20231118 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Thủ lãnh của Chi Phái Cao Đài “quốc doanh” khai gian để chạy tội trước luật pháp Hoa Kỳ
Lời
khai gian khẳng định thêm bản chất tội phạm của tổ chức tôn giáo quốc doanh
Mạch Sống, ngày 17 tháng 11, 2023
Ngày 16 tháng 8 vừa qua, Toà Án Texas ở Dallas tuyên án Chi Phái
1997, là chi phái Cai Đài do nhà nước Việt Nam dựng lên năm 1997, là tổ chức
tội phạm chiếu theo luật chiếu theo luật Racketeer Influenced and Corrupt
Organizations (RICO) và Ông Nguyễn Thành Tám, thủ lĩnh của chi phái này, là kẻ
đồng loã; họ phải bồi thường cho 3 nguyên đơn tổng cộng 200,000 USD. Xem nguyên
văn phán quyết:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/11/Judgement-August-16-2023.pdf
Ngày 18 tháng 9, bị đơn nộp đơn yêu cầu toà án xử lại với lý do:
(1) Họ
không hề nhận được trát toà cho nên không biết là mình bị kiện cho đến khi đọc
tin tức trên báo chí về phán quyết của Toà Án.
(2) Họ
không hề có sự hiện diện, người đại diện hoặc hoạt động nào ở tiểu bang Texas
cho nên Toà Án Texas không có thẩm quyền xét xử họ.
Kèm với đơn yêu cầu xử lại là lời khai hữu thệ của Ông Nguyễn
Thành Tám xác nhận 2 điểm kể trên. Và ông ta đã khai gian.
Khai gian là không hay
biết rằng mình bị kiện
Ngày 9 tháng 7, 2022,
trang mạng caodai.com của Chi Phái 1997 có bài tường thuật của Ông Trần Quang
Cảnh, trưởng Ban Đại Diện Hội Thánh Tại Hải Ngoại của Chi Phái 1997, gửi cho
lãnh dạo của chi phái. Trong đó, Ông Cảnh xác nhận ông ta, Ông Nguyễn Thành Tám
và Chi Phái 1997 đều là bị đơn trong vụ kiện ở Dallas:
“Nhóm của Bà Muội thưa Ông Trần Quang
Cảnh và Ông Nguyễn Thành Tám ra Tòa Án Dallas, Texas. Ngày 13/6/2019, nhóm của
Bà Hương Muội (gồm có Cao Dai Tay Ninh Temples of Texas, Bùi Văn Quan và Dương
Xuân Lương) nộp đơn với Tòa Án Dallas, Texas, thưa 7 người : Đặng Phước Reng,
Phạm Văn Hiến, Nguyễn Quốc Dũng, Trần Quang Cảnh, Cơ Quan Truyền Giáo Hải
Ngoại, Nguyễn Thành Tám và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài TTTN). Lý do chính
của bên nguyên cáo đưa ra Ông Cảnh là Cộng Sản, Ông Tám đàn áp tín đồ Cao
Đài ở VN và bổ nhiệm Ông Cảnh để thi hành Nghị quyết 36. Còn các Ông Reng,
Hiến, Dũng bị thưa là vì chống đối với Bà Muội, không chấp nhận Bà Hương Muội
đi thưa kiện Ông Cảnh. Kết quả là Tòa Án phán quyết là Ông Cảnh không có dính
dáng về vụ thưa kiện này.”
Xem:
Nghĩa là Ông Cảnh xác nhận rằng Ông Nguyễn Thành Tám và Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh), tức Chi Phái 1997, là bị đơn trong
vụ kiện. Không những thế, Ông Cảnh còn xác nhận tiếp là chỉ có ông ta được Toà
Án phán quyết “không có dính dáng về vụ thưa kiện này” còn Ông Tám và Chi Phái
1997 tiếp tục nằm trong vụ kiện.
Như thế, khi chối rằng không biết rằng mình và tổ chức của mình bị kiện thì Ông Tám đã nói dối trắng trợn với Toà Án ở Hoa Kỳ.
