20200915 Trận Pleime năm 1974 (kỳ 9)
***
Vào cuối năm 2019, trùng hợp với bệnh dịch CCP
virus từ China hoành hành thế giới, Thái Sơn Vương Mộng Long Tiểu Đoàn
trưởng 82 Biệt Động Quân đã cho lên internet tài liệu trận chiến Pleime
kéo dài 33 ngày trong năm 1974 do chính tác giả tham gia và chỉ huy.
Với những người lính miền Nam Việt Nam Cộng
Hòa, ngày 30 tháng 04 năm 1975 là ngày uất hận vì họ không phải là
những người lính không có tinh thần chiến đấu để phải dể dàng thua
trận, đầu hàng một đoàn quân ô hợp của cộng sản miền Bắc, nếu không
có lệnh đầu hàng quái ác của tổng thống 1 ngày Dương Văn Minh. Trong
tài liệu của Thái Sơn Vương Mộng Long đã cho ta thấy điều đó, cùng
với những cái chết tuẩn tiết, tức tửi của những người lính Nhảy
Dù, những sĩ quan miền Nam mà đồng bào đã biết.
Nhận thấy tài liệu quân sử trân qúy nầy rất
cần thiết cho những thế hệ trẻ sau nầy nhưng lại thiếu những bản đồ
hành quân diện địa trong thời gian 1970's, cho nên chúng tôi mạo muội
thêm vào những bản đồ hành quân của Hoa Kỳ trong thập niên 70's cùng
những đường nối kết để độc gỉa trẻ sau nầy có thể kiểm chứng và
hình dung được những giây phút hào hùng, oai dũng của những người
lính trận miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trên những địa danh xa lạ, những
diển biến trận địa trong không gian và thời gian 1970's. Hơn nửa gần
đây trên Youtube, Wikipedia bộ chính
trị tuyên truyền của cộng sản Việt Nam, China đã gian xảo đưa lên
những tài liệu không thật về cuộc chiến để tiếp tay với hệ thống
truyền thông thiên tả Hoa Kỳ sĩ nhục những người lính đã tận tụy hy
sinh thân xác, sinh mạng của chính mình cho miền Nam Việt Nam được yên
ổn hơn 20 năm.
Tài liệu bạch hóa của Henry Kissinger thú nhận
rằng Hoa Kỳ đã trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ khởi đầu cuộc
chiến mải cho đến khi hiệp định Paris 1973 được ký kết họ mới để cho
quân lực Việt Nam Cộng Hòa tự do làm chủ cuộc chiến sau khi họ đã
rút quân và cắt đứt viện trợ cho miền Nam. Nghĩa là họ trắng trợn
bán đứng miền Nam cho cộng sản Việt và China.
***
SECRETARY OF STATE
HENRY KISSINGER
LESSONS OF VIETNAM -
MAY 12, 1975
https://thebattleofkontum.com/extras/kissinger.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200908-bai-hoc-viet-nam.html
Chư Hô Chư Prong Đức Cơ Pleime
http://www.nexus.net/~911gfx/vietnam/maps/nd48-12/nd48_12d.html
Bản đồ VN từng khu vực
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Bản đồ Pleime
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
Tiều Teo
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tieu_teo-6535-1.pdf
Địa danh, căn cứ, tọa độ.
https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf
http://www.generalhieu.com/pleime-2.htm
December 31st, 2019
Trận Pleime năm 1974 (kỳ 9)
Kỳ trước: Lương thực và đạn dược cạn kiệt, nhưng
những người lính vẫn tiếp tục chiến đấu, không phải vì muốn thăng quan tiến
chức, không phải vì vinh quang, mà chỉ vì những chiến sĩ còn lại muốn sống chết
cùng nhau cho trọn nghĩa thầy trò. Người lính bị thương mù cả đôi mắt cũng đã
khóc với Thái Sơn vì không còn thấy đường để bắn.
Nhiều kỳ – kỳ 9
Màn đọ sức sau cùng…
Trong lúc tôi đang lo thiếu cơm gạo, thiếu thuốc men thì tin tức A
2 lại cho biết một đơn vị phiên hiệu là Trung Ðoàn E 26 (?) của Việt-Cộng đã
được điều động vào vùng.
Tôi nhớ nằm lòng tên các đơn vị từ cấp tiểu đoàn trở lên của
Cộng-Sản hiện diện trong lãnh thổ Cao Nguyên Vùng 2, kể cả sở trường, sở đoản
của chúng.
Thời gian này ở Tây Nguyên, Mặt Trận B3 vừa nâng cấp cho Trung Ðoàn
470 Vận Tải thành Sư Ðoàn 470 Vận Tải, đồng thời thành lập thêm hai trung đoàn
mới mang tên E 20 và E 26. Thực tế, cho tới ngày hết chiến tranh, hai trung
đoàn mang tên E 20 và E 26 vẫn chưa thành hình.
Theo tôi thì đơn vị địch được đưa vào trận phải là Trung Ðoàn E 25
trực thuộc Mặt Trận B3.
Bản đồ Tieu Teo
20200915 Pleime74 42http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tieu_teo-6535-1.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Trung Ðoàn E 25 của Mặt Trận B3 này được thành lập cuối năm 1972
với cán bộ khung là Ðoàn 25 Xâm Nhập.
Ðịa bàn hoạt động của E 25 là vùng Nam Pleime trong khu vực Tiều
Teo lãnh thổ của quận lỵ Buôn Hô tỉnh Dắk Lắk Việt-Nam Cộng-Hòa. Chính trung
đoàn Cộng-Sản này đã đánh chiếm Căn cứ An Tân (Tiêu Atar) và đồn Ðịa Phương
Quân Ea Súp thời gian trước đây.
Bản đồ An Tan-Tieu Atar, Tieu Teo.
