20240129 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Người
tị nạn đi trước đón người đến sau
Mục Sư
Tin Lành Tây Nguyên A Ga tương trợ gia đình giáo dân Cồn Dầu Huỳnh Ngọc Trường
Ngày 28 tháng 1, 2024
Ngày 26/01/2024, MS A Ga đã đến thăm hỏi gia đình Ông Huỳnh Ngọc
Trường, giáo dân Cồn Dầu, tại Durham, North Carolina. Họ mới đến Hoa Kỳ được
một tuần.
Khi còn đang xin tị nạn ở Thái Lan, MS A Ga xém bị Thái Lan giải giao cho Việt Nam.
Một mặt, ngày 12/01/2017, công an Việt Nam ban hành lệnh truy nã
MS A Ga. Mặt khác, MS A Ga bị một người Mỹ gốc Việt đe doạ chặn mọi ngả định cư
để không thể thoát khỏi Thái Lan: “Tôi đã và đang nói chuyện với toà đại sứ Hoa
kỳ và Canada nếu ông xin đi Mỹ hay Canada thì họ cần phải biết con người của
ông như thế nào. Tôi sẽ có cuộc họp với toà đai sứ Mỹ tuần tới về hồ sơ
của ông… Nước Mỹ hay Canada không cần những người như ông. Nhất là nước Mỹ của
tôi không cần một người như ông.” (email của Bà Grace Bùi, ngày 22/04/2017)
Ngày 11/01/2018, đúng một năm sau ngày lệnh truy nã được ban hành,
MS A Ga bị cảnh sát Thái Lan bắt theo yêu cầu của công an Việt Nam thông qua hệ
thống cảnh sát quốc tế Interpol. Ông bị đưa vào trại giam của Sở Di Trú Thái
Lan (IDC).
BPSOS nhanh chóng vận động và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã can thiệp
khẩn cấp. Ngày 23/03/2018, với sự hợp tác của cảnh sát Thái Lan, Cao Uỷ Tị Nạn
LHQ âm thầm đưa MS A Ga và gia đình sang Philippines để chờ Hoa Kỳ hoàn
tất thủ tục tái định cư gấp rút. Ngày 25/09/2018, MS A Ga đến Hoa Kỳ.
Tháng 7 năm sau, MS A Ga vào Quốc Hội, Bộ Ngoại Giao, và Toà Bạch
Ốc để tường trình về chính sách bách hại tôn giáo của nhà nước Việt Nam và
những hiểm nguy người tị nạn phải đối mặt ở Thái Lan.
Trong tuần tới đây MS A Ga sẽ lại có mặt ở thủ đô Hoa Kỳ trong phái đoàn của BPSOS để tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, lần này sẽ có Ông Huỳnh Ngọc Trường cùng đi.
Hình 2 – MS A Ga cùng vợ con ở phi trường Raleigh, North Carolina, ngày 25/09/2018
Hình 3 - MS A Ga tại văn phòng của TNS James Lankford, một lãnh đạo ở Thượng Viện Hoa Kỳ về bảo vệ tự do tôn giáo toàn cầu, ngày 15/07/2018
Hình 4 - MS A Ga dùng bữa trưa cùng với Phó Trợ Lý Ngoại Trưởng về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby, ngày 16/07/2018
Hình 5 - MS A Ga tại buổi tiếp tân do Ngoại Trưởng Mike Pompeo khoản đãi, ngày 16/07/2018
Hình 6 - MS A Ga tại buổi họp của các ngoại trưởng và đại diện cao cấp của khoảng 90 quốc gia, ngày 16/07/2018
Hình 7 – MS A GA phát biểu tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 17/07/2018
Hình 8 - MS A
Ga tại Toà Bạch Ốc, ngày 17/07/2018
BPSOS-CCA và những gia đình có con khuyết tật
https://machsongmedia.org/news/bpsos/2098-bpsos-cca-va-nhung-gia-dinh-co-con-khuyet-tat.html
“Một câu chuyện tôi nhớ là, lâu rồi, một người mẹ có con trên 18 tuổi bị thiểu năng trí tuệ. Bà ấy là mẹ độc thân, và mặc dù đã được hỗ trợ một số thứ, bà ấy vẫn thấy mọi thứ quá sức chịu đựng và nghĩ lựa chọn tốt nhất là gửi con trai về Việt Nam”, cô Hằng Nguyễn, giám đốc điều hành của BPSOS-CCA kể. Họ tìm cách thuyết phục và cuối cùng người phụ nữ này quyết định không gửi con về Việt Nam.
