Wednesday, September 18, 2019

20190918 Bản tin biển Đông.


20190918 Bản tin biển Đông.


Rợ hán đang giở trò ông già ba bị mà mắt thế giới?
China imposes mysterious Beijing lockdown amid speculation over secret military technology





South China Sea: UK warned it will have to ‘pick a side’ as US and China tensions surge
South China Sea: Beijing unleashes colossal new ship to intimidate rivals as tensions soar
Woman found guilty in Mar-a-Lago security breach
What Really Brought Down the Boeing 737 Max?
Navy SEAL who oversaw the bin Laden raid says China's massive military buildup is a 'holy s---' moment
Australian expert stresses need for objection to UNCLOS violations



Vì sao phương Tây im lặng về Hồng Kông ?
16-09-2019 
Phiet Pham 
Dân biểu Hồng Kông Trần Thục Trang (Tanya Chan) phát biểu tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Geneve, Thụy Sĩ, ngày 16/09/2019 REUTERS/Denis Balibouse
Châu Á với cuộc đọ sức giữa phòng trào dân chủ Hồng Kông và chính quyền vẫn tiếp tục căng thẳng. Trung Cận Đông có « Syria hậu chiến trong bóng của những người cha đỡ đầu Nga và Iran » và vụ tấn công vào cơ sở sản xuất dầu của Ả Rập Xê Út khiến thế giới lo ngại giá dầu tăng… Đó là những chủ đề quốc tế lớn của các báo Pháp ra hôm nay.
Hồng Kông: Phương Tây né tránh vì lợi ích kinh tế
Trước hết đến với Hồng Kông. Vùng nhượng địa cũ của Anh Quốc từ hơn ba tháng qua lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có kể từ khi được trả lại cho Trung Quốc dưới quy chế đặc khu hành chính. Cuộc đọ sức giữa phong trào biểu tình đòi dân chủ và chính quyền địa phương vẫn không có lối thoát và bạo lực vẫn không chấm dứt. Dư luận báo chí cả thế giới đều quan tâm theo dõi những diễn biến ở Hồng Kông trong những ngày qua.
Nhật báo Công giáo La Croix ghi nhận : « Đã hơn ba tháng từ khi phong trào phản kháng đòi dân chủ và phổ thông đầu phiếu, khởi phát ở Hồng Kông, cộng đồng quốc tế không thấy huy động ủng hộ phong trào này ».  Tờ báo đặt câu hỏi : « Tại sao phương Tây lại lặng thinh về Hồng Kông ? ».
Để tìm câu trả lời, tờ báo đăng bài viết của ông Hervé Goulletquer, phó giám đốc nghiên cứu của Ngân hàng Bưu điện Asset Management.
Tác giả cho rằng chính xung đột thương mại với Trung Quốc mà tâm điểm là cuộc thương chiến Mỹ -Trung là nguyên nhân ngăn cản phương Tây đi quá xa, dù các nước này không phải không quan tâm đến những gì đang diễn ra ở Hồng Kông.
Theo tác giả, xung đột thương mại có nguy cơ mở ra cuộc khủng hoảng rộng hơn. Cả hai bên Mỹ và Trung Quốc đều hiểu không có lợi gì khi đi quá xa. Mỗi bên đều muốn tránh để cuộc khủng hoảng Hồng Kông làm rắc rối thêm cuộc thương lượng vốn đã quá phức tạp. « Trung Quốc biết mình có thể đi tới đâu trong việc trấn áp Hồng Kông còn Hoa Kỳ thì cũng biết giới hạn phản ứng của mình ». Tất cả đều vì lợi ích kinh tế, hai bên lệ thuộc vào nhau quá lớn.
Tác giả phân tích thêm: « Nhiều công ty nước ngoài đang làm ăn ở Trung Quốc, doanh thu của các công ty Mỹ trên thị trường Trung Quốc cao hơn 100 tỷ đô la. Nếu chính quyền Trung Quốc muốn gây rắc rối cho chúng ta (phương Tây) thì họ biết sẽ phải làm thế nào ».
