20240111 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Phán
quyết của Toà Án Texas, Quận Dallas: Chi Phái Cao Đài 1997 là tổ chức tội phạm
Bản
dịch tiếng Việt
BPSOS,
ngày 9 tháng 1, 2024
Theo yêu
cầu của nhiều tín đồ Cao Đài ở trong và ngoài Việt Nam, chúng tôi cung cấp bản
dịch tiếng Việt phán quyết của Toà Án Texas Quận Dallas ngày 16/08/2023. Toà án
phán quyết rằng Chi Phái Cao Đài do nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997 và thủ
lĩnh của nó là Ông Nguyễn Thành Tám cấu thành tổ chức tội phạm chiếu theo luật
RICO, tức luật chống băng đảng mafia, của Hoa Kỳ. Theo phán quyến, 2 bị đơn này
phải trả tổng cộng 200.000 USD tiền bồi thường cho các nguyên đơn cộng với tiền
lãi 6% mỗi năm. Toà cũng phán quyết rằng nếu bị đơn kháng cáo và thua thì phải
trả luật sư phí cho nguyên đơn.
Hạn chót
để kháng cáo là 15/11/2023 nhưng thay vì kháng cáo, ngày 19/08/2023 họ đệ đon
xin toà án huỷ phán quyết và xử lại từ đầu, viện cớ là chưa hề nhận được trát
toà cho nên không biết rằng mình bị kiện. Ngoài ra, Ông Nguyễn Thành Tám khẳng
định rằng Chi Phái 1997 không hề hoạt động hoặc có người đại diện ở tiểu bang
Texas và do đó toà án của tiều bang này không có thẩm quyền xét xử họ. Cả 2
điều này đều không trung thực:
(1) Bài
đăng ngày 09/07/2022 trên trang mạng chính thức của Chi Phái 1997 xác nhận rằng
họ đã biết là mình bị kiện
(2) Tài
liệu nội bộ cho thấy Chi Phái 1997 có bổ nhiệm cư dân Texas làm đại diện ở hải
ngoại.
Toà án
không cứu xét đơn xin xử lại của Ông Nguyễn Thành Tám và Chi Phái 1997 và do đó
phán quyết ngày 16/08/2023 có hiệu lực từ ngày 15/11/2023.
Xin mọi
người tiếp tay phổ biến và tuy nghi sử dụng. Người Việt trong và ngoài nước cần
và nên biết Chi Phái Cao Đài do đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam dựng lên năm
1997 thực chất là một tổ chức tội phạm với các hoạt động tội phạm xuyên quốc
gia.
Bài liên
quan:
Thủ lãnh
của Chi Phái Cao Đài “quốc doanh” khai gian để chạy tội trước luật pháp Hoa Kỳ
XÉT XỬ VẮNG MẶT
Vào ngày nêu dưới đây, Đơn khởi kiện có tên và được đánh số ở trên
được xét xử thông qua đệ trình, trong đó Cao Đài Tây Ninh Temples of Texas
[Thánh Thất Cao Đài Mountain View], Ông Bùi Văn Quan và Ông Dương Xuân Lương là
các nguyên đơn và Ông Nguyễn Thành Tám và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ [Chi Phái 1997]
là hai trong số các bị đơn. Các nguyên đơn đã có mặt, thông qua việc đệ trình,
bởi luật sư đại diện của họ, và được thông báo sẵn sàng xét xử. Các bị cáo, mặc
dù đã được triệu tập trình diện và trả lời một cách hợp pháp và đúng thủ tục,
nhưng đã không xuất hiện và hoàn toàn vắng mặt.
Giấy triệu tập đã được tống đạt theo luật và được trả lại cho thư
ký, nơi nó vẫn được lưu hồ sơ trong thời hạn theo yêu cầu của luật pháp. Tòa án
đã đọc Đơn khởi kiện và các giấy tờ trong hồ sơ, chấp nhận chứng cứ và nhận
thấy những cáo buộc trong Đơn khởi kiện nguyên thuỷ của các Nguyên đơn là đúng
đối với hai Bị đơn này và thấy rằng Bị đơn đã không trả lời vụ kiện.
