Saturday, October 28, 2023

20231029 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20231029 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Ba gia đình tị nạn vừa đến tự do ở tiểu bang Minnesota và North Carolina

Thêm một gia đình 6 người sẽ đến North Carolina cuối tháng này

Phỏng vấn gia đình tị nạn vừa đến Chicago

Mạch Sống ngày 27 tháng 10, 2023

http://machsongmedia.org

Ngày 25 tháng 10, 3 gia đình tị nạn gồm tổng cộng 17 người đã rời Thái Lan lên đường tái định cư. Hôm nay, cả 3 gia đình đều đã đặt chân lên đất tự do ở Hoa Kỳ. Hai gia đình, tổng cộng 14 người, đến thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota và một gia đình, 3 người, đến thành phố Greensboro, tiểu bang North Carolina. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fad570ba7-a652-471e-9e81-832be550245e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524066&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880001016500&sig=3C7HhFnzFIHZukWBd6lwTQ--~D

Hình 1 - Gia đình của anh Giàng A Dinh và gia đình của anh Vàng A Sinh vừa đáp máy bay xuống phi trường Minneapolis – St Paul, Minnesota, ngày 27/10/2023 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F477eb097-27fe-44b5-ab7f-8695db74790e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524066&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880001016500&sig=VBkqiQbKde6s5xIr8pm81w--~D

Hình 2 - Các nhân viên và tình nguyện viên của tổ chức định cư tị nạn cùng với những đồng bào tị nạn đến trước đã soạn sửa nơi cư ngụ để chào đón 2 gia đình tị nạn mới đến, ngày 27/10/2023 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F71f667dc-10a2-4d79-a50e-3bb8dd0963d3.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524066&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880001016500&sig=5Tb4.2aFVL5f4he7TocgZw--~D

Hình 3 – Gia đình anh Rahlan Sam ở phi trường Houston, Texas chờ chuyến bay đến thành phố Greensboro, North Caorlina, ngày 27/10/2023

Ngày Chủ Nhật vừa qua, anh Trương Minh Tam, một cộng tác viên của BPSOS, đã đến thăm vợ chồng Ông Thạch Samboc và người con gái ở thành phố Chicago, tiểu bang Illinois. Gia đình này rời khỏi Thái Lan ngày 11 tháng 10.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F06073e12-2097-4a9d-9ac9-3d18f212c67e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524066&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880001016500&sig=YysUIayxZ.Smm6gpsHwFTQ--~D

Hình 4 -- Ông Thạch Samboc (mặc áo đen, đội nón) cùng với con gái và vợ (bên trái) được thân hữu tiễn đưa ở phi trường Bangkok, Thái Lan, ngày 11/10/2023

Ông Thạch Samboc là người Khmer Krom theo đạo Phật Nam Tông quê ở Trà Vinh. Hoàn cảnh gia đình Ông là trường hợp điển hình của tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Gia đình Ông đã trải qua cuộc sống đầy nghiệt ngã 11 năm ở Thái Lan với nhiều biến cố mà ở đó chỉ có duy nhất BPSOS là tổ chức người Việt tìm mọi cách giúp đỡ.

Theo dõi cuộc phỏng vấn của anh Tam với Ông Samboc, vợ và con gái: https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan/videos/2551033205058804 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8f478cb2-6a76-424c-a124-6782fe6e740c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524066&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880001016500&sig=haLub4oIzLPWDctdMaQ1XQ--~D

Hình 5 -- Anh Trương Minh Tam phỏng vấn Ông Thạch Samboc tại nhà riêng ở Chicago, ngày 22/10/2023

Anh Tam cho biết cứ cách tuần sẽ đến thăm và hướng dẫn hội nhập cho gia đình Ông Samboc.

Ngày 31 tháng 10 tới đây, một gia đình tị nạn gồm 6 người cũng sẽ lên đường tái định cư ở tiểu bang North Carolina.

Tất cả các gia đình kể trên đều được luật sư do BPSOS tài trợ hỗ trợ pháp lý để có được quy chế tị nạn cũng như được giúp đỡ nhiều mặt về đời sống trong suốt thời gian họ lánh nạn ở Thái Lan. Nhiều gia đình còn được các đồng hương có lòng giúp đỡ tài chánh để nộp phạt thay cho đi tù trước khi rời khỏi Thái Lan.

