20240124 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Bàn
tròn tự do tôn giáo quốc tế hậu thuẫn các tín đồ Cao Đài đòi lại Toà Thánh Tây
Ninh và các thánh thất đang bị chiếm dụng
Danh sách các thánh thất bị chiếm dụng
Ngày 23
tháng 1, 2024
Hôm nay,
Bàn Tròn Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, là mạng lưới gồm khoảng 800 nhà vận động cho
tự do tôn giáo, bắt đầu luân lưu lá thư chung để lấy chữ ký ủng hộ chiến dịch
của các tín đồ Cao Đài nhằm đòi lại nhiều trăm cơ sở tôn giáo đang bị chiếm
dụng bởi một tổ chức được nhà chống lưng bởi nhà nước Việt Nam nhưng bị xét là
tổ chức tội phạm bởi toà án Hoa Kỳ.
Danh
sách chữ ký tiên khởi gồm 10 tổ chức và 25 nhân sĩ.
Xem:
https://docs.google.com/document/d/1hj0PbpRB_fYO-M8P7lUbwTzqS6S6Enuuwui-sE3Qfg4/edit
“Mục
tiêu của chúng tôi là đạt tối thiểu 50 chữ ký trước ngày 30 tháng 1, ngày khai
mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.”,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng
Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhấn mạnh.
Hội nghị
này, năm nay là lần thứ 4, sẽ được tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ trong hai ngày 30 và
31 tháng 1. Ước tính sẽ có trên một nghìn người tham gia.
BPSOS,
đồng tổ chức hội nghị, sẽ phân bổ nhiều tình nguyện viên để hỗ trợ khoảng 7, 8
tín đồ Cao Đài trong công tác lấy chữ ký.
“Chúng
tôi cố gắng đạt mục tiêu thêm 50 chữ ký trong 2 ngày hội nghị,” Ts. Thắng giải
thích. “Sau đó, thư chung sẽ được gửi đến các giới chức LHQ và 42 quốc gia quan
tâm đến tự do tôn giáo.”
Các tín
đồ Cao Đài ở trong và ngoài Việt Nam đang ráo riết vận động lấy lại các cơ sở
tôn giáo cho kịp kỷ niệm 100 năm khai đạo gần cuối năm 2025.
Nhằm hỗ
trợ chiến dịch đòi lại cơ sở tôn giáo, một nhóm tín đồ Cao Đài đang lập danh
sách các cơ sở tôn giáo đang bị chiếm dụng bởi tổ chức tội phạm kể trên.
Xem danh
sách sơ khởi:
BPSOS
kêu gọi các tổ chức tôn giáo và các chức sắc tôn giáo tham gia ký tên trực tiếp
tại:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfFawpA23PwAqfx6o2bez5qLFImHXHCgOXAuKObF3dmIeChww/viewform
Quý vị
muốn dùng tiếng Việt có thể ký tên tại đây:
https://vnforb.org/joint-letter-on-centennial-of-cao-dai-religion-555/
Xin quý
đồng bào ở trong nước và quý đồng hương trên thế giới tiếp tay phổ biến lời kêu
gọi này.
Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế 2024: BPSOS và
vấn đề tôn giáo bị nhà nước kiểm soát
Tuần sau, ngày 30-31/1, Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo
Quốc tế 2024 sẽ diễn ra tại thủ đô Washington, Hoa Kỳ.
BPSOS vinh hạnh là một trong các thành viên chỉ đạo và tổ chức sự kiện. Hội nghị Thượng đỉnh năm nay sẽ có các buổi thảo luận về tự do tôn giáo trong bối cảnh an ninh quốc gia, văn hóa hiện đại, và nhân quyền; tự do tôn giáo và luật báng bổ và bội đạo; vi phạm với các cộng đồng tôn giáo bản địa và bị chiếm đóng; tù nhân tôn giáo Trung Quốc; trách nhiệm của doanh nghiệp với tự do tôn giáo quốc tế, v.v.
Linh mục
Phêrô Nguyễn Văn Khải phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh năm 2023.
