20190723 Bản tin biển Đông
SỰ THẬT CỦA LịCH SỬ:
CỘNG SẢN BẮC VIỆT PHÁO KÍCH VÀ DỘI BOM VÀO
TRƯỜNG TRUNG HỌC HỘI AN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA
ĐÃ Bị CỘNG SẢN XOÁ LẤP.
Phiet Pham
Le Chi Thanh July 21 at 3:30 PM ·
South China Sea: What China's First Strategic Bomber
Landing on Woody Island Means
South China Sea: China Deploys Jamming Equipment
US Slams China’s ‘Bullying’ Amid Vanguard Bank Oil
Exploration Standoff With Vietnam
South China Sea: US Flies Nuclear-Capable Bombers Near
Scarborough Shoal
What’s in the New China-Vietnam South China Sea
Tensions?
Nixed China-Vietnam Meeting Highlights Illusion of
South China Sea Calm
Beware the Illusion of China-ASEAN South China Sea
Breakthroughs
Phiet Pham
Thế lực ‘quân sư’ đằng sau con đường thăng
tiến của Tập Cận Bình.
Vương Quân (Wang Jun), con trai nguyên lão Vương Chấn (Wang Zhen) của Đảng
Cộng sản Tàu đã qua đời vào tháng trước, dư luận người Tàu đã chú ý so sánh
giữa tang lễ lặng lẽ này với tang lễ long trọng của con nguyên lão Diệp Kiếm
Anh (Ye Jianying) là Diệp Tuyển Ninh (Ye Xuanning). Có tin tiết lộ từ truyền
thông Mỹ rằng, từ chuyện người cha của lãnh đạo cs Tàu đương nhiệm Tập Cận
Bình được sửa án oan cho đến con đường thăng quan của họ Tập đều liên quan mật
thiết đến sự giúp đỡ của gia đình Diệp Kiếm Anh, trong đó Diệp Tuyển Ninh, nhân
vật được xem như thủ lĩnh “Thái tử Đảng”, luôn là “quân sư” đứng sau.
Btbd 01
Ông Tập Cận Bình khi
đang làm Phó Bí thư tỉnh uỷ Phúc Kiến năm 1997. (Ảnh cắt từ video)
Ngày 05/07, Đài Á châu Tự do (RFA) đã cho công bố bài viết của
blogger Cao Tân chỉ ra, tang lễ con trai của Diệp Kiếm Anh là Diệp Tuyển Ninh
(qua đời vào ngày 10/07/2016) được tổ chức đặc biệt long trọng. Ông Tập Cận
Bình đã đích thân gửi tin nhắn chia buồn đến vợ ông Diệp Tuyển Ninh. Khi còn
sống, cấp bậc cao nhất của ông Diệp Tuyển Ninh chỉ là Thiếu tướng, vậy mà khi
qua đời lại được ba vị Tổng Bí thư và bốn vị Thủ tướng, cũng như tất cả các
thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm gửi vòng hoa chia buồn, nghi
thức tang lễ không khác gì một lãnh đạo nhà nước. Ngoài ra, trong nghi thức
tang lễ Diệp Tuyển Ninh còn có đãi ngộ đặc biệt mà ngay cả “lãnh đạo Đảng và
Nhà nước” của Tàu khi qua đời cũng không có được: người chú của ông Tập Cận
Bình là Tập Chính Ninh (Xi Zhengning) đã đặc biệt đại diện cho toàn gia đình họ
Tập đến chia buồn, còn bên trái thi thể ông Diệp Tuyển Ninh thì treo bia giấy
tưởng niệm của bà Tề Tâm (Qixin), thân mẫu ông Tập Cận Bình.
Bài viết cho rằng, điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của ông
Diệp Tuyển Ninh đối với ông Tập Cận Bình cũng như toàn gia đình ông Tập.
Tháng 10/1976, ngay sau khi bắt “tứ nhân bang”, phụ tá Diệp Kiếm
Anh của lãnh đạo cs Tàu khi đó là ông Hoa Quốc Phong (Hua Guofeng) đã cử con
trai thứ hai là Diệp Tuyển Ninh đến thăm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang). Bài
viết chỉ ra, trên thực tế khi đó ông Diệp Tuyển Ninh đã đóng vai trò là “quan
chức liên lạc” của Diệp Kiếm Anh, trước và sau khi Mao Trạch Đông qua đời, liên
lạc bí mật giữa Diệp Kiếm Anh với các nguyên lão cs Tàu như Đặng Tiểu Bình,
Vương Chấn, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, đều thực hiện thông qua Diệp Tuyển Ninh.