Tòa án còn phát hiện thêm rằng Ông Nguyễn Thành Tám và Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ [Chi Phái 1997] đã tham gia vào các hoạt động ảnh hưởng đến thương
mại xuyên bang hoặc nước ngoài và trực tiếp tiến hành các hoạt động của tổ chức
đó thông qua hình thức hoạt động gian lận, vi phạm điều l8 U.S.C. § l962(c) ,
Đạo luật về các tổ chức gian lận, bị thao túng và hủ hoá [Luật RICO].
Tòa án còn thấy rằng Bị đơn Nguyễn Thành Tám và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ [Chi Phái 1997], cùng nhau và riêng rẽ, phải chịu trách nhiệm trước các
nguyên đơn về những thiệt hại thực tế với số tiền là NĂM MƯƠI NGÀN và 00/100 Đô
la (S50.000,00), cộng với lãi suất sau phán quyết ở mức sáu phần trăm (6%) mỗi
năm.
Tòa án còn thấy rằng các nguyên đơn, theo điều 18 U.S.C. §
1964(c), được hưởng mức bồi thường gấp ba lần từ các Bị đơn Nguyễn Thành Tám và
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ [Chi Phái 1997] với số tiền MỘT TRĂM NĂM MƯƠI NGÀN và
00/100 Đô la (S150,000), cộng với lãi suất sau phán quyết ở mức sáu phần trăm
(6%) mỗi năm.
VÌ VẬY TOÀ ÁN RA LỆNH, PHÁN XỬ VÀ QUYẾT ĐỊNH rằng Cao Đài Tây Ninh
Temples of Texas [Thánh Thất Cao Đài Mountain View], Ông Bùi Văn Quan, và Ông
Dương Xuân Lương, là các Nguyên đơn, có quyền thu hồi từ Ông Nguyễn Thành Tám
và Đại Đạo Tam Kỳ Pbổ Độ [Chi Phái 1997], là các Bị đơn, cùng nhau và riêng rẽ,
số tiền NĂM MƯƠI NGÀN và 00/100 Đô la ($50.000,00) cho các thiệt hại thực tế,
cộng với lãi suất sau phán quyết ở mức sáu phần trăm (6%) mỗi năm.
VÌ VẬY TOÀ ÁN RA LỆNH, PHÁN XỬ VÀ QUYẾT ĐỊNH rằng Cao Đài Tây Ninh
Temples of Texas [Thánh Thất Cao Đài Mountain View], Ông Bùi Văn Quan, và Ông
Dương Xuân Lương, là các Nguyên đơn, có quyền thu hồi từ Ông Nguyễn Thành Tám
và Đại Đạo Tam Kỳ Pbổ Độ [Chi Phái 1997], là các Bị đơn, cùng nhau và riêng rẽ,
số tiền là MỘT TRĂM NĂM MƯƠI NGÀN và 00/100 Đô la ($150.000,00) cho khoản bồi
thường gấp ba lần, cộng với lãi suất sau phán quyết ở mức sáu phần trăm (6%)
mỗi năm.
VÌ VẬY TOÀ ÁN RA LỆNH, PHÁN XỬ VÀ QUYẾT ĐỊNH rằng Cao Đài Tây Ninh
Temples of Texas [Thánh Thất Cao Đài Mountain View], Ông Bùi Văn Quan, và Ông
Dương Xuân Lương, là các Nguyên đơn, có quyền thu hồi từ Ông Nguyễn Thành Tám
và Đại Đạo Tam Kỳ Pbổ Độ [Chi Phái 1997], là các Bị đơn, cùng nhau và riêng rẽ,
phí luật sư hợp lý là NĂM NGÀN và 00/100 Đô la ($5.000,00) nếu Nguyên đơn thắng
trong kháng cáo ở Tòa phúc Thẩm Số 5, và NĂM NGÀN và 00/100 Đô la ($5.000,00)
nếu Nguyên đơn thắng trong kháng cáo ở Tòa Án Tối Cao của Tiểu Bang Texas.
Ông Nguyễn Thành Tám có địa chỉ được biết đến cuối cùng là Văn
Phòng Đầu Sư Đường Nam Phái, Nội Ô Toà Thánh Tây Ninh, xã Long Thành Bắc, huyện
Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ [Chi Phái 1997] có địa chỉ được biết đến
cuối cùng là Văn Phòng Đầu Sư Đường Nam phái, Nội Ô Toà Thánh Tây Ninh, xã Long
Thành Bắc, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Các Nguyên đơn được phép có các văn bản và quy trình cần thiết
trong việc thi hành phán quyết và thu hồi tiền bồi thường theo phán quyết này.
