Thursday, September 17, 2020

20200917 Trận Pleime năm 1974 (kỳ cuối)

20200917 Trận Pleime năm 1974 (kỳ cuối)

***

Vào cuối năm 2019, trùng hợp với bệnh dịch CCP virus từ China hoành hành thế giới, Thái Sơn Vương Mộng Long Tiểu Đoàn trưởng 82 Biệt Động Quân đã cho lên internet tài liệu trận chiến Pleime kéo dài 33 ngày trong năm 1974 do chính tác giả tham gia và chỉ huy.

Với những người lính miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng 04 năm 1975 là ngày uất hận vì họ không phải là những người lính không có tinh thần chiến đấu để phải dể dàng thua trận, đầu hàng một đoàn quân ô hợp của cộng sản miền Bắc, nếu không có lệnh đầu hàng quái ác của tổng thống 1 ngày Dương Văn Minh. Trong tài liệu của Thái Sơn Vương Mộng Long đã cho ta thấy điều đó, cùng với những cái chết tuẩn tiết, tức tửi của những người lính Nhảy Dù, những sĩ quan miền Nam mà đồng bào đã biết.

Nhận thấy tài liệu quân sử trân qúy nầy rất cần thiết cho những thế hệ trẻ sau nầy nhưng lại thiếu những bản đồ hành quân diện địa trong thời gian 1970's, cho nên chúng tôi mạo muội thêm vào những bản đồ hành quân của Hoa Kỳ trong thập niên 70's cùng những đường nối kết để độc gỉa trẻ sau nầy có thể kiểm chứng và hình dung được những giây phút hào hùng, oai dũng của những người lính trận miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trên những địa danh xa lạ, những diển biến trận địa trong không gian và thời gian 1970's. Hơn nửa gần đây trên Youtube, Wikipedia  bộ chính trị tuyên truyền của cộng sản Việt Nam, China đã gian xảo đưa lên những tài liệu không thật về cuộc chiến để tiếp tay với hệ thống truyền thông thiên tả Hoa Kỳ sĩ nhục những người lính đã tận tụy hy sinh thân xác, sinh mạng của chính mình cho miền Nam Việt Nam được yên ổn hơn 20 năm.

Tài liệu bạch hóa của Henry Kissinger thú nhận rằng Hoa Kỳ đã trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ khởi đầu cuộc chiến mải cho đến khi hiệp định Paris 1973 được ký kết họ mới để cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa tự do làm chủ cuộc chiến sau khi họ đã rút quân và cắt đứt viện trợ cho miền Nam. Nghĩa là họ trắng trợn bán đứng miền Nam cho cộng sản Việt và China.

***

SECRETARY OF STATE HENRY KISSINGER  

LESSONS OF VIETNAM - MAY 12, 1975

https://thebattleofkontum.com/extras/kissinger.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200908-bai-hoc-viet-nam.html

Chư Hô Chư Prong Đức Cơ Pleime

http://www.nexus.net/~911gfx/vietnam/maps/nd48-12/nd48_12d.html       

Bản đồ VN từng khu vực

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html   

Bản đồ Pleime

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf       

Tiều Teo

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tieu_teo-6535-1.pdf   

Địa danh, căn cứ, tọa độ.

https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf                                    

http://www.generalhieu.com/pleime-2.htm

- Vương Mộng Long

January 7th, 2020

Trận Pleime năm 1974 (Kỳ cuối)

Kỳ trước: Cuối cùng thì đơn vị tiếp viện đã tới, ông Tiểu đoàn trưởng của Trung Đoàn 45 BB đã vào đến cổng trại để bắt tay với Thiếu Tá Vương Mộng Long, trong khi đó toàn bộ các đơn vị bộ binh, xe tăng, phòng không của địch đã rút sạch sau hơn một tháng ê càng mà không gặm nổi trại Pleime.

Nói đúng hơn, họ không thắng nổi ý chí của những người lính VNCH bằng lòng chiến đấu cho đến chết.

Nhiều kỳ – kỳ cuối

Tôi làm như quay mặt nhìn hướng khác khi thấy ông Ðại tá Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân /Quân Khu 2 cầm cái can chỉ huy gõ nhè nhẹ vài cái lên nón sắt của Ðại tá Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân, ra dấu cho ông Ðại tá Liên Ðoàn Trưởng đừng phát ngôn lung tung nữa.

Ngày 14 tháng 9 một đoàn xe chuyển vận Tiểu Ðoàn 90 của Liên Ðoàn 25 Biệt Ðộng Quân vào trại thay thế cho chúng tôi để trấn giữ trại Pleime.

Toàn bộ quân nhân còn sống sót của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân thở dài nhẹ nhõm. Ðoàn xe lăn bánh vượt con dốc vườn rau của trại, để lại sau lưng chúng tôi cái địa ngục trần gian của hơn một tháng trời, ngày đêm đội mưa, đội pháo, ghìm súng chống quân thù.

Theo như ghi chép trên Nhật Ký Hành Quân của Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân thì trong thời gian bao vây Pleime, Cộng Quân đã triển khai 20 đợt tấn công biển người nhắm vào hệ thống phòng ngự của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân.

Nhưng theo tổng kết của Trung úy Trần Dân Chủ sĩ quan Ban 3 của đơn vị tôi thì địch đã mở ra gần 30 đợt xung phong trong thời gian vây hãm này.

Chúng tôi vẫy tay giã từ nơi đây mà không biết đó cũng là lần ra đi vĩnh biệt.

Có một xe GMC được trưng dụng chở chiến lợi phẩm. Ðáng lý ra còn nhiều súng ống của địch nằm trong hàng rào, nhưng tôi không cho người bò vào bãi mìn để lấy thêm, vì đã có hai Biệt Ðộng Quân chết oan khi vướng mìn và lựu đạn trong lúc chui vào rào thu nhặt chiến lợi phẩm.

Chúng tôi được lệnh trú quân trong một khu rừng thưa cách ngã ba Quốc lộ 14 nửa cây số để tắm giặt, thay quân phục, chờ hôm sau sẽ về Pleiku làm lễ khao quân.

Sáng 15 tháng 9 khi tôi kéo quân lội bộ ra tới Quốc lộ 14 thì đã có gần hai chục chiếc GMC mười bánh đậu nối đuôi nhau chờ sẵn.

Sau khi trình diện, ông Ðại úy chỉ huy đoàn quân xa, siết chặt tay tôi,

– Kỳ này các ông mà không giữ được Pleime thì chắc Pleiku bị di tản rồi!

Nghe vậy, tôi vội ngắt lời ông ta,

– Có gì đâu! Nhiệm vụ của Biệt Ðộng Quân mà!

Ông Ðại úy cười hóm hỉnh,

– Tôi ở Pleiku từ thời Trung tướng Vĩnh Lộc, tôi biết Thiếu tá từ khi ông còn là một thiếu úy, mỗi khi hành quân về ông đều ghé Quán Kim Liên!

Nghe vậy tôi cười lớn,

– Mình là dân Pleiku, phải bảo vệ Pleiku cũng là lẽ đương nhiên thôi!

Chiếc xe Jeep của tôi vừa leo dốc qua cầu Hội Thương Hội Phú thì đã thấy dân chúng hai bên đường vẫy tay reo hò, “Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô!…”

Dân chúng đứng chật ních hai bên đường từ dốc Diệp Kính tới Hội Quán Phượng Hoàng cao tay phất những lá cờ nho nhỏ bằng giấy nền vàng ba sọc đỏ. Trong khi đó thì những cái loa trên một chiếc xe của Ty Thông Tin Pleiku chạy vòng vòng phát đi những điệu hát quân hành, “Kìa đoàn quân chiến thắng trở về dưới nắng hồng….”

Quân nhân của tiểu đoàn tôi phải xuống xe nơi đầu dốc Diệp Kính, Hoàng Diệu rồi đi bộ hàng một tiến về sân vận động.

Ði đầu đoàn quân, ngợp trong rừng cờ và biển ngữ, tôi tưởng mình bị hoa mắt trông lầm khi thấy trên hai cái băng vải trắng treo trên hàng rào nhà thờ và căng ngang đường phố trước tư dinh của Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn II có hàng chữ viết bằng sơn đỏ:

“Toàn dân Pleiku ghi ơn Thiếu tá Vương Mộng Long và các chiến sĩ của Tiểu đoàn 82 Biệt động quân”

Nơi sân vận động Pleiku này, tôi đã từng có vài lần đứng chung hàng ngũ những quân nhân được tiếp đón sau hành quân để nhận huy chương. Tôi chưa thấy có lần nào người chỉ huy đơn vị được nêu đích danh tên họ để “Ghi ơn”.

Ðây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử thành phố, một đơn vị nhỏ, cấp tiểu đoàn vinh dự được dân chúng đón tiếp trọng thể như thế. Ngày hôm đó toàn dân thành phố đã đình công, bãi thị. Các trường học thì đóng cửa để ăn mừng chiến thắng.

Dọc đường, người dân tươi cười hớn hở ào ra dúi cho các anh lính chiến những bao thuốc lá. Thuốc lá mà đồng bào đem ra cho các anh lính có khi hút cả tháng sau mà chưa hết! Ngực ông lính nào cũng căng phồng vì áo lót chứa toàn là thuốc lá!

Trong số đàn bà con nít đứng chờ đoàn chiến binh đang từ dưới dốc Diệp Kính đi lên có nhiều người là vợ con lính của tiểu đoàn. Tôi không nỡ ngăn cản những bé con đang hớn hở, tíu tít vui mừng chạy ra giữa đường níu chân bố chúng nó:

“Ba ơi! Ba ơi! Ba về rồi! Con nhớ Ba lắm! Ba ơi!”

Cũng có những đôi mắt đỏ hoe, những giòng lệ tuôn, cùng tiếng khóc nấc trong đám đông, khi ai đó vừa hay tin chồng con của họ sẽ không về.

