20200913 Trận Pleime năm 1974 (kỳ 5)
***
Vào cuối năm 2019, trùng hợp với bệnh dịch CCP
virus từ China hoành hành thế giới, Thái Sơn Vương Mộng Long Tiểu Đoàn
trưởng 82 Biệt Động Quân đã cho lên internet tài liệu trận chiến Pleime
kéo dài 33 ngày trong năm 1974 do chính tác giả tham gia và chỉ huy.
Với những người lính miền Nam Việt Nam Cộng
Hòa, ngày 30 tháng 04 năm 1975 là ngày uất hận vì họ không phải là
những người lính không có tinh thần chiến đấu để phải dể dàng thua
trận, đầu hàng một đoàn quân ô hợp của cộng sản miền Bắc, nếu không
có lệnh đầu hàng quái ác của tổng thống 1 ngày Dương Văn Minh. Trong
tài liệu của Thái Sơn Vương Mộng Long đã cho ta thấy điều đó, cùng
với những cái chết tuẩn tiết, tức tửi của những người lính Nhảy
Dù, những sĩ quan miền Nam mà đồng bào đã biết.
Nhận thấy tài liệu quân sử trân qúy nầy rất
cần thiết cho những thế hệ trẻ sau nầy nhưng lại thiếu những bản đồ
hành quân diện địa trong thời gian 1970's, cho nên chúng tôi mạo muội
thêm vào những bản đồ hành quân của Hoa Kỳ trong thập niên 70's cùng
những đường nối kết để độc gỉa trẻ sau nầy có thể kiểm chứng và
hình dung được những giây phút hào hùng, oai dũng của những người
lính trận miền Nam Việt Nam Cộng Hòa trên những địa danh xa lạ, những
diển biến trận địa trong không gian và thời gian 1970's. Hơn nửa gần
đây trên Youtube, Wikipedia bộ chính
trị tuyên truyền của cộng sản Việt Nam, China đã gian xảo đưa lên
những tài liệu không thật về cuộc chiến để tiếp tay với hệ thống
truyền thông thiên tả Hoa Kỳ sĩ nhục những người lính đã tận tụy hy
sinh thân xác, sinh mạng của chính mình cho miền Nam Việt Nam được yên
ổn hơn 20 năm.
Tài liệu bạch hóa của Henry Kissinger thú nhận
rằng Hoa Kỳ đã trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ khởi đầu cuộc
chiến mải cho đến khi hiệp định Paris 1973 được ký kết họ mới để cho
quân lực Việt Nam Cộng Hòa tự do làm chủ cuộc chiến sau khi họ đã
rút quân và cắt đứt viện trợ cho miền Nam. Nghĩa là họ trắng trợn
bán đứng miền Nam cho cộng sản Việt và China.
***
SECRETARY OF STATE
HENRY KISSINGER
LESSONS OF VIETNAM -
MAY 12, 1975
https://thebattleofkontum.com/extras/kissinger.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200908-bai-hoc-viet-nam.html
Chư Hô Chư Prong Đức Cơ Pleime
http://www.nexus.net/~911gfx/vietnam/maps/nd48-12/nd48_12d.html
Bản đồ VN từng khu vực
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Bản đồ Pleime
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
Tiều Teo
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/tieu_teo-6535-1.pdf
Địa danh, căn cứ, tọa độ.
https://thebattleofkontum.com/extras/RVN.pdf
http://www.generalhieu.com/pleime-2.htm
November 23rd, 2019
Trận Pleime năm 1974 (kỳ 5)
Kỳ trước: Đang giằng co với lệnh buộc đi cứu binh
của Đại tá Từ Vấn, Liên đoàn trưởng LĐ 24 BĐQ, và tình hình cấp bách, địch đang
tấn công vào trại Pleime, Thiếu tá Long quyết định dẫn quân về giữ đồn, vì đó
là trách nhiệm chính của ông.
Nhiều kỳ – kỳ 5
Trước khi ra quân, tôi đã dự trù một hỏa tập rào cản dài một cây số
hướng Tây, Tỉnh lộ tên là “Sầm Mi 1” để đề phòng viện quân địch ào lên. Tôi
khẩn cấp gọi Sầm Mi,
– Sầm Mi! Ðây Thái Sơn! Gọi chú Như ưu tiên cho anh hai chục tràng
hỗn tạp trên Sầm Mi 1! Mau lên!”
Sau đó, tôi để lại Ðại Ðội 2/82 đánh trì hoãn cho tôi và Ðại Ðội
3/82 băng rừng rút lui. Cuộc rút quân này gấp rút tới nỗi tôi phải cho lệnh ưu
tiên di tản thương binh, bỏ lại tất cả những đồng đội tử trận, vứt bỏ tất cả vũ
khí nặng và chiến lợi phẩm.
Tôi đã yêu cầu hỏa tập Sầm Mi 1 bắn hơi trễ, nên khi tôi về tới cổng trại cũng là lúc địch reo hò xung phong tràn ngập tiền đồn Bắc, sáu khinh binh đóng chốt trên đồi không biết sống chết ra sao.
20200913 Pleime74 26http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Ðại đội 3/82 vừa bố trí thành một vòng cánh cung dưới chân tiền đồn
đã sớm trở thành mục tiêu cho hai khẩu 12.7 ly của địch từ trên đồi bắn xuống. Tôi
và Ðại Ðội 3/82 vội tụt xuống trấn thủ con dốc trước cổng Bắc. Toán gác cổng đã
mở hé hai cánh cửa cho anh em theo nhau luồn vào trại.
Xuống tới bờ dốc là có vị trí ẩn núp, tôi khẩn cấp cho lệnh khẩu
105 ly của Trung úy Như bắn ngay mười tràng hỗn tạp trên tiền đồn Bắc, hai khẩu
12.7 ly của địch mới chịu im.
Lúc này Ðại Ðội 2/82 của Trung úy Anh bị địch cô lập trên đoạn
đường một cây số Bắc Pleime.
Trời đã xế chiều, tôi nói với Trung úy Anh rằng tôi sẽ cho quân bạn
bắn tối đa về hướng Bắc nhưng bắn lên trời, còn quân của Ðại Ðội 2/82 thì cứ
vừa chạy về hướng trại, vừa liên tục tác xạ, tới sát rào Bắc sẽ có quân bạn
tiếp đón.