Ngoài
ra, BPSOS cũng có các sinh hoạt song song dành riêng cho giới trẻ lãnh đạo và
đoàn người Việt.
Thứ Tư
24/1 và thứ Hai 29/1, BPSOS và thân hữu sẽ vận động về tự do tôn giáo Việt Nam
tại Quốc hội Hoa Kỳ.
Ngày
30-31/1, BPSOS cũng tổ chức bàn tròn riêng bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh, tại
phòng Young Champions Room, về các vấn đề tự do tôn giáo khác nhau như:
·
Các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát (Thiên Chúa giáo
và đạo Cao Đài)
·
Sự đàn áp với các cộng đồng bản địa ở Việt Nam
·
Sự đàn áp với các cộng đồng tôn giáo thiểu số – Thiên Chúa
giáo ở Miến Điện
·
Nạn nhân đàn áp tôn giáo và người tị nạn (như người Êđê,
H’mông)
·
Vận động quốc tế cho tù nhân tôn giáo
· Các nhà hoạt động trẻ cho tự do tôn giáo hay niềm tin
Phái
đoàn người Việt chụp hình với Đại sứ Lưu động Sam Brownback tại Hội nghị Thượng
đỉnh năm 2022.
Để chuẩn
bị cho Hội nghị Thượng đỉnh, BPSOS đã phát động chiến dịch vận động cho các tín
đồ Cao Đài lấy lại Toà Thánh Tây Ninh và các thánh thất để kịp tổ chức vào cuối
năm 2025 kỷ niệm 100 năm thành lập đạo Cao Đài. Chi phái Cao Đài 1997 do nhà
nước Việt Nam lập ra đã chiếm giữ khoảng 300 cơ sở tôn giáo Cao Đài, bằng vũ
lực và/ hoặc với sự hỗ trợ của công an. Tháng 8 vừa qua, toà án ở Hoa Kỳ đã
phán quyết chi phái này là tổ chức tội phạm và bị phạt phải bồi thường cho một
số nạn nhân của nó ở Hoa Kỳ.
Xem thêm
chi tiết thư kêu gọi ở đây.
Ký
tên ở đây.
Cuộc
vận động lấy lại Toà Thánh Tây Ninh và nhiều trăm thành thất Cao Đài đã bắt đầu
Thư
chung kêu gọi quốc tế quan tâm và yểm trợ
Ngày 22
tháng 1. 2024
Một thư
chung vừa được luân lưu để vận động sự hậu thuẫn của quốc tế cho công cuộc đòi
lại các cơ sở tôn giáo của Đạo Cao Đài kịp để đánh dấu 100 năm ngày khai đạo,
sẽ là gần cuối năm 2025. Lá thư chung này đã có 34 chữ ký tiên khởi của một số
tổ chức và nhân sĩ:
“Để yểm
trợ, ngày Thứ Ba 23 tháng 1 này, chúng tôi sẽ kêu gọi các thành viên của Bàn
Tròn Đa Tôn Giáo Quốc Tế cùng ký tên,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc
kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Tuần sau, khoảng 7 hoặc 8 tín đồ Cao Đài đến từ
nhiều tiểu bang Hoa Kỳ sẽ có mặt tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc
Tế để lấy thêm chữ ký ủng hộ.”
Đây là lần thứ 4 hội nghị này được tổ chức, đều ở thủ đô Hoa Kỳ. Năm nay ước lượng sẽ có 1,500 người tham gia, trong đó có khoảng 40 người Việt vận động cho tự do tôn giáo.
Hình 1 - Các tín đồ Cao Đài tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn
Giáo Quốc Tế năm 2022
Trước hội nghị, ngày 29 tháng 1, các toán người Việt sẽ chia nhau
tham gia các buổi tiếp xúc ở Hạ Viện và Thượng Viện Hoa Kỳ. Nhân đấy, các tín
đồ Cao Đài sẽ kêu gọi sự ủng hộ của các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Đặc
biệt, hai nhóm tín đồ Cao Đài ở Houston và Dallas sẽ gặp gỡ các nhân viên của
TNS John Cornyn trong tuần này, trước khi lên đường đến thủ đô Hoa Kỳ.
