20231004 Cong Dong Tham Luan BPSOS
BBC Tiếng Việt cùng cảnh sát Pháp giải cứu 'người rơm Việt trong
xe tải đông lạnh'
Thiền Am:
Cuộc gặp gỡ định mệnh
https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2029-thien-am-cuoc-gap-go-dinh-menh.html
LTS: Ngày 13/9/2023 vừa qua, Liên minh Quốc tế cho Tự do Tôn giáo hay Niềm tin (IRFBA) đã lên tiếng về trường hợp ông Lê Tùng Vân cùng 5 tù nhân lương tâm khác cũng thuộc Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, là Lê Thanh Trùng Dương, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Cao Thị Cúc, và Lê Thanh Nhị Nguyên.
Ông Lê Tùng Vân cùng một số thành viên của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.
Sau đây là bài viết của bà Tanya Nguyễn-Đỗ, người đại diện và vận
động cho Thiền Am.
Tác giả: Tanya Nguyễn-Đỗ
Vài hôm trước, mình đang dọn dẹp hành lý sau chuyến đi 11 ngày cho
Thỉnh Nguyện Thư của Thiền Am.
Có người bạn gọi đến hỏi mình “Tanya có xem Bộ Ngoại Giao Mỹ đã
đăng tin Thiền Am trên Website chưa?” Nghe giọng của cô, mình đoán rằng là
chuyện rất quan trọng. Chưa kịp nói thì mình đã nghe chuông báo là có tin nhắn.
Cô đã gửi qua là Thư tuyên bố từ Bộ Ngoại Giao, bài tường trình từ Liên Đoàn Tự
Do Tôn Giáo gồm 37 Quốc Gia (International Religious Freedom or Belief Act,
IRFBA).
Hội Đoàn Liên Minh Quốc Tế chia sẻ một quan điểm chung là Bảo vệ
Tự Do Tôn Giáo theo điều luật 18 của Quốc Tế.
Trong bài, Chủ Tịch Liên Minh Tự Do Tôn Giáo bày tỏ sự quan tâm
sâu sắc về sự kiện oan ức mà Cụ Lê Tùng Vân 92 tuổi với 5 thành viên đã bị án
tù 23 năm 6 tháng (Lợi dụng quyền dân chủ) theo điều 331, Bộ Luật Hành Sự 2015
Việt Nam.
Bà Chủ Tịch Liên Minh cũng nêu ra vấn đề sức khỏe của cụ Lê Tùng
Vân cũng như quyền thăm nuôi và tiếp tế ẩm thực cho 5 tù nhân trong trại giam
gồm có Bà Cao Thị Cúc, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Nhị
Nguyên và Lê Thanh Trùng Dương .
Chủ Tịch cũng đã phản đối những cáo buộc và kết án Thiền Am là họ
đã xuyên tạc lời Phật dạy, cũng như xúc phạm đến Công an huyện Đức Hoà và thành
viên của Phật giáo khi họ từ chối nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam vì Thiền
Am là những người tu tại gia.
Chủ Tịch Liên Minh đã nhấn mạnh sự quan tâm đầy oan ức của 6 tù
nhân lương tâm này và yêu cầu Việt Nam phải lập tức trả lại sự tự do cho sáu
nạn nhân và hủy bỏ mọi cáo buộc tội trạng của sự đàn áp Tôn Giáo đối với Thiền
Am.
Tin này đã đến trong sự bất ngờ! Như mơ, mình lướt qua nhanh những
hàng chữ trong nước mắt, cảm giác nữa nghi ngờ lo lắng gần như nghẹt thở vì
nhịp tim mình quá mạnh.
Không biết mình đọc bao nhiêu lần cho đến khi mình nhận thức rằng
đây là sự thật, không thể nào sai.
Bài viết này nằm trên website của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nên không
thể nào sai được.
Lúc đó Mình không thể nào kiềm chế, nước mắt tuôn như mưa. gắng
kèm chế sự cảm xúc để đọc hết tin tức quan trọng này.
Trời ơi! Tin này có thật không? Mình đọc thêm vài lần, rồi nhìn
Logo của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đúng rồi. Và tin này đến từ người bạn rất tin
tưởng thì không thể nào sai được.
