Saturday, May 13, 2023

20230514 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230514 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Đường link để theo dõi buổi hội luận đã được công bố: 

https://www.aei.org/events/welcome-corps-private-sponsorship-of-refugees-comes-to-america/

Cập nhật diễn tiến chương trình bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: Các cơ sở kinh doanh có thể bảo lãnh người tị nạn

* Việc thực hiện chương trình Welcome Corps bị chậm trễ

 

Mạch Sống, ngày 8 tháng 5, 2023

http://machsongmedia.org

Tại buổi hội luận với các tổ chức quan tâm hoặc ủng hộ chương trình định cư tị nạn qua bảo lãnh tư nhân, mệnh danh là Welcome Corps, Trợ Lý Ngoại Trưởng về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ Julieta Valls Noyes chính thức công bố bộ phận bổ sung qua đó các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể bảo lãnh người tị nạn nếu cung ứng việc làm cho họ.

Đây là đề tài mà BPSOS từ tháng 11 năm ngoái đã nêu lên và khuyến khích Bộ Ngoại Giao cứu xét để đưa vào chương trình Welcome Corps.

 

“Tuyên bố sáng nay của Bà Noyes là một diễn tiến tích cực,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Chúng tôi đã thúc đẩy khía cạnh này vì thấy rằng sau đại dịch COVID-19, giới tiểu thương ở Hoa Kỳ thiếu nhân công trầm trọng, trong khi người tị nạn có thể là nguồn lao động lý tưởng.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F060076e2-a9b0-4093-ae54-f00915cb8c70.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1684010193&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c3b-780092015e00&sig=JIF9.pTknyh0mE0eoqalmw--~D

Hình 1 – Quang cảnh buổi hội luận về Welcome Corps, với Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes tham gia trực tuyến, ngày 08/05/2023

 

Ts. Thắng nhắc nhở rằng đây chỉ là một phương án thử nghiệm; các quy định và thể thức thực hiện còn đang trong vòng nghiên cứu và thiết kế.

 

Trước đây, Bộ Ngoại Giao có ý định thử nghiệm phương án để các trường đại học bảo lãnh những người tị nạn có thể trở thành sinh viên.

 

“Cả 2 phương án thử nghiệm này là sáng kiến đáng khen của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ so với các chương trình định cư tị nạn theo bảo lãnh tư nhân của các quốc gia khác, kể cả Canada,” Ts. Thắng cho biết.

 

Mặt khác, bà Noyes cho biết là giai đoạn 2 của chương trình Welcome Corps sẽ phải đến cuối năm 2023 mới hy vọng được triển khai, thay vì tháng 6 theo dự định ban đầu. Chỉ trong giai đoạn 2 thì nhóm tư nhân bảo lãnh mới được chọn người tị nạn để định cư. Ở giai đoạn 1, nhóm tư nhân bảo lãnh chỉ có thể định cư hồ sơ tị nạn do chính phủ Hoa Kỳ giao cho.

 

Theo bà Noyes, hiện nay, giai đoạn 1 chỉ tập trung vào các quốc gia ở vùng Đông Phi Châu. Nghĩa là, không người tị nạn Việt Nam nào được hưởng lợi ích của chương trình Welcome Corps lúc này.

Theo giải thích của Ts. Thắng, việc triển khai giai đoạn 2 hiện nay gặp 3 trở ngại lớn.

Trước hết, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn rút ra những bài học của giai đoạn 1 để áp dụng cho giai đoạn 2, nhưng  giai đoạn 1 lại đang tiến triển khá chậm. Tính đến cuối tháng 4, chỉ có 16 nhóm bảo lãnh tư nhân hoàn tất đơn bảo lãnh người tị nạn và đến hôm nay mới chỉ có 7 trong số đơn này được chấp thuận.