Thời điểm đó, ngay cả sau khi thế lực “tứ nhân bang” sụp đổ vào
tháng 10/1976 thì người cha của ông Tập Cận Bình là ông Tập Trọng Huân vẫn đang
chịu cải tạo lao động tại Lạc Dương. Ngày 21/08/1977, ông Tập Trọng Huân đã lần
lượt viết thư cho ông Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang và Vương Chấn, ngày
24/08/1977 ông Tập Trọng Huân đã viết thư cho Chủ tịch Trung ương cs Tàu Hoa
Quốc Phong cùng các Phó Chủ tịch gồm Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên
Niệm, Uông Đông Hưng, yêu cầu được sửa lại án oan của mình.
Tác giả chỉ ra, khi đó người vợ của ông Tập Trọng Huân là bà Tề
Tâm nhận thấy một số cán bộ kỳ cựu từng bị bức hại đều lần lượt được hồi phục
chức vụ, trong khi ông Tập Trọng Huân lại chưa được nên trong lòng đầy lo âu.
Nhiều lần bà Tề Tâm dắt theo con gái Kiều Kiều đi qua lại giữa Bắc Kinh và Lạc
Dương. Họ đã nhiều lần tìm gặp phó thủ tướng Vương Chấn (Wang Zhen), sau đó
cũng tìm gặp các lãnh đạo Hồ Diệu Bang và Diệp Kiếm Anh. Đầu năm 1978, bà Tề
Tâm đến Ban Tổ chức Trung ương để tìm gặp Trưởng ban mới khi đó là ông Hồ Diệu
Bang để thỉnh cầu.
Tác giả chỉ ra, theo chia sẻ từ người bạn của ông Hồ Đức Bình
(Hu Deping), thực tế khi đó bà Tề Tâm cùng con gái đi kêu oan ở Bắc Kinh hoàn
toàn bế tắc, và ông Tập Cận Bình (khi đó là sinh viên) mới nghĩ cách liên lạc
với con trai trưởng của ông Hồ Diệu Bang là ông Hồ Đức Bình. Còn bản thân ông
Hồ Diệu Bang từ sau khi nhậm chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương vào tháng
11/1977, vì quá nhiều người tìm gặp khiếu nại sửa án oan nên ông Hồ Đức Bình
trở thành “quan chức liên lạc”, vậy là nhờ đó ông Tập Cận Bình cùng người mẹ Tề
Tâm được bí mật gặp riêng ông Hồ Diệu Bang tại nhà.
Trong thời gian bà Tề Tâm cùng con gái đi “thỉnh nguyện” ở Bắc
Kinh, ông Diệp Tuyển Ninh được người cha Diệp Kiếm Anh ủy thác đến thăm, đã báo
cho cho họ cùng ông Tập Cận Bình biết tin rằng “chỉ cần ông Vương Chấn
bỏ qua chuyện cũ thì đồng chí Tiểu Bình cũng sẽ không còn là trở ngại nữa”.
Vậy là bà Tề Tâm lại dẫn theo hai người con Tập Cận Bình và Kiều
Kiều mang thư nhận lỗi của ông Tập Trọng Huân gửi được đến ông Vương Chấn, thừa
nhận ông Tập Trọng Huân chịu trách nhiệm chính trong chuyện oan ức trước đây
của ông Vương Chấn và “thành khẩn nhận sai lầm”, kết quả là sau đó ông Đặng
Tiểu Bình đã ra công lệnh cho “giải oan hoàn toàn” vì ông Vương Chấn, cùng thời
điểm tháng 03/1978 qua công lệnh cho phép sửa án oan hoàn toàn vì Vương Chấn,
ông Tập Trọng Huân mới được ông Đặng Tiểu Bình bổ nhiệm chức vụ hữu danh vô
thực là ủy viên Chính hiệp (Quốc hội) và được thông báo về cái gọi là “phục hồi
sinh hoạt đảng bộ”. Còn việc chính thức công bố giải oan chính trị cho ông Tập
Trọng Huân thì diễn ra vào tháng 08/1979.
