Sunday, November 3, 2019

20191103 Chiến Dịch Bình Tây Hành Quân Toàn Thắng 45


20191103 Chiến Dịch Bình Tây Hành Quân Toàn Thắng 45
Chiến Dịch Bình Tây (Hành Quân Kampuchia 1970)
*** Tài liệu được bổ túc thêm những bàn đồ không ảnh vùng trận địa cùng bản đồ trên đất Cambodia cho đọc giả dể kiểm chứng tọa độ hay địa phương cùng địa hình chiến trận.
*** 
Posted on May 24, 2016 by dongsongcu
Bản đồ Cambodia
The Joint Chiefs of Staff and The War in Vietnam 1969–1970
FB Myron, 1st Cav 199 LIB
 12° 9'31.48"N 106°53'31.42"E
FB Myron 1st Cav
 12° 9'2.73"N 106°52'11.84"E
FB Brown 1st Cav
 12° 5'43.60"N 106°53'46.34"E
FB Brown 1st Cav, 199 LIB
 12° 6'22.73"N 106°53'33.39"E
FB East I TD6ND
 11°45'59.61"N 106°24'20.96"E
FB Rock Island 1stCav 11ACR 199LIB
 12°10'39.13"N 106°52'55.52"E
FSB East II TD3ND Eagle III
 11°44'34.05"N 106°27'25.49"E
FB Shakey Hill 433 massive cache site
 12°13'22.29"N 107° 1'39.33"E
FB Shakey Arty
 12°13'25.54"N 107° 1'39.35"E
FB Shakey Cav
 12°13'22.24"N 107° 1'45.94"E
Phum O Am
 12° 6'41.27"N 106°53'26.11"E
Ou Reang
 12°19'56.40"N 107°10'7.77"E

