Tuesday, September 17, 2019

20190917 Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng của 81 người lính dù VNCH


Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng của 81 người lính dù VNCH 
Phiet Pham 

Why the Forgotten South Vietnamese Army is the MOST underappreciated in History

Cựu bộ trưởng Hải Quân Hoa Kỳ năm 1987 thời Tổng Thống Ronald Reagn  và là cựu nghĩ sĩ Dân Chủ Thượng Viện, đã từng là sĩ quan phục vụ trong chiến tranh Việt Nam thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, ông Jim Webb, có viết một bài đăng trên diễn đàn báo USA TODAY ngày 13 thang 9, năm 2019, thật cảm động cho những gì ông nói đến và cho những gì đã xẩy ra trong câu chuyện ngày hôm nay.
Với tựa đề: “Remember South Vietnam’s Forgotten Soldiers“: hay “Tưởng Nhớ Những Người Lính Miền Nam Việt Nam Bị Lãng Quên.”

Soldiers without a country: We're finally honoring South Vietnamese who fought with us
Ông cho biết rằng ngày thứ sáu, 13 tháng 9 năm 2019 từ tiểu bang Hawaii,  đã khởi sự một cuộc hành trình trở về với đồng đội ở quê hương mới, vùng Little Saigon,  một ngày trở về với chiến hữu và mầu cờ vàng ba sọc đỏ của 81 hài cốt chiến sĩ nhẩy dù quân đội Việt Nam Cộng Hòa, sau hơn 33 năm bị lãng quên và nằm ngủ yên trong căn cứ quân sự quạnh hiu ở Hawaii.
Ông cho biết, một buổi lễ nghi quân cách thật long trọng sẽ được tổ chức trọng thể để vinh danh và tưởng niệm 81 chiến sĩ sĩ này vào ngày 26 tháng 10 năm 2019 tại nghĩa trang Viêt-Mỹ lớn nhất của Hoa Kỳ ở thành phố Westminster, vùng Little Saigon, một nơi định cư của hàng ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang cư ngụ.
Jim Webb wrote:….
On Oct. 26, there will be a full military ceremony honoring their service in Westminster.
These forgotten soldiers will be laid to rest under a commemorative marker in the largest Vietnamese-American cemetery in our country. 
Họ là ai và chuyện gì đã xẩy ra cho 81 người chiến sĩ nhẩy dù này?
Quân sử Quân Lực VNCH nói chung và Binh Chủng Nhảy Dù nói riêng , không ai không biết và không bao giờ quên câu chuyện về Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, KBC 4919, một đại đội có những nét lịch sử bi hùng và khốc liệt.
Trong một cuộc hành quân không tải từ Pleiku đến Tuy Hòa, chiếc vận tải cơ C-123B của Không Lực Hoa Kỳ, số đuôi là 64-376 trong một phi vụ chuyển quân có chở theo 81 chiến sĩ thuộc đại đội 72, tiểu đoàn 7 nhẩy dù cất cánh vào lúc 1018H sáng thứ bẩy ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Máy bay sau đó đã không đáp xuống phi trường Tuy Hòa cũng như ở nơi nào khác theo giờ ấn định. Mọi điện đàm bị mất và màn hình Radar đã không còn dấu vết của chuyến bay.
Đến sáng hôm sau, ngày 12 tháng 12 năm 1965, chuyến bay đã được xác nhận mất liên lạc không rõ lý do. Sau đó, phía không quân Hoa Kỳ đã cho phi cơ đưa toán chuyên viên RAMP đi tìm kiếm trong 3 ngày liên tiếp 12, 13, 14 nhưng không có kết quả. Đến ngày 15, cuộc tìm kiếm bị ngưng lại vì thời tiết.
Qua ngày 22 tháng 12, sau 7 ngày, trên phi cơ quan sát, toán tìm kiếm đã phát hiện ra xác phi cơ bị gẫy nát, chỉ còn lại khoảng 20 feet, nẳm trên một đỉnh núi về phía Tây Nam, cách Tuy Hòa chừng 20 dặm, có độ cao khoảng 4,000 Ft.