Bài liên quan:

Cùng một ngày, 3 gia đình Việt tị nạn ở Thái Lan lên đường đến Hoa Kỳ

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2045-cung-mot-ngay-3-gia-dinh-viet-ti-nan-o-thai-lan-len-duong-den-hoa-ky.html


Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Việt Nam: Án tử hình

https://machsongmedia.org/vietnam/danchu/2047-kiem-diem-dinh-ky-pho-quat-viet-nam-an-tu-hinh.html

Hải Di Nguyễn

Tháng 10/2023, để chuẩn bị cho phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review, viết tắt UPR) Việt Nam vào tháng 4/2024, một số tổ chức nhân quyền và XHDS đã gửi báo cáo cho LHQ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. BPSOS đã nộp cho Hội đồng Nhân quyền LHQ bốn báo cáo chung với một số tổ chức tôn giáo và XHDS.

Một trong những báo cáo đó, do BPSOS soạn thảo và nộp cùng với các tổ chức Liên minh Chống Tra tấn Việt Nam, Người Thượng vì Công lý, Liên hiệp Môn đệ Cao Đài, Chiến dịch Bãi bỏ Tra tấn ở Việt Nam, và Liên minh Bài trừ Nạn Nô lệ Tân thời tại Á châu, bao hàm nhiều lĩnh vực, trong đó có án tử hình.

Tại phiên kiểm điểm năm 2019, Việt Nam nhận được khuyến nghị từ nhiều quốc gia khác nhưng từ chối tất cả trừ khuyến nghị của Bỉ và Thụy Điển: hạn chế án tử hình cho những tội “nghiêm trọng nhất” tính theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Báo cáo chung kể trên nhắc tới ba trường hợp mang án tử hình gây chú ý nhất ở Việt Nam và quốc tế: ông Lê Văn Mạnh, ông Nguyễn Văn Chưởng, và ông Hồ Duy Hải. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8a1b138d-25b5-49c9-a2cf-d2fe60ba6ef7.png%3Frdr%3Dtrue&t=1698525714&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-88005e016500&sig=cpIE6n7bftoHF3mVEkZr.g--~D

LHQ lên tiếng sau vụ xử tử ông Lê Văn Mạnh.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Ff0592857-fb13-4669-8028-22789e63eb2a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698525714&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-88005e016500&sig=PEZcmBSN0VQjgIoNFchPVA--~D

Tử tù Lê Văn Mạnh (nguồn: Báo Công an TP.HCM). 

Ông Lê Văn Mạnh bị xử tử ngày 22/9/2023, bất chấp phản đối và kêu gọi khoan hồng của dư luận, bất chấp sự lên tiếng của LHQ.

Sinh năm 1982, ông Lê Văn Mạnh bị kết án tử hình năm 2005 trong vụ án hiếp dâm và giết một nữ sinh. Các luật sư nói không có đủ bằng chứng kết tội, và trong 18 năm qua, ông và gia đình liên tục kêu oan.

Theo RFA Tiếng Việt đưa tin ngày 24/10/2023, trong lá thư cuối cùng trước khi bị xử tử, ông Lê Văn Mạnh vẫn khẳng định mình bị oan:

“Con không làm gì nên tội cả nên con không có gì phải hổ thẹn với lương tâm cả. Con chết rồi bố mẹ và các em, các con vẫn phải tiếp tục giúp con kêu nỗi oan này lên các cơ quan pháp luật của nhà nước cho đến khi nào con được minh oan thì thôi vì con bị giết oan thật sự bố mẹ ạ.”

Bà Nguyễn Thị Việt, mẹ ông, nói với RFA:

“Gia đình tôi cũng thực hiện di nguyện của con, nếu con bị giết oan thì bố mẹ không đem xác con về, không (tổ chức) ma chay cúng bái gì hết. Khi nào đòi được công lý rồi thì bố mẹ mới đem về thờ cúng ma chay.”

Báo cáo cũng nhắc tới tử tù Nguyễn Văn Chưởng.

Ông Nguyễn Văn Chưởng bị bắt năm 2007, bị cáo buộc giết thiếu tá Nguyễn Văn Sinh, và bị kết án tử hình dù có nhân chứng nhìn thấy ông ở một nơi khác cách hiện trường 40km. 

