20190714 Hương Tràm Trà Tiên Không Ảnh Bài 03
“Hương Tràm Trà Tiên” Bài 3: Theo Việt Cộng –
hoànglonghải
Posted on Tháng Tám 14, 2014 by VietnamDaily.News in Hồi
ký, hoànglonghải // 2 Comments
*** Vietnam Topographic Maps 1:50,000, U.S. Army Map
Service, Series L7014
01
Rạch Giang Thành
10°27'21.03"N 104°34'10.98"E
Trà Tiên area
10°24'45.71"N 104°41'44.62"E
Cầu Vàm Rầy
10°15'37.14"N 104°48'56.25"E
Kinh Ba Thê
10° 9'42.68"N 105° 2'56.60"E
LTL-8A
10°14'56.72"N 104°49'58.86"E
Kinh Tám Ngàn (Số 1)
10°17'11.39"N 104°49'11.12"E
Xã Đức Phương area
10°20'13.13"N 10°20'13.13"N
Ấp Tân Lập area
10°
7'57.51"N 105°10'12.90"E
Xã Tân Hội
10°
7'3.38"N 105° 8'15.33"E
Việc Nguyễn Tấn Dũng theo Việt Cộng, ngoài
lý do chung của một số thanh niên ở vùng nầy, y có nhiều lý do riêng. Nhìn
chung thì trước hết là vì sợ bị bắt “quân dịt, quân gà”. “Quân dịt quân gà” là
cách nói đùa của dân địa phương. Đúng ra là sợ đi lính Quốc Gia.
Người dân ở đây chẳng “Cọng sản Cộng siếc, Quốc da, Quốc xương” gì cả. Họ là
dân “tu hiền” (Theo đạo Hòa Hảo, cờ Đà) tuy không tích cực và nhuộm nhiều màu
sắc chính trị như dân Long Xuyên chính hiệu, nhưng bên nào cũng được, miễn được
ở yên, lo làm ăn.
Đi lính Quốc Gia khổ lắm, nhất là khi bị bắt đi quân dịch. Lính quân dịch gốc
miền Nam, Vùng 4 thì đưa ra Trị Thiên, Nam, Ngãi ở Vùng 1 để khỏi trốn về. Lên
đường ra miền Trung thì lâu lắm, vài ba năm sau, mới được về phép; nhiều khi có
đi không về, có khi về trong… quan tài. Thật ra, thường thì khi tử trận, bị
chôn luôn ở “ngoải”, gia đình chỉ nhận có cái giấy báo tử và “tiền tử”.
Dù vậy, nếu có được cái bằng tú tài nhờ gia đình khá giả cho con ra học ở Rạch
Giá hay Cần Thơ, Saigon… khi đi lính cũng đi sĩ quan Cộng Hòa. Sau 1975, không
ít người “được cách mạng” cho đi “học tập” mút mùa Lệ Thủy.
Có người tới tuổi cũng đăng vào nghĩa quân hay địa phương quân, phục vụ gần
nhà, nhưng việc nầy hơi “rắc rối”, một là phải có “trà nước”, cũng không nhiều
nhặn gì, nhưng ngặt nỗi dân quê nghèo lắm, “tay làm hàm nhai” nên “chịu thua”;
hoặc có bà con làm việc ở quận, tỉnh, v.v… giúp đõ cho. Vô Nghĩa Quân thì chỉ
quanh quẩn ở quận, xã. Đêm tới đồn ngủ, canh gác. Ngày thì chia vài người ở lại
giữ đồn, phần đông về nhà làm ruộng, tới chiều tối lại vô đồn.
02
Làm lính cỡ nầy khoẻ lắm. Sáng về nhà, chiều vô, xách theo ít đồ nhậu, chai
rượu, họp nhau nhậu cho tới khuya. Đồn Vàm Rầy (Xã Đức Phương, xã của “chị” Tư
Nết – Xin xem lại bài trước để biết chị Tư Nết là ai!), có nhiệm vụ giữ cầu Vàm
Rầy. Chiều lại, nghĩa quân vô đồn, kéo concertina chận hai đầu cầu, không cho
ai qua lại vì đã tới giờ giới nghiêm. Xong, kéo nhau ra giữa cầu cho được trăng
thanh gió mát, nhậu đã đời sương gió. Riết rồi thành thói quen. Việt Cộng điều
nghiên, chờ khi mấy chú nhậu đã, chúng lặn vô chân cầu, cột mìn, cho nổ. Vậy là
nghĩa quân lớp chết, lớp bị thương, lớp mất tích. Có người mất tích, bị nghi là
theo Việt Cộng. Mấy ngày sau, có mùi hôi thúi từ trong đám lau gần chân cầu bay
ra. Người ta tìm tới xem, té ra có một chú “mất tích” chết nằm trong ấy. Sức
mạnh của mìn hất anh ta từ cầu văng vào bụi lau mà không ai hay! Việc nầy xảy
ra hồi mùa hè 1974.