Súng nổ liên hồi trong khoảng thời gian nửa tiếng đồng hồ. Thiếu úy
Trần Văn Phước là người chỉ huy lực lượng trấn thủ cổng Bắc báo cho tôi hay Ðại
Ðội 2/82 còn được 22 quân nhân vừa nhập trại. Trung úy Nguyễn Hữu Anh và Chuẩn
úy Lê Văn Phước còn tụt lại đằng sau, họ đang tìm cách đi bọc về hướng suối rồi
tiến về cổng Nam.
[Có tác giả khi viết về trận Pleime 1974 đã ghi là Ðại Ðội 2/81 chỉ
còn 22 người chạy về trại. Ðiều này sai, đây là Ðại Ðội 2/82 không phải Ðại Ðội
2/81. Vì ngày 28 tháng 7 Ðại Ðội 2/81 mới được không vận vào Pleime.]
Tôi ngồi bên máy truyền tin trực chờ tiếng nói của Trung úy Anh và Chuẩn úy Phước suốt đêm nhưng không thấy động tĩnh. Ba ngày sau hai vị sĩ quan này cùng năm người lính lội bộ tới Chi Khu Phú Nhơn trình diện, cái máy truyền tin của họ đã bị chìm khi qua suối Lé (Ia Glaé).
20200913 Pleime74 27Lúc này, kể cả một tiểu đội canh gác cố định trên Pháo đài 2 thì
quân số của Ðại Ðội 2/82 chỉ còn trên dưới 30 người, lại không có sĩ quan, nên
tôi giao số quân nhân này tăng cường cho Ðại đội 3/82 của Thiếu úy Phạm Ðại
Việt.
Thế là tiền đồn Pleime bị cô lập kể từ tối 27 tháng 7 năm 1974.
Ðêm 27 tháng 7 có hai chiếc máy bay võ trang Hỏa Long bay trên vùng
Bắc Pleime, nhưng máy bay chỉ thả hỏa châu, mà không bắn, vì họ sợ bắn lầm quân
bạn còn thất lạc trong rừng. Vô tình, hỏa châu của ta lại soi đường cho địch
xung phong!
Dưới ánh sáng hỏa châu, Việt-Cộng xông lên ngời ngời! Ba lần biển người ào xuống cái dốc cổng Bắc, cùng những tiếng thét “Xung phong! Xung phong!” đều tắc nghẽn ngay sau khi khẩu 105 ly cổng Bắc phóng ra liên tiếp hai trái Beehive.
20200913 Pleime74 28Suốt đêm đó khẩu 105 ly của Trung úy Như phải làm việc liên tục,
bắn từng đợt trên ngã ba tiền đồn Bắc với những trái đạn nổ cao để ngăn địch.
Hôm sau, đọc bản tin tổng kết tình hình 24 giờ qua của liên đoàn,
tôi được biết, trưa 27 tháng 7 Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân đã bị Việt-Cộng chặt
đầu, Thiếu tá Trần Văn Ngọc đã bị Việt-Cộng bắt sống. Không ngờ chỉ trong
khoảng thời gian vài giờ đồng hồ giao chiến mà một tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân đã
bị Sư Ðoàn 320A Cộng-Sản đánh tan.
Mặt khác, một tin A 2 ghi nhận rằng đơn vị địch chận đánh Tiểu Ðoàn
81 Biệt Ðộng Quân là Trung Ðoàn 64 của Sư Ðoàn 320A, còn đơn vị Cộng-Sản giữ
nhiệm vụ tấn công Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân là Trung Ðoàn 48/320A.
Tin A 2 còn cho biết ngay sau khi đánh tan Tiểu Ðoàn 81 Biệt Ðộng
Quân thì E 64/320A sẽ thay thế E 48/320A liên tục tấn công Pleime cho tới khi
chiếm được căn cứ biên phòng này. Tiểu Ðoàn D20 Trinh Sát của Sư Ðoàn 320A và
một tiểu đoàn phòng không sẽ giữ nhiệm vụ chặn viện binh Việt-Nam Cộng-Hòa trên
đoạn đường từ núi Chư Mréa tới ngã ba làng Plei Xome.
Trung Ðoàn 48 của Sư Ðoàn 320A vì bị tổn thất khá nặng nên bị chuyển sang vùng Ðông Pleime, giữ nhiệm vụ săn bắt những quân nhân thoát chạy từ Pleime ra Quốc lộ 14, đồng thời chặn đánh bất cứ đơn vị nào xuất phát từ quận lỵ Phú Nhơn tiến vào tiếp cứu cho Pleime.
20200913 Pleime74 29Mờ sáng 28 tháng 7 địch mở màn trận mưa pháo chưa từng thấy trên
nóc trại. Hàng ngàn quả đạn đã rơi khắp nơi, trong rào, ngoài rào, trên sân
bay, dưới suối. Hầu như địch bắn mà không cần biết đạn sẽ rơi xuống chỗ nào!
Khoảng tám giờ sáng từ hướng Bắc và Tây có hai chiếc loa phát đi
lời kêu gọi Biệt Ðộng Quân mau buông súng đầu hàng.
Hai cái loa cứ oang oang lặp đi, lặp lại bốn tiếng, “Hàng
sống! Chống chết!”
Tiếng loa trộn lẫn tiếng súng của hai phe đang bắn nhau làm cho
người nghe ù cả tai.
Rồi từ đỉnh đồi hướng Bắc, một đoàn quân chính quy Bắc Việt, vừa
bắn vừa hô “Xung phong” lao xuống con dốc dẫn vào vườn rau.
Ði sau đoàn quân này là một tên cán binh rất cao lớn vai vác lá cờ Mặt Trận
Giải Phóng Miền Nam thật to.
Cách đánh ồ ạt vũ bão này là sở trường đặc biệt chỉ thấy ở Trung
Ðoàn 64 Sư Ðoàn 320A.