Gia đình đã kêu oan nhiều năm nay nhưng trường hợp tử tù Nguyễn Văn Chưởng đặc biệt gây chú ý gần đây vì ngày 4/8/2023, gia đình ông nhận được thông báo “nhận tử thi, tro cốt” nhưng không có giấy báo thi hành án, theo RFA Tiếng Việt đưa tin cùng ngày.

Cũng theo RFA, gia đình được đến thăm ông Nguyễn Văn Chưởng ngày 14/8—sức khỏe ông tốt nhưng “tinh thần xuống thấp, nhiều lần khóc trong cuộc nói chuyện kéo dài một giờ đồng hồ qua điện thoại, ngăn cách bởi tấm kính ngăn.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F30b5a860-efe3-41fc-be6d-5d5910fce5a0.png%3Frdr%3Dtrue&t=1698525714&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-88005e016500&sig=7i96McfdKT6ed6FUv3pePA--~D

Phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền LHQ nhắc tới trường hợp ông Nguyễn Văn Chưởng. 

Trường hợp thứ ba được nhắc tới trong báo cáo chung là tử tù Hồ Duy Hải, bị kết án năm 2008 trong vụ bưu điện Cầu Voi. 

Trong bài viết trên BBC News Tiếng Việt ngày 21/8/2023, Luật sư Ngô Ngọc Trai nói “chứng cứ cho thấy Hải không phải là thủ phạm là việc dấu vân tay của Hải không trùng khớp với dấu vân tay thu được ở hiện trường, đúng ra thì Hải phải được xác định không liên quan và được loại bỏ như nhiều người tình nghi khác.”

Ông cũng nói bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải, “xót xa cho con trai bị mất tuổi xuân ở trong chốn lao tù, bà mong luật sư giúp cho Hải sớm được trả tự do để về nhà lấy vợ sinh con, được như thế rồi thì ông trời có bắt bà đi thì bà cũng chịu.”

Báo cáo đưa ra khuyến nghị:

·        Tạm đình chỉ thi hành án tử hình với ông Nguyễn Văn Chưởng và ông Hồ Duy Hải, rà soát kỹ lưỡng những sai sót và khuyết điểm trong quá trình điều tra cũng như những hành vi vi phạm pháp luật tố tụng hình sự.

·        Tuyên bố tạm dừng hoàn toàn hình phạt tử hình và điều tra mọi trường hợp có cáo buộc tra tấn và ép cung, làm theo đúng Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam là thành viên.

Đọc toàn bộ 4 báo cáo của BPSOS soạn chung với một số tổ chức để chuẩn bị cho phiên kiểm điểm UPR đối với Việt Nam sẽ diễn ra ngày 30/4/2024 tại đây: https://dvov.org/upr/


Nhà nước Việt Nam kỳ thị chủng tộc vì tôn giáo

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2046-nha-nuoc-viet-nam-ky-thi-chung-toc-vi-ton-giao.html

Nguyên nhân căn cốt khiến chính quyền Việt Nam kỳ thị chủng tộc đối với những người Thượng bản địa và sắc dân thiểu số H’mông đó là vì họ giữ một niềm tin tôn giáo. Đây là nội dung hai bản báo cáo quan trọng đã được BPSOS đệ trình cho Uỷ Ban chuyên trách theo dõi Công Ước Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc (Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination).

Các bản báo cáo này được tổ công tác vận động quốc tế của BPSOS phối hợp với ba tổ chức dân sự chuyên đấu tranh cho quyền của từng nhóm sắc dân gồm Người Thượng Vì Công Lý (Montagnards Stand For Justice), Người H’mông Vì Nhân Quyền (H’mong For Human Rights) và Evangelical Church of Christ of the Central Highlands Greensboro, North Carolina hoàn thành vào tháng 8 năm 2023. Đây là thời điểm Uỷ Ban chuyên trách này chuẩn bị cho phiên kiểm điểm tình hình nhà nước Việt Nam thực hiện công ước sẽ diễn ra cuối tháng 11 năm 2023. Bản báo cáo thứ nhất có tên là “Statelessness of H’mong and Montagnards resulting from Racial Discrimination”. Bản báo cáo thứ hai có tên là “Race-based Discrimination against H’mong in Vietnam”. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fe450a236-e92d-4c6c-adcf-056392c6fe80.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698525714&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-88005e016500&sig=ak_3jHBeKxJmlPVRFMwh2Q--~D