Vào tới sân vận động tôi thấy ở đây quả là một rừng người.

Trên sân, sau hàng quân của tôi là đội ngũ thầy giáo và học trò, kế đó là đội ngũ dân chúng. Hội đoàn dân chính do ông Ngô Xuân Thu và bà Hồ Thị Thơm đại diện.

Tôi đứng một mình trước đoàn quân đội ngũ chỉnh tề.

Anh em còn lại của đơn vị đứng xếp hàng thành một khối 20 hàng dọc và khoảng trên 20 hàng ngang.

Trên khán đài là hai vị đại tá, Ðại tá Nguyễn Ðức Dung Tỉnh Trưởng Pleiku, ngồi bên là Ðại tá Phạm Duy Tất Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2, cùng nhiều thân hào nhân sĩ của Pleiku.

Dàn nhạc của Quân Ðoàn II bắt đầu bản nhạc “Bài ca chiến thắng” cùng lúc các nữ sinh đại diện các trường trung học tiến lên, trên tay mỗi cô là một vòng hoa tươi nhiều màu sặc sỡ.

Kể cả tôi, có 21 người đại diện đơn vị được choàng hoa.

Cô nữ sinh dẫn đầu đoàn người đẹp đi qua trước mặt tôi sẽ là người choàng hoa cho anh lính thứ 21. Người đi sau cùng mới là người sẽ đứng lại trước mặt tôi.

Trong số nữ sinh đi trong đoàn người ủy lạo đơn vị tôi hôm đó có một người tôi quen, cô ấy là người yêu của cố Thiếu úy Biệt Ðộng Quân Ðinh Quang Biện.Thiếu úy Biện là người anh lớn nhứt của vợ tôi. Anh Biện đã tử nạn năm 1971.

Ði ngang qua mặt tôi, cô ấy nói,

– Cám ơn Tiểu Ðoàn 82! Cám ơn anh Long! Chị Long và mấy cháu có khỏe không?

Tôi mỉm cười,

– Cám ơn chị, gia đình tôi vẫn bình an.

Thế rồi mấy phút kế đó, sau lưng tôi, cô nữ sinh này đã bật khóc giữa hàng quân, ngay khi vừa choàng xong vòng hoa cho một sĩ quan. Có lẽ người con gái Pleiku ấy vừa nhớ đến hình bóng một người lính Biệt Ðộng Quân đã đi qua đời mình.

Tình đầu không thể ví như một giọt sương đọng trên cánh hoa sớm mai, nắng lên thì hạt sương bay. Tình đầu là những gì chứa đầy chua xót, đắng cay, ngọt ngào, nếu đã đánh mất nó rồi, thì sẽ không bao giờ tìm lại được. Nó cứ mãi sống trong tim người. Vì thế mà một thi sĩ thời tiền chiến đã viết:

“Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên?” (Thơ Thế Lữ)

Hôm đó người lính nào đứng trong hàng ngũ Tiểu Ðoàn 82 cũng được các em học sinh và đồng bào trao cho một gói quà, kể cả các anh vừa mới được bổ sung quân số mười ngày trước đây.

Cái hình Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân được cô hoa khôi trung học choàng vòng hoa chiến thắng đã chiếm hết một trang đầu của Nhật Báo Tiền Tuyến phát hành vài ngày sau đó.

Ðại tá Nguyễn Ðức Dung Tỉnh Trưởng Pleiku mở đầu buổi lễ bằng một bài diễn văn dài. Ông Tỉnh Trưởng không tiếc lời ca tụng chiến công mà chúng tôi vừa lập được.

Kế tiếp là một bài phát biểu dài thật là hùng hồn và sống động của ông Ngô Xuân Thu, Dân Biểu đơn vị Pleiku.

Ông Ngô Xuân Thu cho chúng tôi những lời khen khiến chúng tôi cảm thấy mình đang bay lên tới tận mây xanh.

Cứ sau vài câu ca tụng “những chàng trai Việt kiêu hùng” ông dân biểu lại lớn tiếng hô to “Hoan hô!” thấy thế dân chúng trong sân cũng lớn tiếng “Hoan hô!” theo.

Ngay sau khi Dân Biểu Ngô Xuân Thu dứt lời thì cả sân vận động bỗng trở thành một cái chợ với những tiếng gọi nhau “Ơi ới!” của các bà, các cô tranh nhau đem quà phân phát cho chiến sĩ. Phái đoàn ủy lạo của bà Hồ Thị Thơm và các bà trong đội ngũ phụ nữ đã chuẩn bị sẵn 500 ổ bánh mì thịt và hai con heo sống thật bự dành cho những đứa con vừa trở về từ chiến trường.

Con rể của bà Thơm cũng là một Trung sĩ Biệt Ðộng Quân, nhưng anh Trung sĩ Ðốc làm việc ở văn phòng, nên không có mặt trong hàng quân đang đứng trên sân.

Cuối cùng tôi bị gọi tên lên bục phát biểu cảm tưởng.

Vì không được thông báo trước chuyện này, nên đứng trước máy vi âm tôi không có tờ giấy đánh máy sẵn như ông Ngô Xuân Thu, tôi cứ nghĩ gì thì nói vậy.

Khi tôi dứt câu,

“Thưa đồng bào Pleiku! Chúng tôi là những đứa con của đồng bào! Chúng tôi sẵn sàng hy sinh thân xác mình để canh từng thước đất, giữ từng đoạn giao thông hào chống quân xâm lăng, cũng chỉ vì sự an nguy của đồng bào! Hôm nay những đứa con của đồng bào đã bình an trở về rồi! Ðồng bào có thể yên tâm, không còn lo sợ nữa!”

thì trong đám dân chúng đứng bên trái khán đài có nhiều tiếng khóc sụt sùi.

Mấy chục năm sau, tôi không quên hình ảnh những cụ già vừa lau nước mắt vừa nghẹn ngào,

– Các con vất vả quá! Thương các con quá, các con ơi!

Những phóng viên nhà báo Việt-Nam và ngoại quốc tranh nhau chụp hình quay phim.

Có một phóng viên người Mỹ hỏi tôi,

 Xin anh cho biết vì sao trong tình trạng thiếu thốn và tuyệt vọng như thế mà các anh vẫn kiên trì chiến đấu rồi chiến thắng?

Tôi cười, đáp gọn,

– Chúng tôi chiến đấu tới cùng là vì an nguy của đất nước Việt-Nam!

Người quay phim của Tiểu Ðoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị cũng phỏng vấn tôi một câu tương tự,

– Ðộng cơ nào thúc đẩy Thiếu tá đã liều mình tử thủ Pleime?

Tôi cũng cười,

– Vì đồng bào Pleiku, và vì đồng bào cả nước!

Các ký giả săn tin còn tìm thêm được vài Biệt Ðộng Quân khác để phỏng vấn, trong số những người hùng được lên màn ảnh truyền hình kỳ này có Trung úy Nguyễn Công Minh, Thiếu úy Phạm Văn Thủy, Chuẩn úy Nguyễn Hữu Phước và Trung sĩ viễn thám Nguyễn Chi.

Chiều 15 tháng 9 trên 400 quân nhân của tiểu đoàn được chia thành từng tốp từ 5 tới 8 người để dự tiệc do các cửa tiệm tư nhân, hay hội đoàn tiếp đón.

Tôi cùng Thiếu úy Trần Văn Phước và toán Viễn Thám của Mom Sol được “Nghiệp Ðoàn Tài Xế xe Lamb” và “Hội xưởng cưa” tiếp đãi. Bữa tiệc này có Ðại tá Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân/Quân Khu 2 tham dự.

Sau này những cửa tiệm như Giò Chả Bắc Hương, Hủ Tiếu Hiệp Thành, Cà Phê Kim Liên, Nước Mắm Nguyễn Quý, Phở Kim Phượng, Cơm Ba Cò, Quán Kim, Quán Nhớ… vân vân, nếu thấy anh lính Biệt Ðộng Quân nào mang trên vai cái huy hiệu đầu cọp có số “82” thì không tính tiền, hoặc tính theo giá rẻ.

Trong nhiều ngày sau đó, hình ảnh buổi lễ khao quân ngày 15 tháng 9 năm 1974 trên sân vận động Pleiku đã trở thành một trong những sự kiện nổi bật trên màn ảnh truyền hình quốc gia.

Thời gian nghỉ dưỡng quân ở Pleiku tôi có dịp gặp và nói lời cám ơn tới những đồng ngũ đã có mặt trong các đoàn quân vào tiếp viện cho tôi, đặc biệt là các bạn ở Trung Ðoàn 41 Sư Ðoàn 22 Bộ Binh và các bạn ở Trung Ðoàn 53, Trung Ðoàn 45 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Tôi nói với họ rằng, nhờ có những đóng góp máu xương của họ mà chúng tôi mới tạo được chiến thắng vẻ vang này.

Anh em trong đơn vị tôi có ba ngày nghỉ tự do, nhưng chỉ được đi loanh quanh trong phố Pleiku thôi, không ai được phép đi sang thành phố khác.

Là con chim đầu đàn, tôi phải nêu gương, giữ gìn quân kỷ. Dù nhớ vợ con vô cùng, tôi cũng không dám bỏ đơn vị để “dù” về Ban Mê Thuột thăm nhà.

Chiến thắng Pleime năm 1974 của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã chứng tỏ cho thế giới biết rằng dù phải chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, Quân-Ðội Việt-Nam Cộng-Hòa vẫn có thể chu toàn nhiệm vụ bảo quốc an dân.

Với thượng cấp chúng tôi đã hoàn thành sứ mạng được giao phó.

Với đồng bào Pleiku, chúng tôi đã xứng đáng là những người con tin yêu của thành phố.

Với cá nhân tôi thì trận đánh 33 ngày đêm này chính là cơ hội để tôi thi thố hết khả năng của một người cầm quân.