Hình 1 – Bản đồ các thánh thất Cao Đài trong hệ thống tín đồ của
Chi Phái 1997, năm 2012
Khai gian là không hiện diện, bổ nhiệm người, hoặc hoạt động ở
Texas
Trang mạng caodai.com đã liệt kê Thánh Thất Dallas và Thánh Thất
Houston ở Tiểu Bang Texas nằm trong hệ thống tín đồ Cao Đài của Chi Phái 1997
từ năm 2012.
Ngày 18 tháng 7, 2023, Ông Huỳnh Long Vân, người được Chi Phái 1997 bổ nhiệm tạm thời thay thế Ông Trần Quang Cảnh, đã chỉ định Ông Phạm Kim Song ở Houston là thành viên Ban Đại Diện Hội Thánh tại Hải Ngoại, phụ trách “Bộ phận Lương thực kiêm Đãi khách”. Nghĩa là Chi Phái 1997 có bổ nhiệm nhân sự đại diện ở Texas. Xem bảng phân công nhiệm vụ dưới đây.
Hình 2 – Bảng Phân Công
Tháng 5 năm 2023, Ông Huỳnh Long Vân đã từ Orange County,
California đi công cán ở Houston. Ông ta đã đến thăm Thánh Thất Cao Đài Houston
trong đạo phục chức “Giáo Hữu” của Chi Phái 1997. Nghĩa là Chi Phái 1997 có
hoạt động ở tiểu bang Texas.
Lần nữa, Ông Nguyễn Thành Tám đã khai gian trước luật pháp Hoa Kỳ.
Hình 3 - Ông Huỳnh Long Vân (áo xanh dương) trước Thánh Thất Cao Đài Houston, Texas ngày 21/05/2023
Hình 4 - Ông Huỳnh Long Vân (áo xanh dương) đang cử hành nghi lễ trong chánh điện của Thánh Thất Cao Đài Houston, Texas ngày 21/05/2023
Hình 5 - Văn bản bổ nhiệm Ông Huỳnh Long Vân tạm thời giữ chức
Trưởng Ban Đại Diện Hải Ngoại của Chi Phái 1997, ngày 01/07/2022
Các bước kế tiếp
Ngày 1 tháng 11 vừa qua là hạn chót để Toà Án cứu xét đơn xin xử
lại của Ông Tám và Chi Phái 1997. Toà Án đã không cứu xét. Ngày 15 tháng 11 là
hạn chót để họ nộp đơn xin kháng cáo. Thời điểm đã qua đi và họ không xin kháng
cáo. Nghĩa là phán quyết ngày 16 tháng 8 của Toà Án là chung cuộc.
Kế đến có 3 việc sẽ được thực hiện.
Thứ nhất,
luật sư đại diện nguyên đơn sẽ nộp vào Toà Án các chứng cứ cho thấy Ông Tám đã
khai gian hữu thệ. Việc nộp chứng cứ này thực ra không cần thiết nhưng mang ý
nghĩa quan trọng về truyền thông: giúp các giới chức Hoa Kỳ thấy được thủ lĩnh
của một tổ chức tôn giáo do nhà nước Việt Nam dựng lên đã khai gian ra sao
trước luật pháp Hoa Kỳ.
Thứ hai,
BPSOS sẽ giúp quốc tế hiểu ý nghĩa của phán quyết chung cuộc của Toà Án Texas:
Chi Phái 1997 không phải là Hội Thánh Đạo Cao Đài mà là tổ chức do nhà nước
Việt Nam dựng lên làm công cụ đàn áp tín đồ Cao Đài; hơn nữa nó là một tổ chức
tội phạm chiếu theo luật RICO của Hoa Kỳ, và tổ chức tội phạm này đang chiếm
đóng Toà Thánh Tây Ninh và hơn 300 thánh thất của Đạo Cao Đài. Quốc tế cần hỗ
trợ các tín đồ Cao Đài giành lại quyền sử dụng các cơ sở tôn giáo của Đạo Cao
Đài.
Thứ ba, các
nguyên đơn sẽ bắt đầu tiến trình thu tiền bồi thường hoặc, nếu cần, siết tài
sản của Chi Phái 1997 ở Hoa Kỳ.
Có lẽ vì được nhà nước bảo kê, Ông Tám và Chi Phái 1997 đã quen
thói hoạt động vô luật. Trong hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ, thực chất tổ chức
tội phạm của họ ngày càng lộ rõ.