Hai bản báo cáo đã dẫn chứng cụ thể hàng chục vụ việc mang tính hệ thống của chính quyền Việt Nam tấn công vào một nhóm sắc dân hoặc những gia đình của các sắc dân này khi họ lựa chọn và thực hành niềm tin tôn giáo không theo sự chỉ đạo của chính quyền. Các số liệu dẫn chứng từ những vụ việc quy mô lớn như vụ tấn công người H’mong ở Mường Nhé năm 2011 cho đến những vụ việc mới gần đây nhà nước Việt Nam tiếp tục bắt tù những nhà truyền đạo người Thượng. Đây là những bằng chứng cụ thể xác định trong nhiều năm qua sắc dân H’mong và các sắc dân bản địa người Thượng là nạn của tình trạng kỳ thị chủng tộc chỉ vì lý do tôn giáo.

Không chỉ dùng vũ lực và hình sự (bắt tù đày) mà chính quyền Việt Nam còn dùng một biện pháp hành chính khá phổ biến để tấn công những người những gia đình có niềm tin tôn giáo đó là không cấp giấy tờ tùy thân cho họ. Hậu quả của biện pháp này là khiến cho hàng trăm ngàn người thuộc các sắc dân kể trên rơi vào tình cảnh vô quốc tịch ngay chính trên quê hương mình. Đối tượng trẻ em là những người chịu thiệt thòi nhất bởi chúng không được đến trường chỉ vì không có giấy khai sinh. Nhiều trẻ vẫn còn chịu sự kỳ thị của cộng đồng với quan niệm trẻ sinh ra ngoài giá thú chỉ bởi bố mẹ chúng không thể thực hiện được việc đăng ký kết hôn do không có giấy tờ tuỳ thân. Đối với những người lớn, hậu quả để lại rất đa dạng. Họ không thể tìm kiếm được việc làm có hợp đồng. Họ cũng không thể tiếp cận được với các chính sách y tế và phúc lợi xã hội. Không chỉ dừng lại ở hành vi tước đoạt giấy tờ tuỳ thân, chính quyền còn tiếp tục sử dụng chính tình trạng này để không thực hiện các dịch vụ công cho người dân…

Bản báo cáo thứ ba, “Vietnam Targets its Largest Indigenous Group: Montagnards and Hmong”, có nói đến cách nhà nước Việt Nam sử dụng tổ chức tôn giáo để tấn công tôn giáo.

Hai tổ chức tôn giáo lớn được chính quyền Việt Nam sử dụng làm công cụ tấn công các tổ chức tôn giáo của người bản địa và các sắc dân thiểu số đó là Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc7a56147-8218-434c-b472-6c4625679b97.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698525714&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-88005e016500&sig=W4QuheUvCIhEj37l6wmRsg--~D

Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Bắc được chính quyền Việt Nam công nhận từ năm 1963 và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam Miền Nam được chính quyền Việt Nam công nhận vào năm 2001. Sau khi được công nhận, hai tổ chức này đã thu nạp hầu hết các tín đồ người bản địa thiểu số để lập thành các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo trực thuộc cho mình. Tuy nhiên, hai tổ chức này không tôn trọng sự khác biệt về văn hoá của các dân tộc bản địa mà họ công khai thực hiện các chủ trương từ chính quyền đó là đồng hoá và quản lý chặt chẽ mọi sinh hoạt của các điểm nhóm. Họ im lặng trước các cuộc tấn công của chính quyền vào các điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo của người bản địa dân tộc thiểu số. Tệ hại hơn, khi các điểm nhóm trực thuộc đề nghị họ phải thực hiện nghĩa vụ bảo hộ thì họ vẫn tiếp tục im lặng không đáp ứng. Do đó, kể từ khoảng năm 2005 trở lại đây, hàng loạt các điểm nhóm trực thuộc đã chủ động rời bỏ hai tổ chức này. Gia nhập hay rút khỏi một tổ chức là quyền đương nhiên của mỗi thành viên. Tuy nhiên, hai tổ chức tôn giáo này đã không tôn trọng quyền đó của thành viên mà trái lại họ còn ra văn bản không thừa nhận tư cách độc lập của điểm nhóm đã chấm dứt quan hệ trực thuộc với họ.

Bằng ba bản báo cáo chi tiết, BPSOS và các tổ chức cộng sự đã cung cấp cho uỷ ban của công ước nêu trên một bức tranh toàn cảnh về việc chính quyền Việt Nam kỳ thị chủng tộc với những sắc dân bản địa thiểu số thông qua những thủ đoạn và phương thức khác nhau. Lý do đơn thuần chỉ vì những sắc dân này thực hiện quyền tự do lựa chọn và thực hành niềm tin tôn giáo theo cách riêng phù hợp với bản sắc của họ. Sự tấn công này chính là sự vi phạm nhân quyền đồng thời làm mất quyền được giữ gìn văn hoá của mỗi sắc dân.

Thông qua ba bản báo cáo và các hoạt động trực tiếp của tổ công tác vận động quốc tế sẽ có mặt tại Thuỵ Sĩ trong thời gian diễn ra phiên rà soát của Liên Hiệp Quốc với Việt Nam về tình hình thực thi Công Ước Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc (29-30/11/2023), BPSOS và các tổ chức cộng sự mong muốn sẽ thúc đẩy sự lên tiếng mạnh mẽ của các tổ chức quốc tế để buộc Việt Nam phải từng bước thay đổi chính sách kỳ thị chủng tộc và tấn công tôn giáo của những người bản địa.

Chúng ta hãy cùng nhau theo dõi và chờ xem chính quyền Việt Nam giải trình với uỷ ban theo dõi Công Ước Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Chủng Tộc như thế nào. Đồng thời nhiệm vụ của mỗi chúng ta là hãy gửi những câu hỏi chất vấn tới nhà nước Việt Nam khi họ không giải trình hoặc giải trình không đúng vào vấn đề thông qua các cơ chế giám sát của công ước.

Bài liên quan:

Việt Nam kỳ thị sắc tộc với người Thượng và người H’mông như thế nào?

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2039-viet-nam-ky-thi-sac-toc-voi-nguoi-thuong-va-nguoi-hmong-nhu-the-nao.html


Cùng một ngày, 3 gia đình Việt tị nạn ở Thái Lan lên đường đến Hoa Kỳ

Mục tiêu của BPSOS vận động tái định cư: 100 đồng bào năm 2023 và 500 năm 2024

Mạch Sống, ngày 25 tháng 10, 2023

http://machsongmedia.org

Hôm nay, 3 gia đình tổng cộng 17 người tị nạn có mặt ở phi trường Bangkok để lên đường tái định cư ở 2 tiểu bang Hoa Kỳ: Minnesota và North Carolina.

Khoảng 50 thân hữu đã ra tiễn đưa họ, trong đó phần lớn là những đồng bào người Hmong và người Thượng đang lánh nạn ở Thái Lan. Mục Sư Jordan Smith thuộc toán nhân sự của BPSOS ở Thái Lan cũng đã có mặt để chúc 3 gia đình thượng lộ bình an đến tự do. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F8358a57b-3a71-4ccf-a9b6-3efc49039e95.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524217&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880008016500&sig=8DCFi.5Ek.vzKYMBOvmOpA--~D

Hình 1 – Mục Sư Jordan Smith tiễn đưa các đồng bào tị nạn chuẩn bị lên đường đến tự do, pi trường Bangkok, ngày 25/10/2023

Cả 3 gia đình đều được một số mạnh thường quân ở Hoa Kỳ hỗ trợ khoản tiền nộp phạt lên đến nhiều nghìn Mỹ kim để không phải đi tù do cư trú bất hợp pháp trên đất Thái.

Trong 2 tháng còn lại của năm 2023, BPSOS dự liệu sẽ có khoàng 50 đồng bào đã có quy chế tị nạn lên đường tái định cư ở Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand.

Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết sẽ tiếp tục vận động nhằm tăng mức độ tái định cư với kỳ vọng 400 đồng bào tị nạn sẽ được tái định cư trong năm 2024. Thêm vào đó là khoảng 70 đồng bào tái định cư theo chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada và Úc, và khoảng 30 đồng bào theo chương trình bảo lãnh tư nhân Welcome Corps của Hoa Kỳ. Vị chi là 500 người Việt tị nạn tái định cư năm 2024.

