Thursday, June 15, 2023

20230616 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230616 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo (gửi lại)

Ai cũng có thể tiếp tay giúp khép lại lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam trong tinh thần nhân đạo

BPSOS, ngày 12 tháng 6, 2023

http://machsongmedia.org

(Xin phép gửi lại vì link youtube bị lỗi)

Bước 2 của giải pháp giúp các đồng bào cựu thuyền nhân/bộ nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan là giải quyết định cư cho họ qua 2 nỗ lực:

1. Vận động thành lập các nhóm 5 người giúp bảo lãnh cho 5 gia đình đã có quy chế tị nạn.

2. Vận động chính phủ Canada kịp thời mở lại chương trình định cư nhân đạo mà họ đã lập ra năm 2012 và đóng lại năm 2018 nhằm định cư những gia đình không có quy chế tị nạn vào thời điểm đó.

Trong nỗ lực thứ 2, chúng tôi bắt đầu tiếp xúc một số dân biểu Canada để trình bày vấn đề. Tuy nhiên, muốn tạo được sự chú ý thích đáng của Quốc Hội Canada, chúng tôi sẽ cần sự tiếp tay của nhiều đồng hương là cư dân Canada, mỗi người chỉ cần gửi đi 1 lá thư đến vị dân biểu trong vùng mà mình là cử tri và 1 lá thư đến cho mỗi vị thượng nghị sĩ thuộc tỉnh bang của mình (một tỉnh bang có thể có hơn một vị thượng nghị sĩ).

Dưới đây là lá thư mẫu đã soạn sẵn để quý vị tuỳ nghi sử dụng:

Tiếng Anh: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/06/Letter-to-Sen-LaBourcane-Benson.docx

Tiếng Pháp: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/06/Lettre-Canada-finale.docx


Dưới đây là cách truy tìm thông tin liên lạc của cac dân biểu và thượng nghị sĩ Canada:

https://dvov.org/2023/06/12/huong-dan-tim-kiem-thong-tin-lien-lac-cua-cac-vi-dan-cu-canada/


Chúng tôi cũng đã thực hiện 4 video với lời tự thuật của các nạn nhân nhân chứng, trong trường hợp các vị dân biểu hay thượng nghị sĩ muốn biết thêm về số phận của những cựu thuyền nhân/bộ nhân đã bị bỏ rơi lại Thái Lan một cách bất công. Dưới đây là link của các video này với phụ đề tiếng Anh:


Nguyễn Viết Tuấn: https://www.youtube.com/watch?v=hjFUPrFaqk4

Trần Thanh Mẫn: https://www.youtube.com/watch?v=plFWXhEEsrg 

Sơn Doành: https://www.youtube.com/watch?v=plbmHGfBD8o

Thạch Thị Phay: https://www.youtube.com/watch?v=xVQ_3HRECN8

Và các link video có phụ đề tiếng Pháp:


Nguyễn Viết Tuấn: https://www.youtube.com/watch?v=azJestG__BU

Trần Thanh Mẫn: https://www.youtube.com/watch?v=5zyB4l74tpc  

Sơn Doành: https://www.youtube.com/watch?v=zP4XSUrLAEE

Thạch Thị Phay: https://www.youtube.com/watch?v=9X8iKITZ9rg 


Trong trường hợp các vị dân biểu và thượng nghị sĩ cần thông tin về các hồ sơ gian lận đã lấy mất chỗ của những đồng bào xứng đáng, xin cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ gửi tài liệu kết quả điều tra của BPSOS đến trực tiếp cho họ. 

Mọi thắc mắc, góp ý hoặc cần hướng dẫn thêm, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org.

 

Chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo

Ai cũng có thể tiếp tay giúp khép lại lịch sử Thuyền Nhân Việt Nam trong tinh thần nhân đạo

BPSOS, ngày 12 tháng 6, 2023

http://machsongmedia.org

Bước 2 của giải pháp giúp các đồng bào cựu thuyền nhân/bộ nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan là giải quyết định cư cho họ qua 2 nỗ lực:

1. Vận động thành lập các nhóm 5 người giúp bảo lãnh cho 5 gia đình đã có quy chế tị nạn.

2. Vận động chính phủ Canada kịp thời mở lại chương trình định cư nhân đạo mà họ đã lập ra năm 2012 và đóng lại năm 2018 nhằm định cư những gia đình không có quy chế tị nạn vào thời điểm đó.

Trong nỗ lực thứ 2, chúng tôi bắt đầu tiếp xúc một số dân biểu Canada để trình bày vấn đề. Tuy nhiên, muốn tạo được sự chú ý thích đáng của Quốc Hội Canada, chúng tôi sẽ cần sự tiếp tay của nhiều đồng hương là cư dân Canada, mỗi người chỉ cần gửi đi 1 lá thư đến vị dân biểu trong vùng mà mình là cử tri và 1 lá thư đến cho mỗi vị thượng nghị sĩ thuộc tỉnh bang của mình (một tỉnh bang có thể có hơn một vị thượng nghị sĩ).

