20230522 Cong Dong Tham Luan BPSOS
***
Đáng lý ra những bản tin mâu thuẩn và lủng củng như thế
nầy chúng tôi không nên chuyển tải lại từ BPSOS, tuy nhiên vì thấy rằng có những
dữ kiện cần thiết cho cộng đồng cùng những lợi ích cho các nhà bảo trợ đồng bào
tỵ nạn cho nên chúng tôi chuyển lại những bản tin đã nhận được từ BPSOS ngỏ hầu
cộng đồng mạng có thể hiểu rõ để tìm ra những phương thức giải quyết cần thiết
cho việc trợ giúp những đồng bào còn kẹt lại tại Thailand.
***
Vụ
Đường Văn Thái: Đoạn âm thanh Bà Grace Bùi và NVTĐ dùng để vu khống đã cũ 1 năm
rưỡi
Nhiều vi phạm hình sự theo luật Thái Lan và luật Hoa Kỳ
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 20
tháng 5, 2023
Ngày 28 tháng 4, Bà Grace
Bùi cùng với Nửa Vòng Trái Đất (NVTĐ) tung một đoạn audio với tiếng nói của Ông
Đường Văn Thái để làm căn cứ cáo buộc là BPSOS đã cho người liên lạc với ông
Thái để lấy thông tin rồi chuyển cho an ninh Việt Nam, dẫn đến việc ông Thái bị
bắt cóc. Trong bài trước, tôi chỉ ra rằng đoạn audio này đã bị cắt ghép để dàn
cảnh cho việc vu khống có ác ý.
Bị cắt ra khỏi bản audio gốc là đoạn Ông Thái cáo buộc Ông Vũ Quốc Ngữ, thân cận với Bà Grace Bùi, chính là người đã chuyển thông tin về Việt Nam. Xem bài: “Vụ Đường Văn Thái: Bằng chứng ngậm máu phun người trên chương trình Nửa Vòng Trái Đất” tại:
Trong chương trình phỏng vấn, Bà Grace Bùi khẳng định là chưa hề
nghe audio này trước đó, ngụ ý Nửa Vòng Trái Đất là thủ phạm cắt ghép.
Cắt tên của Vũ Quốc Ngữ ra khỏi đoạn audio, Bà Grace Bùi và Nửa
Vòng Trái Đất quay qua đổ lỗi cho 2 người khác là cô Becky và cô Hana. Họ còn
ác ý nêu tên thật của hai người này, tạo nên sự nguy hiểm cho người bị nêu tên.
Chương trình phỏng vấn này đã có khoảng 200 nghìn lượt người xem và con số này
tiếp tục tăng. Nghĩa là tác hại cho 2 nhân sự kể trên và cho BPSOS ngày càng
nghiêm trọng.
Sự giả trá có ác ý thứ hai liên quan đến thời điểm của đoạn audio.
Bà Grace Bùi biết rất rõ rằng cuộc đối thoại xảy ra cách đây 1 năm rưỡi, chứ
không phải ngay trước khi ông Thái mất tích. Thêm một chứng tích của sự ác ý.
Cuối tháng 6 năm 2021, Bà Grace Bùi tung tin giả rằng các văn
phòng ở Thái Lan của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ và Cao Uỷ Tị Nạn LHQ yêu cầu bà ta
cung cấp danh sách người tị nạn để đưa họ đi định cư. Bà Grace Bùi giao việc
này cho Ông Đường Văn Thái. Để tập hợp người tị nạn, Bà Grace Bùi thông báo
phát gạo. Khi nhiều người kéo đến thì Ông Thái đã lấy thông tin cá nhân của họ
chiếu theo một mẫu đơn do Bà Grace Bùi soạn.
Một số người cả tin đã cung cấp thông tin. Nhưng cũng có người
hoài nghi; họ yêu cầu BPSOS phối kiểm việc lấy thông tin như vậy với các cơ
quan LHQ kể trên.
Hình 1 – Mẫu đơn lấy thông tin người tị nạn do Bà Grace Bùi soạn
Khi chúng tôi phối kiểm thì các nơi này yêu cầu tôi giải thích với
người tị nạn ở Thái Lan rằng họ không hề nhờ hoặc cho phép Bà Grace Bùi lấy
thông tin của người tị nạn.
Hình 2 – email trao đổi giữa văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ và
Ts. Nguyễn Đình Thắng, ngày 13/07/2021
Thể theo lời yêu cầu này, tôi đã ra thông báo, đề ngày 13 tháng 7,
2021, để cảnh báo mọi người Việt đang xin tị nạn ở Thái Lan.
Hình 3 – Thông báo của BPSOS gửi người Việt đang xin tị nạn ở Thái
Lan, ngày 13/07/2021
Khoảng 3 hôm sau, Bà Grace Bùi đã lên tiếng phản bác và trách móc:
“Tại sao một số người đang cố gắng phá huỷ hoạt động ủng hộ người tị nạn của
chúng tôi?"
Hình 4 – Lời phản bác của Bà Grace Bùi trên Facebook, ngày
16/07/2021
Việc lấy thông tin cá nhân của người tị nạn chấm dứt.
Thế nhưng, chỉ 2 tháng sau Bà Grace Bùi lại tái diễn việc lấy
thông tin của người tị nạn. Lần này bà ta tuyên bố rằng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và
Cao Uỷ Tị Nạn LHQ yêu cầu cung cấp hồ sơ của những người tị nạn để họ giải
quyết định cư. Để chiêu dụ người tị nạn ghi tên, bà ta đưa tin giả rằng chính
phủ Hoa Kỳ đã ngưng nhận định cư người tị nạn Việt Nam từ năm 2006 và cách duy
nhất để được cứu xét định cư Hoa Kỳ là phải cung cấp toàn bộ lý lịch cho bà ta:
“Nếu quý vị nghe thấy rằng Hoa Kỳ nhận người tị nạn Việt Nam thì
đó là tin giả."
“Nếu ai… muốn được tôi hỗ trợ để đưa vào danh sách vừa kể, xin vui
lòng gửi ngay lý lịch của toàn thể gia đình đến cho tôi…”
|
Hình 6 – Tin nhắn của Bà Grace Bùi trên Facebook, ngày 7/10/2021
Tin giả này khởi nguồn từ chuyến đi Washington DC của Bà Grace Bùi
cùng với Ông Nam Lộc cuối tháng 8, 2021. Sau chuyến đi, Ông Nam Lộc tuyên
bố:
“…tôi là một người làm việc trong lĩnh vực tị nạn, tôi biết từ năm
2008 đến nay, qua những quyết định của các thời thời tổng thống khi nhận một
người tị nạn được nhận vào thì họ xem Việt Nam là một trong những quốc gia
không có (gọi là) đủ tiêu chuẩn để được nhận vào Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đây là
một sự nhận xét thiếu sâu sắc của một số vị (viên chức Hoa Kỳ).” Xem: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/advocating-for-the-us-government-to-accept-vietnamese-refugees-in-thailand-08302021153442.html
Dù biết đó là tin thất thiệt, tôi vẫn phối kiểm cẩn thận với những
nơi mà Ông Nam Lộc và Bà Grace Bùi cho biết đã tiếp xúc. Các nơi này đều khẳng
định rằng tin này là… thất thiệt.
Sau đó, tôi đã gửi email riêng để giải thích cho Ông Nam Lộc và Bà
Grace Bùi rằng họ nói sai và cung cấp cho họ số liệu định cư người tị nạn Việt
Nam vào Hoa Kỳ trong thập niên 2010 – 2020, là 1143 người.
Hình 7 – Bản tin RFA đưa tin thất thiệt ngày 30/08/2021
Thế nhưng Bà Grace Bùi vẫn tiếp tục dùng tin thất thiệt để kêu gọi
người tị nạn cung cấp lý lịch. Một số người tị nạn lại báo động với tôi và yêu
cầu sự can thiệp.
Biết rằng nói với Bà Grace Bùi và Ông Nam Lộc là vô ích, tôi đã
họp với toán luật sư của chúng tôi ở Thái Lan. Họ quyết định gọi điện thoại nói
chuyện trực tiếp với Ông Đường Văn Thái để khuyên can rằng thu thập thông tin
cá nhân của người tị nạn là:
1. Gây nguy hiểm cho họ;
2. Gây nguy hiểm cho chính Ông
Thái;
3. Không chính đáng vì không có
chuyện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng như Cao Uỷ Tị Nạn LHQ nhận danh sách và hồ sơ xin
định cư tị nạn do Bà Grace Bùi hoặc Ông Nam Lộc cung cấp.
Khi vị luật sư trưởng của chúng tôi gọi để giái thích thì Ông Thái
đã lớn tiếng, không muốn nghe. Nghĩ rằng do phải nói chuyện qua người thông
dịch nên có sự bất cập về truyền thông, vị luật sư trưởng này nhờ cô Becky gọi
cho Ông Thái để trình bày trực tiếp bằng tiếng Việt. Đó là ngày 12 tháng 10,
2021, nghĩa là 18 tháng trước khi Ông Thái mất tích.
Ông Thái đã thu âm cuộc nói chuyện mà không xin phép Cô Becky.
Bà Grace Bùi đã lấy đoạn audio của Ông Thái mà không được phép của
ông ta và phổ biến nó mà không xin phép 2 người liên quan: Ông Thái và Cô
Becky, vi phạm quyền riêng tư của người khác một cách nghiêm trọng.
Bà ta lại còn khoe rằng chỉ có bà ta và một người nữa là có chìa
khoá vào căn chung cư của Ông Thái sau khi ông này mất tích và tại đây đã thu
gom được các vật dụng, máy laptop, và nhiều tài sản cá nhân của ông Thái. Có lẽ
đó là lúc Bà Grace Bùi lấy đoạn audio kể trên từ laptop của Ông Thái mà không
xin phép, nghĩa là đánh cắp dữ liệu từ máy computer của người khác – tội hình
sự ở Thái Lan lẫn ở Hoa Kỳ.
Hình 8 – Bà Grace Bùi thú nhận là đã tiếp cận laptop của Ông Đường
Văn Thái, ngày 17/04/2023
Sau đó, bà ta lại còn phối hợp với Nửa Vòng Trái Đất để cắt ghép
âm thanh nhằm vu vạ rằng Cô Becky vừa mới gọi Ông Đường Văn Thái để thăm dò
thông tin rồi chuyển cho an ninh Việt Nam.
Bà Grace Bùi biết rằng làm vậy là phạm luật của Thái Lan, nhưng
vẫn làm.
Hình 9 – Bà Grace Bùi trích dẫn luật Thái Lan để răn đe những
người tị nạn chỉ trích bà ta, ngày 06/03/2023
Nay Bà Grace Bùi đã đóng tài khoản Facebook. Đây là lần thứ hai bà
ta làm vậy trong một tháng qua. Lần này có lẽ để phi tang, nhưng đã trễ. Từ một
tháng nay, chúng tôi thu hình lại toàn bộ trang Facebook của bà ta, mỗi ngày.
Xem video với lời cầu cứu của những nạn nhân lỡ cung cấp thông tin
cá nhân cho Bà Grace Bùi: https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/1360084304571569/
Nam
Lộc trả lời Sean Lê: Võ Văn Dũng đủ tiêu chuẩn định cư Canada – Có thật không?
Càng bao biện, càng lộ tẩy, càng nặng tội
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 19
tháng 5, 2023
Ngày 15 tháng 5 vừa rồi, Ông Sean Lê phỏng vấn Ông Nam Lộc về
những cáo buộc rằng có những người không đủ tiêu chuẩn nhưng đã được VOICE đưa
vào Canada theo chương trình nhân đạo do chính phủ Canada thiết lập năm 2012.
Ông Nam Lộc khẳng định không có điều đó.
Để phân định đúng sai, trước hết chúng ta cần hiểu rằng chương
trình này chỉ danh cho những ai hội đủ cả 3 tiêu chí:
a. Đã ra đi từ Việt Nam và đến Thái Lan trong khoảng thời gian
1984 – 1991,
b. Đang lưu lạc ở Thái Lan, và
c. Đang không có quy chế hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào, gọi nôm
na là vô tổ quốc.
Chương trình này không đòi hỏi quy chế tị nạn.
Ông Nam Lộc giải thích rằng trong số 108 người đã đến Canada qua
chương trình này thì các chủ hộ đều hợp lệ; tuy nhiên, có một số trường hợp thì
vợ, chồng, con của họ có thể không hội đủ tiêu chuẩn nhưng luật pháp Canada cho
phép các thân nhân trực hệ này “ăn theo” người chủ hộ. Ông Nam Lộc nêu trường
hợp Võ Văn Dũng, có biệt danh là Dũng Loa, làm điển hình.
Hình 1 – Ông Sean Lê và Ông Nam Lộc trên chương trình SEAN LE TV, ngày 15/05/2023
Ông Nam Lộc: “Trong đó có ông Võ Văn Dũng, tôi được biết, ông ấy lấy một bà vợ. Bà vợ này có cơ sở làm ăn về gọi là du lịch ở Việt Nam. Thì một cơ sở du lịch có gọi là đại gia hay không thì tuỳ… Nhưng mà nói tóm lại là cái người vợ đó dù có cơ sở ở Việt Nam nhưng là vợ của một người tị nạn thì vẫn được quyền đi theo người chồng đi định cư và những người con cũng thế.”
Xem trích xuất từ cuộc phỏng vấn: https://www.facebook.com/100076939112006/videos/pcb.247028194538483/1502859436912998
Ông Võ
Văn Dũng đến Canada ngày 23 tháng 9, 2016 trong chương trình nhân đạo kể trên,
vốn chỉ dành cho những người Việt vô tổ quốc lưu lạc lâu năm ở Thái Lan, và
được chính Ông Nam Lộc đón tiếp tại phi trường Pearson, Toronto và giới thiệu
với giới truyền thông để phỏng vấn.
Hình 2 - Ông Nam Lộc đón tiếp và giới thiệu với giới truyền thông
Ông Võ Văn Dũng tại phi trường Pearson, Toronto, ngày 23/09/2016
Câu trả lời của Ông Nam Lộc trên chương trình của Ông Sean Lê
không trung thực. Sự thật là Ông Võ Văn Dũng không hội đủ 2 tiêu chí b và c ở
trên vì: Ông ta sinh sống và có cơ sở kinh doanh ở Việt Nam, chứ không hề lưu
lạc ở Thái Lan; ông ta lại có passport Việt Nam, nghĩa là có quy chế hợp pháp
của Việt Nam và không thể gọi là “vô tổ quốc”.
Dưới đây là passport Việt Nam của Ông Võ Văn Dũng:
Hình 3 - Ông Võ Văn Dũng tại phi trường Suvarnabhumi Airport,
Bangkok, ngày 03/01/2019
Dưới đây là bằng lái xe quốc tế của Ông Võ Văn Dũng, cấp ở Việt
Nam ngày 20/11/2016. Nghĩa là chưa đầy 2 tháng sau khi ông ta đặt chân vào
Canada, ông ta đã về Việt Nam để lấy bằng lái xe quốc tế. Bằng lái xe này ghi địa
chỉ thường trú của ông ta là: “9/3 Lý Văn Phúc, Phường Tân Định, Quận 1, Thành
Phố Hồ Chí Minh”.
Hình 4 – Bằng lái xe của Võ Văn Dũng cấp ở Việt Nam, dùng địa chỉ
thường trú ở Việt Nam ngày 20/11/2016
Rõ ràng là Ông Dũng không hội đủ tiêu chí b và c vì ông ta là công
dân Việt Nam và thường trú ở Việt Nam.
Dưới đây là các chứng cứ cho thấy Ông Võ Văn Dũng hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam cho đến cận ngày lên đường đi Canada.
HÌnh 5 - Giấy
phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp cho Ông Võ Văn Dũng ngày 17/04/2006
Hình 6 -- Giấy
đăng ký doanh nghiệp của Võ Văn Dũng ở Việt Nam, cấp cho Ông Võ Văn Dũng ngày
14/05/2014
Hình 7 - Võ
Văn Dũng (ngồi đầu bàn) cùng các nhân viên tại công ty du lịch và lữ hành của
ông ta ở Việt Nam, ngày 24/04/2014
Hình 8 - Võ Văn Dũng (đứng, mặc áo đỏ) cùng các nhân viên tại công
ty du lịch và lữ hành của ông ta ở Việt Nam, tháng 4, 2015
Chưa đầy 10 tháng trước khi đến Canada, Ông Võ Văn Dũng vẫn còn
đang ăn Tết, đi chợ hoa ở Việt Nam.
Hình 9 - Ông Võ Văn Dũng đang được phỏng vấn ở chợ hoa nhân dịp Tết 2016, ở ngoại ô Sài Gòn ngày 6/02/2016
Tóm lại, Ông Võ Văn Dũng vẫn còn có mặt ở Việt Nam khoảng 10 tháng, hoặc ít hơn, cận ngày đặt chân đến Canada và chưa đầy 2 tháng sau khi đến Canada thì lại đã có mặt ở Việt Nam. Ông Võ Văn Dũng rõ ràng là hồ sơ không hợp lệ.
Đó là chưa kể, người vợ mà ông ta đem theo là vợ giả và người con trai 8 tuổi mà ông ta đem theo cũng giả nốt. Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về 2 hồ sơ này nhưng không bàn đến ở đây.
Ngày 2
tháng 5, BPSOS đã hoàn tất bản báo cáo tổng hợp gồm 13 hồ sơ không đủ điều kiện
để định cư Canada theo chương trình nhân đạo kể trên. Chúng tôi chưa công bố
bản báo cáo này mà chỉ chia sẻ nó với một số giới chức hữu trách ở một số quốc
gia. Ông Võ Văn Dũng thuộc Hồ Sơ Số 8, được trích xuất để mọi người có thể vào
đọc tại đây: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/05/EXHIBIT-8-Vo-Van-Dung.pdf
Hình 10 – Bảng tóm lược các hồ sơ không đủ tiêu chuẩn trong số 108 người được định cư vào Canada theo chương trình nhân đạo không đòi hỏi quy chế tị nạn
Khi bất kỳ ai cố tình đưa tin giả để đánh lạc hướng dư luận trong vụ việc VOICE đã đưa người giả thế chỗ cho những hồ sơ đủ tiêu chuẩn nhưng bị bỏ rơi lại ở Thái Lan, tôi sẽ phổ biến phần trích xuất cần thiết từ bản báo cáo tổng hợp cho mọi người dễ dàng đối chiếu. Biện pháp này sẽ thuyết phục các nhân vật có hoạt động tung hoả mù rằng làm vậy sẽ chỉ càng lộ tẩy và càng cho thấy họ cố tình qua mặt luật pháp.
Bài liên quan:
SBTN giới thiệu
Kiêng Sabay là bộ nhân lưu lạc ở Thái Lan từ 1984 -- đâu là sự thật?
Anh Y Phic H’dok và người cha tình nghi bị sát hại
Tác giả: Hải Di Nguyễn
Năm 2016, Y Phic H’dok đang ở Campuchia tổ chức Giáng sinh cho các
em nhỏ khi nghe tin cha mất: “mẹ tìm thấy xác ba đang bị treo trên cây”.
Y Phic H’dok (thường dùng tên Jack) sinh năm 1993 và là người Êđê
theo đạo Tin lành từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng
vì Công lý cùng Y Quynh Buondap và Y Pher Hdruê. Anh sang Thái Lan tỵ nạn đầu
năm 2017 và hiện đang sống tại Hoa Kỳ.
Ngày 4/5/2023, tôi nghe Y
Phic H’dok kể câu chuyện của mình.
Các bài hát Êđê và lần đầu
bị bắt
Anh Y Phic H’dok cho biết
lần đầu bị công an bắt là năm 2012, khi một người chú nhờ tải về nhạc tiếng
Êđê, “không biết sao chính quyền biết mà bắt người chú đó, họ hỏi nhạc tiếng mẹ
đẻ của mình ở đâu ra”, rồi từ đó bắt anh.
Theo lời anh, đây là những
bài hát trên Youtube về tình yêu quê hương đất nước của người bản địa.
“Họ hỏi nhạc này có phải
từ bên Mỹ gửi qua để tuyên truyền chống phá nhà nước không. Lúc đấy Jack đang
học cấp ba, thời gian đó mình rất bỡ ngỡ vì chỉ nghe tiếng nhạc mẹ đẻ của mình
thôi, mình nghĩ là không ảnh hưởng gì đến vấn đề chính trị hay vấn đề công an
tìm kiếm. Cảm giác của mình là rất hoảng hốt, mình rất sợ.”
Anh nói công an chủ yếu
hỏi về kết nối với hải ngoại: hỏi nhạc từ đâu ra, hỏi có liên hệ với FULRO
(Front unifié de lutte des races opprimées, tức Mặt trận Thống nhất Đấu tranh
của các Sắc tộc bị Áp bức) hoặc các tổ chức bên Mỹ không, hỏi có đi nhà thờ
không, v.v…
“Sau lần [bị bắt] thứ hai,
Jack không hát được quốc ca, bị đau họng, cô giáo cũng theo dõi và báo công an.
Đến ngày họ mời lần thứ ba, công an hỏi tại sao Jack không hát quốc ca. Sau
thời gian đó, Jack mới biết là cho dù mình đi học hay đi bất cứ đâu, họ cũng
theo dõi hết.”
Thời gian ở Đà Lạt và Sài Gòn
Lo lắng vì chính quyền địa phương tra hỏi vài lần, tủi thân vì
người xung quanh dường như nhìn bằng ánh mắt khác, năm 2013, sau cấp ba, Y Phic
H’dok quyết định đi làm việc tại Đà Lạt.
Năm 2014, anh xuống Sài Gòn, vừa đi làm vừa ôn thi đại học.
Tuy nhiên, sau khi dự một khóa Thánh Kinh hè, anh muốn làm gì đó
cho đồng bào người Êđê và muốn làm công việc Chúa nhiều hơn muốn đi học, nên
sau khi thi đại học, quyết định chuyển sang học Kinh Thánh và học tiếng Anh.
Anh tham gia Hội thánh tư gia của người Philippines – Bible Baptist Church, tức
Hội thánh Baptist – giúp đỡ việc trong nhà thờ, học tiếng Anh và Kinh Thánh, và
giúp đỡ các em nhỏ.
Sau một năm ở Sài Gòn, anh vẫn thấy chưa đủ: “mình muốn ngày nào
đó mình quay về quê hương, để mình có thể chia sẻ tình yêu thương của Chúa cho
đồng bào của mình, cho mấy đứa em nhỏ ở quê”.
Cảm thấy điều đó không khả thi, Y Phic H’dok kết nối với bạn bè ở
Campuchia và năm 2016 sang Campuchia làm từ thiện.