Nội dung của lá thư chung cho biết là Toà Thánh Tây Ninh và
khoảng 300 thánh thất Cao Đài ở địa phương hiện nằm trong tay của một tổ chức
bị xem là tổ chức tội phạm theo luật Liên Bang Hoa Kỳ. Tổ chức này, Chi
Phái Cao Đài do do đảng và nhà nước cộng sản dựng lên năm 1997 và chống lưng,
đã vi phạm nhiều tội ác đối với các tín đồ Cao Đài chơn truyền.
“Ước nguyện của các tín đồ Cao Đài ở Việt Nam và trong cộng đồng
lưu vong là, vào cuối năm 2025, đánh dấu 100 năm khai đạo tôn giáo Cao Đài tại
Toà Thánh Tây Ninh và nhiều trăm thánh thất địa phương ở khắp Việt Nam. Chúng
tôi yêu cầu quý vị hậu thuẫn cho nỗ lực chính đáng này.”
Đó là
kết luận của thư chung gửi đến Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Ngoại Trưởng
Hoa Kỳ, Đại Sứ Lưu Động của Hoa Kỳ cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, Chủ Tịch Liên
Minh Quốc Tế cho Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin, và các Uỷ Viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ
về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế.
“Mục
tiêu của chúng tôi là đạt được 100 chữ ký ủng hộ trước khi gửi thư chung đi”,
Ts. Thắng cho biết.
Danh
sách các thánh thất Cao Đài đang bị tổ chức tội phạm kể trên chiếm giữ sẽ được
cập nhật thường xuyên tại trang:
https://vnforb.org/the-real-cao-dai-1/
Trang
mạng này được thiết kế để sử dụng cho vận động quốc tế.
“Xin
những ai có thông tin, hình ảnh về các cơ sở tôn giáo Cao Đài đang bị tổ chức
tội phạm do nhà nước dựng lên năm 1997 chiếm dụng hãy cung cấp để chúng tôi bổ
sung danh sách,” Ts. Thắng kêu gọi.
Liên lạc
BPSOS: dean-caodai@vncrp.org
Bài liên
quan:
Nhân
Ngày Tự Do Tôn Giáo, khởi động chiến dịch đòi cơ sở tôn giáo Cao Đài
Nhiều
Mục Sư Tin Lành hưởng ứng Chương Trình Welcome Corps
Mục
tiêu trước mắt: đưa một số gia đình vào dòng chờ tái định cư của Hoa Kỳ
Ngày 22
tháng 1, 2024
Thứ Sáu
vừa rồi, tôi được dự thính buổi họp trực tuyến của một số mục sư Tin Lành về kế
hoạch tái định cư người Việt tị nạn ở Thái Lan qua chương trình Welcome Corps
của Hoa Kỳ.
Các vị mục sư này gồm có: MS Vàng Chí Mình, người Hmong đã từng tị nạn ở Thái Lan, gọi vào từ tiểu bang Oklahoma; MS A Ga, người Thượng cũng từng tị nạn ở Thái Lan, gọi vào từ North Carolina; và MS Herb Gregg cùng vợ là Bà Linda gọi vào từ Michigan. Ngoài ra có một vị Mục Sư Tin Lành người Việt, cũng là cựu tị nạn ở Thái Lan, muốn tham gia nhưng vì lý do nào đó đã không vào họp. Vị mục sư này đang hoạt động ở Louisiana, Mississippi và vùng miền Nam Texas.
Hình 1 - Phim tài liệu về Mục Sư Tin Lành Herb Gregg và vợ là
Linda Gregg
Cùng dự họp còn có 3 người Công Giáo là Tiến Sĩ Phan Quang Trọng ở
Texas, từ một năm nay đã tình nguyện hướng dẫn các nhóm 5 người ghi danh với
Welcome Corps; chị Hiền Minh ở Virginia, bạn học cũ của tôi và cũng là bạn học
cũ của người triệu tập buổi họp; anh Bích thuộc cộng đoàn Công Giáo ở Arizona.
