20230607 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Có nên tiếp tục tranh cãi chuyện người tị nạn bên Thái Lan không
Những ngày tháng vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã liên tục có
những bài viết và và các buổi phỏng vấn xoáy vào chủ đề người tị nạn tại Thái
Lan. Đây cũng là một chủ đề gây tranh cãi vì cộng đồng mạng có thể nhận ra Ts.
Nguyễn Đình Thắng đưa ra thông tin và nhận định khác với thông tin và lập luận
của ông Nam Lộc (người đại diện cho VOICE). Cũng đã có nhận định rằng cuộc
tranh cãi này có nên kéo dài hay không? Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã có câu trả
lời qua một cuộc phỏng vấn với cô Rachel Quý thuộc kênh Thế Giới Việt.
Để biết thêm chi tiết, xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại
đây:
https://www.youtube.com/watch?v=TicVH7acaE4
Anh Y Arôn Êban: nhiều lần bị đánh đập trong trại giam
Tác giả: Hải Di Nguyễn
Theo lời kể của anh Y Arôn Êban ngày 19/5/2023, tháng 5/2019,
chính quyền địa phương ở huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk phá dỡ nhà của người dân
và cưỡng chế đất, đánh đập người dân và tín đồ. Nhà anh cũng có mảnh đất ở đó
và gia đình vợ bị bắt và áp giải về đồn – anh cũng bị xem là “cầm đầu”.
Anh Y Arôn Êban (sinh năm 1985) là người Êđê theo đạo Tin lành ở
Đắk Lắk, đã nhiều lần bị công an bắt giữ và đánh đập tra hỏi.
Tháng 11/2019, anh tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á tại Thái Lan để nói về vấn đề tự do tôn giáo của người Thượng. Vì gia đình ở Việt Nam liên tục bị sách nhiễu và bản thân từng nhiều lần bị bắt, anh quyết định ở lại và xin tỵ nạn, và ở Thái Lan từ đó đến nay.
Biểu tình năm 2001
Năm 2001, anh Y Arôn Êban “tham gia biểu tình để đòi lại đất đai
tổ tiên, đòi tự do tôn giáo” vì “đất đai bị tịch thu làm nông trường cà phê,
người dân ở đây bị thiếu đất canh tác”.
Anh cho biết từ đó mình “nằm trong tầm ngắm của an ninh Việt Nam,
bị theo dõi rất gắt gao” – nhiều lần chính quyền địa phương mời lên thẩm vấn và
cũng tới nhà hỏi anh tham gia biểu tình là “nghe từ ai, ai xúi giục, ai kích
động”.
Vì một loạt bắt bớ sau đợt biểu tình năm 2001, “nhiều người Thượng
chạy sang Campuchia lánh nạn”.
Năm 2002: bị “đánh bằng gậy cao su”
Theo lời anh Y Arôn Êban, anh và vài người bị bắt năm 2002 vì
“chuẩn bị biểu tình đòi thả tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo, đòi trả lại
đất đai”.
Bị công an phát hiện sớm, anh bị tạm giam ba tháng và “trong thời
gian thẩm vấn, họ đánh rất nhiều, họ đánh bằng gậy cao su”. Anh cho biết công
an đánh vào đầu, đánh từ vai xuống đốt ngón tay, đạp vào chân, đá vào ngực,
đánh đến “tay chân tê, đi không nổi”.
Trong thời gian đó, anh cũng bị người trong tù đánh.
Biểu tình năm 2004
Sau khi được thả tự do năm
2002, anh Y Arôn Êban tiếp tục tham gia các hoạt động tôn giáo độc lập và năm
2004 lần nữa tham gia biểu tình ở Đắk Lắk – vì cùng lý do như các đợt biểu tình
trước đó.
Anh cho biết người biểu
tình không có vũ khí trong tay nhưng nhà cầm quyền trấn áp bằng lực lượng cơ
động và máy bay trực thăng – “họ xịt nước, xịt hơi cay, họ đánh đập đoàn biểu
tình”. Anh “thấy họ tấn công đoàn biểu tình, thấy đỡ không nổi, và nhiều người
bị đánh” nên bỏ chạy.
Giải thích về vấn đề tự do
tôn giáo của người Thượng, anh Y Arôn Êban nói “Mình thờ phượng Chúa, đi nhóm
của hội thánh độc lập, nếu chính quyền phát hiện được, họ mời lên đồn công an
tra hỏi, thẩm vấn dù mình không làm gì cả… Tôi thấy không có tự do về tôn giáo,
mình phải lén lút, phải cảnh giác với chính quyền khi đi nhóm.”
Đi nhóm chỉ là sinh hoạt
tôn giáo, đọc Kinh Thánh, cầu nguyện… nhưng “họ cáo buộc mình tuyên truyền về
Tin lành Đêga, xây dựng cơ sở ngầm của FULRO” – một điều anh khẳng định là hoàn
toàn phi lý và không chính xác.
Sau biểu tình năm 2004,
anh cho biết công an địa phương cũng thường xuyên tới nhà, và cũng hỏi tại sao
không tham gia hoạt động tôn giáo ở những nơi được nhà nước cho phép. Anh nói
“Quyền tự do tôn giáo của mình, mình sinh hoạt ở đâu chẳng được”.
“Phải làm lý lịch” để học Kinh Thánh
Anh Y Arôn Êban nói “Năm 2009, chính quyền cho một điểm sinh hoạt
công khai tại địa phương, thuộc Hội thánh Tin lành Miền nam Việt Nam, là hội
thánh quốc doanh”. Anh ghi danh học Kinh Thánh căn bản và phải làm lý lịch.
Tuy nhiên anh bị từ chối vì bị coi là “phản động” và “thành phần
phá hoại chính sách đại đoàn kết [dân tộc]”, và tiếp tục sinh hoạt trong hội
thánh độc lập. Nhiều lần bị mời làm việc, nhiều lần bị tra khảo, nhiều lần bị
giam giữ, nhưng anh “vẫn bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình, mình không thấy có
gì sai với pháp luật, với nhà nước”.
Đến năm 2010, anh Y Arôn Êban lần nữa lại bị bắt và thẩm vấn, vì
in và chia sẻ DVD Thánh ca bằng tiếng Êđê, và gửi thông tin cho cậu ở Thái Lan
về các buổi tuyên truyền tập huấn của chính quyền địa phương, bị cáo buộc là
“gửi bí mật quốc gia ra bên ngoài”.
Năm 2012: bị đánh, “tai trái hơi điếc”
Năm 2012, anh Y Arôn Êban bị giam giữ bảy ngày vì tiếp tục chia sẻ
Thánh ca và nhạc ca ngợi quê hương bằng tiếng Êđê, bị cáo buộc đó là của “bọn
phản động FULRO”.
Trong thời gian thẩm vấn, anh cho biết “họ đánh vào đầu nhiều
nhất”, đặc biệt vào mặt và tai, và “từ đó tai bên trái của tôi hơi điếc”. Anh
cũng bị người tù đánh, bị đạp vào ngực và “dập đùi bầm tím”.
“Tôi nghĩ là công an cho phép đánh, họ mới dám đánh.”
Sau khi được trả tự do, anh bị kiểm điểm trước quần chúng. Theo
lời anh mô tả, ở đó có cán bộ xã, huyện, tỉnh, có ban dân vận, có chi bộ Mặt
trận của buôn… và trước dân làng – mỗi hộ gia đình phải có mặt một người – họ
nói anh “hoạt động FULRO, làm tay sai cho những thành phần xấu, phản động ở
nước ngoài, nhận chỉ thị chỉ đạo từ bên ngoài”.
“Chính quyền chỉ cho già làng đứng ra nói. Họ nói theo chính quyền
thôi… Họ nói đối tượng này đã nhận sự chỉ đạo của bên ngoài, bây giờ chính
quyền đã mời làm việc, điều tra làm rõ, [đối tượng] đã nhận sai trái của mình
để dân làng không mắc mưu, không nghe theo kẻ xấu.”
Năm 2014: kiểm điểm hàng tháng
Năm 2014, anh Y Arôn Êban bị áp giải lúc bốn giờ sáng và nhốt 15
ngày.
Anh nói trong thời gian này anh không móc nối với bên ngoài cũng
không viết báo cáo, chỉ sinh hoạt tôn giáo, nhưng “số người theo tôi nhiều hơn
tín đồ ở nơi nhà nước cho phép sinh hoạt, nên họ lo”.
Anh bị công an “đánh khắp người”, bị đánh vào ngực và bụng, “không
thể nào đỡ, không thể nào né được”. Anh cũng bị người tù đánh, và “từ đó sức
khỏe mình yếu đi, lao động chân tay hay mệt… và trí nhớ cũng giảm, hay quên”.
Sau đó anh bị buộc phải hàng tháng đi trình diện ở xã và làm kiểm
điểm, và không được ra khỏi địa phương.
Tuy nhiên từ năm 2015, anh quyết định lén đi Sài Gòn học Kinh
Thánh từ Hệ phái Trưởng lão, và năm 2019 chuyển sang Hệ phái Truyền giảng Phúc
âm, bắt đầu giảng Kinh Thánh và quản nhiệm hội thánh.
Cưỡng chế đất năm 2019
Theo lời anh Y Arôn Êban, tháng 5/2019, chính quyền địa phương có
“có dự án giao cho các nhà phát triển” và cưỡng chế đất của người dân ở làng
Buôn Dhia, xã Cư Ne, huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk. Họ cưa đốn nhà, đánh đập
tín đồ và người dân, và áp giải về đồn những ai chống cưỡng chế đất.
Anh nói có một hộ gia đình người Kinh, còn lại là người Êđê.
Sau khi “tháo dỡ hết nhà cửa… họ san bằng phần đất đó. Bây giờ
phần đất đó họ giao cho nhà phát triển, họ không phân phát lại cho người dân
như họ nói trước đây… Hiện tại đất đó bên nhà phát triển làm gì, tôi không
biết. Lúc thì họ nói là làm công viên, lúc thì họ nói dự án khu định cư.”
Tỵ nạn tại Thái Lan
nh Y Arôn Êban đoàn tụ với vợ con năm 2023 (chúng tôi làm mờ hình
ảnh vì lý do an toàn).
Tháng 11/2019, sau khi gia đình bị sách nhiễu nhiều lần trong khi
anh Y Arôn Êban tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á ở Thái
Lan, anh quyết định ở lại và xin tỵ nạn.
Vì đời sống thiếu thốn và công việc bấp bênh, đến tháng 4/2023,
anh mới đưa được vợ con sang.
Tuy nhiên, cả gia đình hiện nay vẫn chưa có quy chế tỵ
nạn.
Tiến Sĩ Nguyễn ĐìnhThắng trả lời Sean Lê, Nam Lộc
Tuần vừa qua,Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng lại tham gia một cuộc phỏng
vấn với cô Rachel Quý thuộc kênh Thế Giới Việt với một chủ đề đang được cộng
đồng mạng theo dõi; câu chuyện người tị nạn kẹt tại Thái Lan trong bối cảnh có
những thông điệp mâu thuẫn của giữa một bên là Ts. Nguyễn Đình Thắng và bên còn
lại là Sean Lê và Nam Lộc. Qua buổi phỏng vấn này, ngoài việc giải thích về
tình trạng của đồng bào tị nạn tại Thái Lan, Ts. Nguyễn Đình Thắng đã đưa ra
những nhận xét về chương trình phỏng vấn của Sean Lê và Nam Lộc. Sau cùng, Ts.
Nguyễn Đình Thắng cũng chia sẻ một số tiêu chuẩn căn bản của ngành truyền
thông để giúp khán giả có thể tự phân tích khi xem bất kỳ chương trình phỏng
vấn nào trong tương lai.
Để biết thêm chi tiết, xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại
đây:
https://www.youtube.com/watch?v=mzehpmqUjyo
Đoàn
Huy Chương tuyên bố: Không hề được BPSOS giúp – Có thật không?
BPSOS hoạt động để giúp người chứ không làm phường tuồng Sơn Đông mãi võ
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 31
tháng 5, 2023
Ngày 29 tháng 5, Ông Đoàn Huy Chương, một người tị nạn đang tạm dung ở Thái Lan, bình luận trên Facebook về thông báo gây quỹ cuối năm 2012 của BPSOS: “Tiến sĩ kêu gọi giúp ai chứ tôi cũng là người tị nạn mà có được BPSOS giúp đâu?”
Chủ trương của BPSOS là không tiết lộ thông tin cá nhân của những người được giúp, ngoại trừ khi có lời yêu cầu của đương sự. Lời bình luận kể trên có thể xem như là lời yêu cầu và cho phép chúng tôi công khai hoá thông tin về những giúp đỡ của chúng tôi dành cho ông Chương.
Hình 1 – Bình luận của Ông Đoàn Huy Chương, ngày 29/05/2023
Để rõ ý cho câu trả lời, trước hết xin giới thiệu tóm tắt hoạt
động của BPSOS ở Thái Lan, gồm 3 bộ phận chính:
(1) Toán hỗ trợ xã hội dân sự, gọi tắt là toán
CSD (Civil Society Development Team), với các hoạt động về đào tạo, bảo vệ, và
hỗ trợ những cá nhân tranh đấu cho nhân quyền còn ở Việt Nam hoặc đã chạy sang
Thái Lan; và phát huy nội lực và thế quốc tế cho các cộng đồng tôn giáo hay sắc
tộc bị bách hại ở trong nước.
(2) Toán pháp lý, gọi tắt là toán CAP (Center for
Asylum Protection), giúp người đến Thái Lan lánh nạn lập hồ sơ xin quy chế tị
nạn với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ, can thiệp cho những người bị cảnh sát Thái Lan bắt,
và giới thiệu hồ sơ định cư với CUTN/LHQ và các quốc gia đệ tam.
(3) Toán phòng, chống buôn người, gọi tắt là toán
CAMSA (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia), chuyên về giải cứu nạn
nhân ở các quốc gia tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân sau khi hồi hương, và phá vỡ các
đường dây buôn người núp bóng chương trình xuất khẩu lao động của nhà nước Việt
Nam.
3 bộ phận này không chia sẻ với nhau thông tin cá nhân của người
được từng bộ phận giúp đỡ nếu chưa được phép của đương sự, chứ đừng nói là chia
sẻ thông tin của họ ra ngoài BPSOS.
Và bây giờ là câu trả lời: Ông Đoàn Huy Chương đã được trợ giúp
bởi cả toán CSD và toán CAP, không phải một mà là nhiều lần.
Những giúp đỡ của toán CSD:
(1) Ngay khi đặt chân đến Thái Lan, Ông Chương đã nhận được khoản trợ giúp khẩn cấp là 45,910 Baht (tương đương 1,450 USD) mà chúng tôi xin được từ một tổ chức thân hữu. Dưới đây là đơn ký nhận của Ông Chương.
Hình 2 – Biên nhận Ông Chương ký khi nhận tiền, ngày 24/01/2018
(2) Ngày 10 tháng 6, 2014, khi Ông Chương đang ở tù cộng sản, chúng tôi đã chuyển 3,870 USD cho vợ của ông ta, bà Chiêm Thị Tường Mạnh, (Hình 3) dựa theo lời khai về nhu cầu cần giúp đỡ của bà ta (Hình 4). Khoản hỗ trợ này BPSOS xin được từ một tổ chức thân hữu khác nữa. Ghi chú: Sau khi nhận được đơn yêu cầu của bà Mạnh, chính tôi đã gọi nói chuyện trực tiếp với bà ta qua điện thoại. Nội dung trao đổi được tôi ghi lại theo dạng báo cáo tóm tắt (Hình 5) kèm với bảng thẩm định nhu cầu (Hình 6). Đồng thời tôi nhờ Ông Nguyễn Quốc Khải làm sợi dây liên lạc với gia đình của Ông Chương, nhằm tránh rủi ro cho họ. Ông Khải là người đã chuyển tiền cho bà Mạnh.
Hình 3 -- Chứng cứ chuyển tiền cho Ông Nguyễn Quốc Khải để gửi về cho vợ của Ông Chương, ngày 10/06/2014
Hình 4 -- Đơn yêu cầu được trợ giúp của bà Mạnh, vợ Ông Chương, đề ngày 29/01/2014
Hình 6 – Bảng thẩm định nhu cầu dựa trên cuộc nói chuyện điện
thoại với bà Mạnh, ngày 14/03/2014
(3) Song song, BPSOS vận động Quốc Hội Hoa Kỳ lên tiếng cho 3 thành viên bị bỏ tù của tổ chức Lao Động Việt, trong đó có Ông Chương. Chúng tôi đã sắp xếp để Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện ngày 15 tháng 1, 2014.
Hình 7 -- Bà Trần Thị Ngọc Minh cùng với Ts. Nguyễn Đình Thắng tại buổi điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, ngày 15/01/2014 (lấy từ internet)
Sau buổi
điều trần, tôi đích thân hướng dẫn Bà Trần Thị Ngọc Minh đến gặp một số dân
biểu, trong đó có Ông Chris Van Hollen (đảng Dân Chủ, Maryland). Ông Van Hollen
đồng ý “bảo trợ” cả 3 người tù là thành viên của Lao Động Việt gồm Đoàn Huy
Chương, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng thông qua “Đề Án Bảo Vệ Tự
Do” của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos. Đề án này vận động các vị dân biểu liên
bang Hoa Kỳ lên tiếng cho các tù nhân lương tâm, yêu cầu chính quyền trả tự do
cho họ, và bảo vệ sự an toàn của họ khi còn ở trong tù. Sau khi DB Van Hollen
đắc cử vào Thượng Viện, ông ta tiếp tục bảo trợ cả 3 người này. Xem hồ sơ lưu
về Đoàn Huy Chương tại trang mạng của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos:
Những giúp đỡ của toán CAP:
(1) Tháng 1 năm 2018, Ông Chương đến văn phòng của CAP tại Bangkok để được luật sư hướng dẫn chung với một số người xin tị nạn khác về cách chuẩn bị lời khai với CUTN/LHQ. Ngày 18 tháng 4, 2018, Ông Chương được CUTN/LHQ phỏng vấn. Ngày 25 tháng 5, 2018, CUTN/LHQ quyết định công nhận tư cách tị nạn của Ông Chương. Ghi chú: Luật sư của chúng tôi không cần phải bỏ công sức giúp Ông Chương viết xuống lời khai vì qua các cuộc vận động của toán CSD, hồ sơ của 3 thành viên Lao Động Việt bị ở tù đã được đưa vào hồ sơ của Quốc Hội, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và được chạy tin trong giới truyền thông Anh ngữ (ví dụ: https://thehill.com/blogs/global-affairs/human-rights/195868-lawmakers-adopt-prisoners-in-human-rights-push/). CUTN/LHQ đã có những thông tin này để đối chiếu với lời khai của ông Chương. Đó cũng là lý do họ đã đi đến quyết định một cách tương đối nhanh chóng.
(2) Ngày
5 tháng 8, 2019, Ông Chương cùng với 2 người tị nạn bị cảnh sát khu Pratunam
câu lưu sau một vụ xô xát với Ông Đỗ Đức Hợp. Một nữ luật sư và một nam luật sư
của toán CAP, cùng là người Thái Lan, đã cùng với 2 thông dịch viên người
Việt của BPSOS đến nơi họ bị tạm giam để điều đình trả tự do. Vì một người
trong nhóm của Ông Chương đã rêu rao trên livestream rằng cảnh sát Thái ăn tiền
của nhà nước Việt Nam để bắt người tị nạn, vi phạm điều 372 Bộ Luật Hình Sự
Thái Lan về tội vu khống, cảnh sát Thái Lan quyết định làm căng. Sau cả buổi
điều đình, 2 luật sư của CAP thuyết phục được cảnh sát nhẹ tay: Cả 4 người
trong cuộc phải đóng phạt từ 1000 đến 3000 Baht mỗi người, và người làm
livestream phải gỡ đi video mang tính vu khống. Sau đó toán luật sư đã gửi bản
tường trình trực tiếp đến tôi.
(3) Ngày 17 tháng 3, 2021, Ông Chương gọi cho vị luật sư trưởng của toán CAP để xin trợ giúp pháp lý sau khi có vụ xô xát xảy ra trước đó tại nơi cư ngụ của Ông Chương. Khi biết được rằng hầu hết những người liên quan thuộc cả 2 bên đều đang được đại diện pháp lý bởi toán CAP, vị luật sư trưởng giải thích cho Ông Chương tình trạng mâu thuẫn lợi ích nếu giúp cho bất kỳ bên nào. Vị luật sư trưởng này liền gọi điện thoại cho tổ chức Asylum Access Thailand (AAT) để giới thiệu ông Chương với họ và giúp ông Chương làm đơn chuyển hồ sơ sang đó. Toán CAP chấm dứt đại diện pháp lý cho Ông Chương kể từ đó. Ghi chú: AAT và CAP là 2 văn phòng pháp lý miễn phí duy nhất ở Thái Lan giúp lập hồ sơ xin quy chế tị nạn với CUTN/LHQ.
Hình 8 --- Bản tường trình nội bộ của một luật sư người Thái
thuộc toán CAP, ngày 6/8/2019
Khi Ông Đoàn Huy Chương bình luận rằng BPSOS không hề giúp gì mình
thì đó là nói sai sự thật, là vu khống. Từng hú hồn thoát tội vu khống năm 2019
nhờ sự can thiệp của luật sư trong toán CAP, lẽ ra Ông Chương không nên tái
phạm.
Ở cuối lời bình luận trên Facebook ngày 29 tháng 5, Ông Chương còn
yêu cầu: “Vậy xin hỏi tên, phone và email của 56 người này để chúng tôi kiểm
chứng. Họ đi định cư do Cao Uỷ đưa đi hay VOICE bảo lãnh ? Bpsos có làm giấy tờ
và tiền bạc bảo lãnh cho họ đi định cư không?” Chúng tôi không thể đáp ứng loại
yêu cầu như vậy vì chủ trương không tiết lộ thông tin cá nhân của những ai được
chúng tôi giúp đỡ trừ khi có sự cho phép của chính đương sự.
Trong thời gian gần đây, một số người tị nạn ở Thái Lan cũng đã có
hành động vu khống BPSOS tương tự như Ông Chương. Rất dễ để chúng tôi chứng
minh ngược lại bằng cách tiết lộ thông tin như trên về họ. Nhưng chúng tôi đã
không làm vì không cho phép các lời vu vạ đưa đẩy chúng tôi vi phạm các nguyên
tắc của chính mình.
Tóm lại, BPSOS chủ trương tạo phúc lợi cho người được giúp. Vì sự
phô trương không đóng góp gì cho mục đích tạo phúc lợi này, chúng tôi không
làm.
Hơn nữa, chúng tôi tuyệt nhiên không muốn triệu họ lên sân khấu
diễn tuồng trong tiếng kèn tiếng trống rồi ca bài tri ân trước micro và ống
kính của giới truyền thông. Làm như vậy là khinh thường nhân phẩm của người
được giúp, chúng tôi không làm.
Đó là chưa kể có người, có tổ chức chuyên mầu mè tự đánh bóng mình
để rồi lập loè đánh lận các mạnh thường quân và công chúng. Làm như vậy là tự
hạ nhân cách, chúng tôi không làm.
Chúng tôi chọn cách hoạt động chuyên nghiệp và hiệu quả, chứ không
chọn làm phường Sơn Đông mãi võ.
No comments:
Post a Comment