Lệnh này là phán quyết cuối cùng và có thể kháng cáo đối với tất
cả các điều khoản và tất cả các bên.
Ký ngày 16 tháng 8 năm 2023
Ngài Emily G. Tobolowsky
Chánh Án
Tại
sao Việt Nam thất bại khi vận động rút tên khỏi Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt của
Hoa Kỳ?
Chiến
dịch vận động để đưa Việt Nam đến danh sách CPC trong năm 2024
Mạch
Sống, ngày 7 tháng 1, 2024
Ngày 4 tháng 1, 2024, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken công bố
quyết định giữ Việt Nam trong Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (Special Watch List,
SWL) vì “đã tham gia hoặc dung túng các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn
giáo”.
Sau khi bị đưa vào danh sách SWL vào cuối năm 2022, nhà nước Việt
Nam đã ráo riết vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ rút tên khỏi danh sách này. Tháng
3 năm 2022, Việt Nam mời nhà truyền đạo người Mỹ Franklin Graham đến Sài Gòn
(TPHCM) tổ chức giảng đạo cho 14,000 tín đồ Tin Lành. Ông ta hứa về Hoa Kỳ sẽ
vận động gỡ Việt Nam khỏi danh sách SWL. Từ ngày 10 đến 22 tháng 10 vừa qua,
Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ Vũ Chiến Thắng dẫn đoàn công tác liên ngành cùng một số
chức sắc tôn giáo đến Hoa Kỳ tiếp tục cuộc vận động. Cuối năm, Chủ Tịch Nước Võ
Văn Thưởng chính thức mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Việt Nam.
Nhưng họ đã thất bại.
Hình 1 - Đoàn Việt Nam do Ông Vũ Chiến Thắng dẫn đầu tiếp xúc Uỷ
Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, tháng 10, 2023 (nguồn: btgcp.gov.vn)
“Những động thái bề nổi này không che mắt được các nhà làm chính sách Hoa Kỳ vì họ theo sát và nắm rõ tình trạng leo thang đàn áp tôn giáo ở Việt Nam,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Nhà nước Việt Nam đã sai khi đinh ninh quốc tế không thể nào biết.”
Hình 2 - Đoàn Việt Nam gặp gỡ Đại Sứ Lưu Động cho Tự Do Tôn Giáo
Quốc Tế Rashad Hussain tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tháng 10, 2023 (nguồn: https://www.btgcp.gov.vn)
Theo Ông, việc đoàn Việt Nam kéo theo một chức sắc tôn giáo đã
phản tác dụng vì giới chức Hoa Kỳ đã được báo động trước là nhà nước Việt Nam
sử dụng một số tổ chức tôn giáo làm công cụ đàn áp ở trong nước và bình phong
che mắt quốc tế.
Ts. Thắng đã nêu thực trạng này tại buổi điều trần trước Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) vào ngày 5 tháng 9.
Hình 3 - Buổi điều trần do Uỷ Hội USCIRF triệu tập ngày 5 tháng 9,
2023 (nguồn: USCIRF)
“Sự có mặt của một số chức sắc tôn giáo trong đoàn của nhà nước
Việt Nam vô hình trung khẳng định thực trạng này,” Ts. Thắng giải thích.
Kết quả là đầu tháng 12, Uỷ Hội USCIRF tiếp tục khuyến nghị Bộ
Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách Quốc Gia Quan Ngại Đặc Biệt (Country of
Particular Concern, CPC) và công bố đề án nghiên cứu sâu về các tổ chức tôn
giáo bị nhà nước kiểm soát, mà phần lớn đã cử chức sắc đi theo đoàn của Thứ
Trưởng Bộ Nội Vụ Vũ Chiến Thắng đến Hoa Kỳ.
Đại Sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Rashad Hussain, đóng vai trò cốt
lõi trong quyết định giữ Việt Nam trong Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt, được BPSOS
cập nhật thông tin thường xuyên và chi tiết về các vụ ép cải đạo, ép bỏ đạo,
bắt bớ, sách nhiễu, tra tấn, bắt giam… những tín đồ không tuân phục nhà nước.
Ts. Thắng cho biết đã trao đổi với Đại Sứ Hussain về tình trạng
đàn áp tôn giáo gia tăng ở Việt Nam nhân dịp Hội Nghị Cấp Bộ Trưởng về Tự Do
Tôn Giáo hay Niềm Tin tổ chức tại Praha cuối tháng 11 vừa qua.