Dưới đây là lá thư mẫu đã soạn sẵn để quý vị tuỳ nghi sử dụng:

Tiếng Anh: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/06/Letter-to-Sen-LaBourcane-Benson.docx

Tiếng Pháp: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/06/Lettre-Canada-finale.docx

Dưới đây là cách truy tìm thông tin liên lạc của cac dân biểu và thượng nghị sĩ Canada:

https://dvov.org/2023/06/12/huong-dan-tim-kiem-thong-tin-lien-lac-cua-cac-vi-dan-cu-canada/

Chúng tôi cũng đã thực hiện 4 video với lời tự thuật của các nạn nhân nhân chứng, trong trường hợp các vị dân biểu hay thượng nghị sĩ muốn biết thêm về số phận của những cựu thuyền nhân/bộ nhân đã bị bỏ rơi lại Thái Lan một cách bất công. Dưới đây là link của các video này với phụ đề tiếng Anh:

Nguyễn Viết Tuấn: https://www.youtube.com/watch?v=hjFUPrFaqk4

Trần Thanh Mẫn: https://www.youtube.com/watch?v=plFWXhEEsrg 

Sơn Doành: https://www.youtube.com/watch?v=plbmHGfBD8o

Thạch Thị Phay: https://www.youtube.com/watch?v=xVQ_3HRECN8

Và các link video có phụ đề tiếng Pháp:

Nguyễn Viết Tuấn: https://www.youtube.com/watch?v=azJestG__BU

Trần Thanh Mẫn: https://www.youtube.com/watch?v=hYLrx0aOoDE  

Sơn Doành: https://www.youtube.com/watch?v=zP4XSUrLAEE

Thạch Thị Phay: https://www.youtube.com/watch?v=9X8iKITZ9rg 

Trong trường hợp các vị dân biểu và thượng nghị sĩ cần thông tin về các hồ sơ gian lận đã lấy mất chỗ của những đồng bào xứng đáng, xin cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ gửi tài liệu kết quả điều tra của BPSOS đến trực tiếp cho họ. 

Mọi thắc mắc, góp ý hoặc cần hướng dẫn thêm, xin liên lạc: bpsos@bpsos.org.


Về vụ BPSOS kiện VTV: đôi lời giải thích

Dùng luật Hoa Kỳ để khoá miệng cơ quan ngôn luận của đảng và nhà nước ở Việt Nam

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 11 tháng 6, 2023

http://machsongmedia.org

Mới đây có người gửi tôi xem buổi phỏng vấn của Ông Nguyễn Thanh Tú trên chương trình Trực Diện TV, ngày 31 tháng 5, về vụ kiện do BPSOS khởi xướng nhắm vào Đài Truyền Hình Việt Nam (VTV) và các cơ quan và nhân sự phụ thuộc. Khi trả lời phỏng vấn, Ông Tú đã có một số nhận định hoặc không chính xác hoặc thiếu sót. Xem: 

https://www.youtube.com/watch?v=reQQQ1VsrPY

Trước hết, một số thông tin căn bản về vụ kiện:

Các đương đơn bao gồm BPSOS, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, Mục Sư A Ga, Hội Người Thượng Vì Công Lý, Ông Y Phic H’Dok, và Cô Tanya Nguyễn-Đỗ

Các bị đơn bao gồm: VTV, VTV1, VTV4, Vietnam Television Los Angeles LLC và Ông Lê Trí Minh, người đứng đầu bộ phận của VTV4 ở Hoa Kỳ  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F17d68961-4095-471a-9f01-210434998319.png%3Frdr%3Dtrue&t=1686766208&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0003301b400&sig=WvFr4hkuVNq0ySVR7aUuWA--~D

Hình 1 – Ông Nguyễn Thanh Tú trên chương trình Trực Diện TV


Ngày 16 tháng 3, 2023, BPSOS gửi Tổng Giám Đốc của VTV văn thư yêu cầu, nội trong 7 ngày, phải xin lỗi, sửa sai và rút lại các nội dung phỉ báng nhắm vào BPSOS, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch của BPSOS là Ts. Nguyễn Đình Thắng, và những cá nhân và tổ chức hợp tác với BPSOS.


Ngày 6 tháng 4, do VTV đã không hồi âm, đơn kiện được nộp vào toà án của tiểu bang California ở Orange County.


Ngày 26 tháng 5, các trát toà được tống đạt đến cả 5 bị đơn tại địa chỉ chính thức của VTV4 chi nhánh Los Angeles. Đây cũng là nhà ở của Ông Minh. Con trai của ông ta nhận trát toà tống đạt cho VTV4. Sau đó, vợ của ta từ chối không nhận các trát toà dành cho các bị đơn còn lại, chối rằng không biết họ là ai. Toà phán quyết rằng các trát toà còn lại đều được xem là đã tống đạt qua địa chỉ nhà của Ông Minh.


Ngày 13 tháng 9, 2023 là ngày mà toà dự trù bắt đầu xét xử. Thường thì thời điểm xét xử sẽ được thay đổi qua sự thoả thuận của luật sư 2 bên.

Căn cứ cho vụ kiện:


Ngày 7 tháng 4, 2022, VTV4 khởi xướng chiến dịch vu khống, bôi bẩn và đe doạ BPSOS, Ts. Nguyễn Đình Thắng và các đương đơn là những cá nhân và tổ chức hợp tác với BPSOS. Chiến dịch này bao gồm 6 chương trình truyền hình – một số chương trình xuất phát từ VTV1 -- và 1 bài viết đăng trên trang mạng của hệ thống VTV. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 22 tháng 10, 2022.


Các bị đơn bị kiện về tội:


1.      Phỉ báng theo nghĩa đương nhiên: đây là những lời vu khống mà luật pháp Hoa Kỳ xem như đương nhiên là phỉ báng, như cung cấp thông tin sai để nhận tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ, ủng hộ các nhóm ly khai để lật đổ chính quyền, hợp tác với tổ chức khủng bố…. Những cáo buộc như vậy đương nhiên bị xem là phỉ báng, chúng tôi không cần phải chứng minh là các bị đơn cố tình, có ác ý.


2.      Phỉ báng không đương nhiên: đây là những vu khống chỉ trở thành phỉ báng nếu như cố tình, có ác ý như là cáo buộc rằng cô Tanya Nguyễn-Đỗ hỗ trợ cho các thủ phạm lạm dụng các chú tiểu, như dựng chuyện rằng Ts. Nguyễn Đình Thắng là một quan chức của chế độ Sài Gòn, như là cáo buộc rằng Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên là thành phần FULRO… Các cáo buộc này trở thành phỉ báng nếu như chúng tôi chứng minh rằng bị đơn bất chấp sự thật vì có ác ý.

3.      Phỉ báng nhằm cạnh tranh thương trường: VTV4 nhắm vào thành phần độc giả và khán giả của Mạch Sống Media, cơ quan truyền thông của BPSOS, và có chủ ý làm giảm uy tín của cơ quan truyền thông này với mục đích cạnh tranh độc giả, khán giả.


4.      Cố ý gây tổn hại vật chất và tinh thần: VTV là công cụ của nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam. Chiến dịch phỉ báng của VTV ăn khớp với các cuộc bố ráp gần đây nhắm vào Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, các điểm nhóm tin lành tư gia độc lập của người Thượng, v.v. ở trong nước, theo chính sách của đàng và nhà nước cộng sản. Nội dung phỉ báng dùng lại tài liệu của Bộ Công An, của đảng cộng sản. Nó cũng ăn khớp với các thông điệp kích động hận thù của của đội ngũ dư luận viên ăn lương cũng như của các nhóm quần chúng được nhà nước nuôi dưỡng như Hội Cờ Đỏ. Nói tóm lại, chiến dịch phỉ báng của VTV nằm trong chính sách, chủ trương của đảng và nhà nước cộng sản.


Căn cứ pháp lý để kiện:


Bình thường, luật Hoa Kỳ (luật Foreign Sovereign Immunities Act) không cho phép công dân kiện một cơ quan nhà nước ngoại bang. Tuy nhiên, có các trường hợp ngoại lệ. Trường hợp ngoại lệ quan trọng và thường được sử dụng nhất là: Ngoại lệ về hoạt động thương mại.


Ngoại lệ này áp dụng khi một cơ quan nhà nước: (1) hoạt động thương mại ở Hoa Kỳ, (2) có hành vi ở Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động thương mại ở ngoài Hoa Kỳ, hoặc (3) có hành vi ở ngoài Hoa Kỳ liên quan đến hoạt động thương mại ở ngoài Hoa Kỳ nhưng có tác động trực tiếp đến người dân ở Hoa Kỳ.

VTV rơi vào cả 3 điều kiện:


Điều kiện 1: VTV đăng ký hoạt động ở Hoa Kỳ như một công ty trách nhiệm hữu hạn, dưới tên Vietnam Television Los Angeles LLC. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd5105670-8ad1-4909-8f4e-e66809122765.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686766208&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0003301b400&sig=JwkfXkiwS7.VkXSm9WMWQQ--~D

Hình 2 -- Giấy đăng ký hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn ở Hoa Kỳ  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F4fde0297-f7e6-4e07-bc60-8b86315191f9.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686766208&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0003301b400&sig=WM4okGdC8LidMzx1NK6_6g--~D

Hình 3 -- Hoạt động của VTV4 ở nhiều quốc gia


Điều kiện 2: Giả sử, VTV đóng văn phòng ở Hoa Kỳ nhưng nếu gây tổn hại cho một số cá nhân hoặc tổ chức ở Hoa Kỳ thì vẫn có thể bị kiện.


Điều kiện 3:  Giả sử, VTV đóng văn phòng, cắt sóng và rút nhân viên khỏi Hoa Kỳ nhưng nếu gây tổn hại cho một số cá nhân hoặc tổ chức ở Hoa Kỳ thì vẫn có thể bị kiện.


Cách duy nhất để không bị kiện (trong tương lai) là VTV ngưng mọi hoạt động mang tính cách thương mại. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F409d6f65-92e4-4a1e-8dbe-2ec22a8a0174.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686766208&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0003301b400&sig=BnOIp2R4KYxUakFH90P_ZQ--~D

Hình 4 - VTV là tổ chức hoạt động thương mại, ví dụ về dịch vụ quảng cáo và dịch vụ truyền hình


Những điểm lưu ý


Điểm lưu ý thứ nhất: Ông Nguyễn Thanh Tú đã có những nhận xét cá nhân của người ngoài cuộc về vụ kiện, do đó có một số điểm không chính xác. Đáng kể nhất là ông ta suy đoán rằng phía bị đơn sẽ trích dẫn các tài liệu của đảng và nhà nước Việt Nam để chứng tỏ rằng họ phát biểu có căn cứ chứ không phải do cố tình và ác ý dựng chuyện. Điều này không thể. Ngay trong đơn kiện chúng tôi đã chỉ ra rằng VTV là công cụ của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam, nghĩa là các thực thể này không độc lập với nhau. Do đó, các bị đơn không thể dùng bất cứ tài liệu hoặc thông tin nào xuất phát từ đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam để chạy tội. Ngược lại, bất cứ sự cáo buộc nào của nhà nước Việt Nam, của Bộ Công An, của các cơ quan ngôn luận do nhà nước kiểm soát, của các dư luận viên… nhắm vào các bị đơn trong tương lai đều sẽ tạo thêm bất lợi cho các bị đơn khi ra toà.


Điểm lưu ý thứ hai: Vụ kiện sẽ kéo dài từ 2 đến 3 năm. Không ai có thể tiên đoán kết quả. Tuy nhiên, điều lý thú là khi 2 bên lấy lời khai hữu thệ của nhau. Đó là cơ hội để chúng tôi trưng dẫn các tài liệu của các định chế nhân quyền LHQ, các bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, các tuyên bố của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, v.v. Ngược lại, phía bị đơn sẽ có những nguồn độc lập nào để trích dẫn? Chưa cần chờ ngày ra toà, chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội để phơi bày sự thật ở Việt Nam ra trước ánh sáng công lý và dư luận Hoa Kỳ.


Điểm lưu ý thứ ba: Chúng tôi không chỉ thực hiện vụ kiện mà đồng thời nộp hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp chế tài “Khashoggi Ban” nhắm vào Ông Lê Ngọc Quang, Tổng Giám Đốc VTV, và Ông Lê Trí Minh, người đứng đầu bộ phận VTV4 ở Hoa Kỳ. Đây là biện pháp chế tài dành cho các thủ phạm của hành vi đàn áp xuyên quốc gia – phỉ báng, sách nhiễu, đe doạ những người bảo vệ nhân quyền ở ngoài lãnh thổ quốc gia của họ đều nằm trong định nghĩa đàn áp xuyên quốc gia. Nếu bị chế tài thì Ông Quang sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ còn Ông Minh và vợ con sẽ bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Sẽ khó xử cho VTV khi mà bị đơn bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ để hầu toà. Song song, chúng tôi nghiên cứu điều luật Hoa Kỳ để bắt VTV phải đăng ký hoạt động như một tổ chức nhà nước; như vậy, nhân viên của họ ở Hoa Kỳ sẽ bị ràng buộc và kiểm soát theo quy định dành cho viên chức chính quyền ngoại quốc.


Điểm lưu ý thứ tư: Tôi mong rằng nhiều cá nhân và tổ chức người VIệt ở Hoa Kỳ cũng sẽ áp dụng các biện pháp tương tự. Đó là cách để vô hiệu hoá một công cụ tuyên truyền chính yếu của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam. Các vụ kiện như thế lại còn có thể kéo ràng theo các cơ quan ngôn luận khác nữa của nhà nước và đảng, của các tổ chức thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, hoặc của các nhóm quần chúng tự phát như Hội Cờ Đỏ. Vì chúng đều nhận chỉ thị từ một nguồn, người Việt ở Hoa Kỳ có thể dùng luật pháp Hoa Kỳ để trói gô chúng lại với nhau. Và cách thức này không chỉ dành cho VTV mà có thể áp dụng cho các công ty quốc doanh khác nữa (như Vietel). Vã cũng rất có thể các quốc gia dân chủ khác cũng có những điều luật tương tự như Hoa Kỳ.


Nói tóm lại, vụ kiện VTV và các bị đơn liên đới là một trong nhiều cách thức thuộc chiến lược “chuyển sân chơi” được BPSOS áp dụng từ bấy lâu nay: chuyển từ sân chơi nội địa ở Việt Nam, nơi đảng và nhà nước hầu như hoàn toàn khống chế, ra sân chơi quốc tế, nơi mà họ phải tuân thủ các luật chơi công bằng, không thể gian lận.


Thông tin liên quan:


Đài Truyền Hình Việt Nam phải rút lại, sửa sai và xin lỗi về các thông tin phỉ báng

https://machsongmedia.org/vietnam/danchu/1913-dai-truyen-hinh-viet-nam-phai-rut-lai-chinh-sua-va-xin-loi-ve-cac-thong-tin-phi-bang.html

Cách chặt cánh tay nối dài của chế độ vươn ra hải ngoại

https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1818-cach-chat-canh-tay-noi-dai-cua-che-do-vuon-ra-hai-ngoai.html


Giải pháp cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi: tổng kết bước 1 để chuyển sang bước 2

Thông tin và tài liệu sẵn sàng cho mọi người truy cứu

Ts. Nguyển Đình Thắng

Ngày 11 tháng 6, 2023

http://machsongmedia.org

Giải pháp của BPSOS trước thảm cảnh của đồng bào cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan gồm 3 bước: (1) đưa vấn đề ra ánh sáng công luận, (2) vận động định cư cho các nạn nhân bị bỏ rơi, (3) đưa các thủ phạm ra trước công lý.

Hôm nay chúng tôi tổng kết bước 1 qua video 15 phút, tựa đề “Cựu thuyền nhân bị bỏ rơi – căn cốt của vấn đề”. Xem video tại đây: https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/781809990020596  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F4d2179de-d5f0-46ec-9515-90fcd097a17a.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686766208&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0003301b400&sig=iI.R2bpRIM5W2NlO_W6gUA--~D

Video này trình bày một cách xúc tích các điểm chính:


1.  Có vấn đề: Tại buổi tiếp xúc ngày 5 tháng 5 vừa qua với phái đoàn của Ông Nam Lộc, các đại diện của những gia đình cựu thuyền nhân, bộ nhân bị kẹt lại ở Thái Lan đã có mặt chật cứng phòng họp -- lẽ ra họ đã phải định cư Canada từ lâu. Chính sự hiện diện của đông đảo nạn nhân đã khẳng định là có vấn đề -- không thể chối cãi, còn nội dung của buổi họp không quan trọng. Đó là lý do tôi kêu gọi Ông Nam Lộc bằng mọi giá phải gặp các nạn nhân bị bỏ rơi và điều này đã diễn ra.


2. Vấn đề mang tính hệ thống: Đường dây hoạt động có tổ chức đã đưa nhiều người không hợp lệ đi định cư. Họ phải trả tiền mua chỗ. Việc lập danh sách được giao cho những người mà chính bản thân cũng không hợp lệ; họ thu gom “hàng ký gửi” từ nhiều nguồn, lập danh sách rồi đưa cho LM Peter Prayoon Namwong ký xác nhận xong giao cho VOICE để nộp hoặc chính LM Namwong chuyển cho chính phủ Canada. Các người mua chỗ được bày vẽ lời khai để qua mặt nhân viên di trú Canada. LM Namwong biết rõ cách vận hành của đường dây này và có gửi gắm người của mình.


3. Người hợp lệ bị lấy mất chỗ: Đường dây này giải thích cho những người dù hợp lệ nhưng bị loại rằng lý do là thiếu ngân quỹ. Thực ra, đồng hương ở hải ngoại đã rộng lòng đóng góp cho quỹ để đưa họ đi định cư; họ bị loại là vì số hơn 100 chỗ được chính phủ Canada chấp thuận cho chương trình định cư nhân đạo đã bị dùng hết bởi những người không hợp lệ.