03
Ai không đăng được Nghĩa Quân hay Địa Phương Quân mà không muốn đi quân dịch để
bị đưa ra tới “ngoải” thì lủi “vô bưng”. Ban đầu chỉ mới lủi vô nửa chừng, giữa
ruộng, chưa tới bưng, chưa theo Việt Cộng. Theo Việt Cộng cũng dễ chết không
thua gì đi lính Quốc Gia.
Năm ba anh trốn quân dịch dựng một cái chòi trong đám lõi rừng chồi, rừng tràm
trong ruộng. Lõi là một cái rừng nhỏ, chung quanh là lau sậy, đế, ô-rô,
cóc-kèn, v.v… không quá gần ngoài kinh, ngoài lộ, vùng Quốc Gia, không quá sát
rừng tràm, gần Việt Cộng. Họ sinh sống bằng nghề giăng câu, đạt lợp, bắt cá.
Gia đình tiếp tế gạo muối, thuốc rê, áo quần vào, rồi lấy cá tươi hay cá khô
đem về bán kiếm tiền. Hễ có Việt Cộng từ trong rừng ra tuyên truyền theo “cách
mạng” thì cũng ừ hử cho qua chuyện hay hẹn lần hẹn lữa. Còn lính Quốc Gia có vô
thì chúng lội tuốt vô rừng tràm.
Trong rừng nhiều Việt Cộng, lính tráng ít vô. Có lần lính thám báo chi khu đi
rình Việt Cộng, bắn lầm. Hai người chết, còn lại bị thương, cho ghe chở ra bệnh
viện Rạch Giá, còn người chết đem xác về chôn, chẳng thưa kiện ai được! Có ông
hội đồng tỉnh tính làm lớn chuyện nầy để kiếm phiếu cho kỳ bầu cử tới nhưng gặp
ông quận trưởng cao tay ấn, vừa đánh vừa thoa nên mọi việc êm xuôi.
Ngoài lý do chung như tôi vừa nói ở trên,
Nguyễn Tấn Dũng (NTD) có những lý do riêng.
Trong bài “Chị Sứ – Hòn Đất”, tôi có nói
là dân địa phương đồn đãi (Sau 1975 người ta đồn càng dữ, chẳng ai cải chính).
NTD cũng không dại gì cải chính rằng ông ta là cháu ngoại ông Nguyễn Sinh Sắc,
tức gọi Hồ Chí Minh bằng cậu.
Hồi đầu thế kỷ 20, ông Nguyễn Sinh Sắc,
sau khi bị cách chức tri huyện Bình Khê, ông lưu lạc vào Nam làm thầy thuốc
Bắc, hết Saigon rồi tới miền Tây, và qua đời ở Cao Lãnh. Ngôi mộ hiện còn ở Cao
Lãnh, do một ông quận trưởng Quốc Gia thời Ngô Đình Diệm xây cho, cũng khang
trang đẹp đẽ. Khi ở Cao Lãnh, ông Sắt có léng phéng với một người đàn bà, đáng
tuổi con, đẻ ra một đứa con rơi, con gái. (Dòng họ Hồ nầy sao nhiều con rơi
vậy, kể từ đời ông Hồ Sĩ Tạo là ông nội “thiệt” của ông Hồ Chí Minh?). Người
con gái rơi đó là mẹ ông NTD. Cũng có người đồn NTD là con rơi của Nguyễn Chí
Thanh, Nguyễn Văn Linh?!
Thân phụ NTD là ai?
Có thể là một ông cán bộ người Bắc vô Nam hoạt động hồi 9 năm (1945-54). Người
ta cũng đồn sau khi hiệp định Gevève ký kết, ông nầy không tập kết ra Bắc mà
nằm vùng trong Nam, cũng ở Rạch Giá, bí danh là Ba Kiếm.
Hồi tôi về Cái Sắn, lật “hồ sơ trận liệt” ra xem thì thấy Ba Kiếm là bí thư
huyện Châu Thành B. Huyện Châu Thành B. của Việt Cộng là kể từ kinh Cái Sắn về
hướng tây, giáp với huyện Hà Tiên. Chỗ ranh giới hai huyện nầy của Việt Cộng
thì tôi không rõ, nhưng trên trục lộ 8A từ Rạch Giá – Hà Tiên thì xã Tín Đạo
thuộc huyện Hà Tiên, còn gần Rạch Giá hơn như xã Sóc Soài, Sóc Sơn, xã Mỹ Lâm
của Nguyễn Tấn Dũng thì thuộc huyện Châu Thành B. của Việt Cộng.
