20220902 Cong Dong Tham Luan Dia Su Linh Nam 36a
Hai Bà Trưng Dựng Cờ Khởi Nghĩa
https://www.youtube.com/watch?v=R_2F7A3QWis
CẨM-KHÊ DI-HẬN (Q.IV: Hồi 93-100)
Posted on November 16, 2012 by Lê
Thy
HỒI THỨ CHÍN MƯƠI SÁU
Tô khấu tước bình, trực bả quần
thoa đương kiếm kích,
Trưng vương dực tải, hảo tương cân quắc hộ sơn hà.
(Câu đối ở đền thờ Trần Quốc)
Dịch nghĩa:
Dẹp giặc Tô Định cứu dân, quyết lấy quần thoa thay kiếm kích.
Phù vua Trưng dựng nước, đem tài khăn yếm giữ non sông.
https://trandaisy.wordpress.com/2012/11/16/cam-khe-di-han-q-iv-hoi-93-100-2/4/
Chiến trường Nam Hải cả trên bộ lẩn hải chiến của nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên cùng các tướng Vương Phúc, Trần Quốc, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, Đào Nhị-Gia, Sa-Giang, Nguyễn Tử-Vân cùng các quân đoàn Tây-vu từ đảo Hải Nam cho tới Phúc Châu, Thường Sơn.
01
Niên hiệu Lĩnh-Nam năm thứ ba, tháng ba ngày
13.
Thần Đào Lục-Gia, tức Sún Đen kính cẩn rập đầu
tâu trước hoàng-đế bệ hạ Lĩnh-Nam.
Kể từ khi Lĩnh-Nam phục quốc. Thấm thoát đã
được ba năm. Trong ba năm, nền nội trị thực vững vàng. Trên từ hoàng-đế bệ hạ,
xuống dưới thứ dân, trước sau như một, người người đồng tâm. Thần đi đến đâu
cũng thấy tiếng trẻ đọc sạch. Tiếng hát ở đồng quê. Tiếng thầy dạy học trò. Mùa
màng liên tiếp trúng. Lúa gạo đầy kho. Lương tiền dư giả. Trong khi đó, bên
Trung-nguyên, quan lại nhũng lạm, dân chúng lầm than. Cái cảnh thái bình, thịnh vượng ở
Lĩnh-Nam, khiến dân chúng Trung-nguyên nhấp nhỏm muốn lật nhà Hán. Vì vậy
Quang-Vũ hoảng sợ, bằng mọi giá phải diệt nước mình. Trận hồ Động-đình, diệt ba
mươi vạn quân. Mã Viện, Lưu Long táng đởm kinh hồn. Trung-nguyên rung động.
Giữa lúc thế giặc tan, Kinh-châu náo loạn,
Nam-dương không phòng bị kịp, thần khuyên công chúa Thánh-Thiên đánh lên Bắc,
hợp với công-chúa Phật-Nguyệt. Trước chiếm Kinh-châu, trao cho Thục cai trị.
Thuận thế trẻ tre đánh về Lạc-dương. Tất Quang-Vũ bỏ Lạc-dương vào Trường-an. Ta
trao Trung-nguyên cho Thục. Như vậy cái thế tam phân thiên hạ lại tái lập. Song
lời đề nghị của thần không được các tướng soái tán thành.
Thần đã cùng ăn, cùng ở với tướng sĩ Hán. Thần
hiểu họ hơn ai hết. Đừng bao giờ hy vọng họ để mình đứng yên. Việt,
Hán bất lưỡng lập. Ta không đánh người. Tất người đánh ta. Quả như vậy, sau khi xảy ra
vụ Lê Đạo-Sinh, Lĩnh-Nam mất Tượng-quận. Đất tổ mất một phần sáu. Ôi đau đớn
biết bao? Bọn tướng sĩ Tây-vu chúng thần, thường đêm ngày khóc thảm, đau xót
khôn tả. Đất nước của Quốc-tổ, để rơi vào tay Hán. Bọn thần đều thề rằng: Từ
nay gặp giặc Hán, đánh như sét nổ. Coi cái chết như lông hồng. Có như vậy mới
khiến giặc kinh sợ.
