Monday, September 19, 2022

20220919 Cong Dong Tham Luan

20220919 Cong Dong Tham Luan

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Mon, Sep 19 at 11:38 AM

Đại sứ Trung Quốc tuyên bố người Đài Loan nào ủng hộ độc lập sẽ bị trừng phạt

Victoria Kelly-Clark Thứ tư, 14/09/2022 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fwww.epochtimesviet.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2022%2F09%2Frally-taiwan-june23-700x420-1.jpg&t=1663602575&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cdc-3e0001018d00&sig=aSV2rkJw9xo_9bayAjaoPw--~D

Đại sứ Trung Quốc tại Úc giải thích rằng những người Đài Loan nào muốn độc lập sẽ bị trừng phạt nếu Trung Quốc giành quyền kiểm soát khu vực này.

Đại sứ Tiếu Thiên (Xiao Qian) nói rằng những người ly khai tìm cách đưa Đài Loan tiến tới độc lập sẽ bị chính quyền Trung Quốc trừng phạt khi quốc gia này “thống nhất” với đại lục.

“Họ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp,” ông nói. “Họ tham gia vào việc tách Đài Loan khỏi Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề không phải là giáo dục hay cải tạo. Họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật.”

Các bình luận này diễn ra sau nhận xét của đại sứ trong một bài diễn văn tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Úc hôm 10/08, khi các ký giả Úc gặng hỏi người đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) này về những căng thẳng hiện nay ở Eo biển Đài Loan.

Đại sứ ĐCSTQ cho biết cá nhân ông ấy hiểu rằng nếu cuộc xâm lược thành công, các công dân của hòn đảo sẽ phải trải qua “cải tạo.”

Ông nói rằng Đài Loan đã được điều hành bởi “một chế độ khu vực trong nhiều thập niên” và “cách nhìn của họ” về Trung Quốc đại lục có thể có những quan điểm khác nhau, đòi hỏi “một quá trình để người dân Đài Loan hiểu đúng về Trung Quốc.”

Những nhận xét từ đại sứ phản ánh những nhận xét của Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã (Lu Shaye), người đã nói với hãng truyền thông Pháp LCI hôm 07/08 rằng nếu Bắc Kinh tiếp quản Đài Loan, thì 23 triệu cư dân của quốc đảo này sẽ phải đi cải tạo — lặp lại hoàn cảnh mà người Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt ở Tân Cương.

‘Cải tạo’ hiện được ĐCSTQ sử dụng để duy trì quyền lực chính trị

Việc sử dụng thuật ngữ cải tạo đã làm dấy lên những lo ngại toàn cầu sau khi một báo cáo (pdf) từ Liên Hiệp Quốc phát hiện rằng quy mô và sự tàn bạo của các trại giam, được các nhà chức trách ĐCSTQ coi là trại cải tạo bắt buộc hoặc “trung tâm giáo dục kỹ năng nghề,” có khả năng bị coi là tội ác phản nhân loại.

https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/countries/2022-08-31/22-08-31-final-assesment.pdf

“Mức độ giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với các thành viên của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm chủ yếu là người Hồi giáo khác… có thể cấu thành tội ác quốc tế, đặc biệt là tội ác phản nhân loại,” báo cáo trên cho biết.

Báo cáo này dựa trên kết quả phân tích thống kê, hình ảnh vệ tinh, tài liệu của chính ĐCSTQ, và 40 cuộc phỏng vấn với người Duy Ngô Nhĩ và những cá nhân bị ảnh hưởng khác.

Các trại cải tạo đã được chính quyền cộng sản sử dụng như một phương tiện đàn áp những nhóm mà họ coi là mối đe dọa. Trong quá trình cai trị của cộng sản, những người bị nhắm mục tiêu để cải tạo bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc thiểu số Hồi giáo như Kyrgyz, Uzbek, và Kazakh, người Tây Tạng, những người theo tín ngưỡng trong đó có các tín đồ Cơ Đốc và các học viên Pháp Luân Công, cùng những người bất đồng chính kiến.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times trong chương trình “American Thought Leaders” (“Các Nhà Lãnh Đạo Tư Tưởng Hoa Kỳ”), ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) Nury Turkel nói rằng ĐCSTQ đã sử dụng chuyển hóa tư tưởng như một cách để bảo đảm duy trì quyền kiểm soát đối với dân số Trung Quốc.

“Chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là chính quyền hiện tại dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, xem bất cứ điều gì tạo ra sự bất mãn đối với chính quyền Trung Quốc hoặc bất cứ điều gì khác với những gì họ đã quảng bá cụ thể trong mặt trận ý thức hệ, thuật ngữ mà họ sử dụng nhiều có thể được coi là một nguồn cho tình trạng bất ổn tiềm ẩn, gây ra sự bất ổn trong tương lai đối với Đảng Cộng sản,” ông Turkel nói.

“Đối với Nhà nước Trung Quốc, ổn định là mối quan tâm hàng đầu. Họ sẽ làm bất cứ điều gì.”

Cô Victoria Kelly-Clark là một phóng viên tại Úc chuyên về chính trị quốc gia và môi trường địa chính trị ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, Trung Đông và Trung Á.

Tịnh Nhi biên dịch

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Mon, Sep 19 at 11:42 AM

Trung Quốc và Nga cam kết về trật tự quốc tế ‘công bằng hơn’ trước cuộc gặp giữa ông Putin và ông Tập

Andrew Thornebrooke Thứ tư, 14/09/2022 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fwww.epochtimesviet.com%2Fwp-content%2Fuploads%2F2022%2F09%2FPutin-Xi-Jinping-700x420-2.jpg&t=1663602575&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cdc-3e0001018d00&sig=7ajuLGOvAxFJUBfWRweGYA--~D

https://www.ohchr.org/sites/default/files/documents/countries/2022-08-31/22-08-31-final-assesment.pdf

Theo một trong những quan chức ngoại giao cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Trung Quốc và Nga hướng tới mục tiêu dẫn dắt thế giới tiến tới một trật tự quốc tế mới.

Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) cho biết: “Phía Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm việc với phía Nga để không ngừng khai triển hợp tác chiến lược cao cấp giữa hai nước, bảo vệ lợi ích chung, và thúc đẩy sự phát triển của trật tự quốc tế theo hướng công bằng và hợp lý hơn.”

“Mối bang giao giữa hai nước luôn đi đúng hướng, và cả hai luôn ủng hộ nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của mình.”

Ông Dương đã đưa ra những bình luận trên trong một cuộc gặp hôm 12/09 với Đại sứ Nga Andrey Denisov tại Bắc Kinh. Trong các tuyên bố chính thức, chính quyền Trung Quốc thường xuyên sử dụng tuyên truyền để mô tả nỗ lực đạt được một trật tự quốc tế “công bằng hơn” và “chính đáng hơn,” mà các quan chức và nhà phân tích phương Tây lưu ý việc này như là một sự chỉ trích gián tiếp đối với trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ do Hoa Kỳ lãnh đạo mà ĐCSTQ vốn tìm cách phá hoại và cuối cùng thay thế bằng một trật tự phù hợp với chủ nghĩa độc tài của chế độ này.

Bình luận trên được đưa ra theo sau những nhận xét tương tự của nhân vật quan trọng thứ ba trong ĐCSTQ, ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), trong đó ông đã công khai ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine và bảo đảm với Nga rằng họ sẽ nhận được hỗ trợ từ phía Trung Quốc.

“Trung Quốc hiểu và ủng hộ Nga trong các vấn đề đại diện cho lợi ích sống còn của nước này, đặc biệt là về tình hình ở Ukraine,” ông Lật nói, theo Duma Quốc gia Nga (tên gọi của Nghị viện Nga). Câu nói này không được tuyên bố của Trung Quốc về sự kiện này chứng thực.