Buổi họp trực tuyến được triệu tập bởi một chị bạn học cũ của chị
Hiền Minh, và người em trai của chị ấy; cả hai cùng ở Arizona. Hai gia đình này
rất đặc biệt: Hơn 20 năm trước họ bỏ cuộc sống thành thị để mở nông trại sản
xuất thức ăn sạch.
Hai chủ đề được thảo luận: (1) lập các nhóm 5 người để bảo lãnh
một số gia đình đã có quy chế tị nạn ở Thái Lan; (2) lên kế hoạch xây dựng các
nông trại để đón tiếp các đồng bào Hmong, Thượng, Khmer Krom, Việt… thích thú
với nghề trồng trọt, chăn nuôi.
Về chủ đề thứ
nhất, các vị mục sư sẽ huy động các tín đồ và những người quen biết để lập
nhiều nhóm 5 người, với sự hướng dẫn của Ts. Phan Quang Trọng. Một số người tị
nạn Hmong và Thượng vừa hoặc sắp định cư Hoa Kỳ sẽ được Ts. Trọng huấn luyện để
hướng dẫn lại cho các nhóm 5 người mới thành lập.
Sau buổi họp, MS A Ga đã họp trực tuyến với các tín đồ của mình và
liên lạc Hội Người Thượng Vì Công Lý ở Thái Lan để lập danh sách đợt đầu những
người Thượng đã có quy chế tị nạn. MS Vàng Chí Mình cũng đang thực hiện điều
tương tự với các đồng bào Hmong.
Mục tiêu
ngay trước mắt là giới thiệu người tị nạn Việt Nam, càng sớm và càng nhiều càng
tốt, vào dòng chờ để được Hoa Kỳ cứu xét tái định cư. Một khi đã ở trong dòng
chờ thì sớm hoặc muộn, dù còn hoặc không còn Welcome Corps, người tị nạn vẫn sẽ
có cơ hội được cứu xét tái định cư bởi chính phủ Hoa Kỳ.
Về chủ
đề thứ hai, các vị mục sư sẽ tiếp tục trao đổi với nhau về giấc mơ và kế hoạch
thành lập các cộng đồng đa sắc tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo. Có thể trong tháng
3 họ sẽ gặp nhau trực tiếp. Trước đó, một mục sư có thể sẽ đến Thái Lan để
trình bày kế hoạch với một số gia đình đã có quy chế tị nạn.
Tôi mừng
là các vị mục sư có uy tín trong cộng đồng tín đồ của họ đang vào cuộc để khai
thác điểm tích cực của chương trình Welcome Corps: Đưa người tị nạn xếp hàng
trong dòng chờ của chương trình tái định cư của chính phủ Hoa Kỳ.
Sau buổi
họp tôi mới được biết thêm về hai vợ chồng Mục Sư Herb và Linda Gregg qua cuốn
phim tài liệu về họ. Khi đang truyền đạo ở Cộng Hoà Dagestan thuộc Liên Bang
Nga năm 1998, họ bị một nhóm khủng bố Hồi Giáo bắt cóc:
https://www.youtube.com/watch?v=SJqZZArd8CI.
Bọn
khủng bố chặt một ngón tay của MS Herb để áp lực đòi tiền chuộc.
Nhờ đức
tin mãnh liệt họ đã sống sót 231 ngày làm con tin. Tôi tin rằng, với đức tin
ấy, hai vợ chồng vị Mục Sư này khi đã quyết tâm thì họ sẽ thực hiện.
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: ‘Cả hai miền Nam-Bắc đều đã
bị đồng minh phản bội’
Danh sách tử sĩ Hoàng Sa 1974
50 năm Hải chiến Hoàng Sa: 'Ukraine và Đài Loan là bài
học cho Việt Nam'
Sống và chết với Hoàng Sa
https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/song-va-chet-voi-hoang-sa/#google_vignette
PHI VỤ F5 OANH KÍCH HOÀNG SA! TẠI SAO KHÔNG THỂ THỰC
HIỆN!?
Bắc Kinh bị phát hiện đang thí nghiệm loại độc Covid mới
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/bac-kinh-bi-phat-hien-dang-thi-nghiem-loai-doc-covid-moi/
No comments:
Post a Comment