Sunday, November 3, 2019

20191103 Bản tin biển Đông


20191103 Bản tin biển Đông


Why can Vietnam bring China to International Court of Justice?

Vietnam pledges to uphold the law in South China Sea at ASEAN summit
A Difficult Summer in the South China Sea
Chinese coercive activities persist in one of Asia’s hottest flashpoints

*** Chỉ là thay ngựa giửa đường còn chủ nghỉa đại hán sẽ không bao giờ thay đổi. Trừ phi China rút bỏ toàn bộ các căn cứ biển Đông, trả lại những đất đai đã chiếm của Việt Nam trong suốt vùng biên giới Bắc biên, rút toàn bộ dân tầu về và hủy những khu tự trị trên đất Việt Nam lúc bấy giờ mới có thể xét đoán chính xác.
***
Chủ tịch Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Tàu cộng ?
Một tin đồn đang loan ra là Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có thể rời chức vụ lãnh đạo của Trung Quốc vào kỳ họp kín và bất thường của Ban chấp hành Trung ương Đảng TQ từ ngày 28/10/2019 đến hết tháng 10 tới đây.
Mặc dù quản lý 1,4 tỷ dân nhưng BCHTW đảng CSTQ chỉ cần 300 người. BCHTW đảng CSTQ họp kín và công bố nội dung là tăng cường sự lãnh đạo của đảng về toàn diện nhưng người ta đồn là ông Trần Mẫn Nhĩ sẽ thay cho ông Tập Cận Bình. Ông Trần cũng là được coi là người thân tín, thuộc “phái Chiết Giang” thân cận với ông Tập, đang giữ chức Ủy Viên Bộ Chính Trị, bí thư Trùng Khánh.