Bên cạnh đó Trung Quốc đang nắm giữ hơn 1000 tỷ đô la nợ của Mỹ dưới dạng trái phiếu. Bắc Kinh mà bán ra ồ ạt số nợ này thì sẽ gây không ít phiền toái cho kinh tế Mỹ cũng như có thể đảo lộn thị trường tài chính thế giới. Theo tác giả đây là vũ khí cuối cùng của Trung Quốc. Tuy nhiên họ cũng không dễ gì sử dụng vì sẽ gây tác động tiêu cực đến mô hình Trung Quốc vốn đang cần sự ổn định.
Tác giả kết luận : « Không ai ham gì khi thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đổ sụp vì quốc gia này đóng góp từ 30 đến 40% tăng trưởng kinh tế thế giới. Quan hệ phương Tây và Trung Quốc như Đặng Tiểu Bình trong những năm 1970 đã đúc kết là « đồng sàng dị mộng ». Đúng là các nước phương Tây và Trung Quốc gắn với nhau về kinh tế nhưng những khát vọng của họ thì lại mang tính chất khác nhau. »
Ít ra cũng phải tỏ lo ngại
Cùng chủ đề này, La Croix còn có một bài viết khác của chuyên gia Antoine Bondaz, giám đốc chương trình Triều Tiên thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), cho rằng « cần phải bày tỏ lo ngại của chúng ta (Liên Hiệp Châu Âu) với Trung Quốc » về tình hình Hồng Kông.
Riêng với nước Pháp, chuyên gia Bondaz cho rằng « thách thức ở Hồng Kông không phải chỉ là vấn đề nhân quyền. 20 nghìn kiều dân chúng ta có mặt tại đó và rất nhiều lợi ích kinh tế khiến các nhà chính trị Pháp phải lên tiếng. Không phải để tấn công Bắc Kinh mà là để bảo vệ lợi ích của chúng ta. Liên Hiệp Châu Âu bày tỏ lập trường là một chuyện, điều đó không ngăn cản các nước thành viên làm như vậy ». Tác giả bài viết ghi nhận mới chỉ có Đức là mạnh dạn hơn cả . Trong chuyến thăm Bắc Kinh, thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhắc đến tình hình Hồng Kông. Hoàng Chi Phong gương mặt tiêu biểu của phong trào phản kháng Hồng Kông liền sau đó tới Đức, được ngoại trưởng Đức tiếp.
Cho dù từ tháng 6 năm nay, Nghị Viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết về Hồng Kông. Trong khi đó ở Pháp các nghị sĩ cũng như các đảng phái chính trị không hề nói gì. Không cần phải đặt lại vấn đề về quyền hạn của Bắc Kinh với Hồng Kông mà chỉ là bày tỏ hy vọng đối thoại và hòa dịu thôi cũng không có.
Nhìn sang Mỹ, tác giả thấy Hồng Kông là chủ đề ngày càng được đưa vào trong các tranh luận của các Thượng và Hạ nghị sĩ về Trung Quốc và về cuộc chiến thương mại cũng như là trong các cuộc tranh luận giữa các ứng viên ra tranh cử tổng thống. Ở bên Anh Quốc các dân biểu vẫn thường xuyên chất vấn chính phủ về vấn đề Hồng Kông.
Chuyên gia Antoine Bondaz nhấn mạnh : « Ý nghĩ tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc là một chiến lược tồi. Ngoan ngoãn dễ bảo không giúp có được sự tôn trọng của Bắc Kinh ».
Cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung : Hòa hoãn chỉ là tạm thời
Liên quan đến Trung Quốc, nhưng trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung dằng dai từ 18 tháng, qua lúc bùng lên dữ dội, khi thì lại dịu xuống đầy hy vọng, báo Le Monde có bài « Bắc Kinh và Washington cố giảm căng thẳng » đề cập đến những diễn biến mới nhất của cuộc đọ sức Mỹ -Trung trên mặt trận kinh tế. Vài ngày qua, cả Bắc Kinh và Washington liên tiếp đưa ra các cử chỉ thiện chí như hoãn áp thuế với nhau, mua lại sản phẩm của nhau… Tổng thống Donald Trump thậm chí hôm 12/9 còn cho biết ông không loại trừ khả năng ký một hiệp định thương mại tạm thời với Trung Quốc.
Le Monde đặt câu hỏi, liệu các cử chỉ như vậy có đủ để làm dịu lâu dài các căng thẳng Trung-Mỹ ?  Tờ báo khẳng định: Dù một thỏa thuận từng phần hay tạm thời được ký thì cũng chẳng có gì chắc chắn hết. Các vấn đề cốt lõi vẫn còn. Đó là mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc và Mỹ vẫn xung đột với nhau. Trên vấn đề này, không có gì cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng nhượng bộ dù chỉ là một chút, Le Monde kết luận.
Trung Cận Đông căng thẳng thường trực 
Trung Cận Đông nơi căng thẳng, xung đột và khủng hoảng thường trực, vài ngày qua lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế.
Hôm 14/9 tổ hợp dầu lửa khổng lồ của Ả Rập Xê Út Ramco bất ngờ bị các máy bay không người lái tấn công. Lực lượng nổi dậy người Houthi, Yemen đã nhận trách nhiệm. Tuy nhiên vụ tấn công này có bóng dáng của cuộc xung đột gián tiếp giữa Riyad và Teheran. Một lần nữa Hoa Kỳ lên án Iran đứng đằng sau vụ tấn công để tạo thanh thế, gây ảnh hưởng trong khu vực. Libération nhận xét : « Dầu lửa : Ả Rập Xê Út bị đánh vào túi tiền ». Les Echos chạy tựa lớn trang nhất : « Dầu lửa: Ả Rập Xê Út bị đánh vào giữa tim ». Sau vụ tấn công, Ả Rập Xê Út, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, thông báo giảm phân nửa sản xuất dầu. Điều này sẽ khiến giá dầu thế giới sẽ biến động căng thẳng trong thời gian tới
Syria : Bachar al Assad trả giá đắt cho sự sống còn của chế độ
Vẫn là thời sự trong khu vực Trung Đông, chuyển qua Syria. Cuộc chiến tranh kéo dài 8 năm ở đất nước này gần như sắp kết thúc. Chế độ Assad đã vượt qua được cuộc chiến đẫm máu dân này để tồn tại. Tổng thống các nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hôm nay gặp nhau tại Ankara để bàn về vấn đề người tị nạn và tương lai của đất nước này.
Nhật báo Le Figaro chạy tựa trang nhất : « Assad : thời hậu chiến trong bóng các cha đỡ đầu Nga và Iran ». Le Figaro cũng ghi nhận chế độ Damas sống sót nhưng đó là một chiến thắng cay đắng của Bachar al Assad. Cái giá phải trả cho sự tồn tại chế độ này là hơn 500 nghìn người chết, 5 triệu người phải bỏ nhà cửa phiêu bạt trong nước, 6 triệu người ra nước ngoài lánh nạn và một đất nước trong đổ nát hoang tàn.
Cũng như cuộc vật lộn vì sự sống sót 8 năm qua, chế độ Assad sẽ tiếp tục thỏa hiệp và dựa vào những người bảo trợ Nga và Iran trong thời kỳ hậu chiến đầy khó khăn.




Chừng nào đảng sẽ đổi tên đất nước?