 

“Theo đà này thì đến cuối năm 2023 e rằng sẽ khó đạt được mục tiêu định cư 5 nghìn người tị nạn qua chương trình Welcome Corps,” Ts. Thắng nhận xét. “Qua các buổi họp định kỳ, chúng tôi tiếp tục  góp ý với Bộ Ngoại Giao các điều chỉnh cần thiết để sớm triển khai giai đoạn 2 mà không tuỳ thuộc vào nhịp độ thực hiện giai đoạn 1.”

 

Trở ngại thứ 2 là ngân sách. Tài khoá năm 2024 của chính phủ Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngày 1 tháng 10. Có lẽ Tổng Thống Biden vẫn sẽ giữ đỉnh số định cư tị nạn là 125.000 chỗ cho tài khoá 2024; tuy nhiên, liệu Quốc Hội có biểu quyết ngân sách đủ cho con số này hay sẽ cắt giảm ngân sách là điều chưa biết được.

 

“Tuần qua, nhiều tổ chức, trong đó có BPSOS, cùng nhau khởi động cuộc vận động Quốc Hội để không cắt giảm ngân sách định cư tị nạn cho tài khoá 2024,” Ts. Thắng cho biết. “Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của Quốc Hội mà chúng tôi không kiểm soát được.”

 

Trở ngại thứ 3 là không ai có thể lường được trước những gì xảy ra sau cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2024.

“Một Hành Pháp mới cùng với thành phần Quốc Hội mới là những ẩn số lớn cho chương trình Welcome Corps,” Ts. Thắng nhận định. “Tôi xem như rất may mắn nếu đưa được 50 đồng bào có quy chế tị nạn ở Thái Lan định cư qua chương trình này tính đến cuối năm 2024, còn sau đó ra sao sẽ phải tính sau.”

 

Buổi hội luận kể trên do hai tổ chức đồng triệu tập là American Enterprise Institute và Niskanen Center. Niskanen Center là tổ chức tiên phong vận động Hành Pháp Biden khởi động chương trình bảo lãnh tư nhân.

 

Thông tin liên quan:

 

Thông tin cập nhật về chương trình định cư tị nạn qua bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1930-thong-tin-cap-nhat-ve-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-qua-bao-lanh-tu-nhan-cua-hoa-ky.html

Chương trình định cư tị nạn theo diện bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: hy vọng nhưng thận trọng

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1888-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-theo-dien-bao-lanh-tu-nhan-cua-hoa-ky-hy-vong-nhung-than-trong.html

 

Anh Y Quynh Buondap: Một người Êđê bị công an tra tấn, “đánh vào đầu” 

 

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1938-anh-y-quynh-buondap-mot-nguoi-ede-bi-cong-an-tra-tan-danh-vao-dau.html

 

Tác giả: Hải Di Nguyễn

Năm 2008 và 2010, Y Quynh Buondap (sinh năm 1992) bị giam giữ và, theo lời kể của anh, bị công an đánh đập tra tấn dã man. Năm 2012, trong thời gian tạm giam 5 tháng, anh lại bị đánh bởi người trong tù – đến tận bây giờ, vẫn đôi khi bị đau ngực.

Y Quynh Buondap là người Êđê, là một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F23499dbf-765d-4e54-a992-5b9d55598374.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1684010484&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c3b-78009b015e00&sig=AYSy3n9_XKHQqEZkPIGJFQ--~D

Ngày 28/4/2023, tôi có dịp trò chuyện với Y Quynh về anh và gia đình, và về vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng ở Việt Nam.

 

Ông bị cắt cổ

Anh Y Quynh Buondap nói “Gia đình có ông nội từng đi lính Pháp và từng phục vụ trong quân đội VNCH, còn ông ngoại Y Grôñ Niê Kdăm từng làm thông dịch viên cho quân đội Hoa Kỳ.”