Mục tiêu này có đạt được hay không còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, kể cả những biến động lớn trên thế giới ảnh hưởng đến chính sách tái định cư người tị nạn của các quốc gia đệ tam. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F451d12a8-9eb3-412f-8dda-62f61074a18b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524217&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880008016500&sig=XU9BKoiq8WvNpVe51hTrTA--~D

Hình 2 – Các đồng bào tị nạn chia tay và chúc mừng 3 gia đình lên đường tái định cư

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ấn định cuối tháng 11 tới đây là thời điểm để triển khai Giai Đoạn 2 của Chương Trình Welcome Corps, cho phép các nhóm bảo trợ đề nghị người tị nạn mình muốn nhận giúp tái định cư. Cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024 thì các nhóm bảo trợ có thể bắt đầu nộp đơn. Tuy nhiên, thủ tục cứu xét đơn có thể mất 6 đến 9 tháng. Số người được tái định cư theo chương trình Welcome Corps trong năm 2024 do đó sẽ không nhiều.

Bài liên quan:

BPSOS và người H’mông tái định cư từ Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/2041-bpsos-va-nguoi-hmong-tai-dinh-cu-tu-thai-lan.html


VTV4 và nỗ lực bóp nghẹt thông tin trước phiên rà soát ở LHQ

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/2044-vtv4-va-no-luc-bop-nghet-thong-tin-truoc-phien-ra-soat-o-lhq.html

Hải Di Nguyễn

Ngày 12/10/2023 vừa qua, trang Facebook của VTV4 tung ra video với tựa đề “Vạch trần thủ đoạn tập huấn tôn giáo trong đồng bào dân tộc thiểu số”, nhắm thẳng vào anh Giàng A Dinh, thuộc cộng đồng H’mông.

Đó là một tháng rưỡi trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, CERD) tại Geneva, ngày 29-30/11/2023.

VTV4 nói gì? 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F06f57a72-9f79-4941-a2fc-8ba09112b391.png%3Frdr%3Dtrue&t=1698524217&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880008016500&sig=wNwyllT4gFXjWYBNT.5Szw--~D

Trong video, phóng viên của VTV4 nói “các thế lực thù địch phản động” đang có “chiến lược diễn biến hòa bình với tính chất ngày càng nguy hiểm, tinh vi, trong đó tấn công, tác động vào tư tưởng, tâm lý của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những trọng tâm của chúng.”

Nhắc tới “các lớp tập huấn về tôn giáo trực tuyến, núp dưới vỏ bọc cung cấp kiến thức về chính trị và pháp luật”, VTV4 nói “người tham gia các khóa đào tạo này sẽ từng bước trở thành công cụ phát tán những luận điệu xuyên tạc về vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam, tiếp tay cho hành vi vu cáo Đảng và nhà nước đàn áp người dân tộc thiểu số.”

Nhưng không chỉ nói chung chung “thế lực thù địch phản động”, VTV4 nêu đích danh anh Giàng A Dinh và nói các khóa học này, “bắt nguồn từ một tổ chức phản động lưu vong”, có “âm mưu lợi dụng tôn giáo để lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện các hành vi chống phá chính quyền.”

Việt Nam có đàn áp người dân tộc thiểu số không?

Ngay cả khi không tìm hiểu kỹ về vấn đề này, ai sống ở Việt Nam đều có thể thấy chênh lệch rất rõ về điều kiện sống, điều kiện học tập và làm việc giữa người Kinh và các cộng đồng khác.

Nhưng không chỉ vậy, nhà nước Việt Nam có chính sách phân biệt với các sắc tộc thiểu số và cộng đồng người bản địa, như người Thượng, người Chăm, người Khmer, v.v. Trong một bài viết gần đây, tôi đã viết về sự kỳ thị và đàn áp một cách có hệ thống của Việt Nam với người Thượng và người H’mông, về ngôn ngữ, văn hóa, đất đai, tôn giáo; không cung cấp hộ khẩu, cướp đi giấy tờ tùy thân, đẩy họ vào tình trạng vô quốc tịch trên chính quê hương mình; đánh đập, tra tấn, bắt bỏ tù; cưỡng ép bỏ đạo hoặc đẩy họ khỏi nơi cư ngụ, khiến họ lưu lạc từ nơi này đến nơi khác…

Phát biểu của anh Giàng A Dinh 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fdce48c05-4192-497f-b9b5-1501e36071a4.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524217&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880008016500&sig=ozh2YruyFPnaLUamIFmrlg--~D

Anh Giàng A Dinh là một người hoạt động quyền tự do tôn giáo của người H’mông, không là thành viên một tổ chức nào.

