà xã hổng chơi
Cầm roi bả wính tả tơi ...cái hùng
Nên muộn dzọt thiệt hung, hổng dzọt
Vì rượu nồng còn ngọt trên môi
Lobster trong bụng đầy cơi
Người hùng bỗng rụng bỗng rơi cả chùm...
*
Chỉ vì rượu với tôm hùm
Mà người hùng tự trét bùn...khổ chưa!
Tuyệt vời lời của người xưa
Đường đi chớ có đong đưa hai hàng
Chiện này sôi nổi Quận Cam
Thấy dzui, nhà cháu viết hàng biếm thi
20191105 CSHoangKieu 02
Tha Hương
Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương.
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Tôi lưỡng lự mãi mới viết stt này. Tôi đã không định
viết bởi các bạn đã viết rất nhiều nhưng đêm nay tôi không ngủ được và trong
lòng cảm thấy không yên nếu như không viết. Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi
là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài của người Việt Nam.
Năm 1954, đã có một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng
sản vào miền Nam, năm 1975 chạy tiếp và hơn một chục năm sau thì phong trào
thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy trăm ngàn người đã bị hải tặc giết,
hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn
chát Biển Đông.
Nếu người cộng sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử
văn minh với bên thua cuộc thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng như vậy.
Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có thuyền
nhân giờ có thùng nhân.
Bi kịch thuyền nhân thì khủng khiếp gấp cả nghìn vạn lần
nhưng vết thương đã lâu rồi, còn bi kịch thùng nhân với lời nhắn: “Mẹ ơi, con
chết vì không thở được” đã như một lưỡi dao chọc vào con tim của bao triệu người
có lòng thương yêu con người. Con đã chết vật vã đau đớn như vậy, con kêu trong
hoảng loạn như vậy nhưng cha mẹ đâu thể làm gì, mặc dù lời nhắn có thể được nhận
ngay trong lúc ấy.
Có bạn bảo đấy là quyết định riêng của các nạn nhân và
các gia đình nạn nhân và nói không nên đổ lỗi cho chính quyền. Tôi xin thưa với
các bạn nói lên câu ấy rằng tôi khinh cách suy nghĩ của các bạn. Trong một đất
nước khi bi kịch xảy ra với người dân như vậy, lỗi đầu tiên là thuộc về chính
quyền.
Thảm kịch thuyền nhân khiến mấy trăm ngàn người bỏ xác
trên biển, ấy là lỗi của chính quyền, họ đã đối xử vô nhân đạo với sĩ quan,
binh lính VNCH và người thân của họ và giờ đây khi những người Việt phải bỏ xứ
ra đi, hy vọng tìm được một chân trời mới tươi sáng hơn nơi xứ người, ấy cũng vẫn
là lỗi của chính quyền, lỗi của những người lãnh đạo. Nếu vào một đất nước văn
minh, những người lãnh đạo sẽ biết cúi đầu xin lỗi khi thảm kịch xảy ra với người
dân.
Tại sao họ không thể tìm được một cuộc sống tươi sáng
ngay tại quê hương, đất nước của họ?
Tôi để ý những bạn mở mồm nói đấy là sai lầm và lựa chọn
của riêng họ thì thấy các bạn đã và đang hưởng lộc từ hệ thống chính quyền hoặc
các bạn đang làm ăn khấm khá.
Người có lòng nhân sẽ không mang cuộc sống của chính
mình ra làm chuẩn mực để phán xét ngừoi khác. Người giầu có, thành đạt mà có tấm
lòng đáng quý sẽ hiểu rằng đấy là số phận ưu đãi họ và trong xã hội còn nhiều
người không may nên khốn khổ hơn mình và bởi vì mình đã may mắn hơn họ, nên
mình hãy thương xót và thông cảm với họ.
Các bạn có thể bảo tôi cực đoan và tôi sẽ công nhận điều
ấy nếu các bạn có thể giải thích cho tôi để làm sao tôi không tức giận khi chứng
kiến người dân bị cướp đất vô lý, năm này qua năm khác vật vờ vỉa hè, khản cổ
nát lòng kêu đòi công lý nhưng công lý cứ bị đóng chặt sau những cánh cửa sắt của
cơ quan công quyền và sau những bộ mặt vô cảm lạnh lùng của cán bộ.
Tôi sẽ công nhận mình là cực đoan nếu các bạn có thể
làm tôi không tức giận khi thấy thảm hoạ Formosa xảy ra, ngư dân mấy tỉnh miền
Trung khốn khổ, gia đình ly tán tứ phương để kiếm sống. Cái phần đền bù chỉ bù
được một phần nghìn thiệt thòi họ phải chịu.
Tôi sẽ công nhận mình là cực đoan nếu các bạn khiến
tôi không tức giận khi hàng ngày thấy những con đường vừa làm xong đã hỏng, những
chiếc cầu vừa làm xong đã gẫy, quan chức tham nhũng thấp hèn, phát ngôn thì ngô
nghê như những kẻ thất học, đất nước thì tụt hậu quá xa so với kẻ thù truyền kiếp,
công an thì cho phép mình đứng trên luật pháp, có thể bắt bớ tuỳ tiện, cướp tài
sản riêng của công dân một cách trắng trợn.