Muốn xét coi ông Tập có thể từ chức sau khi đã đạt được cơ chế lãnh đạo suốt đời hay không thì phải xét đến toàn cảnh về Trung Quốc. Vị thế của Trung Quốc bên ngoài, sự thống nhất về nội bộ của Trung Quốc bên trong sẽ quyết định vị trí của ông Tập có duy trì lâu dài hay không.
1/ ĐỐI NGOẠI
Trước tiên ta xét về bên ngoài thì rõ ràng là Trung Quốc đang thất thế so với Mỹ. Sự thất thế rõ ràng nhất là một đồng minh 10 năm nay của Trung Quốc là Nga đã dần gần lại với EU và đạt được những thỏa thuận từ tạm thời tiến tới vững chắc với Mỹ về vấn đề Trung Đông. Chỉ dấu rõ nhất là việc Mỹ đã giảm quân sự, ảnh hưởng và bớt ra quyết định tại các khu vực nóng ở Trung Đông.
Về EU thì hẳn nhiên dù có nhiều bất đồng với Mỹ về chia chác lợi ích nhưng các nước EU vẫn gần Mỹ hơn Trung Quốc. Cụ thể nhất là Anh đã đạt được một thoả thuận Brexit đúng thời điểm như nước này tính toán. Giới quan sát cho rằng EU không ràng buộc Anh nhiều nữa để nước này nhanh chóng có mặt cùng Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc ở Châu Á- Thái Bình Dương. Sau khi ổn định Trung Đông với Nga thì các nước mạnh trong EU còn lại sẽ đi tiếp theo sau Anh.
Nghĩa là các đại cường của EU đã có chiến lược phân công cụ thể ai trước ai sau để gây áp lực dài hạn với Trung Quốc.
Ngoài Nga, EU thì Trung Quốc còn bị áp lực từ Ấn Độ. Quan hệ với Ấn Độ của Trung Quốc cũng không ổn như Tập mong muốn. Chiến thuật “móng mèo” sử dụng Pakistan để gây rối khối vùng vịnh Bengal của Trung Quốc đã đẩy Ấn Độ và các nước vùng Bengal đi quá xa về hướng thù địch. Hậu quả cuối cùng là khi Ấn Độ đe doạ dùng hạt nhân thì Pakistan không thể nghe lời Trung Quốc mà gây rối vùng Bengal nhiều hơn.
Tiếp theo là Nhật, là cường quốc châu Á số 2 sau Trung Quốc. Nhật đã thành công trong việc thúc đẩy và lôi kéo các nước nhỏ tại châu Á dùng dằng với Trung Quốc.
Đóng vai trò trung gian giữa Mỹ và các tiểu quốc vùng Đông Á, Nhật đã làm tốt vai trò của mình trong việc hình thành các đồng minh nhỏ chống Trung. Ngay như với Việt Nam, ảnh hưởng chính trị-kinh tế-văn hoá… của Nhật hiện nay có lẽ chỉ xếp sau Trung Quốc. Ngay cả như vũ khí thì Việt Nam nhận của Nhật, Nga, Mỹ là một chỉ dấu cho thấy ảnh hưởng của Nhật tại Việt Nam đã đủ quan trọng.
Như vậy về đối ngoại, Trung Quốc không có bạn. Bị Nga, Mỹ, EU, Nhật, Ấn Độ bao vây và đẩy lùi chiến lược trên toàn cầu. Thậm chí mới đây nhất là Nga cũng đã tranh thủ Trung Quốc suy yếu vì “đánh nhau” với Mỹ, đã bắt đầu đặt chân tới Châu Phi. Putin vừa tổ chức hội nghị với lãnh đạo 54 nước của lục địa đen này. Sự khôn khéo tính toán của Putin đã đẩy Tập Cận Bình vào thế bị bỏ rơi. Sợi dây cuối cùng ông Tập bấu víu là Putin đã bị Putin lạnh lùng cắt đứt.
Tổng kết lại sau gần 10 năm thực hiện quốc sách “trỗi dậy hoà bình và BRI”, Trung Quốc bị Mỹ đẩy khỏi châu Mỹ. Bị Nga và EU đẩy khỏi Trung Đông, bị Ấn Độ và Nhật bao vây ở châu Á, và bắt đầu bị Nga tranh thủ chen chân vào chia bớt châu Phi. Thất thế toàn diện và toàn cục.
Là một quốc gia công nghiệp khổng lồ thì Trung Quốc cần dầu mỏ. Sự thất thế toàn diện trên các trọng điểm dầu mỏ về địa chính trị sẽ dẫn đến sự sụp đổ công nghiệp và kinh tế toàn thể. Mất dần các khu vực dầu mỏ đó buộc Trung Quốc phải quay về giữ chặt biển Đông nhưng liệu có giữ nổi không khi liên quân Anh-Mỹ sắp thọc mũi kiếm đầu tiên trong lúc chờ sáu đại cường còn lại trong “bát quốc liên quân” đến sau để kết liễu một mầm mống phát xít đỏ.