Thời gian ở Campuchia
Tại Campuchia, Y Phic H’dok “dạy những em nhỏ mồ côi, và những
người Việt đã sống ở đó lâu rồi và vô quốc tịch, không có giấy tờ tùy thân,
Việt Nam không chấp nhận họ mà Campuchia cũng không chấp nhận họ.”
Anh dạy tiếng Việt, dạy tiếng Anh, dạy Kinh Thánh, và cũng tham
gia vận động cho quyền lợi các trẻ em gốc Việt không có quốc tịch ở Campuchia.
Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu liên lạc và nối kết với các nhà hoạt động
về nhân quyền ở Thái Lan, và trong năm 2016 tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hay
Niềm tin ở Đông Nam Á tại Thái Lan, được LHQ đồng tổ chức với Amnesty International
(Ân xá Quốc tế) và BPSOS.
Gia đình bị sách nhiễu
Anh Y Phic H’dok nói “Jack nghĩ đây là cơ hội để mình vận động cho
người vô quốc tịch sống ở Campuchia, và Jack cũng học hỏi được kiến thức để
hiểu về quyền cơ bản của mình, về nhân quyền, và quyền tự do tôn giáo.”
Tuy nhiên, “tất cả mọi thông tin trong buổi hội nghị, chính quyền,
công an đều biết hết”.
Sau khi Y Phic H’dok về lại Campuchia, gia đình anh ở Việt Nam bắt
đầu bị sách nhiễu. Anh cho biết họ đến hỏi “con đang ở đâu” và lúc đầu đưa ra
lý do là cần khám để đi nghĩa vụ quân sự, nhưng đến tra hỏi rất nhiều lần và
càng ngày càng thô bạo và đầy hăm dọa.
“Họ nói là, nếu con trai của chị không về, họ sẽ giết ai đó trong
gia đình.”
Cũng trong khoảng thời gian này, Y Phic H’dok bắt đầu nhận tin
nhắn qua Facebook từ một công an ở tỉnh Đắk Lắk tên Nguyễn Minh Đức: “Ông ấy
nhắn tin hỏi em đang ở đâu, em đang làm việc gì, khi nào em về, có thể uống cà
phê với anh… Đó là lời ngon ngọt của công an, nhưng Jack biết là ông này đang
chờ đợi để bắt Jack.”
Bản thân tôi đã xem qua tin nhắn trao đổi giữa anh Y Phic H’dok và
ông Nguyễn Minh Đức.
“Mẹ tìm thấy xác ba đang bị treo trên cây”
Tháng 12/2016, khi đang làm lễ mùa Giáng sinh cho trẻ em vô quốc
tịch tại Campuchia, Y Phic H’dok nhận hung tin cha mình vừa mất.
Dần dần anh được biết, thông thường cha mẹ anh làm việc rồi ngủ
lại trong rẫy, nhưng tối đó mẹ anh đi dự đám cưới và ở lại qua đêm.
“Khi mẹ lên lại trong vườn, có điều gì đó bất ổn, không thấy ba mà
thấy điện thoại để lại trong chòi. Lúc đó mẹ bắt đầu nghi lắm rồi, bắt đầu
hoảng hốt, lo lắng, đi tìm khắp vườn nhưng không thấy.”
Bà đi quanh tìm và khi đến thung lũng, nhìn thấy mũ của chồng dưới
đất – khi đó bà mới ngước lên và thấy xác chồng treo trên cây, nhìn như người
treo cổ.
“Ba là người hầu việc Chúa, là Cơ đốc nhân, mà Cơ đốc nhân không
bao giờ tự tử. Tự tử là có tội.”
Anh cũng nói “Mẹ tin chắc là ba không bao giờ làm như vậy cả…
Không thể nào mà một người đang sống yên lành, không có chuyện gì với gia đình,
không có xích mích gì với con cái [mà lại tự tử]. Ba cũng là người sống rất
hiền lành với người xung quanh, hòa đồng, vui vẻ.”
Anh nghe kể khi đó khoảng 20 người công an xuất hiện tại hiện
trường.
