20230624 Cong Dong Tham Luan BPSOS
LỜI DI CHÚC CỦA TIỀN NHÂN
“Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc
đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”
Vua Lê Thánh Tông
(1437)
20230624 CDTL BPSOS 01
https://bacaytruc.com/index.php/15957-l-i-di-chuc-c-a-ti-n-nhan-ngu-n-h-n-vi-t
Chị H Thái Ayun: nạn nhân buôn người bị sứ quán sách nhiễu
Hải Di Nguyễn
Năm 2020, trên internet có loan truyền một video của các nữ lao
động Việt ở Ả Rập Xê Út cầu cứu và xin có chuyến bay về nước. Một trong những
phụ nữ đó là chị H Thái Ayun (sinh năm 1983), sang Ả Rập Xê Út theo chương
trình xuất khẩu lao động từ 2018.
Tuy nhiên, do nhiều lần bị sứ quán sách nhiễu và đe dọa, cuối
tháng 12/2020, chị không về Việt Nam mà sang Thái Lan tỵ nạn.
Ngày 18/6/2023, tôi nghe chị H Thái Ayun kể câu chuyện của mình.
2006-2012: liên tục bị áp giải
Chị H Thái Ayun là người sắc tộc Êđê ở Đắk Lắk.
Theo lời kể của chị, chị có một người cậu ruột trốn sang Campuchia
năm 2001 rồi bị lừa đưa về Việt Nam năm 2004, bị bắt bỏ tù 10 năm ở Phú Yên.
Chị H Thái Ayun đi thăm cậu và từ đó gặp một số tù nhân lương tâm khác. Chị thu
thập thông tin về tù nhân và gửi ra nước ngoài vì thấy “họ không làm gì sai cả,
họ không chống phá nhà nước, họ không làm gì hết nhưng nhà nước cứ xem những
người đó là phản động”.
Trong khoảng thời gian 2006-2012 chị “bị công an xã, huyện áp giải
3-4 lần trong một tháng” và cũng bị giữ điện thoại nhiều lần vì báo cáo cho
người hải ngoại về tù nhân lương tâm và về vấn đề tôn giáo trong buôn làng
(buôn Tara).
2010: bị công an áp giải khi thăm con trong bệnh viện
Mệt mỏi vì liên tục phải đi làm việc với công an, năm 2010 chị H
Thái Ayun quyết định vào Sài Gòn làm việc cho công ty giày, ở trọ cùng bốn phụ
nữ khác từ buôn Ko Tam và buôn Êa Kmat.
Làm được 17 ngày, chị cho biết hai công an tỉnh Đắk Lắk tên Vinh
và Y Thiết Kpa vào tận Sài Gòn tìm, và không những vậy, đến tận nhà trọ nói chị
buôn ma túy (một cáo buộc chị H Thái Ayun khẳng định là sai sự thật), khiến chủ
trọ tịch thu căn cước công dân và đuổi đi cả bốn người trọ cùng phòng với chị.
Khi đó chị đang ở Đắk Lắk thăm con trai tám tuổi trong bệnh viện
vì đuối nước. “Sáng hôm sau công an có mặt ở bệnh viện, họ gồm ba người, và áp
giải tôi về một căn cứ bí mật.”
Công an buộc tội chị “đang chạy trốn và có ý định vượt biên trái
phép”, và cũng ghép với tội “gọi [điện thoại] cho người bên Mỹ”.
Chị cho biết công an không cho quay lại Hóc Môn đi làm, chị phải
yêu cầu trở lại đòi lương – cho 17 ngày làm việc, chị được trả khoảng 900 ngàn
đồng nhưng hết 450 ngàn đã phải trả môi giới.
2012: lại vào Sài Gòn
Về lại nhà, chị H Thái
Ayun tiếp tục đưa tin về vấn đề tôn giáo và tù nhân lương tâm, và tiếp tục bị
công an bắt lên làm việc.
Năm 2012, lần nữa chị vào
Sài Gòn làm việc, rồi quen một người đàn ông người Kinh từ Long An và chuyển
đến sống ở Long An. Năm 2014, chị sinh con gái.
Vì sao đi xuất khẩu lao
động năm 2018?
Khi con gái 18 tháng tuổi,
chị H Thái Ayun ôm con về Đắk Lắk vì bị chồng bạo hành phải nhập viện.
“Ở nhà gần nửa tháng… mình
đi bệnh viện xét nghiệm, họ nói lại dính bầu rồi.”
Tại Đắk Lắk, chị sinh con
trai năm 2016 và “cứ thế mà sống thôi, bán hàng rong để mua sữa cho con”. Chị
nói “Mình phải tự lo hết, cuộc sống rất khổ cực.”
Điều kiện khó khăn, một
thân một mình nuôi con nhỏ, lại bị lừa bởi một người quen trong buôn và người
môi giới, chị H Thái Ayun quyết định sang Ả Rập Xê Út năm 2018, sau 41 ngày học
tiếng Ả Rập.