Toán tìm kiếm cho biết:
Không tìm thấy dấu hiệu có sự sống của toàn bộ phi hành đoàn Hoa Kỳ và quân nhân nhảy dù “, thời tiết xấu và mây mù che phủ đã làm ảnh hưởng, gây trở ngại đến sự quan sát vị trí phi cơ lâm nạn, hơn nữa khu vực nầy lại do lực lượng Việt Cộng kiểm soát.. Toán tìm kiếm đã cố gắng quan sát thêm, và không thấy có dấu hiệu phi cơ đáp xuống, trước khi đụng vào đỉnh núi ! Họ không thể xác nhận liệu có thể có sự sống sót xảy ra sau khi phi cơ lâm nạn trong khu vực.
Sáu tháng sau cuộc tìm kiếm được tiếp tục vào ngày 6 tháng 1 năm 1966, trên phi cơ qua kính quan sát trong thời gian khoảng 30 phút từ độ cao 30 đến 100 feet, toán tìm kiếm vẫn không tìm thấy được gì hơn trong khu vực phi cơ lâm nạn.
Phải đến tám năm rưởi sau, vào ngày 16 tháng 6 năm 1974, một toán tìm kiếm khác gồm 2 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà và 8 thợ cưa gỗ rừng tiến vào khu vực phi cơ lâm nạn quan sát tình hình trước.
Đến ngày 23 tháng 6 năm 1974, toán tìm kiếm đã gom lại được tất cả 17 bao tải từ phần còn lại bên ngoài phi cơ, họ không thể vào trong thân phi cơ vì còn nhiều lựu đạn và đạn M-79.
Đến ngày 28 tháng 6 năm 1974, 17 bao thu hồi bên ngoài phi cơ được Hoa Kỳ đưa về Thái Lan (CIL-THAI) để xác định và phân tích.
Trong hồ sơ giới hạn phổ biến của toán chuyên viên Phân loại và nhận dạng, được ghi nhận như sau: Họ không đủ quyền hạn để giải quyết thỏa đáng phần còn lại của bất cứ thi thể liên quan nào!
Theo một tài liệu lưu trữ về chiếc phi cơ C-123 của không quân Hoa Kỳ lâm nạn ngày 11 thàng 12 năm 1965 tại chiến trường Việt Nam được ghi nhận như sau:
Trưởng phi cơ là Thiếu tá Robert Milvoy Horsky, ông nguyên là phi công pháo đài bay chiến lược B-52 từ năm1962 đến năm 1964. Sau đó ông chuyển qua bay vận tải cơ C-123 từ năm1965 cho đến khi xảy ra tai nạn. Nguyên nhân phi cơ lâm nạn là do mây mù và mưa rào che khuất tầm nhìn của phi công làm cho phi cơ đụng vào cây trên sườn núi cao độ 4000 FEET, phi cơ rơi xuống một đĩnh núi cao độ 1000 FEET, làm cho tất cả 4 nhân viên phi hành đoàn không quân Hoa Kỳ và 81 quân nhảy dù QLVNCH thiệt mạng.