“Chúng tôi cũng bàn luận về phái đoàn do nhà nước cử sang Hoa Kỳ
để vận động rút tên khỏi danh sách SWL,” Ts. Thắng chia xẻ.
Trong năm 2023, BPSOS đã nộp tổng cộng trên 70 bản báo cáo về vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam cho Uỷ Hội USCIRF và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Các cơ quan này còn được thường xuyên cập nhật thông tin tại những buổi họp trực tuyến hàng tuần và trực diện hàng tháng với những người am tường về tình hình đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Hình 4 – Các tín đồ Cao Đài chơn truyền với Đại Sứ Lưu Động Rashad
Hussain tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 12, 2023 (nguồn: BPSOS)
Theo Ts. Thắng, giữ Việt Nam trong danh sách SWL là bước cần thiết
để vận động Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại quy chế Quốc Gia Quan Ngại Đặc Biệt
(Country of Particular Concern, CPC). Theo kế hoạch, một phái đoàn khoảng 30
người Viêt sẽ có kéo về thủ đô Hoa Kỳ để thực hiện cuộc vận động này nhân dịp
Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế vào ngày 29 – 31 tháng 1 tới đây.
Từ năm 2021, BPSOS là thành viên Ban Chỉ Đạo của hội nghị quan
trọng này, với khoảng 1,250 quan khách tham dự gồm nhiều giới chức Hoa Kỳ và
quốc tế, các lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Năm nay,
BPSOS đồng trách nhiệm các hoạt động quanh đề tài “Vi Phạm Tự Do Tôn Giáo”.
“Chúng tôi sẽ có những nhân chứng sống về đàn áp tôn giáo ở Việt
Nam phát biểu tại sự kiện,” Ts. Thắng cho biết. “Chúng tôi đã mời Ông Nguyễn
Bắc Truyển và hy vọng Ông cùng phu nhân sẽ có mặt.”
Trong 3 năm qua BPSOS cũng quán xuyến bộ phận lãnh đạo trẻ và chiến dịch toàn cầu cho tù nhân lương tâm tôn giáo của hội nghị thượng đỉnh này.
Hình 5 -
Cô Tanya Nguyễn-Đỗ, người vận động cho Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, với Đại Sứ Lưu
Động Rashad Hussain tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 12, 2023 (nguồn:
BPSOS)
Theo Ts.
Thắng, kinh nghiệm thất bại hy vọng sẽ giúp giới lãnh đạo Việt Nam hiểu ra rằng
chỉ khi nào thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền tự do
tôn giáo thì Việt Nam mới thoát được Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt.
“Bằng
không, họ có nguy cơ rơi xuống danh sách CPC và phải hứng chịu những hệ quả tai
hại của nó,” Ts. Thắng nhắn nhủ.
Bài liên
quan:
USCIRF: Việt
Nam phải cải thiện tự do tôn giáo và nhân quyền khi nâng cấp quan hệ với Mỹ
“Chiếu
tướng” các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát ở Việt Nam
BPSOS
khởi động cuộc nghiên cứu về các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát
Việt
Nam tiếp tục lọt vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt
Ngày 4/1/2024 vừa qua, trong thông cáo báo chí của Ngoại trưởng Antony Blinken, Hoa Kỳ tiếp tục kể tên Việt Nam trong Danh sách Theo dõi Đặc biệt, cùng với Algeria, Azerbaijan, Cộng hòa Trung Phi, và Comoros, vì “đã tham gia hoặc dung dưỡng các vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”.
Các Quốc
gia Quan ngại Đặc biệt lần này bao gồm Miến Điện, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Cuba, CHDCND Triều Tiên, Eritrea, Iran, Nicaragua, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út,
Tajikistan, và Turkmenistan.