04
Hồ sơ trận liệt cho biết Ba Kiếm là người gốc Bắc. Ban đầu tôi hơi ngờ, không
lý Ba Kiếm là “dân di cư”. Hỏi ra thì không phải, ông nầy vào Nam hồi 9 năm.
Tuy nhiên, hồ sơ trận liệt cũng không nói vợ con của Ba Kiếm là những ai.
Dân Kiên Lương, những người từng theo Việt Minh thời chống Pháp 1945-54, ít
nhiều biết tới Mười Minh.
Mười Minh là ai?
Mười Minh là bí danh, tên thật là là Nguyễn Tấn Thử. Thử là chuột, có lẽ ông
tuổi tý, sinh năm 1924, đồng chí thân cận của Võ Văn Kiệt khi cả hai hoạt động
ở miền Tây Nam bộ, từng làm chính trị viên cho bộ đội địa phương tỉnh Rạch Giá
(tên gọi của Việt Minh) hồi trước 1954.
Mười Minh bị Tây bắn chết trước hiệp định
Genève năm 1954, sau khi vợ ông ta sinh một gái rồi tới một trai. Trai đặt tên
là Nguyễn Tấn Dũng.
Khi cha chết rồi, Nguyễn Tấn Dũng còn nhỏ
lắm, theo mẹ về cư ngụ ở xã Mỹ Lâm.
Có người bạn thân, về quê ở Rạch Giá thăm
bà con, mới qua lại Mỹ gọi điện thoại nói với tôi, biểu tôi viết lại cho rõ:
Nguyễn Tấn Dũng theo Việt Cọng khi mới 12 hoặc 13 tuổi, nghĩa là khoảng năm
1961, 62, có ra Rạch Giá học lớp nhì, nhưng chỉ được ít lâu thì bỏ học.
Ngày 1 tháng 5, 1975, sau khi từ trong
rừng ra, tiếp thu thị trấn Hà Tiên, Kiên Lương là “huyện đội”, thành lập chế độ
quân quản. Vì vậy mà “Năm Dũng”, trưởng ban Quân y huyện đội Hà Tiên mới tiếp
thu bệnh viện Quân Dân y quận Kiên Lương (của ta). Nguyễn Tấn Dũng là con thứ
ba, nhưng không hiểu sao hồi đó, bọn họ gọi y là “Năm Dũng” (thứ năm).
Sau khi chế độ quân quản giải tán, Ba Dũng
“biên chế” về Cà Mau, chuyển qua ngành Công An. Sau khi “hòa bình”, Ba Dũng
liên lạc với sáu Dân, sư phụ của thân phụ y ngày xưa. Muốn mau “thăng tiến”, Ba
Dũng chuyển qua Công An, dễ cho y hơn. Nếu cứ ở ngành y, muốn thăng chức, Ba
Dũng phải học thêm: từ y tá, lên y sĩ, bác sĩ… Con đường nầy, đối với Ba Dũng
hơi khó đấy bởi Ba Dũng thuộc hạng học trò “đút vở bụi tre”, chơi thì giỏi, học
thì dốt. Cũng nhờ chuyển ngành, học “trường đảng”, Ba Dũng mới dễ dậu bằng tiến
sĩ chính trị, kinh tế, giao thông, giỏi nhất là luật, lại là “luật đi đường”.
Khi mới ra tiếp thu thị trấn Kiên Lương,
“Năm Dũng” có mang theo một nữ y tá, cũng trong rừng ra. Hai người sống chung
với nhau trong bệnh viện Quân Dân y Kiên Lương, phía ngôi nhà ngang, sát bờ
kinh. Họ lấy nhau không cưới hỏi gì cả. Cô nữ y tá ấy là vợ Nguyễn Tấn Dũng bây
giờ.
Người làm phó cho “Năm Dũng” hồi đó là Sáu
Khởi. Khi “Năm Dũng” chuyển qua ngành Công An, Sáu Khởi cũng đi theo. Cách đây
mấy năm, Sáu Khởi mang “loon” trung tá Công An, làm việc ở Kiên Giang.
Khi chế độ quân quản giải tán, “Năm Dũng”
bàn giao y tế lại cho Ba Trực, người Châu Đốc, trưởng phòng y tế huyện Hà Tiên.