Năm 2012, Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2; cựu thiếu tá KQVNCH Nguyễn Qúy An và Gia Đình Mũ Đỏ đã gởi một bản nhắn tin trên các báo chí Việt ngữ tại Hoa Kỳ để thông báo, liên lạc với thân nhân của 81 quân nhân nhảy dù, và thông báo duy vật còn lại như: Thẻ bài – ID Tags, căn cước quân nhân – ID Cards và vài giấy tờ tuỳ thân của 19 trong số 81 quân nhân thuộc ĐĐ72, TĐ7ND thiệt mạng đã tìm được, danh sách gồm có:

LE, Binh Van  SQ 8 Vietnam Armed Forces Card
TRAN, Quy  SQ 6DA 100401 ID Tag
NUON, Chau.  SQ 121969/52 ID Tag
TRAN, G. O.  SQ 58/202.400 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan  SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V  SQ 63A 108.047 ID Tag
LE, Hoa Van  Birth Certificate
NGUYEN, Tuyet Thi  Partial ID Card
LE, Suyen Van  SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van  SQ 566726 Vietnam Armed Forces Card
DO, Dien Van  SQ 125.114 ID Tag
NGUYEN, Tanh Xuan  SQ 10172 ID Tag
TRAN, Than V  SQ 63A 108.047 ID Tag
NGUYEN, Tuong Van  SQ 591535 ID CARD
DO, Linh Van  SQ 55A 121.239 ID TAG
LE, Thu Ng  SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy  SQ 51/302.734 ID CARD
THY  ID CARD
BICH, Pham N..  SQ 401978  ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ72ND)

Một số hài cốt thu hồi được trong 17 bao vào năm 1974 của 81 chiến sĩ nhảy dù vẫn còn lưu giữ tại phòng giảo nghiệm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh tại Hawaii (Defense POW/MIA Accounting Agency Hawaii) đã qua 45 năm tính tới năm 2019. Không biết có bao nhiêu gia đình Cô Nhi Qủa Phụ và thân nhân của của các Tử Sĩ Nhảy Dù biết được chuyện chuyến bay định mệnh ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Nơi Đất và Trời giao hòa, nơi Thiên và Địa gặp nhau:
Trong bài viết của mình, ông Jim Webb đã nói về những nổ lực của mình để tìm một nơi yên nghỉ ngàn thu cho những hài cốt của người lính miền Nam Việt Nam, ông gọi họ là những người lính không có quê hương vì  ông đã liên lạc với Hà Nội hai lần về yêu cầu chôn cất và đều bị từ chối. Ngược lại, bởi họ không phải là chiến sĩ Hoa Kỳ hay có quốc tịch Hoa Kỳ để có thể được chôn cất theo lễ nghi quân cách trang trọng ở Hoa Kỳ.
Và rổi  họ trở thành các chiến sĩ vô danh trong khi thực sự, họ đã hy sinh chiến đấu cho một đất nước nay không còn hiện hữu tồn tại nữa.
Nơi Yên Nghỉ Cuối Cùng: Westminster’s Freedom Park
Ông Jim Webb vẫn không ngừng tìm kiếm nơi yên nghỉ cuối cùng cho 81 chiến sĩ nhẩy dù của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Trong trái tim của ông, 81 chiến sĩ VNCH này không phải là riêng rẽ ở trong chuyến bay bị tai nạn đó.
Với 17 bao tải đựng hài cốt lẫn lộn của 4 phi hành đoàn Hoa Kỳ, kết quả phân tích và xác định được hài cốt của 4 binh sĩ Hoa Kỳ qua kỹ thuật DNA ở Bangkok, phần còn lại không lên được danh sách xác nhận vì là binh sĩ VNCH.
Do đó, tới năm 1986, tất cả phần hài cốt còn lại được chuyển về căn cứ quân sự Hoa Kỳ POW/MIA lab ở Hawaii. Từ đó tới nay năm 2019 là 33 năm dài, họ đã nằm quạnh hiu và cô đơn ở đây.
Dù thế nào đi nữa, chuyện vẫn không làm thay đổi ý nghĩ và cảm xúc của ông. Ông vẫn coi 81 chiến sĩ này là những người lính đồng minh cùng chiến đấu bên cạnh những người lính Hoa Kỳ, ông luôn luôn nghĩ họ thật xứng đáng để được tưởng nhớ với danh dự và đầy nhân cách.
Ông vẫn tiếp tục đi tìm nơi yên nghĩ cuối cùng cho 81 hài cốt người lính nhẩy dù này.
Trong hai năm qua, ông không ngừng nghỉ tìm kiếm, thương thảo và tranh đấu trên phương diện ngoại giao và pháp lý để cuối cùng, ông đã tìm được một nơi yên nghỉ cho 81 chiến sĩ ông gọi là những người sánh vai đồng minh chiến đấu với đất nước Hoa Kỳ, xứng đáng có một nơi yên nghỉ với danh dự và đầy nhân cách.