Hành Quân Toàn Thắng 45
LĐIND từ ngày 6/5/1970 – 30/6/1970
Sau trận đánh vào Snoul ngày 5/5/1970, Lực lượng Shoemaker được giải tán để mở rộng các thành phần tham gia chiến dịch. Về phía Sư Đoàn 1 KBKV Thiếu Tướng G.W. Casey Tư Lệnh Sư Đoàn trực tiếp chỉ huy các đơn vị hành quân Hoa Kỳ và cuộc hành quân mang tên là Rock Cruiser. Về phía VNCH, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh SĐND VN trực tiếp chỉ huy các đơn vị Nhảy Dù tham chiến với cuộc hành quân mang tên là Toàn Thắng 45.
Nhằm mục đích tảo thanh mật khu Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) của Việt Cộng trên đất Kampuchea. BTL SĐND-VN đã điều đồng thêm LĐ1ND do Đại Tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng vào vùng hành quân với 3 Tiểu Đoàn 5, 6 và 8 Nhảy Dù:
* Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu.
* Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Trương Vĩnh Phước.
* Tiểu Đoàn 8 Nhày Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Văn Bá Ninh.
Cánh quân Lữ Đoàn I Nhảy Dù –VN hoạt động song song với LĐ2KBKV Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Đại Tá C.Clarke Lử Đoàn Trưởng LĐ2KBKV. Ngày 6/5/1970 các đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy Dù vẩn tung quân tảo thanh quanh các căn cứ hỏa lực East I, Scout và Oklahoma trong khi LĐ1ND tảo thanh dọc theo khu vực phía Nam QL7 và SĐ1KBKV Hoa Kỳ đã điều phối thêm các đơn vị LĐ2KBKV do Đại Tá C. Clarke chỉ huy vào vùng hành quân để chuẩn bị cho giai đoạn hành quân kế tiếp. 
20191028 ChienDichBinhTay 13
Vùng hành quân Toàn Thắng 45
Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù tham dự cuộc hành quân từ các căn cứ hỏa lực tung ra các cuộc hành quân lùng và diệt địch. Khiến cho quân Cộng Sản đã từng lợi dụng lãnh thổ Căm Bốt làm hậu cần dưỡng quân, tích trữ tiếp liệu và cứ địa an toàn mổi khi bị lực lượng ta truy kích đã không còn nơi nào gọi là an toàn. Cũng trong ngày 6/5/1970, TĐ6ND do Trung Tá Trương Vĩnh Phước làm Tiểu Đoàn Trưởng được thả vào vị trí phía Đông Bắc của căn cứ East I (TĐ3ND). TĐ6ND đã tung các Đại Đội tảo thanh quanh vị trí đóng quân của Tiểu đoàn và đã khám phá một hầm vũ khí toàn súng CKC còn mới nguyên trong bọc nhựa, cùng nhiều loại vũ khí khác và thuốc men. 4 chiếc trực thăng H34 chở liên tiếp mấy ngày chưa hết. 
20191028 ToanThang 45 01
Do tin tức từ các trinh sát cơ và các Biệt kích quân cung cấp, Lữ Đoàn 2 KBKV đã điều động Tiểu Đoàn 5/7 do Trung Tá M. Edmunds làm Tiểu Đoàn Trưởng đến thiết lập CCHL Brown cách biên giới Miên Việt 3km về phía Bắc và cách Tỉnh lộ 14A 2km về phía Tây. Đồng thời Tiểu Đoàn 2/12 của Trung Tá F. Lanni cũng được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc CCHL Brown 10 km, lục soát mở rộng vòng đai an ninh và thiết lập CCHL Myron.
Ngày 8/5/1970 TĐ2/7 chạm địch cấp đại đội, giao tranh kéo dài nhiều giờ, Tiểu Đoàn phải gởi thêm Trung Đội Trinh Sát và Đại Đội C đến tăng viện. Ngày hôm sau 9/5/1970 lực lượng hành quân LĐ2KBKV khám phá ra một căn cứ hậu cần to lớn của CSBV và đặt tên là Rock Island. Khác với những căn cứ hậu cần khác, ở đây quân trang quân dụng còn đang nằm trong các kiện hàng lộ thiên, chỉ che đậy bằng những tấm vải nhựa plastic. Tổng số vũ khí tịch thu được lên đến 329 tấn gồm 932 vủ khí cá nhân, 85 vũ khí cộng đồng, 469 hỏa tiển 122 ly, 4002 đạn B40 , 20.886 đạn súng cối, (có khoảng 1000 viên đạn đại bác 85 ly/D44 chưa xuất hiện trên chiến trường trước đây) 1734 lựu đạn, hơn 7 triệu đạn súng nhỏ, 3 xe vận tải và 2 xe chỉ huy.
Ngày 13/5/1970 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù di chuyển lên hướng Đông Bắc để thiết lập CCHL East II và bàn giao CC East I lại cho Tiểu Đoàn 8 / LĐ1ND.
Trong lúc đó, Tiểu Đoàn 9ND được lịnh tung hai Đại Đội 92 của Trung Úy Trương Văn Dũng và Đại Đội 93 của Trung Úy Đào Đức Bảo về phía Tây của CCHL, dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn Phó, để truy lùng vị trí của Cục R theo các báo cáo của các Trinh sát cơ Hoa Kỳ.
Một giờ trưa ngày hôm sau, Các Đại Đội 92 và 93 sẳn sàng tại bải bốc, từng đoàn trực thăng đáp xuống bốc các chiến sĩ Nhảy Dù đổ xuống mục tiêu là một trảng trống ở bìa rừng nằm về phía Tây của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù. Nhưng Đoàn trực thăng của Mỹ đã vô tình hay cố ý đã thả Đại Đội 93 của Trung Úy Đào Đức Bảo cách xa mục tiêu được ấn định đến 2 cây số. Ngay khi đó đủ loại súng của địch quân đã khai hỏa nhắm vào các chiến sĩ Nhảy Dù vừa đáp xuống chưa kịp chuẩn bị như những bia thịt sống khi các trực thăng chuyển quân vừa cất cánh bay cao.