01
Phiet Pham 
Thành Đỗ - Chuyện là như vầy: Lời hứa từ hiệp ước Thành Đô 1990 giữa hai đảng anh em nay đã đến lúc sẽ và phải được thực hiện nghiêm chỉnh, trước cũng là vì đại cục cách mạng vô sản thế giới và sau cũng vì tương lai dân tộc... Tàu, tương lai sống còn của đảng mà phải cấp bách thực hiện cho thật ổn thỏa việc sát nhập Việt Nam vào đại gia đình Trung quốc... đúng mốc thời gian 2020 đã giao ước từ 30 năm trước. 
Đúng ra là trên danh nghĩa thì toàn đảng đã từ mấy mươi năm nay hoàn toàn tuân theo mọi quyết định của bộ chính trị của đảng, đã một lòng một dạ cùng tam trụ triều đình trên hình thức "dân chủ tập trung" như hiện nay, nhưng cũng nên biết là vẫn có một vài thành phần trong đảng tuy bằng mặt đấy nhưng vẫn không bằng lòng, chúng vẫn tự diễn biến, thoái hóa tư tưởng cách mạng, âm thầm tìm mọi cách chọt đảng ta là đang bán nước cho Tàu cộng với toàn dân mà không hiểu gì về đại cục lớn lao mà đảng ta đang nhắm tới. 
Lại nữa, bọn Mỹ mà càng ve vãn nước ta thì bọn dân đen lại càng mơ ước tự do và bọn cán bộ nguồn của đảng thì càng mơ mộng. Chúng mơ đến cái thẻ xanh và túp lều định cư tại Mỹ quốc. Chúng quên là nhờ đảng mà chúng ôm được một mớ đô la. Nay chúng lại được voi đòi tiên tính chuyện dzọt đi cả gia đình dòng họ qua Cali định cư xây lều. Chúng tính đi xa xôi để rồi xù đảng. 
Chuyện này không đùa, đến nay cũng đã có đến vài chục ngàn đứa ra đi thành công. Chúng ôm bạc chục tỷ đô ra đi, chúng mua cả khu phố sau lưng Phước Lộc Thọ, phố Bolsa, thỉnh thoảng chúng còn treo cờ đỏ đâu đó tại Mỹ để ghẹo bọn cờ vàng tức chơi. Bọn cờ vàng thì không biết tức thế nào nhưng đảng ta thì đúng là đang ói máu vì tức, ai làm gì được chúng vì chúng, bọn đảng viên thấm nhuần tư tưởng "bác" nhiều năm, nay đã thành Mỹ giấy, đồ phản phúc. Như mới đây có đứa vừa thành Mỹ giấy đã cả gan khởi kiện thủ tướng đời trước của đảng ra tòa trọng tài tại Paris, đòi bồi thường chuyện chúng bị mất ăn đến 2,5 tỷ tiền Mỹ tệ. Phản phúc! Cả anh em nhà nó đều cho làm đại biểu quốc hội khóa trước, cho chúng được ăn trên ngồi trốc mà! 
Trên thì thiên triều Trung quốc càng lúc càng ép đảng sớm thực hiện lời hứa cũ, ép từ bãi Cá Rồng Đỏ, nay ép đến bãi Tư Chính, ép từ tiền Nhân dân tệ lưu hành trong nước Việt, ép đến tiếng Hán phải được chọn làm ngôn ngữ thứ hai cho thế hệ tương lai, ép từ luật dẫn độ một chiều mà chính người Tàu Hong Kong còn không chấp nhận, ép đến phải công bố lá cờ 6 sao phải do chính tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam công bố trước toàn dân toàn đảng và trước mặt hoàng đế đỏ thiên triều Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm của Tập vào ngày 21/12/2011. Tất cả mọi việc này, cho dù đã được toàn đảng cộng sản Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh và hoàn tất, nhưng anh Tập xem ra cũng chưa hài lòng. 
