20220917 Cong Dong Tham Luan
Tổng Thư Ký LHQ: Việt Nam hăm doạ và trả thù
người báo cáo vi phạm
Tăng áp lực lên Việt Nam về phòng, chống buôn
người
Mạch Sống, ngày 15 tháng 9, 2022
Ngày 14 tháng 9, Tổng Thư
Ký LHQ Antonio Guterres công bố tại phiên họp thứ 51 của Hội Đồng Nhân Quyền
LHQ bản phúc trình hàng năm về tình trạng hăm doạ và trả thù đối với những người
báo cáo với LHQ các vụ vi phạm nhân quyền. Việt Nam nằm trong số 21 quốc gia bị
nêu tên trong bản phúc trình năm nay, với các trường hợp được nêu bao gồm: nữ nạn
nhân buôn người H’Thái Ayun, nhà báo Phạm Đoan Trang và nhà báo Nguyễn Tường
Thuỵ.
“Các thành phần hữu trách
của LHQ ghi nhận rằng các vụ việc này không chỉ nhằm bịt miệng một số cá nhân
hoặc nhóm riêng biệt mà còn góp phần tạo bầu khí tự kiểm duyệt nhằm cản trở những
người khác không hợp tác với hoặc báo cáo cho LHQ. Tên họ và thông tin chi tiết
về các cá nhân và nhóm bị ảnh hưởng trong thời kỳ báo cáo không được công bố vì
e rằng họ sẽ bị trả thù thêm nữa,” bản phúc trình viết về Việt Nam.
Các thành phần giấu tên bao gồm nhiều nạn nhân buôn người hồi hương từ Ả Rập Xê Út, thân nhân của họ, và một số nhóm tôn giáo Tây Nguyên, Hmong và Cao Đài.
Hình 1 – Một
phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (hình của LHQ)
Trong trường hợp cô
H’Thái Ayun, nạn nhân buôn người ở Ả Rập Xê Út, bản phúc trình cho biết là sau
khi Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nạn buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em
lên tiếng với chính phủ Việt Nam thì chính đương sự đã bị đe doạ tính mạng ở quốc
gia sở tại, đồng thời thân nhân ở Việt Nam bị hăm doạ liên tục.
“Trường hợp của cô H’Thái
Ayun cho thấy sự gia tăng việc nhắm mục tiêu [vào đương sự] sau khi cơ chế nhân
quyền hữu trách LHQ can thiệp,” theo bản phúc trình.
Ngày 26 tháng 4 vừa qua, Báo
Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về nạn buôn người cùng với 4 chuyên gia nhân quyền
khác của LHQ gửi giác thư chung cho chính phủ Việt Nam, phản đối việc leo thang
hăm doạ và trả thù đối với cô H’Thái Ayun cũng như bày tỏ sự thất vọng là chính
phủ Việt Nam đã không trả lời các câu hỏi cụ thể được nêu lên trong bức giác
thư chung trước đó.
“Chúng tôi đã phối hợp với
chính phủ Ả Rập Xê Út, văn phòng Cao Uỷ Tị Nạn LHQ và tổ chức IOM để khẩn cấp
đưa cô ấy đến một quốc gia khác an toàn hơn,” Ts. Thắng giải thích. “Cô ấy sẽ
không an toàn nếu ở lại Ả Rập Xê Út hoặc trở về Việt Nam.”
Trong trường hợp của Phạm
Đoan Trang, bản phúc trình cho biết là LHQ đã nhận được các thông tin báo cáo của
nhà báo tự do này về thảm hoạ môi sinh do nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh
gây ra. Ngày 29 tháng 10 và rồi 23 tháng 12, nhiều thành phần hữu trách của
LHQ đã lên tiếng với chính phủ Việt Nam, nêu rõ rằng các báo cáo như vậy là cần
thiết giúp LHQ thực thi trách nhiệm giám sát và bảo vệ nhân quyền của mình.
“Những người báo cáo vi
phạm được LHQ xem là thành phần hợp tác với LHQ và do đó được LHQ bảo vệ,” Ts.