ĐCSTQ cho đến nay vẫn thể hiện một thái độ trung lập về vấn đề Ukraine, liên tục bảo vệ cuộc xâm lược của Nga và đổ lỗi cho NATO là nguyên nhân gây ra cuộc chiến này trong khi có ý cung cấp viện trợ quân sự trực tiếp vốn có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt quốc tế.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình sẽ gặp nhau vào cuối tuần này bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực tại Uzbekistan. Đây sẽ là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo gặp mặt trực tiếp kể từ tháng Hai, khi họ tuyên bố quan hệ đối tác “không có giới hạn” ở Bắc Kinh, chỉ vài tuần trước cuộc xâm lược Ukraine.

Phụ tá Điện Kremlin Yuri Ushakov đã thông báo cuộc gặp gỡ này tại một cuộc họp báo hôm 13/09 ở Moscow, cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề có ý nghĩa địa chiến lược, bao gồm Đài Loan và Ukraine.

“Trung Quốc đã thực hiện một phương pháp tiếp cận cân bằng đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, minh bạch bày tỏ sự hiểu biết của họ về những lý do thúc đẩy Nga khai triển chiến dịch quân sự đặc biệt này,” ông Ushakov nói. “Vấn đề đó sẽ được thảo luận kỹ lưỡng trong cuộc gặp gỡ.”

Ông Ushakov còn nói thêm rằng cuộc gặp sẽ có “ý nghĩa đặc biệt” đối với hai nhà lãnh đạo.

Quân đội Nga đã đối mặt với một loạt khó khăn ở Ukraine trong những tuần gần đây, thất bại trước một cuộc tấn công bất ngờ của nước này. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn chịu trách nhiệm về hơn 40% nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Âu Châu, vì vậy họ có thể tận dụng thực tế đó để khuyến khích các quốc gia phương Tây từ bỏ các lệnh trừng phạt đang cản trở nỗ lực chiến tranh của họ.

Do đó, cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Tập có ý nghĩa quan trọng đối với tham vọng của cả hai nhà lãnh đạo. Đối với Nga, đây là cơ hội để chứng tỏ với thế giới rằng nước này không bị cô lập. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là cơ hội giành được một hệ thống quốc tế thay thế cho trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Các nhà phân tích lưu ý rằng cả hai chế độ này đều hướng tới chống lại trật tự quốc tế tự do, và đạt được một trạng thái toàn cầu, trong đó cả hai đều có thể mở rộng lợi ích của mình mà không sợ bị Hoa Kỳ và các đồng minh đáp trả.

Ông Andrew Thornebrooke là phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.

Thanh Tâm biên dịch

 

Martha’s Vineyard claims to be a “sanctuary” jurisdiction that welcomes illegal aliens. Most of those multi million dollar mansions are summer homes that are vacant most of the year. They can be used to house thousands of illegal migrants.

https://twitter.com/ChristinaPushaw/status/1570501610585063424/photo/1

#BREAKING | ĐẢO NHÀ OBAMA ĐUỔI DI DÂN BẤT HỢP PHÁP CHỈ SAU 1 NGÀY! 

01

https://www.youtube.com/watch?v=ZeIbzK5Dqsw

September 19, 2022

https://www.youtube.com/watch?v=6FKa-vI2F1M

https://www.youtube.com/watch?v=lOfCDBHyJhI

 

Việt Nam: Bộ Công an điều tra vụ logo Bộ Y tế biến thành ' rắn ngậm phong bì'--- ( Nguồn: BBC Tiếng Việt) +

https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-62945991/p0clcfs1/vi

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/CBE3/production/_126759125_307358228_6086366291376062_3714623352166964074_n.jpg.webp

https://bacaytruc.com/index.php/13906-vi-t-nam-b-cong-an-di-u-tra-v-logo-b-y-t-bi-n-thanh-r-n-ng-m-phong-bi-ngu-n-bbc-ti-ng-vi-t



No comments:

Post a Comment