20200915 Pleime74 43http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tieu_teo-6535-1.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
20200915 Pleime74 44
Các Trung Ðoàn E 64 và E 48 của Sư Ðoàn 320A Cộng-Sản đã bị tổn
thất quá nặng sau nhiều ngày quần thảo với “Thằng Hai Nâu” (Việt
Cộng gọi Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân là Thằng Hai Nâu)
Lúc này, cả Thằng Hai Nâu và những trung đoàn trực thuộc Sư Ðoàn
320A đều ở vào tình trạng của các võ sĩ đã ngất ngư, chỉ muốn nằm xuống sàn đài
mà nghỉ, mà thở.
Nhưng ai cũng biết, trên võ đài thì kẻ đứng vững sau cùng mới là
người chiến thắng.
Vì thế mà, Sư Ðoàn 320A Cộng-Sản phải cầu viện tới E 25 của Mặt
Trận B3.
Ngày xảy ra cuộc chạm trán lần đầu với E 25, tôi xin được hai phi
tuần yểm trợ tiếp cận.
Trước khi A 37 vào vùng, tôi sử dụng tối đa hỏa lực cối
60 và 81 ly bao trùm triền đồi hướng Tây. Kế đó, tôi tập trung toàn bộ vũ khí
bắn thẳng tưới đạn theo hai hướng Tây Bắc và Tây Nam đan nhau như rẻ quạt trong
một thời gian suốt hai giờ đồng hồ.
Tới trưa hôm đó mới thấy bóng dáng chiếc thám thính cơ O2 trên vùng
trời Ðông Bắc.
Tôi nghe trong máy không lục,
– Thái Sơn đây Bắc Ðẩu! Cho mục tiêu đi!
– Hướng bốn ngàn tám trăm ly giác! Ðánh theo chiều Bắc Nam
cách hàng rào hai trăm mét!
– Okay!
20200915 Pleime74 45Chiếc trinh sát cơ chúc xuống, “Bục! Bùng!” một
trái khói trắng được đánh dấu trong khu rừng hướng Tây.
Khói lên, hai cánh chim sắt sà xuống, “Ùm! Ùm!
Ùm!” bom nổ!
Sức bom làm đất đá văng lên cao, phủ kín một vùng rừng cây xanh
đàng xa.
Bất ngờ, ngay sau đó, mắt tôi hoa lên, vì thấy trên không bỗng
choáng ngợp, chớp nhóa như hoa đăng thăng thiên do đạn phòng không của địch.
Ðạn 37 ly và 100 ly “Bùng! Bùng!Bục! Bục!” giòn
giã đua nhau nở kín một góc trời!
Hai cánh chim sắt A 37 và cánh diều O2 biến nhanh về hướng Bắc.
Tôi vừa được yểm trợ một phi tuần, còn phi tuần thứ nhì thì bị đình chỉ.
20200915 Pleime74 46Trận chiến dằng dai chừng hai giờ sau thì địch rút chạy. May mắn là
quân ta không có ai bị thương. Ðịch chết phơi thây trên hàng rào nhiều lắm,
nhưng tôi không màng tới chuyện thu nhặt chiến lợi phẩm. Mạng người là quý, bắt
anh em chui vào hàng rào đầy mìn và lựu đạn thu gom mấy cây súng gãy để làm gì?
Hai ngày sau E 25 lại dẫn thân vào con đường tự vẫn bằng cách theo vết cũ của E 64/320A, cứ lừng lững hàng ngang chạy lên đồi bằng con dốc Bangalore đã mở sẵn cách đây gần nửa tháng. Kỳ này vũ khí công phá pháo đài và nhà cửa loại B40, B41 được địch sử dụng tối đa, mục tiêu của chúng là chiếm cho được hai Pháo đài số 4 hướng Tây Nam và số 5 hướng chính Tây.
20200915 Pleime74 47Súng vừa nổ thì hai khẩu 105 ly đã bắn liên tục, chặn địch quân từ
hướng Bắc và hướng Tây.
Với quyết tâm đánh cho địch một trận phải tởn tới già, nên từ sáng
sớm, tôi đã cho Thiếu úy Phạm Văn Thủy đem quân bố trí ngoài rào, nơi cuối phi
đạo hướng Tây Nam của trại.
Ðợi khi địch chạy theo nhau ào lên Pháo đài số 4 thì quân ta nổ
súng.
Ðây có lẽ là trận đánh đẹp nhất đời chinh chiến của chàng thư sinh Phạm Văn Thủy.
20200915 Pleime74 48http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Mũi dùi hướng Nam của E 25 bị cầm chân suốt hai giờ đồng hồ trong
một khu vực có thế đất lòng chảo, muốn tiến không được, muốn lui cũng không
xong!
Thời gian này Pháo đài số 5 hứng chịu không biết bao nhiêu là đạn
B40, B41 của địch.
Hình như khẩu đại liên 30 trên Pháo đài số 5 đã không còn hoạt
động, nên tôi không nghe tiếng súng liên thanh tràng dài, chỉ thấy tiếng M16
của súng cá nhân từng đợt phát ra từ đây.
Những tiếng “Xèo! Xèo! Oành! Oành!” rộ lên từng
đợt như những cơn gió giật trong trận bão.
Ðạn cứ vèo vèo, theo nhau bay vòng cầu xuống sân cờ. Dây treo lá
quốc kỳ bị đứt, lá cờ chao qua chao lại trong bụi mù.
Hầm trú của tôi bị B40 bắn bay một góc, khẩu đại liên M60 của chú
Yang bị gãy càng.
Trong lúc tình hình lộn xộn, tôi sợ địch dùng Bangalore mở khẩu
chiếm Pháo đài số 5 thì chúng có thể tràn vào sân cờ.