Người Việt đã đi bởi chiến tranh, bởi bị đối xử vô
nhân đạo, giờ họ ra đi để trốn môi trường ô nhiễm, tránh một nền giáo dục hình
thức, xa rời một xã hội bẩn nhiều hơn sạch và để họ mưu cầu cuộc sống tốt hơn.
Tôi buồn bởi mình bất lực, tôi tức giận bởi hiện trạng
be bét và có xu hướng tồi tệ hơn và tôi thương xót đồng bào của tôi.
Theo Fb: Chau Doan
Những căn nhà bề thế tại
xã Đô Thành, huyện Yên Thành. (Hình: Zing)
Nghệ An: Một huyện có nạn nhân vụ 39 thi thể, mỗi năm
nhận kiều hối $200 triệu
Những căn nhà bề thế tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành.
(Hình: Zing)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) –
Tính đến hôm 3 Tháng Mười Một, tin cho hay cảnh sát Anh Quốc đã xác nhận một
trong các nạn nhân vụ 39 thi thể trong xe vận tải ở Anh là Nguyễn Đình Tứ, con
ông Nguyễn Đình Sắt, ngụ ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một
phụ nữ được viết tắt tên là H., người nhà anh Tứ, cho biết: “Phía cảnh sát Anh
nói trong số 39 nạn nhân, có một nạn nhân có nhiều đặc điểm trùng khớp với Tứ,
nhất là vết sẹo ở vai và hình xăm ở cánh tay như mô tả của gia đình. Họ gửi lời
chia buồn đồng thời mong muốn gia đình cần bình tĩnh, chờ thêm thời gian để có
kết luận chính xác từ xét nghiệm sinh trắc học, ADN.”
Tờ báo cũng cho hay hiện
tại, có tám đơn trình báo của các gia đình ở tỉnh Nghệ An đề nghị giúp đỡ, bảo
trợ công dân do nghi con họ có thể nằm trong số 39 nạn nhân ở Anh. Tuy nhiên,
Tuổi Trẻ viết thêm rằng số gia đình có con “mất liên lạc” khi qua Anh từ ngày
23 Tháng Mười, 2019, “nhiều hơn số đơn trình báo.”
Còn theo báo Zing, lãnh đạo
xã Đô Thành cho biết có ít nhất ba gia đình ở địa phương gửi đơn trình báo có
con mất liên lạc khi sang Anh.
Hồi trung tuần Tháng Ba,
2019, báo Nghệ An tường thuật: “Chỉ tính riêng huyện Yên Thành có 15,278 người
hiện đang lao động ở nước ngoài. Mỗi năm, con em đi lao động ở Yên Thành gửi về
quê hương $200 triệu. Ông Bùi Huy Nhuận ở xóm Đồng Bàu 1 xã Mã Thành cho biết
‘Trước đây vợ chồng tôi rất khó khăn, quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng,
khoảng tám năm qua, cho hai đứa con đi xuất khẩu lao động ở Đức thì cuộc sống
thay đổi. Mỗi năm hai con gửi về khoảng 1 tỷ đồng (khoảng $43,000).’”
Ở Mã Thành, nhiều gia
đình khác như gia đình ông Trần Đình Điểm có ba con đi xuất khẩu lao động ở các
nước Đông Âu gửi về từ 1.5 đến 1.8 tỷ đồng/năm (khoảng $65,00–$78,000).
Ông Nguyễn Khắc Giang,
nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand, bình luận
trên trang cá nhân: “Năm ngoái, cả tỉnh Nghệ An vẫn tự hào khoe nhận được kiều
hối $250 triệu mỗi năm [trong đó riêng huyện Yên Thành là $200 triệu]. Lao động
chui nhiều khi vẫn là một kiểu thỏa thuận Faust [thỏa thuận với quỷ dữ], biết
là xấu đấy nhưng vẫn đánh đổi, như Taliban khuyến khích trồng thuốc phiện để
bán kiếm nguồn thu ngân sách thôi. Thay đổi thái độ dễ thực hiện bằng lời nói,
nhưng để chính quyền bắt tay hành động thì không dễ.” (T.K.)
Người
Việt đi làm lậu có phải vì nghèo?
Phiet Pham
Chuyến
thăm nhà các gia đình nghi có người thân trong vụ 39 người chết ở vùng Yên
Thành, Nghệ An đã cho thấy một khung cảnh bất ngờ.
Trái
với suy nghĩ của một số người rằng đây là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn,
có động cơ về tài chính lớn đến mức nhiều người sẵn sàng mạo hiểm chọn con
đường sang châu Âu làm việc trái phép.
20191104 39FrozenBodies 03
20191104 39FrozenBodies 03
Nhưng
những gì nhà báo Jonathan Head chứng kiến là "nhà lầu và xe hơi" tại
huyện Yên Thành, nơi đã có 5 gia đình trình báo có con bị mất tích.