Ngày 26 tháng 10 năm 2019, một buổi lễ rất trang nghiêm trong nghi lễ quân cách sẽ được thực hiện tại….
Ông kết luận rằng buổi lễ không những sẽ mang ý nghĩa lớn hơn là sự hy sinh của những người lính trẻ chiến đấu cho tự do dân chủ của một đất nước nay không còn tồn tại mà còn là một câu chuyện nhắc nhở về hàng trăm hàng ngàn người lính khác đã hy sinh trong cuộc chiến mà thân xác không bao giờ được tìm thấy nhưng sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Đó là trang sử buồn và là cái giá phải trả để đến được xứ tự do Hoa Kỳ của hai triệu người Mỹ gốc Việt.
Ông nói trong phần chót của bài viết:
Chúng ta sẽ nhớ đến và cám ơn những đóng góp của họ đã làm cho đất nước Hoa Kỳ mạnh mẽ và sáng sủa hơn. Đó là những gì chúng ta sẽ không quên khi là người Hoa Kỳ, một dân tộc luôn luôn trân quý sinh mạng con người và sẽ không bao giờ quên đến những người đã sát cánh bên vai với chúng ta khi bị cực kỳ lâm nguy khổ nạn.
Thân nhân muốn hỏi thăm tin tức về 81 quân nhân của ĐĐ72 - TĐ7ND bị mất tích, nên liên lạc gấp với Mr. Robert Maves, Civ JPAC J2 Robert.Maves@JPAC.PACOM.MIL.
Hoặc liên lạc với
để được giúp đỡ thêm
Nguyễn Ngọc Phúc.
9/13/2019
Trích và tham khảo:
Jim Webb: Remember South Vietnam’s forgotten soldiers USA Today 9/13/19
Tiếp theo 09/17/2019
Phiet Pham 
Hài cốt của 81 binh sĩ Nhảy Dù VNCH sẽ được vinh danh tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, vào ngày 26 Tháng Mười tới đây, và được chôn cất tại nghĩa trang thuộc Westminster Memorial Park.
Đó là nội dung trong bài viết “Soldiers without a country: We’re finally honoring South Vietnamese who fought with us” (Các chiến binh không có tổ quốc: Cuối cùng, chúng ta vinh danh những người lính VNCH từng chiến đấu với chúng ta) của cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Dân Chủ-Virginia), đăng trên trang mạng của nhật báo USA TODAY hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín.
Trả lời phỏng vấn khi biết tin, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp nói: “Tôi rất xúc động khi biết các đồng đội của tôi cuối cùng sẽ được vinh danh và chôn cất đàng hoàng, mà lại ngay tại Little Saigon ở Nam California, có bàn thờ để nhang khói, có người tưởng nhớ trong các ngày lễ lớn của dân tộc, và nó cho thấy có người vẫn còn quan tâm đến những chiến sĩ hy sinh để chúng ta được sống.”
Ông Hiệp hiện đang cư ngụ ở Gainesville, Florida, từng là y sĩ thiếu tá Nhảy Dù, và hiện là chủ tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam.
Ông nói thêm: “Phải nói, đây là một ‘dịp may độc nhất trong đời,’ và sẽ là một buổi lễ an táng hiếm có. Hài cốt anh em Mũ Đỏ đã lưu lạc nơi quê người quá lâu, bây giờ được chôn cất, mồ yên mả đẹp, ai mà chẳng vui mừng.”
Liên quan đến nơi chôn cất 81 tử sĩ này, ông Hoàng Tấn Kỳ, chủ tịch Gia Đình Mũ Đỏ Orange County và Vùng Phụ Cận, cho biết như sau: “Trong thời gian qua, tôi có làm việc với cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb và một số người, và đã mua ba lô đất bên Westminster Memorial Park, gần mộ anh Lý Tống. Theo dự trù, một lô để chôn 81 hài cốt, hai lô còn lại làm hành lang đi vào. Phía trên mộ sẽ có một tượng đài cao 1.5 mét, rộng 3 mét, có cờ, có huy hiệu đơn vị, có bàn thờ, để sau này có thể làm lễ tưởng niệm.”
“Tuy nhiên, sau đó ông Webb lại có nhờ người mua hai lô bên phía Tượng Đài Thuyền Nhân. Thành ra, cho đến nay, chưa biết sẽ chôn 81 hài cốt này ở đâu. Có lẽ vài ngày tới chúng tôi sẽ biết,” ông Kỳ nói thêm.
Ông Kỳ cũng cho biết, nghi lễ tưởng niệm sẽ gồm hai phần, phần đầu do quân đội Mỹ và quân đội VNCH thực hiện, phần sau do Gia Đình Mũ Đỏ thực hiện, trước khi mang 81 hài cốt đi chôn cất.
Theo ông Webb, vào năm 1965, một chiếc máy bay C-123 bị bắn rơi trên một vùng hẻo lánh ở Việt Nam, làm phi hành đoàn gồm bốn binh sĩ Mỹ và 81 binh sĩ Nhảy Dù VNCH thiệt mạng.
Mãi đến năm 1974 người ta mới tiếp cận được nơi máy bay rớt.
Tuy nhiên, tất cả hài cốt bị trộn lẫn vào nhau, nên người ta đưa vào một quan tài, và chuyển về Bangkok, Thái Lan.
Qua thử nghiệm DNA, Bộ Quốc Phòng Mỹ xác nhận được danh tính của bốn binh sĩ Mỹ, đem về chôn ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Virginia.
Trong khi đó, không có thông tin gì để xác nhận 81 người Việt Nam còn lại.
Năm 1986, 81 bộ hài cốt này được chuyển về phòng giảo nghiệm của quân đội Mỹ ở Hawaii, nơi phụ trách xác định danh tính những người tử trận hoặc mất tích trong chiến tranh.
“Và những hài cốt này của các binh sĩ VNCH được để ở Hawaii trong 33 năm qua,” ông Webb, người biết chuyện này cách đây hai năm, viết. “Bởi vì không có hồ sơ bay cho một nhiệm vụ như vậy, chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ biết tên của những người này. Họ chỉ được xác định là các thành viên của một tiểu đoàn Nhảy Dù thiện chiến của Quân Lực VNCH.”
Về chi tiết chiếc máy bay bị nạn, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Hiệp cho biết như sau: “Đó là ngày 11 Tháng Mười Hai, 1965, lúc đó, Tiểu Đoàn 3 và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù vừa xong nhiệm vụ, chuẩn bị chuyển về Sài Gòn, thì được lệnh của Quân Đoàn 2 ở lại để đánh giải vây cho Sư Đoàn Mãnh Hổ của Nam Hàn đang bị kẹt ở Tuy Hòa. Chẳng may, Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 lại đi trên chiếc máy bay C-123 định mệnh đó.”
Tôi nhớ, viên phi công trưởng là Thiếu Tá Robert M. Horsky, từng lái B-52, nhưng vì hôm đó sương mù nên bay thấp, và thế là máy bay đâm vào núi, làm tất cả tử nạn. Vùng máy bay rơi là khu rừng hiểm trở, cách Tuy Hòa 32 cây số về phía Tây, gần như không thể vào được. Mãi đến năm 1974, khi người dân đi sâu vào rừng kiếm củi, họ mới phát hiện xác máy bay và các hài cốt,” ông Hiệp kể tiếp.
Được biết, chiếc C-123 hôm đó bay từ phi trường Pleiku đến phi trường Tuy Hòa thì bị nạn.
Ông Webb là người từng tham chiến ở chiến trường Việt Nam, từng là bộ trưởng Bộ Hải Quân dưới thời Tổng Thống Ronald Reagan, và có vợ là Luật Sư Hồng Lê.