Tôi leo lên hố cá nhân, rồi dùng hết sức mình ném liên tiếp năm,
sáu trái lựu đạn cay ra hàng rào, hy vọng khói cay sẽ gây khó dễ cho bọn điên
rồ đang ào lên.
Ðồng thời tôi kêu toán viễn thám của chú Nguyễn Chi đem một khẩu
M60 theo giao thông hào lên tiếp cứu cho Pháo đài số 5.
Quả nhiên khói cay đã khiến cho quân xung phong của địch bị dội
ngược. Ngoài rào im tiếng súng!
Chờ một hồi, không thấy B40, B41 bay vào nữa, tôi đi một vòng kiểm
soát trận địa thì thấy khẩu đại liên 30 trên nóc Pháo đài 5 ngã chỏng gọng, anh
xạ thủ bị gãy tay trái, anh phụ xạ thủ bị một mảnh B40 ghim vào trán, mặt đầy
máu me. Hai chú lính này tay ôm lựu đạn ngồi dưới giao thông hào. Trong pháo
đài có bốn anh lính vẫn còn bình tĩnh trấn giữ hai lỗ châu mai.
Trận xung phong này địch nhắm ngay tuyến phòng thủ ngoài cùng của
Ðại đội 2/81. May mắn là không có ai chết.
Trong số gần chục người bị thương của Ðại đội 2/81 có ông đại đội
trưởng là Trung úy Nguyễn Văn Song.
Khói súng vừa tan, chú Song đã bò tới hầm trú của tôi cười hì hì,
– Chút xíu nữa là em bỏ mạng sa trường rồi ông thầy ơi!
Thấy cái đầu chú Song quấn ba bốn lớp băng trắng mà máu đỏ còn chảy
ròng ròng, tôi ái ngại,
– Sao không nằm nghỉ mà bò sang đây làm gì?
– Thì em sang thăm coi ông thầy có bình an không. Em thấy hầm của
ông thầy trúng năm sáu trái B40, em lo quá!
Lúc đó lá quốc kỳ chỉ còn treo trên một đoạn dây dài chừng hai mét,
quay quay trong gió.Tôi định gọi Hạ sĩ Ba thay sợi dây mới cho lá cờ thì Trung
úy Song đề nghị,
– Mình hạ cái cột cờ xuống đi Thái Sơn! Lá cờ cao quá, trở thành
mục tiêu cho tụi nó pháo. Hầm của tui và của Thái Sơn nằm sát trụ cờ, dễ chết
quá!
Tôi cười trấn an chú Song,
– Mình sống chết là vì lá cờ này, không thể hạ nó xuống được! Lá cờ
còn bay chứng tỏ chúng ta còn hiện diện, còn chiến đấu. Với lại, tụi Việt-Cộng
dư biết, xưa nay xung quanh sân cờ là khu trống trải không có công sự phòng thủ
nào. Chỗ này hóa ra là nơi an toàn nhất!
Sau khi nghe tôi giải thích, anh sĩ quan đàn em của tôi bèn gọi
Thiếu úy Phước giúp sức hạ cái cột cờ xuống, thay sợi dây mới, rồi hè nhau dựng
cờ lên.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ lại tiếp tục phần phật bay trong gió một cách
ngạo nghễ và đầy thách thức.
Lúc này quân của Thiếu úy Phạm Văn Thủy cũng vừa trở về tuyến phòng
thủ nơi cổng Nam. Thấy mặt ông đại đội trưởng 4/82 đỏ gay tôi thắc mắc,
– Làm gì mà nước mắt nước mũi tèm lem vậy?
– Úi cha! Tụi nó đánh tui bằng hơi cay Thái Sơn ơi!
Tôi bật cười,
– Lựu đạn cay của mình đó!
Nghe tôi nói, chú Thủy mới ngẩn người,
– Hèn chi tui thấy tụi nó cắm đầu chạy rồi tui mới thấy mắt mũi cay
cay!
Mỗi ngày, cứ cách ba tiếng đồng hồ, tôi lại gửi một toán quân bí
mật tuần tra mặt Tây Pleime. Từ Pháo đài 4 nơi góc trại hướng Tây Nam tới Pháo
đài 6 ở góc trại Tây Bắc, tôi đánh dấu 4 hỏa tập T1, T2, T3, T4 dự trù cho súng
cối 60 ly.
Toán tuần tra chỉ cần báo cáo địch đang ở vị trí nào, vài phút sau
tôi đã có mười trái cối cho hỏa tập đó ngay.
Một hôm toán tuần tra của Binh 1 Yang báo cáo:
-Tango 4! Ðông lắm! (Tango 4 = Target 4 = Mục tiêu T4)
Hỏa tập T4 nằm về hướng Pháo đài 6, trách nhiệm của Thiếu úy Hổ.
Tôi điện thoại cho chú Hổ,
-T4 mười quả!
Khẩu 60 ly của Ðại đội 3/82 chưa phóng đi được quả đạn nào thì tôi đã nghe tiếng B 40 nổ “Oành! Oành! Oành!…”
20200915 Pleime15 49http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Pháo đài số 6 là nơi yếu nhất của Pleime. Pháo đài này nằm về hướng
Tây của cổng chính, ngay góc của trại, sát vườn rau. Bên kia vườn rau là bìa
rừng có những tảng đá lớn. Từ bìa rừng, địch có thể núp sau tường đá, bắn ta mà
không sợ đạn bắn thẳng của ta.
Thời gian Thiếu úy Việt còn sống, Việt đã chuẩn bị sẵn 3 chuyên
viên M79 bắn vòng cầu để chế ngự khu rừng này. Không rõ Thiếu úy Hổ có khả năng
đó hay không?
Tôi lủi xuống giao thông hào rồi “rẽ nước” phóng
về Pháo đài số 6, theo sát sau lưng tôi là Thiếu úy Trần Văn Phước và toán viễn
thám của Mom Sol.