Thắng giải thích.
Ngoài ra, bản phúc trình
còn cập nhật tình trạng của nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo
Độc Lập Việt Nam. Qua bản phúc trình, Tổng Thư Ký LHQ bày tỏ quan ngại về tình
trạng sức khoẻ và tinh thần của Ông Thuỵ.
Nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ
là một trong số những người tù lương tâm có hồ sơ nộp với Tổ Công Tác LHQ về
Giam Giữ Tuỳ Tiện. Trong năm 2021 và 2022, BPSOS đã nộp tổng cộng 8 hồ sơ bao gồm
tổng cộng 12 tù nhân lương tâm cho tổ công tác này:
Can Thi Theu, Trinh Ba Tu and Trinh Ba Phuong (06-14-2021)
Tran Thanh Phuong (06-07-2021)
Dinh Thi Thu Thuy (04-05-2021)
Hàng năm BPSOS đều cung cấp thông tin về hăm doạ và trả thù cho chuyên trách của LHQ theo dõi tình trạng này, trực thuộc văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ.
“Bản phúc trình vừa được
Tổng Thư Ký LHQ công bố có tác dụng thúc đẩy Hoa Kỳ theo dõi và đánh giá những
động thái của Việt Nam về phòng, chống buôn người để xem đó là thực chất hay chỉ
là khoa trương,” Ts. Thắng nhận định. “Điều này quyết định Việt Nam sẽ tiếp tục
ở Hạng 3 vào năm tới hay không.”
Theo Ông, cách làm của
BPSOS là vận dụng sự lên tiếng của LHQ để vận động các chính quyền dân chủ tạo
áp lực lên Việt Nam và sẵn sàng áp đặt biện pháp chế tài khi cần mà dẫn chứng
là việc vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào Hạng 3 về nạn buôn người.
Đây là hạng tệ nhất, đi kèm với các biện pháp chế tài và cấm vận nếu không có sự
cải thiện.
“Chúng tôi tận dụng mọi
cơ hội thuộc cơ chế nhân quyền LHQ cho chiến lược này,” Ts. Thắng nói. “Việt
Nam vừa xong cuộc giải trình ngày 12 và 13 tháng 9 trước Uỷ Ban LHQ về Quyền Trẻ
Em thì lập tức phải đối mặt với bản phúc trình về hăm doạ và trả thù của Tổng
Thư Ký LHQ.”
Bản phúc trình này còn nhấn
mạnh mối quan ngại của LHQ về đội ngũ người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù ngày
càng đông. Ngày 22 tháng 11, 8 cơ chế nhân quyền LHQ cùng gửi giác thư chung về
khuynh hướng án tù ngày càng tăng. Giác thư này nêu tên của 39 tù nhân lương
tâm với án tù 10 năm trở lên và 4 trường hợp thân nhân của họ bị sách nhiễu
nghiêm trọng. BPSOS đã đóng góp thông tin cho giác thư chung này.
Hăm doạ và trả thù người
báo cáo vi phạm tự nó là một vi phạm nghiêm trọng đối với quốc gia thành viên của
LHQ vì làm vậy là cản trở vai trò và thẩm quyền giám sát và bảo vệ nhân quyền của
LHQ.
Ngày 29 tháng 9, Hội Đồng
Nhân Quyền LHQ sẽ có buổi trình bày và trao đổi quanh bản phúc trình về hăm doạ
và trả thù năm nay.