Vẫn theo ông Webb, sau nhiều cuộc thương thảo phức tạp về mặt ngoại giao và pháp lý, cuối cùng, vấn đề đã được giải quyết.
Hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, một chiếc máy bay của Không Lực Hoa Kỳ chở 81 bộ hài cốt này đến California, để trong một căn cứ quân sự, và vào ngày 26 Tháng Mười tới đây, những tử sĩ này sẽ được vinh danh một cách đầy đủ tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster, trong vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng Việt Nam lớn nhất hải ngoại.
Bác Sĩ Hiệp kể thêm: “Tôi biết chuyện này từ ngày 21 Tháng Ba, 2018, khi ông Jim Webb được Bộ Quốc Phòng Mỹ giao làm người giám hộ 81 hài cốt này. Tôi thường xuyên liên lạc với ông, và dự trù đưa về Little Saigon để làm lễ vinh danh nhân dịp 30 Tháng Tư, nhưng rồi trục trặc giấy tờ thủ tục gì đó, không thực hiện được. Đến Tháng Năm năm nay ông cho biết chuẩn bị đưa 81 hài cốt về California, và chúng tôi dự trù làm lễ vào dịp Đại Hội Gia Đình Mũ Đỏ lần thứ 39, được tổ chức ở Little Saigon hồi cuối Tháng Tám vừa qua, nhưng lại cũng chưa đem về được. Bây giờ, khi các hài cốt đã về tới California rồi, tôi tin chắc chúng tôi sẽ làm lễ vào ngày 26 Tháng Mười.”
“Họ là các chiến sĩ vô danh, và thực sự là ‘Những Người Vô Tổ Quốc,’ sau khi hy sinh mạng sống để bảo vệ một đất nước không còn hiện hữu,” ông Jim Webb viết.
Khi được hỏi về buổi lễ vào ngày 26 Tháng Mười, ông Hồ Ngọc Minh Đức, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng và Bảo Tồn Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, cho biết: “Chúng tôi có biết chuyện này, và đang bàn bạc với thành phố, để cùng tổ chức lễ tưởng niệm, cũng như để coi có giúp được gì thì giúp cho ban tổ chức..”
“Đây là việc chung, và là bổn phận của chúng tôi đối với các chiến hữu đã hy sinh vì nước,” ông Đức nói thêm.






Dân Trung Quốc nhắn người biểu tình Hồng Kông: ‘Cảm ơn đã đấu tranh cho tự do của chúng tôi’
Băng Thanh 
Phiet Pham 
01
                  Người biểu tình tại Hồng Kông ngày 1/7/2019 (ảnh: The Epoch Times)
Nhóm người ở Trung Quốc đại lục đã đăng một bức thư trên Reddit – trang web nổi tiếng của Mỹ vào ngày 5/9 để cảm ơn những người biểu tình ở Hồng Kông.
Bức thư cho biết, kể từ khi Mặt trận nhân quyền dân sự Hồng Kông phát động cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ đầu tiên vào ngày 31/3, những người dân đại lục đã theo dõi chặt chẽ tình hình ở Hồng Kông.
“Chúng tôi muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc với lòng can đảm và sự kiên trì của các bạn, cùng nỗi buồn của chúng tôi về cái giá mà các bạn phải trả. Đồng thời, là người Trung Quốc đại lục, chúng tôi muốn cảm ơn vì tất cả những gì các bạn đã làm! Thật sự cảm ơn người biểu tình Hồng Kông, các bạn đã không chỉ đấu tranh cho tự do của đặc khu, mà còn đấu tranh cho tự do của chúng tôi nữa”, Epoch Times trích nội dung bức thư.
Những người viết chia sẻ, trong suốt 70 năm cầm quyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch chính trị tàn nhẫn hết lần này đến lần khác, và kết quả là, lòng can đảm của người dân dần biến mất. Ngày nay, ở Trung Quốc, rất ít người dám nói lên sự thật, kẻ ác nắm giữ quyền lực và sự tự do là điều chưa bao giờ có.