Tôi chui vào pháo đài đúng lúc cái chòi gác có mái tôn trên nóc lô
cốt bị B 40 đánh sập.
Khẩu đại liên 30 bắn đã đỏ nòng, mà B40 vẫn còn bay “Xèo!
Xèo! Xèo! Oành! Oành! Oành!” bên vách xi măng.
Ông Chuẩn úy (tôi không nhớ là ông Bảo hay ông Thiều) luồn tay ra
khỏi lỗ châu mai thảy liên tiếp hai trái lựu đạn khói cay. Mùa này gió thổi
liên tục từ Ðông sang Tây, các pháo đài ở hướng Tây đều thủ sẵn một thùng lựu
đạn loại này.
Dưới giao thông hào, tôi thấy ba ông lính đang ôm M79 núp trong hàm
ếch. Tôi hét lên,
– Không bắn mà ngồi đây chờ chết sao?
Ba ông xạ thủ nghe tiếng tôi quát mới hết run, chui ra khỏi hầm,
leo lên hố cá nhân.
“Binh! Binh! Binh!…”
Ba viên M79 bắn lên trời, hai viên rơi trên đầu địch, nổ “Ùm!
Ùm!” bên kia suối, còn viên thứ ba thì rơi ngay trên đầu… quân ta, nổ
một tiếng “Oành!” bụi đất mù mịt!
Hai ông lính Thượng bắn giỏi hơn ông lính Kinh; góc bắn của hai ông
Thượng chếch về hướng Bắc, còn ông lính Kinh thì bắn thẳng lên trời, đạn rơi
ngay đỉnh pháo đài!
Chú Phước vung tay bợp tai ông lính Kinh hai cái rồi nẹt,
– Ð! M! Cái đồ chết nhát!
Ông xạ thủ người Kinh sợ quá quay súng về hướng Bắc bóp cò, bắn đại
một viên.
Thấy thế Thiếu úy Phước cũng phải phì cười. Phước chụp tay ông lính
Kinh giơ lên cỡ 60 độ cao rồi nói,
– Ông nội ơi! Ông bắn cao cỡ này là được rồi! Ông nội ơi!
Ðợt tấn công bằng B40 chợt ngừng. Tình hình yên trong khoảng thời
gian cỡ nửa giờ thì trong hầm, qua lỗ châu mai, tôi thấy những vật tròn
tròn như những trái túc cầu màu trắng di động lẫn trong đám cỏ lau. Tới khi đại
liên đốn gãy những thân lau sậy thì lòi ra vài cái xác te tua vì trúng quá
nhiều đạn. Hóa ra bọn này đang đội những cái túi nylon phòng hơi ngạt để tiến
lên.
Kỳ này chúng tôi không nghe những tiếng hô “Xung
phong!” chỉ vì tất cả bọn cán binh này đều bịt kín đầu bằng bao nhựa,
mũi thì nhét bông gòn tẩm thuốc giải độc, không nói năng, la hét được.
Những cái đầu bịt bao nylon tiếp tục bị bắn hạ. Ðịch lại chết đè
lên nhau trên vạt đất đầy cỏ tranh và lau sậy. Ngoài rào là một vòng cung đạn
cối 60 ly tiếp tục nổ đều đều.
Thấy những cán binh Việt-Cộng đầu trùm bao nylon, tôi nhớ lại ngày
Căn cứ 711 bị địch tấn công bằng hơi ngạt hóa học cách nay bốn tháng, tôi vội
vàng ra lệnh cho toàn thể anh em chuẩn bị mặt nạ sẵn sàng, khi nào thấy thủ
pháo địch bốc khói màu vàng thì lập tức đội mặt nạ ngay.
Khổ một điều là nếu đứng dưới mưa, mang mặt nạ thì chẳng khác chi
một người mù, nước mưa làm cho hai mắt kính của mặt nạ nhoè nhoẹt, không thấy
cảnh vật trước mặt, làm sao mà bắn nhau?
Cũng may suốt thời gian bị vây hãm, tôi không thấy hai thứ vũ khí
mà tôi e ngại nhất là hỏa tiễn AT3 và thủ pháo chứa hơi hóa học giết người màu
vàng.
Chừng một giờ sau kẻng báo động khua vang, quân trú phòng lại rời
hố cá nhân, ào xuống giao thông hào, chui vào hàm ếch vì đạn 120 ly, 105 ly, 82
ly của địch bắt đầu rơi. Trận pháo này là dấu hiệu chấm dứt đợt xung phong.
Gần một tháng trời cứ trèo lên, nhảy xuống theo nhịp đạn pháo cối
nổ, chúng tôi có cảm tưởng như mình còn khéo hơn những ông lính đảm nhận công
tác diễn tập trong các quân trường.
Thời gian này hình như Trung Ðoàn 64/320A được điều động về hướng
ngã ba làng Plei Xome, vùng Nam Căn cứ 711 để ngăn chặn quân tăng viện. Tôi
cũng không nghe thêm tin tức gì của Trung Ðoàn 48/320A; không biết đơn vị này
còn chốt giữ vùng Ðông Pleime hay đã di chuyển đi nơi khác rồi.
Tình hình tạm yên vài ngày, cho tới một buổi trưa, Trung tá Hoàng
Kim Thanh gọi tôi vào đầu máy,
– Báo cho chú biết có đại ca Anh Ðào dẫn Con Ó 45 và mấy chục con
cua sắt vào tiếp viện cho chú đó!
(Con Ó 45 =Trung Ðoàn 45 của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh)
Tôi buột miệng,
– Thằng nào láo xược dám dùng danh hiệu “Anh Ðào” vậy?