Lá bài tủ cuối cùng mà TQ có thể dùng là vũ khí hạt nhân để đe dọa thế giới cũng khó khả thi. Chiến lược toàn cầu của tư bản văn minh trong thời đại mới là đoàn kết nhân loại, tiêu diệt các chủ nghĩa cơ hội mưu đồ bá quyền độc tài có thể đưa đến cực đoan để ổn định trái đất và tiến ra vũ trụ. Những bộ óc thiên tài và tinh hoa của tư bản văn minh sẽ không chấp nhận bất kỳ lời đe dọa nào có thể dẫn nhân loại đến việc chết cùng nhau.
Trung Quốc buộc phải chuyển hoá qua văn minh hoặc bị bao vây, tiêu diệt từ từ và phân rã. Sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại Thành Cát Tư Hãn chính là tấm gương hiện nay của triều đại Tập Cận Bình.
2/ ĐỐI NỘI
Bây giờ ta nhìn vào bên trong Trung Quốc. Sức ép bên ngoài sẽ thành sức ép bên trong. Với sự hội nhập mở cửa gần 50 năm nay của TQ thì sự tập trung tư tưởng và đường lối của nước này không còn như thời Mao Trạch Đông. Những hệ phái, những “đảng trong đảng” hình thành dần các đường dây quyền lực thân Mỹ, thân Nga, thân Nhật, thân EU… nằm bên dưới cái bề mặt chấp hành mệnh lệnh của ông Tập. Những hệ phái này vì lợi ích riêng của họ, sẽ bị các thế lực đối đầu với Trung Quốc lôi kéo đi về các hướng khác nhau. Tập thanh trừng hết thì lấy ai mà làm việc ?
Đó là về chính trị, về kinh tế Trung Quốc thì các bạn đã có nhiều tin tức về sự khủng hoảng nên tôi không nói. Suy yếu kinh tế bên trong chỉ là một góc độ, bị đẩy lùi khỏi các khu vực dầu mỏ quốc tế và BRI còn làm Trung Quốc đánh rơi tiền của mình ở bên ngoài. Bên trong không làm ra tiền nhiều nữa và tiền đã rải ra bên ngoài mất dần đi thì kinh tế Trung Quốc sẽ đi về đâu ?
Đó là bối cảnh kinh tế, chính trị, nhân sự vĩ mô. Chuyện vi mô các bạn có thể thấy dễ nhất là việc ông chủ của tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi vừa có tin đồn loan ra là vẫn dùng IPhone của Mỹ. Đó là chỉ dấu rõ rệt nhất về lòng trung thành của đội ngũ xung quanh ông Tập.
Ông Nhậm làm ra điện thoại Huawei nhưng đưa ra một thông điệp là ông không dùng Huawei, cũng là thông điệp về việc các quan chức của TQ không thấy an toàn và thích thú với những gì họ cống hiến cho 
TQ đang mặc cái áo hiếu chiến có thể dẫn đến chết chung của Thành Cát Tập Cận Bình hiện nay.
Bối cảnh như vậy thì ai sẽ bấm nút hạt nhân khi ông Tập muốn thấu cáy lá bài cuối cùng xuống chiếu?
Bối cảnh bên trong và bên ngoài như vậy đòi hỏi ông Tập phải ra đi để tránh một cuộc sụp đổ của Trung Quốc đã được thấy trước. Ông Tập ra đi khi vẫn nắm chặt quân đội, công an và tình báo… là một điều dĩ nhiên ông không phục. Chính vì để tránh một cuộc khủng hoảng đấu tranh quyền lực về sau thì việc lựa chọn Trần Mẫn Nhĩ là điều tiên quyết ông Tập cần, TQ có thể chấp nhận được và phương Tây lẫn phương Đông tạm yên tâm.
Xét như vậy, tin đồn ông Tập rời ghế là đầy đủ điều kiện cần và đủ sẽ xảy ra. Cũng là chấm dứt một đường lối bá quyền phát xít độc tài để Trung Quốc thay đổi. Tôi tin là TQ sẽ hiểu ý và dưới sức ép của tư bản tinh hoa mà thay đổi dần theo.
Đã đến lúc VN phải ra quyết định và quyết tâm thay đổi một mình khi TQ sắp đến phải để Tập ra đi khi quyền lực cá nhân vẫn còn mạnh.