Thời gian làm việc ở Ả Rập Xê Út
30/10/2018 là ngày chị H Thái Ayun đến nhà chủ ở Ả Rập Xê Út. Chị
làm giúp việc, lương 1,500 riyal tức 9 triệu đồng mỗi tháng (khoảng gần 400
USD).
Theo chị H Thái Ayun mô tả, chị phải lau dọn và làm việc nhà cho
bà chủ và bà mẹ già ở vùng quê, rồi mỗi hai tuần lại phải theo bà chủ vào thành
phố.
“Mình phải làm việc rất nhiều. Nhà bà ấy hai tầng, nhà rất to.
Tầng dưới có hai hộ gia đình, anh trai bà ấy sống. Mình vừa lau dọn tầng trên,
có bố bà chủ sống ở đó, và hai gia đình sống ở dưới. Dọn hết tầng trên rồi chạy
xuống dưới, lau dọn cả hai gia đình. Buổi tối 8 giờ phải chạy sang nhà chị của
bà ấy, rất là xa, sang lau dọn.”
Chị cho biết từ 8 giờ sáng phải làm việc tới 12 giờ trưa nhưng bà
chủ không cho ăn, bắt phải xuống lầu lau dọn cho hai hộ gia đình trước. Đến 4
giờ chiều phải lên tầng trên pha trà cho bà chủ và cha mẹ bà chủ. Đến 6 giờ đi
tắm rửa và giặt đồ đến 7 giờ hoặc 7 giờ rưỡi, chỉ kịp ăn chút bánh mì hoặc gói
mì tôm để đến 8 giờ chị bà chủ đón sang nhà khác lau dọn.
Mỗi lần như vậy được trả thêm 50 riyal (khoảng 13 USD), chị phải
chạy đi chạy lại lau dọn cho bốn hộ gia đình mỗi khi theo bà chủ vào thành phố,
nhưng mỗi tuần chỉ được ba bữa cơm vào thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu. Những lúc
khác, chị phải ăn bánh mì hoặc mì tôm, hoặc chút rau củ xà lách bà chủ bớt cho.
Chị cũng nói không được đưa đồ dùng cá nhân như công ty môi giới
nói: “ví dụ như xà bông tắm hay gì đó… bà ấy không cho dùng đồ của bà ấy nhưng
cũng không mua riêng cho mình”, chị phải tự mua.
Vài lần chị gọi công ty môi giới đòi đổi chủ nhưng họ cứ thuyết
phục, hoặc nói nếu đổi chủ sẽ phải bắt đầu hai năm lại từ đầu.
Trung tâm bảo trợ ở Dammam
Năm 2020, chị H Thái Ayun không muốn làm việc ở đó nữa nhưng vì
sân bay đóng cửa mùa dịch, được đưa vào trung tâm bảo trợ ở Dammam.
Chị cho biết mình bị bỏ đói một ngày rưỡi và nhốt riêng trong
phòng tám ngày, trước khi được cho tiếp xúc với những người lao động khác ở
trung tâm, nhưng chỉ biết chút ít tiếng Ả Rập nên không thể hỏi nguyên nhân.
Chị nói xung quanh là người lao động từ Malaysia, Indonesia, Sri
Lanka, Bangladesh, Ethiopia… nhưng không có người Việt; phải xin nhiều lần,
thậm chí phải nhịn ăn và dọa tự sát, mới được chuyển sang trung tâm bảo trợ ở
Riyadh sau bốn tháng ở trung tâm ở Dammam.
Trung tâm bảo trợ ở Riyadh và video cầu cứu
Tại trung tâm bảo trợ SAKAN ở Riyadh, chị H Thái Ayun gặp nhiều nữ
lao động khác từ Việt Nam và “tìm hiểu hoàn cảnh các chị em ở trung tâm đó. Có
người tám tháng, có người 14 tháng không có máy bay đi về. Ăn không, ngồi
không, không có việc làm, không có tiền để tiêu xài.”
Mắc kẹt ở Riyadh, ai cũng nóng lòng muốn về Việt Nam, và họ quyết định làm một video cầu cứu ngày 1/4/2020.
20230624 CDTL BPSOS 03
Theo lời chị H Thái Ayun,
ba ngày sau, ông Nguyễn Quốc Khánh từ đại sứ quán Việt Nam tại Ả Rập Xê Út xuất
hiện, nói họ “vi phạm pháp luật nước sở tại, làm video đăng lên mạng xã hội” và
“bây giờ sẽ giao cho nước sở tại xử”. Ông Nguyễn Quốc Khánh nói sẽ có chuyến
bay vào tháng 5, nhưng sau vài lần không thấy, các phụ nữ trong trung tâm làm
một video cầu cứu thứ hai.
Cũng trong thời gian này,
chị H Thái Ayun cung cấp thông tin cho BPSOS về các nữ lao động tại trung tâm
SAKAN, về những trường hợp bị chủ bóc lột lao động và không trả lương, bị đánh
đập, hoặc cưỡng hiếp.