Sở dĩ tôi phản ứng một cách lỗ mãng và phẫn nộ như vậy chỉ vì cái
tên “Anh Ðào” chính là ám danh đàm thoại của Cố Thiếu tướng
Trương Quang Ân, Tư lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, nay ai đó ở Sư Ðoàn 23 mà lấy
tên “Anh Ðào” làm danh hiệu thì quả là quá vô lễ, hỗn hào.
Ðầu dây bên kia, người xưng là “Anh Ðào” đã nghe
tiếng tôi, nên ông ta vội phân bua,
– Chắc chú em biết danh hiệu “Anh Ðào” là của ai rồi. Tôi cũng là một
thuộc cấp của Anh Ðào, tôi lấy ám danh đàm thoại là “Anh Ðào” cũng là để tưởng
nhớ người chỉ huy đáng kính của chúng ta mà thôi! Chú em đừng hiểu lầm!
Tôi bỏ ra khỏi hầm hành quân, không thèm nói thêm câu nào nữa với
ông đại tá bộ binh, người chỉ huy đoàn quân đang vào tiếp viện cho tôi.
Sau này, anh Thanh có cho tôi biết ông “Anh Ðào” Phùng
Văn Quang, Ðại tá Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 45 Bộ Binh còn giận tôi lắm.
Mặt trận hướng Bắc có vẻ bùng nổ trở lại, súng nổ suốt ngày. Pháo
binh từ Phú Nhơn dành ưu tiên cho các cánh quân bộ binh đang chạm địch, nên yêu
cầu đánh chặn thường nhật của tôi bị từ chối.
Chiều 29 tháng 8 một tiếng nổ “Ùm!” âm vang rừng núi.
Trên bờ Tây của con suối cắt ngang đường xe be dưới chân tiền đồn Bắc có 4 quả
mìn chống chiến xa.
(còn tiếp)
January 3rd, 2020
Trận Pleime năm 1974 (kỳ 10)
Kỳ trước: Các trung đoàn của Sư Đoàn 320A Việt cộng
đang dồn toàn lực để san bằng căn cứ Pleime. Các đợt tiền pháo hậu
xung tới tấp của địch không làm hao mòn ý chí chiến đấu của người
lính TĐ 82 BĐQ, những tay súng đã chấp nhận cái chết.
Trung Đoàn 45 của Sư Đoàn 23 Bộ binh VNCH đang trên
đường cứu viện.
Nhiều kỳ – kỳ 10
Ðể đánh lừa địch, tôi cho đặt một quả mìn chống chiến xa dưới một
cục đá mỏng, trên cục đá là một lưỡi xẻng rỉ sét. Máy rà mìn sẽ reo lên khi rà
sát mặt đất có lưỡi xẻng và quả mìn. Ðịch thấy cái lưỡi xẻng nhưng không ngờ
dưới đó có một cục đá đè trên quả mìn! Chúng sẽ ơ hờ bỏ qua, rồi tiếp tục
đi tới, lại thấy một mảnh kim loại đè trên cục đá, chúng không nghĩ dưới cục đá
còn có quả mìn…
Tôi leo lên chòi canh, mắt tôi nhìn không chớp: Một cột khói đen
kịt cuồn cuộn dâng lên, cùng lúc những tiếng “Bùng! Bùng! Lách!
Cách!…” do đạn cháy nổ trong chiếc xe tank mới cán mìn!
Tôi đứng lặng người lo lắng:
“Vậy là K16 Tank tham chiến! Chắc phen này mình tiêu tùng rồi!”
K16 Tank là tiểu đoàn xe tank T54 trực thuộc Trung Ðoàn E 40 Pháo của Mặt Trận B3.
20200915 Pleime74 50http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Trung Ðoàn E 40 Pháo là đơn vị yểm trợ hỏa lực trực tiếp của địch
trong các chiến dịch lớn trên toàn lãnh thổ Vùng 2. Thời gian này Trung Ðoàn E
40 Pháo đang trú quân trong thung lũng Ia Drang. Nếu Tiểu Ðoàn K16 Tank này
nhập trận thì chúng tôi nguy to.
Tôi có hai Box 1×1 kilomet dự trù sẵn sàng cho pháo binh chiến lược
175 ly đánh bất cứ lúc nào. Hỏa tập thứ nhất nằm cách chân tiền đồn Bắc, hai
cây số, phủ trùm cả cái cống mà chiếc tank địch bị vướng mìn hồi chiều. Hỏa tập
thứ nhì nằm trên con đường xe be hướng Tây. Nay là lúc tôi dùng tới hai hỏa tập
dự trù này.
Lần đầu được nghe đại bác 175 ly yểm trợ, tôi có cảm tưởng như thời
kỳ tháng 8 năm 1972, đứng trong giao thông hào ở trại Ðức Cơ chứng kiến pháo
đài bay B 52 của Mỹ đánh những Box 1×3 kilomet cách rào trại chỉ hơn ba cây số.
Hai bên cổng Bắc đã có mười mấy cây M72 hờm sẵn; nòng súng đã được
kéo thành ống phóng, bấm nút là đạn bay đi.
Khẩu 105 ly cổng Bắc không dùng để bắn những mũi tên sắt nữa, mà
thay vào là những viên đạn chống tank với đầu nổ sơn đen.
Tôi có một khẩu súng SKZ 57 ly chống chiến xa, nhưng từ ngày đầu
chiến dịch, khẩu súng này đã gãy nòng vì bị pháo kích.
Khuya 29 tháng 8 tôi ra mật lệnh cho một toán viễn thám sẵn sàng ở
cổng Nam Pleime. Nếu chiến xa Việt-Cộng đè sập hết hàng rào, vào càn quét trên
căn cứ thì toán sẽ mở toang cổng sau, quân ta sẽ vừa đánh vừa lui ra hướng sân
bay.
Riêng tôi, chú Minh và chú Phước sẽ cố thủ trong lô cốt chứa thương
binh.