Ngày 22/02/1978, dưới hỗ trợ của một quan chức Tỉnh ủy tỉnh Hà
Nam, ông Tập Trọng Huân lên xe lửa trở về Bắc Kinh. Ngày hôm sau, ông Diệp Kiếm
Anh lại cho người con là Diệp Tuyển Bình thay mặt đến thăm. Vào ngày 26, người
con khác của ông Diệp Tuyển Ninh lại đón ông Tập Trọng Huân tại nhà riêng.
Trong số tất cả các nhà lãnh đạo hàng đầu của cs Tàu lúc bấy giờ, ông Diệp
Kiếm Anh là người đầu tiên đến thăm gặp ông Tập Trọng Huân.
Vào đầu năm 1979, ông Tập Cận Bình phải đối mặt vấn đề “phân bổ
tốt nghiệp” của Đại học Thanh Hoa, theo chính sách tuyển sinh của trường khi đó
thì “người nào đến từ nơi nào phải quay trở lại nơi đó”, còn hộ khẩu của ông
Tập Cận Bình năm 1975 khi được chọn vào Đại học Thanh Hoa là từ Diên An – Thiểm
Tây chuyển đến Bắc Kinh, vì vậy theo lý phải đưa ông Tập trở lại Thiểm Tây.
Nhưng khi đó ông Tập Cận Bình không chỉ ở lại Bắc Kinh mà còn được vào Văn
phòng Chính phủ và Quân ủy Trung ương.
Giới “Thái tử Đảng” có đồn tin rằng, sau khi ông Tập Trọng Huân
được phục hồi chức vị đã được ông Diệp Kiếm Anh nâng đỡ cho phụ trách tỉnh
Quảng Đông, khi ông Diệp Tuyển Ninh cùng người cha đến thị sát Quảng Đông đã
nhắc về tình hình gia đình Tập Trọng Huân, ông Tập Trọng Huân báo cáo rằng sau
khi ông đến Quảng Đông thì cô con gái Kiều Kiều đã đi cùng với thân phận là thư
ký, còn bà Tề Tâm ở lại Bắc Kinh, ông hy vọng con trai Tập Cận Bình sau khi tốt
nghiệp Đại học Thanh Hoa sẽ được ở lại Bắc Kinh cùng mẹ.
Vậy là ông Diệp Kiếm Anh cho người con Diệp Tuyển Ninh liên lạc
với Thư ký trưởng Quân ủy Trung ương Cảnh Tiêu (Geng Biao) để sắp xếp cụ thể
nơi đến cho ông Tập Cận Bình, còn Cảnh Tiêu cũng nhanh chóng cho biết đây là
ứng viên hay nhất cho vị trí thư ký chính trị của Cảnh Tiêu. Nửa cuối tháng
03/1979 ông Tập Cận Bình đã đến trình diện Văn phòng Quân ủy Trung ương.
Ngay từ năm 1946 Cảnh Tiêu đã từng bám theo Diệp Kiếm Anh, tham
gia Ban Điều hành hòa giải quân sự Bắc Bình, giữ chức phó tham mưu đoàn đại
biểu cs Tàu, và là đại biểu Ban chấp hành Tứ Bình của ĐCSTQ. Sau khi thành lập
đảng cs Tàu, Cảnh Tiêu trở thành nhà ngoại giao đầu tiên được chọn từ giới
cán bộ quân sự cấp cao, từng là Đại sứ Trung cộng tại các nước như Thụy Điển,
Pakistan, Myanmar, Albania, sau Cách mạng Văn hóa lại được bổ nhiệm làm Trưởng
Ban liên lạc đối ngoại Trung ương cs Tàu. Trong quá trình bắt giữ bà Giang
Thanh, vợ của Mao Trạch Đông, hồi năm 1976, Cảnh Tiêu đã thực hiện mệnh lệnh bí
mật của Diệp Kiếm Anh, ngay thời gian đầu đã nhanh chóng kiểm soát tất cả các
cơ quan truyền thông trung ương như đài phát thanh và truyền hình, báo chí và
Tân Hoa Xã. Thời điểm đó, người được Diệp Kiếm Anh cử đi liên lạc bí mật với
Cảnh Tiêu chính là người con trai Diệp Tuyển Ninh.
Tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất cs Tàu khóa 11 vào năm
1977, Cảnh Tiêu được Diệp Kiếm Anh tiến cử làm Ủy viên Bộ Chính trị, đồng thời
được chính thức bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng tại Đại hội Nhân đại vào năm sau đó;
từng phụ trách công việc ngoại giao, quân sự, hàng không dân dụng, du lịch.
Sau khi Cảnh Tiêu bị Đặng Tiểu Bình tước mất chức Thư ký trưởng
Quân ủy Trung ương, nghe đâu ông Tập Cận Bình sau khi tham kiến “quân sư” Diệp
Tuyển Ninh mới dứt khoát trở về cơ sở địa phương. Tác giả Cao Tân kết luận,
việc ông Tập Cận Bình từng bước thăng tiến chính trị tại trung ương, vào những
thời điểm quan trọng đều có trợ giúp của Diệp Tuyển Ninh.
Btbd 02
Tập Cận Bình và Diệp
Tuyển Ninh. (Nguồn: Internet)
Diệp Tuyển Ninh khiến Giang Trạch Dân lo ngại,
giúp Tập Cận Bình khuất phục giới nguyên lão
Trước đây tác giả Cao Tân đã công bố bài viết trên Đài Á châu Tự
do chỉ ra, nguyên soái cs Tàu Diệp Kiếm Anh, người được mệnh danh là “vua
phương Nam”, tuy đã qua đời từ lâu nhưng thế lực chính trị của gia đình ở Tàu
vẫn không bị suy yếu gì đáng kể. Đặc biệt là Diệp Tuyển Ninh, người được biết
đến như là thủ lĩnh tinh thần của giới “Thái tử Đảng” cs Tàu, đã đóng vai trò
gắn kết nội bộ trong giới “Thái tử Đảng” , khiến lãnh đạo một thời là ông Giang
Trạch Dân đặc biệt dè chừng.
Đầu những năm 1980, các lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh
và Vương Chấn đã cùng thảo luận cho mời Vinh Nghị Nhân (Rong Yiren) tham chính,
tổ chức lĩnh vực ủy thác quốc gia. Khi mới thành lập Công ty Ủy thác Quốc tế
Trung cộng do họ Vinh lãnh đạo, việc xuất khẩu vũ khí của Tàu Đại lục hoàn
toàn do công ty này quản lý, nhưng không lâu sau đã dẫn đến việc thành lập hai
công ty lớn nhất của quân đội là Khoa học Kỹ thuật Bảo Lợi (Poly Technology) và
Công nghiệp Khải Lợi (Kelly Industrial). Khoa học Kỹ thuật Bảo Lợi do thế hệ
con cháu của Vương Chấn và Đặng Tiểu Bình kiểm soát, sau khi thế hệ con cháu
Vương Chấn hoàn toàn kiểm soát Tập đoàn Ủy thác Quốc tế Trung cộng thì Khoa
học Kỹ thuật Bảo Lợi giao lại hết cho nhà họ Đặng. Còn Công nghiệp Khải Lợi
giao cho Diệp Tuyển Ninh, người vừa được bổ nhiệm làm phó Ban đối ngoại của
Tổng cục Chính trị thuộc Quân đội, vừa là Chủ tịch và Tổng giám đốc của công
ty.
Dư luận đồn rằng, danh hiệu “thủ lĩnh tinh thần” của “Thái tử
Đảng” dành cho Diệp Tuyển Ninh xuất phát từ con gái của nguyên lão Trần Vân là
Trần Vĩ Lực; còn con trai cả của ông Đặng Tiểu Bình là Đặng Phác Phương thì
từng chia sẻ khiêm tốn: Tôi mà so sánh với Tuyển Ninh thì ví như một người trên
trời một người dưới đất. Thời đó ở Bắc Kinh đồn đại rằng, “nhiều thái tử Đảng
chỉ phục Diệp Tuyển Ninh”. Vào những năm 1980 giới con cháu nguyên lão cs Tàu
còn đồn rằng Đặng Tiểu Bình là người hiểu rõ nhất Diệp Tuyển Ninh là kẻ bất thường,
thậm chí còn cho rằng “không thể trọng dụng người này, một khi người
này có thế lực thì đất nước sẽ hỗn loạn”.