Ông ngoại thực ra là ông bên cha theo cách gọi của người Thượng, khác với người Kinh, vì người Thượng theo họ mẹ. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd3a275f4-deb6-418b-a574-1c458efc1568.png%3Frdr%3Dtrue&t=1684010484&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c3b-78009b015e00&sig=Bq3dnKzXgCPq.SkCdoyACA--~D

Theo lời kể của anh Y Quynh, ông Y Grôñ Niê Kdăm “bị cộng sản bắt bỏ tù” sau năm 1975, đến năm 1982 đi lánh nạn và “bị cộng sản bắt và giết chết tại Pleiku năm 1982”. 

Anh nói “Họ cho rằng ông tôi là FULRO vì trốn cùng với lực lượng FULRO” –viết tắt của Front unifié de lutte des races opprimées (Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức).

“Quân giải phóng biết ông tôi từng nổi tiếng thời Mỹ, là thông dịch viên cho Hoa Kỳ, nên họ bao vây làng và tấn công làng. Rất nhiều người chết cùng ông tôi. Trong đó ông tôi bị họ bắn vào chân, sau đó bắt sống, và nghe nói là sau đó họ cắt cổ. Lúc gia đình tôi đi lấy xương thì phần cổ không thấy nữa, vì theo người làng nói, quân đội giải phóng cầm cái đầu đi vứt ở đâu không rõ.”

 

Gia đình

Anh Y Quynh Buondap cho biết sau năm 1975 – khoảng 1979 – gia đình anh ở Buôn Ma Thuột bị nhà cầm quyền cộng sản tịch thu đất.

Cha anh là Y Phô Êban, từng là sỹ quan của Tiểu đoàn 303, và là mục sư. Từ năm 2003 đến 2006, ông bị bỏ tù ở Nam Hà và Thanh Hóa vì “họ cho rằng bố tôi nuôi những người lánh nạn biểu tình năm 2001”.

Theo lời kể của anh Y Quynh, gia đình anh có giúp đỡ tiếp tế người lánh nạn nhưng nhà cầm quyền khi bắt cha anh lại “cáo buộc bố tôi làm hư hỏng tài sản nhà nước, nhưng trong thực tế bố tôi không tham gia điều đó”. Anh nói nhà cầm quyền đến lùng tìm người lánh nạn và bị người trong làng phá xe, nhưng anh khẳng định cha mình không làm điều đó.

“Năm 2004, gia đình tôi tham gia biểu tình đòi quyền dân tộc tự quyết, cũng như quyền người bản địa, quyền tự do tôn giáo cho người Đêga Tây Nguyên.”

Anh cho biết trong gia đình anh có người bị tám tháng tù, có người bốn năm tù, có người 17 năm tù.

 

Vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fa05ac5ac-1e9b-4d98-b16c-56730c5d8d1d.png%3Frdr%3Dtrue&t=1684010484&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c3b-78009b015e00&sig=ehD5uaNEtj_8EkNiqrL1UA--~D

Công an đến tịch thu lịch và kinh thánh của Hội thánh Tin lành tại làng Buôn Čuôr Knia tháng 4/2023. 

 

Anh Y Quynh Buondap nói ở Việt Nam người Thượng bị phân biệt đối xử về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, và đất đai.

Về ngôn ngữ, anh cho biết sau năm 1975, tiếng Êđê không còn được dùng trong trường học, chỉ một số trường có dạy ở cấp một – lên cấp hai, cấp ba không còn có. “Nhiều người chỉ biết nói, thậm chí nói không đúng.”

Bản thân anh có thể nói và viết tiếng Êđê nhờ các hội thánh.

Tôn giáo là một vấn đề khác. “80% người Tây Nguyên theo đạo Thiên Chúa giáo, đạo Tin lành”, anh nói. “Sau tháng 4/1975, các nhà thờ Thiên Chúa giáo và Tin lành Tây Nguyên bị nhà nước cộng sản Việt Nam đóng cửa và nhiều người Thượng, trong đó có các thầy truyền đạo và mục sư, bị bỏ tù và thậm chí bị giết chết, hay bị đuổi ra khỏi các vùng đất trồng trọt của họ.”