Bài liên quan:
Chiến thắng pháp lý lịch sử cho các nạn nhân của sự bách hại tôn
giáo
Chiến thắng pháp lý của Thánh Thất Cao Đài Mountain View là chiến
thắng chung của người Việt trong thế giới tự do trước Nghị Quyết 36
Các tín đồ Cao Đài 1926 nghĩ gì về chiến thắng pháp lý ngày
16/8/2023?
Ông Surya Deva: Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện hóa quyền phát triển
Ngày 6-15/11/2023 vừa qua, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc về
Quyền Phát triển, ông Surya Deva đã có chuyến công du đến Việt Nam, kết thúc
bằng buổi họp báo tại Hà Nội ngày 15/11.
Trong một báo cáo, đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền, ông viết về quyền phát triển và vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền này.
Quyền
phát triển bao gồm phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị,
và bao gồm tất cả mọi người—không bỏ quên bất kỳ ai.
Bốn
nguyên tắc chính là gì?
·
Quyền tự quyết (self-determination): mỗi dân tộc có quyền
quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của mình phù hợp với Bộ luật
Nhân quyền Quốc tế.
·
Tính liên tầng (intersectionality): nhiều cá nhân trong xã
hội bị thiệt thòi hoặc phân biệt đối xử theo nhiều khía cạnh khác nhau như giới
tính, chủng tộc/ sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp, địa vị xã hội… Các chính phủ và
chủ thể khác cần xem xét các khía cạnh khác nhau này khi quyết định chính sách.
·
Sự công bằng giữa các thế hệ (intergenerational equity):
phát triển không phải là cái cớ để tàn phá thiên nhiên và môi trường, cản trở
nguyện vọng phát triển của thế hệ tương lai.
·
Phân phối công bằng (fair distribution): cải thiện phúc lợi
của mọi người dân và mỗi cá nhân, và phân phối công bằng các lợi ích, không để
ai bị bỏ lại phía sau.
Các
nhóm cần ưu tiên là ai? Trẻ em, thanh niên,
phụ nữ, người di cư, người khuyết tật, người bản địa, và các thế hệ tương lai.
Các thách thức chính cho phát triển là gì? Theo
ông Surya Deva, đó là sự nghèo đói, bất bình đẳng, chủ nghĩa dân tộc và chủ
nghĩa dân túy, khoảng cách số (khả năng truy cập và sử dụng công nghệ thông tin
truyền thông), biến đối khí hậu, mất đa dạng sinh học, mất an ninh lương thực
và năng lượng, xung đột vũ trang, người tỵ nạn, và công nghệ mới mang tính đột
phá.
Vậy thì vai trò của các doanh nghiệp là
gì? Các doanh nghiệp có thể, và nên, làm gì
để đối phó với những thách thức này và hỗ trợ cho sự phát triển của tất cả mọi
người, bảo đảm nhân quyền, bảo đảm không ai bị bỏ quên, và góp phần phát triển
bền vững, không hủy hoại môi trường?
Xin mời đọc nguyên văn toàn bộ bản báo
cáo của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ tại đây.
Đây là
bản dịch tiếng Việt.
Những
vấn đề quan tâm của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về Quyền Phát Triển khi thị sát
Việt Nam
Cơ hội
đưa thêm vấn đề nhân quyền vào nghị trình của LHQ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 11,
2023
Từ ngày 6 đến ngày 15 tháng 11 vừa qua, Ông Surya Deva, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Quyền Phát Triển, đã có chuyến thị sát tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Sài Gòn và Bến Tre. Ngày 15 tháng 11, Ông Deva công bố bản báo cáo sơ khởi tại buổi họp báo ở Hà Nội. Bản báo cáo chính thức sẽ được trình bày tại khoá họp tháng 9 năm 2024 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ mà Việt Nam đang là thành viên. Xem bản báo cáo sơ khởi tiếng Việt:
https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/11/20231115-eom-statement-viet-nam-sr-dev-vn.pdf
Hình 1 -- Ông Surya Deva tại buổi họp báo ở Hà Nội, ngày
15/11/2023 (ảnh tử trang X)
Các vấn đề được quan tâm
Ông Deva đặc biệt quan tâm đến 3 mục tiêu phát triển bền vững
(Sustainable Development Goal, SDG): SDG 5 (bình đẳng giới), SDG 10 (sự bất
bình đẳng), và SDG 13 (biến đổi khí hậu) ứng dụng cho các thành phần bị yếu thế
và dễ tổn thương sau đây:
Các cá nhân không giấy tờ tuỳ thân:
“Tôi cũng nhận được thông tin rằng hàng
nghìn người dân tộc thiểu số không có sổ hộ khẩu và căn cước công dân/chứng
minh thư nhân dân, do đó họ không tiếp cận được với nhiều phúc lợi và dịch vụ
công. Chính phủ nên thực hiện các biện pháp hiệu quả để giải quyết những bất
bình đẳng này, cũng như giải quyết việc người dân tộc thiểu số chưa được tham
gia các chương trình phát triển và quyền con người.”