Từ khi
Việt Nam bị đưa vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt, tình trạng đàn áp tôn giáo ở
Việt Nam không những giảm đi mà còn tăng lên. Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiểm
soát tôn giáo qua hệ thống đăng ký, công nhận tôn giáo; gia tăng sách nhiễu, đe
dọa, bắt bớ các tín đồ thuộc hội thánh độc lập; cưỡng ép bỏ đạo, tước đi giấy
tờ tùy thân, từ chối cấp giấy khai sinh cho các tín đồ Tin lành người Thượng và
người H’mông; đe dọa, tra khảo những người tưởng niệm nạn nhân bị bạo hành vì
tôn giáo hay niềm tin (ngày 22/8); không cho xuất cảnh, đánh đập những người
liên lạc với quốc tế về vấn đề tôn giáo; tiếp tục không giải quyết thỏa đáng
các vụ cưỡng chế đất mà còn gửi lực lượng đến đàn áp (như ở Vườn rau Lộc Hưng)…
Nhà nước
Việt Nam đàn áp tôn giáo một cách hệ thống, người Kinh lẫn người bản địa và sắc
tộc thiểu số, từ Công giáo và đạo Tin lành đến Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo,
đạo Cao Đài, v.v., tín đồ hội thánh độc lập lẫn tín đồ thuộc hội thánh được nhà
nước công nhận.
Họ càng
đàn áp tín đồ Tin lành người Thượng nặng nề hơn sau vụ xả súng ở Đắk Lắk ngày
11/6/2023.
Không
chỉ người dân ở Việt Nam, nhà nước cũng sách nhiễu người ở hải ngoại, như khởi tố Mục sư A Ga thuộc
Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, hiện sống ở Hoa Kỳ. Đảng Cộng sản
Việt Nam cũng tìm cách khống chế tôn giáo của người Việt ở nước ngoài, như chi
phái Cao Đài 1997 ở Hoa Kỳ, trong năm 2023 đã bị tòa án Texas phán quyết là tổ
chức tội phạm.
BPSOS
hoan nghênh việc Hoa Kỳ tiếp tục đưa Việt Nam vào Danh sách Theo dõi Đặc biệt,
nhưng cho rằng Việt Nam hoàn toàn xứng đáng bị liệt kê vào Danh sách Các Quốc
gia Quan ngại Đặc biệt.
Trong
năm nay, BPSOS sẽ có một công trình nghiên cứu về
các tổ chức tôn giáo do nhà nước dựng lên hoặc kiểm soát nhằm khống chế và tiêu
diệt các cộng đồng và tổ chức tôn giáo có chủ trương độc lập với nhà nước.
Nghiên cứu này sẽ làm rõ thêm cách kiểm soát, đàn áp tôn giáo ở Việt Nam.
Hội Cờ
Đỏ: Nhà nước Việt Nam bị chất vấn ở LHQ
Hải Di
Nguyễn
Ngày
29/11/2023, khi bị Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc (CERD) hỏi về Hội Cờ Đỏ, một
người trong phái đoàn nhà nước Việt Nam trả lời:
“Nhà
nước Việt Nam không can thiệp vào việc thành lập các hội nhóm này. Đây là một
nhóm người do bộ phận quần chúng nhân dân ở Nghệ An thành lập một cách tự phát,
do bức xúc trước việc một số chức sắc, tín đồ Công giáo cực đoan thường xuyên
vu cáo, xuyên tạc lịch sử, sự kiện chính trị - xã hội, xuyên tạc, xúc phạm lãnh
tụ Hồ Chí Minh, và có hoạt động gây rối an ninh trật tự.”
Nhưng làm thế nào một ủy ban của Liên Hiệp Quốc lại biết về Hội Cờ Đỏ?
Hội Cờ
Đỏ tụ tập ngày 29/10/2017 tại xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An (FB Vu Hai
Tran).
Hội Cờ
Đỏ là ai? Làm gì?
Sự xuất
hiện của Hội Cờ Đỏ có liên quan chặt chẽ đến thảm họa Formosa và việc nhà nước
Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình của người dân địa phương.
Năm
2016, người dân tìm thấy hàng loạt cá chết dạt vào bờ ở các tỉnh miền Trung như
Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, và Thừa Thiên-Huế, do chất thải độc hại từ nhà
máy Formosa. Theo Amnesty International, có khoảng 270.000 người—ngư dân, những
người khác phụ thuộc vào ngư nghiệp, và gia đình họ—bị ảnh hưởng bởi hàng triệu
cá chết.
Người
dân nhiều nơi, với sự dẫn đầu của nhiều linh mục, đứng dậy biểu tình vì môi
trường, biểu tình phản đối Formosa và kêu gọi đền bù thỏa đáng. Bị công an địa
phương hà hiếp, đàn áp nặng nề, họ vẫn tiếp tục biểu tình kêu gọi công lý và
minh bạch.