Anh tỵ nạn ở Thái Lan từ năm 2017, và được Cao ủy Tỵ nạn LHQ công nhận tư cách tỵ nạn.

Trả lời phỏng vấn ngày 23/10/2023, anh Giàng A Dinh nói “Trước tiên mình muốn nói tiêu đề của video VTV4 có ghi rằng là lợi dụng tập huấn tôn giáo, nhưng mình không phải là mục sư, mình cũng không phải là thầy truyền đạo, cho nên mình không đủ khả năng để tổ chức các hoạt động liên quan đến tập huấn tôn giáo. Ngay cả cái tiêu đề của VTV4 đã không đúng rồi. Nó càng thể hiện rõ hơn bản chất thật của chính quyền Việt Nam trong việc sử dụng truyền thông để vu khống hay nói xấu một người nào đó.”

Những khóa học này, anh cho biết, là do BPSOS tổ chức và “tập trung vào quyền con người theo đúng LHQ, quyền dân sự, quyền chính trị, tự do tôn giáo.” Các khóa học dạy về luật Việt Nam và luật quốc tế.

Riêng công việc của anh là phụ trách nhóm của cộng đồng người H’mông, lập danh sách những người muốn tham gia, quản lý nhóm, hỗ trợ họ làm bài tập, v.v…

Trong video, VTV4 đưa ra hai nhân chứng nói về anh Giàng A Dinh.

Anh nói mình không nhận ra nhân chứng thứ hai trong video “Người đó nói rằng mình chủ động nhắn tin, kết bạn Facebook, thì không có.”

“Người thứ nhất thì nói đúng, nhưng người đó chưa tham dự một buổi học nào.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7ac3a892-67c4-4bb2-8281-6aad4248cf88.png%3Frdr%3Dtrue&t=1698524217&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880008016500&sig=0yqwA6BUbisqhR4VdX7zNQ--~D

VTV4 không nêu đích danh, nhưng các hình ảnh cho thấy họ đang nhắc tới các khóa học XHDS của BPSOS.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fc5ab4d03-1c4a-4dda-849d-4f2bd099409c.png%3Frdr%3Dtrue&t=1698524217&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880008016500&sig=fkJF21Wpqi64kyJ5PvnptA--~D

Hình ảnh Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Khu vực Đông Nam Á tại Bali, Indonesia năm 2022. 

Bản tin của VTV4 có nghĩa gì?

Một điều đáng chú ý là bản tin này của VTV4 được tung ra khoảng một tháng rưỡi trước phiên rà soát nhà nước Việt Nam việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc.

Anh Giàng A Dinh nói “Nó giống như một chiêu tung hỏa mù thôi. Để khẳng định rằng những người cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc, tôn giáo với các dân tộc thiểu số chỉ là thành phần bất mãn với chính quyền, bất mãn với chế độ…”

VTV4 cũng nói đồng bào dân tộc thiểu số cần “có mối quan hệ gắn bó với các cấp chính quyền địa phương để được hướng dẫn.”

Có thể nói bản tin của VTV4 là một nỗ lực đe dọa hoặc gây hoang mang với nạn nhân bị phân biệt sắc tộc ở Việt Nam, một nỗ lực chặn thông tin, bóp nghẹt các tiếng nói khác, để chỉ nhà nước có tiếng nói độc quyền ở LHQ về tình hình hiện nay ở Việt Nam.

Tuy nhiên, BPSOS đã gửi cho Ủy ban Xóa bỏ Kỳ thị Chủng tộc ba báo cáo về vấn đề kỳ thị ở Việt Nam, đưa ra nhiều trường hợp cụ thể với hình ảnh và bằng chứng, cho thấy sự kỳ thị một cách có hệ thống ở Việt Nam. Và sắp tới, khi nhà nước Việt Nam tham dự phiên rà soát tại Geneva ngày 29-30/11/2023, BPSOS cũng sẽ có một phái đoàn đến nghe và báo lại cho LHQ về những lấp liếm, những phát biểu không đúng sự thật của họ.