02
Đến nay, xét kỹ lại thì chỉ còn có vài bước cần thực hiện nốt để hoàn thành những gì đã được giao phó như: 
- 3 đặc khu và nhiều tỉnh thành tự trị; 
- Con đường cao tốc bắc nam thì có thể xem như đã giao xong; 
- Con đường "nhất đới nhất lộ" trên biển cũng xem như xong nhưng con đường hải lộ xuyên qua bãi Tư chính, thẳng đến Phú quốc và sẽ xuyên qua con kinh Kra mà Trung quốc đang lên chương trình tại Thái thì còn cần nhiều cố gắng của mẫu quốc. 
Chỉ còn một chuyện là lực lượng đồng minh và Mỹ, càng lúc lại càng siết chặc gọng kìm, gây nhiều khó khăn cho đối sách của Tập hoàng đế và nỗ lực xây dựng khối xã hội chủ nghĩa, làm trở ngại đại cục của hai đảng. 
Về quân sự thì giải phóng quân anh hùng Trung quốc đến nay đã hùng mạnh hơn trước nhiều nhưng vẫn chưa đủ thực lực, chưa có kinh nghiệm thực chiến nào cả. 
Về kinh tế thì cũng còn khá yếu ớt để có thể đương đầu các với cơn bão lớn đến từ phương tây, cơn bão chiến tranh thương mại, cơn bão chính trị tại Hong Kong, cơn bão lòng dân lục địa bất ổn, cơn bão Đài Loan không chịu trở về, cơn bão dân Nam Việt không hề muốn thuần phục thiên triều như hai đảng vẫn hằng mong ước. 
Quân đội thiên triều hiện đang rất cần là một cuộc thử nghiệm sức mạnh thực chiến mà chỉ đảng ta mới có thể thỏa mãn yêu cầu khó khăn này của chủ tịch Tập vì chủ tịch không thể mạo hiểm với Đài Loan, càng không thể thử nghiệm với Nhật hay Philippines là hai nước có hiệp ước phòng thủ với Mỹ. Chỉ có Việt Nam đã tự sớm khóa chéo hai tay bằng chính sách "ba không" mà Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thường nhắc đến, bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Tướng Vịnh thật là trung thành với anh Tập và nhân dân Trung Quốc. 
Rồi đây, sẽ phải có một cuộc chiến trên biển Đông do hai đảng sắp xếp ổn thỏa và thực hiện, sẽ làm cho một số chiến sĩ quân đội và lực lượng hải quân Việt Nam phải hy sinh làm bia, làm vật thí thân, tàu chiến làm thí điểm cho giải phóng quân Trung Quốc tập bắn và chiến thắng bởi thiên triều sẽ không còn chấp nhận một chiến thắng quá dễ dàng, không vẻ vang như quân địch đã nhận lệnh đứng yên chịu chết và không được quyền bắn trả như những gì đã xảy tại Gạc Ma 1988. 
Mất nước thì nay xem như cũng đã mất rồi, đã thảo luận kỹ càng và quyết định từ 1990 rồi, đưa Việt Nam vào quỹ đạo như dân tộc Tây Tạng thì đang thực hiện, trước quốc dân và cộng đồng quốc tế. 
Chuyến đi Mỹ sắp đến vào tháng 10 của Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước hình như được tính toán với Tập chủ tịch như đi cài con ngựa thành Troyes vào lòng dân Mỹ, cài lòng tin rằng đảng ta nay thuận lòng ngã theo Mỹ, tuy không dễ làm Tổng thống Donald Trump tin nhưng sẽ làm cho một số đứa hài lòng mà lộ diện, chúng sẽ trở thành củi tươi để cho vào lò bát quái của tổng tịch Trọng có điều kiện, made in China, mua từ bên tàu mang về của Tổng tịch Trọng. 
Biển Đông rồi sẽ dậy sóng vì đại cục của hai đảng, vì đại cục của thế giới đại đồng, vì đại cục của cộng đồng thịnh vượng chung châu Á do Trung Quốc từng bước thực hiện mà trong đó có phần của đảng ta và nhân dân giác ngộ cách mạng. 