4. Đường dây này tiếp tục hoạt động: Sau khi chương trình định cư nhân đạo bị đóng năm 2018, VOICE Canada được chính phủ Canada cấp 50 chỗ để định cư người tị nạn, trong đó có một số chỗ dành cho những người không quy chế tị nạn của LHQ (nhưng phải được phỏng vấn tị nạn bởi nhân viên di trú Canada). Đường dây này tiếp tục đưa những người được gửi gắm và tiếp tục loại ra các cựu thuyền nhân đã từng bị bỏ rơi trước đó.


Video 15 phút này hệ thống hoá các kết quả điều tra của BPSOS từ cuối năm 2022 đến giờ và tạo khung sườn cho những ai muốn tìm hiểu hoặc muốn phổ biến sự thật. Sau video này, BPSOS sẽ tập trung vào bước 2: tìm lối thoát cho các đồng bào nạn nhân bị bỏ rơi.


Để tiếng cầu cứu của đồng bào nạn nhân không bị chìm vào quên lãng, không bị đánh át đi bởi đường dây đưa người di dân gian lận, tôi kêu gọi những người quan tâm và có lòng góp tiếng nói để khuếch tán lời cầu cứu của những người lẽ ra đã phải định cư Canada từ lâu vì hội đủ các tiêu chuẩn:

1. Đã ra đi từ Việt Nam và đến Thái Lan trong khoảng thời gian 1984 – 1991,

2. Đang sống lưu lạc ở Thái Lan, và

3. Đang không có quy chế hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào, gọi nôm na là vô tổ quốc.


Chiến thuật của đường dây đưa người di dân gian lận hiện nay là:

1.      Dùng đội ngũ dư luận viên để tung hoả mù hoặc đánh lạc hướng vấn đề

2.      Đe doạ hoặc mua chuộc các nạn nhân để không lên tiếng

3.      Chụp mũ, bôi bẩn các nhân chứng và những ai nêu nghi vấn


Để trả lời, quý vị chỉ cần quy chiếu khung sườn 4 điểm của video “Cựu thuyền nhân bị bỏ rơi – căn cốt của vấn đề” và tuỳ nhgi sử dụng những tài liệu dưới đây.


A.     Một số nỗ lực tung hoả mù của dư luận viên bị phản tác dụng:


Dư luận viên tồi: Lộ nhiều dấu hiệu tổi phạm có tổ chức xuyên quốc gia

(Về nỗ lực tạo dựng lý lịch giả cho Ông Nguyễn Việt Trung, một hồ sơ di dân gian lận)

https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/598733405384867


Dư luận viên tồi bị lộ hàng giả

(Về việc lợi dụng một cựu thuyền nhân để tung hoả mù nhưng bị phản tác dụng)

https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/1560221764470710


SBTN phỏng vấn Ông Kiêng Sabay: Tại sao cứ phải gạt gẫm đồng hương?

(Về dàn dựng gia cảnh nghèo khó cho Ông Kiêng Sabay)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1945-sbtn-phong-van-ong-kieng-sabay-tai-sao-cu-phai-gat-gam-dong-huong.html


SBTN giới thiệu Kiêng Sabay là bộ nhân lưu lạc ở Thái Lan từ 1984 -- đâu là sự thật?

(Về sự bao biện vụng về để che đậy lý lịch thật của Ông Kiêng Sabay)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1940-sbtn-gioi-thieu-kieng-sabay-la-bo-nhan-luu-lac-o-thai-lan-tu-1984-dau-la-su-that.html


Nam Lộc trả lời Sean Lê: Võ Văn Dũng đủ tiêu chuẩn định cư Canada – Có thật không?

(Về nỗ lực chống chế cho lý lịch giả của Ông Võ Văn Dũng)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1943-nam-loc-tra-loi-sean-le-vo-van-dung-du-tieu-chuan-dinh-cu-canada-co-that-khong.html


B.     Một số trường hợp điển hình về chỗ của người hợp lệ bị lấy mất ra sao:


Nghịch lý cựu thuyền nhân: giả được cưu mang nhân đạo; thật tiếp tục lưu lạc, vô tổ quốc

(Gia đình ông Trần Thanh Mẫn bị bỏ rơi trong khi gia đình giả của ông Võ Văn Dũng đi định cư)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1923-nghich-ly-cuu-thuyen-nhan-gia-duoc-cuu-mang-nhan-dao-that-tiep-tuc-luu-lac-vo-to-quoc.html


Các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan: Cảnh đời tương phản giữa thật và giả

(Gia đình Ông Sơn Doành bị bỏ rơi trong khi gia đình ông Nguyễn Việt Trung đi định cư)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1920-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan-canh-doi-tuong-phan-giua-that-va-gia.html


Hai cảnh đời tương phản giữa thật và giả

(Bà Thạch Thị Phay bị bỏ rơi trong khi cô Trương Lan Anh, vợ giả của ông Võ Văn Dũng, đi định cư)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1922-hai-canh-doi-tuong-phan-giua-that-va-gia.html


C.     Tình trạng vô vọng của các nạn nhân bị bỏ rơi:


Quá trễ cho tự do: cựu thuyền nhân bị bỏ rơi đã qua đời

(về bà Lê Thị Trang, qua đời đầu năm 2023)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1934-qua-tre-cho-tu-do-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-da-qua-doi.html


Ông Trần Thanh Mẫn: “hết đời người” mắc kẹt ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1915-ong-tran-thanh-man-het-doi-nguoi-mac-ket-o-thai-lan.html


Lời cầu cứu của Ông Trần Thanh Mẫn: https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/533236725574477


Kêu gọi lòng trắc ẩn cho một cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan

(Về Bà Thạch Thị Phay)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1891-keu-goi-long-trac-an-cho-mot-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan.html


Bà Thạch Thị Phay: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

https://vietbao.com/a314894/mot-cuoc-doi-qua-doi-bat-hanh-va-noi-khao-khat-duoc-gap-lai-con-du-chi-mot-lan-


Lời cầu cứu của bà Thạch Thị Phay: https://www.facebook.com/watch/?v=6670591656288933 https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/01/Thach-Thi-Phay-message-to-daughter.mp4  


Ông Sơn Doành: 8 năm để có quy chế tỵ nạn tại Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1912-ong-son-doanh-8-nam-de-co-quy-che-ty-nan-tai-thai-lan.html


Thêm cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan cầu cứu

(Về gia đình của Ông Sơn Doành)

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1892-them-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan-cau-cuu.html


Lời cầu cứu của vợ chồng Ông Sơn Doành:

https://www.facebook.com/watch/?v=884283772720530


Lời cầu cứu của anh Sơn Tín Mậu, người con trai lớn của Ông Sơn Doành: https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/1371513400329935


Từ Thái Lan, Linh Mục Namwong kêu cứu cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1918-tu-thai-lan-linh-muc-namwong-keu-cuu-cho-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi.html


D.     Các bài viết gửi Ông Nam Lộc


Nhắc lần nữa trước khi Ông Nam Lộc gặp các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1933-nhac-lan-nua-truoc-khi-ong-nam-loc-gap-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan.html


Nhắc lại lời đã nhắc với Ông Nam Lộc

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1932-nhac-lai-loi-da-nhac-voi-ong-nam-loc.html


Nhắc lại trách nhiệm và giài pháp với Ông Nam Lộc

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1928-nhac-lai-trach-nhiem-va-giai-phap-voi-ong-nam-loc.html


Đề nghị với Ông Nam Lộc giải pháp cho các đồng bào vô tổ quốc bị bỏ rơi ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1924-de-nghi-voi-ong-nam-loc-giai-phap-cho-cac-dong-bao-vo-to-quoc-bi-bo-roi-o-thai-lan.html


Ông Y Dú Ksơr: hai lần đi tù, một năm bị nhốt trong hầm kín


https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1952-ong-y-du-ksor-hai-lan-di-tu-mot-nam-bi-nhot-trong-ham-kin.html


Hải Di Nguyễn


“[Công an] nhốt tôi vào hầm kín mịt mù, không thấy mặt trời mặt trăng, đúng một năm”, ông Y Dú Ksơr nói về lần bị tạm giam năm 2005.

Ông sinh năm 1953. Như Y Pher Hdruê, Y Phic H’dok, Y Quynh Buondap, và Y Arôn Êban (đã xuất hiện trong mục Mỗi Tuần Một Gương Mặt Tị Nạn), ông Y Dú Ksơr cũng là người Êđê theo đạo Tin lành, nhưng sống ở Phú Yên.

Ông từng hai lần đi tù ở Việt Nam, bị cáo buộc “Phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”, và hiện nay đang tỵ nạn tại Thái Lan.

Tôi phỏng vấn ông ngày 26/5/2023. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fb65cd018-3402-4b4b-9630-a6cd6647a032.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686767005&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0007c01b400&sig=n.dVPaL9KGAe_MrrdgGoYQ--~D

Vì sao bị bắt giam năm 2005?

Ông Y Dú Ksơr cho biết bắt đầu bị công an địa phương mời làm việc và yêu cầu bỏ đạo là năm 2000, vì theo Tin lành Đêga: họ “mời lên mời xuống, một năm không biết mấy chục lần”. Ông phải chuyển sang Hội thánh Truyền giảng Phúc âm (đứng đầu là Mục sư Đoàn Trung Tín) nhưng công an vẫn không tin và tiếp tục tra hỏi, cáo buộc ông “chỉ mặc áo khoác” của hội thánh nhưng làm việc cho nơi khác.

“Năm 2001 ở Đắk Lắk có biểu tình nhưng tôi lúc đó không đi. Đến năm 2004 tôi mới đi, vì bị Đảng Cộng sản đàn áp quá đáng.”

Ông giải thích lý do biểu tình là “chúng tôi muốn đòi lại đất đai của dân bản địa Đêga chúng tôi, đó là một. Hai là, để dân Đêga chúng tôi được tự do đi lại. Ba là, hãy cho dân Đêga chúng tôi được tự do tín ngưỡng. Bốn là, hãy trả tù nhân lương tâm Đêga của chúng tôi.”

Từ Phú Yên, ông chạy xe đến Đắk Lắk để tham gia biểu tình nhưng trên đường về, nghe tin công an đã đến nhà, quyết định trốn trong rẫy.

Ông bị phát hiện vì “công an rình rập trong rẫy bà xã đưa cơm” và bị bắt năm 2005, đưa vào trại giam tỉnh Phú Yên.


Tù lần đầu tiên: 2005-2007

Ông Y Dú Ksơr nói “Lúc điều tra, họ tra tấn dã man lắm. Họ ghép tội, ông móc nối người FULRO, người lưu vong ở Mỹ… Tôi nói tôi không có móc nối, chỉ có nghe điện thoại anh em ở Mỹ, mà không phải người FULRO.”

Ông cũng nói họ cáo buộc ông “vượt biên trái phép” vì biến mất một năm, dù đã giải thích mình chỉ trốn trong rẫy và không ra khỏi Việt Nam.

Theo lời kể của ông Y Dú Ksơr, ông bị điều tra và đánh đập suốt một năm: “họ đánh tôi bằng dùi cui, vào xương sườn, xương sống… Họ cũng đá vào hòn dái, đánh vào ngực, tát vào miệng… tôi cũng bị gãy răng.”