Thông tin
liên quan:
Bản phúc trình về hăm doạ
và trả thù:
Giác thư chung về tù nhân
lương tâm với án tù nặng:
https://spcommreports.ohchr.org/TMResultsBase/DownLoadPublicCommunicationFile?gId=26765
Tù nhân lương tâm tôn giáo: yếu tố đưa Việt
Nam đến gần danh sách CPC
Dân Biểu Hoa Kỳ nhận bảo trợ thêm 2 tù nhân
tôn giáo Tây Nguyên
Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ ngày càng được quốc tế
quan tâm
Mạch Sống, ngày 14 tháng 9, 2022
Tuần qua, Uỷ Hội Nhân Quyền
Tom Lantos thuộc Hạ Viện Hoa Kỳ chính thức công bố việc DB Glenn Grothman (Cộng
Hoà, Wisconsin) bảo trợ thêm hai tù nhân lương tâm người Tây Nguyên theo đạo Tin
Lành: Mục Sư Y Yích và Thầy Truyền Đạo Y Pum Bya. Trước đây, DB Grothman từng bảo
trợ Mục Sư Tin Lành Tây Nguyên A Đảo.
Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do
Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) cũng đưa 2 hồ sơ của Mục Sư Y Yich và Tầy Truyền Đạo
Y Pum Bya vào danh sách tù nhân lương tâm tôn giáo để được bảo trợ bởi thành
viên của uỷ hội.
“Như vậy, cả 4 người Việt được chúng tôi chọn cho Chiến Dịch Toàn Cầu cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo phát động cuối tháng 6 vừa qua đều nhận được sự bảo trợ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Hình 1 – Hồ
sơ bảo trợ của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Một tù nhân cũng được chọn cho chiến dịch toàn là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Bắc Truyển, được nữ Dân Biểu Zoe Lofgren bảo trợ qua Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos và cũng được Uỷ Hội USCIRF bảo trợ. Ông Truyển còn được nữ nghị sĩ Đức Gyde Jensen bảo trợ và nhóm nghị sĩ thuộc mọi đảng ở Quốc Hội Anh Quốc bảo trợ.
Hình 2 – Hồ
sơ của Uỷ Hội USCIRF bảo trợ Nguyễn Bắc Truyển
Tù nhân lương tâm Việt Nam thứ tư trong chiến dịch toàn cầu là giáo dân Công Giáo Nguyễn Văn Hoá, được Dân Biểu Alan Lowenthal (Dân Chủ, California) bảo trợ qua Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos và cũng được tổ chức Freedom Now đồng bảo trợ.
Hình 3 -- Hồ
sơ bảo trợ Nguyễn Văn Hoá của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Chiến Dịch Toàn Cầu cho
Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, được BPSOS phát động tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tôn
Giáo Quốc Tế vào cuối tháng 6 vừa qua ở thủ đô Hoa Kỳ, bao gồm 15 tù nhân lương
tâm ở nhiều quốc gia.
Trong một diễn tiến liên quan, Uỷ Hội USCIRF đã bổ sung danh sách nạn nhân của sự đàn áp tôn giáo ở Việt Nam với 6 thành viên của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, nâng tổng số tù nhân lương tâm tôn giáo ở Việt Nam lên 76, đứng hàng thứ 6 sau Trung Quốc, Iran, Pakistan, Nga và Uzbekistan.
Hình 4 – Ông
Lê Tùng Vân trong hồ sơ nạn nhân đàn áp tôn giáo của Uỷ Hội USCIRF
Vấn đề Thiền Am Bên Bờ Vũ
Trụ cũng được nêu lên tại buổi rà soát của LHQ đối với Việt Nam về thực thi
Công Ước LHQ về Quyền Trẻ Em, diễn ra ở Geneva trong 2 ngày 12 và 13 vừa qua.
Ông Rinchen Chophel, một bác sĩ người Bhutan và là người điều phối phiên rà
soát, yêu cầu đoàn chính phủ Việt Nam tường trình về tình trạng của 10 chú tiểu
thuộc nhóm tín đồ Phật giáo này:
“Tôi nhận được báo cáo về nhóm tôn giáo đặc thù gọi là chi phái Phật Giáo Thiền Am; các chú tiểu ở đây bị cáo buộc là sản phẩm của quan hệ loạn luân. Nếu quả vậy thì đó là một điều đáng quan ngại nghiêm trọng. Và tôi muốn hỏi quốc gia thành viên [Việt Nam] làm ơn cung cấp các thông tin liên quan mà quý vị có và ý định của quý vị sẽ giải quyết vụ việc này ra sao, trong tư cách là thành viên của cộng đồng các quốc gia ký Công Ước LHQ về Quyền Trẻ Em.” (https://www.facebook.com/VNAdvocacy/videos/1504524556642849, lúc 1 giờ 11 phút)
Hình 5 -- Bs.