Hay đâu trận đánh Nam-hải diễn ra. Lưu Long
mang hai mươi vạn quân. Mã Viện mười vạn. Thêm mười vạn thủy quân. Cộng lại tới
bốn mươi vạn. Hán mất ba mươi vạn ở hồ Động-đình, có hai mươi vạn ở Tượng-quận,
bốn mươi vạn ở Nam-hải. Trong khi
Lĩnh-Nam mất năm vạn ở hồ Động-đình, đến nay vẫn chưa hàn gắn xong. Trận
Tượng-quận, không đánh mà tan hết đạo binh năm vạn. Trên mười vạn tráng đinh
Lĩnh-Nam huấn luyện, bị Lê Đạo-Sinh dùng đánh lại Lĩnh-Nam. Không biết sau trận
Nam-hải, đất Lĩnh-Nam mất bao nhiêu con em? Ngày nào mới bổ xung kịp? Trong khi
đó Hán vẫn có thể kéo quân Tinh, U, Ký châu hơn trăm vạn về.
Bọn thần đã bàn cùng Công-tôn sư huynh, nguyện
lấy cái chết đền ơn Quốc tổ, Quốc mẫu và bệ hạ. Vì vậy quân Lưu Long năm phần,
Công-tôn đại ca với Sún Lé không được một, mà giết bốn vạn giặc. Công-chúa
Thánh-Thiên trao cho công-chúa Đông-Triều, với thần ba vạn quân, phải vây sáu
vạn quân Lưu Long. Công-tôn đại ca hai vạn người, trấn mười vạn quân Mã Viện.
Khi nhận trách nhiệm, bọn thần cầm chắc cái chết trong tay. Cho nên anh em thần
đã bí mật cùng ăn với nhau bữa cơm vĩnh biệt, trước khi ra trận. Trên đường
tiến quân, cứ mỗi bước, thần lại liếc nhìn cảnh vật, này sông, này núi, này
hoa, này cỏ. Bọn thần chỉ được nhìn lần này là lần chót, rồi thây phơi trên
chiến địa.
Thần đứng chỉ huy các sư phong, xà, ngao, hầu
vây giặc. Mỗi lần chúng đổ đồi, một lần bọn thần đánh bại. Thề một bước không
lui. Lại Quán chỉ huy đoàn khỉ, truyền cành này, băng cành nọ. Bị giặc chém cụt
một tay, máu chảy như suối,
vẫn nghiến răng chịu đau, đốc xuất Thần-hầu, cho đến khi máu ra hết, mới ngã
xuống. Hải-Diệu dùng ong đốt giặc. Hàng ngũ giặc rối loạn. Chúng dùng lửa hun
khói. Ong bỏ chạy. Diệu bị bắt, can đảm cắn lưỡi chết, để bảo vệ danh tiết. Lê
Diệu-Tiên trấn giữ thác nước, không cho giặc chiếm. Giặc đánh mười
lần, đều bị đẩy lui. Thần-long chết hết. Hải-Diệu tủi hổ nhắc lại chỉ dụ của bệ
hạ “Tướng là quân. Quân là tướng”.
Vì vậy đã tự tử theo quân. Xác phơi trên sườn
núi. Lã-văn-Ất dùng chó sói bảo vệ Thần-nỏ. Thần-nỏ bị tràn ngập. Chó sói liều
lĩnh cùng chết với giặc. Giặc chết hết, thì sói cũng cùng. Lã Văn-Ất kiệt lực,
ngã xuống như ngọn đèn hết dầu.
*** Truyền thống nầy vẩn còn giử mải cho
đến thời Đệ Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa với ngũ hổ tướng miền Tây đã tự
tử để ở lại với quê hương, dân tộc củng như những binh chủng khác như
Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Địa Phương Quân, Nghỉa Quân ***
Hùng khí và tinh thần chiến đấu của
người lính Việt-Nam Cộng-Hòa được truyền thừa từ truyền thống Tây-vu
của Lĩnh Nam trong thế kỷ 39-44, thời đại của Vua Trưng khi lập quốc.
Người Khách Đi Xe (Thảo Lan) - Tài Nguyễn Diễn
Đọc
https://www.youtube.com/watch?v=MrFUpdy5hCI
Thần bị trúng thương ba chỗ. Biết chắc sẽ
chết. Thu nhặt tàn quân quân đoàn bốn Tây-vu, đánh vào tên giặc chót. Máu ra
nhiều quá, chân tay run rẩy, mắt hoa không còn thấy đường. Vội lấy giải áo bệ
hạ ban cho ngày nào, gửi tấu chương. Con chim sắp chết, tiếng kêu bi thương.