Quan trọng nữa là Anh Thắng đã đưa câu chuyện đau thương của Thiền
Am đến Liên Đoàn Tự Do Tôn Giáo này. Cảm ơn TS Nguyễn Đình Thắng.
Nhớ lại câu chuyện của hai tháng trước, sau chuyến đi công tác cho
Thiền Am, mình đã nhập viện vì bị sưng phổi, và vì kiệt sức nên bệnh càng nặng
hơn. Lúc đó TS Nguyễn Đình Thắng yêu cầu mình gửi bài trình báo về Thiền Am để
anh báo cáo lên Liên Minh IRFBA, nghe giọng nói không có sức sống của mình, anh
đồng ý cho mình một tuần để chuẩn bị.
Dù cố gắng rất nhiều nhưng dưới sự kiểm soát của bác sĩ và y tá,
họ không cho mình dùng iPad và tác dụng mạnh của thuốc làm mình hoàn toàn không
có khả năng suy nghĩ hoặc không nhớ cách viết thế nào. Anh Thắng lại gọi nhắc
mình.
Lúc đó tuy bệnh có thuyên giảm nhưng hình như mình đã gửi gắm trí
óc và sự can đảm ở một nơi rất xa xôi. Khi viết báo cáo thì không nhớ vần chữ,
phải vất vả lắm mình mới viết xong.
Tuy câu chuyện Thiền Am có nhiều thay đổi theo ngày tháng, nhưng
dù đã viết cả trăm lần, nhưng lần này mình gửi bài cho Anh Thắng với tâm sự lo
lắng.
Rời Bệnh viện thì lại sắp sếp hành trang cho chuyến đi 11 ngày, ba
tiểu bang quan trọng để kết thúc hành trình 10,000 chữ ký của Thỉnh Nguyện Thư.
Trong buổi họp thường lệ anh Thắng đưa thông tin về chuyến đi xa ở
Tiệp Khắc- Cuộc họp cấp Bộ Trưởng ở thành phố Praha vào tháng 11. Ban tổ chức
lại là Hội Đoàn Liên Minh của 37 Quốc Gia, cũng là nơi Anh Thắng đã gửi báo cáo
về Thiền Am vài tuần trước. Mình rất hãnh diện vì Tiến Sĩ Nguyễn Đinh Thắng
cũng là thành viên của Council of Experts của IRFBA ngay từ khi thành lập, năm
2021.
Mình đã từng đọc bảng báo cáo về Liên đoàn (IRFBA), họ rất chú ý
những sự kiện đàn áp tôn giáo của người Tây Nguyên, v.v…
Mình thật sự không biết tương lai Thiền Am sẽ về đâu, nhưng mình
nhận ra nhiều sự kiện tâm linh đã xảy đến “Cuộc Gặp Gỡ Định Mệnh” mà minh không
thể ngờ được.
Tháng sáu 2022, vào một chiều Chủ Nhật khoảng 5 giờ. Sau 6 tháng
từ khi biến cố 4/1/2022, vì nóng lòng giải cứu Thiền Am, mình đã từng bước chạy
khắp nơi để tìm câu trả lời, lúc đó mình chẳng có kinh nghiệm hoặc hiểu biết về
chính trị, nên chỉ biết tìm kiếm câu trả lời qua Google. Và Google đã dẫn mình
đến cửa của những Hội Đoàn về Tôn Giáo và Nhân Quyền.
Một buổi chiều Chủ nhật mình đang viết lá thư kêu cứu như thường
lệ, nhưng không hiểu sao mình lại rất hoang mang, cảm giác không tự tin. Một sự
huyền bí nào mà mình lại vào Google đánh lên 6 chữ - Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo.
Mình rất ngạc nhiên qua sự trả lời từ ‘người bạn thân Google’.
Không thể ngờ được, trong hai ngày nữa Cao Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của
Hoa Kỳ (USCIRF) sẽ tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn với đại diện của nhiều quốc gia
trên thế giới. Đây cũng là hội đoàn mà mình đã gửi những đơn thưa về sự đàn áp
Tôn Giáo của TA sau ngày kinh hoàng 1/4/22 ở TABBVT.
