Saturday, April 25, 2020

20200425 Hào Khí Phương Nam.

20200425 Hào Khí Phương Nam.


Sat, Apr 25 at 1:55 PM
Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên! Một trang hùng sử của Tháng Tư Đen!!

"BẮN ĐI, KHÔNG CẦN BỊT MẮT, TÔI SẴN SÀNG RỒI
20200425 HKPN 01
20200425 HKPN 02
20200425 HKPN 03
Hào Kiệt Phương Nam - Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Văn Viên
(Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Sư Ðoàn 9 Bộ Binh Quân Lực VNCH)

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam Tự Do trong suốt hơn 20 năm, những công lao cùng những hy sinh xương máu của Quân Dân Cán Chính VNCH là những điều rất đáng khâm phục, ngưỡng mộ và ghi ơn. Nhưng đáng tôn vinh hơn, khi sau ngày tang tóc 30-4-1975, lúc bọn giặc cướp xâm lược cộng sản từ phương bắc đã tràn ngập Miền Nam Tự Do, phản tướng Dương Văn Minh đã kêu gọi ngưng bắn, Việt Nam Cộng Hoà không còn nữa, tổ chức Quân Lực VNCH ngưng hoạt động, thì tại nhiều nơi trong nước, vẫn còn có những tổ chức võ trang nổi lên chống lại bọn giặc cướp cộng phỉ.
Họ gồm đủ mọi thành phần: nam, nữ quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, các tổ chức tôn giáo chính trị, các thường dân buôn bán, các sinh viên học sinh, các giáo sư, nhà văn, nhà báo, thậm chí đến cả các thương phế binh, những người còn đủ khả năng chiến đấu. Những người con yêu tuấn kiệt đó của Miền Nam Việt Nam, bằng trái tim yêu nước rực lửa và tinh thần bất khuất sắt đá “thà chết chứ không khuất phục bọn giặc cướp cộng sản.”
Ôi! Vinh hiển thay! Họ đã đi vào cõi chết để tìm sự sống cho nhiều chục triệu sinh linh và chính nhờ những hy sinh cao đẹp đó, đã tiếp lửa cho ngọn đuốc Chính Nghĩa Tự Do được trường tồn.
Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, một thanh niên miền Nam, sau khi tốt nghiệp Trung Học rồi theo tiếng gọi của núi sông, ông tình nguyện vào quân ngũ - Khoá 6 Võ Bị Quốc Gia Việt Nam (Ðà Lạt) để chống lại bọn cộng phỉ đang ngày đêm dày xéo tàn phá quê hương. Nhưng đường hoạn lộ của người thanh niên yêu nước đã gặp đầy gian truân, chướng ngại.
Tháng 3/ 1955, từ Ðồng Ðế Nha Trang, 2 Tiểu Ðoàn Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn tham dự cuộc hành quân dẹp loạn Bình Xuyên. TÐ 5 NDu` do Trung Úy Nguyễn Văn Viên, sĩ quan phụ tá của Tiểu Ðoàn được đôn lên làm Tiểu Ðoàn Trưởng, và cũng là người Việt Nam đầu tiên.
Khi các lực lượng của chính phủ hồi đó đã đánh đuổi quân phiến loạn Bình Xuyên khỏi Sài Gòn-Chợ Lớn, các sĩ quan sau đây đã được thăng cấp: Thiếu Tá Ðỗ Cao Trí lên Trung Tá, các Ðại Úy Nguyễn Chánh Thi và Vũ Quang Tài lên Thiếu Tá. Có điều đặc biệt là Trung Úy Nguyễn Văn Viên, Trung Úy Ðỗ Kế Giai lên Ðại Úy thực thụ và Ðại Úy nhiệm chức Phan Trọng Chinh cũng được điều chỉnh đều là Ðại Úy thực thụ cùng ngày.
Sau đó Ðại Úy Viên trao TÐ 5 ND cho Thiếu Tá Nguyễn Chánh Thi. Trung Úy Nguyễn Văn Viên được thăng cấp Đại Úy về chỉ huy TÐ 6 ND thay Thiếu Tá Ðỗ Cao Trí. Ông Trí mới được thăng cấp Trung Tá và trở thành Chỉ HuyTrưởng Liên Ðoàn Nhảy Dù Việt Nam.
Năm 1957, Ðại Úy Viên đang làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ 6 ND đột nhiên tai họa xảy đến cho ông, vì một lỗi lầm của thuộc hạ ông phải gánh hết trách nhiệm và bị giải ngũ. Ra khỏi quân đội, ông đi dạy học và vợ ông buôn bán mưu sinh. Ông cảm nhận sống đời “phó thường dân” và nghĩ rằng đã cố gắng đóng góp đủ nghĩa vụ cho đất nước.