***
Liệu đây có thể là một đơn vị quân Trung cộng
cải tranh lính CSBV, vì đây là phương thức thí quân của tầu cộng. Sau
mùa hè đỏ lửa 1972 quân số CSBV hao hụt rất nhiều, làm sao chúng có
đủ quân số để tấn công miền Nam một cách ồ ạt như thế! Làm sao
chúng có thể có đủ 15 sư đoàn để tiến chiếm miền Nam nếu không có
những đoàn quân của Trung cộng điền thế vào?
***
Lúc này tôi ngồi trong ụ súng 105 ly cổng Bắc.
Tôi hét,
-Beehive!
Anh xạ thủ người Thượng nhanh tay giựt cò.
“Ðoàng!”
Ðạn ra khỏi nòng, tiếp đó là một tiếng “Í! Ách!’ có
lẽ là tiếng đầu đạn kích hỏa để phun hàng ngàn mũi tên sắt bay xa.
“Ðoàng!”
Viên thứ hai tiếp liền theo viên thứ nhất. Khói từ nòng súng còn
khét lẹt, tôi và anh lính Thượng đã vội tụt xuống giao thông hào.
Khẩu đội 105 ly cổng Bắc có bốn người, nhưng trong ụ súng lúc nào
cũng có mặt một người thôi. Ðó là một anh hạ sĩ người Thượng nhanh như cheo.
Mới thấy anh ta giựt cò, “Ðoàng!” họng súng vừa phà
khói trắng, thoắt cái, anh ta đã biến mất dưới giao thông hào.
Thấy anh chàng này ẩn hiện nhanh như con chuột nhắt, tôi bèn đặt
tên cho hắn ta là “Con chuột Cổng Bắc ” Muốn ra lệnh bắn,
tôi chỉ cần hô “Con chuột!” thế là có một viên đạn chống
biển người bay đi.
Phụ lực với “Con chuột Cổng Bắc” lúc nào cũng có hai khẩu đại liên
30 trong lô cốt cổng Bắc và Pháo đài số 1 siết cò liên tục, chỉ một hướng cố
định, đường đạn bắn giao nhau. Ðịch chết đè lên nhau, chết trước khi kịp quay
đầu chạy.
Từ hố cá nhân bên ụ súng đại bác 105 ly cổng Bắc, tôi nhìn thấy
địch nằm chết như xếp cá sát nhau, chân chúng nằm trên dốc, đầu chúng hướng về
phía cuối dốc, như đang theo nhau trôi xuống vườn rau trước cổng trại.
Tới trưa 28 tháng 7 tôi được lệnh ngừng mọi hoạt động pháo binh để
dành không gian cho một đoàn trực thăng chuyển vận viện binh.
Lúc đó giao tranh còn đang diễn ra từng đợt nơi cổng Bắc. Tôi phải
giao quyền chỉ huy tuyến phòng thủ Bắc cho Thiếu úy Phạm Ðại Việt rồi theo giao
thông hào để ra phi trường đón những người đồng đội đến tăng cường cho mình.
Phòng không địch đan lưới trên không, nhưng không thể ngăn những
chiếc trực thăng của Phi đoàn 229 bay sát đất, thả Ðại đội 2 của
Tiểu Ðoàn 81 Biệt Ðộng Quân xuống phi đạo Pleime.
Ði theo đoàn quân này có Thiếu tá Trương Hoàng Phi Trưởng Phòng
2 Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2 và hai quân nhân của Tiểu Ðoàn 82
là Trung sĩ Nguyễn Phượng Hoàng và Thiếu úy Lý Ngọc Châu.
Hai thầy trò chú Châu nghe nói Pleime đánh lớn nên nóng
lòng, theo chân đoàn quân cứu viện để vào chiến đấu sát cánh với ông tiểu đoàn
trưởng.
***
Tình Huynh Đệ Chi Binh!
***
Từ đầu năm 1966 Binh nhì Nguyễn Phượng Hoàng đã theo tôi vào, ra
trăm trận, cho tới đầu năm 1974 chú Hoàng đã là trung sĩ, tôi mới sắp xếp được
một vị trí bán tác chiến để chú Hoàng làm việc ở hậu cứ tiểu đoàn coi như đền
bù công lao cho một người trải qua gần mười năm làm người lính đi đầu.
Còn Thiếu úy Lý Ngọc Châu là người đã có sự vụ lệnh theo học khóa
Tâm Lý Chiến ở trường Chiến-Tranh Chính-Trị Ðà-Lạt. Thiếu úy Châu đang
chờ phương tiện đi học, nếu đem chú ấy vào đây thì chắc chắn sẽ bị loại khỏi
lớp. Ðó là chưa kể tới yếu tố tâm lý, dị đoan, xưa nay những quân nhân đã có
tên đi phép, hoặc thuyên chuyển, hay thụ huấn mà cứ chần chờ ở đơn vị cũ thường
bị chết bất đắc kỳ tử.
Ngay lúc chú Châu và chú Hoàng vừa đạp chân xuống đất, tôi đã nẹt,
– Hai thằng này lên tàu về Pleiku mau!
Hai người đàn em nghe tôi quát tháo thì sợ quá, vội vàng nhảy lên
trực thăng ngay.
Những quân nhân tăng phái của Ðại đội 2/81 nhanh chóng bố trí hai
bên phi đạo với vị thế sẵn sàng chiến đấu.
Hợp đoàn chuyển quân cất cánh, trên sân bay còn lại một mình Thiếu
tá Trương Hoàng Phi đầu đội bê rê, lưng đeo súng Colt, chân đi đôi giầy Sault
bóng loáng, đứng bên cái giường bố bằng nhôm mới toanh của quân đội Mỹ.
Thiếu tá Phi ra trận mà không đem ba lô, nón sắt, lương khô,
poncho, mền võng, mà chỉ vác theo cái giường bố nylon gọng nhôm, như người đi
nghỉ mát ở bờ biển Vũng Tàu.
Ông Phi chạy tới trình diện tôi và cho tôi hay rằng, Ðại tá chỉ huy
trưởng muốn ông ta xuống Pleime để phụ tá cho tôi theo dõi tình hình địch rồi
báo cáo về cho Bộ Chỉ Huy ở Pleiku.