“Là người Trung Quốc đại lục, chúng tôi không thấy hy vọng, thậm chí cũng chẳng thể bày tỏ sự thất vọng và nỗi đau ở sâu thẳm bên trong. Nhưng người biểu tình Hồng Kông đã cho chúng tôi hy vọng, khi chúng tôi nhận ra vẫn còn có những người như các bạn.. Ở vùng đất gần như vô vọng này, các bạn giúp chúng tôi biết rằng, ít nhất có một nơi còn có hy vọng. Lòng dũng cảm, chính trực và bất chấp của các bạn khi đối mặt với sự áp bức chính trị đã tỏa sáng qua các hành động mà chúng tôi đã không còn nhìn thấy ở Trung Quốc từ rất lâu. Giống như Lion Rock hùng vĩ (một ngọn núi ở Hồng Kông trông giống như một con sư tử), các bạn sẽ không bao giờ cúi đầu khi đối mặt với chính quyền chuyên chế”, bức thư viết.
Bức thư cũng đề cập tới sự kiện thảm sát Thiên An Môn 30 năm trước, khi Bắc Kinh gặp nguy hiểm lớn, chính người Hồng Kông đã hỗ trợ dân Trung Quốc mạnh mẽ nhất. “Nhưng 30 năm sau, khi các bạn cần sự hỗ trợ của chúng tôi nhất thì những gì các bạn nhận được là sự hiểu lầm và những lời cay độc từ nhiều người dân Trung Quốc. Là công dân đại lục, chúng tôi cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn các bạn biết rằng, vẫn có một nhóm người ở Trung Quốc đang ủng hộ các bạn”.
Tác giả bức thư cũng bày tỏ hy vọng về tương lai “Chúng tôi cũng mơ ước một ngày nào đó được sống trong một xã hội lành mạnh với một hệ thống tư pháp độc lập, công bằng xã hội, tự do và dân chủ. Chúng tôi cũng mơ ước rằng một ngày nào đó ánh sáng của nền văn minh hiện đại sẽ soi đường cho mỗi người nơi đây. Chúng tôi hiểu rằng, khi người Hồng Kông đấu tranh cho sự tự do của chính họ, họ cũng đang chiến đấu cho Trung Quốc”.
Kết thư, những người ở đại lục gửi lời xin lỗi tới Hồng Kông:
“Đáng buồn thay, chúng tôi không thể công khai cùng các bạn tham gia cuộc đấu tranh vì tự do. Chúng tôi thậm chí không dám tiết lộ tên của mình. Xin hãy tha thứ cho sự hèn nhát của chúng tôi, nhưng chúng tôi muốn các bạn biết rằng các bạn không đơn độc, có một nhóm người Trung Quốc đứng sau và cổ vũ cho các bạn”.
Chúng tôi cũng hy vọng các bạn sẽ cẩn thận trong mọi việc và trân trọng cuộc sống của mình, vì chừng nào còn tồn tại thì hy vọng vẫn còn”.
Quốc phòng : Lầu Năm Góc "dồn hỏa lực" về phía Trung Quốc
Thanh Hà Đăng ngày 14-09-2019 Sửa đổi ngày 14-09-2019 16:10
Quocviet V' via Conduongvui 
Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc Phòng Mỹ, tại thủ đô Washington.REUTERS/Yuri Gripas/File Photo
Tuần tra trên biển, bắn thử tên lửa, diễn tập đổ bộ, bộ Quốc Phòng Mỹ gần đây đã có nhiều hành động trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Washington muốn nhắc nhở Trung Quốc tránh vượt qua lằn ranh đỏ hay chính quyền Trump tăng tốc chặn đứng những tham vọng chiến lược của Bắc Kinh ?
Hãng tin Pháp AFP nêu lên hai câu hỏi này sau sự kiện Hạm Đội Bảy của Hoa Kỳ hôm 13/09/2019 điều tàu khu trục USS Wayne E.Meyer áp sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa. Cuối tháng 8/2019, cũng chiến hạm này đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn tại Trường Sa.