Diệp Tuyển Ninh chính thức mặc đồng phục quân đội vào năm 1984,
năm 1988 khi cs Tàu khôi phục chế độ quân hàm và lần đầu trao quân hàm thì Diệp
Tuyển Ninh đã được quân hàm Thiếu tướng. Một sĩ quan quân đội có 4 năm trong
quân ngũ đã được hàm Thiếu tướng là cực kỳ hiếm có. Năm 1990, Diệp Tuyển Ninh
nhậm chức Trưởng ban Liên lạc Tổng cục Chính trị, rất có thế lực. Các nguồn tin
trong quân đội tiết lộ, sau khi ông Giang Trạch Dân nhậm chức Chủ tịch Quân ủy
Trung ương năm 1989 đã rất nhiều lần thăm Tổng cục Chính trị nhưng chỉ có một
lần có mặt Diệp Tuyển Ninh, khi đó Giang Trạch Dân đã chắp tay “hành lễ” và
chào “ông chủ”.
Tin đồn còn cho rằng, những thuộc cấp theo Diệp Tuyển Ninh, chưa
bao giờ gọi Diệp Tuyển Ninh là trưởng ban mà luôn gọi là “ông chủ”.
Ban liên lạc của Tổng cục Chính trị cs Tàu là cơ quan tình báo
đặc biệt, ngoài Tổng cục Tình báo. Đã có tin đồn rằng sau khi ông Tập Cận Bình
nhậm chức vào năm 2012, danh sách nhân sự bí mật ẩn nấp ở khắp nơi trên thế
giới trong nhiều năm mà Diệp Tuyển Ninh vẫn nắm giữ đã được trao toàn bộ lại
cho ông Tập Cận Bình, điều này được ví von là “tặng Tập ba nghìn quân
mai phục”.
Theo tiết lộ trong bài viết của Cao Tân, Diệp Tuyển Ninh cũng đã
trao cho ông Tập Cận Bình bằng chứng về tài khoản riêng của tất cả các lãnh đạo
hàng đầu trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị các khóa trước. Điều này khiến ông
Tập Cận Bình dễ dàng nắm được điểm yếu của hầu hết các cựu lãnh đạo cũng như
lãnh đạo còn tại nhiệm của cs Tàu. Bài viết chỉ ra rằng đây là lý do quan
trọng nhất khiến uy danh trong Đảng của ông Tập Cận Bình bất ngờ trỗi dậy mà
không ai dám chống đối.
Trí Đạt
*** "Đừng tin những gì cộng sản nói, mà
hảy nhìn những gì cộng sản làm".
Tình trạng đảo Gạc ma xẩy ra
14/03/1988 vẩn còn đó và hiện nay lũ chồn hôi giặc hồ lại tái diển
để bàn giao khu bãi Tư Chính cho hoàn thành kế hoạch Thành Đô vì bãi nầy là cuối thềm lục địa của Việt Nam. Kiểm soát vùng biển nầy là
khóa chặt đảo Phú Quốc để bảo đảm an toàn cho căn cứ hải quân mới
của rợ hán tại Cambuchia.
Chính vì thế mà lũ chồn hôi đã câm miệng hến
cho đến khi cả thế giới lên tiếng chúng đành phải khua môi múa mỏ
của chúng một chút cho có mà thôi. Khu nầy kế bên đảo Phú Quốc của Việt Nam.
'Quocviet V' via Conduongvui
Việt Nam chính thức nêu tên Trung Quốc ‘vi phạm vùng
đặc quyền kinh tế’
19/07/2019
Btbd 03
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam Lê Thị Thu Hằng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/7 chỉ
đích danh nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc “đã có hành vi vi phạm
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam” trong khu vực Biển Đông, một
động thái hiếm hoi trong những phản ứng chính thức của Việt Nam đối với những
hành động được cho là “khiêu khích” của Trung Quốc trong những năm gần đây.