Từ
2018, báo Dân Trí đã ghi nhận hiện tượng giàu lên nhanh chóng tại xã Đô Thành,
huyện Yên Thành, Nghệ An.
Bài
viết "Xã 1.000 tỷ phú: Bậc nhất xứ Nghệ, biệt thự hàng ngàn, ô tô nhiều vô
kể" đăng tháng 11/2018 cho biết "người dân Đô Thành kéo nhau đi Tây
lập nghiệp".
Theo
bài báo này, xã Đô Thành từng thuộc một trong những xã nghèo nhất huyện Yên
Thành, với nghề truyền thống là làm mộc.
Đến
những năm 1990, nguồn gỗ khan hiếm, thị trường bão hoà, nhiều người nảy ý định
sang những nước như Anh, Úc, Ba Lan, Đức...
20191104 39FrozenBodies 05
20191104 39FrozenBodies 05
Không
khí tang thương bao trùm huyện Yên Thành, Nghệ An nhiều ngày nay
"Người
sang trước làm ăn rồi về đưa gia đình, họ hàng theo sau. Cứ như thế, người dân
Đô Thành kéo nhau sang Tây lập nghiệp, có gia đình 3-4 người con cùng xuất
ngoại.
Tiền
từ nước ngoài gửi về nhiều, người dân bắt đầu xây dựng nhà lầu, biệt thự, mua
sắm xe máy, ô tô,...," bài báo viết.
Và
để có tiền gửi về cho gia đình, người lao động ở nước ngoài làm đủ mọi nghề như
cửu vạn, công nhân, buôn bán, spa…
Nhiều
người đi vài năm tích lũy được số vốn lớn rồi về lại quê hương lập nghiệp.
20191104 39FrozenBodies 06
20191104 39FrozenBodies 06
Theo
ông Nguyễn Văn Hà , Chủ tịch UBND xã Đô Thành cho biết vào năm 2018, xã Đô
Thành có 1.450 người đang làm việc ở các nước châu Âu; 1.047 người đi làm việc,
buôn bán tại Lào; 439 người đang làm việc tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan,...
"Nhờ
số tiền con em làm ăn xa gửi về mà Đô Thành ngày càng thay da đổi thịt. Toàn xã
có hơn 4.000 hộ thì 3/4 trong số đó có nhà 2 tầng trở lên. Hàng trăm hộ có xe ô
tô, biệt thự", ông Hà nói.
Tuy
nhiên bài báo của Dân Trí không đề cập cụ thể con đường đi nước ngoài của những
người dân vùng Đô Thành là này hợp pháp hay không.
Một
số báo Việt Nam còn ghi nhận hiện tượng này sớm hơn.
Cụ
thể như báo Zing, đã đăng bài báo "'Làng đại gia' khiến nhà giàu thành phố
cũng nể trọng" từ 2014 về hiện tượng giàu có của xã Đô Thành nhờ "đi
Tây".
20191014 39FrozenBodies 08
20191014 39FrozenBodies 08
Một
gia đình ở Nghệ An lo lắng con cháu họ đi trên chuyến xe định mệnh đó
"Ban
đầu toàn xã cũng chỉ có một vài người đi, về sau thấy làm ăn được nên họ về kéo
anh em, họ hàng cùng xuất ngoại kiếm tiền. Cứ thế, lượng người 'đi Tây' ngày
một tăng lên.
"Thời
kỳ bấy giờ đi xuất khẩu lao động còn dễ nên cứ thấy làm ăn được là họ lại ồ ạt
kéo nhau sang đó. Chính nhờ hướng đi này mà người dân nơi đây đã đổi thay một
cách chóng mặt," bài báo viết.
Trưởng
xóm Phú Vinh khi đó nói: "Nhờ nguồn lao động này mà xóm trở nên trù phú,
giàu có, đời sống bà con cũng như cơ sở vật chất hạ tầng được nâng lên rõ
rệt."
20191104 39FrozenBodies 10
20191104 39FrozenBodies 10
Bài
báo đưa ví dụ có ba người con đi lao động ở nước ngoài, đã đem tiền về xây cho
gia đình một căn biệt thự đồ sộ tốn vài tỷ đồng từ 2004.
"Biệt
thự, xe con bóng loáng được người dân ở đây xem như là một nhu cầu bình thường
trong cuộc sống thường ngày mà thôi", một người dân.
20191104 39FrozenBodies 11
20191104 39FrozenBodies 11
Tuy
nhiên không phải tất cả người dân Nghệ An đều giàu có
Trang
web Du lịch Nghệ An của tỉnh, thậm chí còn có bài viết "Top 5 xã giàu nhất
Nghệ An" với lời quảng cáo "Nghệ An được biết đến là quê hương của
Bác Hồ kính yêu. Không những thế, có thể ít ai biết rằng, Nghệ An còn là nơi có
các làng xã được xếp hạng giàu nhất nước ta nữa."
Chính
vì vậy, khi những người dân khác trong vùng, kém "giàu có hơn" thấy
những căn biệt thự, xe hơi bóng lộn của hàng xóm, họ có thêm động lực để tìm
đường sang trời Tây bất chấp.
No comments:
Post a Comment