Các cộng đồng bản địa:
“Tôi biết rằng Chính phủ Việt Nam không chấp nhận khái niệm
người dân bản địa, mặc dù Chính phủ đã ủng hộ Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về
quyền của người bản địa (UNDRIP)… Vì tự xác định/tự nhận dạng là nguyên tắc cơ
bản của UNDRIP, tôi khuyến nghị Chính phủ xem xét cho phép các cá nhân riêng
lẻ, hoặc kết hợp với những cá nhân khác, lựa chọn danh tính, bản dạng của họ,
gồm cả quyền được [tự] xác định là người bản địa. Chính phủ cũng nên xem xét
phê chuẩn Công ước ILO [Tổ Chức Lao Động Quốc Tế] số 169 về Người bản địa và Bộ
lạc.”
Nạn nhân của Nhà Máy Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh:
“Ngoài ra, có vẻ như mặc dù luật yêu cầu phải có đánh giá tác
động môi trường (hoặc xã hội) trước khi phê duyệt các dự án phát triển mới,
nhưng quy trình này thường như là việc tuân thủ ‘mang tính hình thức’, vì trên
thực tế thường thiếu đánh giá tác động một cách tổng thể, có ý nghĩa, có sự
tham gia, và minh bạch… Formosa cũng nên thực hiện biện pháp khắc
phục thỏa đáng, gồm cả việc bồi thường, cho hàng nghìn cá nhân bị ảnh hưởng do
đợt xả thải độc hại năm 2016 của mình.”
Nạn nhân của chính sách thu hồi đất:
“…tôi được biết rằng trong một số trường hợp, các cá nhân và cộng
đồng sống dựa vào đất qua nhiều thế hệ có thể đã bị di dời mà không được bồi
thường và/hoặc tái định cư thỏa đáng. Tôi cũng nhận được thông tin là đất
thường được bán cho các công ty với giá cao hơn nhiều so với số tiền bồi thường
cho cá nhân… Đồng thời, cũng nên cân nhắc thỏa đáng quyền [tự
quyết, và đồng thuận tự nguyện, trước và được thông tin đầy đủ] của
người dân tộc thiểu số.”
Các người khuyết tật:
“Chính quyền các cấp cũng nên đối thoại liên tục với các tổ chức
phi chính phủ và hội người khuyết tật với các dạng tật khác nhau, để hiểu rõ
hơn về nhu cầu cụ thể của họ và đưa họ vào trong quá trình chuẩn bị/xây dựng
các chương trình và chính sách phát triển…”
Nạn nhân buôn người:
“Tôi cũng đã nhận được thông tin về những quan ngại liên quan đến
kinh doanh ở Việt Nam về nạn buôn bán người... Tôi
nhận được thông tin rằng người lao động di cư từ Việt Nam phải đối mặt với nguy
cơ bị cưỡng bức lao động, buôn bán người, nợ nần, bị các cơ quan tuyển dụng lừa
dối, và bị bóc lột ở các quốc gia điểm đến. Nên áp dụng ‘cách tiếp cận toàn
Chính phủ’ để bảo vệ quyền của người lao động di cư, và nên phối hợp với các cơ
quan hữu quan của quốc gia điểm đến để cung cấp hỗ trợ pháp lý cho họ.”