Người ta sắp chết lời nói
hẳn lành, thần dám xin bệ hạ, sau trận đánh Nam-hải, Lưu Long, Đoàn Chí, Mã
Viện đều kiệt lực. Khẩn cho công-chúa Gia-hưng đánh thẳng về Lạc-dương.
Công-chúa Thánh-Thiên đánh về Hạ-khẩu, cùng công-chúa Phật-Nguyệt, tiến chiếm
Kinh-châu. Bắc-bình vương Đào Kỳ đi sau tiếp ứng. Cửu-chân vương Đô Dương, vượt
biển đánh lên Liêu-đông. Bốn mặt uy hiếp Lạc-dương. Cần đánh thực nhanh, không
cho Hán kịp thời trở tay. Quang-Vũ tất bỏ chạy. Ta giúp hào kiệt Trung-nguyên,
lập một triều đình mới. Trung-nguyên bị chia ba, chia bốn, Lĩnh-Nam mới tồn
tại. Dù sau này họ thống nhất lại được, cũng mất hai, ba chục năm. Bấy giờ
Lĩnh-Nam ta mạnh. Ta vỗ kiếm, nói truyện với Trung-nguyên trong thế
chiến thắng.
Hỡi ơi! Mắt thần mờ đi rồi, máu ra nhiều quá.
Thần…”
Đến đây máu, nước mắt bê bết, không còn chữ
nào nữa. Trưng-đế cùng các đại thần nước mắt tuôn rơi. Ngài phán:
– Ta thường nghe Bắc-bình vương nói rằng:
Tây-vu Thiên ưng lục tướng tuổi tuy trẻ, mà suy nghĩ như người già. Trong sáu
tướng. Lục gia trẻ nhất, học văn tiến hơn cả. Cứ đọc bản văn này thì rõ. Ta sẽ
khẩn họp các tướng quyết định về lời tâu của Lục gia.
Lễ tẩm liệm các anh hùng Tây-vu bắt đầu. Đào
Tam-Gia đeo bảo kiếm. Tay cầm năm lá cờ ngũ sắc phất. Hơn trăm chiến sĩ Tây-vu
cầm tù và rúc lên tu tu. Tiếng tù và nức nở, kéo dài thê lương bất tận. Trên từ
Trưng-đế xuống đến quần thần đều cúi mặt. Đào Tam-Gia hướng vào các tử thi đọc
bài điếu văn thảm thiết.
Đào Tam-Gia dứt lời. Một hồi tù và thổi lên.
Trên trời Thần-ưng từ xa bay tới. Hơn nghìn con bay lượn vòng tròn trên trời.
Từng toán năm con một tách khỏi đoàn, nghiêng cánh bay xuống lượn qua xác các
chúa tướng. Chúng cất tiếng bi ai thảm não. Cứ như thế, lần lượt chúng biến vào
chân trời. Trong khi đó, đoàn Thần-hầu thứ tự đến trước đài để xác các chúa
tướng hành lễ như người. Đoàn Thần-tượng đi qua, chúng đều quì gối, rơi nước
mắt, rống lên thống thiết bi ai.
Đoàn Thần-hổ, Thần-báo, Thần-ngao, thứ tự đi
qua đài. Chỉ còn đàn Thần-phong, Thần-long không dự lễ tiễn biệt.
Đến đó Thần-ưng đã bay trở về. Trên mỏ mỗi con
ngậm một đóa hoa tươi. Chúng bay qua khán đài, thả xuống. Hoa mưa trên xác tử
sĩ. Rồi chúng đậu chi chít trên các cành cây, cúi đầu ủ rũ, cất tiếng kêu khắc
khoải. Xác các tử sĩ được khâm liệm.
Công-chúa Thánh-Thiên truyền chở về quê hương
chôn cất. Tính chung quân đoàn bốn Tây-vu thiệt hại:
Sư Tượng, hai trăm thớt voi, hai mươi tướng.
Sư Hổ, ba trăm con, ba mươi tướng.
Sư Báo, ba trăm con, ba mươi tướng.
Sư Long, năm ngàn con, ba mươi nữ tướng.
Sư Ưng, sáu trăm con, ba mươi tướng.