Trong thời gian một năm đó, ông bị nhốt trong hầm “tối tăm, mịt mù… Nhốt ở dưới lòng đất, mịt mù, không thấy mặt trời mặt trăng, giống bị điên khùng luôn… Một hầm chỉ có một người, không có hai, không có ba. Chỉ ở trong đó, ăn trong đó, kinh khiếp luôn.”

Sau quá trình điều tra và ra tòa, ông được chuyển sang nhà tù – chỉ lúc đó mới thoát khỏi cảnh tra tấn và hầm tối.

Sau khi ra tù

Ông Y Dú Ksơr ra tù năm 2007. Cuộc sống sau khi ra tù, ông cho biết, rất khó khăn, phải nuôi bốn người con.

Trước kia trông coi hội thánh, ông đi Sài Gòn học truyền đạo và bắt đầu đi rao giảng từ năm 2009, và tiếp tục gặp khó khăn với chính quyền địa phương. Ông nói họ mời vào xã làm việc và ép ông uống rượu hút thuốc – ông không chịu, nói “tôi theo đạo, tôi bỏ lâu rồi” – nhưng công an cứ ép và nói ông “ngoan cố”.

Ông cũng cho biết trong thời gian này, công an địa phương đến nhà và lấy đi một loạt giấy tờ, từ giấy khai sinh đến giấy ra trại và giấy bảo lãnh đi Mỹ. Ông đi đòi lại nhưng họ không trả lại giấy xuất trại, và đưa ông giấy khai sinh mới, đổi năm sinh của ông từ 1953 thành 1963, của vợ ông từ 1968 thành 1973 – theo lời ông, họ nói “Nếu ông muốn khai sanh cũ của ông, ông phải bỏ đạo”.

Tuy nhiên, ông quyết tâm không bỏ đạo.

Ông cũng truyền tin tức ra nước ngoài, chẳng hạn như thông tin về thủy điện Sông Hinh, thủy điện Sông Ba Hạ, thủy điện Krông K’Năng: “ngập trắng đất đai, bà con mất canh tác, mất hết.” Ông nói bà con đòi giải quyết nhưng bị “đảng Cộng sản đàn áp”.


Tù lần thứ hai: 2010-2015

Năm 2010, ông Y Dú Ksơr vào tù lần hai, với cáo buộc “Phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”.

“Họ đánh đập, sau này họ cho đi trại cải tạo lao động, đi làm đá, cho tới ngày về luôn.”

Ông nói trong trại Thanh Hóa, “người Kinh làm toàn việc nhẹ” còn người sắc tộc thiểu số như ông phải đi đập đá và vác đá, mỗi ngày 60 viên. Đó là đá 4x6 và đá 4x8 để xây nhà. 

“Vác đá nặng quá, tôi vác không nổi, lúc đó cũng lớn tuổi rồi… khi tôi bỏ xuống, cán bộ đập tôi, đá tôi, lúc đó tôi vác đá trên vai, nó rớt xuống, may không trúng chân.”

Ông nói quản tù thậm chí còn xua cả đàn chó béc-giê về phía ông – ông “chỉ nhắm mắt cầu nguyện Chúa ở cùng với con”, may thay không bị cắn.


Liệt chân phải do giật điện

Ông Y Dú Ksơr nói “tôi ở trong trại tù còn một năm sáu tháng, tôi bị liệt chân phải… do bị giựt điện ép cung.”

“Lúc đó công an cũng sợ, công an đổ đá 1x2, đổ một đường dài 100 mét… để tôi tập đi. Không cho lao động nữa. Họ bắt tôi tập đi, sau này ông về nhà không đi được nữa, bây giờ cố gắng, ông tập đi, chúng tôi không ép ông nữa.”

Ông cho biết phải tập đi dần dần và “đi cà lết” một thời gian dài. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F88edd9ac-68fe-48ab-a0cb-45bd5f9b2f25.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686767005&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0007c01b400&sig=PreC2DAjcbhDb8zhXBHPWg--~D

Ảnh chụp năm 2023, chân vẫn còn sẹo. 


Sau khi ra tù lần hai

Sau khi ra tù năm 2015, ông Y Dú Ksơr không đi rao giảng nữa.

“Lúc đó tôi cũng bị đau chân, không làm gì được, đi cà nhắc, chỉ làm sơ sơ mè với bắp.” Đó là năm 2015-2017. Từ 2017, ông chuyển sang trồng mía, dần dần trả số nợ vợ vay trong thời gian ông ngồi tù.

Thế nhưng, công an địa phương vẫn liên tục mời làm việc và muốn ông cam kết bỏ đạo. Tôi đã xem qua hàng loạt giấy mời làm việc, giấy triệu tập ông Y Dú Ksơr từ công an xã Êa Bia và công an huyện Sông Hinh.

Ông cũng kể, năm 2016, con trai ông (sinh năm 1995) sang buôn khác xin mè giống và bị bắt giữ. “Công an ghép tội con tôi đi truyền giảng, rồi đi móc nối… Con tôi không có. Bị oan ức.”

“[Họ] giựt điện con tôi ngất xỉu”. Ông nói lúc đó công an “mới tháo xiềng xích” và cho đưa vào bệnh viện Phú Yên – hai ngày sau vào bệnh viện Chợ Rẫy.

“Bệnh viện không nói gì hết. Bệnh viện nói bị rối loạn tiền đình.”


Từ Việt Nam sang Thái Lan

“Nếu bị bắt lần nữa, tôi sẽ chết trong nhà tù. Cho nên tôi sợ quá, tôi làm mía. Thu hoạch xong rồi, có vốn, đến ngày mùng 7 [tháng 8/2018] tôi rời Việt Nam.”

Từ Việt Nam, ông Y Dú Ksơr và gia đình qua Campuchia rồi sang Thái Lan xin tỵ nạn tháng 8/2018. Họ đậu từ tháng 4/2022 và có quy chế tỵ nạn chính thức từ năm 2023.


Giải pháp cho các cựu thuyền nhân cuối cùng còn lại ở Thái Lan

·        Kế hoạch 3 bước, gần như hoàn tất bước đầu

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 8 tháng 6, 2023

http://machsongmedia.org

Kế hoạch của BPSOS nhằm giải quyết một lần cho trọn tình trạng bế tắc của khoảng 14 – 20 gia đình cựu thuyền nhân / bộ nhân còn kẹt ở Thái Lan gồm 3 bước: đặt vấn đề; vận động định cư; trừng trị tội phạm

Bước 1: Trình bày vấn đề

Chúng tôi bắt đầu bước nền tảng này đầu tháng 2 năm nay để giúp cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt những đồng hương từng góp công, của vì tin vào lời hứa hẹn rằng các đồng bào xấu số kể trên sẽ được định cư Canada thấy và hiểu rằng:

1.      Có vấn đề: Sự hiện diện chật phòng của những cựu thuyền nhân / bộ nhân tại buổi tiếp xúc ngày 5 tháng 5 vừa qua với Ông Nam Lộc và phái đoàn của ông ta là minh chứng rõ rệt, không thể chối cãi rằng có vấn đề vì lẽ ra những người ngồi chật phòng ấy và gia đình của họ đã phải đến Canada từ lâu. Số người bị bỏ rơi đông như vậy còn khẳng định rằng đây là vấn đề mang tính hệ thống chứ không phải chỉ do sự sơ xuất ngẫu nhiên.

2.      Có dấu hiệu gian lận: Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục phổ biến thông tin về đường dây đưa vào Canada những người không đủ tiêu chuẩn, lấy đi chỗ của những nạn nhân hiện diện tại buổi họp ngày 5 tháng 5.   

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F4c013e05-5028-47b0-86ce-7109cb6d77da.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1686767091&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c65-e0008301b400&sig=rSATbLYhZ7hsyv3TZTYSTg--~D

Bước 1 này tiến triển khả quan vì ngày càng thêm nhiều phương tiện truyền thông vào cuộc. Ngay cả những lập luận đối chọi lại với thông tin của chúng tôi cũng góp phần làm tăng thêm sự chú ý của dư luận về số đồng bào bị bỏ rơi.


Bước 2: Vận động định cư


Giữa tháng 6, chúng tôi sẽ khởi động bước này, gồm có:


1.      Phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư gửi các dân biểu và thượng nghị sĩ Canada để tạo sự quan tâm của giới lập pháp.


2.      Kêu gọi lưỡng viện Quốc Hội Canada triệu tập buổi điều trần – chúng tôi đã chuẩn bị xong bản điều trần cho một số nạn nhân để sẵn sàng trình chiếu.


3.      Kêu gọi giới truyền thông Canada vào cuộc.


Mục đính của bước 2 là vận động chính phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo, được thiết lập cuối năm 2012 cho riêng những trường hợp cựu thuyền nhân, bộ nhân lưu lạc vô tổ quốc nhưng bị đóng lại đầu năm 2018. Chỉ cần mợ lại chớp nhoáng để định cư toàn bộ những trường hợp xứng đáng nhưng bị bỏ rơi.


Song song, BPSOS đang vận động một số người quen đứng ra bảo lãnh hoặc góp tài chánh để định cư 4 gia đình đã có quy chế tị nạn của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ sau khi họ bị gạt ra khỏi chương trình định cư nhân đạo của Canada một cách oan ức.


Chúng tôi sẽ rất cần sự tiếp tay, góp tiếng nói của tất cả đồng hương ở Canada quan tâm đến tình trạng của nhóm thuyền nhân, bộ nhân cuối cùng còn sót lại này. 


Bước 3: Trừng trị tội phạm


Đầu tháng 5 BPSOS đã hoàn tất bản báo cáo tổng hợp về 13 trường hợp nhập cư gian lận vào Canada. Đây là các trường hợp mà chúng tôi đã phối kiểm từ ít ra 2 nguồn độc lập. Từ đó đến nay, chúng tôi đã phối kiểm thêm được một số trường hợp nữa và sẽ có bản báo cáo bổ sung vào đầu tháng 7. Qua các hồ sơ này và từ một số nhân chứng, chúng tôi có ngày càng nhiều thông tin về hoạt động mang tính tội phạm, bao gồm:


1.      Thu tiền để làm hồ sơ định cư cho những người không đủ tiêu chuẩn


2.      Chỉ bày cho những người này cách khai để qua mặt nhân viên di trú


3.      Dùng phương tiện truyền thông để đưa tin giả về lai lịch của những người này


4.      Vu khống, chụp mũ, đe doạ, mua chuộc nhằm bịt miệng nhân chứng và những người đặt nghi vấn


5.      Hành động có phối hợp giữa nhiều thành phần nhân sự, nhóm người ở nhiều quốc gia, nghĩa là có yếu tố âm mưu và yếu tố xuyên quốc gia


Chúng tôi sẽ phổ biến tài liệu tóm tắt về những thông tin kể trên vào giữa tháng 6.


Khi có trong tay những thông tin như vậy, chúng tôi có trách nhiệm trình báo với các cơ quan hữu trách và sẵn sàng hợp tác khi có cuộc điều tra. Chúng tôi đang lấy sự tư vấn của một số người có kinh nghiệm về luật pháp và dự kiến sẽ thông báo quyết định vào cuối tháng 7.


Thông tin liên quan:


Dư luận viên tồi: lộ nhiều dấu hiệu tôi phạm có tổ chức xuyên quốc gia

https://www.facebook.com/watch/?v=598733405384867


Dư luận viên tồi bị lộ hàng giả:

https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/1560221764470710

 

No comments:

Post a Comment