Cuối cùng, Ông Deva đã đưa ra một khuyến nghị tổng quát, áp dụng
cho mọi thành phần người dân yếu thế và dễ bị tổn thương kể trên:
“Tôi sẽ khuyến nghị mạnh mẽ Chính phủ Việt Nam tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia tích cực, tự do và có ý nghĩa của người dân vào mọi quyết định có ảnh hưởng đến họ, bao gồm cả những quyết định liên quan đến quyền phát triển và [các mục tiêu phát triển bền vững]. Nếu làm như vậy thì sẽ hỗ trợ xây dựng một xã hội hòa nhập và công bằng.”
Hình 2 – Ông Surya Deva tại Bộ Tư Pháp Việt Nam, ngày 13/11/2023
(hình từ trang X)
Quan trọng là những gì trước đó
Ông Deva lặp lại nhiều lần “Tôi đã nhận được thông tin về…”. Nguồn
thông tin chắc chắn không là các cơ quan nhà nước và cũng chẳng là các tổ chức
“phi chính phủ” do nhà nước dựng lên để qua mắt quốc tế. Nguồn thông tin là
chính những người dân bị tác hại, thông qua một số tổ chức xã hội dân sự, trong
đó có tổ chức BPSOS. Trước khi Ông Deva lên đường đến Việt Nam, BPSOS đã gửi
văn thư 15 trang, đề nghị các thành phần bị ảnh hưởng cần quan tâm kèm với
những khuyến nghị cụ thể:
(1) Nhiều
nghìn người Hmong và một số người Thượng từ thế hệ này sang thế hệ khác đã
không có giấy tờ tuỳ thân vì không từ bỏ đạo Tin Lành, mà điển hình là hơn 600
đồng bào Hmong ở Tiểu Khu 179, Xã Liên Sronh, Huyện Đam Rong, Tỉnh Lâm Đồng.
Nhà nước đã hứa hẹn cấp căn cước công dân và xây dựng cơ sở hạ tầng cho họ
nhưng sau đó đã chuội lời và đàn áp những người đại diện cộng đồng; 2 người đại
diện chính của cộng đồng gần đây đã phải lánh nạn sang Thái Lan.
(2) Nạn
nhân của việc chính quyền cưỡng chế đất để giao cho các doanh nghiệp khai thác,
như trường hợp nhiều chục nghìn người Thượng đã bị di dời cho đề án khai thác
bô-xít năm 2009; trường hợp 110 hộ dân K’hor ở Làng K’Rèn, Huyện Đức Trọng,
Tỉnh Lâm Đồng bị ép phải di dời để nhượng đất lại cho công ty lâm trường;
trường hợp cộng đồng Thượng ở buôn Ea Kiết và buôn Ea Kueh, Huyện Cư Mgar, Tỉnh
Đắc Lắk bị rơi vào tình trạng làm công trên chính mảnh đất tổ tiên của mình;
trường hợp khu Vườn Rau Lộc Hưng; v.v.
(3) Nạn
nhân của vụ nhiễm độc biển do Công Ty Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra,
dẫn đến tình trạng suy thái môi sinh, suy kiệt sinh kế, tỉ lệ ung thư và sảy
thai tăng vọt; nhiều ngư dân thất nghiệp trở thành nạn nhân buôn người trong
chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước. Các linh mục và giáo dân tranh
đấu đòi công lý cho nạn nhân đã bị trấn áp bởi chính quyền và Hội Cờ Đỏ -- nhóm
quần chúng tự phát được nhà nước bảo kê, và nhiều giáo dân vẫn còn ngồi tù.
(4) Các
nạn nhân buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước, trong
đó có 107 nạn nhân ở Ả Rập Xê Út, Oman, Romania, Campuchia và Miến Điện đã được
BPSOS giải cứu, chưa kể 402 nạn nhân ở Serbia. Trong số nạn nhân này có nhiều
người Thượng và người Hmong và nhiều trẻ vị thành niên. Cho đến nay, chưa một
nạn nhân nào nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của nhà nước, chưa một công ty xuất
khẩu lao động nào bị truy tố hình sự, và cũng chưa một kẻ buôn người nào bị bắt
phải bồi thường cho nạn nhân của chúng. Ngược lại, số ít nạn nhân đứng lên tố
cáo kẻ buôn người thì bị đe doạ, bịt miệng.