BPSOS-CCA ở Quận Cam, California, tên đầy đủ là Center for
Community Advancement, là một trong sáu văn phòng của BPSOS ở Hoa Kỳ và thành
lập năm 2000.
Ngoài các chương trình hỗ trợ về an sinh xã hội, thi quốc tịch,
sức khỏe…, BPSOS-CCA có một vài điểm khác biệt, chẳng hạn như chương trình cho
những gia đình có con khuyết tật.
Chương trình cho gia đình có con thiểu năng trí tuệ
Văn phòng BPSOS-CCA phối hợp với các đối tác y tế để cung cấp
chương trình kiểm tra sức khỏe và phát triển trí tuệ cho trẻ em 0-18 tuổi.
Cô Hằng Nguyễn nói bác sĩ gia đình đôi khi có thể nhận ra trường
hợp thiểu năng trí tuệ nhưng không hoàn toàn chính xác—BPSOS-CCA có chương
trình kiểm tra đầy đủ.
Với những gia đình có con bị thiểu năng trí tuệ, BPSOS-CCA giúp họ
ghi danh để có an sinh xã hội, quyền bảo hộ, người chăm sóc, hỗ trợ tận nhà… và
cũng có các nhóm hỗ trợ mỗi tháng một lần, một mặt để nói về nhiều chương trình
hỗ trợ của chính phủ người Việt có thể không biết, một mặt để các bậc cha mẹ có
thể gặp nhau, chia sẻ kinh nghiệm, và biết mình không phải là người duy nhất
đối mặt với những khó khăn này.
Cô Hằng Nguyễn kể trường hợp một người mẹ, thấy quá sức chịu đựng
và không tìm ra lựa chọn nào khác, định gửi người con thiểu năng trí tuệ của
mình về Việt Nam với họ hàng xa, còn bản thân mình ở lại Mỹ.
“Chúng tôi tìm cách thuyết phục bà ấy đó không phải là ý hay. Việt
Nam là một quốc gia hoàn toàn mới, không phải nơi cậu ấy lớn lên, hội nhập sẽ
rất khó khăn. Hơn nữa Việt Nam cũng không có các dịch vụ và phúc lợi như hệ
thống ở đây. Làm vậy sẽ càng hại cho sức khỏe cậu ấy, đặc biệt khi để cậu ấy
lại với những người không biết và chưa học cách chăm lo cho cậu ấy.”
Nhờ BPSOS-CCA thuyết phục và hỗ trợ, cuối cùng bà thay đổi ý định
và sau đó đã có được người chăm sóc tại nhà, và bản thân cũng có thêm hỗ trợ
tài chính từ chính phủ để chăm lo cho con mình.
Giáo dục về sức khỏe tâm thần
BPSOS-CCA không có nhân viên y tế tại văn phòng, nhưng phối hợp với hiệu thuốc để cung cấp vaccine cho cộng đồng. Họ cũng cung cấp thông tin cho cộng đồng người Việt về các vấn đề sức khỏe như cách giữ ấm, cách đối phó với nắng nóng, cách phòng chống Covid hay cúm mùa, cần tránh gì và có thể ăn gì khi có đợt cá nhiễm bẩn, v.v.
Không chỉ vậy, BPSOS-CCA còn cố gắng thúc đẩy để xóa bỏ định kiến
về vấn đề sức khỏe tâm thần vì người nhập cư và người tỵ nạn nói chung và người
Việt nói riêng thường vẫn không thoải mái và xem đó là chủ đề cấm kỵ. Một mặt
họ vận động các thượng nghị sĩ để có thêm kinh phí cho các chương trình về sức
khỏe tâm thần, một mặt họ tìm nhiều cách để người Việt hiểu thêm và có ý thức
hơn về chuyện này.
Cô Hằng Nguyễn cho biết, khi BPSOS-CCA đưa khách hàng sang các phòng khám hoặc nhân viên y tế, họ cũng cố gắng trở thành cầu nối văn hóa, giải thích một số khác biệt văn hóa, một số thói quen của người Việt.