Cái vấn đề khó nhất của đảng ta vẫn là phải tuyên truyền làm sao cho toàn dân ta cảm thấy vui mừng khi trở thành công dân một nước lớn, mọi thế hệ cùng đồng lòng hướng đến tương lai mà cám ơn đảng đã dầy công bồi đấp, xây dựng con đường mới cho thế hệ mai sau, tuy rằng chúng sẽ phải nói tiếng Tàu thay vì tiếng Việt. Một tương lai không gia đình, không tôn giáo và không tổ quốc, một tương lai huy hoàng cho cả Châu Á Thái Bình Dương thuộc về Trung quốc. Đảng vinh quang quá! 
Nghĩ đến đây, hỏi mấy ai mà không khỏi đau lòng khi trong tâm tư vẫn còn những tư duy cục bộ cũ, tư duy đến tổ tiên lạc việt, tư duy đến lịch sử oai hùng Bà Triệu, Bà Trưng, trận Bạch Đằng Giang, đức thánh Trần Hưng Đạo, anh hùng Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Lê Lợi!? 
17.09.2019


Bà Đầm Xòe viết sách chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng
Tôi đã 41 năm theo Đảng và Nhà nước rồi, bây giờ ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng tụt lùi, nguyên nhân tại đâu? Nguyên nhân là chúng ta không có dân chủ, nguyên nhân là Đảng Cộng sản duy trì sự độc tài!..” Blogger Bà Đầm Xòe, còn được biết với tên là nhà báo độc lập Phạm Thành ở Hà Nội, nói với VOA.
VOA vừa phỏng vấn Blogger Bà Đầm Xòe nhân dịp ông vừa xuất bản quyển sách Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo, một tác phẩm mà tác giả gọi là “ấn phẩm đầu tiên lên án nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam.”
Nhà báo Phạm Thành có nhiều năm làm việc cho Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), tự ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2016, và đồng thời là tác giả của sách Nền Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN Xuống hố cả lũ và tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa.
VOA: Thưa nhà báo Phạm Thành, trước hết xin ông cho biết nội dung quyển sách viết về Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng?
BĐX: “Quyển sách này là một bằng chứng, một dữ liệu về những lời ăn tiếng nói, hành xử của ông Trọng, trong những chính sách đối nội và đối ngoại của ông ấy, đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới.
Quyển sách này là một bằng chứng, một dữ liệu về những lời ăn tiếng nói, hành xử của ông Trọng, trong những chính sách đối nội và đối ngoại của ông ấy, đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới.
“Tôi đã theo sát ông Trọng từ năm 2006 cho đến nay, từ khi tôi còn làm Ban thư ký Biên tập cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó đến nay, ông Trọng nói những gì, làm những gì trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, tôi đều bám sát những chuyện đó và đưa ra những bình luận.
“Cuối cùng, tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn.”
VOA: Xin nhà báo chia sẻ mục đích của quyển sách này cũng như một vài điểm nhấn trong tác phẩm?
BĐX: ​Đây là quyển sách đầu tiên viết về ông Nguyễn Phú Trọng, trong đó có 81 bài bình luận về lời nói và hành động của ông Trọng, từ khi ông làm Chủ tịch Quốc hội cho đến bây giờ là Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước.
“Mục đích là tôi muốn tác phẩm của tôi, như Hiến pháp đã quy định, phải được quyền in. Như vậy, tôi in cứ in, còn chính quyền muốn làm gì thì làm.
“Tôi tự tin rằng việc in ấn này là không có gì sai luật. Tôi cũng muốn nói cho những người khác rằng họ có sách thì cứ in. Nhà nước không in, thì tôi, dùng quyền của tôi theo điều 25 của Hiến pháo đã quy định, để in.