Người Thượng cũng bị chiếm đoạt đất. “Chính quyền hứa là hợp đồng 20 năm hoặc 30 năm hoặc 15 năm sẽ trả lại cho người dân, nhưng sau giải phóng thì họ trưng dụng các đất đai đó… Người Kinh từ phía bắc có quyền phát nương làm rẫy, còn những người tại chỗ phát nương làm rẫy thì bị kiểm lâm và bị chính quyền tịch thu, bắt bỏ tù. Đó là những vấn đề kỳ thị rất rõ ràng.”

Anh nói thêm, nhà nước cũng đưa người dân tộc thiểu số từ phía bắc đến Tây Nguyên, làm tăng mâu thuẫn và hận thù vì tranh giành đất.

Đấu tranh cho người Thượng

Anh Y Quynh Buondap nói “Bản thân tôi từ năm 2008 đã có ý chí đấu tranh, từ khi tôi là học sinh. Bản thân tôi nhận thấy người Thượng ở Tây Nguyên chịu nhiều thiệt thòi, con người bị phân biệt đối xử, đất đai bị chính quyền tước đoạt, tôn giáo bị đàn áp, trong đó cộng sản đã bắt bỏ tù bố tôi, anh họ tôi, và gia đình tôi.”

Anh lên tiếng, đòi nhà nước Việt Nam thả các tù nhân chính trị và tôn giáo, và “đòi quyền sử dụng đất đai, quyền người bản địa, và quyền tự do tôn giáo của người Thượng Đêga.”

 

Công an “dùng gậy tre đánh vào đầu”

Năm 2008, Y Quynh Buondap bị công an bắt giữ và đánh đập bốn ngày.

Năm 2010, anh tiếp tục lên tiếng, thu thập thông tin về chuyện người Thượng bị đàn áp, và lập danh sách các tù nhân người Thượng để gửi cho Montagnard Foundation. Anh bị bắt cóc ở Buôn Ma Thuột và đưa về công an huyện Krông Ana.

Anh nói trong bốn ngày giam giữ chỉ được một bữa ăn, và bị tra tấn dã man: “họ dùng cục sắt đè lên người tôi, và dùng ghế đè lên ngón chân tôi và ngồi lên ghế, bắt tôi phải khai những ai đứng đằng sau… Thậm chí họ lấy bút đâm vào bàn tay.”

Công an “dùng gậy tre đánh vào đầu”, anh cho biết. “Người đối diện dùng hai tay đập vào tai, còn người đứng thì dùng gậy đánh vào đầu.”

Sau khi được trả tự do, anh phải ở nhà một tháng, và từ 56 kg tụt xuống còn 49 kg.

Tôi đã liên lạc với công an tỉnh Đắk Lắk để hỏi về các cáo buộc của anh Y Quynh Buondap nhưng không nhận được câu trả lời.

Thời gian tạm giam, bị người trong tù đánh

Anh tiếp tục lên tiếng, kể chuyện mình bị đánh đập, và năm 2012 bị công an bắt giữ, tịch thu máy tính và điện thoại, và bị tạm giam 5 tháng ở công an tỉnh Đắk Lắk, bị cáo buộc “Phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”.

“Công an huyện Krông Pắk lúc điều tra có đánh tôi mấy cái… Tới công an tỉnh [Đắk Lắk], công an tỉnh đánh đập tôi, cũng như cho người trong tù đánh đập tôi rất nặng… Họ dùng người trong tù cho tôi học luật tù.”

Theo lời mô tả của anh Y Quynh, anh bị đá nhiều lần vào ngực đến nỗi khó thở, và đến tận bây giờ đôi khi vẫn thấy đau ngực.

“Họ sử dụng người tù để đánh đập tôi. Thậm chí là trong tù, họ bắt tôi rửa chén bát, quần áo cho người tù. Tôi bị cấm không cho người nhà gửi đồ trong 5 tháng đó.”

