20200501 Ban tin bien Dong
Has china bought Reuter? Refinitiv
CCP Launches Wolf Warrior Diplomacy; Calls Out Trump,
Threaten Australia, Lies to the EU|Crossroads
Has china bought Reuter? Refinitiv
Refinitiv is a global provider of financial market
data and infrastructure. The company was founded in 2018. It is jointly owned
by Blackstone Group LP which has a 55% stake and Thomson Reuters which owns 45%.[3] The company has an annual
turnover of $6bn with more than 40,000 client companies[4] in 190 countries.[2][5]
Thomson Reuters sold a 55% majority stake in its Financial &
Risk (F&R) unit to private equity firm Blackstone Group LP on October 1,
2018, in a deal which valued the total F&R business at about $20 billion.
This business was formed into Refinitiv.
Under the deal, Thomson Reuters transferred its complete financial and risk product portfolio
to Refinitiv, with the exception of Regulatory Intelligence, Risk Compliance
Learning and Data Privacy Advisory Services. Company CEO David Craig presided
over the transfer from Thomson Reuters, which he joined as Group Strategy
Director in 2007.[6] British-born
Craig's previous role was a partner at US-based global management consulting
firm McKinsey & Company.
In August 2019, London Stock Exchange Group agreed to
buy the company in an all-share transaction valuing Refinitiv at $27 billion[7].
In March 2020, Refintiv announced the purchase of
software-as-services firm Scivantage for an undisclosed amount.[8]
Under pressure from the government of China, Refinitiv censored
over 200 stories by Reuters covering the 2019 Hong Kong protests, removing them
from its Eikon platform
for consumers in Mainland China.[9] The
company developed a "Strategic China filter" to block
politically-sensitive stories from readers in Mainland China.[9]
Coronavirus was 'not manmade or genetically modified':
U.S. spy agency
Refinitiv deployed filter to block Reuters reports in
China as Hong Kong protests raged
Wuhan shows the world that the end of lockdown is just
the beginning of the Covid-19 crisis
Thu, Apr 30 at 11:27 AM
Nhận xét đúng đắn về
Phó Tổng Thống Mike Pence
Phó Tổng thống Mike
Pence: Anh hùng thầm lặng ẩn sau ánh hào quang
Pho TT Mike Pence: Trung Quốc Là Mối Họa
https://www.youtube.com/watch?v=GF1pQYgSGEc
https://www.youtube.com/watch?v=GF1pQYgSGEc
VP Mike Pence's
China Speech
https://www.youtube.com/watch?v=mYAHPPXmcts
https://www.youtube.com/watch?v=mYAHPPXmcts
Tháng 7 năm 2016, Tổng thống Donald Trump quyết định chọn ông
Mike Pence làm người đồng hành của mình. Sau đó, ông Mike Pence chính thức nhậm
chức Phó Tổng thống thứ 48 của Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2017.
Ông
Michael R. Pence sinh ra tại Columbus, bang Indiana ngày 7/6/1959. Sau đó, gia
đình ông di cư đến Hoa Kỳ và định cư ở miền Trung Tây Hoa Kỳ. Phó Tổng thống đã
chứng kiến cha mẹ mình gây dựng những thứ quan trọng trong cuộc sống – một gia
đình, một doanh nghiệp, và tên tuổi riêng. Ông đã được nuôi dạy về niềm tin vào
vai trò của sự chăm chỉ, đức tin và gia đình.
Được
nuôi dưỡng trong một gia đình Công giáo, có đức tin mạnh mẽ vào Chúa và những
giá trị truyền thống. Ông Pence được mô tả là bảo thủ một cách kiên quyết
về các vấn đề tài chính và xã hội, với quan điểm chính trị của ông được định
hình mạnh mẽ bởi đức tin Kitô giáo của ông. Trong bài phát biểu chấp nhận đề cử
ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa tại Hội nghị Quốc gia đảng Cộng hòa 2016, ông
nói: "Theo thứ tự, tôi là một Kitô hữu, một người bảo thủ và một
thành viên đảng Cộng hòa".
Khi
được hỏi, ông có tin thuyết tiến
hóa không, Pence trả lời: "Tôi tin với toàn trái
tim tôi, Thiên Chúa đã tạo ra trời và đất, biển cả và tất cả những gì có trong
đó.. Tôi sẽ hỏi Ngài về chuyện này một ngày nào đó”.
"Tôi tin với toàn
trái tim tôi, Thiên Chúa đã tạo ra trời và đất, biển cả và tất cả những gì có
trong đó. (Ảnh: Getty)
Điều
này lý giải tại sao ông phản đối việc nạo phá thai và hôn nhân đồng giới. Ông
Pence đã ký các dự luật nhằm hạn chế phá thai, bao gồm một dự luật cấm phá thai
nếu lý do của thủ tục là chủng tộc, giới tính hoặc khuyết tật của thai
nhi. Và sự ủng hộ không ngừng của ông về các hạn chế phá thai đã giúp ông
nhận được sự đồng tình của các nhà hoạt động bảo thủ ở cơ sở.
Cánh tay đắc lực của Tổng thống Trump
Phó
Tổng thống Mike Pence được biết đến là một cánh tay đắc lực của Tổng thống
Donald Trump và không thể thay thế. Lòng trung thành của ông đã được thấy rõ
ngay từ những ngày Tổng thống Trump tranh cử năm 2016.
Khác
với tỷ phú Trump có hồ sơ chính trị bằng 0; nhiều năm hoạt động trên chính
trường, ông Mike Pence luôn thể hiện là một chính trị gia ưu tú ở nhiều mặt.
Phong thái điềm tĩnh và cẩn trọng khiến ông Pence luôn thuyết phục người nghe.
Ông được các đảng viên bảo thủ yêu mến, vì vậy ông có thể giúp ông Trump hòa
hợp hơn với các thành viên trong đảng và dành được nhiều sự tin tưởng hơn từ cử
tri. Trong các buổi phỏng vấn hay họp báo, ông thường khiêm nhường đứng sau
lưng Tổng thống Trump, không bày tỏ thái độ và luôn cảm ơn Tổng thống sau khi
được mời phát biểu.
Ông
khen ngợi Tổng thống Trump như “một người đàn ông vĩ đại”, khi
dám thừa nhận sai lầm và khiêm tốn nhận lỗi. Ông gọi ông Trump là người “không
bao giờ bỏ cuộc”, “không bao giờ lùi bước”. "Ông
ấy là một chiến binh. Ông ấy là người chiến thắng, và chúng ta sẽ làm cho nước
Mỹ vĩ đại một lần nữa khi bầu Donald Trump làm tổng thống thứ 45 của Hoa
Kỳ".
Không chỉ là cánh tay
đắc lực hỗ trợ tổng thống Trump, ông Mike Pence có tính cách khiêm nhường và ít
nói, nhờ vậy ông rất được lòng các chính trị gia và cử tri. (Ảnh: Getty)
Ông
đã từng thuyết giảng trước đám đông về đức tin và lòng vị tha như sau: “Một
phần trong đức tin của tôi là tôi tin vào sự dung thứ. Tôi đã nhận được nó. Tôi
tin vào nó. Tôi tin vào sự tha thứ”.
Với
đức tin của mình, ông Pence cho rằng sứ mệnh của mình là ở bên cạnh vị Tổng
thống này. Đối với những lời chỉ trích hay công kích, vị Phó Tổng thống luôn
dành sự khiêm tốn để lắng nghe (điều này có lẽ hơi khác so với Tổng thống
Donald Trump, khi mà ông sẵn sàng chỉnh lời của bất kỳ ai có ý nói móc
mình).
Sự
kiên trì khi đối mặt với những lời chỉ trích là sự hậu thuẫn quan trọng mà Phó
tổng thống Pence đã dành cho Tổng thống Trump. Ông nắm giữ ảnh hưởng đáng kinh
ngạc trong chính quyền và đã thúc đẩy các mối quan hệ sâu sắc của ông trong
chính quyền để giúp đỡ Tổng thống.
Mặc
dù ông không đi du lịch nước ngoài với Tổng thống, ông thường là bạn đồng hành
của ông Trump ở nhà, chia sẻ bữa ăn với Tổng thống và dành hàng giờ trong Phòng
Bầu dục.
Với đức tin của mình,
ông Pence cho rằng sứ mệnh của mình là ở bên cạnh vị Tổng thống này. Đối với
những lời chỉ trích hay công kích, vị Phó Tổng thống luôn dành sự khiêm tốn để
lắng nghe. (Ảnh: Getty)
Kiên trì với các chính sách đối ngoại của Tổng
thống Trump
Không
chỉ dành sự ủng hộ của mình trong chính sách đối nội của Tổng thống Donald
Trump, Phó Tổng thống Mike Pence cũng đồng hành cùng ông Trump trong việc thực
thi các chính sách đối ngoại của Mỹ.. Trong đó bao gồm 4 điểm chính:
·
Củng cố quan hệ với
các nước đồng minh
·
Gia tăng ảnh hưởng đối
với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
·
Cứng rắn với các vấn
đề về Triều Tiên, Iran
·
Buộc Trung Quốc phải
sòng phẳng, mở cửa thương mại, có đi có lại
Đáng
chú ý là, Phó Tổng thống không ngại ngần tới Hàn Quốc, gặp Thủ tướng lâm thời Hwang Kyo-ahn, và
tới Nhật Bản, gặp Thủ tướng Shinzō Abe; và cam
kết hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc "để đạt được một nghị
quyết hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”.
Trong
buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018, Phó Tổng thống Pence
tham dự khi đó đã lưu ý tổng thống Hàn Quốc về chiến dịch tuyên truyền mà Bình
Nhưỡng muốn tiến hành trong dịp Thế Vận Hội. Theo Phó tổng thống Mỹ, sự hiện
diện của phái đoàn Triều Tiên không thể làm mọi người quên rằng đó là một chế
độ tàn bạo nhất hành tinh. Và Mỹ sẵn sàng gia tăng thêm các biện pháp trừng
phạt mới nhằm vào Triều Tiên, nếu nước này không ngừng tiếp tục leo thang căng
thẳng các hoạt động về hạt nhân và tên lửa.
Trong
các chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dành cho các nước lớn, Trung Quốc được Tổng
thống Trump đặc biệt nhấn mạnh và coi trọng, có thể coi là điểm mấu chốt để ông
Trump lập lại vị thế của nước Mỹ và giúp thế giới bước vào một thời kỳ cân
bằng, tự do về mọi mặt. Vì thế, ông Pence luôn dành sự ưu tiên cho mối quan hệ
với Chủ tịch Tập Cận Bình, bằng chứng là cả hai vị nguyên thủ này đã lần lượt
có các chuyến viếng thăm tới Mỹ và Trung Quốc vào năm 2017, ngay sau khi ông
Trump nhậm chức.
Phó tổng thống Mike
Pence trong chuyến thăm gặp thủ tướng lâm thời Hwang Kyo-ahn của Hàn Quốc.
(Ảnh: Getty)
Kiên quyết cứng rắn với âm mưu thống trị của
Trung Quốc
Phó
Tổng thống Mike Pence đánh giá cao các hành động của Tổng thống Trump nhằm
thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc. Tuy
nhiên, Bắc Kinh đã phớt lờ và thậm chí liên tục “chơi xấu" Mỹ.
Trong
bài phát biểu ngày 04.10.2018 tại viện Hudson về chính sách của Mỹ đối với
Trung Quốc. Phó Tổng thống Pence đã không ngần ngại đề cập thẳng đến các hoạt
động của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị của nước Mỹ,
cũng như âm mưu thao túng và bành trướng thế lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ)..
Trung
Quốc nhờ vào việc làm đồng minh của Mỹ trong Thế chiến thứ II, đã nhận được sự
hậu thuẫn rất lớn từ phía Mỹ và trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp
Quốc, “và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến”.
Tuy nhiên chỉ 5 năm sau đó, ĐCSTQ lại theo đuổi một chủ nghĩa bành trướng
chuyên chế và đối đầu Mỹ ở mặt trận của bán đảo Triều Tiên.
“Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở
thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc
đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử
dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong
đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ,
trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là
một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc
Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ. Hành
động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã
lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng
ta”.
Phó Tổng thống Pence
không ngại đề cập thẳng đến các hoạt động của Trung Quốc, ảnh hưởng trực tiếp
đến kinh tế, chính trị của nước Mỹ, cũng như âm mưu thao túng và bành trướng
thế lực của ĐCSTQ. (Ảnh: Getty)
Không
chỉ thế, với kế hoạch “Made in China 2025”, tham vọng của ĐCSTQ là kiểm soát
90% các ngành công nghiệp tiên tiến trên thế giới bao gồm robot, công nghệ sinh
học, trí tuệ nhân tạo bằng cách thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ, yêu cầu nhiều
doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại, hỗ trợ tư nhân mua lại các công
ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo, thậm chí chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ
Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.
Theo
ông Pence, Trung Quốc muốn làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền,
trên biển, trên không, và trong không gian. Và khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra
khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản Mỹ hỗ trợ các đồng minh.
Ông
Pence kể lại việc mới đây tàu hải quân Trung Quốc đã lao sát vào tàu hải quân
Mỹ ở vùng Biển Đông khi tàu Mỹ thực hiện hoạt động “tự do hàng hải”. Động thái
nói trên của Trung Quốc đã khiến tàu Mỹ phải cơ động nhanh để tránh va chạm.
Nhưng bất chấp điều này, ông Pence nói, Mỹ sẽ không lùi bước, không để bị hăm
dọa, và hải quân Mỹ sẽ vẫn tiếp tục hoạt động tại vùng biển này trên cơ sở luật
pháp quốc tế.
Bắc
Kinh hiếm khi nào cho thấy sự nhất quán trong lời nói và hành động. Điều này có
thể thấy rất rõ trong các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Quần đảo Senkaku. Phó
Tổng thống đã chỉ thẳng ra rằng, “trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc
đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông ‘không
có ý định quân sự hóa Biển Đông’, ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa
chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các
đảo nhân tạo”.
Mặc dù tuyên bố không
có ý định quân sự hóa Biển Đông, nhưng ngày nay Bắc Kinh đã triển khai tên lửa
chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các
đảo nhân tạo. (Ảnh: Getty)
“Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với
các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay
hảo ý nào của Bắc Kinh”.
Phó
Tổng thống Pence cũng cáo buộc Trung Quốc đã sử dụng rất nhiều chiêu trò và tầm
ảnh hưởng của mình để can thiệp sâu đến chính trị của nước Mỹ. ĐCSTQ đang gây
sức ép lên các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu,
các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.
Ông
Pence lập luận, Trung Quốc đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện để chia rẽ
nước Mỹ và phá hoại sự ủng hộ dành cho Tổng thống Trump. “Nói thẳng ra,
sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng
thống Mỹ khác”, ông Pence cho hay.
Phó
Tổng thống Mỹ Pence kể: Hồi tháng 6, Bắc Kinh đã cho lưu hành một tài liệu nhạy
cảm, với nội dung khẳng định Trung Quốc phải “tấn công chính xác và cẩn thận,
chia rẽ các nhóm nội địa” bên trong nước Mỹ. ĐCSTQ đang chi hàng tỷ đô-la cho
các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác. Mạng lưới Truyền
hình toàn cầu của Trung Quốc có diện phủ sóng khán giả người Mỹ là hơn 75 triệu
người.
Đáp trả những động thái từ phía Trung Quốc mà Washington cho là
nguy hiểm và ngạo mạn này, Phó Tổng thống Pence khẳng định: “Thông điệp
của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ
không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục
đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng
cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh”.
Ông Pence lập luận,
Trung Quốc đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện để chia rẽ nước Mỹ và phá
hoại sự ủng hộ dành cho Tổng thống Trump. (Ảnh: Getty)
Và
theo ông Pence khẳng định, chính quyền của Tổng thống Trump đã có những hành
động cụ thể để ngăn chặn sự bành trướng và can thiệp trơ trẽn của Trung Quốc:
Mỹ đã áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô-la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao
nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt
và kiểm soát; đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi
có lại với Trung Quốc; đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện
nghĩa vụ thương mại; và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế như Mỹ. Mỹ sẽ tiếp tục
hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của
Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ.
Ngoài
những vấn đề liên quan đến nước Mỹ, Phó Tổng thống cũng thẳng thắn cảnh báo các
nước về cái gọi là “ngoại giao bẫy nợ” từ phía Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng
Bắc Kinh đang mở rộng tầm ảnh hưởng của họ và thu hút các nước nghèo từ Châu
Phi, Châu Á, Mỹ Latinh và thậm chí cả Châu Âu.... mà nội dung của trao đổi thì
thường mập mờ nhưng nguồn lợi thì đổ về phía Trung Quốc.
Kêu gọi tự do nhân quyền ở Trung Quốc
Vấn
đề nhân quyền và tự do Tôn giáo ở Trung Quốc, là một vấn đề nhức nhối nữa mà
ông Pence đề cập đến. Không chỉ Mỹ mà rất nhiều nước Châu Âu và các tổ chức
trên thế giới kêu gọi Trung Quốc minh bạch về tự do nhân quyền. Ông Pence nói
rằng: “Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị” và
gọi sự kiểm soát thông tin của Chính Phủ Trung Quốc với người dân nước này
là “Vạn lý tường lửa của Trung Quốc”.. Theo đó, Trung Quốc hướng
đến ngày càng kiểm soát người dân chặt chẽ hơn, họ xây dựng hệ thống dựa trên
“điểm tín nhiệm xã hội”, mà theo đó “cho phép người được tín nhiệm rong
chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một
bước”..
Ông
lên án rằng, khắp nơi trên Trung Quốc, các nhà thờ bị đóng cửa, Kinh thánh bị
đốt, Phật giáo bị trấn áp, các tín đồ Kitô, Phật tử, học viên Pháp Luân Công bị
bắt bỏ tù, thậm chí tra tấn dã man. Hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị
giam trong các trại cải tạo của Chính phủ và chịu đựng tẩy não suốt ngày đêm.
Nhưng đó mới chỉ là một phần rất nhỏ mà thế giới có thể nhìn thấy về mức độ vi phạm
nhân quyền của Trung Quốc.
Ông Mike Pence là
người có đức tin mạnh mẽ và do đó, ông phản đối kịch liệt hành vi đàn áp tự do
tôn giáo ở Trung Quốc. (Ảnh: Getty)
Trong
bài phát biểu của mình, ông đã nói rằng: “Người Mỹ không muốn nhiều
hơn, người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn”. Ám chỉ rằng chính quyền
của Tổng thống Trump sẽ không ngừng “vươn tay ra” với Bắc Kinh
bằng nhiều biện pháp, cho đến khi đạt được những thỏa thuận công bằng, có đi có
lại và mong muốn Trung Quốc cũng mở cửa tự do như nước Mỹ. Ông nhấn mạnh, Hoa
Kỳ muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an
ninh cùng phát triển chứ không tách rời. Và mong muốn người dân Trung Quốc cũng
sớm được hưởng một nền tư pháp, kinh tế, chính trị như người dân Mỹ.
Tận tụy đưa nước Mỹ thoát khỏi dịch bệnh
Năm
2020 này, nước Mỹ sẽ có một sự kiện quan trọng đó là bầu cử Tổng thống, nhưng
hiện nay tình hình được ưu tiên hơn đó là dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã và đang
phủ bóng đen lên toàn thế giới, trong đó Mỹ cũng đang chịu ảnh hưởng rất nặng
nề. Tổng thống Donald Trump đã tin tưởng giao trọng trách này cho Phó Tổng
thống Pence, người với kinh nghiệm ứng phó dịch HIV năm 2015 khi còn là Thống
đốc bang Indiana.
Đằng
sau vẻ ngoài điềm tĩnh, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence thể hiện sự quyết tâm khi
đảm nhận vị trí đứng đầu đội chuyên trách ứng phó với dịch viêm phổi Vũ Hán.
Phó Tổng thống Pence đã có những động thái quyết liệt, nhấn mạnh phản ứng của
chính phủ và tiếp tục chỉ đạo các quan chức địa phương. Ông đã điều hành một
hội nghị từ xa với các thống đốc bang, triệu tập lực lượng chuyên trách đối phó
với dịch bệnh và hủy kế hoạch tham gia một cuộc vận động tranh cử với Tổng
thống Trump tại Bắc Carolina. Ưu tiên hàng đầu của ngài Phó Tổng thống là an
toàn sức khỏe cộng đồng. Một lần nữa, ông sẽ lại tiếp tục thể hiện là người
cộng sự trung thành và tận tụy của Tổng thống Trump, trong khi ông Trump vẫn
còn đang phải đối phó với các cáo buộc luận tội từ Quốc hội và Đảng Dân
chủ.
Một
cựu quan chức Nhà Trắng kết luận: “Điều quan trọng nhất đối với ông
Pence bây giờ là sức khỏe và sự an toàn của người dân Mỹ. Ông ấy muốn làm mọi
điều đúng đắn và không nghĩ gì về năm 2024”.
Không
thể phủ nhận thành công của Tổng thống Trump là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố,
trong đó chắc chắn phải kể đến khả năng “dụng binh" của ông, mà cụ thể là
Phó Tổng thống Mike Pence. Có thể nói, nếu ông Trump là “dương", thì ông
Mike Pence là “âm". Ông Pence luôn lặng lẽ bổ sung những gì ông Trump còn
khuyết thiếu; và là một trợ thủ đắc lực âm thầm phía sau thực thi những nhiệm
vụ quan trọng. Bộ đôi quyền lực này đã sát cánh bên nhau chinh chiến mọi mặt
trận. Bởi họ có chung một ước mơ và khát khao duy nhất: đó là sự tự do của
người Mỹ, là nước Mỹ vĩ đại, là “một quốc gia nằm dưới Chúa”.
Từ Tịnh
Thu, Apr 30 at 11:26 AM
Sách rất hay- Doug
Wrad đã phỏng vấn TT Trump và viết " Inside Trump's white house- bài
review của Vanessa Quibelan- April 24, 2020
VANESSA QUIBELAN
DOUG WRAD ĐÃ VIẾT GÌ
VỀ TỔNG THỐNG TRUMP
(Bài review khá dài
nhưng tôi, Vanessa, nghĩ nó đáng được viết ra và giới thiệu quyển sách của Wead
đến mọi người).
🌺 Trong suốt gần
một tháng ở nhà theo dõi tình hình hiện nay, tôi nhận ra một vấn đề mà trước
giờ ít để ý tới đó là những bài viết về TT Trump hầu như đều là chê trách, đổ lỗi,
rất khó tìm đọc được một bài viết nào có quan điểm tích cực về ông ấy.
Ngồi xem live các buổi họp báo từ Toà Bạch Ốc, tôi ngạc nhiên khi nhiều nhà báo
đặt những câu hỏi kiểu gài bẫy chờ Trump sơ hở lỡ miệng chỗ nào đó để làm mồi
cho truyền thông nhảy vào xâu xé. Những câu hỏi, trả lời được cắt ghép
cho những bài viết, những video bình luận tiêu cực đã được lên ý đồ sẵn để định
hướng người xem ngập tràn trên YouTube, Facebook...
Thắc mắc với câu hỏi
tại sao truyền thông ghét Trump như vậy? Sao nhiều người chửi ông?
ông ấy đã làm những gì? Tôi tìm được một phần lớn câu trả lời cho
mình qua quyển sách dài của Doug Wead:
Inside Trump's White House. Sách vừa được xuất bản tháng 11 năm 2019.
🌺 Doug Wead đã
viết hơn ba mươi quyển sách và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất
của New York Times. Wead đã phỏng vấn trực tiếp với sáu đời Tổng thống Mỹ
(TT Trump là người thứ 6). Ông cùng là tác giả xuất bản chung
một quyển sách với cựu TT George Bush. Ông từng là thành viên cố vấn cấp
cao của Tòa Bạch ốc. Ông là một trong rất ít những nhà sử học hiện tại
còn sống cùng viết về 44 đời Tổng Thống Mỹ. Đây là quyển sách ông viết về những
gì TT Trump đã làm được trong ba năm qua. Với một tiểu sử sự nghiệp nổi
bật như vậy, TT Trump đã thật sự đặc biệt như thế nào để nhà sử học Wead viết
hẳn một đầu sách về mình?
🌺 Tác giả Wead
được TT Trump đồng ý để ông ấy ghi âm lại tất cả những cuộc phỏng vấn giữa ông
và Tổng thống cũng như với tất cả thành viên gia đình Trump và các tư
vấn cấp cao khác. Đây là một yếu tố giúp Wead tiếp cận nguồn thông
tin quan trọng và viết chính xác nhất những gì đang diễn ra. Lịch sử mà
chúng ta đã đọc về Washington, Lincoln, Roosevelt, hay Kennedy....đã được ghi
lại xác thực ra sao thì giờ đây với Wead, ông ấy cần làm gì để thế hệ sau có
thể tiếp cận được nguồn tư liệu đúng nhất về TT Trump? Tất cả sẽ nhờ vào
những gì được ghi ngay lúc này và ông ấy muốn mình phải ghi lại sự thật một
cách công tâm nhất.
🌺 Lý do gì mà một
tỷ phú rất thành đạt trong cả hai lĩnh vực bất động sản và show truyền hình như
Trump lại quyết định ra tranh cử Tổng thống. Trump đã gầy dựng lên một
thương hiệu nổi bật cho chính mình, rõ ràng ông ấy không cần phải làm tổng
thống để được nổi tiếng hay để giàu hơn.
🍀 Khi Wead phỏng
vấn các con của Trump, Ivanka, Eric và Don Jr., Wead không ngạc nhiên khi họ kể
về những lần nhìn thấy cha họ bực tức xé toạt bài báo khi biết chính phủ Mỹ vừa
ký kết một hiệp định nào đó gây bất lợi cho Mỹ. Trump bực tức khi nhìn
thấy hàng trăm ngàn công việc ở Mỹ được mang đi nơi khác. Trump nhìn thấy
cái hố mà Mỹ đang từ từ lún xuống vì những ký kết ông thẳng thắn lên tiếng là
rất nguy hại cho Mỹ từ những người đi trước (1 lý do bị ghét tơi bời là
đây). Những ký kết mà lợi ích chỉ đem lại cho các nước khác từ Trung cộng
cho đến Tây Âu, và càng đè gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu Mỹ khi cõng
những lợi ích đó qua cái gọi là THUẾ.
🌺 Wead không ngạc
nhiên vì sao, vì ông đã từng là thành viên tư vấn cấp cao ở Tòa Bạch Ốc ông
hiểu rõ cơ chế đằng sau những ký kết đó, hiểu rõ những nhóm lợi ích
đứng sau giật dây, hiểu rõ truyền thông đã bị mua chuộc như phương tiện
tuyệt vời để đánh lạc hướng dư luận hay nói nặng hơn thì đó gọi là tẩy não.
Dù từng là cố vấn cấp
cao của hai đời Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, Wead nhận định thẳng thắn
rằng Tổng thống Mỹ ở cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ít nhiều đều bị
chi phối bởi các thế lực ngầm đứng sau, những thế lực có thể ôm trọn
truyền thông và bắt nó hoạt động theo ý mình.
Nhưng Trump lại khác,
ông ấy đã là tỷ phú, ông không cần tiền của những thế lực đó làm bàn đệm để
nhảy lên, ông ấy cũng không cần phải lấy lòng những thế lực đó để dọn đường cho
cuộc sống hưởng thụ an nhàn sau khi rời nhiệm kỳ.
🌺 Wead cho rằng là một doanh nhân thành
đạt chưa từng bước vào con đường chính trị, ông Trump không bị dẫm vào lối nghĩ
gò bó rập khuôn, không bị chui vào những cái hộp được đóng sẵn như các chính
trị gia trước đây. Sự giải phóng này giúp ông nhìn rõ "bệnh
tình" của nước Mỹ theo một hướng khác và rõ ràng đã có những kế hoạch phù
hợp hơn.
Tuy nhiên việc TT
Trump từng bước phá vỡ nhưng quy luật bất thành văn trong giới chính trị, gây
đe dọa đến những lợi ích nhóm đứng sau đã khiến ông giống như một con sói đầu
đàn đơn độc bị cả đàn vây hãm tấn công trong suốt thời gian qua.
Tôi tưởng TT Trump bị
truyền thông và giới chính trị gia đánh tơi tả từ khi ông trúng cử nhưng thật
sự thì ông đã bị "ném bom" từ khi mở lời ra tranh cử.
🌺 Tìm đọc lại
những nguồn thông tin từ Wead ghi trong sách, tôi phải thật sự là nể sự phớt lờ
của Trump với cánh truyền thông.
Bất kể phát ngôn nào
của Trump cũng bị truyền thông moi móc. Khi Trump nói ông có kế hoạch sẽ
mang việc làm về Mỹ, sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng lên, làm cho Mỹ hùng mạnh trở
lại....
Cánh nhà báo giật tít
chửi rủa, chính trị gia ở cả 2 đảng cười nhạo như "Heo thì làm sao biết
bay"; "hắn có cây phép thuật à"; "bí mật ở các kế hoạch của
hắn là hắn chả có kế hoạch nào cả"; "Trump đang mơ đấy"... Cả
Hollywood, các giới tỷ phú, giới nghiên cứu học thuật đều chống lại Trump.
🌺 Bỏ ngoài tai tất
cả những châm biếm, tấn công từ truyền thông, sự chống đối từ đảng đối lập và
ngay cả những chính trị gia cùng đảng Cộng Hòa, cả 5 đời cựu Tổng thống Mỹ thời
điểm đó đều không chọn Trump, nhưng cuối cùng ông đã thắng trước sự ngỡ ngàng
của tất cả mọi người khắp nơi. Đó có phải là may mắn? Wead đã viết
lại rất chi tiết về hành trình tranh cử đầy đơn độc và khó khăn của ông
Trump. Nhờ đó mà người ta sẽ biết được sự thật TT Trump cùng những người
con lớn đã tiếp xúc với các cử tri của mình như thế nào, sẽ biết được sự thật
đảng đối lập đã dùng truyền thông đưa sai thông số dự báo về tỉ lệ bầu chọn để
làm nhụt chí những người ủng hộ tin rằng Trump sẽ thua ra sao.
🌺 Lý do gì
Wisconsin trong suốt 32 năm chỉ bầu cho ứng viên đảng Dân Chủ đã quay qua bỏ
phiếu cho Trump.
Ông đã thắng Ohio như
thế nào, 1 tiểu bang trong suốt 44 đời Tổng thống qua hễ ứng viên nào chiếm
được phiếu bầu thì người đó sẽ thắng cử. Tại sao có những cử tri tự nhận
rằng họ đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ cả đời của họ, lý do gì làm
họ thay đổi lần bầu cử này.
Làm thế nào Trump dành
được phiếu bầu những nơi mà nhà Clinton còn không thèm đến vận động vì tin chắc
phần thắng thuộc về mình. Tại sao Florida gần như nắm chắc phần phiếu về
cho Hillary Clinton nhưng cuối cùng đã làm cho đảng Dân Chủ ngỡ ngàng ở phút cuối.
Rõ ràng đó không phải là may mắn.
🌺 Nếu Wead không
viết quyển sách này có lẽ chúng ta sẽ không biết rằng thật sự Mỹ đã gần
như có chiến tranh với Triều Tiên ra sao. Khi cựu tổng thống
Obama rời nhiệm kỳ, Obama thừa nhận rằng Kim Jong-un sẽ là vấn đề lớn nhất mà
ông Trump sẽ phải đối mặt.
Thật thú vị khi đọc
đoạn đối thoại của TT Trump và Kim qua cách kể lại từ Wead. Vấn đề Trump
nhận ra ở Kim đó là những tên độc tài thường uy hiếp kẻ yếu, không phải kẻ mạnh
hơn.
Tuy nhiên ông đã rất
cẩn trọng và đã thành công trong việc đàm phán lần thứ nhất với Kim tại
Singapore. Chấm dứt việc thử vũ khí hạt nhân, đưa con tin bị bắt giữ,
đưa hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên từ cuộc chiến Nam Hàn về Mỹ, một
kết quả tuyệt vời mà Wead cho biết phải mất 11 đời Tổng thống để thực hiện.
Hội nghị đàm phán lần
thứ hai tại Sài Gòn lẽ ra có thể đã có kết quả tốt đẹp nếu như truyền thông Mỹ
không cố tình “vạch áo cho người xem lưng”. Tại sao ngay thời điểm quan
trọng của việc đàm phán, kênh truyền hình trên màn ảnh tivi được chia ra làm
đôi với 1 bên là hình ảnh trực tiếp hội nghị Mỹ-Triều Tiên tại Sài Gòn, 1 bên
là hình ảnh Hạ viện Mỹ đưa ra những cáo buộc khác về Trump?
Đó chẳng phải là một
thông điệp cho cả thế giới biết nội bộ Mỹ đang bị chia cắt sao. Bằng cách nào
đó Kim rõ ràng đã nhận ra thông điệp đó.
Trump muốn duy trì hòa
bình thế giới ư, hãy quay về giải quyết xung đột nội bộ trong nước trước
đi. Đó là kết quả vì sao ở lần đàm phán thứ 2 ông đã không đạt được một
thỏa thuận nào với Kim.
🌺 Wead nhìn nhận
thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối
ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của
mình.
Wead viết khi Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi hiệp
định biến đổi khí hậu Paris, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối
lập phản đối la ó. Dân chúng phần lớn cũng chửi ông mà không hiểu rõ cái
hiệp định đó là về gì.
🌺 Vâng, cái hiệp
định ấy là để Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp
việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung cộng, Ấn Độ, Nam Phi... Tiền từ
đâu, từ tiền thuế dân Mỹ mà ra cả.
Những người
chửi Trump liệu khi biết tiền thuế của mình trước giờ phải cõng luôn cái việc
dọn dẹp vệ sinh cho những nước chuyên gây ô nhiễm đó thì có còn muốn la làng
lên nữa không?
Khi Obama ký tham gia
hiệp định Paris 2016, truyền thông đã không hề nêu rõ nội dung về nó cho dân Mỹ
biết, tất cả chỉ được viết ngắn gọn rằng nó tốt cho việc bảo vệ môi
trường. Nhờ truyền thông che đậy, Obama lại được thêm lòng dân qua phong
cách quí ông lịch lãm biết yêu môi trường. Nhưng sự thật thì Obama
đã vi phạm điều lệ Byrd-Hargel Resolution thông qua năm 1997 qui định
rằng Mỹ không được ký kết bất cứ hiệp định nào về việc làm sạch môi trường ở
các nước đã nêu ở trên mà không kèm theo những quy định bắt buộc những nước đó
phải có biện pháp hạn chế việc gây ô nhiễm ở chính nước của mình.
Thế mà khi ông Trump
rút lui khỏi hiệp định, nước Mỹ gào lên chửi.
🌺 Wead châm biếm, dường như truyền thông
đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng
hơn một nửa dân chúng Mỹ.
Vì mang danh là anh cả
của thế giới, Mỹ phải đang è cổ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn,
Nhật, Ả rập, khối NATO... cho tới khi TT Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho
rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỷ mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên
lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế
giới.
🌺 Giới ngoại giao,
báo chí, tướng tá lại nhao lên lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á-
Âu. Trump đã thẳng thắng gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập
trường của mình. Thông điệp của ông rất rõ;
Vâng, đồng minh quan
trọng nhưng Mỹ vẫn quan trọng hơn.
Mỹ không thể bị bòn
rút như vậy nữa. Đức, Nhật không còn là những nước lụi bại sau chiến
tranh.
Rõ ràng hiện nay họ đã
là các cường quốc. Hãy nhìn nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn, Ả
Rập xem, đó là những nước nghèo yếu cần bảo vệ miễn phí sao? Với tài thương
lượng của mình ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng
tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, nhờ Trump mà hệ thống phòng ngự
NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về kinh tế, Wead thừa
nhận trong vài chục năm qua chưa có đời Tổng thống nào đưa Mỹ đạt được mức tăng
trưởng kinh tế tới 4.3 như Trump vào thời điểm Wead kết thúc quyển sách.
🌺 Trump đã làm gì
để thay đổi những luật lệ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước từ thời
Clinton, Bush và Obama để khiến cho các hãng xưởng dần bốc hơi qua bên kia bán
cầu.
Ông đã làm gì để mang
các hãng xưởng về lại Mỹ? Là một nhà kinh doanh ông Trump hiểu rõ cái gọi
là thương mại tự do hoàn toàn không mang lại lợi ích bằng nhau cho đôi bên, mà
đó là cái bẫy bên được bên mất.
Hãy tưởng tượng với 1
hãng xưởng được mở ra tại Trung cộng từ doanh nghiệp Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc
1 hãng xưởng tại Mỹ bị đóng đi.
Khi dân Trung cộng có
việc làm, dân Mỹ sẽ bị mất việc. Chúng ta tin rằng việc mang việc làm sang
những nước có giá nhân công thấp để đổi lại được mua sản phẩm rẻ hơn là điều có
lợi cho đôi bên nhưng thật sự đó là cái bẫy.
Ngay lúc này, cái bẫy
mà không riêng gì Mỹ mà cả thế giới đang mắc phải đã lộ rõ qua việc thiếu hụt
đồ y tế do phụ thuộc vào khâu sản xuất từ nước nào thì mọi người đã biết. Thật
tiếc khi TT Trump chưa kịp dẹp hết cái bẫy này thì lại đang bị chỉ trích từ
nhiều phía về tình hình hiện tại.
🌺 Vì sao giới học
thuật, các trường đại học Mỹ thường ủng hộ cho Dân Chủ?
Vì sao các ứng viên
của đảng này luôn mang những vấn đề về súng, về việc xóa hết nợ cho sinh viên,
về y tế, về dân nhập cư, về đường lối ngoại giao song phương mềm mỏng... để làm
chủ đề chính cho những cuộc vận động tranh cử.
-Liệu những vấn đề đó
có thật sự tốt như nó được hứa từ các ứng viên.
-Liệu nó giúp Mỹ đứng
vững hay suy yếu thêm trên đấu trường thế giới.
-Đối tượng tầng lớp
nào họ đang hướng đến để kiếm được sự ủng hộ.
-Tại sao lại trì hoãn
ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp?
-Tại sao đảng Dân Chủ
đưa ra ý kiến đồng thuận việc cấp bảo hiểm y tế cho dân nhập cư lậu trong cuộc
bầu cử sắp tới? (Ôi, lại tiền thuế!)
-Liệu có phải di dân
lậu từ các nước Nam Mỹ thông qua cửa ngõ Mexico là một nguồn lợi nhuận dồi dào
mà chỉ có dân chính trị gia, lợi ích nhóm ngầm thỏa hiệp với nhau mới hiểu
rõ?... Hãy đọc và tìm câu trả lời qua lối viết lôi cuốn rõ ràng từ Wead.
Có nhiều những thành
tựu khác mà TT Trump đã đạt được chỉ trong hai năm đầu nhiệm kỳ mà Wead phải
thừa nhận rằng chưa có đời Tổng Thống gần đây nào đạt được như vậy.
Từ kinh tế, quân sự,
đàm phán ngoại giao cho đến giải thoát con tin Mỹ, tiêu diệt khủng bố.. Trump
đều hoàn thành nhanh gọn.
Nhưng phần lớn truyền
thông và đảng đối lập sẽ không dễ dàng thừa nhận những thành tựu đó.
TT Trump đang là cái
gai đã gây tổn thất quá nhiều cho lợi ích nhóm mà họ sẽ phải dùng mọi thủ đoạn
để nhổ bỏ đi.
Đó là lý do tại sao
phải tạo ra giả thuyết tố cáo Trump đã bắt tay với Nga gian lận trong bầu cử
(tốn 40 triệu $ để điều tra từ tiền thuế dân!) Khi không tìm được chứng cớ thì
lại tạo ra phiên tòa luận tội vô lý mà kết quả như thế nào thì ai cũng biết
rồi.
Chắc chắn ông Trump sẽ
còn chịu nhiều chống đối khác cho đến khi đảng đối lập và các nhóm lợi ích đạt
được mục đích của họ.
Kết thúc quyển sách
của mình, Wead để người đọc tự tìm ra câu
trả lời cho tương lai của nước Mỹ qua những con số xác thực, những vấn đề quan
trọng ông đã đưa ra phân tích. Liệu những thành quả mà TT Trump đạt được
sẽ được người sau tiếp nối hay dẹp bỏ? Wead cho rằng sẽ sớm thôi khi những cuộc
tranh cử theo lối mòn cũ trở lại khi ông Trump ra đi, khi các ứng viên Tổng
thống được đo ni đóng gót khác trong guồng máy chính trị được đưa lên, khi Mỹ
lại dẫm vào những cái bẫy kinh tế ngoại giao khác.
Khi Mỹ đánh mất vị trí
số 1 của mình, dân Mỹ sẽ tỉnh giấc nhìn ra sự thật về những việc Trump đã làm
luôn hướng đến "America First" như thế nào.
Nhưng thật tệ là lúc
đó đã quá muộn!
______
Nguồn:
Wead, Doug. Inside Trump's White House. New
York: Center Street, 2019
Fox News Live
----------
Xin lưu ý: tôi viết bài này để truyền tải lại
một phần nội dung và giới thiệu quyển sách tác giả Doug Wead đã viết. Xin
phép không tranh luận vấn đề yêu hay ghét, đúng hay sai của ông Trump.
Nếu thấy phù hợp hãy tìm đọc và share bài viết để nhiều người biết đến quyển
sách bán nhiều nhất, và chắc chắn quyển sách sẽ không làm bạn thất vọng.
God bless America 🇺🇸❤️
VANESSA QUIBELAN
************************
LanChi Hoang Con xem xong chương
nào, tóm tắt cho mn xem ké? quỹ thời gian 24, nhiều người no time xem thì con
giúp? LanChi Hoang Steven Nguyen
Ôi, cô yêu Pence lắm vì Phó TT hiền hòa và rất trung thành vơi TT . Đọc xong, con tóm tắt nhé.
Ôi, cô yêu Pence lắm vì Phó TT hiền hòa và rất trung thành vơi TT . Đọc xong, con tóm tắt nhé.
Steven Nguyen LanChi Hoang dạ con
bắt đầu vô đoạn kể vì sao TT Trump chọn PTT Mike Pence đồng hành chiến dịch
tranh cử.
Thu, Apr 30 at 11:25 AM
“Những mối liên kết
mờ ám nguy hiểm “ giữa WHO và Trung Cọng
Hoàng Dương
20200501 BTBD 02
Báo Le Monde phát hành từ đầu giờ chiều hôm qua, trước khi Thủ tướng Pháp công
bố kế hoạch hậu phong tỏa 11/05, nên nội dung của báo Le Monde trên nhiều vấn
đề dù vẫn xoay quanh Đại dịch Vũ Hán (Covid-19).
Về thời sự nước Pháp, Le Monde lưu tâm đến mức tăng kỷ lục của tỷ lệ thất nghiệp, trong khi ứng dụng định vị tracking StopCovid vẫn đang gây nhiều tranh cãi vì liên quan đến các quyền tự do cá nhân, còn Hiệu trưởng các trường học đang chịu nhiều áp lực để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường và bảo đảm an toàn cho cả học sinh, giáo viên và đội ngũ nhân viên.
Nhìn ra châu Âu, Le Monde nói tới nhịp độ mở cửa trường học ở các nước. Còn về châu Á, Le Monde cho biết tại Nhật Bản, người dân thủ đô Tokyo và các thành phố lớn từng bước tình nguyện phong tỏa. Liên quan đến lãnh vực tài chính tiền tệ, Le Monde có bài nói về “Các ngân hàng trung ương, thành trì cuối cùng của nền kinh tế thế giới” và đặc biệt lưu ý đến vấn đề nợ công: Đối phó với cú sốc dịch bệnh Covid-19, chính quyền các nước buộc phải chi rất nhiều tiền và những khoản chi này sẽ để lại hệ quả đối với chính sách về lâu dài của các quốc gia.
Tuy nhiên, hồ sơ lớn của Le Monde liên quan đến “Tổ chức Y Tế Thế Giới – Trung cộng: Những mối liên kết mờ ám nguy hiểm”. Về các điểm yếu, vết nạn nứt trong nội bộ các định chế quốc tế lớn do đại dịch Covid-19, Le Monde dành số đầu, với hai trang báo, của các bài điều tra (3 số báo) cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Các phóng viên của Le Monde tập trung vào diễn biến giai đoạn từ ngày 31/12/2019, mốc thời gian Trung cộng báo tin cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới là có một nhóm người mắc chứng viêm phổi lạ tại thành phố Vũ Hán, khi đó WHO “vẫn chưa biết” họ sắp phải đối phó với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập vào năm 1948. Đây là cuộc khủng hoảng không chỉ về y tế, mà cả về kinh tế, địa lý, chiến lược và vượt quá khả năng giải quyết của định chế y tế của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng liệu có đúng Trung cộng là nước đầu tiên báo động WHO về dịch bệnh hay không? Le Monde không tin vào điều này, bởi vì vào tối 30/12/2019, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan đã biết tình hình ở Vũ Hán và đến trưa thì Đài Loan yêu cầu Trung cộng giải thích, cùng lúc thông báo tin tức cho WHO. Cho đến nay, Tổ Chức Y Tế thế Giới vẫn không công bố thời điểm nhận được 2 email thông báo, từ cơ quan y tế Đài Loan ngày 31/12/2019, nên theo Le Monde, có thể chính Đài Bắc đã báo động Đại dịch.
Le Monde ngược lại dòng thời gian, tường thuật cặn kẽ từng sự kiện, từng quyết định, hành động của WHO có liên quan đến Trung cộng và tổng kết hàng loạt chứng cớ cho thấy WHO ngả về Bắc Kinh, làm theo những gì Trung cộng muốn, tuyên truyền cho Trung cộng, chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định khiến thế giới mất quá nhiều thời gian quý báu để chống dịch lây lan. Theo nhiều nguồn tin ngoại giao của Le Monde, Trung cộng đã gây nhiều sức ép để Ủy ban khẩn cấp của WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh trên toàn cầu vào hồi cuối tháng Giêng.
Về việc đặt tên cho dịch bệnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng lấy tên “Covid-19”, theo tổng giám đốc WHO, tên gọi này không liên quan đến một địa danh, loài vật hay nhóm dân đặc biệt nào, cho dù Ủy ban quốc tế về phân loại virus, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên các loại virus, đã chọn tên “SARS-CoV-2” để gọi virus corona Vũ Hán lần này. Tuy nhiên, Trung cộng không thích tên gọi này vì nó gợi nhớ đến dịch bệnh SARS cũng xuất phát từ Trung cộng hồi năm 2003.
20200501 BTBD 03Về thời sự nước Pháp, Le Monde lưu tâm đến mức tăng kỷ lục của tỷ lệ thất nghiệp, trong khi ứng dụng định vị tracking StopCovid vẫn đang gây nhiều tranh cãi vì liên quan đến các quyền tự do cá nhân, còn Hiệu trưởng các trường học đang chịu nhiều áp lực để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường và bảo đảm an toàn cho cả học sinh, giáo viên và đội ngũ nhân viên.
Nhìn ra châu Âu, Le Monde nói tới nhịp độ mở cửa trường học ở các nước. Còn về châu Á, Le Monde cho biết tại Nhật Bản, người dân thủ đô Tokyo và các thành phố lớn từng bước tình nguyện phong tỏa. Liên quan đến lãnh vực tài chính tiền tệ, Le Monde có bài nói về “Các ngân hàng trung ương, thành trì cuối cùng của nền kinh tế thế giới” và đặc biệt lưu ý đến vấn đề nợ công: Đối phó với cú sốc dịch bệnh Covid-19, chính quyền các nước buộc phải chi rất nhiều tiền và những khoản chi này sẽ để lại hệ quả đối với chính sách về lâu dài của các quốc gia.
Tuy nhiên, hồ sơ lớn của Le Monde liên quan đến “Tổ chức Y Tế Thế Giới – Trung cộng: Những mối liên kết mờ ám nguy hiểm”. Về các điểm yếu, vết nạn nứt trong nội bộ các định chế quốc tế lớn do đại dịch Covid-19, Le Monde dành số đầu, với hai trang báo, của các bài điều tra (3 số báo) cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Các phóng viên của Le Monde tập trung vào diễn biến giai đoạn từ ngày 31/12/2019, mốc thời gian Trung cộng báo tin cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới là có một nhóm người mắc chứng viêm phổi lạ tại thành phố Vũ Hán, khi đó WHO “vẫn chưa biết” họ sắp phải đối phó với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập vào năm 1948. Đây là cuộc khủng hoảng không chỉ về y tế, mà cả về kinh tế, địa lý, chiến lược và vượt quá khả năng giải quyết của định chế y tế của Liên Hiệp Quốc.
Nhưng liệu có đúng Trung cộng là nước đầu tiên báo động WHO về dịch bệnh hay không? Le Monde không tin vào điều này, bởi vì vào tối 30/12/2019, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan đã biết tình hình ở Vũ Hán và đến trưa thì Đài Loan yêu cầu Trung cộng giải thích, cùng lúc thông báo tin tức cho WHO. Cho đến nay, Tổ Chức Y Tế thế Giới vẫn không công bố thời điểm nhận được 2 email thông báo, từ cơ quan y tế Đài Loan ngày 31/12/2019, nên theo Le Monde, có thể chính Đài Bắc đã báo động Đại dịch.
Le Monde ngược lại dòng thời gian, tường thuật cặn kẽ từng sự kiện, từng quyết định, hành động của WHO có liên quan đến Trung cộng và tổng kết hàng loạt chứng cớ cho thấy WHO ngả về Bắc Kinh, làm theo những gì Trung cộng muốn, tuyên truyền cho Trung cộng, chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định khiến thế giới mất quá nhiều thời gian quý báu để chống dịch lây lan. Theo nhiều nguồn tin ngoại giao của Le Monde, Trung cộng đã gây nhiều sức ép để Ủy ban khẩn cấp của WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh trên toàn cầu vào hồi cuối tháng Giêng.
Về việc đặt tên cho dịch bệnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng lấy tên “Covid-19”, theo tổng giám đốc WHO, tên gọi này không liên quan đến một địa danh, loài vật hay nhóm dân đặc biệt nào, cho dù Ủy ban quốc tế về phân loại virus, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên các loại virus, đã chọn tên “SARS-CoV-2” để gọi virus corona Vũ Hán lần này. Tuy nhiên, Trung cộng không thích tên gọi này vì nó gợi nhớ đến dịch bệnh SARS cũng xuất phát từ Trung cộng hồi năm 2003.
Tất cả những điều Le Monde nêu lên đều chứng tỏ rằng WHO chịu
ảnh hưởng của Trung cộng. Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso thậm chí còn gợi ý
gọi định chế y tế của Liên Hiệp Quốc là “Tổ chức Y Tế của Trung
cộng”. Le Monde còn nhận định “WHO đang ở tâm điểm các trò
chơi ảnh hưởng”. Chính Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tạo cơ hội cho Trung
cộng chơi trò “cứu thế giới”.
Hoàng Dương
Thu, Apr 30 at 11:24 AM
Nguyễn Ngọc Hạnh
(Nhiếp ảnh gia) - Tìm Hiểu về Hình Tiếc Thương và Vá Cờ
Tuyệt vời. Bức hình chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá
lại những mảnh đời, những mảnh tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn
kết...
envoyé: 28 avril 2020 à 04:03
Tìm Hiểu về Hình Tiếc Thương và Vá Cờ
TIẾC THƯƠNG
20200501
BTBD 04
Hình Tiếc Thương
...
Khoảng năm 1965, Việt Cộng tấn công vào một đồn lính ở Củ Chi, ngoại thành Sài
Gòn. Chúng tôi đến giải vây. Khi Việt Cộng rút đi, họ để lại 6 xác chết không
đầu của những người Nhân Dân Tự Vệ. Chúng tôi đến chỗ để xác thì thấy một cô
gái khóc lóc thảm thương, đang lần mò tìm xác chồng. Tôi giúp cô tìm thẻ bài để
nhận diện, sau đó cho cuốn xác tất cả lại đem về. Hôm sau tôi đến nhà cô gái
mong có thể chụp một tấm hình của cô nhưng cô vẫn khóc lóc thảm thương quá nên
không thực hiện được.
Khi
về dưỡng quân ở rừng cao su Ngã Ba Ông Tạ, tôi nhờ con gái tôi, lúc đó 11 tuổi
tìm giúp một người bạn gái nào đó có một hoàn cảnh tương tự như cô gái ở Củ Chi
để dựng tấm hình ‘Tiếc thương’. Cô Tâm là người con gái mà con tôi tìm được.
Hiện nay cô đang sống tại thành phố Oklahoma. Lúc đó cô mới 19 tuổi, ý trung
nhân của cô trong một chuyến bay nhảy toán ngoài Bắc bị Bắc Việt bắn rơi máy
bay và bị bắt làm tù binh. Tôi đến gặp gia đình cô và xin phép được mời cô đi
chụp hình với tôi. Gia đình cô đồng ý. Chỗ chụp hình là một quán bia ở xa lộ
Biên Hòa. Tôi nhờ một anh bạn biết thổi sáo và nói anh ta ngồi phòng bên cạnh
chơi những bản nhạc chiêu hồn như chương trình đài Saigon. Con tôi cũng ở đó,
đọc những lá thư của ý trung nhân cô Tâm viết cho cô. Tôi chải tóc cho cô như
trong hình, đưa tấm thẻ bài cho cô cầm, tấm thẻ bài này tôi mua chợ đen, một
tấm thẻ bài được làm từ thời Pháp. Trong không khí u buồn, và bị tác động bởi
tiếng sáo não lòng cùng với những lời lẽ trong bức thư của ý trung nhân, cô ta
khóc nấc lên. Những giọt nước mắt lăn trên má, rớt xuống tay là những giọt nước
mắt thật. Hai giọt nước mắt trên tấm thẻ bài là do tôi tạo ra. Chụp được 6 tấm
thì cô tỉnh lại, không khóc nữa. Ðây là tấm hình lúc cao điểm nhất khi
cô ấy nấc lên...
VÁ CỜ
20200501
BTBD 05
Hình Vá Cờ
...Tôi
quen với anh chị Hải Bằng, chị bằng lòng làm người mẫu cho tôi chụp bức hình
‘Vá cờ’ này. Tôi mua một cái nón sắt ở chợ trời, mượn cây súng trường của anh
bạn Bùi Ðức Lạc là cả một chuyện khó khăn. Tôi dùng hai thứ đó làm hậu cảnh. Lá
cờ được tôi đốt lỗ chỗ để chị ấy vá. Chị cứ ngồi vá cờ và tôi cứ chụp. Ðến động
tác như trong hình thì tôi nói chị giữ nguyên động tác đó, tôi mở hé cửa sổ chỉ
cho một phần ánh sáng rọi vào lá cờ, rọi vào nón sắt. Tuyệt vời. Bức hình
chỉ có một ý nghĩa duy nhất: Chúng ta hãy vá lại những mảnh đời, những mảnh
tình, những đơn vị chia rẽ, vá lại tình đoàn kết...
Nguyễn Ngọc Hạnh (Nhiếp ảnh gia)
Thu, Apr 30 at 11:23 AM
45 năm trước, Việt Nam
Cộng Hòa sụp đổ, năm danh tướng của VNCH tuẫn tiết! Mời đọc một câu
chuyện oai hùng!
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật
Vào sáng ngày 1 tháng
5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan
Thanh Giản
Nhận Diện Lịch Sử
29/04/2020
Đào Như
Vào sáng ngày 1 tháng
5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan
Thanh Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên
chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4
Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan cấp cao của bộ đội
cộng sản vì sự dũng cảm của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan
của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như
Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam.
Thiếu Tá bộ đội cộng
sản, nghiêng mình cúi xuống, nghiêm chỉnh dỡ mảnh khăn trắng che mặt Tướng Nam.
Gương mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam hiện ra trông hiên ngang lạ thường, cầm dưới
của ông ngẩng lên cao, Tướng Nam mặc nguyên bộ đồ trận còn thẳng nếp, với
cầu vai mang đủ phù hiêu cấp Tướng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, trên ngực
trái vãn giữ nguyên Bảo Quốc Huân Chương, Anh Dũng Bội Tinh cùng nhiều huy
chương Quân đội, Dân sự khác...Hai chân của Tướng Nam vẫn giữ nguyên đôi giầy
trận.
Bác sĩ Hoàng Như Tùng
bậm môi, vai run khi ông cúi xuống ký biên bản nhân diên Tướng Nam. Thiếu Tá bộ
đội cộng sản, trong tư thế nghiêm trang, đưa hai tay đón nhận nhận biên bản
nhận diện từ tay bác sỹ Hoàng Như Tùng.
Sau một hồi trao đổi
rất ngắn với Thiếu Tá bộ đội cộng sản, bác sĩ Hoàng Như Tùng đưa ra lời yêu
cầu: xin Chinh phủ Cách mang mai táng thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong quan
tài theo đúng nghi cách. Thiếu Tá Bộ đội cộng sản đáp lại, chúng tôi xin ghi
nhận lời yêu cầu của bác sĩ và sẽ chuyển lên cấp trên. Hy vọng lời yêu
cầu của bác sĩ sẽ được chuẩn thuận.
Vào khoảng mấy tháng
sau, trong một buổi giao ban của khoa ngoại bịnh viện Đa Khoa Hậu Giang, bác sỹ
cách mạng Nguyễn văn Ngôn, bác sỹ đầu ngành khoa ngoại của binh viện, lên tiếng
ca ngợi sự tuẫn tiết của thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, người biết bảo vệ sinh
mạng các chiến sĩ Viêt Nam và đông bào. Đáp lai sự tuẫn tiết của ông, bác sĩ
Nguyễn Văn Ngôn cho biết Nhà nước Cách mang đã mai táng ông trong quan tài rất
chu đáo.
Lạ thay sau lần phát
biêu này, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn bị Đảng ủy của bịnh viện phê bình và kiểm điểm
vì bác sĩ Ngôn đã tiết lộ một điều cấm kỵ mà Nhà nước Cách mạng
không muốn cho dân chúng hay biết việc Tướng Nguyễn Khoa Nam đươc chinh
phủ cách mạng mai táng trong quan tài.
Viêc Đảng ủy bệnh viên
phê bình và kiểm điểm bác sỹ Nguyễn Văn Ngôn phản ảnh bộ măt thật của Chuyên
Chính Vô Sản. Cộng sản luôn độc tài nắm giữ sự thật lich sử, để sau đó họ có
thể bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, chỉ vì lợi ích của đảng cộng sản.
Trong buổi họp điều
trị tâm thần tập thể-Mental health Group Therapy-tai Chicago năm 1996, Trung Tá
Lâm Quang Bạch, Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị của Quân Khu IV, Quân Đội
Việt Nam Cộng Hòa, đã miêu tả sự tuẫn tiết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam qua
một tư liệu của ông dành cho Tướng Nam, một vị chỉ huy trực tiếp của ông:
“ Tình hình chiến sự
thuộc lãnh thổ Quân Khu IV vào những ngày cuối tháng Tư bảy lăm, nói chung và
thành phố Cần Thơ, nơi đăt Bản Doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng
4, nói riêng, tương đối yên tĩnh so với tình hình các tỉnh miền Đông thuôc Quân
Khu III và Biêt khu Thủ Đô, nơi đặt Bản doanh của Chinh Phủ Trung Ương Sàigòn.
Nhất là sau vụ Tướng Nguyễn Khoa Nam đich thân chỉ huy các đơn vị thống
thuộc, đánh bại và vô hiệu hóa của Trung Đoàn Chủ Lực Miền” Hậu Giang”
của công sản khi Trung Đoàn này xâm nhập và tiến sát vào vòng đai phòng
thủ của phi trường quân sự Trà Nóc-Cần Thơ.
Sáng ngày 29-4-75, Bộ
Tư Lệnh Quân Đoàn IV triệu tập một buổi họp quan trọng để duyệt xét tinh
hình và ra phương án phản công mới, dưới sự chủ tọa của Thiêu tướng
Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV. Thành phần tham dự buổi họp
gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó, các sỹ quan trưởng phòng trong Bộ Tham Mưu của
Quân Đoàn IV, ngoại trừ hai sỹ quan cao cấp của Quân Đoàn, một cấp Chuẩn Tướng,
Tham Mưu Trưởng và một cấp Đại Tá, Trưởng Phòng 2 Quân đội đã tẩu thoát ra nước
ngoài, là không tham dự phiên họp này. Cuộc họp tuy ngắn, nhưng trang nghiêm và
hết sức nghiêm trọng. Các đơn vị trong Quân Đoàn IV thề “kiên quyết và đoàn kết
sau lưng vị Tư Lệnh và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tử thủ Vùng
4”...
Sáng ngày 30-4-75 vào
lúc 10:25, Tổng Thống Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi toàn thể
quân đội và các tướng lãnh chỉ huy các Quân đoàn, Sư Đoàn, trên toàn lãnh
thổ miền Nam, phải buông vũ khí, ngưng chiến đấu và chờ bàn giao cho chánh quyền
cách mạng. Thế là một Quân đoàn hùng mạnh như Quân Khu IV, tới giờ phút này vẫn
nắm vững tay súng, chủ động trên mọi tư thế chiến đấu và phản công, đang giữ
vững miền châu thổ sông Cửu Long, sắp phải tan rã.
Tướng Nguyễn Khoa Nam,
một quân nhân chuyên nghiệp, ông phải tuân mệnh lệnh thượng cấp, nhất là vị
thượng cấp náy là Tổng Thống Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Quân đội Việt Nam
Công Hòa, vị chỉ huy trực tiếp của ông.
Một số sỹ quan phục vụ
trong Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn IV, kể cả tôi, quá chán nãn, tự rời bỏ đơn vị,
về sum họp với gia đình và chờ ngày vào tù. Một số khác tìm đường tẩu thoát ra
nước ngoài vì họ sợ cộng sản trả thù. Trong bối cảnh này chỉ còn lại một mình
Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh và Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó, và một
số sĩ quan thân cận. ở lại doanh trại của Bộ Tư Lệnh của Quân Đoàn.
Tướng Nguyễn Khoa Nam,
một tướng lanh ưu tú, sống độc thân, ăn trường chay, thanh bạch, một đời cống
hiến cho binh nghiệp, tận tụy với quân
đội.
Chiều ngày 30 tháng Tư
75, cộng sản đưa người của họ là Tám Thạch, mang quân hàm Thiếu Tá, Trung đoàn
trưởng, qua trung gian của Nguyễn Khoa Lai, em thúc bá của Tướng Nam, Thiếu tá
bác sĩ Quân Đội Việt Nam Công Hòa và đại úy bác sĩ Đoàn Văn Tựu, y sỹ trưởng
Tiểu đoàn 40, Chiến Tranh Chính Trị hiện trú đóng tại Bình Thủy, Cần Thơ, vào
tiếp xúc với Tướng Nam tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV đồn trú trên đại lộ Hòa
Bình, thành phố Cần Thơ. Nội dung cuộc tiếp xúc, cấp nhỏ như chúng tôi không ai
đuọc biết ngoại trừ Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó, được Tướng Tư Lệnh bàn bạc
và thông báo riêng. Thiếu Tướng Hưng trở về tư dinh và tự sát sau đó.
Sau khi cân nhắc mọi
hậu quả có thể xảy đến cho đồng bào và chiến sĩ trong vùng lãnh thổ,Tướng Hưng
và Tướng Nguyễn Khoa Nam tuần tự đi đến quyết định tuẫn tiết.
Sự tuẫn tiết của hai
vị tướng lãnh, Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó của chúng ta, Tướng Nguyễn Khoa Nam và
Tướng Lê Văn Hưng là những quyết định kiên cường và dũng cảm mãi mãi được tuyên
dương và ghi công, đời đời được lịch sử soi sáng..” (*)
Hôm nay ngày 1 tháng 5
năm 2019, đúng sau 44 năm Tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết tôi mạo muội ghi
lại những điểm son của Quân Đội Việt Nam trong giai đoạn lich sử khốc liệt này.
Hy vọng 100 năm, 200 năm sau... sẽ có sử gia nào đó có đủ can đảm nghiêng mình
xuống tìm hiểu, viết lại trung thực nhưng hồi bi tráng của lich sử chiến tranh
xảy ra giữa lòng dân tộc, anh em chúng ta.../.
Đào Như
Bác Sĩ Đào Trọng Thể
Chicago-1-tháng 5-2019
(*) Đó là nguyên văn
của thư của Trung Tá Lâm Quang Bạch đưa cho tác giả ngay sau buổi họp điều tâm thần
hôm ấy, để lâm tài liêu tra cứu sau này.
Thu, Apr 30 at 11:22 AM
Saigon Trùng Trùng Nỗi
Nhớ (HCĐ)
Hôm nay 30/4, cô
VIT19 ngăn cấm hội họp đông người, nên không thể tổ chức ngày Quốc hận như
hàng năm được. Ngồi nhà buồn...mời nghe nhạc ''tân cổ giao duyên'' để nhớ lại
Sài gòn ngày cũ
Saigon Trùng Trùng Nỗi
Nhớ -- > Saigon Trùng Trùng Nỗi Nhớ (version Apr 2015)