Tay run run minh đánh vội vàng tìm kiếm cách ghi danh, may quá
mình đã mua được vé cuối cùng của Hội Nghị, vì mình muốn mua thêm cho người bạn
thân thì được báo là vé đã hết. Mừng quá! Có vé rồi thì phải tìm vé máy bay,
sau 1 tiếng không ngừng tìm kiếm, mình thay vỏn vẹn chỉ có một vé còn lại ở Tampa
với giá là $6800+. Mình thật sự rất hoảng hốt, trời ơi, vé gì mà
mắc thế, nhưng sự cố gắng của mình cũng được sự giúp đỡ của Trời – Phật – Thiên
Chúa, có một vé mà người mua thay đổi ý kiến nên mình là người rất may mắn tìm
được. Mình tiếp tục tìm hotel, nhưng không hotel nào còn chỗ ngoài trừ
Renaissance Hotel, nơi họp mặt của buổi họp quốc tế này.
Đây là phút giây thiêng liêng về tâm linh, và một dấu ấn quan
trọng trong câu chuyện của mình với Thiền Am. Sau buổi họp đó, minh mới biết
được, ban tổ chức là USCIRF, họ đã nhận được những lá thư kêu cứu mà mình đã
gửi vài ngày sau biến cố của Thiền Am.
Tháng 8/2022, Cụ Lê Tùng Vân và 5 thành viên đang thi hành bản án
23 năm 6 tháng đã Chánh thức được USCIRF bảo vệ qua chương trình Tù Nhân Lương
Tâm về Tự Do Tôn Giáo .
Đây là chuyến đi “Định Mệnh” và Hành Trình Giải Cứu Thiền Am cùng
với gia đình BPSOS cũng đã bắt đầu từ buổi họp ở IRF Summit 2022.
Vài tháng nữa IRF Summit 2024 lại đến, mình sẽ lại khoác lên màu
áo nâu đại điện cho 29 nạn nhân vẫn còn mang những gồng xích vô hình mà tội của
họ chỉ là sự tín ngưỡng Phật Giáo cũng là ước nguyện được là người tu tại gia.
Hy vọng trong tương lai gia đình Thiền Am sẽ được chào đón trong
một quốc gia đầy lòng nhân ái. Thiền Am sẽ tiếp tục con đường tu hành trong an
bình và Chân Thiện Mỹ như ước mơ của họ.
Suy nghĩ lại mình rất may mắn vì mình đã học hỏi rất nhiều từ ngôn
ngữ tiếng Việt, cũng như những người bạn mới đang đứng sau lưng bảo vệ mình.
Ngoài ra mình cũng nhận được sự thương mến của các bạn trong những
Hội Đoàn Đa Tôn Giáo cùng đồng hành và chia sẻ trong Niềm Tin và sự Tự Do Tín
Ngưỡng.
Mình rất trân trọng sự giúp đỡ của TS Nguyễn Đình Thắng và gia
đình BPSOS. Cảm ơn Anh đã tin và cho Tanya một cơ hội vì có rất nhiều người đã
rất tàn nhẫn qua những lời nói nhục mạ không xót thương.
Hơn nữa Anh đã giúp Tanya chia sẻ cầu chuyện đáng thương của Thiền
Am trên phương diện quốc tế ở Geneva, Bali, và Praha sắp đến.
Và Mình không quên cảm ơn một người bạn đã giúp đỡ cho mình rất
nhiều trong thời gian qua. GOOGLE! Tôi yêu bạn.
Hành quyết
ông Lê Văn Mạnh: Báo cáo viên Đặc biệt LHQ bày tỏ thất vọng
Theo Cao
ủy Nhân quyền LHQ đưa tin, hôm nay một chuyên gia của LHQ đã lên tiếng về
trường hợp một tử tù bị hành quyết ở Việt Nam, bất chấp dư luận kêu gọi khoan
hồng.
“Tôi rất
bức xúc về việc xử tử ông Lê Văn Mạnh bất chấp kêu gọi khoan hồng, khi có nghi
ngờ nghiêm trọng về tính công bằng trong quá trình xét xử và có cáo buộc đáng
tin cậy là đã có tra tấn hoặc ngược đãi để ép buộc nhận tội”, ông Morris
Tidball-Binz nói. Ông là Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về các vụ hành quyết
ngoài luật pháp, hành quyết không qua xét xử hoặc qua xét xử trình diễn, và
hành quyết tùy tiện.
Ông Lê
Văn Mạnh bị Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết tội giết người vào tháng 7/2005.