Năm
2017, giáo xứ Song Ngọc và các giáo dân bị tấn công bởi một nhóm hơn 100 người
mặc áo đỏ và cầm cờ đỏ, tự gọi là Hội Cờ Đỏ. Hội Cờ Đỏ chửi bới, đánh đập giáo
dân; đập phá đồ đạc và nơi thờ phượng; đe dọa, tấn công các linh mục. Nạn nhân
báo với chính quyền địa phương nhưng không được gì.
Sau giáo
xứ Song Ngọc, Hội Cờ Đỏ nhắm vào giáo xứ Đông Kiều, giáo xứ Kẻ Gai, giáo xứ
Đăng Cao… và tràn sang tỉnh khác, không chỉ gói gọn trong Nghệ An.
Theo BBC News Tiếng Việt đưa
tin, UBND xã Sơn Hải nói đây là một “tổ chức tự phát”, nhưng các linh mục cho
rằng Hội Cờ Đỏ là một tổ chức do chính quyền địa phương lập ra và hậu thuẫn.
Linh mục
Đặng Hữu Nam nói “Nếu hội này không phải do chính quyền thành lập thì tại sao
chính quyền lại phải đi thông báo với chúng tôi?”.
“Hơn nữa
mấy cuộc tập kết trước đây [của họ] đều tiến hành trong trụ sở của chính
quyền”, Linh mục nói thêm. “Không có tổ chức nào không được sự đồng ý của chính
quyền lại vào trong trụ sở của chính quyền để làm việc.”
Làm thế nào quốc tế biết đến Hội Cờ Đỏ?
(FB
Thanh Niên Công Giáo).
TS.
Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch BPSOS, cho biết “BPSOS đã soạn
một tài liệu chi tiết với dẫn chứng về
Hội Cờ Đỏ để báo động với quốc tế, bao gồm nhiều định chế nhân quyền của LHQ,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), Quốc hội Hoa Kỳ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.”
Tài liệu
kể ra một loạt những vụ sách nhiễu của Hội Cờ Đỏ với các linh mục và giáo dân
biểu tình về thảm họa Formosa, và nói chính quyền địa phương bắt bớ, giam giữ,
bắt tù người biểu tình nhưng để Hội Cờ Đỏ muốn làm gì thì làm, và chẳng làm gì
khi nạn nhân báo họ bị Hội Cờ Đỏ đánh đập, tấn công. Thậm chí có người còn bị
công an truy nã sau khi làm chứng về việc Hội Cờ Đỏ đánh đập nhiều giáo dân ở
giáo xứ Kẻ Gai.
Tài liệu
cũng nói các cơ quan truyền thông nhà nước bôi nhọ các linh mục, đồng bộ với
Hội Cờ Đỏ, cho thấy sự phối hợp nhất định.
“Dùng
tài liệu này, BPSOS đã đóng góp thông tin cho
các cuộc rà soát của LHQ về việc thực thi các công ước nhân quyền mà nhà nước
Việt Nam đã ký kết.
“Tại một
số hội nghị về tự do tôn giáo hay niềm tin, BPSOS cũng đã sắp xếp để các giới
chức LHQ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USCIRF phỏng vấn trực tiếp nạn nhân của Hội
Cờ Đỏ.”
Tác
động?
TS.
Nguyễn Đình Thắng cho biết “Tại các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với Việt
Nam, Hoa Kỳ cũng nêu Hội Cờ Đỏ như một đề tài họ quan tâm. Nhiều tổ chức nhân
quyền quốc tế đã sử dụng thông tin từ tài liệu kể trên của BPSOS để lên tiếng
về Hội Cờ Đỏ. Hội Cờ Đỏ lại còn được nêu tên tại cuộc điều trần của Quốc hội
Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.”
Ông nói
“Nay, nhà nước Việt Nam không thể phủ nhận là không có Hội Cờ Đỏ như trước
đây.”
Ngày
29/11/2023 vừa qua, tại phiên rà soát về vấn đề kỳ thị chủng tộc, phái đoàn nhà
nước Việt Nam lại bị chất vấn về Hội Cờ Đỏ.
Phái
đoàn nhà nước gọi đó là “một nhóm
người dân yêu nước” và nói thêm “Khi bức xúc và mâu thuẫn giữa hai nhóm này lên
đến đỉnh điểm thì có xảy ra xô xát. Tuy nhiên, sự xô xát này chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự nên nhà nước Việt Nam cũng không xử lý cả hai hội nhóm này.