Minh và Phước đã hứa sẽ cùng tôi chết bên nhau trên đất Pleime, sẽ
không chạy, sẽ không đầu hàng.
Tôi lo lắng từng giờ, chờ những chiếc tank T54 xuất hiện nơi cổng
Bắc.
Ðịa thế của Trại Pleime đóng một vai trò rất quan trọng trong công
việc phòng thủ.
Doanh trại của đơn vị trú phòng nằm gọn lỏn trong vị thế lõm của
cái lòng chảo giữa ngọn đồi có cao độ 403 mét. Các pháo đài chỉ cao hơn mặt đất
chừng hai gang tay, thấp hơn chiều cao của cỏ tranh, do đó Việt-Cộng không phân
biệt được đâu là pháo đài, đâu là tường đất để dùng đại bác mà trực xạ.
Hai mặt Nam và Ðông của Trại Pleime chưa hứng chịu lần tấn công nào,
có lẽ do địa thế không thuận lợi. Mặt Ðông thì đất dốc đứng, không thể xung
phong nhanh được, còn mặt Nam lại quá trống trải, bộ binh và tank rất dễ bị bắn
hạ trước khi áp sát hàng rào phòng thủ.
Trận Pleime 1974 giai đoạn cuối
20200915 Pleime74 51Nếu tank địch mà tiến vào từ hướng Nam thì họ sẽ chết chắc! Sân bay
Pleime chứa hàng trăm quả mìn, bộ binh dò đường vừa ló dạng đã chết bởi đạn
Beehive của Trung úy Như. Tôi còn cầu trời xui khiến cho chúng đưa tank vào
hướng Nam để tôi tiễn đưa chúng về trình diện Diêm Vương.
Ðêm xuống, trong máy truyền tin của tôi có tiếng người Miền Bắc chỉ
vỏn vẹn một câu chứa đầy sự đe dọa:
“Thằng cứng đầu! Tao sẽ san bằng cái đồn của mày!”
Tôi đã nhận ra giọng nói quen của người phía bên kia, nên từ tốn
trả lời,
– Tôi nghĩ rằng, người cầm quân tất nhiên phải cân nhắc thiệt, hơn.
Chắc anh đã biết, muốn giết bốn trăm người dưới quyền tôi thì ít ra anh cũng
phải chết một hai nghìn người! Lùa hai nghìn người vào chỗ chết để đánh đổi một
cái đồn bé tí teo có phải là hành động khôn ngoan không? Chúng ta có ân oán với
nhau, nhưng không thể vì thế mà coi rẻ hàng nghìn sinh mạng của những người
dưới quyền mình.
Chờ khoảng năm phút sau không thấy người kia nói gì thêm, tôi bèn
cúp máy.
Bốn tháng trước tôi và người này đã chửi nhau một lần vào ngày 14
tháng Tư năm 1974. Ngày đó ở Căn cứ 711, Trung Ðoàn 64/320A của ông ta bị tôi
đánh tan hoang, còn tôi cũng bị cháy 12 chiếc chiến xa. Tới tối thì ông ta vào
máy kêu gọi tôi đầu hàng.
Tôi lớn tiếng réo tổ tiên, ông nội, bà ngoại ông ta ra mà chửi.
Rồi tôi thách thức ông ta có giỏi thì cứ xông lên, lên bao nhiêu
người tôi sẽ giết chết bấy nhiêu!
Thế là ông ta dốc toàn lực thành phần còn lại của sư đoàn dưới tay
ông để đánh tôi. Ðêm 14 rạng 15 tháng 4 ông ta nướng hết Tiểu Ðoàn D20 Trinh
sát; sáng hôm sau ông ta điều động toàn bộ Trung Ðoàn 48/320A vào trận.
Tới khi Trung Ðoàn 48/320A dùng tới thủ pháo chứa hơi độc hóa học
thì tôi bị thua. Căn cứ 711 bị tràn ngập.
Quân của ông ta đã ôm vật tôi xuống đất định bắt sống thì bị Thiếu
úy Trần Văn Phước bắn loạn cào cào, mấy tên bu quanh tôi đều trúng đạn.
Sau đó Trung úy Nguyễn Công Minh kịp thời tiếp cứu, rồi
ba thầy trò tôi chạy bán mạng, thoát chết.
Sau trận đó Ðại tá Tất khuyên tôi nếu phải đánh nhau với ông ta lần
nữa thì chịu khó nói năng dịu dàng hơn, đừng chọc giận ông ta nữa, ông ta mạnh hơn
mình nhiều, tránh voi chẳng xấu mặt nào!
Ông ta là Ðại tá Kim Tuấn, Tư Lệnh Sư Ðoàn 320A Cộng Sản.
Mấy năm sau, khi đang bị giam giữ trong trại tù cải tạo Nam-Hà A ở
ngoài Bắc, tôi nghe tin Thiếu tướng Kim Tuấn Tư lệnh Quân Ðoàn 3 của Cộng-Sản
đã tử trận trên chiến trường Campuchia.
Chạm trán lần này tôi đã có kinh nghiệm, nên theo cách Ðại tá Tất
mách nước, tôi dùng giọng điệu ôn hòa để đáp lại lời hăm dọa của ông ta.
Không biết qua lần đối thoại vừa qua, thái độ của tôi có ảnh hưởng
gì tới quyết định rút quân của Ðại tá Kim Tuấn hay không?
Cũng có thể vì quả mìn chống chiến xa của tôi đã làm sập cái cống
bắc ngang con suối khiến cho chiếc T54 mở đường cắm đầu xuống nước, nên những
chiếc tank khác không tiến được.