Những chiến binh “Tử thủ” Pleime năm 1974 đã vì đất nước mà quên cả mạng sống của chính mình, nên nhiều chục năm sau họ vẫn cảm thấy tự hào:

“Tôi rất hãnh diện đã là một người lính của Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân”

Theo thời gian, những người từng hiện diện trong chiến dịch Pleime 1974 đã và sẽ theo chân nhau thành người thiên cổ. Nhưng trong quân sử, chiến thắng Pleime năm 1974 của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng sẽ mãi mãi được lưu truyền như một huyền thoại của chiến tranh Việt-Nam trong thế kỷ thứ 20. 

20200917 Pleime74 01

Gia đình Th/tá Vương M. Long tại Đà Lạt – 10/1974

VML-k20

Seattle tháng 9 năm 2019

Vương Mộng Long

***    

Trong tài liệu quân sử trước, Thái Sơn Vương Mộng Long có đề cập đến trận phục kích tại Ia Mé giết hụt một trung đoàn trưởng của F320A. Bài viết "Sao Hôm Sao Mai" chính là tài liệu quân sử kể về trận phục kích nầy. xin đính kèm theo đây để mọi người cùng tra cứu.

Ngoài ra nếu ai đã hiểu việc Hoa Kỳ trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa qua lời tiết lộ của Henry Kissinger vừa được giải mật từ năm 2000. Chúng ta sẽ hiểu được tại sao Trung Tướng đổ Cao Trí bị chết vì "tai nạn phi cơ" trước khi nhận nhiệm sở Chỉ Huy Trưởng Quân Đoàn I trong chiến dịch  Lam Sơn 719, sẽ hiểu tại sao Chuẩn Tướng Trương Quang Ân cùng phu nhân bị chết trong việc phi cơ "trực thăng bị bắn rơi", sẽ hiểu tại sao Tướng Nguyễn Văn Hiếu bị ám sát chết. Còn nửa, Thái Sơn Vũ Mộng Long củng đã từng bị "đánh bomb lầm" suýt chút nửa đã mất mạng và củng còn những trường hợp "đánh bomb lầm" khác trong các binh chủng khác như Dù chẳng hạn.

***   

Vuong Mong Long Sao Hom Sao Mai

http://www.yeunuocvietnam.org/yeunuoc/PageDetail.aspx?pageid=1537&Author=V%C6%B0%C6%A1NG%20M%E1%BB%99NG%20LONG&GroupName=V%C6%B0%C6%A1NG%20M%E1%BB%99NG%20LONG

Vương Mộng Long 

20200917 Pleime74 02

“Gần hai trăm chiến sĩ bị thương nặng, nhẹ đã từ chối tản thương, họ đã đâu lưng cùng nhau bám đất, chờ tiếp tế đạn để phản công. Rồi hai ngày sau, với sự hỗ trợ của một tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn 82/BĐQ trừ (-) đã trở lại trận địa để đánh một cú hồi mã cực kỳ dũng mãnh…. vì thế, chỉ sau hai đêm, lực lượng Cộng-Sản bám trụ đã bị đánh bật ra khỏi vị trí cố thủ…”

Giữa tháng Tư 1974, một trận đánh vô cùng ác liệt và đẫm máu đã xảy ra bên dòng suối Mé (Ia Mé), cách Pleiku 30 cây số về hướng tây nam.

Trận chiến đẩm máu tại Suối Mé-Ia Mé. 

20200917 Pleime74 03

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Trong hai ngày 14&15 tháng Tư 1974, Tiểu đoàn 82/BĐQ/QLVNCH bị hai Trung đoàn 48/SĐ320 & 64/SĐ320/CSBV xa luân chiến, tấn công bằng chiến thuật biển người. Sau những cơn mưa pháo là những đợt xung phong. Cuối cùng, địch đã dùng tới thủ pháo chứa hơi ngạt để dứt điểm. Trưa 15 tháng Tư 1974 Cộng Quân tràn ngập căn cứ hỏa lực 711. Dù bị đánh văng ra khỏi căn cứ, Tiểu đoàn 82/BĐQ vẫn không bỏ chạy khỏi vùng. Gần hai trăm chiến sĩ bị thương nặng, nhẹ đã từ chối tản thương, họ đã đâu lưng cùng nhau bám đất, chờ tiếp tế đạn để phản công. Rồi hai ngày sau, với sự hỗ trợ của một tiểu đoàn bộ binh, Tiểu đoàn 82/ BĐQ trừ (-) đã trở lại trận địa để đánh một cú hồi mã cực kỳ dũng mãnh. Dạ chiến là sở trường của Biệt Động Quân Plei-Me, vì thế, chỉ sau hai đêm, lực lượng Cộng-Sản bám trụ đã bị đánh bật ra khỏi vị trí cố thủ. Chiến dịch kết thúc với tổn thất nặng nề của cả đôi bên, ta và địch. Thiệt hại phía ta là trên 50 quân tử trận. Thiệt hại phía địch là trên 200 quân bị giết (trong đó có một thượng tá). Từ đó, căn cứ hỏa lực 711 được gọi kèm thêm cái tên “Đồi Thịt Bằm”. Trận chiến qua nhanh như mưa bóng mây, nhưng mãnh liệt như một cơn dông mùa hè.

Rồi, tình hình lắng dịu, địch và ta lại ghìm quân, chờ dịp ra tay khi phát giác sơ hở của kẻ thù. Ở Plei-Me, thời gian ấy, đơn vị tôi chịu trách nhiệm một vùng cố định. Tôi có cảm tưởng như mình là một tiểu tướng cầm quân thời Tam-Quốc. Tôi đã phải nặn óc, vận dụng hết khả năng, kinh nghiệm, sở trường của mình để đương đầu với một đơn vị địch mạnh gấp năm sáu lần đơn vị mình. Tôi biết rõ Sư đoàn 320 CSBV từ xuất xứ, tổ chức trận liệt, tới thói quen, sở trường, sở đoản. Địch thủ của tôi, những người chỉ huy tác chiến của Sư đoàn 320/ Điện-Biên, cũng là những tay dày dạn kinh nghiệm trận mạc. Họ rất tinh khôn, và không kém can trường, liều lĩnh. Trong thời gian này, có một mẩu điện đàm của địch lọt vào đài kiểm thính của ta, trong đó, chính ủy Sư-Đoàn 320 /Điện-Biên, đã cảnh giác các đơn vị dưới quyền, “Phải tránh né tối đa mọi đụng độ trực tiếp với thằng Hai Nâu”. Phòng 7 giải mã, cho tôi biết địch gọi TĐ82/BĐQ là “Thằng Hai Nâu”.

Một ngày, giữa tháng Sáu 1974, trong khi tôi cùng hai đại đội đang lục soát vùng nam núi Chư Gô thì được thông báo cái điện thứ nhì, “Thằng Hai Nâu đang hoạt động dã ngoại, phải khẩn trương bôn tập, đánh tiêu hao nó…” điện văn này của Bộ Tư Lệnh SĐ320/CSBV ra lệnh cho Trung đoàn 48/SĐ320. Sáng sớm hôm sau, từ đỉnh núi cao, qua ống nhòm, tôi thấy rõ những vệt cỏ tranh trên những ngọn đồi hướng bắc Chư Gô rạp xuống như những luống cày. Hình như trong đêm, cả trăm người đã đạp trên cỏ để tiến về suối Lé (Ia Glaé). Suối Lé chạy dài từ đông bắc xuống tây nam, sát chân núi Chư-Gô. Con suối này cắt ngang trục tiến trên phóng đồ hành quân của tôi. 

20200917 Pleime74 04

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Tôi ra lệnh cho Đại úy Quách cơ Bình (k22 A) đang là tiểu đoàn phó giữ trại, đóng chặt cổng rào, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Suốt ngày hôm đó, tôi đã dội hàng trăm quả cối 4.2 (106 ly) và đại bác 105 ly trên những hàng cây gai xanh bên bờ con suối. Quân dã ngoại của tôi ém trong núi, không lửa khói, chịu đói. Rồi trong đêm, lợi dụng bóng tối, im lặng vô tuyến, theo đường tắt, tôi rút êm. Về tới cổng nam trại Plei-Me tôi mới lên máy gọi chú Bình. Chỉ chừng mười phút sau cú điện đàm giữa tôi và Đại úy Bình, thì từ biên giới Miên, địch đã nã khoảng hai trăm trái đại bác vào trại. Từ vài năm nay, hầu như tất cả điện đàm vô tuyến của ta đều bị địch nghe trộm. Âm mưu của địch đã bị ta phát giác, cú đánh tiêu hao không xảy ra. Hụt ăn, địch gỡ gạc! Vụ pháo kích gây cho hai căn nhà tôle bị sập, và một binh nhì gốc Chợ-Lớn bị tử thương. Rồi tình hình lại yên…

Cuối tháng Sáu có tin mật báo, một cấp chỉ huy Cộng-Sản chiều chiều cưỡi ngựa, thám sát khu ngã ba làng Xổm (Plei Xôme). Làng Xổm nằm về hướng bắc, dưới chân ngọn núi lửa, cách Plei-Me chừng bảy cây số. Làng này đã bị bỏ hoang từ lâu. Trên bản đồ hành quân, làng Xổm nằm sát ranh giới hoạt động của Trung đoàn 42/ Bộ Binh trừ (-) và Tiểu Đoàn 82/ Biệt Động Quân. 