“Về phía
Việt Nam, chúng tôi đã tích cực xử lý vụ việc bằng cách là cơ quan chức năng
Việt Nam đã gặp các thành viên của tổ chức Hội Cờ Đỏ cũng như những người có
chức sắc, tín đồ tôn giáo để tuyên truyền, phổ biến về chính sách, pháp luật
của nhà nước và yêu cầu chấp hành pháp luật, không có hành vi vi phạm pháp
luật.”
Họ cũng
nói “Nhà nước cũng chỉ đạo các chính quyền tăng cường công tác quản lý, và cảnh
báo các tổ chức, hội nhóm vi phạm pháp luật không được gây ra sự phân biệt đối
xử hoặc mất đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa người Công giáo và người không
theo đạo Công giáo, với nguyên tắc là những tổ chức nào hoạt động tuân thủ pháp
luật sẽ được khuyến khích, và vi phạm pháp luật phải bị xử lý nghiêm theo pháp
luật.”
TS. Nguyễn Đình Thắng nói “Câu trả lời lấp liếm như vậy chắc chắn
không qua mắt được các chuyên gia nhân quyền giàu kinh nghiệm của Ủy ban CERD.
Trong Bản Nhận xét Kết luận sau cuộc rà soát, Ủy ban CERD bày tỏ mối quan tâm
sâu đậm về các “tội ác vì thù ghét” của Hội Cờ Đỏ và về câu trả lời mơ hồ của
phái đoàn đại diện nhà nước Việt Nam. Ủy ban còn chỉ ra rằng khi nhà nước Việt
Nam mô tả Hội Cờ Đỏ là tập hợp của những người yêu nước thì rõ ràng là có ý bao
che tội phạm. Ủy ban này khuyến nghị nhà nước Việt Nam điều tra, khởi tố, và
trừng phạt các thành viên Hội Cờ Đỏ nào bị phán quyết là có tội.
“Vì sự lên tiếng và lên án của quốc tế, các Hội Cờ Đỏ lui dần vào
bóng tối, bây giờ hầu như biệt tích.”
Dù vậy, ông nói BPSOS sẽ tiếp tục nêu tên Hội Cờ Đỏ tại các diễn
đàn quốc tế và “thách đố nhà nước Việt Nam điều tra và khởi tố hình sự các
thành viên đầu não của Hội Cờ Đỏ vì vi phạm luật Việt Nam và luật quốc tế.”
Kim Jong-un: Năm điều chưa biết về nhà lãnh đạo tối
cao của Bắc Hàn
BẤT ỔN ẬP XUỐNG TQ, HÀNG TRIỆU NGƯỜI TIẾP TỤC KÉO NHAU
ĐẬP PHÁ BẮC KINH. TƯỚNG LĨNH ĐÂM SAU LƯNG TCB
https://www.youtube.com/watch?v=9FLzFFvSCKk
Câu chuyện đầu năm
https://bacaytruc.com/index.php/17543-cau-chuy-n-d-u-nam-tac-gi-ph-m-terry-tgd
Bầu cử Đài Loan: Các ứng cử viên là ai và vì sao thế
giới cần quan tâm?
Bắc Triều Tiên nã hàng trăm quả đạn pháo, Hàn Quốc sơ
tán dân ở đảo Yeonpyeong
Nỗi lo cận Tết
https://baotreonline.com/van-hoc/phong-su-viet-nam/noi-lo-can-tet.baotre
Đôi giày boot NATO sẽ đặt sâu hơn vào châu Á?
Cựu cố vấn Nhà Trắng: Nước Mỹ sẽ tan nát nếu ông Trump
thất bại
Trung Quốc: Hiện tượng đột tử và ‘phổi trắng’ làm dấy
lên mối lo ngại về COVID-19
Joe Biden Có Thực Sự Là Người Lãnh Đạo Đất Nước?
Chính sách xe điện của California đang làm lợi cho
Trung Quốc cộng sản
Đài Loan cảnh báo khẩn cấp qua điện thoại khi Trung Quốc
phóng vệ tinh
Giới chức cao cấp Vatican: ‘Nên tính đến việc cho phép
linh mục kết hôn’
No comments:
Post a Comment