Mặt khác, không loại trừ lý do mà Ðại tá Kim Tuấn ngừng tiến công
Pleime chỉ vì ông ta e sợ bị sập bẫy của Tướng Nguyễn Văn Toàn. Ông Toàn đang
có trong tay một thiết đoàn kỵ binh và một trung đoàn bộ chiến chưa sứt mẻ, dư
sức chặn đường lui, và tiêu diệt gọn cái Tiểu Ðoàn K16 Tank của Bắc quân nếu họ
bị lún càng vào một trận đánh xáp lá cà với những người tử thủ Pleime.
Hai ngày kế tiếp chúng tôi không thấy pháo cối, và không còn đợt
xung phong nào nữa.
Ðêm 31 tháng 8 tôi cho hai toán trinh sát đi vòng quanh rào trại do
thám tình hình, một toán xuất phát từ cổng Nam kiểm soát hướng Tây rồi về cổng
Bắc. Một toán đi từ cổng Bắc vòng về hướng Ðông rồi vào cổng Nam.
Hai toán thám thính vòng đai về báo cáo rằng địch đã rút đi rồi!
Toán trinh sát hướng Ðông báo cáo rằng nơi bờ đất dốc đứng cách hàng rào ngoài chừng hai trăm thước là hàng trăm hầm hàm ếch của địch. Có lẽ đây là nơi trú ẩn của Trung Ðoàn 48/320A?
20200915 Pleime74 52http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Trong thời gian một tháng qua, tôi chỉ dùng pháo 106 ly và 81 ly
đánh sát hàng rào hướng Tây, chưa từng có viên đạn cối hạng nặng nào rơi sát
rào Ðông. Ðạn cối 60 ly của tôi không có đầu nổ xuyên phá (delay) nên những lần
đánh cận phòng hướng Ðông của tôi chẳng khác gì bắn “gãi ngứa” cho địch quân
trên mục tiêu này.
Tối 1 tháng 9 tôi ra lệnh cho Chuẩn úy Bảo và Thượng sĩ Sơn dẫn đầu
một trung đội của Ðại đội 1/82 leo lên Chư Gô tái chiếm cao điểm 509. Trung đội
này tới mục tiêu thì địch đã rút đi rồi.
Cùng giờ, một trung đội của Ðại Ðội 4/82 do Chuẩn úy Nguyễn Hữu
Phước và Thượng sĩ Phong cũng lên đường nhắm hướng Chư Hô. Trên Chư Hô, đơn vị
phòng không của địch đã di chuyển, còn lại cỡ một tiểu đội đoạn hậu.
Gần 10 giờ đêm trung đội của Chuẩn úy Phước chạm trán với tiểu đội
Việt-Cộng này. Hai bên bắn nhau chừng mười phút thì địch bỏ chạy xuống núi. Lá
quốc kỳ Việt-Nam Cộng-Hòa được kéo lên ngọn cột cao giữa đỉnh Chư Hô vào đúng
KHÔNG (0) giờ ngày 2 tháng 9 năm 1974.
Từ đỉnh núi Chuẩn úy Nguyễn Hữu Phước gọi cho tôi rồi báo cáo,
– Trình Thái Sơn, vùng hướng Tây dưới chân núi Chư Hô, xe của địch
đang chạy thành đoàn, đèn chiếu sáng choang.
Thì ra, cơ giới địch đang rút đi!
Mấy ngày sau tôi đem theo Ðại đội 4/82 và một toán cận vệ vào thám
sát khu vực mà chú Phước nói có đèn xe của Việt-Cộng thì phát giác ra nơi ấy là
một vị trí đóng quân của cơ giới địch. Tiếc rằng thời gian qua, quân ta quá chú
ý tới mặt trận hướng Bắc nên không có cuộc không tập nào trên mục tiêu lộ thiên
này.
Vùng này nằm cách Pleime gần 5 cây số về hướng Tây Nam. Chắc chắn
trận địa này đã được thiết trí sau ngày tiền đồn Chư Hô của ta rút chạy.
Khu vực F320A tập trung quân.
20200915 Pleime74 53http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Thoạt nhìn ta có cảm tưởng như đang đứng trước vị trí trú quân dã
ngoại của một đơn vị của Hoa-Kỳ thời 1968-1970.
Trên diện tích cỡ một sân bóng tròn, xe ủi đất đã tạo thành những ụ
đất dành cho loại súng có bánh xe, có lẽ là phòng không 37 ly hoặc 100 ly.
Những chùm đạn 37 ly và 100 ly mà Việt-Cộng bắn lên trời để thị uy trong thời
gian vừa qua có thể đã xuất phát từ đây.
Mặt đất in đầy vết xích dấu chữ “V” chứng tỏ rằng bãi đậu xe này đã
là nơi tập trung của một đơn vị chiến xa Việt-Cộng.
Nhìn dấu tích địch còn để lại, tôi nghĩ người chỉ huy Bắc Quân đã
lên phương án sử dụng Tiểu Ðoàn K16 Tank T54 vào một trận đánh một mất, một còn
với chúng tôi.
Nhưng có lẽ họ đã ước tính được sự tổn hại to lớn nếu thi hành
phương án này, nên đã rút lui.
Chắc chắn họ đã thấy, với một mặt trận có chiều ngang chưa đầy hai
trăm mét, làm sao đủ rộng để cho một tiểu đoàn cơ giới T54 tận dụng hỏa lực,
hàng ngang tiến lên?
Ðó là chưa kể đến những trái mìn chống chiến xa nằm lền khên trong
rừng trên cái dốc cổng Bắc, và dày đặc trên sân bay cổng Nam.
Tôi đã chuẩn bị sẵn, mỗi người thủ một trái lựu đạn M26 là phương
tiện cuối cùng để tự đưa mình sang thế giới bên kia.
Tôi tin chắc rằng nếu phải chết, anh lính mù trong bệnh xá cũng rủ
được vài cán binh Bắc Việt chết theo chứ đừng nói chi tới những chiến binh còn
lành lặn.