20200917 Pleime74 05

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Trung tá Nguyễn thanh Danh (k19 VB) trung đoàn phó Trung đoàn 42/ Bộ Binh đang chỉ huy cánh quân bộ binh. Tôi muốn đích thân giăng bẫy hạ thằng Việt-Cộng gộc này. Sợ khi đụng trận, bắn nhầm quân bạn, tôi muốn anh Danh chia cho tôi thêm một cây số trách nhiệm về hướng bắc. Chuyện không thể nói trên vô tuyến, vì vậy tôi phải lái xe ra căn cứ 711 gặp mặt Trung Tá Danh. Tại căn cứ hỏa lực 711, Trung Tá Danh đi vắng, nhưng may mắn, tôi đã gặp Đại Tá Nguyễn Hữu Thông (k16VB) Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 /SĐ22 Bộ Binh đang có mặt. Tiểu đoàn tôi nằm dưới quyền giám sát hành quân của Niên trưởng Thông.

Niên trưởng Thông hỏi: – Danh nó về Pleiku, mai mới vô. Cần gì vậy em?

Đứng trước tấm bản đồ hành quân, tôi kể cho Niên trưởng Thông nghe tin tức địch tôi vừa nhận được, và ý đồ hành động của tôi, rồi đề nghị: – Niên trưởng nới thêm cho tôi một click về bắc, để tôi dễ bề xoay trở.

Đại Tá Thông đồng ý ngay: – Okay, Làm đi! Chắc tên Vi-Xi này tới số nên mới gặp chú…

Chuyến làm ăn dự trù này của tôi bị khựng lại vài ngày vì chú Quách Cơ Bình (TĐPhó) được lệnh thuyên chuyển về nguyên quán. Trong khi chờ một vị tiểu đoàn phó mới tới bổ sung, tôi đem Đại Úy Bá, sĩ quan chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn vào giữ đồn Plei-Me trong lúc tôi xuất trại. Toán viễn thám của Trung Sĩ Nguyễn Chi và toán cận vệ của Hạ Sĩ Nguyễn Ba sẽ tháp tùng tôi vào vùng. Lực lượng an ninh ban đầu để tôi thiết lập vị trí là Đại Đội 1/82. Khi tôi đã hoàn tất tổ chức địa thế, lực lượng này sẽ rút lui theo đường tắt để về phòng thủ trại. Lực lượng trừ bị cho tôi là Đại Đội 3/82 của Thiếu Úy Phạm Đại Việt, sẽ án binh trong khu suối đá, bốn cây số hướng Tây Bắc Plei-Me. Tôi đã dự trù mọi phản ứng thích nghi nếu có bất cứ trục trặc nào xảy ra bất ngờ. Trừ sáu người đi theo tôi trong chuyến làm ăn này, những quân nhân còn lại trong đơn vị hoàn toàn không biết thày trò tôi đi đâu. Trên tần số, không ai được phép đả động tới việc tôi xuất trại.

Tôi chọn “vùng làm ăn” trên đoạn đường xe be cách ngã ba Tỉnh lộ 6C làng Xổm chừng một trăm mét. Hai bên bìa rừng của đoạn đường này không bị khai quang như hai bên lề Tỉnh lộ 6C. Cây rừng chen chúc nhau, lau lách um tùm, khu này rất thuận lợi cho một cuộc bố quân phục kích. Mờ sáng hai quả Claymore đã gài xong. Hướng nổ của hai quả mìn đánh chéo nhau thành hình chữ “W”. Bụi lau nơi mô đất giữa đường là điểm mốc. Hai lằn đạn chì của Claymore sẽ giao nhau chỗ này. Tử địa chỉ dài chừng năm chục mét thôi, nhưng con mồi nào lọt vào tử địa là coi như Diêm-Vương đã gọi. Ngày thứ nhứt trôi qua, vô sự. Ngày thứ nhì trôi qua, vô sự. Ngày thứ ba, vào lúc mặt trời đứng bóng giữa đỉnh đầu…

Binh nhứt Y Huynh nói nhỏ vào tai tôi:

– Thiếu tá! Có tiếng xe!

– Tao có nghe gì đâu?

Tôi quay sang hỏi chú Chi:

– Ê! Chi! Có nghe tiếng gì không?

Trung sĩ Chi nghiêng tai lắng nghe một lúc, rồi lắc đầu,

– Dạ không. Em không nghe gì cả! …

Lúc sau, thằng Y Huynh vừa giựt vạt áo tôi, vừa càu nhàu,

– Em nghe rõ có tiếng máy xe mà ông Thiếu Tá! Đó! Đó! Nghe rõ chưa?

– Ừ! Tai thằng này thính thiệt. Có tiếng xe xa lắm…

Rừng già xanh rì trải dài mênh mông. Trong gió, từ hướng tây, phía làng Gà (PLei Bon Ga) có tiếng xe rồ máy. Tôi leo lên một ụ đất cao ngỏng cổ quan sát. Từ xa, từng cụm khói xe phun lên khỏi đọt cây. Chim rừng hoảng hốt vụt lên không mỗi khi đoàn xe sắp tới gần nơi chúng kiếm ăn. Đoàn cơ giới đang tiến về phía chúng tôi, tiếng động cơ rõ dần, gằn từng cơn, như tiếng xe tank, ít nhứt cũng cỡ năm bảy chiếc. 

20200917 Pleime74 06

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Tôi ghé tai chú Chi và chú Ba ra lệnh: – Chuẩn bị đánh tank! Đánh gục chiếc đầu. Xong là rút liền!

Chúng tôi cấp tốc chuyển địa bàn phục kích về hướng đầu con dốc ngược trên đoạn đường xẻ ngang một ngọn đồi nhỏ. Con đường độc đạo chạy giữa hai bờ đất cao bốn, năm thước. Bảy Biệt Động Quân, bố trí trên bìa đường, dòm xuống. Tôi tin tưởng rằng, với hai ống M72 và hơn chục quả lựu đạn vừa miểng, vừa lân tinh, thế nào tụi tôi cũng “thịt” được một chiếc tank đi ngù ngờ dưới kia (!) Chúng tôi nín thở, nép mình trong cỏ, đợi chờ…

Tiếng động cơ đã gầm gừ dưới chân dốc. “Ỉm! Ỉm!…ì…ì…ì…Ỉm!…” đoàn xe rồ máy lấy đà leo lên. Thời nhảy toán trong Plei-Trap Valley (1972) tôi đã có dịp nghe tank địch chạy sát bên mình vài lần. Ngoài tiếng động cơ gằn từng cơn, tank di chuyển còn gây tiếng “két! két!” của xích sắt khi móc xích bám vào guồng quay. Lần này, chiếc tank đang tiến tới không gây ra tiếng “két! két!”

Cành lá rung rinh, mặt đất cũng rung rinh khi chiếc chiến xa đầu tiên tiến lên đỉnh dốc. Vòm tre xanh đầu dốc đang bị chẻ đôi bởi chiếc cần cẩu trên xe đang di chuyển. Thì ra đó chỉ là một chiếc xe be! Cái cần cẩu sơn đỏ của nó cao hơn ngọn tre, nhô lên không. Tôi vội nắm sợi dây ba chạc của chú Chi, ra dấu cho chú đừng phóng viên M72 đi. Dưới đường, chiếc xe be thứ nhứt rồ máy liên tục để lấy đà, kéo chiếc thứ nhì sau lưng. Vì phải kéo một sức nặng gấp đôi, nên động cơ xe gầm rú dữ dội. Mới nghe, ngỡ tiếng máy xe tank. Chúng tôi thở phào, nhẹ nhõm. Thoáng chốc, đoàn xe be năm chiếc theo nhau qua con dốc. Chú Ba lầm bầm:

– Đồ phá thối!

Thấy công việc làm ăn không thuận lợi, tôi cho lệnh cuốn gói. Theo đường tắt, chúng tôi rút về tiền đồn bắc của trại. Khoảng bốn giờ chiều, toán canh gác báo động xa trên Tỉnh lộ 6C cách trại hai cây số báo cáo có mười hai người dân khai thác lâm sản xin vào trại tá túc vì xe be của họ bị hư không thể chạy về Pleiku. Tôi cho lệnh toán an ninh giữ họ tại chỗ chờ tôi xuống tiếp xúc với họ. Đám dân khai thác gỗ này gồm một phụ nữ, một chú bé và mười đàn ông. Người thiếu phụ tuổi trên dưới ba mươi, nhan sắc dễ coi. Mặt chị ta có một vết chàm trên má. Chị khai là chủ hai chiếc xe be, một chiếc bị Việt-Cộng bắn cháy đầu máy, phải kéo. Qua đoạn đường đèo ngã ba làng Xổm thì chiếc xe kéo bị “lột dên” không tiếp tục được. Họ biết đường vào Plei-Me dễ đi hơn đường ra căn cứ 711 nên xin vào tá túc. Tôi cho phép đoàn người làm rừng này vào đồn, tạm trú qua đêm trong Câu Lạc Bộ Tiểu Đoàn.

- Tôi là người quen của Trung Tá Danh… bà chủ xe be khoe với tôi.

– Tại sao xe của bà bị Việt-Cộng bắn? Bộ bà không đóng thuế cho Cộng-Sản à?

– Hai tuần nay họ ra lệnh cấm xe be vào khu vực quanh Ia-Drang. Vi phạm lệnh cấm là họ bắn. Tụi tui không rõ lệnh này, nên họ bắn bể két nước chiếc xe đi đầu. Tha cho những chiếc chạy sau, rồi đuổi chúng tôi về.

– À ra thế!