XX
Bà Thử, mẹ Ba Dũng là “cơ sở Việt Cộng”,
có nghĩa là nơi thường lui tới của mấy tay tổ Việt Cộng nên mới có chuyện
Nguyễn Tấn Dũng là con ông nầy, ông kia. Đám “ruộng chéo hợp tác xã xã hội chủ
nghĩa” nầy có nhiều xã viên cày chung. Thế rồi bà ấy chán cảnh cày chung, bèn
lấy chồng khác, đẻ thêm mấy đứa con nữa, là em khác cha của Nguyễn Tấn Dũng.
Mấy đứa nầy hiện ở thị xã Rạch Giá, nhờ có cái dù của ông anh làm thủ tướng nên
chúng nó giàu có, làm chủ mấy công ty xuất khẩu hải sản.
Mẹ là con gái rơi của Nguyễn Sinh Sắc, không chắc rõ chồng là ai mà đẻ ra NTD,
là con của Mười Minh, hay con rơi của Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh hay con
ông bí thư huyện Châu Thành B? Không ai biết đâu mà mò cho ra tung tích, trong
khi Cộng Sản cái gì cũng bí mật nên lý lịch mấy tay Cộng Sản tối thui, không
đâu ra đầu mối. Đúng là một đám hỗn độn, lộn xôn, toàn là con hoang, con nôm,
con lạc dòng, con lạc vất lạc vơ. Nhìn chung, từ đám chóp bu cho tới đám hạ
tầng xã ấp, như người ta thấy trong truyện “Ba Người Khác” của Tô Hoài thì rõ
rồi.
Ngay chóp bu thứ nhứt, cũng là con lạc dòng của ông Hồ Sĩ Tạo. Nguyễn Sinh
Nhậm, bố ông Nguyễn Sinh Sắc, lúc Nhậm đã 70 tuổi, được người ta gọi tới
mà gã con gái cho, là một người đang có bầu – Có lẽ bụng cũng chưa lớn lắm
khiến thiên hạ dễ hồ nghi. Tưởng vậy là che được mắt thiên hạ, nhưng rồi cả
làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, làng ông Hồ Chí Minh, ai cũng biết
ông bố ông Hồ Chí Minh là con lộn sòng. Cộng Sản chủ trương dấu kín, cái gì
cũng dấu, dấu sự thực và công bố sự giả. Họ quên mất một điều, có cái sự thật
nào ở đời nầy mà che dấu được thiên hạ. Một năm, hai năm, không biết; năm mười
năm, người ta cũng biết, có dấu ai được đâu! (Độc giả muốn biết rõ hơn, xin xem
“Quan hệ Ngô gia, Hồ gia” trong “Theo Dòng”, cùng tác giả do Văn Mới xuất bản)
Đám đệ tử của Hồ, không ít người cũng là thứ lạc vất lạc vơ đâu đó: Trần Quốc
Hoàn là thằng Cảnh du thủ du thực. Điều nầy ông Vũ Thư Hiên rõ lắm. Phùng Thế
Tài cũng là một hạng như thế, điều nầy ông Việt Thường cũng rất rành. Từ một
thằng du thủ du thực, dựng nó thành ông nầy, ông kia, cho nó địa vị, cho nó
quyền lợi, cho nó hưởng thụ, sung sướng… thì có điều gì sai nó mà nó không làm
được để bảo vệ quyền lợi của nó, phe đảng của nó. Đó chính là cách dùng người
của Hồ Chí Minh, nói riêng hay Cộng Sản, nói chung vậy. Cách dùng người như vậy
đều có bài bản cả.
Đám nầy, từ Hồ Chí Minh trở xuống, người ta gọi bằng nhiều tên: Con lộn sòng,
con lạc dòng, con hoang, con nôm. Có lẽ tiếng con nôm hơi lạ, tôi xin giải
thích: Nôm ở đây không phải là văn chương chữ Nôm, biến dạng của chữ Nam như
tôi có giải thích trong hai bài nói về “Văn Chương Chữ Nôm” và “Những Bài Thơ
Nôm Đầu tiên…” mà nôm, theo thông tục, là hành động của một người đàn ông trèo
lên bụng của một người đàn bà. Việc nầy phải vụng lén, không hợp lệ, không hợp
pháp… của hai người không phải là vợ chồng. Vợ chồng ăn nằm với nhau như thế
không thể gọi là nôm. Ở xứ tôi, tại miền quê, chữ nôm còn một nghĩa khác nữa.