Tôi không giấu nổi sự ngạc nhiên: Tôi có một Ðại úy thâm niên là
tiểu đoàn phó, có một Thiếu úy tốt nghiệp trường Quân Báo Cây Mai làm sĩ
quan Ban 2, cá nhân tôi là một sĩ quan gạo cội của ngành Tình Báo thì một ông Thiếu
tá trưởng phòng 2 của Bộ Chỉ Huy có mặt ở Pleime này sẽ giúp ích gì cho tôi?
Không cần suy nghĩ tìm hiểu vì lý do gì ông Phi bị gửi vào đây, tôi
nói với ông,
– Tôi cho phép anh theo chuyến bay kế tiếp trở về Pleiku ngay. Nếu
Trường An có hỏi tại sao, thì anh cứ nói rằng tôi ra lệnh cho anh làm như vậy.
Thiếu tá Phi trợn tròn hai mắt nhìn tôi,
– Ủa! Thiếu tá cho phép tôi về Pleiku ư? Nếu tôi về thì có bị Ðại
tá quở phạt không?
Tôi hất hàm đáp gọn,
– Ði đi! Tôi cho anh đi đó! Ðừng sợ!
Sau đó tôi lo phân phối nhiệm vụ bố quân cho số người vừa đạp đất
của Ðại đội 2/81 nên quên khuấy chuyện ở hay đi của Thiếu tá Phi. Tới tối thì
chú Phước báo cho tôi hay ông Phi đã leo lên chiếc trực thăng đầu tiên của đợt
đổ quân thứ nhì. Ông Phi nhờ chú Phước gửi lời cám ơn của ông ấy tới tôi.
Ông Phi ra đi quá vội vàng, bỏ quên cái giường bố Mỹ gọng nhôm trên
sân bay. Sau này tôi không biết ông Phi thuyên chuyển đi đơn vị nào, và làm
công việc gì.
Khi việc vận chuyển đại đội tăng viện chấm dứt, hợp đoàn trực thăng
đã khuất dạng, thì Thiếu úy Việt báo cho tôi biết địch vừa ngưng bắn nơi cổng
Bắc.
Tôi chợt nghĩ ra, mặt Tây đang bỏ trống, nếu địch bỏ cổng Bắc, đánh
vào cổng Nam thì bãi đáp sẽ bị đặt trong tình trạng nguy ngập, muốn gọi Ðại đội
4/82 ra ứng chiến cũng mất mười phút, chi bằng đem hết 18 anh viễn thám ra chận
địch là nhanh nhứt.
Hai toán của Mom Sol và Yang đang đi theo tôi, nên bị chỉ định ưu
tiên làm công tác ngăn địch. Năm phút sau 4 toán còn lại đã có mặt trên phi
đạo.
Tôi đã biết địch chuyển quân theo hướng Bắc Nam, nên cho lệnh ba
khẩu đại liên 30 từ các pháo đài hướng Tây cứ liên tục tác xạ ngăn địch.
Ðại đội 2 của Tiểu Ðoàn 81 vào tới trong vòng rào thì giao tranh
mới bắt đầu nơi cuối phi trường, hướng Tây.
Sáu toán viễn thám bắn nhau với địch chỉ chừng mười phút thì địch
rút chạy, bỏ lại năm sáu cái xác cán binh trên đường lui.
Ðại đội 2/81 Biệt Ðộng Quân có quân số gần bảy chục người, do Trung úy Nguyễn Văn Song chỉ huy.
20200913 Pleime74 30http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Trước khi thuyên chuyển ra Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân rồi sang
Tiểu Ðoàn 81 Biệt Ðộng Quân thì Trung úy Nguyễn Văn Song đã làm việc chung với
tôi một thời gian ở Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/Quân Khu 2, do đó lệnh tôi truyền
ra, chú Song thi hành không khó khăn gì.
Tôi giao cho Ðại đội 2/81 trấn giữ đoạn giao thông hào hướng
chính Tây, kéo dài từ sân cờ tới cổng Nam. Căn lều của Trung úy Song chỉ cách
lều chỉ huy của tôi chừng mười mét. Vị trí này là cố định không thay đổi suốt
thời gian Pleime bị vây hãm.
Khu vực trách nhiệm của Ðại Ðội 2/81 hoàn toàn trống trải, không có
các ngõ ngách giao thông hào và dây kẽm gai dích dắc, nên dù mới tới đây, binh
sĩ của đại đội này sẽ không sợ bị lạc đường.
Trong lúc Ðại đội 2/81 lo đào công sự phòng thủ thì Binh Nhứt Yang
khệ nệ ôm về cho tôi năm chiếc ba lô mới tịch thu được của Việt-Cộng.
Giấy tờ lưu trên tài liệu tịch thu cho ta biết đơn vị đánh nhau với
chúng tôi sáng 28 tháng 7 là Tiểu Ðoàn K9 trực thuộc Trung Ðoàn E 64 của Sư
Ðoàn 320A.
Năm 1972, khi xâm nhập lãnh thổ Cao Nguyên Vùng 2 của Việt-Nam
Cộng-Hòa thì Sư Ðoàn F 320A Cộng-Sản có 3 trung đoàn bộ chiến là E 48, E 52 và
E 64.
Trung Ðoàn E 48 có 3 tiểu đoàn đánh số K1, K2, K3; Trung Ðoàn E 52
có 3 tiểu đoàn đánh số K4, K5, K6; Trung Ðoàn 64 có 3 tiểu đoàn đánh số K7, K8,
K9.
Sau đó, Trung Ðoàn E 52 đã di chuyển về Bình-Ðịnh, bổ sung cho Sư
Ðoàn F3 Sao Vàng của Quân Khu 5. Từ ấy Sư Ðoàn F 320A chỉ còn 2 trung đoàn bộ
chiến là E 64 và E 48.
Có lẽ Ban Trận Liệt của Phòng 2 Quân Khu 2 đã đọc sai tin tức khai
thác tài liệu do Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân gửi về, nên có sự ngộ nhận, cho
rằng Trung Ðoàn E 9 của Cộng-Sản đã hiện diện trong chiến dịch này, nhưng thực
ra, đơn vị Việt-Cộng mang tên Trung Ðoàn E 9 trực thuộc Sư Ðoàn F 968 chỉ có
mặt ở Tây Nguyên sau Tết Dương Lịch 1975.