(5) Hàng
chục nghìn thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà không những không được hưởng lợi
ích từ các gói viện trợ của cơ quan USAID lên đến trên 100 triệu Mỹ kim mà còn
bị sách nhiễu khi nhận sự hỗ trợ từ các nhóm người Việt ở hải ngoại. Chùa Liên
Trì, nơi có chương trình trợ giúp TPB VNCH đầu tiên, đã bị đập nát; nhà thờ
Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng phải ngưng chương trình trợ giúp TPB VNCH sau khi
người phối hợp là Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt cóc năm 2017, rồi tuyên án tù 11
năm.
Bản báo cáo sơ khởi của Ông Deva có đề cập đến tất cả những thành phần bị ảnh hưởng được BPSOS nêu lên. Xem văn thư của BPSOS:
Trước khi Ông Deva chính thức thị sát Việt Nam, BPSOS đã thực hiện
cuộc họp trực tuyến cho một số nhân chứng cung cấp thêm thông tin về các vấn đề
kể trên. Do đó, tuy không gặp được họ trong chuyến thị sát, Ông Deva đã nhận
được thông tin từ họ.
Quan trọng hơn nữa là những gì sau đó
Trong thời gian Ông Deva đang ở Việt Nam, công an ở nhiều nơi đã
bủa ra để canh gác không cho những nhân chứng mà họ nghi ngờ sẽ tiếp xúc với vị
báo cáo viên đặc biệt của LHQ. Thậm chí, công an Xã Čư Né, Huyện Krông Buk,
Tỉnh Đắk Lắk đã bắt giam một nhà truyền đạo người Thượng thuộc một hội thánh
Tin Lành tư gia độc lập và chỉ thả ra sau khi Ông Deva rời khỏi Việt Nam. Những
hành vi ngăn cản, đe doạ của chính quyền như vậy vi phạm nghiêm trọng điều ước
của họ khi chính thức mời một báo cáo viên đặc biệt của LHQ đến Việt Nam. BPSOS
đang soạn bản báo cáo tổng hợp để chuyển cho Ông Deva và các cơ quan hữu trách
của LHQ. Và cuối tháng 11, một phái đoàn 5 người của BPSOS sẽ gặp Ông Deva ở
Geneva nhân dịp tham gia cuộc kiểm điểm Việt Nam về Công Ước Quốc Tế Xoá Bỏ Mọi
Hình Thức Kỳ Thị Sắc Tộc. Đó là việc trước mắt, sẽ được chúng tôi tường
thuật.
Về lâu dài, chuyến đi của Ông Deva mở ra cơ hội để những ai quan
tâm đưa 3 vấn đề mới vào nghị trình làm việc của LHQ: (1) nạn nhân của Nhà Máy
Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, (2) nạn nhân của các vụ cưỡng chế đất, thường
được gọi là “dân oan”, và (3) thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà.
Bài liên quan:
Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Quyền Phát triển đến Việt Nam
Giới NGOs trong nước e ngại gặp mặt đại diện của Liên Hiệp Quốc
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ngos-fear-to-meet-un-special-rapporteur-11132023114852.html
Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về Quyền Phát triển đến Việt Nam
Hải Di Nguyễn
Ngày 6-15/11/2023 vừa qua, ông Surya Deva, Báo cáo viên Đặc biệt
Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển đã có một chuyến viếng thăm chính thức tới
Việt Nam.
Ngày 15/11, ông có một buổi họp báo tại Hà Nội, và cũng viết một báo cáo ngắn về quan sát và khuyến nghị sơ bộ (đọc nguyên văn tại đây; đọc tiếng Việt tại đây).
Ông Surya Deva (hình từ trang web của Ủy ban Nhân quyền LHQ).
Quyền phát triển là gì?
Trong buổi họp
báo, ông Surya Deva giải thích quyền phát triển không chỉ là phát triển kinh
tế, mà là quyền phát triển về xã hội, chính trị, và văn hóa, cho tất cả mọi
người—và không ai bị bỏ lại phía sau.
Tuy nhiên, ông
cũng nói phát triển không có nghĩa là có quyền tàn phá môi trường, và mỗi quốc
gia đều phải có chính sách phát triển bền vững.
Có gì tích cực?