Trong chín tháng đầu năm 2019, Hải Quân Hoa Kỳ đã sáu lần điều chiến hạm đến các khu vực có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhân danh quyền tự do hàng hải. Để so sánh, trong hai năm 2017 và 2018, Hải Quân Mỹ chỉ có tổng cộng tám lần điều tàu vào các khu vực có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong suốt tám năm dưới chính quyền Obama, Lầu Năm Góc cũng chỉ có sáu lần đến khu vực mà Trung Quốc đã khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ.
Tại Biển Hoa Đông, Washington cũng đã tăng cường sự hiện diện qua đợt diễn tập quân sự trên đảo Ie-Shima, cách không xa Okinawa, hôm 11/09/2019. Trong cuộc tập trận lần này, lính Mỹ và Nhật Bản thực hiện nhiều bài tập gồm : tập đổ bộ lên một hòn đảo bị một lực lượng thù nghịch chiếm đóng ; tập chiếm một sân bay để chứng minh khả năng của quân đội Mỹ có thể đánh chiếm một hòn đảo có tranh chấp chủ quyền, biến địa điểm đó thành một căn cứ tiếp liệu cho Không Quân.
Theo lời một sĩ quan Mỹ, những chiến dịch kiểu này nhằm "cho phép quân đội triển khai lực lượng trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương, tiến hành các chiến dịch viễn chinh tại các vùng ven bờ có tranh chấp chủ quyền".
Theo giới quan sát, Lầu Năm Góc, vốn chỉ đưa tin nhỏ giọt về các chiến dịch tập trận, trong thời gian gần đây lại thường xuyên thông báo về các hoạt động quân sự này. Có lẽ đây là một sự thay đổi lớn từ khi ông Mark Epser được chỉ định vào chức bộ trưởng Quốc Phòng. Hơn nữa, các chiến dịch dồn dập nói trên thể hiện chính sách của Mỹ đối lại với chiến lược của Nga và Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc Phòng Epser đã dành chuyến công du đầu tiên cho châu Á và đã không che giấu kế hoạch của Washington nhanh chóng triển khai thêm tên lửa mới tại châu lục này. Dự án đó có thể được thực hiện trong "một vài tháng sắp tới" nhằm "ngăn cản sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực", như ghi nhận của tư lệnh Lục Quân Hoa Kỳ, tướng Ryan McCarthy hôm 12/09/2019. Và theo ông việc triển khai tên lửa tầm trung sẽ làm "thay đổi bàn cờ tại Đông Nam Á".  
Không nêu đích danh Trung Quốc và Nga, nhưng tướng Ryan McCarthy nhấn mạnh, nếu mở rộng được quan hệ đối với các đối tác trong vùng, cho phép quân đội Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của các đối tác này, thì Hoa Kỳ gần như có khả năng tương xứng để đối chọi với sự hiện diện quân sự của hai nước nói trên.
Vào tháng trước, Lầu năm Góc đã cho thử tên lửa tầm trung trên biển Thái Bình Dương sau khi Washington chính thức khai tử Hiệp Định Tên Lửa Tầm Trung INF. Cuối tháng 8/2019 chính phủ Mỹ khai sinh Bộ Tư Lệnh Không Gian Spacecom. Mục tiêu đề ra là bảo đảm an ninh cho Hoa Kỳ trước hai mối đe dọa là Nga và đặc biệt là Trung Quốc. Ngay từ năm 2007, Bắc Kinh đã phát triển một tên lửa tiêu diệt vệ tinh. Đây là bước mới nhất trên con đường quân sự hóa không gian của Trung Quốc.



Mời xem thêm:

Hậu quả thương chiến Mỹ-Trung: Con đường bành trướng toàn cầu của Huawei đã khép lại
The U.S. Is About to Do Something Big on Hong Kong

No comments:

Post a Comment