Ví dụ: “Bác qua nôm cho mạ tui một mụi, mai cha tui qua nôm lại.” Tiếng nôm như
thế có nghĩa là qua cày giúp, bừa giúp cho một bữa (một mụi). Theo nghĩa trước
thì ông Hồ Sĩ Tạo nhân lúc khuya khoắt, ai cũng ngủ say cả, cặp bậy nhau, hoặc
lợi dụng chỗ vắng người, ngoài bụi tre, bờ ruộng mà nôm bậy một chị nông dân
nào đó. Chị nầy có bầu, sợ mang tiếng, sợ làng bắt vạ (Hồi xưa không chồng mà
chữa thì bị làng bắt vạ vì tội làm thương luân bại lý) đem gã cho ông Nguyễn
Sinh Nhậm, mà sinh ra ông Nguyễn Sinh Sắc. Do đó, cái gốc chính của ông Hồ Chí
Minh, là dòng dõi ông Hồ Sĩ Tạo, không dính dáng gì tới dòng họ Nguyễn Sinh cả,
nên sau khi lên ngôi hoàng đế, anh học trò lớp ba trường Pháp Nam ngày xưa ở Huế
nay trở lại với cái họ gốc của mình, là họ Hồ, bèn tự đặt tên cho mình là Hồ
Chí Minh. Họ Hồ là họ gốc, còn tên Chí Minh là tên mượn ông Vương Chí Minh, một
cán bộ Cộng Sản Tàu. (xem sách đã dẫn).
Vậy Nguyễn Tấn Dũng con ai?
Con ai thì không biết, nhưng rõ ràng là con nôm của Việt Cộng theo cái nghĩa ở
trên. Hồi nhỏ, NTD không được ngó ngàng tới, nên phải ở với “ngụy”, học trường
“ngụy”. Dưới con mắt Cộng Sản, cái “ngụy” nầy ảnh hưởng tới NTD nhiều lắm,
nhưng mọi việc cho qua vì có lẽ hiện giờ ông ta có gốc lớn nào đó. Cứ “bảo lưu”
cái chất “ngụy” đó trong con người NTD, mai mốt, cần thì đem ra xài chơi, kiểu
như Lê Đức Thọ, nắm trong tay cái đơn “hồi chánh” với Thực Dân Pháp của Võ
Nguyên Giáp, chờ khi Giáp rấp ranh ra làm tổng bí thư thì chìa cái đơn “hồi
chánh” đó ra cho các “đại biểu” xem. Kết quả là Bùi Tín kẹt cứng bên Pháp, “ra
đi không có ngày về”… vinh quang.
Những khi tạm yên, huyện ủy Châu Thành B.
đóng tại Tà Keo, thuộc xã Mỹ Lâm, xã của Nguyễn Tấn Dũng. Hễ tình hình căng thẳng,
đánh nhau dữ thì huyện ủy Châu Thành B chém vè, rút về kinh Kháng Chiến.
05
Nhân đây cũng xin nói thêm, Tà-Keo thuộc
ranh giới ba quận của Việt Nam Cộng Hòa: Tận cùng phía nam quận Huệ Đức, thuộc
Long Xuyên, chi khu nầy ít khi vói tới đây; phía cực tây quận Kiên Tân (tức
phía cực nam xã Tân Hội – cũng thuộc quận Kiên Tân) và phía tây-bắc quận Kiên
Thành. Chi khu Kiên Tân có cho đóng một cái đồn nghĩa quân cuối xã Tân Hội,
lính tráng chỉ ngồi ngáp ruồi, chờ khi có lính làng lính lệ hay cảnh sát đi bắt
quân dịt, quân gà thì bắn ba phát báo động để đào binh hay quân dịt quân gà
biết mà dông tuốt vô đồng chó ngáp, chẳng ai nắm trúng giò chúng. Chỉ có quận
và chi khu Kiên Thành, đóng ở quê hương của ca sĩ La Thạch Tuyền mới cho thám
báo hoạt động ở đây.
06
Tôi có hành quân vùng ruộng ấp Tân Lập,
phía nam xã Tân Hội một lần, đi lạc qua Kiên Thành, bị thám báo bên đó đánh cho
một trận, may leo lên được xe cày mà chạy về kịp. Dịp đó, tôi tưởng là Việt
Cộng, tụi nó dàn ra một trung đội, phía tôi chưa tới 5 ngoe, lo rút lui cho lẹ.
Hóa ra, về tới nơi, mở máy PRC 25 liên lạc mới biết là thám báo chi khu Kiên
Thành. Đám nầy giả cách ăn mặc và mang súng AK nên tôi tưởng lầm Việt Cộng.
Trước khi chạy, chúng tôi bắn lại cũng gắt, cản đường chúng đuổi theo. May mắn
chẳng ai chết, chẳng ai bị thương chớ không thì tôi đã mang hia đội mão ra chầu
tòa án Quân Sự vùng 4 rồi. “Ham” đi đánh nhau với Việt Cộng, nghĩ lại thiệt là
dại. Cái ham làm cho mình chết dễ như không!
07
Đó là kỷ niệm thứ nhứt về quê hương Nguyễn Tấn Dũng. Còn một kỷ niệm nữa, xin
kể cho vui.
Khoảng đầu năm 1975, tình hình quân sự bấy giờ không yên như khi hiệp định
Paris mới ký. Một hôm tôi đi Rạch Giá với tài xế và một anh tà lọt ngồi phía
sau. Tôi thì lái xe, tài xế ngồi bên cạnh, lăm lăm khẩu AR 16, hễ thấy Việt
Cộng là nổ súng ngay. Anh tà lọt thì mang một cây M-79. Mới tháng trước, tôi
cũng đi Rạch Giá, về gần tới Đồn Giữa (Ranh giới xã Tín Đạo và Đức Phương) thì
bị Việt Cộng từ bên kia kinh bắn B-40 qua. Bên tôi chỉ có 4 người: Tôi, tài xế
và hai anh tà lọt ngồi phía sau. Biết B-40 bắn không tới, vả tụi nó cũng chỉ
vài ba ngoe từ trong rừng ra khuấy rối chơi, nên tôi cho xe dừng lại, núp phía
sau cabin xe, chỉa “Đại bác cầm tay 40 ly” gởi cho chúng nó ít quả làm quà.
Trên ruộng nước, tụi nó chân thấp chân cao chạy trối chết. Bọn tôi thấy vậy
càng vui, gởi tặng thêm ít quả nữa. Cũng may, chúng tôi chẳng ai có bằng thiện
xạ nên tụi nó thoát chết lần đó.
Trở lại hồi đầu, khi chạy xe ngang qua xã Mỹ Lâm tôi thấy một chiếc xe Jeep A-2
chạy ngược chiều. Xe qua rồi, tôi thoáng thấy trưởng xa mang hai sao! Tôi nói
thầm: “Trời! Ông tướng nào mà gan dàn trời vậy cà? Dám đi một mình, một tài xế
và một tà lọt như tôi vậy.” Vùng nầy tôi đi quen nên tôi không sợ Việt Cộng,
còn ông tướng ở xa, biết xứ nầy như thế nào sao mà dám đi lang bang. Tôi hỏi
tài xế: “Ông tướng nào vậy mầy?” Tài xế trả lời: “Chắc là ông Tướng Quân Khu”.
Tôi giật mình. Tướng Quân Khu là ông Nguyễn Khoa Nam. Trời! Thấy ông tướng Quân
Khu mà chẳng chào kính gì cả, lái xe tỉnh bơ, coi như hai bên “ngang nhau.” Ở
vùng 4, trước kia là tướng Trưởng, bây giờ là tướng Nam, hai ông gan như nhau,
chẳng ông nào sợ… Việt Cộng cả. Cũng hôm đó, trên đường về, ngang Mỹ Lâm, xe
Jeep tôi lại hỏng máy: Dinamo không charge nên hết bình (điện). Mặt trời đã gần
ngọn cây, trời tối dần, đường về còn xa, bụng tôi hơi lo! Hồi đó tôi chưa biết
Nguyễn Tấn Dũng, nhưng nếu biết, lỡ Nguyễn Tấn Dũng có mò ra tới lộ, tôi cũng
chỉa súng “nghinh đón” chớ không lý để Việt Cộng bắt sống sao! May có chiếc xe
Dodge Thiết Giáp chạy ngang, thấy tôi là người quen, bạn đồng khóa, dòng dây
kéo về, tới chỗ đóng quân còn sửa xe giùm cho.
Cám ơn Trời Phật!
hoànglonghải
*** Thân phụ NTD là ai? Ba Kiếm, Mười Minh-Nguyễn Tấn
Thử, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh. Những tên tầu cộng?
Để bổ túc thêm tài liệu của ông Hoàng Long Hải
về câu hỏi "Thân phụ NTD là ai?", chúng tôi xin trưng thêm một
số tài liệu khác, rất có thể xảy ra trong trường hợp của Năm (hay
Ba) Dũng.
Không những là của Ba Dũng mà có thể là của
những chóp bu cộng sản Việt Nam từ thập niên 1950's cho đến nay vì từ
thập niên 1950's cho đến nay những tên nầy củng tròm trèm 70 tuổi hay hơn.
Câu chuyện nó như thế nầy, những toán
"Bóng ma biên giới" tức lực lượng đặc biệt của VNCH củ đã
thu thập được những tài liệu từ tù binh CSBV là họ đã phát hiện
những lực lượng quân sự cao cấp của rợ hán trong những đơn vị của
CSBV. Còn nửa, những tài liệu được tiết lộ từ nhà văn Xuân Vũ cho
biết khi có những cán bộ cao cấp của "đàn anh bốn tốt"
xuất hiện trong quân đội CSBV thì trước tiên là chúng phải được khoản
đải trọng hậu.
Khoảng đải trọng hậu như thế nào? Trước hết
là ăn uống. Các đồng chí "đàn anh" phải được tẩm bổ bằng
món "con non hằng nàm" tiếng bình dân miền Nam. Nó là món
gì? Xin thưa nó là món thai nhi còn non, tức là đứa bé bị giết từ
trong bụng mẹ nói nôm na là phá thai. Bọn rợ hán chúng thích nhất
là món nầy. Tìm đâu ra những món nầy trong rừng thẩm? Xin thưa rằng
CSBV có rất nhiều miếng đất "xã hội chủ nghỉa" để bọn
chúng cùng "cày" chung. Tóm lại, chúng "nôm" chung
một miếng đất "xã hội chủ nghỉa", từ ngữ mà ông Hoàng Long
Hải đã dùng bên trên. Từ những miếng đất " xã hội chủ
nghỉa" nầy bọn chồn hôi giặc hồ không thiếu món nầy. Kế đến là
phải “giải phóng” căn bệnh “bón đàn bà” của các “đồng chí xã nghỉa”
đàn anh.
Những "đồng chí cái" hay còn gọi là
"đồng chí hộ lý" có nhiệu vụ thi hành "sứ mạng"
nầy.
Thế rồi các "đồng chí đàn anh xã
nghỉa" tha hồ "nôm" thoải mái, thỏa thích cho đến khi
"rút đi". Cái kết quả nó sẽ ra sao? Còn sao nửa! Hằng đàn
con tầu rơi rớt lại trên đất Việt và tình báo rợ hán chỉ việc chọn
lựa, nuôi lớn để gài vào bộ chính trị CSVN, dễ thôi!
Liệu Ba Dũng có nằm trong trường hợp nầy? Tức
là con rơi của một tên tầu nào đó, một loại "cẩu tạp
chủng", nên đã được đưa lên nắm đầu dân tộc Việt Nam. Hảy nhìn
lại việc Ba Dũng tàn phá đất nước Việt Nam về vấn đề Bauxite trên
Cao Nguyên Trung phần và những việc làm khác sẽ hiểu ngay. Ngoài ra
Năm (Ba) Dũng còn được huấn luyện tại Quảng Đông.
Phần trên là những nghi vấn có thể có về thân
thế của Ba Dũng.
Dưới đây là những dữ liệu về việc tên rợ hán
Hồ Quang phá cửa đất Việt đưa quân tầu vào chiếm đất Việt và giết
dân Việt với sự tiếp tay của bọn hán gian.
Trước hết là tài liệu chứng minh Hồ Quang phá
cửa Việt đưa rợ hán vào chiếm đất Việt bằng tài liệu Anh ngữ dưới
đây, là Hồ Quang muốn Mao đưa rợ hán vào đất Việt và Đông Dương.
Mặc dù tài liệu nầy thực hiện từ May 16, 1965
nhưng phải nhớ rằng Hồ Quang đã vào đất Việt từ trước 1945. Nghĩa
là kế hoạch nầy chúng đã lên từ khi Hồ Quang vào đất Việt dưới tên
Hồ Chí Minh.
Vì thế chuyện những tên tầu cộng dưới tên Việt
xâm nhập vào đất Việt xuống từ tận Mũi Cà Mau cho đến Hà Tiên vùng
đất của Mặc Cửu rồi ẩn thân ở lại sau hiệp định Geneva Accords là việc
hiển nhiên không thể nào phủ nhận được. Liệu đây có thể là trường
hợp của Năm (Ba) Dũng nên chúng dấu quanh dấu quẩn ai là cha của Ba
Dũng?
Chúng tôi để nguyên văn tài liệu nầy bằng Anh
Ngữ dưới đây.
***
Wilson Center Digital Archive. International History
Declassified
May 16, 1965 Discussion between Mao Zedong and Ho Chi
Minh
May 16, 1965
Discussion between Mao Zedong and Ho Chi Minh
Citation:
“Discussion between Mao Zedong and Ho Chi Minh,” May
16, 1965, History and Public Policy
Program Digital Archive, CWIHP Working Paper 22,
"77 Conversations."