Trả lời báo chí trong cuộc họp báo
ngày 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói: “Trong
những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi
phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển
Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy
định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc
đều là thành viên”.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam còn
cho biết phía Việt Nam “đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh
khác nhau” như trao công hàm phản đối yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi
phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền
tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
Thông tin về vụ “đối đầu” căng thẳng
giữa các lực lượng hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trên
truyền thông quốc tế và mạng xã hội từ ngày 12/7, sau khi tờ Bưu Điện Hoa Nam
Buổi Sáng dẫn nguồn tin từ nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc của Mỹ, Ryan
Martinson, dựa trên các dữ liệu theo dõi hàng hải.
Theo nguồn tin này, 6 tàu hải cảnh,
gồm 2 tàu của Trung Quốc và 4 tàu của Việt Nam, được trang bị kỹ càng đã “vờn
nhau” trong suốt một tuần qua khi Bắc Kinh đưa tàu Hải Dương Địa Chất 8 vào
khảo sát địa chất gần Bãi Tư Chính, thuộc đặc quyền kinh tế và do Việt Nam kiểm
soát ở BIển Đông.
Đây là lần thứ 2 Bộ Ngoại giao Việt
Nam lên tiếng chính thức về vụ này, sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Cảnh Sảng, tại cuộc họp báo ngày hôm 17/7, yêu cầu Việt Nam “nghiêm túc
tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với
các vùng lãnh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp tình
hình”.
Trước đó, bà Lê Thị Thu Hằng nói tại
cuộc họp báo ngày 16/7 rằng “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển
Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị”.
Theo bà Hằng, hiện các lực lượng
chức năng trên biển của Việt Nam vẫn đang “tiếp tục triển khai nhiều biện pháp
phù hợp” để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam
trong khu vực này.
Nhà nghiên cứu: Khả
năng đụng độ VN-TQ ‘ngày càng cao’ ở bãi Tư Chính
23/07/2019
Các tàu cảnh sát biển
của Trung Quốc và Việt Nam từng va chạm ở Biển Đông hồi tháng 5/2014
Tiến
sĩ Hà Hoàng Hợp nói với VOA hôm 22/7 rằng khả năng đụng độ trực tiếp giữa hai
lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc mỗi lúc một cao hơn khi mà các
tàu Trung Quốc vẫn có mặt tại bãi Tư Chính trên Biển Đông tính đến thời điểm
này, theo thông tin mà VOA có được.
Theo
cập nhật hôm 21/7 của ông Ryan Martinson, nhà nghiên cứu về hải quân Trung Quốc
và là giảng viên tại Trường Hải chiến Mỹ, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của
Trung Quốc “vẫn tiếp tục các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam”.
Tham
khảo qua trang maritimetraffic.com, VOA nhận thấy đến tối 22/7 (giờ Việt Nam),
có ít nhất 3 tàu không rõ số hiệu còn hiện diện ở đúng địa điểm mà ông Ryan
Martinson đã cập nhật.
Tiến
sĩ Hợp, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak
có trụ sở ở Singapore, so sánh rằng hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 hiện
nay có một điểm giống như sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981
vào phía tây bắc của Hoàng Sa cách đây 5 năm.
Hai
năm sau sự kiện hồi hè năm 2014, Việt Nam có đại hội của đảng cộng sản cầm quyền
vào năm 2016. Vào năm 2021, hai năm nữa tính từ thời điểm này, Việt Nam cũng sẽ
có đại hội đảng. Từ đó, tiến sĩ Hợp nhận định rằng hai lần đưa dàn khoan của
Trung Quốc vào các địa điểm thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là “phép
thử về sự kiên định trong chính sách của Việt Nam, về đối ngoại là chính cũng
như về chính sách cụ thể của Việt Nam về Biển Đông”.
Dẫn
thông tin do ông thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nhà nghiên cứu của viện
ISEAS-Yusof Ishak cho biết đối đầu giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam ở bãi Tư
Chính không chỉ xảy ra từ 2/7 mà thậm chí còn từ trước đó gần 1 tháng.