“Vào năm 2007, ông Trọng lúc bấy giờ đã trên cương vị Chủ tịch Quốc hội được Trung Quốc mời sang thăm. Ông ấy có một cuộc họp ở Bắc Kinh ngày 10/4/2007 tuyên bố rằng ‘Quan hệ Việt – Trung chưa bao giờ tốt như bây giờ’ trong khi vào tháng 01/2005 tàu Cảnh sát Biển Trung Quốc đã bắn chế 9 ngư dân, bị thương 8 ngư dân, bắt về Trung Quốc 7 người khi các ngư dân Thanh Hóa đang đánh bắt ở Vịnh Bắc Bộ.
“Máu xương của những ngư dân này còn đang đỏ thẫm ở Biển Đông mà ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Chủ tịch Quốc hội lại phát biểu Quan hệ Việt – Trung chưa bao giờ tốt như bây giờ.
Máu xương của những ngư dân này còn đang đỏ thẫm ở Biển Đông mà ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Chủ tịch Quốc hội lại phát biểu Quan hệ Việt – Trung chưa bao giờ tốt như bây giờ.
Kể từ đó đến nay tôi luôn để ý đến ông Trọng, kể khi ông lên làm Tổng Bí thư, ông cầm chịch ký với Trung Quốc đến 27 văn kiện về hợp tác toàn diện với Trung Quốc.”
VOA: Trong quyển sách ông tập trung nhiều vào việc ông Trọng thực thi chính sách đối ngoại thân thiện với Trung Quốc cụ thể qua những phát biểu của ông ấy, ông có thể nói rõ thêm về chính sách này?
BĐX: “Ở trong nước người dân đều hiểu rất rõ việc làm của ông Trọng, nhưng có điều là người dân Việt Nam qua bao nhiêu năm bị cộng sản đè nén, tư duy độc lập không còn, tinh thần phản kháng không còn…, nên họ cứ để mặt để Đảng muốn làm gì thì cứ làm…
“Chính sách đối ngoại của ông Trọng là vẫn tiếp tục chống phương Tây, còn đối nội là lừa đảo, ru ngủ mọi người dân – tuy vẫn nói rằng Đảng lãnh đạo thế này thế kia nhưng trên thực tế là người dân đã biết tỏng hết rồi, nhưng tinh thần phản kháng thấp - nên họ không có những cuộc biểu tình như người Hong Kong, Đài Loan …”
BĐX: “Hiện nay có người nói rằng ông Trọng xoay trục, không theo gót Trung Quốc, nhưng tôi không bao giờ tin điều đó. Vì ông ấy là người do Trung Quốc dựng lên và trong tâm quốc của ông chỉ là 4 Tốt và 16 Chữ Vàng, cho nên bao nhiêu ngư dân chết, bao nhiêu lãnh thổ của Việt Nam bị mất, mà ông từ năm 2006 đến giờ chưa từng mở miệng ra nói một câu phê phán Trung Quốc xâm lược hay thương xót những ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc phá tàu thuyền.
“Trong khi đó ông luôn tìm mọi cơ hội để biện minh cho những hành động xâm lược của Trung Quốc.
“Ông còn nói Biển Đông không có gì mới; Nếu chúng ta đối đầu với Trung Quốc thì liệu hiện tại chúng ta có ngồi đây mà đại hội Đảng được hay không; Chúng ta không chọn được láng giềng….
“Đó là những lời của ông biện minh cho hành động xâm lược của Trung Quốc. Có thể nói mọi việc làm của ông là theo mệnh lệnh của Bắc Kinh.”
03
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng Bí Thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Bắc Kinh, ngày 11/10/2011.
VOA: Ông vừa đề cập tới chính sách Biển Đông của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng đâu là cốt lõi của vấn đề?
BĐX: “Tôi nghĩ kiểu gì thì ông Nguyễn Phú Trọng, hay Cộng sản Việt Nam cũng giao Bãi Tư Chính cho Trung Quốc và chấp nhận cho Trung Quốc lấy Biển Đông của Việt Nam làm chiến trường chống phương Tây, chống Mỹ; lấy người Việt Nam làm người lính để chống Mỹ và chống phương Tây. Đó là chiến lược của Trung Quốc. và ông Trọng đang giúp Trung Quốc thực hiện điều này.