Tôi còn tìm thấy trong ba lô của một cán binh tên là Bế Văn Tập có
lá thư của bố anh ta tên là Bế Văn Thu gửi đi từ Cao-Bằng. Những người dân tộc
Tày mang họ Bế không nhiều. Ở Hội-An, gia đình tôi có quen một người của Tỉnh
Ðoàn Bảo An Quảng-Nam là Thượng sĩ Bế Văn Thương cũng quê quán Cao-Bằng.
Sau chiến dịch, tôi có gửi thư về Hội-An báo cho bác Bế Văn Thương
biết tên người ghi trên thư gửi đi từ Cao-Bằng để bác xem có phải là bà con
không, thì bác Thương cho tôi hay ông Bế Văn Thu là anh ruột của bác.
Như thế thì anh cán binh Việt-Cộng tên Bế Văn Tập tử trận ở Pleime
ngày 28 tháng 7 năm 1974 là cháu gọi Thượng sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa tên Bế Văn
Thương là chú!
Suốt đêm 28 tháng 7 tôi phải đích thân dẫn theo một toán cận vệ đi
tuần tra liên tục qua các pháo đài và tuyến phòng thủ.
Gần sáng, tôi đang ngồi dật dờ nửa thức, nửa ngủ thì nghe “Con
chuột” nổ “Ðùng! Ðùng!” hai phát, rồi nghe trong
máy, tiếng Trung úy Minh hỏi,
-Cái gì đó?
Có tiếng Thiếu úy Việt trả lời,
-Tui cho “Con chuột” đuổi mấy thằng Vi Xi (Việt-Cộng) đang lần mò
vào thu lượm xác đồng bọn.
Tôi có thói quen bật lên câu hỏi, “Cái gì đó?” mỗi khi nghe có
tiếng động lạ.
Vì thế, cứ có chuyện khác thường thì nhân viên trực truyền tin lại
phát đi câu hỏi này. Lập tức, có người trả lời ngay.
Trời sáng rõ, tôi theo giao thông hào tới Pháo đài Bắc quan sát thì
không còn thấy cái xác nào của địch nữa.
Tới trưa 29 tháng 7 có một chiếc trực thăng bay sát mặt đất, ngừng
giữa trại, hai người nhảy xuống nóc cái bể chứa nước dự trữ, chiếc trực thăng
vội bay đi.
Chiếc phi cơ bay đi rồi, địch mới phát giác, chúng bắn đùng đùng
vài tràng 12.7 ly lên trời một hồi để thị uy.
Hai người vừa đạp đất là Ðại tá Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân Quân
Khu 2 và Thiếu úy Mạch Thiệu Hùng, sĩ quan tùy viên của ông.
(xem tiếp kỳ tới)
November 29th, 2019
Trận Pleime năm 1974 (kỳ 6)
Kỳ trước: Sáng 28 Tháng 7 những trận tiền pháo
hậu xung ngất trời nhưng Pleime vẫn trơ trơ mà địch thì chết như rạ, phải
ngưng để kéo xác. Trưa 29 Tháng 7 Đại tá Chỉ Huy trưởng BĐQ QK 2 đạp chân
xuống trại thăm thuộc cấp của mình giữa tiếng phòng không của địch nổ vang.
Nhiều kỳ – kỳ 6
Tôi chạy ra sân kéo Ðại tá Tất vào hầm chỉ huy nằm trong trung tâm
trại. Tôi tóm tắt cho người chỉ huy biết tình hình mấy ngày qua.
Lúc đó trong hầm hành quân còn có mặt ông Trung úy Trần Dân Chủ, sĩ
quan hành quân của tiểu đoàn.
Ông Chủ xuất thân khóa 22 Thủ Ðức, tuy đeo lon trung úy nhưng thực
ra còn là cấp thiếu úy. Ông ta bị gián đoạn công vụ một thời gian vì bị Cộng
Quân bắt giam từ tháng 5 năm 1969 tới cuối năm 1973 mới được trao đổi tù binh.
Khi bị địch bắt ông Chủ mới mang cấp bậc thiếu úy vừa
tròn một năm.
Tôi đề nghị Ðại tá Tất cố gắng hợp thức hóa cái lon trung úy cho
ông Chủ để sau trận này, tôi có thể chạy lon đại úy cho ông ta. Ðại tá Tất hứa
sau khi trở về Pleiku ông sẽ thỏa mãn lời yêu cầu của tôi.
Thiếu úy Mạch Thiệu Hùng ghé tai tôi nói nhỏ,
– Kỳ này chắc chắn ông thầy sẽ thêm một mai bạc! Nhớ đãi
tụi em một chầu nhe! Hai tháng trước có vài thằng Ðặc Công mò về Căn cứ 333,
hai bên bắn nhau đì đẹt. Chỉ có mấy thằng Việt-Cộng chết mà Trường An đã đề
nghị cho ông tiểu đoàn trưởng lên trung tá rồi đó!
Thiếu úy Mạch Thiệu Hùng và Thiếu úy Trần Văn Phước đều xuất thân từ
Phòng 2 Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2. Hai sĩ quan này chập chững vào
chiến trận dưới bàn tay dìu dắt của Thái Sơn Vương Mộng Long. Vì thế mà gặp
nhau bất cứ ở đâu họ đều gọi tôi là “Ông thầy” thay vì gọi tôi với cấp bực.
Tôi nghĩ rằng, một chiến binh, khi nhận nhiệm vụ ít người hy vọng
được thăng chức lên cấp, mà chỉ mong hoàn thành trách nhiệm là mừng rồi.
Ngay cả tới cái mạng của mình mà không biết có giữ được không thì
mong gì tới những thứ phù du khác.
Cứ nhìn vào chuyện xảy ra gần đây thôi. Tôi và Thiếu tá Nguyễn Ngọc
Di Trưởng Phòng An-Ninh Quân-Ðội Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2 cùng ra
đơn vị một ngày. Ông Di lên Dak Pek, tôi vào Pleime. Nay Dak Pek đã thất
thủ, Thiếu tá Di chết rồi, còn tôi thì đang bị vây.