Có ý kiến lo ngại rằng anh bị cưỡng ép nhận tội, và bản tự thú trở thành bằng
chứng kết tội.
Ông
Tidball-Binz nói “Theo luật nhân quyền quốc tế, bất kỳ lời khai nào được chứng
minh là do tra tấn đều không được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ thủ tục
tố tụng nào.”
Ông nói
thêm, các nhà chức trách không cho gia đình ông Lê Văn Mạnh biết ngày thi hành
án, cũng không cho gia đình cơ hội đến thăm trước đó. Gia đình chỉ được yêu cầu
nộp đơn lên tòa án để nhận hài cốt trong vòng ba ngày.
Theo Ủy
ban Nhân quyền, “không thông báo kịp thời cho các tử tù về ngày thi hành án tử
hình, theo quy định, được xem là một hình thức ngược đãi, khiến việc thi hành
án sau đó đi ngược với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính
trị.”
Báo cáo
viên Đặc biệt LHQ cũng nói về “tính bí mật của việc thi hành án tử hình ở Việt
Nam”—dữ liệu và số liệu thống kê không được công khai—và cho biết tính minh
bạch là yêu cầu tối thiểu khi áp dụng hình phạt tử hình.
Ông
Tidball-Binz kêu gọi nhà nước Việt Nam cân nhắc tạm dừng án tử hình và tiến
hành rà soát một cách hệ thống mọi trường hợp sử dụng hình phạt tử hình.
Xin xem
nguyên văn bản lên tiếng tại đây:
https://www.ohchr.org/en/press-releases/2023/10/un-expert-appalled-execution-viet-nam
Note:
Trang machsongmedia.org đang tạm thời không truy cập được. Mọi
người có thể cập nhật thông tin trên các trang Facebook của chúng tôi:
https://www.facebook.com/VNFoRB
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
https://www.facebook.com/Vietnamcivilrights
Chị Giàng
Thị Sao đến Úc và gửi lời cảm ơn các mạnh thường quân
Rời Thái Lan ngày 28/9/2023, chị Giàng Thị Sao và gia đình nay đã
đặt chân đến Melbourne, Úc.
Họ là người H’mông theo đạo Tin lành, rời Việt Nam đi lánh nạn năm
2020 vì bị chính quyền địa phương đàn áp, đập phá nhà và đuổi khỏi làng, thậm
chí còn đánh người chồng, anh Vàng A Tỏa, đến gần tử vong.
Vì gia đình gặp nhiều thảm cảnh, họ được Cao ủy Tỵ nạn cứu xét khá
nhanh và đã được sang tái định cư ở Úc sau hơn ba năm ở Thái Lan, với sự bảo
trợ của một Hội thánh Tin lành ở Melbourne.
Tuy nhiên, để được rời Thái Lan, như mọi người tỵ nạn khác, gia
đình chị Giàng Thị Sao phải nộp tiền phạt vì cư trú bất hợp pháp, hoặc phải
chịu án tù 40 ngày trong IDC (trại giam của Sở Di trú Thái Lan).
Qua sự vận động của tổ chức BPSOS và cô Hoàng Lan Chi, gia đình chị Giàng Thị Sao đã nhận được hỗ trợ từ Hội Ái hữu Gia Long Sydney và mạnh thường quân ở Mỹ và Thụy Sỹ, và có thể trả khoản tiền phạt để rời Thái Lan.
Gia đình chị Giàng Thị Sao trước nơi ở mới ở Melbourne.
Với người của Hội thánh.
Theo lời cô Hoàng Lan Chi, Hội thánh lo hết mọi thứ từ A đến Z:
đón, thuê nhà, và lo đầy đủ mọi thứ cần thiết. Con trai chị Giàng Thị Sao nói
“Nhà thích quá cô ạ. Có 3 phòng ngủ. Họ cho xe đạp. Mỗi người một chiếc để có
thể đi chợ, đi học cách nhà khoảng 10 phút.”
Chị Giàng Thị Sao nói tiếng Việt có vài chỗ trong rõ, nhưng sau
đây là video của chị gửi lời cảm ơn đến tổ chức BPSOS, Hội Ái hữu Gia Long
Sydney, và các mạnh thường quân:
https://www.youtube.com/shorts/KLZQWZnQlNA
No comments:
Post a Comment