Tôi hỏi chuyện những người thợ rừng về tin tức địch, nhưng họ cũng không biết gì hơn. Tôi vào máy, gọi Trung Tá Danh, báo cho anh biết tin tức người quen của anh đang tá túc trong trại Plei-Me, sáng mai đoàn xe của họ sẽ dắt dìu nhau về qua căn cứ 711. Ngày kế tiếp…

Mặt trời lặng lẽ nghiêng từ từ xuống rặng Chư Prong sát biên giới Việt Miên. “Oách! Oách! Oách!… Quàng! Quàng! Quạc! …Ụt! Ụt! Ụt!…” đàn chim khách rời cành, vụt bay lên không. Hướng tây, tiếng chim rộ từng chập. Chúng tôi nín thở. “K’rọc! …K’rọc! …” “Hừm! …Hừm!. .” Có người đang đi tới! Nhưng tiếng động phát ra nghe lạ quá! Con cóc Claymore trên tay tôi đã sẵn sàng. Tiếng “K’rọc! …K’rọc! …” -”Hừm! …Hừm! …” gần hơn, tiếp đó là lạo xạo bước chân dẫm trên lá khô. Một bóng người ngả trên đường. Cái bóng dài dần tới gần điểm mốc, ranh giới của tử địa. “K’rọc! …K’rọc! …” -”Hừm! …Hừm! …” Trong nắng xế tà, một đàn ông Thượng, cởi trần, đóng khố, vuông khăn xéo quấn trên trán, miệng phì phà ống vố, đang vô tư bước trên đường xe be. Tay phải anh ta giữ chuôi con dao quắm vác trên vai. Mỗi khi nuốt xong một đợt khói thuốc, anh chàng này lại hắng giọng, “Hừm!…Hừm!..” Còn tiếng “K’rọc!… K’rọc!…” đều đều là do con dao ngắn trong bao tre trên mông anh ta, lắc lư theo nhịp bước. Anh dân Thượng đủng đỉnh đi qua tử địa. Bóng anh ta mất hút chỗ khúc quanh nơi con đường mòn nhập vào Tỉnh lộ 6C. Núi rừng lại trở về cảnh cũ, lạnh lùng, vắng lặng. Chớm bóng chiều. Muỗi rừng “O…o…o…” sau gáy. Sợ địch đánh hơi nghi ngờ, dù nằm cuối gió, chúng tôi cũng không dám xoa thuốc chống vắt, chống muỗi. Những con muỗi quái ác, thấy con mồi không phản ứng tự vệ, nên châm chích trên da thịt chúng tôi một cách thoải mái. Có con bị bội thực, ễnh bụng no máu, lăn kềnh ra bò, không bay nổi. Chúng tôi cắn răng chịu đựng nỗi ngứa dày vò, không dám gãi, không dám đuổi xua đàn muỗi đói. 

20200917 Pleime74 07

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Chợt rừng chiều xào xạc… “Oách! Oách! Oách! …Quàng! Quàng! Quạc! …Ụt! Ụt! Ụt!…” Hướng tây, đàn chim khách lại rời cành, vụt bay lên không. Lần này tiếng chim rộn rã, dồn dập hơn lần trước. Rồi chúng tôi thót tim, khi nghe tiếng vó ngựa nện trên đường, “Lộp cộp!…Lộp cộp!…Lộp cộp!…” Tôi hít một hơi dài cho không khí vào đầy lồng phổi. Tay tôi cầm chắc con cóc Claymore. Tôi liếc mắt ra dấu cho chú Ba. Ba gật đầu, tay chú cũng đang nắm chắc một con cóc Claymore. “Lộp cộp! …Lộp cộp! …Lộp cộp! …” một con ngựa đen, cao to, chắc nó thuộc giòng giống ngựa thồ, lững thững tới gần bụi lau có đánh mốc bên đường. Trên lưng ngựa là một người to lớn, y phục đen, có dây súng lục đeo chéo qua vai.

Tôi nghiến răng, bấm cò con cóc: “K’rạch!” Con cóc đã kích hỏa, nhưng quả mìn không nổ! Con ngựa như nghe được tiếng động lạ, nó đứng dừng lại, hai vó trước dở hổng, quơ quơ lên trời. “Hí!… Hí!… Hí!… í!.. .í!… í!…” Con ngựa cất vó, ngửa cổ hí. Một cái bóng đen bay vòng qua đầu con ngựa, rơi trong bụi lau bên kia đường. “Oành!” quả Claymore của Hạ Sĩ Ba nổ! Ào ào một cơn lốc bụi đỏ bốc lên, kéo theo cành lá gãy. Tiếp đó, “Rẹt! Rẹt! Rẹt!…” bảy khẩu M16 bắn chéo nhau, đạn đan sát mặt đất.

Con chiến mã quằn quại trên mặt đường xe be, miệng phì phì sùi bọt. Tôi và Trung Sĩ Chi tiến ra chặn nút hai đầu đường. Hạ sĩ Ba và bốn tay súng băng nhanh qua đường, kiểm soát kết quả. Mình ngựa bị ghim đầy vết Claymore và vết M16. Nhưng trong vòng bán kính một trăm mét, chúng tôi không tìm ra dấu tích của chủ nó. Đại Đội 3/82 của Thiếu úy Phạm Đại Việt đang hoạt động vùng Tây Bắc Plei-Me được điều động hỏa tốc tiến về hướng bắc, ngăn chặn con đường về làng Gà.

Suốt ngày hôm sau, chúng tôi lục soát từng tấc đất quanh vùng tử địa. Nơi con suối hướng bắc con đường, chúng tôi tìm được dấu giày lưu lại của con mồi. Con mồi đã thoát thân thẳng về hướng Bắc.

Tôi kiểm lại quả Claymore của tôi thì phát giác ra rằng, sức điện đã làm đứt một trong hai sợi dây chì gắn vào đầu ngòi nổ, khiến dòng điện bị ngắt, trái mìn câm. Chú Chi càm ràm:

– Chắc thằng “cội” này có bùa!…

Ít lâu sau… Trung Đoàn 42/SĐ22 Bộ Binh chuyển vùng hoạt động về Bình-Định, căn cứ 711 được bàn giao cho Liên Đoàn 24 BĐQ trách nhiệm. Lúc này vùng hành quân của TĐ 82/BĐQ được thu hẹp lại về hướng nam hai cây số. Làng Xổm nằm trong vùng trách nhiệm của TĐ81/BĐQ. Thiếu Tá Nguyễn ngọc Lân đã đặt bản doanh Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 81/BĐQ của ông ngay dưới chân ngọn núi lửa nơi ngã ba làng Xổm. 

20200917 Pleime74 08

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

Trưa 27 tháng Bảy 1974 chiến dịch tấn công xóa sổ đồn Plei-Me mở màn. Với sự yểm trợ trực tiếp của một tiểu đoàn pháo, Trung Đoàn 64/SĐ320 CSBV hướng Bắc, Trung Đoàn 48/SĐ320 CSBV hướng nam, đồng loạt mở một cuộc bôn tập tập kích hai tiểu đoàn Biệt Động Quân đang hành quân mở đường dọc Tỉnh lộ 6C. Sau hòa đàm Paris, chiến thuật bôn tập tập kích đã được các đơn vị Cộng-Sản thuộc Mặt Trận B3 áp dụng một cách bài bản và hiệu quả. Chiến thuật này là một sự phối hợp nhịp nhàng giữa pháo kích và di chuyển tập kích. Bộ binh địch khẩn cấp di chuyển băng rừng tiến tới mục tiêu, trong khi pháo địch tác xạ tối đa trên vị trí quân ta. Khi pháo địch vừa ngừng thì bộ binh địch đã ở kế bên ta rồi. Ta chưa kịp chấn chỉnh đội hình thì địch đã xung phong. Vì vậy, ngay đợt xung phong đầu, Việt-Cộng đã chặt đầu Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Lân, vị tiểu đoàn trưởng của TĐ81/BĐQ bên chân núi lửa. Cùng ngày, chúng đã bắt làm tù binh ông Tiểu Đoàn Phó TĐ81/BĐQ là Thiếu Tá Trần văn Ngọc (k18 VB).

Trong khi đó, tại mặt trận phía nam, Trung Đoàn 48 SĐ 320 của địch không tiến được bước nào. Suốt ngày 27 tháng 7 năm 1974, ba đợt tập kích của địch đều bị chặn đánh từ xa bởi những toán viễn thám. Pháo địch dứt, nhưng tiền quân địch chưa tới mục tiêu. Khi lực lượng tập kích địch tới được mục tiêu thì khả năng tác chiến đã giảm đi nhiều. Mục tiêu của địch là con đường, nhưng trên mặt đường và hai bên đường trống trơn, địch xung phong vào chốn không người. Trước đó, pháo địch nổ dày dặc trên mặt Tỉnh Lộ 6C chỉ cày xới đất đá vô tri, vì quân mở đường của TĐ82 BĐQ không trải dài trên trục lộ như thói quen của các đơn vị khác khi hành quân khai lộ, mà đóng chốt chặn các trục xâm nhập bằng cấp đại đội với hố cá nhân và giao thông hào. Cách bố quân dã ngoại đặc biệt lạ lùng này của TĐ82 BĐQ đã khiến Trung Đoàn 48 SĐ 320 CSBV không thi thố được sở trường bôn tập của nó. Lần đầu tiên trên chiến trường Tây-Nguyên, chiến thuật bôn tập, tập kích của Mặt Trận B3 thất bại. 

20200917 Pleime74 09

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf

http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html

Những ngày sau đó, tiền đồn Plei-Me bị cô lập, và địch lại tiếp tục cái màn xa luân chiến. Hết Trung Đoàn 48 SĐ 320 đến Trung Đoàn 64 SĐ 320, rồi tới Trung đoàn 26 Địa Phương của Mặt Trận B3 thay nhau phơi thây trên các lớp rào kẽm gai phòng thủ Plei-Me. Hai mươi đợt biển người, biển lửa, mưa pháo, mưa truyền đơn của Sư Đoàn Điện-Biên vẫn không hạ nổi lá cờ vàng ba sọc đỏ phần phật tung bay trên ngọn cột gỗ giữa sân tiền đồn biên phòng này. Trận đánh đã kéo dài ba mươi tư ngày đêm.