Trong chuyến công
du chính thức tới Việt Nam, ông Surya Deva tới Hà Nội, Sài Gòn, Hà Tĩnh, và Bến
Tre, gặp quan chức và cũng ghé thăm một số người bất đồng chính kiến, như gia đình tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương.
Trong buổi họp
báo, ông nhắc tới một số điểm tích cực như xóa đói giảm nghèo; phát triển về cơ
sở hạ tầng; phụ nữ hiện diện ở các cấp chính quyền; Việt Nam gần đây có thay
đổi luật về vấn đề bạo hành gia đình và quấy rối tình dục ở chỗ làm; nhà nước
đưa ra vài nghị định để bảo vệ môi trường và khuyến khích sản xuất năng lượng
tái tạo, v.v.
Khi trả lời phóng
viên về vấn đề môi trường, ông cũng cười và nói mình là người Ấn Độ, không khí
ở Việt Nam tính ra là rất sạch so với Delhi.
Đâu là trở ngại và vấn đề ở Việt Nam?
Tại buổi họp báo ngày 15/11/2023: bên trái là ông Surya Deva, bên
phải là một phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trong buổi họp báo, ông Surya Deva cũng nhắc đến một số khía cạnh
tiêu cực và vấn đề ở Việt Nam.
Trước tiên, ông
cho rằng ở Việt Nam chưa có dữ liệu đầy đủ để đo lường các mục tiêu phát triển
bền vững. Ông nói, các tổ chức phi chính phủ có thể có những dữ liệu khác. Bản
thân tổ chức BPSOS đã gửi cho ông Surya Deva thông tin về năm lĩnh vực ưu tiên
trước chuyến đi này.
Ông cũng nói, khi
thu thập dữ liệu, cần phải nhìn vào nhiều khía cạnh khác nhau như giới tính,
sắc tộc, tôn giáo, nơi sống (thành thị hay nông thôn), tầng lớp xã hội… Chẳng
hạn, một phụ nữ ở vùng sâu vùng xa sẽ có trở ngại và nhu cầu khác với phụ nữ ở
Sài Gòn hay Hà Nội; một phụ nữ người sắc tộc thiểu số sẽ khác phụ nữ người
Kinh…
Vấn đề bình đẳng
giới đã tiến bộ nhưng chưa đủ, chẳng hạn như các doanh nghiệp chưa có chính
sách để xử lý vấn đề quấy rối tình dục ở nơi làm việc.
Ngoài ra, ông
Surya Deva cũng đến thăm vài doanh nghiệp và không một nơi nào biết đến tiêu
chuẩn quốc tế về nhân quyền, quyền người lao động, và bảo vệ môi trường—không
có chính sách cụ thể và cũng không có nhân sự cho những vấn đề này.
Điểm đáng chú ý
nhất là khi Surya Deva nói về những nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương, cụ thể là
người khuyết tật (chẳng hạn như thiếu lối đi cho xe lăn), người lao động nhập/
di cư (bị bóc lột), và các cộng đồng sắc tộc thiểu số.
Ông nói đến việc nhà nước Việt Nam không công nhận khái niệm người
bản địa; nhắc đến chênh lệch giàu nghèo và chênh lệch về điều kiện sống, cơ sở
hạ tầng, dịch vụ công, điều kiện giáo dục giữa người Kinh và các sắc tộc thiểu
số ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên; và nói đến việc nhiều người sắc tộc thiểu
số không có căn cước công dân và không được tiếp cận các phúc lợi và dịch vụ
công…
Ông Surya Deva
cũng nhắc đến về việc nhà nước Việt Nam giới hạn tự do ngôn luận, và áp dụng
luật một cách chọn lọc để bắt giữ các nhà hoạt động về nhân quyền hoặc môi
trường. Ông nói mỗi quốc gia đều có lằn ranh đỏ, nhưng trong phạm vi đó vẫn còn
nhiều không gian để phê bình chính phủ, và nhà nước Việt Nam nên cho phép điều
đó.
Tại buổi họp báo,
ông Surya Deva không nói nhiều về vấn đề bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo
chí ở Việt Nam; không nhắc đến việc đánh đập, tra tấn người bất đồng chính kiến
và các nhà hoạt động; cũng không nói trực tiếp đến các chính sách đàn áp người
bản địa và sắc tộc thiểu số.