Tôi nói với chú Hùng,
– Cứ chờ đi! Không biết anh có được lên lon hay lại theo chân ông
Di cũng chưa biết chừng!
Ðại tá Tất tỏ ý muốn tôi dẫn ông đi quan sát một vòng quanh trại,
nhưng tôi thấy điều này có thể gây nguy hiểm đến tánh mạng của ông nên tôi
không cho ông thực hiện chuyện này.
Ông Tất nói cấp trên đã lên kế hoạch tiếp cứu Pleime rồi, ông
khuyên tôi gắng kiên tâm “Tử thủ”.
Tôi không rõ Tướng Nguyễn Văn Toàn có cho ông Ðại tá Chỉ Huy Trưởng
Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2 biết rằng tôi được phép rút chạy sau ba ngày cố thủ
và một tuần “đánh trận giả” hay không, nên tôi chỉ trả lời
ông Tất rằng tôi sẽ cố gắng.
Một giờ sau, tôi hướng dẫn chiếc trực thăng núp theo triền Bắc núi
Chư Gô đáp ngay cổng Nam Pleime bốc hai thầy trò ông Ðại tá, có sáu thương
binh được đi theo. Chiếc phi cơ mở hết tốc độ bay thẳng hướng Tây, bay một
mạch, tít mù xa, rồi mới quẹo về hướng Phú Nhơn.
Đường bay Chư Gô Bắc
20200914 Pleime74 31http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
20200913 Pleime74 32
o O o
Công đồn đả viện …
Hầu như ba ngày đầu tôi chỉ bận rộn với chuyện gom góp quân thất
lạc và chống đỡ những đợt tấn công từ hướng Bắc.
Ðêm 31 tháng 7 địch đẩy hai khẩu 75 ly không giựt lên đỉnh dốc nhắm bắn vào trại. Sau bốn năm trái 75 ly thì cái câu lạc bộ tan hoang, vách ván, mái tôn bay tung toé.
20200913 Pleime74 33Tôi chưa gọi được điện thoại cho khẩu 105 ly cổng Bắc thì anh lính
Thượng đã giựt cò bắn đi hai quả Beehive. Chắc xạ thủ của hai khẩu đội 75 ly
chết hết rồi, nên không còn trái 75 ly nào bay vào nữa.
Suốt đêm 31 tháng 7 cho tới sáng 1 tháng 8 phi cơ Hỏa Long liên tục
thả hỏa châu và bắn cận phòng vùng một cây số Bắc Pleime.
Tôi cũng được thông báo hai Box 1×1 km đánh bom tập trung trong
vùng hướng Tây làng Plei Xome đã được một đoàn oanh tạc cơ A 37 thực hiện trong
đêm qua. Những Box bom 1×1 km này có thể coi như những Box B52 Mini do Không
Quân Việt-Nam mới sáng chế ra. Nếu địch tập trung đông trên một diện tích hẹp
mà bị một Box này thì thiệt hại không phải là nhỏ.
Box 1x1
20200913 Pleime74 34http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Ngày 1 tháng 8 năm 1974 Trung tá Hoàng Kim Thanh thông báo cho tôi
biết rằng, Trung Ðoàn 41 của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh đang gửi Tiểu Ðoàn 3/41 vào khu
vực Bắc của núi lửa.
Tôi có ba người anh vợ đều là sĩ quan, hai ông anh đầu chết rồi,
ông anh thứ ba thì đang phục vụ trong Tiểu Ðoàn 3/41, nên tôi xin tần số của
tiểu đoàn này để hỏi tin tức.
Tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 3/41 là Thiếu tá Phan Ðình Thành, khóa
22 Ðà Lạt.
Tôi nói với Thành,
–Trong đơn vị của Thành có ông anh vợ của tôi.Tên anh ấy là
Ðinh Văn Thọ, cấp bậc chuẩn úy. Thành cho tôi gửi lời thăm anh ấy, nhắn với anh
ấy rằng tôi vẫn bình yên.
Tôi vừa dứt lời thì Thành đã nhanh nhảu,
– Ủa! Chuẩn úy Thọ là anh vợ của niên trưởng hả? Trung đội của ông
ấy đi đầu, nhưng mất liên lạc hai ngày rồi!
Sau này ông Chuẩn úy Ðinh Văn Thọ tức là ông anh thứ ba của vợ tôi
về nhà kể lại: Trung đội của ông ấy tổng cộng có 11 người, Chuẩn úy Ðinh Văn
Thọ là trung đội phó, trung đội trưởng là một chuẩn úy ra trường Thủ Ðức trước
ông một khóa. Dưới quyền hai vị chuẩn úy là một ông trung sĩ và tám ông lính.
Họ được lệnh mở đường tiến vào Pleime, nhưng mới rời bộ chỉ huy tiểu đoàn chưa
được hai trăm mét thì đụng đầu một đơn vị địch rất đông. Trung đội này chạy lạc
vào một làng Thượng đã bỏ hoang. Họ rủ nhau chui vào khu vườn cây um tùm để ẩn
núp. Mấy ngày sau toán này lợi dụng đêm tối lần mò ra Quốc lộ 14
tới quận lỵ Phú Nhơn trình diện.
Sau chiến tranh, ông chuẩn úy anh vợ tôi cũng bị tù cải tạo, nhưng
thời gian ở tù của ông ấy chưa tới 3 năm. Ông không đủ điều kiện đi Mỹ định cư
theo diện H.O nên đành về quê Ban Mê Thuột, trồng tiêu, nuôi gà.
Nay ở tuổi gần thất thập, ông vẫn chưa quên cái lần ông ra trận đem
quân vào Pleime cứu thằng em rể.
Có thể nói, thời gian từ 27 tháng 7 năm 1974 tới 10 tháng 8 năm
1974 là giai đoạn “Công đồn đả viện” của địch.
Tôi không biết các cánh quân của Trung Ðoàn 41 đi được bao xa, nhưng đoạn đường từ ngã ba làng Plei Xome tới vùng Bắc Pleime thì hoàn toàn do địch kiểm soát.
20200914 Pleime74 35http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Tôi nghe nói, sau khi Trung Ðoàn 41 Bộ Binh thất bại phải rút ra
ngoài, thì tiếp đó một tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân đã được gửi vào vùng, nhưng đơn
vị này mới qua khỏi Căn cứ 711 đã bị chặn lại.