Chương trình về vấn đề nhập tịch
BPSOS-CCA cũng có các chương trình về vấn đề quốc tịch: dạy tiếng
Anh, dạy thi quốc tịch, hỗ trợ đăng ký nhập tịch…
Cô Hằng Nguyễn cho biết lớp học tiếng Anh của họ kéo dài 15
tuần—lâu hơn một số nơi khác—và họ cũng cung cấp các buổi phỏng vấn giả để
chuẩn bị thi quốc tịch.
Vài con
số
BPSOS-CCA
cho biết họ giúp:
·
Hơn 2,000 thành viên cộng đồng mỗi năm.
·
Hơn 1,000 sinh viên mỗi năm.
·
Hơn 600 thợ làm móng được đào tạo mỗi năm.
·
Hơn 500 người ghi danh nhập tịch mỗi năm.
·
Hơn 11,000 khách hàng trở thành công nhân Hoa Kỳ từ năm
2000.
·
10 workshop về y tế mỗi năm.
Cô Hằng
Nguyễn nói “Trước đây khi cha mẹ tôi mới đến Mỹ, tôi tin là khi đó có nhiều
chương trình có thể giúp đỡ họ nhưng họ không biết. Thế nên bây giờ tôi muốn
bảo đảm là người nhập cư biết tới những chương trình này, và biết là có những
cơ quan như chúng tôi giúp họ hội nhập.”
Lầu Y
Tòng: 3 chị em H’mông bị bứt khỏi làng vì theo đạo Tin lành
LTS: Tháng
2/2024, Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Committee on the Elimination
of Discrimination against Women) sẽ có một buổi họp mặt với các tổ chức phi
chính phủ trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam. BPSOS đã gửi ba bản báo cáo chung với
một số tổ chức XHDS khác về vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, trong đó có một báo cáo
về phụ nữ người H’mông.
Sau đây
là câu chuyện của ba chị em người H’mông hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan.
Tác giả:
Hải Di Nguyễn
Đứa nhỏ
chỉ mới 5 tháng tuổi khi chị Lầu Y Hua (sinh năm 1996) ôm con trốn khỏi làng và
sang Thái Lan lánh nạn vào tháng 8/2023.
Đi cùng
là chị ruột Lầu Y Lỳ (sinh năm 1990) và đứa con 1 tuổi, và sum họp với chị Lầu
Y Tòng (sinh năm 1987), đã tỵ nạn ở Thái Lan từ năm 2022.
Chỉ vì không từ bỏ đạo Tin lành, ba chị em H’mông này bị bứt khỏi nhà, khỏi buôn làng, khỏi nơi chôn nhau cắt rốn.
Từ trái qua phải: Lầu Y Hua, Lầu Y Tòng, Lầu Y Lỳ (chúng tôi làm
mờ hình ảnh trẻ em vì lý do an toàn).
Bắt đầu theo đạo Tin lành
Gia đình họ sống ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cán, huyện Kỳ Sơn, tỉnh
Nghệ An. Nhà có 9 người con: 2 trai, 7 gái, trong đó có 4 chị em theo đạo Tin
lành.
Chị Lầu Y Hua cho biết mình là người đầu tiên theo đạo, từ năm
2017, sau đó là chị Lỳ và chị Tòng. Xung quanh không có nhà thờ, “chị em tự
theo đạo, tự thờ phượng Chúa trong lòng, tự đọc Kinh Thánh, và tự cầu nguyện.”
Chị cho biết đầu năm 2022, các chị em ghi danh gia nhập Hội thánh
Tin lành Việt Nam miền Bắc và được hội thánh xác nhận—tuy nhiên họ không còn
những giấy tờ này khi rời Việt Nam.
Chị Lầu
Y Tòng bị cưỡng ép bỏ đạo
Năm
2021, chị Lầu Y Tòng mang bệnh, không rõ bệnh gì mà tê liệt, chữa nhiều nơi
cũng không hết, tới khi chị nghe lời giảng của mục sư, tiếp nhận Chúa, cầu xin
Chúa thì khỏi bệnh. Từ đó chị công khai nói về niềm tin tôn giáo, nói về “phép
lạ” của Chúa giúp mình khỏi bệnh.
Biết
tin, công an đến tra hỏi, tịch thu điện thoại, tịch thu Kinh Thánh, cưỡng ép bỏ
đạo. Trong bài viết về chị Lầu Y Tòng,
tác giả Song Chi viết “Không chỉ có thế, chính quyền địa phương còn bắt luôn cả
hai đứa con nhỏ của Lầu Y Tòng đem đi giao cho ông bà nội chăm sóc.”