Tuy nhiên, ông sẽ
đưa ra báo cáo hoàn chỉnh vào năm 2024, khoảng cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5.
Ông cũng sẽ gặp một phái đoàn của BPSOS tại Geneva trong tháng 11.
Còn gì khác đáng chú ý ở buổi họp báo?
Sau phần phát biểu
của ông Surya Deva, giới báo chí ở Việt Nam được quyền đặt câu hỏi.
Đáng chú ý nhất là
khi một phóng viên của Reuters hỏi ông nghĩ gì về việc nhà nước Việt Nam bắt
giữ ông Lưu Bình Nhưỡng ngày hôm trước, ngay trong thời gian ông đang ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, ông
Surya Deva hoàn toàn chưa nghe thấy tin đó và không thể cho ý kiến.
Hai
gia đình tị nạn, tổng cộng 10 người, lên đường đến tự do ở Hoa Kỳ
BPSOS
tiếp tục vận động LHQ sớm định cư người tị nạn Việt Nam
Ngày 15
tháng 11, 2023
Hôm nay
gia đình Ông Vàng A Sử, 7 người, và gia đình anh Rahlan Quý, gồm 2 vợ chồng và
một cháu bé, đã rời khỏi Thái Lan để đến Hoa Kỳ tái định cư.
Gia đình Ông Vàng A Sử, người Hmong theo đạo Tin Lành, sẽ đến Thành Phố Minneapolis, Tiểu Bang Minnesota để đoàn tụ với các phần tử của đại gia đình đã đến đây trong các tháng 9 và 10 vừa qua.
Hình 1 -- Mục Sư Jordan Smith, thành viên của BPSOS ở Thái Lan,
tiễn đưa gia đình Ông Vàng A Sử tại phi trường Bangkok, Thái Lan, ngày
15/11/2023
Trong khi đó, gia đình anh Rahlan Quý, người Thượng theo đạo Tin Lành, sẽ đến Thành Phố Greensboro, North Carolina. Cha mẹ và người em trai của anh Quý đã lên đường tái định cư trước đó không lâu, ngày 25 tháng 10. Trong thời gian đang lánh nạn ở Thái Lan, anh Quý đã giúp thông dịch tiếng Ê Đê – Việt – Anh cho các luật sư của văn phòng CAP do BPSOS tài trợ từ các đóng góp của đồng hương ở hải ngoại.
Hình 2 – Mục Sư Jordan Smith và gia đình anh Rahlan Quý tại phi
trường Bangkok, Thái Lan, ngày 15/11/2023
“Chúng tôi tin là sẽ đạt chỉ tiêu tự đề ra là vận động cho 100
đồng bào tị nạn được tái định cư trong năm 2023,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng
Giám Đốc kiểm Chủ Tịch BPSOS, nói. “Chỉ tình từ đầu tháng 9 đến giờ đã có 63
đồng bào tái định cư.”
Trong tháng 11 này, 2 gia đình tổng cộng 11 người cũng đã được lên danh sách tái định cư nhưng chưa có ngày bay.
Hình 3 – Tổng cộng 2 gia đình 10 người tị nạn rời Thái Lan cùng
ngày để đến Hoa Kỳ, tại phi trường Bangkok, Thái Lan, ngày 15/11/2023
Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Grover Joseph Rees, Cố Vấn Thâm Niên về các Đề
Xuất Quốc Tế của BPSOS, đang công tác ở Thái Lan. Một mục tiêu hàng đầu của Ông
trong chuyến công tác này là vận động Cao Uỷ Tị Nạn LHQ giới thiệu tái định cư
nhanh và nhiều hơn nữa những người Việt đã có quy chế tị nạn vì nhà nước Việt
Nam đang đặt nhiều người trong số họ vào tầm nhắm.
Theo Ts. Thắng, cuối tháng 11 này, Ông sẽ có buổi họp với Trợ Lý
Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes, đặc trách chính sách tị nạn của Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ, để kêu gọi Hoa Kỳ và các quốc gia đệ tam hợp tác với CUTN/LHQ trong
việc tái định cư này.
Bài liên quan:
Giàng A Dinh, Vàng A Sinh, Rahlan Sam: 3 gia đình tái định cư ở
Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment