Thursday, January 4, 2024

20240105 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20240105 Cong Dong Tham Luan BPSOS


***

Tài liệu cộng sản giặc Hồ nhận viện trợ từ Hoa Kỳ trong các lãnh vực như sau:

COVID-19 and Health Security

Combatting Climate Change

Development Assistance and Market Access

Addressing Legacy of War Issues

Security Cooperation

Investments in the Bilateral Relationship

Reinforcing International Norms on the Peaceful Exploration of Space

Support for Higher Education

Như vậy những khoảng tiền viện trợ nầy đã đi đâu trong những năm qua?

August 25, 2021

FACT SHEET: Strengthening the U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership

https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2021/08/25/fact-sheet-strengthening-the-u-s-vietnam-comprehensive-partnership/

https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2023/09/11/joint-leaders-statement-elevating-united-states-vietnam-relations-to-a-comprehensive-strategic-partnership/

https://vn.usembassy.gov/joint-leaders-statement-elevating-united-states-vietnam-relations-to-a-comprehensive-strategic-partnership/

***

BPSOS-Houston: dịch vụ pháp lý và cầu nối ngôn ngữ cho người nhập cư

https://machsongmedia.org/news/bpsos/2082-bpsos-houston-dich-vu-phap-ly-va-cau-noi-ngon-ngu-cho-nguoi-nhap-cu.html 


Tổ chức BPSOS (tức Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển) chủ yếu được biết đến qua các chương trình quốc tế, hoạt động xã hội dân sự, và nỗ lực vận động quốc tế về tự do và nhân quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, BPSOS cũng có 6 văn phòng ở Hoa Kỳ (Alabama, Mississippi, Georgia, California, Texas, và Virginia) với nhiều hoạt động và chương trình cho cộng đồng người Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt người Việt ở Mỹ.

Riêng văn phòng BPSOS ở Houston, Texas, khác với các văn phòng khác, không chỉ có các chương trình khám sức khỏe, nhập cư, cứu trợ thiên tai… mà còn có một đội ngũ luật sư trợ giúp pháp lý cho người Châu Á – Thái Bình Dương.

Trợ giúp pháp lý 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7fff72fe-c7bf-40e8-9252-6429d2e99833.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1704414180&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ca5-930001012700&sig=TFxe1Ae_JKpr_h4N5HBE5Q--~D


Bà Theresa Thomas tại văn phòng BPSOS-Houston. 

Bà Theresa Thomas, luật sư và quản lý các dịch vụ pháp lý tại BPSOS-Houston, cho biết “Chúng tôi cung cấp các dịch vụ phù hợp về văn hóa và ngôn ngữ cho các cộng đồng người nhập cư và những người trong hoàn cảnh dễ bị hại.”

Những người có thu nhập thấp có thể hưởng dịch vụ miễn phí. Những ai không đủ điều kiện có thể đến trung tâm BPSOS-Houston và nhận hỗ trợ pháp lý với giá thấp.

Ngoài tiếng Việt, BPSOS-Houstons cũng có nhân viên hoặc tình nguyện viên nói tiếng Hàn, Thái, Quan thoại, Pháp, và Tây Ban Nha. Bản thân bà Theresa Thomas cho biết có thể nói và viết tiếng Thái.

Nạn nhân tội phạm

BPSOS-Houston hỗ trợ cho nạn nhân bị hành hung, cướp giật, hoặc nạn nhân các tội nghiêm trọng, với mục tiêu trở thành cầu nối về ngôn ngữ và văn hóa cho người nhập cư tiếp cận các dịch vụ cần thiết. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F206cd81b-5d66-41e9-9505-565b2eedda54.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1704414180&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ca5-930001012700&sig=L.CQSM65iez1ASGfzGbNkQ--~D


Bà Theresa Thomas thuyết trình về nạn bạo hành gia đình. 

Bạo hành gia đình

Một phụ nữ, xin tạm gọi là bà A., kể lại “Tôi từng phải sống chung với một người chồng mê cờ bạc. Tất cả tiền bạc chung của hai vợ chồng trong ngân hàng, chồng tôi đã tự ý lấy sạch. Tôi nhiều lần bị người ta đòi nợ. Chồng tôi vay, tôi là vợ, có bổn phận phải trả. Không những cờ bạc, ông còn có tính trăng hoa.”

“Ông thường tra hỏi tiền bạc của tôi. Khi tôi không đưa tiền, ông rất giận dữ, ông không cho bật máy sưởi khi trời lạnh… Tất cả mọi chuyện tôi đều phải làm theo ý ông. Ông thường đe dọa bỏ tôi ở giữa đường. Tôi sống trong sự cai trị của chồng. Tôi rất buồn, tôi nghĩ đời mình thật không đáng sống nữa”, bà A. nói trong nước mắt.

May thay, bà được giới thiệu văn phòng BPSOS-Houston. “Nơi đây, tôi được giúp đỡ tận tình, không phải tốn tiền. Bây giờ tôi sống rất tự do, thoải mái.”

Bà nói những ai bị bạo hành gia đình có thể được BPSOS-Houston “tìm nhà tạm trú, xin lệnh bảo vệ, báo cảnh sát, giúp cư trú hợp pháp.”

Một phụ nữ khác cũng là người Việt, xin tạm gọi là chị B., cưới chồng và di cư sang Mỹ.

“Tuy nhiên sau khi tôi tới đây một thời gian, anh ta trở thành một người rất hung dữ, rất thích kiểm soát. Anh ta không cho tôi nói chuyện với ai hết, nhốt tôi trong nhà, tôi không thể đi đâu hết. Khoản tình dục, anh ta rất hung hăng, tôi không có quyền gì với cơ thể mình… Đôi khi tôi khóc lóc, cầu xin anh ta dừng lại.”

Chị B. bị chồng dọa đuổi khỏi nhà, dọa sẽ báo cáo và tống về Việt Nam. Lo sợ tính mạng, chị liên lạc với BPSOS-Houston. “Họ giúp tôi báo cảnh sát, giúp tôi có lệnh bảo vệ và nơi nương náu.”

Chị cho biết cũng được họ giúp đỡ để có phúc lợi xã hội, dịch vụ y tế, và hỗ trợ tài chính.

Không chỉ phụ nữ, bà Theresa Thomas cho biết nhiều nạn nhân bạo hành gia đình được BPSOS-Houston giúp đỡ là nam giới, bị bạo hành, đe dọa về tâm lý, ép buộc làm nhiều thứ mình không muốn, phải sống trong điều kiện mất vệ sinh, không được dịch vụ y tế, v.v.

Một người sang Hoa Kỳ theo diện hôn nhân, bà Theresa Thomas cho biết, có thể trở thành nạn nhân bạo hành gia đình, khi người/ chồng vợ biến điều đó thành công cụ để đe dọa, khống chế, và trói buộc họ.

Ngoài việc giúp các nạn nhân báo cảnh sát và có nơi trú ẩn, BPSOS-Houston cũng giúp họ tự đệ đơn cho chính mình (không còn phụ thuộc vào kẻ bạo hành) để có thẻ xanh và từ đó trở thành công dân Mỹ, theo ngoại lệ của VAWA (Violence Against Women Act, tức Đạo luật Bạo lực với Phụ nữ năm 1994).

Buôn người

Các nạn nhân, bà Theresa Thomas cho biết, có thể bị buôn vào Hoa Kỳ hoặc bị buôn bán khi đã đến Hoa Kỳ, vào các ngành dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, tiệm nail, nhà thổ…

Thủ phạm có thể là người lạ, băng đảng. Thủ phạm có thể là bạn bè, người quen. Thủ phạm cũng có thể là họ hàng, đưa ai đó sang Mỹ và nói sẽ giới thiệu việc làm rồi sau đó tống họ vào đâu đó làm người giúp việc.

Bà cho biết BPSOS-Houston giúp lập hồ sơ cho các nạn nhân, kết nối với dịch vụ xã hội, đưa đi gặp cảnh sát, giúp họ xin lệnh bảo vệ, và giúp họ ghi danh T-visa (thị thực cho nạn nhân buôn người)—khi đã có T-visa, sau này họ có thể đăng ký lấy thẻ xanh.

Các dịch vụ khác   

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F85bd6d10-19b2-43e5-857e-6c1e136c0c60.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1704414180&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ca5-930001012700&sig=gqWfqHa7i4_iJc6rrAbEVg--~D

Workshop về quá trình nhập tịch.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F5e8a7d68-6a6a-43e2-9bf3-bf394248c887.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1704414180&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ca5-930001012700&sig=NluNR5Jzu0PgBx6ZT14HKw--~D

Bánh Mì Cookoff, cuộc thi làm bánh mì gây quỹ của BPSOS-Houston. 

BPSOS-Houston cũng có chương trình hỗ trợ nhập quốc tịch Mỹ, từ việc dạy tiếng Anh và chuẩn bị thi quốc tịch đến quá trình đăng ký nhập tịch.

Ngoài ra là các chương trình khám sức khỏe, kiểm tra phát hiện ung thư, hoạt động cứu trợ thiên tai, v.v. 

Vài con số

BPSOS-Houston cho biết trong năm vừa qua, họ đã giúp:

·        Hơn 200 người nộp đơn xin nhập tịch.

·        Hơn 190 người lớn và 138 trẻ em là nạn nhân bạo hành gia đình.

·        Hơn 225 người có thu nhập thấp là nạn nhân tội phạm.

·        Hơn 123 khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý chi phí thấp thông qua trung tâm dịch vụ.

Bà Theresa Thomas kể, một trong các nạn nhân bạo hành được BPSOS-Houston giúp “gần đây nhận được bằng điều dưỡng sau một thời gian dài tranh đấu và sau 13 năm khủng khiếp bị chồng bạo hành” và “giờ đây có một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh với con cái”.

Một phụ nữ khác cũng bị bạo hành sau này trở thành trợ lý luật sư và trong thời gian rảnh phiên dịch giúp những người khác có hoàn cảnh như mình trước đây. 

 

BPSOS khởi động cuộc nghiên cứu về các tổ chức tôn giáo bị nhà nước kiểm soát

Thông Cáo ngày 2 tháng 1, 2024

Http://machsongmedia.org

BPSOS mở đầu năm 2024 với một công trình nghiên cứu nhằm từng bước vô hiệu hoá chiêu “ném đá giấu tay” của nhà nước Việt Nam trong chính sách đàn áp tôn giáo. Công trình nghiên cứu này sẽ tập trung vào một số tổ chức tôn giáo do nhà nước dựng lên hoặc bị nhà nước kiểm soát hoặc khuynh loát nhằm khống chế hoặc tiêu diệt các cộng đồng và nhóm tôn giáo chủ trương độc lập với nhà nước.

“Khi quốc tế hiểu rõ thực chất của các tổ chức này, chúng sẽ từ công cụ hữu ích trở thành gánh nặng ngày càng phiền toái cho nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.

Ông đơn cử Chi Phái Cao Đài do đảng và nhà nước cộng sản dựng lên năm 1997 để vừa dùng làm công cụ khống chế các tín đồ Cao Đài chơn truyền vừa đánh lận quốc tế rằng tổ chức mới được nhào nặn ra là Hội Thánh Cao Đài đã hiện hữu từ năm 1926.

Bản chất giả tạo của “Chi Phái 1997” đã bị phơi bày trong các báo cáo gần đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Phán quyết ngày 16 tháng 8 vừa qua của Toà Án Texas Quận Dallas là chiếc đinh đóng nắp quan tài: Chi Phái 1997 và thủ lĩnh của nó bị phán quyết là thành phần tội phạm chiếu theo luật chống băng đảng mafia của Hoa Kỳ.

“Sẽ rất khó cho đảng và nhà nước cộng sản ở Việt Nam tiếp tục bảo kê và sử dụng hòn đá với thành tích như vậy để tiếp tục ném đá giấu tay,” Ts. Thắng nhận định. “Chúng tôi sẽ thực hiện cách làm tương tự với các tổ chức đang là công cụ của nhà nước Việt Nam.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F1082173c-d0f9-45d1-8783-f9332638e135.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1704414486&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ca5-93000d012700&sig=tOqQQgbr3yFo_sAQrpxTgQ--~D

Hình 1 -- Mẫu danh sách cơ sở tôn giáo bị nhà nước tịch thu, phá huỷ hoặc chuyển giao

Các tổ chức được chọn làm đối tượng cho cuộc nghiên cứu tới đây sẽ bao gồm:

1.   Chi Phái Cao Đài 1997

2.   Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

3.   Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam

4.   Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc

5.   Ban Trị Sự Phật Giáo Hoà Hảo

6.   Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo

Nội dung nghiên cứu dành cho mỗi tổ chức kể trên sẽ bao gồm lịch sử hình thành và tính cách lệ thuộc nhà nước, cách thức nhà nước sử dụng nó làm công cụ để thực hiện hoặc che đậy chính sách đàn áp tôn giáo, và những tác hại gây nên cho các cộng đồng hay nhóm tôn giáo độc lập.

“Theo tôi, một số tổ chức này đã miễn cưỡng hợp tác với nhà nước để đổi lấy một số ân huệ,” Ts. Thắng giải thích. “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cũng có thể sẽ giúp họ thoát khỏi thế kẹt này.”

Một phần nữa của công trình nghiên cứu là lập danh sách các cơ sở tôn giáo đã bị nhà nước tịch thu, phá huỷ, hoặc bàn giao cho các tổ chức kể trên.

Để mọi người dễ hình dung cấu trúc của thành phẩm cuối cùng, BPSOS đã thiết kế một khung sườn mẫu, lấy Chi Phái 1997 làm minh hoạ, tại: 

https://dvov.org/the-real-cao-dai/

Hiện nay, tài liệu mẫu này được biên soạn bằng tiếng Anh để dùng cho quốc tế vận; bản tiếng Việt sẽ được cung cấp trong tương lai gần. Dù vậy, người truy cập vẫn có thể hình dung được cấu trúc của thành phẩm.

Sáu nhóm nghiên cứu đã được hình thành để thực hiện công trình nghiên cứu. Mỗi nhóm nghiên cứu sẽ thu thập thông tin từ các nguồn có sẵn và đáng tin cậy, qua các cuộc phỏng vấn nhân chứng và các người am hiểu các tổ chức đối tượng, và qua các văn bản, tài liệu của nhà nước Việt Nam.

“Chúng tôi kêu gọi sự tiếp tay đóng góp của mọi người có ước nguyện bảo vệ quyền tự do tôn giáo đồng đều cho mọi người dân ở Việt Nam,” Ts. Thắng chia sẻ. “Đây sẽ là một công trình nghiên cứu chung của mọi người có lòng ở trong và ngoài nước.”

Ts. Thắng cho biết các nhóm nghiên cứu mong đón nhận ngay cả những thông tin phản biện, chỉnh sửa để bảo đảm tính trung thực và chính xác của thành phẩm.

Nỗ lực nghiên cứu này đến nay đã nhận được sự hưởng ứng của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, là cơ quan tư vấn độc lập cho Quốc Hội, Ngoại Trưởng và Tổng Thống Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo toàn cầu. Từ khi bắt đầu bước vào hoạt động từ năm 1999 đến nay, Uỷ Hội này luôn luôn đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern, CPC) vì đàn áp tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn.

Gần đây, Uỷ Ban LHQ về Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Ký Thị Chủng Tộc cũng đã nhận xét kết luận sau cuộc rà soát Việt Nam ngày 29 và 30 tháng 11 vừa qua rằng Uỷ Ban quan ngại vì “các báo cáo về sự sách nhiễu, răn đe và hăm doạ mà những người thuộc các cộng đồng tôn giáo – sắc tộc thiểu số phải đối mặt do từ khước việc từ bỏ tôn giáo hay niềm tin của họ hoặc tham gia tổ chức tôn giáo do nhà nước kiểm soát.”

Theo Ts. Thắng, mốc điểm để hoàn tất cuộc nghiên cứu sẽ là ngày 30 tháng 4, 2024.

Quý vị nào có câu hỏi hoặc muốn đóng góp thông tin với các nhóm nghiên cứu, xin liên lạc qua các địa chỉ email dưới đây:

·        Chi Phái Cao Đài 1997: DeAn-CaoDai@vncrp.org

·        Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam: DeAn-PhatGiao@vncrp.org

·        Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Nam: DeAn-TinLanh-Nam@vncrp.org

·        Hội Thánh Tin Lành Việt Nam – Miền Bắc: DeAn-TinLanh-Bac@vncrp.org

·        Ban Trị Sự Phật Giáo Hoà Hảo: DeAn-PGHH@vncrp.org

·        Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo: DeAn-CongGiao@vncrp.org

 

Đường sắt Trung Quốc-Việt Nam: Từ niềm cay đắng của Pháp đến tham vọng Trung Quốc

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/duong-sat-trung-quoc-viet-nam-tu-niem-cay-dang-cua-phap-den-tham-vong-trung-quoc/#google_vignette

LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ: Lá cờ di sản, là biểu tượng hay truyền thống của dân tộc VN?

https://bacaytruc.com/index.php/17471-la-ca-va-ng-ba-sa-c-a-la-ca-di-sa-n-la-bia-u-t-a-ng-hay-truya-n-tha-ng-ca-a-da-n-ta-c-vna-ta-c-gia-nguya-n-va-n-ba-nh

 

No comments:

Post a Comment