Sáng ngày 2 tháng 9 năm 1974 chiến dịch vây hãm Plei-Me chấm dứt. Thêm một lần đụng độ, “Thằng Hai Nâu” đã chứng tỏ cho địch biết rằng, ở Tây-Nguyên, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân là một địch thủ vô cùng lợi hại, một địch thủ chúng không thể đánh bại. Trung Đoàn 48 SĐ 320 là đơn vị địch bị thiệt hại nặng nề nhứt trong đợt cao điểm này. Trung đoàn này phải rút về biên giới để bổ sung và tái huấn luyện.

Tới đầu năm 1975, Trung Đoàn 48 Sư Đoàn 320 được giao nhiệm vụ chủ công trong chiến dịch tấn công Ban-Mê-Thuột. Lúc đó Tiểu Đoàn 82 BĐQ đã chuyển vùng về bảo vệ tỉnh Quảng-Đức. Vì thế “Thằng Hai Nâu” và những đơn vị trực thuộc SĐ 320 Điện-Biên CSBV không còn dịp nào chạm mặt nhau nữa…

 oOo

 Sàigòn, ngày 7 tháng 5 năm 1975.

Hai chiếc xe con của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam ngừng lại nơi đầu hẻm TK9, phường Nguyễn Cảnh Chân, Quận 2, Sàigòn. Một người cao lớn, bận quân phục lực lượng vũ trang Cộng-Sản Bắc-Việt bước xuống từ chiếc xe thứ nhứt. Ông ta trạc tuổi trên bốn mươi, đeo kính râm, cặp da, súng ngắn. Ve áo ông ta lấp lánh quân hàm thượng tá của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam, với ba sao, hai gạch vàng, trên nền nỉ đỏ. Xe thứ nhì có máy truyền tin với bốn bộ đội trang bị AK. Người sĩ quan Bắc-Việt cùng hai hộ tống viên đi vào ngõ TK9, tìm địa chỉ.

Tới căn lầu đúc gần cuối hẻm, họ dừng lại. Người sĩ quan CSBV cất tiếng hỏi:

- Phải nhà này có Vương Mộng Long không?

Lúc đó tôi đang ngồi đọc báo nơi phòng khách. Tôi ở nhà một mình. Mẹ tôi đi vắng. Bà cụ lên Ban-Mê-Thuột để tìm kiếm vợ con tôi.

- Phải! Các ông cần gì?

- Tôi muốn gặp Vương Mộng Long.

Thấy có người trang bị súng ống đến tận nhà gọi đích danh mình, tôi liên tưởng ngay tới một vụ bắt bớ. Tuy hơi chột dạ, nhưng tôi vẫn từ tốn trả lời:

- Tôi đây!

- À! Anh Long đây hử? Anh Long có mạnh khỏe không?

- Cám ơn ông, tôi vẫn khỏe.

Ông thượng tá Quân-Đội Bắc-Việt quan sát tôi vài giây rồi nói:

- Vất vả hai ngày nay tôi mới tìm được địa chỉ của anh. Tôi có chuyện muốn nói với anh, anh có vui lòng tiếp tôi hay không?

- Vâng, mời ông vào nhà.

Để hai cận vệ đứng gác bên cửa ngăn đám trẻ con hàng xóm tò mò bu quanh, người sĩ quan CSBV bước vào nhà tôi. Ông ta không hề đảo mắt quan sát căn phòng khách. Ít người có thái độ thế này khi vào nhà người lạ. Ông gỡ cặp kính đen, bỏ mũ xuống mặt bàn, chìa tay ra cho tôi bắt. Bàn tay to lớn, sần sùi, rắn chắc, nhưng rất ấm. Rồi ngồi ngay xuống ghế, với giọng oang oang, tiếng Bắc, pha chút âm sắc lơ lớ Thượng-Du Bắc-Việt, ông ta mở lời:

– Anh Long có nhận ra tôi không?

- Xin lỗi! Ông là ai? Tôi không nhớ đã gặp ông lúc nào.

- Tôi là người bị anh giết hụt ở Tây-Nguyên cách đây một năm.

- À…

- Tháng Sáu năm ngoái, anh đã phục kích tôi ở làng Xổm. Con ngựa của tôi bị bắn chết, nhưng tôi thoát. Tôi muốn gặp anh, xem mặt anh, nói chuyện với anh vài phút.Thế nào, có được không?

-Ư…ư.. ông cứ tự nhiên…

Đôi mắt ông khách sáng quắc, giọng nói của ông oang oang, cung cách của ông thật là chất phác thực thà. Lần lượt, ông thượng tá hỏi qua quê quán của tôi nơi nào ngoài Bắc? Năm nào gia đình tôi vào Nam? Gia cảnh tôi thế nào? Vợ con tôi ra sao? Tôi tình nguyện đi lính Ngụy hay đã bị bắt lính, động viên? Bao nhiêu lần thương tật? Bao nhiêu lần được tặng thưởng huân chương?

Qua thái độ và giọng nói của ông ta, tôi thấy người địch thủ cũ của mình không có ý tầm thù. Vì thế, lòng tôi cũng cảm thấy bớt lo ngại.

Người sĩ quan Bắc-Việt ôn lại chuyện xảy ra trong những ngày tháng khói lửa mịt mù ở Điện-Biên-Phủ, ở Quảng -Trị, ở Tây-Nguyên.

Ông khách thao thao:

- Tớ là con quan Lang xứ Cao-Bằng. Mười bẩy tuổi tớ vào bộ đội đánh Tây. Tớ phục vụ Sư Đoàn 320 từ ngày thành lập, cho tới tận bây giờ. Đánh Điện-Biên tớ làm đại đội trưởng. Tới thời đi B, xâm nhập Miền Nam, tớ làm trung đoàn trưởng. Mười năm đánh Tây, hai mươi năm chống Mỹ, vào sinh, ra tử. Giờ này mới thấy hòa bình…

Ông khách kể tự truyện, theo đó, trước 1945 ông học trường Tây ở Hà-Nội. Ông sắp thi “Diplôme” thì Cách Mạng Tháng Tám xảy ra, ông đi theo kháng chiến, giữ chân liên lạc viên, rồi thành bộ đội. Ông kể chuyện đánh thắng Điện-Biên, thời Tây, chuyện giải phóng Tân-Cảnh, thời Ngụy, chuyện hai lần suýt bị máy bay B 52 làm cỏ ở Pơ-Lây Cần (Ben Het), chuyện Sư đoàn 320 Điện-Biên CSBV rời địa bàn Kontum, chia đôi, một nửa về chiến trường Bình-Định, một nửa xuôi Jarai. Rồi khách rầu rầu vắn tắt nhắc trận thư hùng tháng Tư năm 1974 bên bờ Suối Mé (căn cứ 711). Trận này, sau khi dùng hơi ngạt để tấn công tôi, suýt tí nữa ông ta đã bắt sống được tôi, nhưng cuối cùng, ông ta đã thua tôi (TĐ82 BĐQ).

Khi kể tới trận vây đồn Plei-Me 34 ngày đêm (tháng 7 và 8 năm 1974) ông ta la lớn:

- Đúng là kỳ phùng địch thủ! Tớ không ngờ trên đời lại có thằng lì như cậu! Hết xung phong tới pháo, hết pháo tới truyền đơn, hết truyền đơn lại pháo. Vậy mà cậu vẫn không chịu đầu hàng! Cuối cùng tụi tớ phải bỏ cuộc! Gớm thật!

Sau câu, “Gớm thật!” ông ta vỗ đùi đánh “độp!” một cái, rồi nhìn tôi, tán dương,

- Lì thật! Tớ khen cậu đó!

Tiếp theo, khách thao thao về chiến tích của trung đoàn chủ công giải phóng Buôn- Ma -Thuột tháng Ba năm 1975 và màn bôn tập Quân Đoàn II Ngụy trên đường rút chạy. Với chiến công này, ông trung tá trung đoàn trưởng CSBV đã được thăng cấp thượng tá.

Khách nói nhiều hơn chủ nhà. Khách nói say mê, miên man, trong lúc chủ nhà chỉ ậm ừ. Ông ta là kẻ chiến thắng, có thế để nói. Tôi là người thua trận, mở miệng mắc quai. Trên môi khách là nụ cười tự hào. Trên môi tôi, nụ cười như mếu.

Trong dịp gặp mặt ngày hôm ấy, ít nhất, đã ba lần, ông ta thắc mắc:

- Động cơ nào khiến cậu chiến đấu một cách ngoan cường, lì lợm như thế?

Tôi chỉ trả lời thật gọn:

– Vì chữ hiếu!

Nghe vậy, ông ta có vẻ không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, nhưng ông ta cũng không gặng hỏi thêm. Cuộc thăm viếng chấm dứt, tôi tiễn người khách không hẹn gặp ra về.

Nơi bực cửa, khách nhìn vào mặt tôi, dịu giọng như thông cảm:

- Tôi còn ở Sàigòn ít lâu nữa. Tôi được đề cử vào đây dự lễ nhận huân chương do Bác Tôn trao tặng. Trước lúc chia tay, tôi muốn nói với anh rằng, chúng ta đã đánh nhau hai lần trên Tây-Nguyên, hai lần bất phân thắng bại. Cuối cùng, anh là người thua trận. Dù rằng anh là lính Ngụy, tôi vẫn coi trọng anh, vì anh là một ngôi sao sáng hiếm hoi. Tôi với anh như Sao Hôm với Sao Mai, anh sáng thì tôi tối, anh tối thì tôi sáng. Hôm nay tôi đến thăm anh, an ủi đôi lời. Thương cho anh, một vì sao rụng.

– Cám ơn ông.

Vào lúc người sĩ quan Cộng-Sản cất bước, tôi cố với theo:

– Ở suối Mé ông giết hụt tôi. Ở làng Xổm tôi giết hụt ông.Thế là hòa. Còn trận Plei-Me ba mươi tư ngày đêm, thì ông thua tôi rành rành. Về cái vụ Ban-Mê-Thuột, tôi công nhận, ông đã chiến thắng. Nhưng người đánh nhau với ông ở Ban-Mê-Thuột không phải là tôi.

– Anh nói đúng.Trong trận Buôn-Ma-Thuột không có ”Thằng Hai Nâu”. Và trong số những người bị tôi bắt, không có anh…

Khi thốt ra những lời cuối cùng này, mặt ông ta hơi sầm lại, ngượng ngùng. Vài phút sau, hai chiếc xe con của Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam và người khách không mời rời con hẻm.

 oOo

 Đầu năm 1988 tôi được tha từ trại cải tạo Z30D Hàm-Tân, Thuận-Hải. Tháng 11 năm 1988, tôi nộp đơn xin xuất cảnh sang Hoa-Kỳ tỵ nạn.

Từ tháng Giêng năm 1990, những người bạn nộp đơn xin xuất cảnh cùng thời với tôi như Phan Trần Bảo (Cảnh Sát), Đỗ Dũng (KQ), Lý Ngọc Châu (BĐQ) vân vân, đều đã lên danh sách, chờ ngày phỏng vấn. Riêng hồ sơ của tôi và hai anh bạn Nguyễn Thanh Danh (K19VB) và Lê Văn Để (BĐQ) vẫn bặt vô âm tín.

Tháng 8 năm 1990 tôi tới sở Công-An Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh để hỏi hồ sơ của mình thì được biết, cô Huyền, người nữ Công-An phụ trách hồ sơ của tôi đang nghỉ phép đẻ. Sau khi đẻ, cô ta lại chuẩn bị theo học một lớp Anh-Văn kéo dài nửa năm. Một anh bạn gốc Không-Quân đã giúp tôi rút hồ sơ ra để chuyển lên Sở Ngoại-Vụ. Anh Danh và anh Để cũng vừa lấy được hồ sơ ra, họ rủ tôi đi Hà-Nội làm thủ tục xuất cảnh để được cứu xét nhanh hơn. Người ta nói rằng, nếu đem hồ sơ ra Hà-Nội nộp cho Phòng Xuất Cảnh Bộ Ngoại-Giao, sẽ lướt qua ít nhứt vài ba danh sách.

Hà-Nội, với tôi, cũng có chút kỷ niệm riêng tư thuở ấu thơ. Tôi vẫn mong một dịp nào đó trong đời, về lại chốn này, tìm dư hương ngày cũ.

Tôi đạp xe một vòng quanh Sàigòn, gặp người quen, xin viện trợ. Trung Tá Bùi Văn Huấn, cựu Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân giúp tôi 100 nghìn đồng. Bạn tôi, (TQLC) Mai Văn Tấn (K21VB) cho tôi 100 nghìn đồng. Và anh Vũ Văn Ích, một người anh con dì con già của tôi cũng giúp tôi 100 nghìn đồng nữa. Thế là tôi có đủ lộ phí lên đường về Hà-Nội.

Hà-Nội, một ngày tháng 8 năm 1990…

Tôi xuống ga Hàng-Cỏ vào buổi chiều. Thành phố thật rộn rịp đông vui, đầy người qua, kẻ lại. Loa phóng thanh trên cột điện bên đường và trên cổng vào ga đang oang oang phát đi những bài hùng ca thời chiến tranh chống Mỹ. Tôi bước vội qua đường, vì nhìn thấy bên phải con đường đâm thẳng vào cổng ga có cái bảng hiệu một khách sạn bình dân. Tôi vừa đặt chân trên lề phố bên kia, một người đàn ông lớn tuổi đã đứng chờ, dơ tay ngoắc:

– Tìm nhà trọ phải không?

- Phải… – Phòng ngủ quốc doanh bẩy nghìn một đêm, nước tắm giới hạn, khổ lắm! Về nhà tôi, năm nghìn một đêm, nước nôi thả cửa…

Tôi không tin lời người đàn ông này. Tôi vào phòng ngủ quốc doanh.

– Một người, bẩy nghìn một đêm, cứ thêm một người, tính thêm ba nghìn… tiếp viên phòng ngủ quốc doanh cho giá cả một cách dứt khoát.

Tôi bước ra cửa, người đàn ông đứng tuổi đã chờ sẵn:

– Bên kia đường… theo tôi…

Tôi theo chân người chủ nhà vào khu cư ngụ của công chức về hưu, đối diện với khách sạn quốc doanh. Khu cư xá này có khoảng trên dưới chục căn phòng. Ông chủ nhà trọ dẫn tôi vào căn phòng bên trái cư xá:

– Nhà tôi đây…

Rồi ông ta chỉ cho tôi cái sạp gỗ bên phải buồng ngủ:

– Chú ngủ ở đây. Cái tủ đứng có năm ngăn, ngăn thứ nhất dành cho chú, chìa khóa nằm trong ngăn tủ, đi đâu nhớ khóa ngăn của chú lại. Tắm giặt thì ra đằng sau nhà, có mười phòng tắm, nước chảy cả ngày. Bên khách sạn quốc doanh không có nước phông ten, tắm theo tiêu chuẩn, một thùng hai chục lít. Bên này, chú tắm chán thì thôi…

Ông chủ dẫn tôi ra sau nhà, nơi đây có một dãy mười phòng tắm có vòi hoa sen tươm tất sạch sẽ. Tôi thay bộ quần áo đi đường đầy bụi bặm chuẩn bị đi giặt. Ông chủ nhà lại ra đi. Tôi tắm giặt xong, quay về buồng thì ông chủ cũng trở lại, theo chân ông là một khách đàn bà. Cô ta sẽ nằm trên cái sạp đối diện với tôi. Hộc tủ thứ nhì của chiếc tủ đứng thuộc quyền cô ta. Một cái sạp, một ngăn tủ, tắm giặt thả giàn, năm nghìn một đêm, rẻ chán!

Ông chủ nhà ngủ trên cái sạp sát tường, cách đầu giường tôi và đầu giường cô gái một lối đi rộng hai thước. Ba cái sạp kê thành hình chữ “U”. Ba người nằm trong một căn phòng hẹp, một người phát ngôn, hai người kia đều nghe rõ…

- Này! Chú em nhà ở đâu mà phải ngủ ghé, không về? Ông chủ nhà gợi chuyện.

– Hải-Dương.

– Hải-Dương xe chạy cả đêm, sao không về?

– Tôi có việc phải ở Hà-Nội vài ngày…

– Ừ hử! Vậy chứ chú em làm nghề gì?

– Buôn bán làng nhàng, theo tầu, ngược Bắc, xuôi Nam…

– Có thường ghé Sàigòn không?

– Chuyến nào mà chẳng ghé…

– Ba, bốn năm nay anh không ghé Sàigòn, bây giờ chắc đông, vui lắm nhỉ?

– Vâng, đông lắm, vui lắm…vậy chứ bác đã ở Sàigòn hở? Bác làm gì trong đó?

– Tớ dậy học. Tớ dậy Đại-Học Khoa-Học… –

Ủa! Vậy ra bác là giáo sư…

– Tớ dậy đại học từ bẩy nhăm (1975) tới tám nhăm (1985). Tám nhăm thì tớ về “hiu”…

– Tám nhăm, bác còn trẻ, sao về hưu sớm thế?

– Về vườn thì đúng hơn. Mới giải phóng, chúng nó cần mình. Sau…chúng nó thải mình, cho họ hàng, bà con, anh em, con cái chúng nó thay mình, kiếm ăn…

– Bác dạy môn gì trong thời gian đó? Chắc bác có bằng cao học, hay tiến sĩ?

– Bằng cấp con khỉ mốc! Tớ đang học lớp ba, chưa thi Sơ-Học Yếu-Lược (thời Tây) thì xảy ra cách mạng. Ba mươi năm theo Đảng, vốn liếng của tớ chỉ có mớ lý thuyết Cộng-Sản thuộc nằm lòng. Giải phóng Miền Nam xong, Đảng ủy yêu cầu tớ dậy Lý Thuyết Đảng cho học sinh đại học. Lúc đầu tớ cũng khớp, không dám nhận. Sau đó tớ đánh liều. Mà quả thật, có ai biết mình là thằng dốt đâu? Mười năm, nhờ ơn Đảng, tiếng nói của một thằng i tờ rít như tớ tự nhiên có trọng lượng…học sinh nghe theo răm rắp…

- Rồi sau đó…

– Rồi sau đó ư? Tụi nhỏ du học Liên-Xô, Tiệp-Khắc trở về. Chúng nó thay chân những tên i tờ như tớ… tớ về “hiu”, xin được căn hộ này để ở. Già rồi, không ai thèm thuê mướn, tớ đành kiếm khách lỡ độ đường, cho họ trọ qua đêm, kiếm cơm…

– Chắc cuộc sống của bác cũng khấm khá?

- Bữa no, bù bữa đói. Mưa thuận gió hòa thì có đồng ra, đồng vào. Giông bão vài ngày, không có khách, là meo mỏ rồi. Sung sướng gì đâu em ơi!

Tôi trải cái bản đồ thành phố Hà-Nội trên sạp, dò tìm con phố Hàng Bài. Cô khách trọ cùng phòng tò mò rướn cổ sang theo dõi:

– Tìm cái gì đấy hở?…

– Phố Hàng Bài…

– Hơi xa đấy nhá! Cứ gọi xích lô là đến ngay! Tìm làm gì cho mệt xác!

Ông chủ nhà nằm ngửa, mắt lim dim nhìn trần nhà, miệng cười hì hì:

– Chú em đi buôn đường Sàigòn, Hà-Nội mà không biết phố Hàng Bài ở đâu thì có ngày lớ ngớ đem hàng nộp cho dinh Thủ-Tướng…

Tôi đành nhỏ giọng, thú thật:

– Tôi là sĩ quan của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cựu tù cải tạo. Tôi ra Hà-Nội để nộp đơn đi Mỹ…

– Tôi cũng đã nghi như thế, khi nghe giọng nói của chú em không còn thuần túy Hải-Dương. Chỉ vì tôi cũng là dân Hải-Dương. Trước chú, đã có đôi người của chế độ Sàigòn cũ ghé đây, ngủ trọ, nộp đơn, chờ ngày ra đi. Mỹ quốc là thiên đường cho những người sa cơ, lỡ vận. Đời chú như thế là may mắn lắm rồi…

Ông giáo sư đại học về hưu thở dài:

– Con đường của chú đi, thấy sai mà đúng. Con đường của chúng tôi đi, thấy đúng lại sai…

Đêm xuống đã lâu, phố phường bớt người qua lại, nhưng trên đài phát thanh Hà-Nội, Tô Lan Phương còn đang biểu diễn bài “Cô Gái Vót Chông”. Giọng cô Ca-Sĩ Nhân-Dân cao vút, nhọn hoắt như những ngọn chông tre. Những ngọn chông tre thời chống Mỹ, từ trên cột đèn và cổng nhà ga, theo nhau tới tấp lao vào màng nhĩ khách bộ hành. Ông chủ nhà thắp ngọn đèn dầu đặt trên nóc tủ. Ông tắt điện, căn phòng chợt tối. Cánh cửa gỗ khép lại, cài then. Gỗ cửa khá dày, những ngọn chông Tô Lan Phương bị chặn lại ngoài hiên.

Sau mấy ngày ngồi gật gù trên xe lửa, tôi thấy cái sạp gỗ của nhà trọ êm ái quá. Tôi nằm duỗi thẳng cẳng để cảm thấy xương cốt mình như đang mềm đi, đang giãn ra. Từ giường bên kia, giọng cô gái trẻ bắt đầu: “Anh ở đầu sông, em cuối sông…” Giọng cô ta không cao vút, không nhọn hoắt, nhưng tôi chỉ nghe được câu đầu của bài ca, hai mi mắt tôi đã sụp xuống rồi. Một đêm qua êm đềm, không mộng mị.

 oOo

 Mười giờ sáng hôm sau, tôi rời phố Hàng Bài khi vừa hoàn tất việc nộp hồ sơ xin xuất cảnh. Một ngày rảnh rỗi, tôi lang thang trên ba mươi sáu phố phường Hà-Nội. Ở đây chỉ có những con đường nhỏ hẹp như đường phố cổ Hội-An trong Nam. Tiếng chuông xe điện “leng keng!…leng keng!…” làm cho thành phố này già nua thêm. Mặt trời đứng bóng, nắng hanh, tôi tạt về hướng hồ Hoàn-Kiếm. Xung quanh một gốc si cổ thụ, khách quây quần bên những gánh quà vặt, chè, thạch, óc đậu, kem quay, bánh tôm, bún chả, cháo lòng, thịt bò khô, khoai ngô nướng, nước chè tươi …

– Chè đỗ đen đi chú em…

- Cho tôi một bát.

Bà bán hàng đang múc chè vào bát, chợt ngừng tay, reo lên:

– Ông đại tá tới rồi, chè đỗ đen nhá?

Tôi giựt mình “Chẳng lẽ bà này quen mình, gọi đùa mình là đại tá?”

Nhưng tôi lầm, bà bán chè vừa nói với một phu xích lô mới ngừng bên lề. Trả lời bà, một giọng đàn ông oang oang:

- Bát to đấy nhá! Để lấy sức cuốc một ngày.

– Vâng, bát to. Mỗi ngày một bát chè to cho ông đại tá Điện-Biên, Tây-Nguyên lấy sức “đánh”…xích lô.

Ông phu xích lô ghé đít xuống chiếc ghế con, chiếc ghế quá nhỏ, so với cái mông đồ sộ của ông. Đưa tay quẹt mồ hôi trên trán, người phu xe già than thở:

- Hôm nay ế ẩm, từ sáng tới giờ chưa được cuốc nào. Chán bỏ xừ…

– Đại tá mua gạo tháng này chưa? Dạo này tem phiếu giá chui cao quá…

– Nhà này ăn đong từng ngày. Tiền đâu mà mua tem, mua phiếu…Mẹ kiếp! Hồi xưa đánh Tây đánh Mỹ, nó cần mình. Bây giờ hòa bình, nó duỗi mình ra, nó ăn cả, đồ chó má!

Thấy tôi trố mắt theo dõi câu chuyện đổi trao giữa hai người, bà bán chè giải thích:

– Ông đại tá một đời theo Đảng. Anh hùng Điện-Biên, Tây-Nguyên đấy! Đáng nhẽ ra, những người có công với tổ quốc, với cách mạng như ông phải được chiếu cố đặc biệt mới đúng. Ai đời! Anh hùng quân đội nhân dân mà sáu chục tuổi đầu còn phải đi đạp xích lô để kiếm sống thì quả là tội nghiệp quá!

Người phu xe già thở dài:

– Chúng nó vắt chanh bỏ vỏ. Lớp chúng tớ hết thời rồi. Bây giờ, thân tớ ví như…một vì sao rụng.

Tôi giật mình, bốn tiếng “một vì sao rụng” hình như tôi đã nghe một lần ở đâu đó, lâu rồi…

Tôi vừa nhướng mắt quan sát, vừa moi trí nhớ, xem ông già này có nét gì quen không, thì bên bờ hồ có tiếng gọi:

– Xích lô! Xích lô!

Người phu xe chống hai tay lên đùi lấy đà, nhổm dậy thật nhanh:

– Mai tôi giả tiền nhớ! Có khách, không lẹ cẳng, thằng khác nẫng tay trên…

– Được mà! Khách quen, mai giả cũng được mà…

Tôi đang tính bắt chuyện với ông đại tá thì ông đã nhanh chân đẩy xe sang bên kia đường rước khách. Tiếc rằng cuộc hội ngộ mười lăm năm trước (tháng 5 năm 1975) quá ngắn ngủi, tôi không nhớ rõ nét mặt của người khách lạ đã tới căn lầu đúc trong hẻm TK9, phường Nguyễn Cảnh Chân, Quận 2 thăm tôi, một tuần lễ sau ngày Sàigòn thất thủ. Tôi cố ôn chuyện cũ trong óc, gợi lại hình dáng năm xưa của ông thượng tá. Ông thượng tá Điện-Biên, anh hùng Quân-Đội Nhân-Dân Việt-Nam có đôi vai ngang, người phu xe già… cũng có đôi vai ngang. Thêm vào đó, thân hình người phu xe già cũng vạm vỡ, cao lớn, tiếng nói cũng oang oang, lơ lớ như ông thượng tá con quan Lang xứ Cao-Bằng.

Khi chiếc xích lô lẫn trong dòng xe nườm nượp giữa thủ đô, tôi cũng đứng dậy tiếp tục lang thang quanh bờ hồ.

Suốt ngày hôm ấy, trong óc tôi cứ lởn vởn hình ảnh người phu xe già, với câu than thở: “Bây giờ, thân tớ ví như…một vì sao rụng”.

 oOo

 Đêm thứ nhì, cũng là đêm cuối cùng trên đất Thăng-Long, tôi đứng bên này đường, trong ánh điện mờ. Bên kia đường là ga Hàng-Cỏ. Nơi này, bố tôi đã đưa tiễn mẹ con tôi lên tàu hỏa xuôi Hải-Dương, ngày tôi tròn bốn tuổi. Hôm ấy (1946) bố tôi bế tôi trên tay, tôi bập bẹ bài hát trẻ con đương thời hay hát, “Ai yêu Bác…hơn chúng em…”

Bố bịt mồm tôi lại:

- Con ơi! Đừng hát bài này, bài hát không hay…Con hãy hứa với Bố, con sẽ không hát bài này nữa nhá!

Mẹ tôi gạt nước mắt, bế tôi lên tàu. Đứng bên đường, cạnh chiếc xe đạp, bố vẫy tay.

Bố con tôi, từ đó, cho tới suốt đời tôi, không còn gặp nhau nữa. Vì hai năm sau, bố tôi đã bị giết. Những người mê say “bài hát không hay” đã giết bố tôi… Mới đó, mà hơn bốn mươi năm qua! Đêm nay, trước ga Hàng-Cỏ, đứng bên cái cột đèn, nơi ngày xưa bố tôi đã đứng vẫy tay, tôi gọi thầm trong nước mắt, “Bố ơi! Bố ơi!…Con nhớ Bố! Con thương Bố! Bố ơi!…”

Năm giờ sáng hôm sau tôi phải vào ga để lên tàu về lại Sàigòn. Ông chủ nhà dậy sớm khui gói chè móc câu Thái-Nguyên pha tiễn khách. Tôi bắt tay, nói lời cám ơn người chủ nhà trọ, rồi bước ra đường.

Sáng mùa Thu Hà-Nội, buồn hắt hiu. Heo may nhè nhẹ. Điện đường lập lòe. Quán hàng còn đóng cửa. Vài chiếc xích lô vội vàng đưa khách vào ga. Còi tàu rúc từng hồi. Loa phóng thanh trên cột đèn và trên cổng ga còn im tiếng, vì chưa tới giờ phát đi những “bài hát không hay”.

Đứng trên sân ga Hàng-Cỏ, lòng tôi man mác bâng khuâng. Vừng dương đang lên. Sao Mai mờ dần. Chân trời hừng đông mầu tím nhạt. Có đôi vì sao đang rơi trong không trung mờ ảo mênh mông…

VƯƠNG MỘNG LONG

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200905-pleime-1974-thai-son-vuong.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200912-tran-pleime-nam-1974-ky-3.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200913-tran-pleime-nam-1974-ky-5.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200914-tran-pleime-nam-1974-ky-7.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200915-tran-pleime-nam-1974-ky-9.html

https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200917-tran-pleime-nam-1974-ky-cuoi.html


No comments:

Post a Comment