*** Mỷ thả lực lượng đại đội 93 Nhảy Dù vào ngay ổ phục kích CSBV!
Tức khắc, các “Thiên Thần sát địch” đã phản ứng nhanh chóng xung phong vào ngay mục tiêu là những họng súng địch quân vừa khai hỏa. Sau đó cả đơn vị tạt qua phía bìa rừng bên trái vì hỏa lực tàn bạo của địch quá đông. Hai phi tuần phản lực đã được gọi đến để hỏa diệt mục tiêu bằng bom napalm.
Sau những hồi vang rền của bom đạn oanh kích từ phi cơ, Các Trung Đội dàn hàng ngang ap sát vào bìa rừng xung phong. Các chiến sĩ Nhảy Dù phải bám sát theo từng mô đất, từng thân cây rừng men dần tới mục tiêu theo thế gộng kềm của 3 Trung đội đi trước. Sau 20 phút giao tranh dữ dội, Cộng quân chống trả yếu dần rồi im hẳn tiếng súng. Xác địch quân ngổn ngang nằm vắt trên miệng hầm hay rải rác đó đây, nhiều xác bị tím bầm hay bị cháy đen vì bom xăng đặc. Về phía Đại Đội 93 có 2 binh sĩ bị tử thương.
Sáng hôm sau, Đại Đội 93 được trực thăng bốc thả về phía mục tiêu đã được ấn định lúc ban đầu. Vừa đáp xuống bãi đáp Cộng quân bắt đầu khai hỏa, cả Đại Đội 93 dàn đội hình hàng ngang tấn công về phía địch quân, trong khi Đại Đội 92 của Trung Úy Trương Văn Dũng cũng đánh thúc xuống kẹp địch quân vào giửa. Giao tranh đến 6.00 giờ chiều, Công quân bỏ chạy hai Đại Đội 92 và 93 bắt tay được với nhau.
Sang ngày thứ ba, hai Đại Đội 92 và 93 tung quân lục soát từ hai hướng. Đường vào cục R thật là hung hiểm, các chiến sĩ Nhảy Dù lầm lủi tiến bước, ngày nhổ chốt để tiến lên, đêm ngủ dật dờ thiếu giấc, chốt địch giăng mắc như mạng nhện.
Một buổi sáng sớm, Đại Đội 93 trực chỉ về hướng mục tiêu, đang ngon trớn đổ dốc về đường thông thủy để các anh em binh sĩ chuẩn bị lấy nước. Bổng nhiên từ phía bên kia bờ suối vang rền tiếng súng. Cộng quân đồng loạt khai hỏa bằng đủ loại vũ khi. Trung Úy Đào Đức Bảo nhanh chóng điều động đơn vị phản công giử chặc tuyến phòng ngự. Các súng liên thanh của địch bắn dọc hai bên trái, phải của Đại Đội, hình như muốn cầm chân vây bọc đơn vị Nhảy Dù vào giửa trận địa.
Một số chiến sĩ Nhảy Dù đã bị ngã gục, Trung Úy Bảo biết rằng đã vào đúng ổ Cục R của địch bèn ra lịnh cho 4 trung đội tháo lui trở lại lối củ phòng thủ, đồng thời báo cáo về Tiểu Đoàn tình hình hiện tại và gọi pháo binh tác xạ hiệu quả lên mục tiêu. Sau hàng loạt đạn pháo tới tấp của Trung Úy Nguyễn KimViệt, hai phi tuần Phantom của Hoa Kỳ luân phiên trợ chiến trút bom đạn lên đầu địch quân.
Vừa dứt phi tuần oanh tạc, Đại Đội dàn đội hình xung phong chiếm lại vị trí củ sát bờ suối, khi còn chừng 20 thước cách bờ nước, địch quân lại khai hỏa dữ dội. Cánh quân đi đầu phải nép người sát xuống đất để tránh đạn. Đến 4.00 giờ chiều, các Trung đội lần lược chiếm lại vị trí củ. Trung Úy Bảo ra lệnh các Trung đội chuẩn bị hầm hố cố thủ và không được lùi bước.
Tại căn cứ hậu cần của CS Rock Island, do khối lượng vũ khí tịch thu được quá lớn, không thể chuyên chở kịp thời nên được lịnh phá hủy. Chiều ngày 16/5 một tiếng nổ kinh hồn với cột khói bốc cao ngút trời ở xa 15 km còn trông thấy, do sự phá hủy các chiến lợi phẩm gây nên. 
https://911gfx.nexus.net/vietnam/maps/nd48-16/nd48_16f.jpg
20191028 ToanThang 45 02
Ngày 23/5/1970 TĐ5/7 KBKV trong khi tảo thanh khu đồi 428 (hay đồi Shakey) đã khám phá được một hậu cần khác của CS với 59 hầm chứa vũ khí đạn dược. Các vũ khí nầy được chuyển giao cho quân đội Khmer.
Ngày 19/6/1970 Trung đoàn 11 KBTG được linh lui binh.
Tổng kết Chiến dịch Bình Tây: từ 1/5/1970 đến 30/6/1970
– U.S.: 338 chết; 1525 bị thương; 13 mất tích .
– Việt Nam CH : 538 chết ; 3,009 bị thương .
– CSBV/VC: 11,349 chết ; 2,328 tù binh
– 600 supply caches were captured and their material removed or destroyed: 22,892 individual weapons, 2,509 crew-served weapons, 15 million rounds of small arms ammunition, 199,552 rounds of anti-aircraft ammunition, 143,000 rounds of rocket, mortar, and recoilless rifle ammunition, 62,022 hand grenades, 5,482 land mines, 1,002 demolition charges, 41 tons of explosives, 55 tons of medical supplies, 435 motor vehicles, 7,000 tons of rice.
Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Trích và cập nhật từ quyển ‘20 Năm Chiến Sự’ – Binh chủng Nhảy Dù
Tài Liệu Tham Khảo:
– Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
– 1970 Cambodian Incursion- Parrot’s Beak and Fishhook from Wikipedia
– Like Rolling Thunder: The Air War in Vietnam, 1964-1975 By Ronald Bruce Frankum
– Trận Phum Long Giêng của TĐ7ND của Tr/Tá Lê Minh Ngọc LĐT /LĐ4ND.
– Khoảng Tối Nhìn lên, của Đào Đức Bảo Tác giã xuất bản tại San Diego 2003.
– Tình nghĩa anh em-một đời Mủ Đỏ của Đoàn Phương Hải, 
www.vantuyen.net 
– TĐ3ND tham chiến trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 43 của Đại Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County.
– Đại Tướng Đỗ Cao Trí Và Mặt Trận Ngoại Biên của Vương Hồng Anh.
– Hình ảnh của Trung Tá Lê Minh Ngọc và của Lê Quang Đức.

No comments:

Post a Comment