Sư Ngao, ba trăm con, ba mươi tướng.
Sư Hầu, sáu trăm con, ba mươi tướng.
Sư Phong, hai triệu, mười nữ tướng.
Thuật giả chỉ biết tên các chúa tướng, không
có sách sử nào chép rõ tên tuổi hai trăm mười tướng tuẫn quốc trên. Đành gọi chung bằng danh hiệu Anh Hùng
Lĩnh Nam.
Trưng-đế hỏi:
– Có tin tức gì về đạo thủy binh không?
Trần Tứ-Gia tâu:
– Tâu bệ hạ, từ hôm lâm chiến đến giờ. Thần
vẫn nhận được đầy đủ tin tức các đạo thủy quân của công-chúa Gia-hưng,
Trấn-đông tướng quân Vũ Chu. Còn tin tức đạo Nam-hải với vịnh Giao-chỉ thần
chưa nhận được gì cả.
Trưng Vương vẫy tay, tỏ ý an ủi:
– Xin Tứ sư thúc an tâm. Trước khi đến đây,
tôi đã nhận được đầy đủ tin tức đạo quân Chu Long đánh Nam-hải và đạo của Trịnh
Sư đánh vịnh Giao-chỉ. Hai nơi này chúng đều bại.
Các tướng sĩ nghe nói, đều mừng hớn hở. Tư-đồ
Phùng Vĩnh-Hoa nói:
Trước hết hạm đội của Chinh-nam đại tướng quân Trịnh Sư, gồm hơn hai vạn người ra khơi, hướng
vào vịnh Giao-chỉ. Công-chúa Gia-hưng Trần Quốc lệnh cho các đội tuần tiễu tránh xa. Làm như
không khám phá âm mưu đánh úp Giao-chỉ của chúng. Một mặt cho Thần-ưng báo về
Giao-chỉ. Đại tư mã Giao-chỉ Trần
Dương-Đức truyền cho các đội giang thuyền
nhỏ ẩn ở trong các lạch ven bờ biển: khi thấy chiến thuyền giặc sắp tới, thì
kéo cờ trắng dọc các cửa sông. Trịnh Sư xuất
thân một trong Liêu-đông tứ ma. Y sống trên biển quen, song lại không có tài
dùng binh. Y thấy cờ trắng treo khắp đác cửa sông, thì nghi ngại. Y cho một chiến thuyền tiến vào dò la. Đô-đốc Giao-chỉ là công-chúa Tử-Vân (sử gọi là
nàng Tía) cho một vài chiến thuyền nhỏ
chèo ra đánh rồi bỏ chạy. Chiến thuyền vào tới chỗ khuất, nàng cho Giao-long
binh lặn xuống đục thuyền Hán. Thuyền chìm. Quân Hán bơi vào bờ sông, bị bắt
hết. Trịnh Sư thấy chiến thuyền dò thám mất tích, y cho chiếc thứ nhì vào. Lại
bị Tử-Vân đánh chìm bắt hết.
Đến chiến thuyền thư năm mất tích, Trịnh Sư
hao hai nghìn năm trăm thủy thủ, mà không biết việc gì xảy ra. Y định rút lui.
Bấy giờ Công-chúa Tử-Vân cho một số chiến thuyền xuất hiện. Vừa đánh trống, vừa
chạy. Trịnh Sư đuổi theo rất gấp. Công-chúa thuộc địa thế, cho chiến thuyền của
mình vượt qua cửa bể Thần-phù
dễ dàng. Trịnh Sư không biết cửa
Thần-phù sóng lớn, xoáy mạnh, cho chiến thuyền đi vào. Chiến thuyền Hán quay
ngang, quay ngửa, khốn khổ lắm mới thoát được, thì không thấy chiến thuyền của
công-chúa Tử-Vân đâu. Chúng hướng bờ biển tiến vào, đúng vùng núi Nghi-sơn, Biện-sơn thuộc Cửu-chân.