Rinchen Chophel đặt câu hỏi cho phái đoàn chính phủ Việt Nam
Theo Ts. Thắng, số tù
nhân lương tâm tôn giáo là một chỉ dấu cho tình trạng đàn áp tôn giáo một cách
nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn, điều kiện để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
xếp Việt Nam vào danh sách quốc gia cần theo dõi đặc biệt (country of particular
concern, CPC).
“Chúng tôi dùng nhiều chỉ
dấu khác nữa như tình trạng vô quốc gia của các đồng bào Hmong và Tây Nguyên
theo đạo Tin Lành, như việc cấm đoán sinh hoạt tôn giáo tại tư gia, như dung dưỡng
các tổ chức tôn giáo do chính phủ dựng lên để khủng bố những nhóm tôn giáo độc
lập với chính quyền, như chính sách ép bỏ đạo, và nhiều nữa,” Ts. Thắng giải
thích.
Theo Ông, BPSOS đã lên kế
hoạch 36 tháng để đưa Việt Nam vào danh sách CPC nếu như không có những cải thiện
đáng kể.
Thông tin
liên quan:
Cách nào để đưa Việt Nam vào danh sách CPC
https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1843-cach-nao-de-dua-viet-nam-vao-danh-sach-cpc.html
Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế
2022: Các thành quả
Lạm phát Mỹ vượt dự báo,
tài sản của giới tỷ phú 'bốc hơi' 93 tỷ USD
https://cafefcdn.com/203337114487263232/2022/9/14/photo-1-16631384855841352716351.jpg
Giám đốc CDC thừa nhận đã cung cấp thông
tin sai sự thật về giám sát an toàn vaccine COVID-19
Zachary Stieber Thứ tư, 14/09/2022
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) lần đầu tiên thừa nhận công khai rằng cơ quan này đã đưa ra thông tin sai sự thật về việc giám sát an toàn vaccine COVID-19 của mình.
Tiến
sĩ Rochelle Walensky, giám đốc cơ quan này, cho biết trong một lá thư được công
bố hôm 12/09 rằng CDC đã không phân tích một số loại báo cáo biến cố bất lợi
nhất định trong năm 2021, mặc dù trước đó cơ quan này cho biết việc giám sát đã
bắt đầu từ tháng 02/2021.
“CDC
đã tiến hành phân tích PRR từ ngày 25/03/2022 đến ngày 31/07/2022,” bà Walensky
giải thích. “Mới đây, CDC cũng đã phản hồi một tuyên bố trước đó được đưa ra
cho The Epoch Times để làm rõ rằng PRR đã không được thực hiện từ ngày
26/02/2021 đến ngày 30/09/2021.”
Trong
một số văn bản, cơ quan của bà Walensky cam kết rằng, bắt đầu từ đầu năm 2021,
họ sẽ thực hiện một loại phân tích được gọi là Proportional Reporting Ratio
(PRR) dựa trên các báo cáo được gửi đến Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi của
Vaccine (VAERS) mà CDC giúp quản lý.
Nhưng
hồi tháng Sáu, cơ quan này cho biết họ đã không thực hiện phân tích PRR. Họ còn
nói rằng việc tiến hành phân tích PRR là “nằm ngoài phạm vi hoạt động của cơ
quan này.”
Ngược
lại, hồi tháng Bảy, Tiến sĩ John Su, một quan chức CDC, nói với The Epoch Times
rằng cơ quan này bắt đầu tiến hành phân tích PRR vào tháng 02/2021 và “tiếp tục
làm như vậy cho đến nay.”
Nhưng
chỉ vài tuần sau, CDC nói rằng Tiến sĩ Su đã nói sai.