Năm 1972, ông được lệnh tái ngũ theo lệnh của Bộ Quốc Phòng vì nhu cầu cần sĩ quan chỉ huy. Ông được bổ sung về Sư Ðoàn 9 Bộ Binh Qua^n Luc VNCH và được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh của Sư Ðoàn 9 BB QLVNCH.
                              ***
Sau ngày 30/ 4/ 1975, không chấp nhận đầu hàng cộng phỉ, Thiếu Tá Viên tiếp tục chiến đấu và tổ chức một lực lượng võ trang hoạt động ngay trong khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông liên kết với các lực lượng tôn giáo và tạo được nhiều thành quả trong việc kêu gọi đồng bào đứng lên chống lại bọn cộng phỉ cầm quyền. Tổ chức của Thiếu Tá Viên liên kết với lực lượng của Linh Mục Nguyễn Văn Vàng và nhiều tổ chức khác đã gây được sự chú ý tại quốc nội và hải ngoại.
Rất tiếc, sau đó do bị nội tuyến nên khoảng cuối năm 1976 các vị lãnh tụ của tổ chức là Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng và một số chiến hữu trong tổ chức đã bị cộng sản VN bắt. Ðể tuyên truyền hù doạ dân chúng, cộng sản đã cho tổ chức cái gọi là “phiên toà khẩn cấp” để xử Thiếu Tá Viên và các vị lãnh tụ anh hùng của tổ chức. Phiên toà xử ông đã được cộng sản loan truyền trên loa phóng thanh diễn tiến cuộc xử án cho dân chúng nghe.
Trong phiên toà, Thiếu Tá Viên, Linh Mục Vàng và các chiến sĩ yêu nước, tay bị bọn giặc cướp còng, dáng điệu khinh mạn bọn Co^ng phỉ đang ngồi xử án. Nét hiên ngang, anh hùng của các dũng sĩ đã làm cho người dân trong phòng xử đều khâm phục, còn truyền tụng cho đến ngày nay.
Phiên toà ngắn ngủi, được tổ chức hết sức máy móc, xảo trá, phi công lý, vô nhân tính, không luật sư biện hộ, trên bục, công tố chỉ là những tên thổ phỉ “dép râu” mới từ rừng rú bưng biền về thành phố, mặt hãy còn nám màu nước phèn, thái độ đằng đằng sát khí ác ôn. Kết quả của bản án đã được bọn chúng soạn trước, bọn chúng tuyên án Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên tử hình, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng chung thân khổ sai, v.v…
Nguồn tin một trong những nhân chứng hiện còn sống tại Sài Gòn là một cụ bà người Công Giáo. Qua điện thoại, cụ ba`kể lại: “Ngày tụi Việt cộng xử tử Thiếu Tá Viên tại Vườn Ðiều Thủ Ðức vào cuối nam 1976 (cụ không còn nhớ ngày) nhiều dân chúng trong số đó có cụ đã tụ tập quanh “pháp trường” để chiêm ngưỡng người anh hùng phương Nam lần cuối.
Trước khi bắn ông, bọn giặc cướp xâm lược lại xấc xược hỏi ông có muốn nói điều gì không? Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên dõng dạc trả lời: “Tôi muốn nói với các anh, người cộng sản, có bắn tôi hôm nay cũng không dập tắt được ngọn lửa đấu tranh của người dân trong nước! Mai này sẽ có hàng trăm, hàng ngàn Nguyễn Văn Viên khác nối gót”. Nói xong, Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên quay về phía đồng bào đang dự kiến, ông nói thật lớn: “Tôi xin chúc đồng bào ở lại mạnh giỏi”.