Sẽ đến lúc mà không
kiềm chế được là sẽ có bắn nhau. Nó sẽ xảy ra như thế nếu như người Trung Quốc
trong thời gian tới không rút. Nó sẽ đi đến chỗ đó.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Ông
Hợp cho biết Trung Quốc từ khoảng hôm 4/6 bắt đầu có động thái cản trở việc
hãng Rosneft của Nga và một công ty Nhật thực hiện hợp đồng khoan mở rộng để
thăm dò dầu khí ở vùng biển, và mọi việc kéo dài từ đó đến nay.
Thông
tin chính thức trên báo chí Việt Nam và Trung Quốc không cho biết các tàu hai
nước đã có va chạm, đụng độ gì chưa, nhưng tiến sĩ Hợp cho rằng cứ mỗi ngày qua
đi, khả năng đụng độ trực tiếp giữa các lực lượng thực thi pháp luật của Việt
Nam, tức là các tàu cảnh sát biển của Việt Nam, với các tàu của cảnh sát biển
Trung Quốc đang ở đó “ngày càng cao”.
Nói
về nguy cơ dẫn đến nổ súng, nhà nghiên cứu của viện ISEAS-Yusof Ishak bày tỏ lo
ngại:
“Sẽ
đến lúc mà không kiềm chế được là sẽ có bắn nhau. Nó sẽ xảy ra như thế nếu như
người Trung Quốc trong thời gian tới không rút. Nó sẽ đi đến chỗ đó. Một khi
phải đi đến chỗ bắn nhau rồi, không có cách gì để dừng lại được nữa. Nếu Trung
Quốc tuyên bố kéo dàn khoan vào không phải khoan thăm dò nữa mà là khoan khai
thác thì lúc đấy sẽ có đụng độ”.
Trên
bình diện quan hệ quốc tế đa phương, nhà nghiên cứu kỳ cựu tại viện ISEAS-Yusof
Ishak tại Singapore, cho rằng các động thái “quấy rối”của Trung Quốc quanh bãi
Tư Chính cũng có ý “dằn mặt” hãng Rosneft của Nga.
Theo
tiến sĩ Hợp, Trung Quốc hiện tỏ ra “quá tự tin” trong quan hệ của họ với thế
giới, không chỉ trong quan hệ với nước Nga. Việc Trung Quốc “quấy rối” phía
Việt Nam ở vùng biển hiện nay có thể hiểu rằng điều đó về thực chất cũng đồng
nghĩa với “quấy rối người Nga”, ông Hợp nói.
Có thể khẳng định rằng
người Nga có nói gì hay không nói gì thì doanh nghiệp Nga đó chỉ rút về khi hết
dầu, hết khí thôi. Tức là họ sẽ không rút. Người Nga khai thác ở vùng biển Việt
Nam từ năm 1978. Người Nga người ta rất hiểu luật.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
VOA
gửi đề nghị bình luận đến nhà chức trách Nga và hãng Rosneft nhưng chưa nhận
được hồi đáp ở thời điểm bài này được đăng.
Mặc
dù vậy, với kinh nghiệm của mình, tiến sĩ Hợp phân tích rằng người Nga không
nhất thiết sẽ phải phát biểu điều gì, mà họ sẽ vẫn tiếp tục thực hiện công việc
của mình. Ông Hợp nói với VOA:
“Có
thể khẳng định rằng người Nga có nói gì hay không nói gì thì doanh nghiệp Nga
đó chỉ rút về khi hết dầu, hết khí thôi. Tức là họ sẽ không rút. Người Nga khai
thác ở vùng biển Việt Nam từ năm 1978. Người Nga người ta rất hiểu luật. Họ có
tuyên bố, có nói gì hay không, cũng không thay đổi hiện trạng là công ty
Rosneft và công ty khác của Nga không bao giờ người ta rút cả”.
Mỹ,
nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn khẳng định quyền tự do
hàng hải ở đây, hôm 20/7 lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo
buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực
giữa lúc tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp tục hoạt động trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho
thấy sự ủng hộ gần như rõ ràng đối với Việt Nam.
“Hoa Kỳ lo ngại về những bản tin về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt
động dầu khí ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông], bao gồm các hoạt động thăm dò và
sản xuất từ lâu nay của Việt Nam”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan
Ortagus nói trong một tuyên bố sáng 20/7.
“Trung
Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và kiềm chế thực hiện loại hoạt động khiêu
khích và gây bất ổn này”, một đoạn trích của tuyên bố cho hay.