20191119 Ban tin bien Dong
Beijing denounces New York Times' decision to publish
leaked Xinjiang documents
Chinese government furious over NYT release of
documents
NEW ZEALAND BACK-TRACK ITS POSITION ON HUAWEI’S 5G
Beijing tells US to stop 'flexing muscles' in South
China Sea as it sends new carrier
Merkel Chooses China Over Her Own Party on Huawei
China just hinted it may upend Hong Kong's legal
system over the mask ban
Google Confirms Android Camera Security Threat:
‘Hundreds Of Millions’ Of Users Affected
Nga & Zung plus pcs tv
·
Dung
và Nga: tấm gương quả cảm nhưng xấu số
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 19 tháng 11, 2019
Bài viết “Vụ buôn người đầu tiên của Việt Nam bị phanh phui trên
nước Mỹ” của tác giả Mai Tâm nhắc đến 2 nữ nạn nhân đã vượt rào công ty
Daewoosa American Samoa để cầu cứu cho số 280 nạn nhân còn lại. Đó là hai cô
Dung và Nga.
Gần cuối năm 1999, điều kiện sinh sống của các công nhân ở xưởng
may mặc này trở nên thiếu thốn trầm trọng. Họ được trả lương rất ít và nhiều
tháng không lương, nhưng vẫn phải nộp tiền phòng và tiền ăn hàng tháng. Nhiều
người bắt đầu đói. Phần lớn mất liên lạc với gia đình vì không có tiền gọi điện
thoại viễn liên. Trước cảnh nguy khốn chung, mỗi sáng sớm Dung và Nga liều mình
vượt tường rào và chốt canh để ra ngoài xin thực phẩm, rồi chiều tối lại vượt
tường rào đem thực phẩm về tiếp tế cho các bạn còn lại.
Trong một lần vượt ra ngoài xin ăn, hai cô đã gặp một phụ nữ
người Samoa đứng tuổi đem về cưu mang, cho tá túc tại nhà, và giới thiệu đến
một luật sư người Mỹ. Vị luật sư này tình nguyện làm đơn cho tất cả các nạn
nhân đòi tiền lương từ ông chủ Kil Soo Lee.
Được tin này, Ông Phạm Đỗ Nhật Tân, quản lý chương trình xuất
khẩu lao động của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, tức tốc đến American Samoa
cùng với đại diện của 2 công ty mà đã đưa công nhân Việt đến đảo American
Samoa. Họ gặp Dung và Nga tại văn phòng vị luật sư tình nguyện. Ông Tân cáo
buộc hai cô đã vi phạm hợp đồng khi đối đầu với chủ sử dụng lao động và vi phạm
kỷ luật nội bộ khi qua mặt Ông Nguyễn Viết Chuyên, người đại diện tại chỗ cho
chương trình xuất khẩu lao động để kiểm soát các công nhân.
20191119 BTBD 01
Dung và Nga
Tháng 11 năm 2000, Bộ Lao Động Hoa Kỳ phạt Ông Kil Soo Lee phải
trả tổng cộng 350,000 Mỹ kim tiền nợ lương của các công nhân. Ông ta lờ đi và
leo thang đàn áp, bỏ đói các công nhân và ra lệnh các người bảo vệ đánh đập
những ai lên tiếng. Một nữ công nhân bị đánh mù một mắt và một nam công nhân bị
đánh thủng màng nhĩ.
20191119 BTBD 02
Hai công nhân bị đánh trọng thương
Do sự can thiệp của luật sư, toà án American Samoa ra lệnh cấm
Ông Lee đến gần các công nhân, lúc này đã hoàn toàn bị bỏ rơi. Họ cầu cứu,
nhưng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội không cấp vé máy bay hồi hương, nại cớ là
các công nhân đã vi phạm hợp đồng lao động khi đứng lên đòi công lý và kiện Ông
Lee. Số 280 nạn nhân phải tự lo với nhau mà sống trên đất khách quê người.
20191119 BTBD 03
Cô Lan Đài, phóng viên RFA, đang phỏng vấn các nạn nhân vào cuối
năm 2000
Tháng 2 năm 2001, vừa khi Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Buôn Người của
Hoa Kỳ có hiệu lực, nhân viên FBI đột nhập công ty Daewoosa American Samoa và
giải cứu tất cả các nạn nhân. Họ được đưa đến Honolulu và từ đó phần lớn đã
được di chuyển tiếp đến các thành phố khác nhau ở nội địa Hoa Kỳ.
Nhưng đã quá trễ cho Dung và Nga. Trước đó không lâu, Dung và
Nga đi chơi biển và bị một con sóng lớn cuốn khỏi bờ và chết đuối.
Khi nghe tin này tôi thật sự bang hoàng vì đã từng liên lạc
thường xuyên với hai cô suốt cả năm trước đó. Khi đủ thân, tôi đã hỏi han họ về
gia cảnh, lắng nghe họ tâm sự, động viên họ khi họ xuống tinh thần. Các buổi
trao đổi ấy tôi đều ghi chú trong quyển sổ tay. Cả hai đều lớn lên ở thôn quê,
nhà nghèo. Một trong 2 cô mồ côi từ bé -- tôi không nhớ rõ người nào và chưa
tiện truy cứu sổ tay -- có cha là bộ đội hy sinh nơi chiến trận còn mẹ thì bị
chết do máy bay B52 oanh tạc. Cô sống nhờ họ hàng và phải tự mình bươn chải từ
rất trẻ.
Trước cuộc đấu tranh dân chủ ở Hồng Kông, có người nhận định
rằng người Việt Nam vì chưa sống trong tự do và dân chủ nên không có tinh thần
dấn thân cho lý tưởng. Nếu quả vậy thì Dung và Nga là biệt lệ. Họ đã xả thân để
cưu mang đồng loại như thể là bản năng tự nhiên. Trong các cuộc giải cứu nạn
nhân buôn người từ 20 năm qua, tôi đã gặp không ít những con người quả cảm và
hy sinh không kém. Chúng ta phải xét lại nhận định kể trên.
20191119 BTBD 04
Một số cựu nạn nhân ở American Samoa chụp hình lưu niệm với cựu
Đại Sứ Rees với vợ là cô Lan Đài,Ts. Nguyễn Đình Thắng và nhân viên của BPSOS
văn phòng Houston, năm 2010
Tôi mong rằng số nạn nhân trong vụ Daewoosa American Samoa nay
đã định cư và có đời sống yên ấm ở Hoa Kỳ sẽ không quên Dung và Nga, nếu có dịp
thì thắp cho họ một nén hương, gọi là tưởng nhớ hai con người quả cảm nhưng xấu
số. Còn tôi, thỉnh thoảng chạnh nhớ thì mường tượng như ngày nào còn nghe giọng
nói nhỏ nhẹ của Dung và Nga qua điện thoại.
Kèm đây là video do vị
luật sư tình nguyện phỏng vấn Dung và Nga. Dung đã học tiếng Anh rất nhanh và
nói rất chuẩn. Vị luật sư ấy đã gửi cho tôi làm kỷ niệm. Video: https://youtu.be/RTuxFHA8VPk
Bài liên quan:
Báo cáo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ năm 2003 về tình trạng buôn
người, có phần tổng kết về vụ giải cứu nạn nhân ở American Samoa (trang 14-17):
Bài “Vụ buôn người đầu tiên của Việt Nam bị phanh phui trên nước
Mỹ” của tác giả Mai Tâm:
No comments:
Post a Comment