Đánh dấu 25 năm Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế

Từ Đức, Ông Nguyễn Bắc Truyển phát biểu tại sự kiện: https://www.facebook.com/VNFoRB/videos/847002830420507

Mạch Sống, ngày 23 tháng 10, 2023

http://machsongmedia.org

Hôm nay, buổi sinh hoạt đánh dấu 25 năm ra đời của Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Act, IRFA) đã diễn ra tại Thượng Viện Hoa Kỳ, do Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (US Commission on International Religious Freedom, USCIRF) đứng ra tổ chức.

Uỷ Hội USCIRF được thành lập bởi đạo luật này như là một cơ quan độc lập tư vấn cho Quốc Hội, Tổng Thống và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về chính sách bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo toàn cầu.

Một chủ đề lớn của sự kiện ngày hôm nay là ôn lại tiến trình ra đời của đạo luật IRFA và các đóng góp của Uỷ Hội USCIRF cho việc thực thi đạo luật này.

Hai trong số vị “cha đẻ” của Luật IRFA là cựu dân biểu Frank Wolf và cựu Thượng Nghị Sĩ Don Nickles đã có mặt để tường thuật những thăng trầm mà dự thảo luật phải trải qua để rồi được Quốc Hội thông qua gần như vào phút chót của khoá Quốc Hội 1997-1998. Tổng Thống Clinton đã ký ban hành đạo luật này mặc dù trước đó Hành Pháp của Ông đã quyết liệt chống đối nó. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F2fa9dfa5-f445-45a1-88d0-e6ea96540b2d.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698524255&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-88000e016500&sig=7k_.6xAI81fZLYJaa7A0OQ--~D

Hình 1 – Các uỷ viên của Uỷ Hội USCIRF tại buổi lễ đánh dấu 25 năm Luật IRFA (ảnh BPSOS)

Chương trình của Uỷ Hội USCIRF để đòi tự do cho các tù nhân lương tâm tôn giáo được nêu nổi bật tại buổi hội luận.  Chương trình này là sản phẩm của nỗ lực hợp tác giữa Uỷ Hội USCIRF và Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Việt Hoa Kỳ. Tác dụng của chương trình được minh hoạ qua hồ sơ của Ông Nguyễn Bắc Truyển.

“Việc tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Bắc Truyển được trả tự do vào tháng trước đã được nêu lên như là ‘câu chuyện thành công’ của chương trình này,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

Từ Đức, Ông Nguyễn Bắc Truyển đã ngỏ lời cảm ơn Uỷ Hội USCIRF qua video.

Chủ đề lớn thứ hai được trình bày là những việc làm sắp đến. Có mặt tại sự kiện, Ts. Thắng ngỏ ý một buổi họp với Uỷ Hội USCIRF để bàn những bước kế tiếp nhắm đến Việt Nam.

Theo dõi toàn bộ buổi sinh hoạt trên C-SPAN: https://www.c-span.org/video/?531294-1/members-congress-religious-freedom-abroad

LTS Mạch Sống Media: 

Chúng tôi đăng lại bài dưới đây từ Việt Nam Thời Báo dù không nhất thiết chia sẻ mọi quan điểm trong bài. Điều quan tâm của BPSOS là nhà nước Việt Nam tiếp tục hành vi đàn áp xuyên quốc gia, mà cụ thể là nhắm vào Ông Giàng A Dinh, một người tị nạn ở Thái Lan, vì những hoạt động bảo vệ nhân quyền, đặc biệt quyền tự do tôn giáo hay niềm tin của các đồng bào Hmong.

https://vietnamthoibao.org/vntb-thu-dam-me-benh-hoan-vua-tuyen-truyen-vu-khong-vua-run-so-cua-cong-an-va-truyen-thong-viet-nam/ 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F9e8fc414-e783-4077-920f-75623817904c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1698526550&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c7b-880099016500&sig=E2aqMXHv_8_s_aTQqqMSaA--~D

 

No comments:

Post a Comment