Cửa biển Thần Phù
19°54'45.95"N 106° 1'53.10"E
Nghi Son
19°20'16.84"N
105°49'11.91"E
Nui Bien Son
19°19'52.95"N
105°49'13.60"E
Hon Nghi Son
19°18'42.36"N 105°49'27.91"E
02
Các tướng
nghe Phùng Vĩnh-Hoa kể truyện, say mê. Đến độ hiện diện hơn nghìn người, mà một
con ruồi bay qua còn nghe thấy tiếng. Phùng Vĩnh-Hoa tiếp:” … Các vị biết Cửu-chân
vương Đô Dương tài ba thế nào rồi đó. Đất Cửu-chân nhân tài
như thế nào rồi đó. Trước khi nhử giặc. Công-chúa Tử-Vân đã thông báo cho Đô vương gia biết.
Đô vương gia họp anh hùng Cửu-chân. Ai cũng đòi được đánh giặc. Cuối cùng công-chúa
Nga-sơn đưa ra kế hoạch: Phải làm thế nào bắt sống hết đám giặc,
mới tỏ được khí phách anh hùng Cửu-chân. Kế hoạch chuẩn bị sẵn “.
Công-chúa
Phùng Vĩnh-Hoa ngừng lại, uống bát nước vối, lấy giọng, rồi tiếp:
” … Đô
vương gia để cho giặc đổ bộ lên đảo Nghi-sơn. Đêm chúng nấu cơm ăn,
ngủ say như chết. Người cho bốn tướng, Mai An, Mai Đạt, Mai Thỏa, Mai Tứ dẫn một
đội Giao-long
binh từ trên rừng lặn xuống cắt dây cột chiến thuyền, bắt trói
mấy tên thủy thủ canh gác lại. Làm xong mọi việc, đốt pháo lệnh lên. Thủy quân
của Đô-đốc Tử-Vân từ ngoài khơi tiến vào, đánh trống, khua chiêng. Trịnh Sư
cùng đám quân ngủ trên đảo thức giấc, chỉ thấy biển mênh mông. Chiến thuyền
mình bị cướp hết. Trời sáng, Đô vương gia dẫn Đại tư-mã Đinh Đại, các đại tướng
Đô Thiên, Đào Nghi-Sơn, Đào Biện-Sơn, đem chiến thuyền Cửu-chân hợp với Đô-đốc
Tử-Vân vây đảo Nghi-sơn. Được hai ngày, quân trên đảo hết lương, đói
lả, nằm la liệt. Bấy giờ quân Cửu-chân dùng thuyền đổ bộ, chỉ việc trói lại. Đại tư mã
Đinh–Đại xin xẻo
thịt Trịnh Sư trả thù cho Đinh Bạch-Nương, Đinh Tĩnh-Nương, Quách Lãng tử trận
hồ Động-đình, song tìm hoài không thấy y đâu”.
Thánh-Thiên
hỏi:
– Còn mặt trận
Hải-nam?
Trưng Nhị
thuật:
” … Công-chúa
Tử-Vân xin với tôi, được đem quân tiếp ứng đảo Hải-nam. Tôi
thuận. Nàng dùng chiến thuyền Hán, kéo cờ hán. Lấy quần áo thủy thủ Hán cho
thủy thủ Lĩnh-Nam mặc. Dương buồm vượt vịnh Giao-chỉ tiến đến đảo Hải-nam. Tôi
vội sai Thần-ưng báo cho Nam-hải vương Trần Nhất-Gia, Nhị-Gia biết trước để
khỏi ngộ nhận, đánh lẫn nhau. Chu Long dẫn ba vạn thủy thủ, đem
chiến thuyền đánh đảo Hải-nam. Sư bá Trần Nhất-Gia giả
như không biết. Như các vị biết đảo Hải-nam đất rộng, dân ít, gần bờ biển hơn
hai mươi dậm không có người. Sư bá truyền quân ẩn vào rừng rậm. Chu Long yên
tâm đổ bộ lên đảo. Nghỉ ngơi hai ngày. Y cho quân tiến sâu vào lục địa. Không
gặp quân kháng cự. Dân chúng cúi đầu tuân phục, cung cấp thịt, cá cho chúng.
Chúng yên tâm, đóng quân trên đảo. Giữa lúc sư bá Trần Nhất-Gia nhất định phản
công đánh giặc, thì được thư của tôi. Người cho sư giả ra khơi bàn với
công-chúa Tử-Vân. Công-chúa Tử-Vân án binh ngoài khơi. Chờ đến đêm mới dùng
thuyền nhỏ chở đội Giao-long binh vào đánh úp, chiếm hết
chiến thuyền của Chu Long, rồi chèo ra khơi. Trong lúc đó sư bá Trần Nhất-Gia
cho quân đến cướp trại. Chu Long đấu với sư bá hơn bốn trăm hiệp bất phân thắng
bại. Quân sĩ của y rút ra biển, thì ôi thôi, chiến thuyền không cánh mà bay.