Summary:
Ho Chi Min asks Mao Zedong for help to build roads
along the border to South Vietnam; Mao agrees.
Original Language: Chinese
Contents: English Translation
MAO ZEDONG AND HO CHI MINH
Changsha (Hunan), 16 May 1965
President Ho: We should try to build new roads. We
have had discussions with Comrade Tao Zhu [1] on this issue. If China is able
to help us build some roads in the North, near the border with China, we will
send the forces reserved for this job to the South.
Mao Zedong: It’s a good policy.
Tao Zhu: I have reported it over the phone to Comrade
Zhou Enlai. He said that China could do it.
President Ho: First of all, we need China to help us
build 6 roads from the border areas. These roads run south through our rear.
And in the future they will be connected to the front. At present, we have 30
thousand people building these roads. If China helps us, those people will be sent
to the South. At the same time we have to help Lao comrades to build roads from
Samneua to Xiengkhoang and then from Xiengkhoang to Lower Laos, and to the
South of Vietnam.
Mao Zedong: Because we will fight large-scale battles
in the future, it will be good if we also build roads to Thailand…
President Ho: If Chairman Mao agrees that China will
help us, we will send our people to the South.
Mao Zedong: We accept your order. We will do it. There
is no problem.
[2]
[1] Tao Zhu was a CCP Politburo member and first
secretary of the CCP Central-South China Bureau. He would later be purged
during the Cultural Revolution.
[2] In Hanoi on April 13, Tao Zhu had told Ho that
“our Party Central Committee and Chairman Mao have held our four border
provinces responsible for being the immediate rear for Vietnam. Of course,
China as a whole is the rear for Vietnam. But these four provinces represent
the immediate one.”
Tài liệu Hồ Chi Minh and China
Tài liệu bằng Anh Ngữ chứng minh rợ hán đào
tạo người Việt hay gián điệp để đưa vào Việt Nam dọc theo vùng Bắc
Biên nước Việt.
Mặc dù tài liệu nói rằng rợ hán huấn luyện
người Việt trong vùng Quảng Tây (Guangxi) nhưng trên thực tế bọn chúng
xây trung tâm huấn luyện trên đất Việt. Đây là cách rợ hán cướp đất
Việt do Hồ Quang lên kế hoạch, phải nhớ rằng Quảng Đông và Quảng Tây
là vùng đất của người Việt và hiện nay vẩn còn người Việt nói
tiếng Việt bên trong vùng đất Lưỡng Quảng. Có một điều đau đớn là
những người nầy họ không nhận mình là người Việt Nam mà lại tự
nhận họ là người tầu. Đây là một dữ kiện thật mà chúng tôi đã gặp
phải. Trong trường hợp nầy rợ hán đưa tình báo vào Việt Nam dưới tên
người Việt là việc hiển nhiên. Hảy nhìn vào lớp chóp bu CSBV, nhìn
vào lực lượng "nhân dân tự phát" và côn đồ, xã hội đen mọi
người sẽ hiểu. Bọn chúng là ai chúng tôi không cần phải trả lời để
xác định chúng là ai, mọi người có thể tự hiểu.
Chinese say Vietnam is ungrateful to China
Nguyen Xuan Phuc in Nanning Yucai School in Guangxi
Tài liệu dưới đây là một bằng chứng cho thấy
chính Hồ Quang đã âm thầm bàn giao vùng đất Bắc Biên cho Mao bằng
phương thức mà Mao gọi là: “Việt Nam đã giúp Mao tiêu diệt quân của
Tưởng Giới Thạch trong vùng nầy vì thế Mao phải bảo vệ giử an ninh
vùng nầy, tức là chiếm lấy, khỏi bàn tay của lực lượng phương Tây”.
Khi làm việc nầy Hồ Quang đã tiêu diệt hết những người dân Việt
thiểu số tại đây để Mao di dân tầu vào và kết qủa là Mao đã thuê Hoa
Kỳ vẽ toàn bộ bản đồ vùng Bắc biên nầy lại cho rợ hán, tức là
đất Việt nhưng đã thuộc về rợ hán. Chúng ta đã mất hoàn toàn vùng
Bắc Biên nầy mà không hay biết do sự kết hợp của Mao và tên chệt Hồ
Quang.
Chinese military advisors in Vietnam in the early
1950s – Tài liệu từ China.
08
Was Guangdong a part of Vietnam in the past? How did
Vietnam lose Guangdong to China?
What parts of China used to be Vietnam?
No comments:
Post a Comment