Chỉ vì, “Một thằng liều mạng bằng mười thằng sợ
chết!” nếu phải đánh nhau trận cuối, chúng tôi bị bắt buộc trở
thành “những thằng liều mạng” chúng tôi bị đưa vào thế cùng
chết với quân thù, thì dù cho đánh nhau với hai chục chiếc T54 của Mặt trận B3
hay hai trăm chiếc T54 chúng tôi cũng coi như pha!
Người chỉ huy Bắc Quân đã không đánh trận cuối cùng thì coi như chiến
dịch Pleime 1974 chấm dứt.
Trong chiến dịch này, ban tham mưu của Sư Ðoàn 320A Bắc-Việt đã
đánh giá sai khả năng chiến đấu của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân. Chắc họ tưởng
đánh Pleime cũng dễ như chiếm Lệ Minh, nên cứ tiền pháo hậu xung, rồi lừng lững
vác cờ tiến vào đồn? Không ngờ họ đã đối diện một cổng đồn đóng kín và những
hàng kẽm gai dày đặc, để rồi vừa hô được hai tiếng “Xung phong!” tiền
quân của họ đã chết như rạ vì những quả đạn Beehive.
Ðánh nhau kỳ này các đơn vị tiến công của địch đã bị dụ vào một cái
bẫy, họ cứ tưởng lầm Pleime chỉ có 6 lớp hàng rào, như trên cái sơ đồ phòng thủ
mà họ tịch thu được 4 tháng về trước, cứ cho Bangalore đánh thủng kẽm gai mở
đường rồi chạy ào lên là có thể chiếm lĩnh mục tiêu, nhưng thực tế Pleime đã có
tới 12 lớp rào, giữa hai hệ thống hàng rào lại là một vạt đất rộng hai chục
thước đầy mìn bẫy!
Trận Pleime năm 1974 là một cuộc đấu trí và đọ sức trường kỳ không
cân sức.
Nhưng với tinh thần chiến đấu quyết tử vì dân, vì nước của toàn thể
chiến sĩ trong đơn vị, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã chiến thắng.
oOo
Đồng bào ơi! Chúng con về đây!
Khoảng 9 giờ sáng ngày 2 tháng 9 có một ông tiểu đoàn trưởng của
Trung Ðoàn 45 Bộ Binh vào tần số chúc mừng tôi đã bình yên. Tiểu đoàn của ông
ta và một chi đoàn của Thiết Ðoàn 8 Kỵ Binh đã tiến tới cách Pleime một cây số
nhưng không chạm địch.
Ông ta dẫn theo một tiểu đội theo Tỉnh lộ 6C đi bộ vào thăm tôi.
Sau khi cho tháo gỡ ngòi nổ những quả mìn trên đường, tôi ra cổng
Bắc bắt tay cám ơn người bạn đã vào cứu mình.
Ông này là một Ðại úy người Bắc, vì thời gian qua lâu quá rồi, nên
tôi chỉ nhớ mang máng tên ông ta là Hiền hay Hiển gì đó. Tôi không biết sau này
qua bao biến cố, ông bạn ấy có còn sống hay không?
Trưa 2 tháng 9 năm 1974 chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống Pleime
mang theo Trung tá Hoàng Kim Thanh Liên Ðoàn Phó Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân,
anh Thanh không quên đem theo một két bia cổ cao và một cây nước đá để tưởng
thưởng cho tôi.
Sau đó là một hợp đoàn của Phi Ðoàn 229 mang thực phẩm tiếp tế và
vài chục tân binh bổ sung. Hợp đoàn trực thăng này cũng chuyển đi hết số thương
binh còn tồn đọng.
Ngày 3 tháng 9 hai vị Ðại tá Biệt Ðộng Quân xuống thăm chúng tôi
cùng một phái đoàn chuyên viên tiếp liệu tới kiểm tra thiệt hại vật chất của
đơn vị tham chiến.
Tôi chưa cho gỡ những lớp rào dích dắc, nên đoàn người dài ngoằng
phải nối đuôi rồng rắn theo nhau từ sân bay vào trại. Ðại tá Từ Vấn đi trước,
Ðại tá Phạm Duy Tất đi kế, tôi là người thứ ba.
Không có phóng viên nhật báo nào được tháp tùng phái đoàn của Ðại
tá Tất, nhưng có những bức ảnh ghi cảnh hoang tàn đổ nát của Pleime 1974 đã
xuất hiện trên báo Sài-Gòn. Một nhân vật nào đó trong toán chuyên viên thanh
tra tiếp liệu đã lén chụp và trao cho báo chí những bức hình này.
Ðứng bên khẩu súng đại bác đã xẹp bánh ở cổng Bắc, Ðại tá Vấn cho
tôi hay ý định của ông,
– Kỳ này ưu tiên cho thằng Tám Mốt (Tiểu Ðoàn 81 Biệt Ðộng Quân) đi
hấp ở Dục Mỹ. Còn Tám Hai (Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân) có Thiếu tá Long là
chuyên viên huấn luyện tại chỗ thì không cần phải gửi đi Dục Mỹ nữa!
Tôi không có ý kiến gì khi nghe ông liên đoàn trưởng quyết định đưa
một đơn vị đánh nhau chưa đầy một ngày đi tái huấn luyện, thay vì cho đơn vị
đánh nhau 33 đêm ngày đi Dục Mỹ bồi dưỡng ít lâu.
(còn tiếp)
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200905-pleime-1974-thai-son-vuong.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200912-tran-pleime-nam-1974-ky-3.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200913-tran-pleime-nam-1974-ky-5.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200914-tran-pleime-nam-1974-ky-7.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200915-tran-pleime-nam-1974-ky-9.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200917-tran-pleime-nam-1974-ky-cuoi.html
No comments:
Post a Comment