Phiet Pham 
Nov 3 at 11:31 AM
*** Thuyền nhân có một mục tiêu rỏ rệt là tỵ nạn cộng sản.
Thùng nhân "vượt biên" để làm giàu thêm sau khi đã giàu. Còn nửa, chưa nói đến vấn đề khác là không thiếu những "dư luận viên" hay "quần chúng tự phát" trong số nầy. Đây có thể là những nhân sự mà cộng sản Việt Nam sẽ dùng trong tương lai trên lảnh thổ mới. Chiến thuật nầy tầu đã dùng. Cộng sản Việt Nam đã dùng từ năm 1954 trong chiến tranh Việt Nam bây giờ lại tái diển. Nếu không sáng suốt thì vùng đất bình yên sẽ không còn yên bình. Hảy nhìn lại miền Nam trên nửa thế kỷ qua.
Đừng bao giờ nhập nhằng với Thuyền Nhân và Thùng Nhân.
***
Đây có phải là một trong những "quần chúng tự phát" trong những cuộc biểu tình của Formosa, của Will Nguyễn tại Sài Gòn cùng những cuộc biểu tình khác.  
20191031 HoangVanTiep 01
Cho đến hôm may mọi người củng chưa tỉnh và nhận thức rỏ ràng?
20191102 BTBD 17