Khám nghiệm pháp y
Anh Y Phic H’dok cho biết sau khi thi thể được đưa xuống, có bác
sỹ pháp y tới khám nghiệm tử thi.
“Khi họ mổ xong, mẹ thấy tất cả các bộ phận bên trong cơ thể ba bị
bầm dập hết. Sau đó họ cũng cắt một bộ phận bên trong họ đem đi, họ nói họ xét
nghiệm, nhưng… kết quả cuối cùng họ chỉ nói là tự tử.”
Giấy khai tử của ông Y Ku Knul, cha anh Y Phic H’dok, viết “Nguyên
nhân chết: Tự tử.” Tôi đã liên lạc với công an tỉnh Đắk Lắk để hỏi về lời cáo
buộc của anh Y Phic H’dok nhưng không nhận được câu trả lời.
Tỵ nạn ở Thái Lan
Anh nói “Sau khi biết tin ba mất, Jack dự tính sẽ về Việt Nam để dự
đám tang của ba. Nhưng lúc đấy người thân trong gia đình có gọi điện nói đừng
về… Công an đang chờ đợi bắt Jack, lúc đó Jack mới quyết định sang Thái Lan.”
Cũng trong thời gian này, anh Y Phic H’dok nhìn thấy hình của công
an Nguyễn Minh Đức bên cạnh một cảnh sát Campuchia. Biết mình không còn an
toàn, anh rời Campuchia ngày 31/1 và đến Thái Lan ngày 1/1/2017. Anh nộp đơn
lên LHQ xin tỵ nạn, và được quy chế chính thức năm 2018.
Tới Thái Lan, anh xin làm cho CAP (Centre for Asylum Protection,
tổ chức giúp người tỵ nạn về mặt pháp lý) và phiên dịch tiếng Việt, tiếng Anh,
tiếng Êđê và Gia Rai. Anh cũng tham dự khóa học về xã hội dân sự, học cách viết
báo cáo và giúp những người gặp khó khăn ở Việt Nam.
“Trong thời gian đó, Jack bắt đầu đi vận động, muốn tìm lại công
lý, công bằng cho ba mình. Jack đi dự hội nghị của ĐSQ Mỹ ở Thái Lan, chia sẻ
lại câu chuyện của mình. Sau đó… Jack đi Đài Loan, chia sẻ lại câu chuyện của
gia đình mình và của Jack. Lúc đó Jack cũng gặp Đại sứ lưu động [của Mỹ về Tự
do Tôn giáo Quốc tế] Sam Brownback.”
Năm
2019, anh Y Phic H’dok tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do Tôn giáo Quốc tế ở
Washington, D.C. để vận động cho người Thượng bị bức hại ở Việt Nam và người tỵ
nạn ở Thái Lan.
Cũng sau
chuyến đi này, anh nhận ra cần phải thành lập một tổ chức, và từ đó lập ra tổ
chức Người Thượng vì Công lý (hay Montagnards Stand for Justice) cùng với Y
Quynh Buondap và Y Pher Hdruê.
Trong bài viết trước, tôi đã nhắc đến tổ chức Người Thượng vì Công Lý – anh Y Quynh Buondap cho biết “Mong muốn của tổ chức là buộc chính quyền Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế, và quyền người thiểu số bản địa phải được tôn trọng” và “giảm các biện pháp chuyên chế của chính quyền để các tín đồ có thể tiếp tục duy trì sinh hoạt niềm tin tôn giáo của mình, và giảm sự sách nhiễu đàn áp để tránh việc bắt bỏ tù oan, giảm số lượng người tỵ nạn và tình trạng vô quốc gia.”
Cuộc
sống hiện nay
Năm
2019, anh Y Phic H’dok sang Hoa Kỳ.
Anh là
đại diện bên Mỹ của tổ chức Người Thượng vì Công Lý, và tiếp tục vận động về
vấn đề nhân quyền.
No comments:
Post a Comment