Chính
quyền địa phương không để yên—họ sách nhiễu, dọa đưa vào tù, và tổ chức bỏ
phiếu ép buộc chị Lầu Y Tòng phải từ bỏ niềm tin, hoặc sẽ bị đuổi khỏi làng—sáu
mươi mấy hộ dân bỏ phiếu “đồng ý” với quyết định đuổi chị đi, kể cả gia đình
chồng.
Tác giả
Song Chi viết: “Sau đó người em gái của chồng làm cán bộ ở xã, cũng học Luật,
rành tiếng Việt, lại thảo một cái biên bản viết rằng Lầu Y Tòng tự nguyện giao
tài sản, bàn giao nhà cửa, đưa xe máy cho bố chồng, đồng thời sẽ gửi tiền chu
cấp 2 đứa con cho đến 18 tuổi, cho Lầu Y Tòng ký. Đang trong tâm trạng hoảng
loạn, bị khủng bố từ mọi phía, Lầu Y Tòng ký vào biên bản.
“Bên
cạnh đó, nỗi khổ tâm lớn nhất của Lầu Y Tòng là từ khi hai đứa con nhỏ bị bắt
về nhà nội, Lầu Y Tòng không được phép đến thăm con.”
Các cô
em gái cũng bị công an tra hỏi, và họ cầu cứu Hội thánh Tin lành Việt Nam miền
Bắc—hội thánh được nhà nước công nhận.
“Lúc đó
Hội thánh bảo ba chị em tự về Nghệ An tìm hội thánh, tự đi nhóm ở đó, và không
thuộc về Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc tại vì chúng em ở khác tỉnh. Và
họ không thừa nhận chúng em là người trong hội thánh,” chị Lầu Y Hua vừa khóc
vừa kể. “Em và chị Tòng và mọi người đều cầu xin để họ xác nhận, và để các chị
em qua ngoài đó ở tạm một thời gian, nhưng họ từ chối.”
Vì thế,
họ chuyển sang Hội thánh Truyền giảng Phúc âm.
Sống
không được yên, con không được gặp, chị Lầu Y Tòng trốn khỏi bản tháng 7/2022
và sang Thái Lan tìm đường tỵ nạn tháng 12/2022.
Vì sao
chị Lầu Y Lỳ và Lầu Y Hua cũng sang Thái Lan?
“Ngày
chị Tòng bị đuổi khỏi tỉnh, chính quyền đã mời em lên xã làm việc. Tháng đó em
đang mang bầu. Em nói với chính quyền là em không theo đạo,” chị Lầu Y Hua kể.
“Một năm
sau, khi hai vợ chồng em có chuyện gia đình, chồng em nói với chính quyền thì
chính quyền mới đến làm việc với em… Chồng em báo với chính quyền địa phương em
là người đưa Kinh Thánh cho chị Tòng, em là người theo đạo, luôn cầu nguyện và
ca hát thờ phượng Chúa. Nên chính quyền đến làm việc với em.”
Chị Lầu
Y Hua, Lầu Y Lỳ, và một người chị khác, Lầu Y Pà, tiếp tục bị công an xã nhiều
lần mời lên làm việc, nhiều lần cưỡng bức bỏ đạo, nhiều lần đuổi khỏi bản.
Chị Lầu
Y Hua nói “Công an mời lên xã và ép em bỏ đạo. Em không chịu bỏ đạo. Họ bắt em
phải đưa Kinh Thánh cho họ. Em chối, không có Kinh Thánh, không có sách nào về
Chúa. Và công an đánh em.” Chị nói mình bị đánh vào má trái. “Từ đó em đưa con
ra khỏi bản luôn.”
Tháng
7/2023, chị mang con trốn sang nhà bà ngoại ở Kỳ Sơn.
“Chồng
chị Lỳ cũng sợ chính quyền vì chồng chị Lỳ là thầy giáo, sợ bị đuổi việc, bị
mất công ăn việc làm. Nên chồng và gia đình chồng cũng hợp tác với chính quyền
để ép chị Lỳ từ bỏ đạo.”
Sợ đi tù
vì liên tục bị đe dọa, chị Lầu Y Lỳ cũng nối gót Hua sang nhà bà ngoại. Tháng
8/2023, họ cùng trốn sang Thái Lan.
Chị Lầu
Y Lỳ mang theo đứa con nhỏ nhất, 1 tuổi, để lại hai con, 14 tuổi và 10 tuổi.