Subject: Thùng nhân vs Thuyền nhân.
Thùng nhân vs Thuyền nhân.
Người dân Anh cầu nguyện cho 39 nạn nhân xấu số trong thảm nạn Essex. Ảnh: internet
Câu chuyện 39 thùng nhân nay đã ngã ngũ. Tất cả là 39 phận người còn rất trẻ, đều là Việt Nam. Giờ là lúc không cần phải phán xét người đã chết. Hãy thương họ như thương những kẻ xấu số nào đó trên cõi đời này. Và hãy thương luôn cả những người phán xét (không tính DLV), vì họ có một góc nhìn khác, từ những khổ đau bất hạnh mà đất nước tội nghiệp này phải gánh chịu từ rất lâu. Họ có lý do để giận dữ.
Ba mươi chín con heo con gà chết cùng một lúc đã thấy ghê rồi, còn đây là 39 con người nằm xếp lớp trong thùng, gương mặt chắc còn biểu lộ sợ hãi tiếc nuối chốn trần gian và những ước mơ rất đời thường không đành dang dở.
Tin nhắn cuối cùng của cô Trà My là tin nhắn của thần chết, ai đọc cũng phải rùng mình. Có lẽ đó là tin nhắn khủng khiếp nhất trong lịch sử điện thoại.
***
Câu chuyện thùng nhân đau thương này làm gợi nhớ thân phận thuyền nhân của thập niên 80 còn rùng rợn, khổ đau gấp nhiều lần.
Ai từng một lần trên biển cả mới hiểu hết cảm giác nhỏ bé mong manh của phận người. Chiếc thuyền cứ tưởng là lớn lắm lúc chưa ra khơi, nhưng khi đã ra khỏi hải phận VN, nghĩa là đã thoát được nạn công an, mới bắt đầu nỗi lo khác, phải chiến đấu với biển cả âm u khó lường, và thuyền giờ đây chỉ là một chấm nhỏ li ti. Lúc đó, xung quanh chỉ một màu nước xanh thẳm, bao la, không cùng không tận, không bờ bến. Chỉ có mặt biển và phía cuối chân trời.
Vào ban đêm, biển đen sẫm màu chết chóc, sóng vỗ bì bạch mạn tàu cứ tưởng là tàu sắp vỡ. Nhưng người tài công cứ bảo vậy là may mắn rồi. Khi biển nổi giận mới thấy kinh hoàng chết chóc. Biển thật không hề thơ mộng như trong thi ca.
Biển có lúc im lìm như mặt hồ. Nhưng đó là sự im lặng trước một cơn bão dữ. Đã có biết bao chuyến tàu vượt biên vùi sâu trong lòng đại dương, mang theo hàng chục ngàn thân phận xấu số như những thùng nhân trên kia. Bi kịch này cũng là bi kịch của một quốc gia thiếu lòng bao dung lại chồng chất thù hận, dối trá, phân ly, dị biệt.
***
Dân vượt biên ở Sài Gòn và miền tây thường chọn điểm đến là Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, hoặc xa hơn là Singapore. Và như vậy bắt buộc phải băng qua vùng vịnh Thái lan, nơi bọn cướp biển đang chờ chực những miếng mồi ngon.
Cướp biển là ai? Đôi khi chỉ là những tàu đánh cá của Thái, động lòng tham thì trở thành cướp, và cũng quá dễ dàng, vì người vượt biên đang chơi vơi, thiếu dầu, thiếu nước, thiếu ăn, thấy tàu nào cũng kêu cứu. Họ thoạt đầu đến như những thiên thần cứu tinh, nhưng sau đó hiện nguyên hình là quỷ dữ. Thường dân vượt biên luôn luôn có vàng thủ thân, lại có thêm phụ nữ để họ thỏa mãn thú tính trong những chuyến đánh cá lênh đênh hàng mấy tháng trời trên biển.
Bi kịch bắt nguồn từ đây. Cướp và hiếp xong thì phải phi tang, và chỉ còn cách giết toàn bộ để bịt đầu mối. Đôi khi cũng có những tên cướp còn chút lòng nhân. Chúng cướp và hiếp xong rồi thả cho đi, để biển cả, đói khát gián tiếp kết liễu họ, còn may thì sống sót.
***
Ai từng đến đảo Bidong, Mã Lai năm 1989 sau ngày đóng cửa đảo (và bắt đầu một giai đoạn khốn cùng nhất lịch sử thuyền nhân) sẽ nghe nói đến một người thanh niên tên Sơn. Tàu của Sơn gần 100 mạng, bị cướp và hiếp. Bọn cướp sau đó đụng chìm tàu, ai bám vào những mảnh tàu vỡ thì chúng tiếp tục dùng lao đâm cho chết.
Sơn bị đập đầu bằng búa và xô xuống biển. Nhưng phép màu xảy ra. Sơn trôi trong vô thức mà không chết. Lại thêm một phép màu thứ hai: Vài giờ sau một chiếc tàu vượt biên khác tình cờ thấy Sơn và vớt lên cấp cứu. Biển cả mênh mông dường ấy mà gặp được Sơn trôi bềnh bồng thì quả là một điều kỳ diệu. Có lẽ thượng đế không cho Sơn chết.
Tàu cập đảo Bidong, Sơn được cứu sống. Nhưng từ đó anh trở thành người mất hồn. Không thích giao du với ai cả. Thỉnh thoảng Sơn được đưa sang Thái để nhận diện cướp biển. Sơn được đặc cách đậu thanh lọc và được tái định cư. Giờ không biết Sơn phiêu bạt nơi nào.
Còn một Sơn nữa, biệt danh là Sơn ba ke, đá banh rất giỏi, từng đá cho đội CSC. Bạn nào ở trại Sungei Besi thời đó chắc chắn biết.
Tàu của Sơn thấy được giàn khoan Mã Lai thì chìm, tức còn phải vài cây số nữa. Nhiều người nhẩy xuống biển bơi. Sơn và một người bạn đi chung cùng ôm một tấm ván và bơi về hướng giàn khoan. Cả hai cùng động viện nhau cố gắng. Vài giờ sau khi gần tới giàn khoan, bạn của Sơn bảo “thôi, mày cố gắng thêm tí nữa, tao đi đây”. Nói xong anh buông tay, và chìm xuống. Anh đã sức tàn lực kiệt. Còn Sơn ba ke cuối cùng đến được giàn khoan, cũng vừa lúc anh ngất xỉu.
***
Câu chuyện về hai Sơn nói trên chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện thương tâm mà cá nhân mình được biết khi ở trại tỵ nạn. Đó là chưa kể nỗi long đong sau đó của những năm dài ở trại, phải kêu gào, đổ máu cho khát vọng tự do.
Mình muốn quên đi nỗi tang thương của quá khứ vượt biên vì nhắc lại chỉ thêm sầu thảm. Đó là lý do bạn bè tỵ nạn ít khi thấy mình tham gia hội Bidong hay Sungei Besi này nọ.
Xin để quá khứ ngủ yên. Nếu có còn kỷ niệm xin hãy sống với lòng biết ơn và chia sẻ. Vì những năm tháng tỵ nạn chúng ta được cưu mang bởi những tấm lòng từ khắp nơi trên thế giới.
Lời cuối, thuyền nhân Larry xin gửi lời chia buồn đến 39 thùng nhân xấu số như hàng trăm ngàn nạn nhân khác còn gửi lại một chút xương tàn đâu đó dưới lòng đại dương.

No comments:

Post a Comment