Tôi cũng đã hỏi công an tỉnh Đắk Lắk về những cáo buộc này nhưng không nhận được câu trả lời.

Vì sao sang Thái Lan tỵ nạn?

“Họ cấm tôi không ra khỏi địa phương trong vòng hai năm… Sau 2012, tôi cũng sợ tiếp tục bị bỏ tù nên tôi cũng không dám hoạt động.”

Tuy nhiên đến năm 2013, anh Y Quynh lại bị bắt vì sinh hoạt với Hội thánh Tin lành Đấng Christ – bị gọi là “hội thánh Tin lành phản động”. “Họ giữ tôi ba ngày tại công an huyện Krông Pắk và bắt tôi cam kết từ bỏ Hội thánh Tin lành Đấng Christ.”

Tháng 12/2016, anh nhận được lời mời từ Mục sư A Ga và sang Thái Lan tham gia khóa học xã hội dân sự do BPSOS tổ chức, sau đó lại bị bắt và liên tục thẩm vấn trong hai năm.

“Họ cho rằng tôi cấu kết với Mục sư A Ga, cấu kết với BPSOS và những người hoạt động bên ngoài, tố cáo vu khống nhà nước Việt Nam về việc họ đàn áp, xách nhiễu Hội thánh Tin lành Đấng Christ và việc tịch thu đất đai. Tôi có thu thập các thông tin đó, tôi cũng từng cung cấp thông tin và đưa anh Nguyễn Văn Đài thăm các tù nhân người Thượng ở Tây Nguyên… Họ nói chúng tôi xây dựng lực lượng để biểu tình và lật đổ chính phủ Việt Nam.”

Năm 2018, anh quyết định sang Thái Lan tìm tỵ nạn.

 

Cuộc sống ở Thái Lan  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F15a5cc7e-f277-4598-8b5b-cab7f4da9fda.png%3Frdr%3Dtrue&t=1684010484&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c3b-78009b015e00&sig=vUZJ3_ypKzsjspROBs1yjA--~D

Y Quynh đi làm chui ở Thái Lan, ảnh chụp năm 2019. 

 

Anh Y Quynh Buondap hiện đang sống tại Thái Lan cùng vợ và con nuôi (sinh năm 2008), ba con ruột (sinh năm 2013, 2017, 2020), và cháu (sinh năm 2003).

Họ có quy chế tỵ nạn của LHQ từ năm 2021 nhưng, cũng như mọi người tỵ nạn khác tại Thái Lan, không được lao động chính thức và có thể bị bắt bất kỳ lúc nào vì Thái Lan không ký Công ước Người Tỵ nạn.

 

Người Thượng vì Công lý

Y Quynh Buondap tiếp tục hoạt động tại Thái Lan và năm 2019 thành lập tổ chức Người Thượng vì Công lý cùng với Y Phic H’dok và Y Pher Hdruê.

“Mong muốn của tổ chức là buộc chính quyền Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế, và quyền người thiểu số bản địa phải được tôn trọng” và “giảm các biện pháp chuyên chế của chính quyền để các tín đồ có thể tiếp tục duy trì sinh hoạt niềm tin tôn giáo của mình, và giảm sự xách nhiễu đàn áp để tránh việc bắt bỏ tù oan, giảm số lượng người tỵ nạn và tình trạng vô quốc gia.”

Ngoài ra, nhóm Người Thượng vì Công lý cũng kết hợp với CAMSA và BPSOS để hỗ trợ giải cứu nạn nhân buôn người ở Campuchia và Ả-rập Xê-út.

Nói thêm về người Thượng, anh Y Quynh cũng nhắc đến trường hợp Y Krếch Byă, một lãnh đạo tôn giáo bị bắt ngày 8/4 và khởi tố với tội danh “Phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”.