Áp lực
với gia đình ở Việt Nam
Sau khi
ba chị em Tòng, Lỳ, và Hua đã sang Thái Lan, công an địa phương vẫn chưa yên,
tìm cách gây áp lực với gia đình để ép họ về.
Chị Lầu Y Pà ở Việt Nam nhiều lần bị sách nhiễu, may mắn vẫn được chồng đứng về phía mình. Tuy nhiên “chị Pà đi xin trợ cấp từ bản thì không được… họ nghĩ là chị Pà giấu ba chị em nên chính quyền đã không hỗ trợ chị,” chị Lầu Y Hua nói. Họ cũng dọa cắt điện, cắt hỗ trợ, thậm chí cắt cả CMND.
Hình ảnh
từ hôm livestream: người phát biểu ở phía trước là Lầu Y Lỳ, phía sau là Lầu Y
Hua và Lầu Y Tòng.
Sau khi
ba chị em xuất hiện trong chương trình livestream để
phát biểu trước Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin
vào tháng 8/2023, công an địa phương tới nhà hoạnh họe, “dùng mọi thủ đoạn ép
chồng chị Lỳ bắt ba chị em đem về Việt Nam… Chồng chị Lỳ thương con nhỏ, chồng
không chịu ký giấy, nên họ tới nhà thu Kinh Thánh và đưa chồng chị đi tù… Họ
đưa đi giam, bây giờ chúng em không nghe tin tức gì.”
Chị Lầu
Y Hua nói “Hai bố mẹ ly dị rồi thì hai đứa con [của chị Lỳ] ở với ông bà thì họ
không chấp nhận, họ đuổi hai con khỏi nhà.”
Hai đứa
nhỏ vì thế dắt díu nhau sang Lào, gặp một người dì khác ở Lào rồi được dì đưa
sang Thái Lan với mẹ.
Cuộc sống hiện nay
Lầu Y Hua cùng con nhỏ (chúng tôi đã làm mờ hình ảnh em bé vì lý
do an toàn).
Chị Lầu Y Hua cho biết cuộc sống hiện nay rất khó khăn, ba chị em
chen nhau trong một căn phòng chật hẹp, cùng bốn đứa trẻ con.
“Nhiều khi nắng nóng, con khóc, ảnh hưởng người xung quanh, họ
cũng lên tiếng nhiều lần để chị em chuyển đi chỗ khác.”
Chị nói thêm “Em là người tỵ nạn, không được phép ra ngoài đi làm…
Là một người mẹ đơn thân, nuôi con nhỏ, lại không biết tiếng, không ra ngoài
được, không có tiền để mua thức ăn, mua sữa cho con.”
Tuy nhiên họ đã được BPSOS “giúp đỡ và hỗ trợ một khoản tiền cho
ba chị em hiện tại để ba chị em tiêu dùng ở đây.”
Dưới Bóng Mát Cờ "Ba Que"- Hoàng
Ngọc Mai
https://www.youtube.com/watch?v=1xtR9vwJVDE&t=507s
Tập C. Bình đang đối mặt cuộc khủng hoảng
chính trị nghiệm trong nhất từ khi ô nắm quyền
https://www.youtube.com/watch?v=PuHe_629vZs&t=2022s
Trung Quốc bác bỏ chủ quyền của Việt Nam đối
với quần đảo Hoàng Sa
Lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận tình trạng
kiệt quệ, bế tắc của nền kinh tế
Tầm nhìn xã hội chủ nghĩa của Diễn đàn
Kinh tế Thế giới
https://www.epochtimesviet.com/tam-nhin-xa-hoi-chu-nghia-cua-dien-dan-kinh-te-the-gioi_440735.html
Ngu như nợn
https://bacaytruc.com/index.php/17710-ngu-nh-n-n-tac-gi-cao-xuan-huy-bm
Cuộc xâm lược bất hợp pháp của người nước
ngoài vào Mỹ: Tôi RẤT … Tức giận với Joe Biden và Quốc hội
HỎI NHỮNG BÌNH VÔI
https://bacaytruc.com/index.php/17699-ho-i-nh-ng-bi-nh-voi-tac-gi-ngo-minh-h-ng
TIN CHÓ CÁN XE: NEW YORK CITY KHỞI KIỆN 17
CÔNG TY XE BUÝT Ở TEXAS
No comments:
Post a Comment