Rồi, tuy hai tay ông bị trói chặt về phía sau, nhưng Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên trong tư thế rất oai nghiêm, đầu ông ngẩng cao, ngực ưỡn về phía trước như thách đố những tên giặc cướp Việt cộng ác ôn khát máu. Một tên Việt cộng tay cầm miếng vải đen tính bịt mắt ông, ông hiên ngang nói lớn: “Các anh không cần bịt mắt tôi, tôi sẵn sàng rồi, bắn đi!” Một loạt đạn nổ liên tiếp xuất phát từ những tên giặc cướp Việt cộng đê tiện và khát máu, đã kết thúc mạng sống người con yêu nước của Miền Nam Việt Nam.
Ðầu ông vẫn thẳng, dựa vào cái cột gỗ, tấm áo trắng của ông nhuộm đầy máu, những dòng máu đỏ từ ngực ông theo thân hình chảy dài xuống chân, thấm vào mạch đất Miền Nam Tự Do, nơi ông đã được sinh ra, trưởng thành và cả đời hết lòng phụng sự !
Ôi, cái chết oai dũng của Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên thật kiêu hùng, kỳ diệu, vinh hiển không kém gì những gương trung liệt, kiên cang của các bậc tiền nhân.
Hơn 100 năm trước, ngày 24 tháng 4 năm 1882, Tổng Ðốc Hoàng Diệu cũng đã chọn cái chết bằng cách thắt cổ tự tử sau khi không giữ nổi thành Hà Nội: Tổng Ðốc Hoàng Diệu, một trụ cột của triều đình nhà Nguyễn, ngài nhận lệnh vua trấn thủ thành Hà Nội. Khi thành mất về tay địch, ngài đã lựa cái chết để giữ trọn khí tiết của kẻ sĩ và một tôi trung, sự tuấn liệt đó, đã được sử sách hết lời ca tụng!
Ðó là truyện đời xưa.
Truyện đời nay được truyền tụng rằng: “Vào cuối thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa những người khát vọng tự do và bọn cộng phỉ độc tài, ác ôn, khát máu, có một dũng sĩ cương quyết chống lại chủ thuyết cộng sản, chống lại bọn cộng sản gian ác. Ông quy tụ những người cùng chí hướng nổi lên chống lại chế độ cầm quyền, người đó là Nguyễn Văn Viên.
Khi chính quyền Miền Nam Tự Do mất về tay bọn cộng sản xâm lược, và trong lúc mọi người đang vô cùng uất hận, căm phẫn và tuyệt vọng thì ông đã hiên ngang, can đảm đứng lên. Trong lúc mọi người đau khổ, thì ông sẵn sàng chia sẻ nỗi đau thương chung của Miền Nam. Trong lúc mọi người mất tự do, thì ông can đảm vùng lên tranh đấu. Ông tự cảm thấy cá nhân ông vẫn còn bổn phận và trách nhiệm với Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa và đồng bào Miền Nam ruột thịt.
Điều đáng đáng kính phục nơi Thiếu Tá Nguyễn Văn Viên, là sau 30/4/1975, cũng như các đồng đội khác để tự cứu sinh mạng, ông cũng đã có thể tìm đường vượt thoát ra hải ngoại hay bị đày đọa khổ nhục trong lao tù cộng sản, nhưng người chiến sĩ can trường Nguyễn Văn Viên đã chọn cho mình một hướng đi mà con đường trước mặt đầy gian nan và nguy hiểm. Ông đã dám hy sinh hạnh phúc riêng tư và hiến dâng sinh mạng của mình cho Đại Nghĩa. Gương tuẫn liệt của ông đã làm kẻ thù cộng phỉ cũng phải cúi đầu xấu hổ và kính nể và cũng đã làm thức tỉnh biết bao trái tim yêu nước cho đến ngày hôm nay.
Bài Ca Chính Huấn năm xưa như vẫn còn văng vẳng: “Người nằm xuống đây, cho ta đứng lên từ quê hương này. Người nằm xuống đây, khi chưa viết xong trang sử đấu tranh. Người đã ra đi theo vận nước”.
Thiên kỷ này, Thiếu Tá Anh Hùng Nguyễn Văn Viên đã không còn nữa, nhưng tinh thần trung dũng, quật cường, bất khuất của Nguyễn Văn Viên sẽ còn vằng vặc mãi ngàn năm, vẫn còn “trơ gan cùng tuế nguyệt” và là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ sau tiếp bước bởi cuộc chiến đấu này vẫn còn đang tiếp diễn ... chứ chưa hề thật sự chấm dứt !



Fri, Apr 24 at 12:08 PM
Phi công Nguyễn mạnh Dũng ...

THÁNG TƯ ĐEN LẠI VỀ VỚI BAO GỢI NHỚ!... vô cùng thương tiếc một người bạn! Tr/uý phi công A37 NGUYỄN MẠNH DŨNG Phi Hổ 516
 Hồn thiêng sông núi miền Nam vẫn còn mãi ghi nhớ và bạn bè luôn nhắc đến tên anh...Một cánh bay kiên cường bất khuất !
Vào xế trưa ngày 30-4-75 giờ định mệnh an bài đã đưa xác thân anh cùng con tàu chìm vào biển cả hay nằm sâu trong lòng đất mẹ chẵng ai biết, nhưng linh hồn anh mãi sống cùng sông núi, mãi sống trong lòng người dân miền Nam thân yêu và tôi tin chắc rẳng đó là con đường cuối cùng duy nhất của đời trai thời chiến mà anh đã tự chọn để trả nợ non sông, anh chưa đền đáp trọn vẹn cho Đất nước Tồ Quốc Không gian.
 Sau khi hoàn tất xuất sắc phi xuất đánh bom ngăn chặn quân cs tiến công vào ven đô Sài Gòn, anh trở về đáp căn cứ Bình Thủy Cần Thơ và nghe tin DVM đầu hàng kêu gọi binh sĩ buông súng. với lượng xăng ít ỏi còn lại, anh tiếp tục cất cánh, không để lại một dấu tích, một lời nói từ biệt và đây là phi vụ cuối cùng của người phi công chiến đấu hào hùng bất khuất, anh đã vĩnh viễn ra đi... và đã 45 năm rồi không tìm thấy xác rơi!...
  Tháng bảy năm 1972 tôi trình diện đơn vị phi đoàn Phi Hồ 516 lừng danh ở Đà Nẵng, toàn những hoa tiêu kỳ cựu gan dạ, các anh còn rất trẻ trung thân thiện dù gần một nửa “ râu ria” đến phát sợ! chỉ thấy anh Dũng là nhẵn nhụi, ít nói cười hoài, cười cả bằng mắt, có cái răng khểnh rất dễ thương cởi mở, hút thuốc liên tục, không hút cũng cắn điếu thuốc trên môi, thấy tôi cứ đứng lớ ngớ mặt non choẹt như học trò đang chờ trả bài, trung úy Dũng đã tới bắt chuyện trước với thẳng em, tôi xưng hô cấp bậc, anh chỉ tay vào vai tôi “ tớ với cậu cho thân mật! ai cũng có bông mai hết “ cái giọng Bắc nhựa nhựa đi đôi với nụ cười kéo theo đuôi mắt đã hớp hồn tôi ngay, nhìn vô bảng tên, anh nhẹ giọng như chỉ muốn một mình tôi nghe “ Phiếu! trưa tui chở đi ăn cơm” vậy là hai anh em thân nhau từ đó, anh lớn hơn tôi chừng vài tuồi càng về sau tôi càng nhận ra, bên trong mấy cái túi áo bay đầy huy hiệu nổi tiếng hào hoa phong nhã, nhưng thực tế ít anh nào còn đủ tiền lương tiêu tới cuối tháng, đã vậy còn thích xài sang ghiền đánh bài, cà phê phải có người đẹp và gắn máy lạnh chẵng thà hết tiền thì ăn cơm tay cầm (gặm bánh mì)v.v anh Dũng cũng không ngoại lệ có khi còn tệ hơn. Một kỷ niệm nhớ suốt đời với tôi và anh Dũng, hôm đó Trời đã chiều anh đến phòng tôi mặt thiểu não, nẳn nì nhờ tôi đi cầm chiểc máy ảnh Yasica đắt tiền mua bên Mỹ lúc du học (tôi có tật ghiền bài nên rành lắm) tưởng có gì quan trọng tôi hơi lo, thì ra anh ghiền ăn thịt cầy, anh hí hửng dẫn tôi đi ra tiệm giới thiệu đủ món mà tôi đâu có “hảo”, lẩn đầu tiên nếm mùi hơi nhợn, nhưng cũng phải tỏ ra hí hửng cho anh vui !
 ôi! Thật đáng yêu Đời phi công nhất là chiến đấu mang tiếng hào hoa bay bướm và bao phen làm khiểp vía quân thù với những đường bay ném bom lả lướt chính xác! mà lại nghèo mạt rệp, chúng tôi hầu hết chỉ giàu tình yêu Quê hương, sẵn sàng xã thân hy sinh dù bạc tiền ai cũng nghèo lắm, vẫn luôn tươi cười, đặc biệt là niên trưởng Nguyễn mạnh Dũng của tôi, anh hăng say chiến đấu, có mặt trên bầu Trời chiến trường cổ thành Quãng Trị hầu như mỗi ngày... chỉ trong vòng hơn ba tháng được ở bên anh Dũng và cùng các anh, vừa đánh vừa học hỏi kinh nghiệm từ chiến trường, tôi đã chứng kiến ba niên trưởng đã ra đi không trở về, có anh đã hy sinh mà như còn để lại nụ cười tươi vẫn còn đang nở trên môi, đại uý Trịnh Đức Tự trước đó không tới 15 phút SQ trực vô gọi đi bay, anh hí hửng vừa đi vừa bỏ tiền thắng “ bài” vô túi áo bay và chỉ 15 phút sau HQCC (hành quân chiển cuộc) thông báo, máy bay anh đã rơi trên chiến trường Quế Sơn, không nhảy dù kịp..
  Giữa tháng 10 cùng năm tôi được chuyển tiếp xuyên huấn F5 ở Biên Hòa theo yêu cầu phát triễn KQ, không còn được ở cùng các anh Phi Hổ và nghe đâu về sau này tôi đọc một bài viết của Bùi huy Sơn K4/69 KQ được biết tr/u Nguyễn mạnh Dũng đã từng một lần phi cơ A37 của anh bị SA 7bắn hạ , anh đã kịp nhảy dù và được TQLC cứu thoát, trong lúc phục quân nổ lực tái chiếm cổ thành Quãng Trị
  Sau biến cố oan nghiệt 19 75, tôi bị kẹt lại tại Đà Nẵng và đi tù 7 năm bị đưa ra Bắc một thời gian, cuối 93 thì được qua Mỹ diện HO, phải mất nhiều năm tìm kiểm, cuối cùng biểt tin anh đã mất đúng ngày cuối cùng 30-4 Sài Gòn rơi vào tay cọng sản.
   Từ lúc biết tin anh không còn nữa...sau này, cứ đến ngày 30-4 chúng tôi một số thân hữu không hẹn vẫn đến gặp nhau cùng gia đình là em ruột của anh Dũng, một cựu tr/u HQ Nguyễn cường Việt ở Seattle để thắp nén nhang tưởng nhớ! đặc biệt Trời đã ban cho là hai anh em giống nhau như khuôn đúc từ phong cách, tính nết giọng nói, tiếng cười. Chuyện trò với Việt, chúng tôi cãm thấy anh Dũng như đang bên cạnh, cũng an ủi và vơi bớt phần nào sự mất mát nhớ thương
Lê Phiếu

No comments:

Post a Comment