Tôi còn biết thêm một chuyện đau lòng, đó là cái chết của ba anh
viễn thám của Phòng 2 Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2.
Toán này nhận lệnh vào thám sát lấy tin tức vùng núi lửa Chư Mréa.
Khi trở về họ đã bị ngộ nhận vì họ mặc quân phục Việt-Cộng trang bị AK 47. Họ
bị quân bạn bắn chết ngay ngoài vòng rào vào ngày thu quân.
Trước khi vào Pleime, tôi là “Anh Hai” của họ. Giữa năm 1971
tôi đã bay tới 12 căn cứ Biên Phòng của Quân Khu 2 tuyển dụng họ về Pleiku,
đích thân huấn luyện cho họ thành những viễn thám viên lành nghề.
Tôi đã từng bốc thả họ nhiều lần để do thám các mật khu, khai thác những
mục tiêu B52 vừa oanh kích, hoặc thi hành những cuộc phục kích bắt tù binh trên
Ðường Mòn Hồ Chí Minh; đáng ghi nhớ nhất là lần nhảy xuống đánh mìn phá hủy cây
cầu ngầm N 24 bắc qua sông Sé San.
Ðầu năm 1974 tôi còn nhảy toán theo họ xuống vùng địch để thu thập
tin tức yểm trợ cho cuộc hành quân tái chiếm căn cứ Lệ-Minh.
Lần này họ vào vùng với mục đích thám sát lộ trình dự trù cho
các đơn vị sẽ vào cứu “Anh Hai” của họ, và họ đã chết một cách oan uổng.
Ðêm đó, trong một căn hầm giữa sân trại Pleime, hai cựu trưởng toán
viễn thám của Phòng 2 Bộ Chỉ Huy Biệt Ðộng Quân/ Quân Khu 2 là Binh 1 Yang và
Hạ sĩ Nguyễn Ba đã thấy “Anh Hai” rơi nước mắt.
Tiền đồn Chư Hô bị bao vây tới ngày thứ năm thì hết lương thực. Tôi không còn quân để tiếp viện và tiếp tế cho tiền đồn này, nên cho lệnh trung đội trên Chư Hô nửa đêm tụt xuống đồi, rút về cổng Nam. Ðêm 2 tháng 8 tôi cũng cho lệnh trung đội đóng trên Cao điểm 509 rút lui. Chỉ một ngày sau hai cao điểm này đã trở thành nơi đặt súng 12.7 ly và 57 ly của Cộng-Quân.
20200913 Pleime74 36http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Coi như tôi không còn cánh quân nào hoạt động xa, ngoại trừ những
toán tuần tra sát vòng rào Nam và Tây. Hai hướng Ðông và Bắc bị bỏ ngỏ, chỉ
kiểm soát bằng hỏa lực đại liên và cối 60 ly.
Tính từ ngày đầu bị cô lập tới 10 tháng 8 đã có hơn một chục lần
xung phong của địch bị đẩy lui, hàng trăm cán binh Bắc-Việt đã bị giết.
Hàng ngày, cứ chờ cho trời vừa tối, chúng tôi mới lục tục leo lên
mặt đất thay quần áo và kiếm đồ ăn. Trời tối thì tiền sát viên của địch nằm
trên đỉnh 509 không còn nhìn thấy doanh trại của chúng tôi nữa.
Một hôm tôi chưa thay xong bộ quần áo ướt thì được Trung sĩ Hoàn,
Hạ sĩ quan Ban 3 thông báo,
– Trình Thái Sơn, có Hai Lẻ Chín muốn gặp!
Trong trung tâm hành quân có tiếng Ðại tá Từ Vấn oang oang qua
loa khuếch âm,
– Thái Sơn có mặt chưa? Ðây là Hai Lẻ Chín! Trả lời!
– Thái Sơn nghe!
– Này! Tình hình hôm nay ra sao? Có còn chịu nổi không thì cho anh
biết đi!
– Ðêm qua tụi nó xung phong hai ba đợt nhưng bị tụi tôi đánh văng
ra ngoài! Xác tụi nó vắt đầy trên dây kẽm gai! Bangalore đã đục thủng 6 lớp
rào, nhưng Hai Lẻ Chín cứ yên tâm, tôi sẽ đập bể đầu chúng nó!
(Bangalore: Ống kim loại chứa thuốc nổ dùng để phá hàng rào.)
Giọng nói của ông liên đoàn trưởng tỏ ra vô cùng lo lắng,
– Trời đất! Có sao không? Tụi nó đánh thủng 6 lớp rào rồi à! Vậy
chứ Pleime có tổng cộng là bao nhiêu lớp rào?
Tôi chột dạ á khẩu! Tần số mà tôi và ông Từ Vấn đang nói chuyện là của máy PRC 25.
20200913 Pleime74 37Thời gian này không tần số nào là không bị địch nghe lóm. Ông Vấn
hỏi tôi tổng cộng có bao nhiêu lớp rào, nếu tôi trả lời ông ta, thì có khác nào
tôi đã trực tiếp báo cáo cho Tư Lệnh Sư đoàn 320A rằng còn bao nhiêu lớp rào
nữa thì cán binh của Ðại tá Kim Tuấn (Cộng Sản) có thể ném bộc phá vào hầm chỉ
huy của tôi?
Tôi vội đánh trống lảng,
– Mưa liên miên, lạnh quá, nếu có thể được thì Hai Lẻ Chín thả cho
tụi tôi vài bao thuốc lá nhé!
– Ừ! Mấy hôm nay trời lạnh thật đấy! Ðể mai anh bay vào thả cho chú
vài bao!
May quá! Ông liên đoàn trưởng quên câu hỏi Pleime có tổng cộng bao
nhiêu lớp rào rồi! Chỉ có hai người biết Pleime có bao nhiêu lớp rào, đó là tôi
và Ðại tá Phạm Duy Tất.
Ngày Căn cứ 711 thất thủ, địch đã lấy được sơ đồ phòng thủ Trại
Pleime, trên đó có bản vẽ 6 lớp hàng rào và bãi mìn chống người do Công-Binh
Hoa-Kỳ thiết trí.