Tráng đinh
trên đảo, cùng quân sĩ ẩn trong rừng, đêm tiến ra đánh tỉa. Thủy thủ Hán mất
chiến thuyền, lương thực không còn, lại bị đánh du kích. Đợi sau mười ngày, cho
chúng đói khát. Bấy giờ đại quân Nam-hải với Thủy quân Giao-chỉ xuất hiện.
Chúng đầu hàng hết. Chu Long cướp một thuyền nhỏ bỏ chạy. Gặp công-chúa
Nga-Sơn cùng đội thủy quân Cửu-chân. Thủy thủ vây y kín như thành
đồng vách sắt. Nhìn cử chỉ Công-chúa Nga-Sơn, y biết người không giỏi võ. Y
nhảy nhót mấy cái đến bên người, vung tay kiềm chế để thoát thân. Thủy thủ thấy
vậy không dám tấn công y nữa. Trong khi y bắt công-chúa Nga-Sơn lên một con
thuyền nhỏ, chèo trốn, thì thình lình công-chúa nhào xuống biển. Chu Long đánh
theo một chưởng. Công-chúa ở dưới nước bị long óc chết.
Công-chúa
Tử-Vân xua chiến thuyền đuổi theo. Hai người đại chiến dưới đáy biển. Sau nửa
giờ Chu Long không thạo
thủy chiến bị bại, y cướp một chiến thuyền bỏ chạy. Thế là
chúng ta bắt sống được năm vạn thủy quân với hai trăm chiến thuyền lớn.
Công-chúa
Tử-Vân xin tôi cho phép đem cả hạm đội mới bắt được, vận tải
thủy quân Nam-hải, Giao-chỉ tiếp ứng cho
công-chúa Trần Quốc. Tôi đồng ý. Đến đó tôi lên đường đi
Mê-linh. Không được tin tức gì nữa”.
Chú thích
tác giả :
Công-chúa
Tử-Vân thường được gọi bằng danh từ bình dân “Nàng Tía”. Quê
công-chúa ở Vĩnh-hưng. Nay thuộc xả Vĩnh-quỳnh, huyện Thanh-trì, tỉnh Hà-đông còn có
đền thờ bà cùng với hai tướng thời vua Hùng. Trong đền có nhiều câu đối. Tác
giả xin trích dần:
Câu đầu,
vế thứ nhất:
“Sinh ứng
xương kỳ, hiệp tán Hùng gia song hiển thánh”.
Vế này ý
nói: Thời thịnh trị sinh ra hai tướng cùng phù vua Hùng. Nay hiển thánh.
Vế dưới
nói về Tử-Vân:
“Triệu
bằng tiền mộng, dực phù Trưng thế nhất anh thư”.
Vế này ý
nói: Mộng xưa ứng vào điềm, một vị anh thư giúp vua Trưng.
Câu thứ
nhì, vế thứ nhất:
“Giáng thế
phi thường, Ma lôi cầm chính tướng. Xích tị diệt yêu tinh, vinh hữu khoán thư,
tính tuyền tuấn liệt”.
Vế này ý
nói về hai tướng thời vua Hùng rằng giáng thế khác thường, Ma lôi bắt tướng
giặc. Rắn đỏ trừ yêu tinh, cho nên giữ chốn đình này rạng rỡ, thờ kính đời đời
vị tài dũng liệt.
Vế dưới,
nói về Tử-Vân:
“Hiển linh
đặc dị, Thủy quốc mộng báo liên hoa, Thần phù khởi phong trận, hưng tứ phất
miện, công mộc hồng hưu”.
Nghĩa là:
Hiển linh kỳ dị, Thủy quốc mộng hoa sen. Thần phù nổi gió bão. Buổi tế lễ chỉnh
tề mũ áo, khắp nơi tắm ơn sâu.
Sau trận
Nam-hải, công-chúa trấn vùng vịnh Bắc-Việt khiến hơn hai năm, Lưu Long không
vào được đất Giao-chỉ. Đó là truyện sau.
Bây giờ
trở lại trận Nam-hải.