“Có chị làm được bốn tháng
thì bệnh nặng, chủ trả thẳng về trung tâm. Lúc đi công ty nói dối… Khi đi khám
tổng quát, công ty phát hiện người lao động đó có bệnh, không đủ tiêu chuẩn để đi
xuất khẩu lao động, nhưng công ty vẫn cho đi… sang bên đó không làm việc được.”
28 triệu để về Việt Nam
Đến tháng 9/2020 có chuyến bay về Việt Nam, “các chị em nóng lòng,
rất muốn về, các chị ấy gom góp tiền ở Việt Nam để chuyển cho tài khoản của
người đại sứ quán, để mua vé về, giá 28 triệu”.
Không có tiền, chị H Thái Ayun không mua vé, cũng không đăng ký
về.
Ông Nguyễn Quốc Khánh nói chị có thể về miễn phí. Chị nói “Tôi có
đăng ký về đâu. Sao tôi lại được về miễn phí? Có chị kia, mắt chị ấy gần mù do
bị nhà chủ đánh đập và hãm hiếp, sắp mù mắt rồi, chị ấy muốn về gấp để chữa…Nếu
chị ấy không được về, tôi cũng không về.”
Sau đó chị được báo tin cả hai sẽ được về miễn phí, còn 17 phụ nữ
khác phải trả tiền vé 28 triệu. Tuy nhiên, một người họ hàng của chị trong
ngành công an khuyên chị đừng về: “tình hình ở Việt Nam rất phức tạp, các công
ty môi giới bị ảnh hưởng sau khi LHQ và các nước phương Tây biết tới video cầu
cứu. Nó ảnh hưởng tới các công ty, không tuyển người được.”
Chị quyết định nán lại thêm một thời gian.
Vì sao sang Thái Lan tỵ nạn?
Ở lại, chị H Thái Ayun tiếp tục đưa tin cho CAMSA (chương trình
phòng chống buôn người của BPSOS) về các nạn nhân người Việt mới vào trung tâm,
về những trường hợp bị quỵt lương, đánh đập, cưỡng hiếp…
Chị cho biết từ khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11/2020, sứ quán
Việt Nam bắt đầu đưa người vào trà trộn trong trung tâm: ba người Huỳnh Ngọc
Tài, Phạm Thị Ngân, và Y Manh theo dõi, đe dọa, làm đơn tố cáo với trung tâm,
gọi chị H Thái Ayun là phản động, thậm chí Huỳnh Ngọc Tài còn lôi chị từ giường
ra và cầm bình chữa cháy dọa đánh.
Ngày 17/12/2020, một viên chức khác từ sứ quán Việt Nam, tên
Trung, tới trung tâm. Chị H Thái Ayun chụp hình ông Trung nhưng bị Phạm Thị
Ngân giật điện thoại, xóa hết mọi hình ảnh bằng chứng. “Họ nói nếu mình về
phòng, mình sẽ chết, họ sẽ đánh mình chết.”
Chị báo cho BPSOS và Hội đồng Nhân quyền, được chuyển sang khu vực
khác của trung tâm, rồi từ đó được Hội đồng Nhân quyền và IOM (International
Organisation for Migration, tức Tổ chức Di trú Quốc tế) sắp xếp cho sang tỵ nạn
tại Thái Lan.
Tôi đã liên lạc với đại sứ quán Việt Nam ở Ả Rập Xê Út về cáo buộc
ông Nguyễn Quốc Khánh và sứ quán sách nhiễu và đe dọa chị H Thái Ayun, nhưng
không nhận được phản hồi.
Cuộc sống hiện nay
Từ Ả Rập Xê Út, chị H Thái Ayun sang Thái Lan ngày 26/12/2020, và
hiện nay đã có quy chế tỵ nạn. Ba con của chị vẫn ở Việt Nam.
Như đã viết trong các bài trước, người tỵ nạn ở Thái Lan phải sống
cực khổ vì phải đi làm chui và bị xem như người bất hợp pháp, có thể bị cảnh
sát bắt bất kỳ lúc nào.
Nhưng gần đây họ lại có thêm nỗi lo mới. “Tình hình hiện tại rất
căng… Vụ xả súng ở Đắk Lắk, họ đổ tội cho người tỵ nạn ở Thái Lan là kẻ xúi
giục, cầm đầu các cuộc bạo loạn. Họ yêu cầu chính phủ Thái trục xuất những
người tỵ nạn ở Thái Lan. Rất lo lắng.”
Trang Facebook "Tị Nạn Thái Lan" của BPSOS đã bị đánh
sập, xin mời mọi người like/ follow trang mới tại đây để theo dõi thông tin về
người tị nạn, về các hoạt động của BPSOS, và về các chương trình tái định cư:
https://www.facebook.com/BPSOSTiNanThaiLan
No comments:
Post a Comment