Hồi
tháng Tám, một phát ngôn viên đã nói với The Epoch Times rằng “CDC đã thực hiện
phân tích PRR từ ngày 25/03/2022 đến ngày 31/07/2022.”
Bức
thư mới đây của bà Walensky (pdf), đề ngày 02/09, và
được gửi cho Thượng nghị sĩ Ron Johnson (Cộng Hòa-Wisconsin) hôm 06/09, cho
thấy bà Walensky biết việc cơ quan của bà đã cung cấp thông tin sai sự thật.
‘Không một lời giải thích’
Bức
thư của bà Walensky không giải thích tại sao chuyện này lại xảy ra.
Bức
thư “không có bất kỳ lời giải thích tại sao CDC thực hiện các phân tích PRR
trong một số giai đoạn nhất định mà không phải các giai đoạn khác,” ông
Johnson, thành viên Đảng Cộng Hòa hàng đầu tại Tiểu ban Điều tra Các vấn đề Nội
địa và Chính phủ của Thượng viện, nói với bà Walensky trong một phúc đáp (pdf).
“Bà
cũng không đưa ra lời giải thích tại sao khẳng định của Tiến sĩ Su … hoàn toàn
mâu thuẫn với phản hồi [ban đầu] của CDC … cũng như phúc đáp của bà gửi cho tôi
hôm 06/09/2022,” ông nói thêm.
Ông
yêu cầu CDC phúc đáp về tình hình, trong đó cần giải thích lý do tại sao CDC
không thực hiện PRR cho đến tháng Ba và tại sao cơ quan này lại cung cấp thông
tin sai lệch cho công chúng khi nói rằng cơ quan này không thực hiện phân tích
PRR nào.
CDC
và bà Walensky đã không phúc đáp yêu cầu bình luận.
Khi
cải chính các phúc đáp trước đó của CDC, một phát ngôn viên của cơ quan này đã
nói với The Epoch Times qua thư điện tử hồi tháng Tám rằng, “Nhân viên CDC
không bao giờ cố ý cung cấp thông tin sai sự thật.”
Phát
ngôn viên này tuyên bố rằng thông tin sai sự thật đó được đưa ra bởi vì CDC cho
rằng The Epoch Times và tổ chức Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Trẻ em (Children’s
Health Defense), vốn đã nhận được phúc đáp đầu tiên, đang yêu cầu về một loại
phân tích khác được gọi là khai thác dữ liệu theo phương pháp Bayes thực nghiệm
(Empirical Bayes, EB). Nhưng cả The Epoch Times và Tổ chức Bảo vệ Sức khỏe Trẻ
em đều đã đề cập cụ thể về PRR trong các truy vấn của mình.
Bế tắc
Về
các phân tích PRR đã được thực hiện, CDC vẫn chưa cung cấp kết quả cho The
Epoch Times cũng như cho ông Johnson. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
(FDA), vốn cũng đã tiến hành khai thác dữ liệu theo phương pháp Bayes thực
nghiệm dựa trên các báo cáo của Hệ thống Báo cáo Biến cố Bất lợi của
Vaccine, mới đây đã từ chối cung
cấp kết quả cho The Epoch Times.
Trong
bức thư mới này, bà Walensky đã cho rằng khai thác dữ liệu theo phương pháp
Bayes thực nghiệm đáng tin cậy hơn và kết quả PRR “nhìn chung phù hợp với khai
thác dữ liệu EB, không tiết lộ thêm tín hiệu an toàn chưa được biết nào.”
“Tuy
nhiên, do bà không cung cấp những phân tích này cho Quốc hội và người dân Mỹ,
nên công chúng không thể xác thực được khẳng định của bà,” ông Johnson nói.
Ông
nói thêm rằng “sự thiếu minh bạch nói chung là không thể chấp nhận được, đặc
biệt là do những tuyên bố không nhất quán của CDC về vấn đề này.”
Ông
Zachary Stieber chuyên đưa tin về Hoa Kỳ và Thế giới. Ông sống tại Maryland.
Khánh Ngọc biên dịch
No comments:
Post a Comment