Trần
Tứ-Gia tâu với Trưng-đế:
” … Đoàn Chí
với Sầm Bành đem quân đánh đảo Đông-Sơn.
Đông Sơn
23°42'3.49"N
117°26'1.90"E
Chúng cho
thủy thủ tiến vào bờ. Ngũ-đệ cùng Vũ Chu để cho chúng rời thuyền. Trong khi
chúng đang lên bãi cát, lập tức cho lệnh các xe Thần-nỏ bắn ra. Thủy thủ chới
với giữa bãi biển, ngã hết. Chỉ loạt đầu, năm dàn Thần-nỏ bắn chết hơn vạn
quân. Chúng lui trở lại chiến thuyền. Thần-nỏ được quân hộ tống, đuổi theo bắn
tà tà trên thuyền. Chúng rút ra khơi kịp. Quân trên đảo chỉ chiếm được ba mươi
chiến thuyền.
Hôm sau
chúng trở lại đánh đảo. Chúng mang theo lá chắn bằng rơm tẩm bùn. Đó là kinh
nghiệm của Ngô Hán đánh Đức-xương. Thần nỏ bắn không kết quả. Chúng tiến sát
hàng rào. Quân trấn thủ chiến đấu mãnh liệt. Suốt ngày, bên giặc chết hơn hai
vạn. Lĩnh-Nam chết hơn vạn. Vũ Chu bị thương nặng. Đêm, giặc lên thuyền rút ra khơi.
Trên đảo, Vũ Chu bị thương, lại chiến đấu mệt mỏi, nên chết lúc canh tư. Hôm sau Đoàn Chí, Sầm Anh trở lại đánh nữa.
Giữa lúc chúng đánh vào tới hàng rào cuối cùng, binh tướng hai bên chết la
liệt, thì Trấn-nam vương Vương Phúc với công-chúa Trần Quốc đem quân tới. Đoàn Chí, Sầm Anh cho quân rút lên chiến thuyền. Hai
bên dàn trận giữa biển đại chiến. Thần tiễn Âu-Lạc tứ hùng đứng trên cột buồm
lớn. Mỗi lần buông tên, bốn tướng giặc ngã xuống. Hai bên cứ giữ khoảng cách xa
gần trăm trượng. Thình lình Thần-ưng xuất hiện đánh xuống. Thủy thủ Hán náo
loạn. Giữa lúc đó, đội Giao-long
binh lặn xuống đục thuyền. Lát sau
hai trăm chiến thuyền Hán bị chìm. Quân Hán bơi đầy mặt biển. Thuyền Lĩnh-Nam
vớt lên trói lại… Đoàn Chí, Sầm Anh kéo trên trăm chiến thuyền chạy. Giữa lúc
hai bên đuổi nhau, đoàn chiến thuyền của công-chúa Tử-Vân xuất hiện. Công-chúa Trần Quốc thấy chiến thuyền Hán, mang cờ Hán, thủy thủ
mặc quần áo Hán, nhờ được báo trước,bà vẫn biết là quân Giao-chỉ giả quân Hán.
Đoàn chiến thuyền Giao-chỉ tới nơi, mà Sầm, Đoàn còn tưởng viện binh. Khi các
chiến thuyền Giao-chỉ chở Thần-nỏ bắn qua. Thủy thủ Hán ngã ngổn ngang. Chúng
mới tỉnh ngộ thì đã trễ.
Sầm Anh bỏ chạy, bị Thần-tiễn Âu-Lạc tứ hùng bắn theo. Y bị thương ở tay, song
trốn được. Đoàn Chí bị vây. Y nhảy sang
thuyền công-chúa Trần Quốc định bắt tướng. Đụng phải Nghi-hòa công-chúa Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa.
Y đấu với Quế-Hoa hơn hai trăm chiêu bất phân thắng bại. Cuối cùng quân tướng
bị bắt hết. Y nhảy ùm xuống biển, lặn mất. Công-chúa Trần Quốc nhảy theo. Trận chiến dưới biển kinh hồn diễn ra. Đoàn Chí võ công cao. Công-chúa Trần Quốc giỏi thủy tính. Đánh nhau hơn
giờ, y mệt nhoài, trúng
một kiếm vào giữa ngực,
y bị thương nặng. Công-chúa
Trần Quốc bắt sống y
đem lên soái thuyền. Được
nửa ngày, y mất máu nhiều quá, chết.
Sau đó công-chúa Trần Quốc hợp với công-chúa Tử-Vân, Quế-Hoa, Quỳnh-Hoa, Sa-Giang, Đào Ngũ-Gia,
rồi cho chiến thuyền vượt biển đánh
lên phía Bắc. Từ đấy thần không được tin
tức nữa”.
Bỗng có tin báo:
– Dường như Mã Viện chuẩn bị rút quân.
Thánh-Thiên truyền đánh trống tụ tập tướng sĩ
nghe lệnh. Bà tâu với vua Trưng:
– Xin bệ hạ ban chỉ dụ.
Vua Trưng mỉm cười:
– Chị ngồi xem em đuổi giặc.
Thánh-Thiên rưng rưng nước mắt cảm động. Vì
hơn ai hết, bà hiểu cung cách hành xử của vua Trưng. Đối với người ít thân,
ngài thường gọi bằng chức tước. Còn đối với ai quá thâm tình, ngài thường gọi
bằng tên hoặc xưng chị em.
Ngài nói với quần thần:
– Trưng Nhị, Vĩnh-Hoa, Phương-Dung trông còn
có vẻ tướng. Chứ Phật-Nguyệt, Thánh-Thiên, mình hạc, xương mai. Nói
năng nhỏ nhẹ nhu mì. Có ai ngờ đâu lại có tài cầm quân, có chí nuốt trăng sao
vào miệng.
Thánh-Thiên cầm kiếm lệnh để lên án:
– Mã Viện rút quân, chắc y được tin quân
Lĩnh-Nam đánh lên Phúc-môn, tiến về Giang-hạ,
đánh chiếm Nam-dương. Chúng ta phải đuổi theo giặc, tiêu diệt chủ
lực chúng.
Giang Hạ
30°22'32.12"N
114°19'18.05"E
Nam Dương
32°59'26.63"N 112°31'42.64"E
03
Bà trao binh phù cho Trần Tứ-Gia:
– Võ công Phùng Đức rất cao. Ngoài sư bá không
ai địch nổi. Vậy sư bá hãy cùng Đào Nương đem đoàn Thần-phong, và hai vạn quân đêm nay cướp trại giặc. Nhớ không nên đuổi giặc
làm chi. Chiếm được trại giặc là đủ.
Bà gọi Đào Phương-Dung, Lê Ngọc-Trinh:
– Mã Viện, Lưu Long tất rút quân trước. Chúng để Phùng Đức rút
sau. Hai em lĩnh một vạn quân, với năm dàn Thần-nỏ,
đem theo Lê Hằng-Nghị với sư Thần-tượng phục ở My-sơn. Hễ thấy Mã
Viện, Lưu Long về tới, đợi cho chúng đi qua một nửa. Tung phục binh đánh cắt đoạn
hậu.
Bà gọi Lê Chân, Đàm Ngọc-Nga:
– Hai em đem một vạn quân với Trương Quán, Phan Tưng-Liệt dẫn Thần-hổ, Thần-báo,
đêm nay cướp trại của Ngô Anh, Vương Hùng.
Giặc bỏ chạy thì thôi. Không cần đuổi theo.
Các tướng rầm rộ dẫn quân lên đường. Phan Đông-Bảng, hiện lĩnh chức Tư-không
đất Quế-Lâm. Vũ Công-Chất giữ chức Hình-bộ
thượng thư cũng thấy ngứa chân tay.
Đông-Bảng nói:
– Thánh-Thiên! Có chỗ nào, cho sư thúc đánh
với. Ngồi nhà nhìn các cháu đánh giặc, ta chịu không được.
Thánh-Thiên kính cẩn:
– Còn một mặt nữa, cháu không biết nhờ ai. Vậy
xin nhờ sư thúc Phan, sư thúc Vũ, Nguyễn dẫn một vạn quân,
đem theo sư Thần-ngao, Thần-ưng phục
tại Vĩnh-định, hễ thấy Ngô Anh, Vương Hùng chạy qua, thì đổ ra đánh.
Vĩnh-định
24°43'22.91"N 116°43'55.27"E
04
Xem tiếp phần b.
https://bachvietnhan.blogspot.com/2022/09/20220902-cong-dong-tham-luan-dia-su_5.html
No comments:
Post a Comment