20220909 Cong Dong Tham Luan Dia Ban Hai Chau Kinh Chau Duong
Địa Bàn Hai Châu Kinh Châu Dương Đất Bách Việt
*** Trong khi đi tìm các địa danh cùng tọa độ
cho tài liệu "Địa Sử Lĩnh Nam" chúng tôi đã tình cờ tìm ra được địa
bàn của hai châu Kinh và Dương trong giai đoạn cổ sử. Theo cổ sử triều đại Thần
Nông Nam, tức vua Kinh-Dương (vua hai Châu Kinh và Dương), đã được khởi đầu từ Thái- tử Lộc-Tục
thế nhưng không hiểu sao thủy tổ của Bách-Việt lại chỉ được khởi đầu
từ Thái-tử Sùng-Lãm tức vua Lạc-Long!
Địa bàn của hai châu Kinh và Dương nằm phía Bắc trên lưu vực sông Dương Tử/Yangtze
River mà hiện nay được gọi là sông Trường-giang. Ngoài ra dọc theo hai bên sông
Dương-tử/Yangtze River những địa danh tiếng Việt vẩn còn nguyên. Qua những tài liệu
không ảnh cho chúng tôi thấy rằng những gì mà trước kia chúng ta nghỉ rằng nó
chỉ là huyền sử, thì nay với những chứng cứ nầy nó đã xác minh đây là phần địa
bàn cổ sử của Bách Việt ***
Kinh Châu
30°20'5.24"N 112°14'26.49"E
Sa Thị • Kinh Châu • Hồng Hồ • Thạch
Thủ • Tùng Tư • Giam Lợi • Công An • Giang Lăng
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Ch%C3%A2u_(qu%E1%BA%ADn)
Dương Châu
32°23'21.37"N 119°24'46.26"E
01
Tài liệu đọc thêm:
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/page/2/
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/page/3/
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/page/4/
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/page/5/
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/page/6/
https://luocsutocviet.com/tag/lang-linh/page/7/
https://luocsutocviet.com/2021/05/05/529-nguoi-viet-theo-che-do-phu-he-tu-khi-nao/
https://luocsutocviet.com/2018/01/07/053-khao-cuu-ve-trang-phuc-thoi-ky-hung-vuong/
228. Thử tìm lại biên
giới cổ của nước Việt: bằng cổ sử, triết học, di tích và hệ thống ADN
Trích đoạn: Về Vua Kinh Dương
Chương trình giáo
dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-quốc. Nam sử tức sử
của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai
tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ
sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh; không bằng một phần
trăm những gì tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận
về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước
tôi. Chính vì vậy tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như:
·
Ðại-Việt sử ký toàn
thư (ÐVSKTT),
·
An-Nam chí lược (ANCL),
·
Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS),
·
Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM),
·
Ðại-Nam nhất thống chí (ÐNNTC).
Ðại
cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau:
« Vua Minh cháu bốn đời
vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi
Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một
con trai tên Lộc-Tục. Vua
lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua
phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài
dạy hai thái tử rằng:
« Nghi làm
vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam,
lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc
ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhau. Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc
chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn ».
Xét
triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai:
1. Thần-Nông Bắc.
·
Vua
Nghi (2889-2884 trước Tây lịch)
·
Vua
Lai (2843-2794 trước Tây lịch)
·
Vua
Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch)
·
Vua
Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch).
Ðến
đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp
Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng-đế
làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển
một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời
đại Thần-Nông.
2. Triều đại Thần-Nông Nam.
Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh-Dương,
lúc
mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung
cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn
năm văn hiến. (1)
[Nội
dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch sử, văn
hóa, địa lý của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong khoảng thời gian
4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay 1991. Còn như đi xa hơn về
những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi
không luận đến ở đây.]
Xét
về cương giới cổ sử chép:
« Thái-tử Lộc-Tục lên
ngôi lấy hiệu là Kinh-Dương (2), đặt tên
nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tây. Vua
Kinh-Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ
đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử
Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh-Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên
nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới
hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải.)
Cổ
sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép:
« Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một
bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập
ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền
con nối.
·
Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ
Ðộng-đình. (Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-quốc.)
·
Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận. (Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc.)
·
Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành. (Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Ðồng-nai.)
·
Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lão-qua. (Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.)
·
Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải. (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc.)
·
Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm. (Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc.)
·
Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam. (Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình.)
·
Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân. (Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa,
Nghệ-an, Hà-tĩnh.)
·
Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ. (Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc.)
Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các
hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu ».
Một
huyền sử khác lại thuật:
Vua
Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: « Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở
với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi
con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một
lần »
Các
sử gia người Việt lấy năm vua
Kinh-Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng
không tôn vua Kinh-Dương với
Công-chúa con vua
Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu,
mà lại tôn vua Lạc-Long làm
Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫu. Cho
đến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào:
« Chúng tôi là con Rồng, cháu
Tiên.
Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ ».
Chủ
đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này.
Hai Châu Kinh và Châu Dương địa bàn lãnh thổ của Bách Việt cùng với Động Đình Hồ phía Bắc sông Dương-tử giang/Yangtze River tức Trường-giang.
02
No comments:
Post a Comment