“Vì người Trung Quốc muốn đẩy cuộc chiến của họ với Mỹ ra xa Trung Quốc cho nên họ tiếp tục chọn địa bàn Việt Nam, mà cụ thể là Biển Đông để đương đầu với Mỹ và phương Tây.
“Để làm được điều đó họ phải kiểm soát toàn diện lãnh thổ Việt Nam và con người Việt Nam.
“Những gì diễn ra ở Bãi Tư Chính đã hiện ra rất rõ rằng Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ngầm giao Bãi Tư Chính cho Trung Quốc. Còn những việc như Tàu Quang Trung đi ra đấy thế này thế kia….là để lừa nhân dân… để cho thấy rằng ta vẫn kháng Trung Quốc, nhưng Trung Quốc quá mạnh nên ta phải thua. Đó là một chiêu lừa đảo thôi.”
Ông ấy nói thế này thế kia nhưng thực chất là kịch bản mà Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giao toàn bộ Biển Đông trong phần thuộc Việt Nam cho Trung Quốc để giúp Trung Quốc chống Mỹ và phương Tây ở Biển Đông.
“Ông ấy nói thế này thế kia nhưng thực chất là kịch bản mà Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giao toàn bộ Biển Đông trong phần thuộc Việt Nam cho Trung Quốc để giúp Trung Quốc chống Mỹ và phương Tây ở Biển Đông.”
VOA: Trên Facebook ông có so sánh quyển sách của ông với quyển sách “Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế”do Ban Tuyên giáo Trung ương, báo Nhân Dân và Nhà xuất bản Chính trị phát hành. Ông có thể chia sẻ những điều thú vị về sự so sánh này và có thể cho biết công chúng đón nhận chúng ra sao?
BĐX: “Quyển sách của tôi nói về sự thật, vạch mặt sự bán dân hại nước của ông Trọng, và những điều tôi viết là hoàn toàn có cơ sở. Xét về mặt giá trị, sách của ông chỉ do những nhóm người tung hô ông viết cho ông thôi. Tôi viết chả để tung hô cho ai. Tôi viết về ông Trọng bằng nhận thức, quan sát của tôi.
“Tôi nghĩ rằng cách viết của tôi chuẩn mực hơn nhiều so với các tác giả viết về ông Nguyễn Phú Trọng qua cuốn sách … Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng với tình cảm của nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.
“Trong một chừng nào đó, quyển sách của tôi được mọi người hào hứng chào đón trên Facebook. Tôi đăng hình cả sách của tôi và sách của ông Trọng thì họ ủng hộ sách của tôi thôi.
“Chỉ sau một ngày đăng trên Facebook thì đã có vài chục người đăng ký mua sách của tôi. Trong khi đó, sách của ông Trọng chưa chắc bán trên Facebook được nhiều như sách của tôi, mặc dù sách của ông Trọng hiện diện trên các kệ sách rất nhiều.”
VOA: Liệu rằng ông có bị sách nhiễu hay bị bắt sau khi xuất bản cuốn sách chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng?
BĐX: “Tôi nghĩ rằng tôi hoàn toàn an toàn. Họ không dám bắt tôi. Khi các an ninh gác tôi, công an Hà Nội hay Bộ Công an triệu tập tôi, tôi nói thẳng Có bắt tôi thì bắt đi!
“Tôi đã 41 năm theo Đảng và Nhà nước rồi, bây giờ ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng tụt lùi, nguyên nhân tại đâu? Nguyên nhân là chúng ta không có dân chủ, nguyên nhân là Đảng Cộng sản duy trì sự độc tài! Tôi chiến đấu để chống lại sự độc tài của Cộng sản!”

VOA: VOA xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Thành.


No comments:

Post a Comment