Tôi giấu nhẹm chuyện này, không báo cáo với quân đoàn.
Hai ngày sau khi tái chiếm Căn cứ 711, tôi đã khẩn cấp xin Ðại tá
Tất cho hai GMC chở kẽm gai cọc sắt vào Pleime.
Ðằng đẵng cả tháng trường, chúng tôi cấp tốc âm thầm thiết trí một
hệ thống phòng thủ thứ nhì cho Trại Pleime, dựng thêm 6 lớp rào kẽm gai mới,
gài thêm mìn bẫy, giống y hệt sơ đồ hệ thống phòng thủ cũ.
Ðại đội 3/82 của Thiếu úy Phạm Ðại Việt được tôi giao phó đảm trách
công việc này.
Thiếu úy Việt là người chỉ huy xây dựng 6 lớp rào mới, nhưng chú
Việt không biết có bao nhiêu lớp rào cũ; các quân nhân khác lại càng mù tịt về
chuyện này.
Như thế là, từ tháng 6 năm 1974, quanh đồn Plei-Me, có hai hệ
thống hàng rào phòng thủ; hệ thống mới nằm bên ngoài và cách hệ thống cũ
một khoảng đất trống rộng hai mươi mét gài đầy mìn và lựu đạn. Nếu địch tấn
công đồn này, với tin tức khai thác từ sơ đồ phòng thủ cũ, chúng sẽ bị hố nặng.
Khi hoàn tất việc rào giậu, tôi báo riêng cho Ðại tá Tất biết, và
đề nghị ông kín tiếng. Biết đâu sau này địch quân sẽ đánh Pleime, chúng sẽ bị
mình đánh lừa.
Quả nhiên địch đã mắc bẫy! Chúng tiến vào đồn theo đường phá của
Bangalore, tới khu đất trống thì tưởng trước mặt mình, sau những bụi lau sậy là
nhà cửa, lô cốt, nên nhắm mắt xung phong, đâu ngờ lại gặp 6 lớp kẽm gai nữa của
hệ thống phòng thủ cũ, chúng đang ngỡ ngàng thì từng tràng đạn đại liên đã nổ
giòn, khiến chúng chết đè lên nhau.
Hôm sau trời mưa. Trên trời cao là chiếc C&C của Ðại tá Từ Vấn.
Vừa nghe tiếng “Bạch! Bạch! Bạch!” trên mây, phòng không
37 ly và 12.7 ly của địch đã bắt đầu đua nhau nhả đạn.
Có tiếng ông phi công người Thượng (hay người Miên) rè rè trong
máy,
– Thái Sơn chuẩn bị nhận tiếp tế! Bạn cho biết vô hướng nào an toàn
nhứt?
– Vòng xa ra biên giới, vào từ hướng Tây, ra hướng Ðông! Nhớ bay
sát đất!
– Okay!
20200913 Pleime74 38http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/xuong_kuang-6536-2.pdf
http://legacy.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/vietnam_index.html
Mấy phút sau, bất thình lình hai chiếc trực thăng nổ “Bình!
Bình! Bình!…” ngừng lại chừng năm hay sáu giây đồng hồ trên
không, hai anh cơ phi vội vã đạp xuống mấy thùng đồ tiếp tế.
Sau đó như con cá heo lật mình, hai chiếc tàu nghiêng cánh nép sát
chân Chư Gô vun vút thoát về hướng Ðông.
Khẩu 81 ly của trại vội vàng phóng đi hai quả đạn nhằm khóa họng
hai khẩu 12.7 ly của địch trên tiền đồn Chư Hô. Hai khẩu phòng không này đang
bắn với theo đuôi hai cái trực thăng.
Tôi gửi lời cám ơn các phi công,
– Lạc Long đây Thái Sơn! Cám ơn bạn đã liều mình vào tiếp tế!
Ðáp lại, tôi nghe, cùng với tiếng động cơ “È! È! È!” là
tiếng của ông phi công,
– Ố là la! Cám ơn gì nữa! Bị bắn què chân rồi nè!
Ðại tá Vấn còn bay trên trời, nhưng tôi không nghe ông nói gì thêm
thì chắc là đoàn trực thăng đã an toàn rời vùng rồi.
Tôi vui vô cùng vì thấy chuyến tiếp tế đã hoàn tất.
Một bao đồ tiếp tế đánh sập hầm của Thiếu úy Phạm Văn Thủy. Một bao
khác rơi giữa sân cờ. Nhiều bao và thùng giấy rơi trên lô cốt, vắt trên hàng
rào.
Vài người lính nhào ra giành giựt nhau những đồ vật vừa được thả
xuống khiến cho Trung úy Song và Thiếu úy Phước phải rút súng bắn chỉ thiên để
chặn đứng tình trạng “hôi của” đang diễn ra. Ở đâu có sự đói
kém, thì ở đó xuất hiện những đồ vô loại.
Hai tên vô loại bị điệu tới trước mặt tôi, tôi định sút cho mỗi đứa
một cú đá, nhưng kịp ngừng. Tôi ôn tồn,
– Về chỗ đi! Ít nhiều gì thì anh em cũng phải chờ chia nhau. Chia
nhau một cách đồng đều! Nghe rõ chưa?
Chúng tôi moi tung những bao tải vừa thả xuống, chỉ có những thùng
đạn M16, M 60, điện trì, gạo sấy, cá khô, và mìn Claymore; tuyệt nhiên không có
hai thứ cần thiết là rượu cồn, bông băng và cũng chẳng tìm thấy bao thuốc lá
nào cả. Hình như hai thùng lớn đựng đồ nhẹ đã bay ra khỏi rào rơi trên bờ suối
Lé.
(xem tiếp kỳ tới)
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200905-pleime-1974-thai-son-vuong.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200912-tran-pleime-nam-1974-ky-3.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200913-tran-pleime-nam-1974-ky-5.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200914-tran-pleime-nam-1974-ky-7.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200915-tran-pleime-nam-1974-ky-9.html
https://bachvietnhan.blogspot.com/2020/09/20200917-tran-pleime-nam-1974-ky-cuoi.html
No comments:
Post a Comment