“Lãnh đạo tôn giáo bị bắt thì có thể làm cộng đồng tôn giáo sợ hãi và từ bỏ niềm tin của mình.”

 

Cập nhật diễn tiến chương trình bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: Các cơ sở kinh doanh có thể bảo lãnh người tị nạn

* Việc thực hiện chương trình Welcome Corps bị chậm trễ

 

Mạch Sống, ngày 8 tháng 5, 2023

http://machsongmedia.org

 

Tại buổi hội luận với các tổ chức quan tâm hoặc ủng hộ chương trình định cư tị nạn qua bảo lãnh tư nhân, mệnh danh là Welcome Corps, Trợ Lý Ngoại Trưởng về chính sách tị nạn và di dân của Hoa Kỳ Julieta Valls Noyes chính thức công bố bộ phận bổ sung qua đó các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể bảo lãnh người tị nạn nếu cung ứng việc làm cho họ.

Đây là đề tài mà BPSOS từ tháng 11 năm ngoái đã nêu lên và khuyến khích Bộ Ngoại Giao cứu xét để đưa vào chương trình Welcome Corps.

 

“Tuyên bố sáng nay của Bà Noyes là một diễn tiến tích cực,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định. “Chúng tôi đã thúc đẩy khía cạnh này vì thấy rằng sau đại dịch COVID-19, giới tiểu thương ở Hoa Kỳ thiếu nhân công trầm trọng, trong khi người tị nạn có thể là nguồn lao động lý tưởng.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F060076e2-a9b0-4093-ae54-f00915cb8c70.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1684010567&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1c3b-7800a6015e00&sig=WCr1MbnvN41fonQcZU_W.A--~D

Hình 1 – Quang cảnh buổi hội luận về Welcome Corps, với Trợ Lý Ngoại Trưởng Julieta Valls Noyes tham gia trực tuyến, ngày 08/05/2023

 

Ts. Thắng nhắc nhở rằng đây chỉ là một phương án thử nghiệm; các quy định và thể thức thực hiện còn đang trong vòng nghiên cứu và thiết kế.

 

Trước đây, Bộ Ngoại Giao có ý định thử nghiệm phương án để các trường đại học bảo lãnh những người tị nạn có thể trở thành sinh viên.

 

“Cả 2 phương án thử nghiệm này là sáng kiến đáng khen của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ so với các chương trình định cư tị nạn theo bảo lãnh tư nhân của các quốc gia khác, kể cả Canada,” Ts. Thắng cho biết.

 

Mặt khác, bà Noyes cho biết là giai đoạn 2 của chương trình Welcome Corps sẽ phải đến cuối năm 2023 mới hy vọng được triển khai, thay vì tháng 6 theo dự định ban đầu. Chỉ trong giai đoạn 2 thì nhóm tư nhân bảo lãnh mới được chọn người tị nạn để định cư. Ở giai đoạn 1, nhóm tư nhân bảo lãnh chỉ có thể định cư hồ sơ tị nạn do chính phủ Hoa Kỳ giao cho.

 

Theo bà Noyes, hiện nay, giai đoạn 1 chỉ tập trung vào các quốc gia ở vùng Đông Phi Châu. Nghĩa là, không người tị nạn Việt Nam nào được hưởng lợi ích của chương trình Welcome Corps lúc này.

 

Theo giải thích của Ts. Thắng, việc triển khai giai đoạn 2 hiện nay gặp 3 trở ngại lớn.

Trước hết, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ muốn rút ra những bài học của giai đoạn 1 để áp dụng cho giai đoạn 2, nhưng  giai đoạn 1 lại đang tiến triển khá chậm. Tính đến cuối tháng 4, chỉ có 16 nhóm bảo lãnh tư nhân hoàn tất đơn bảo lãnh người tị nạn và đến hôm nay mới chỉ có 7 trong số đơn này được chấp thuận.

 

“Theo đà này thì đến cuối năm 2023 e rằng sẽ khó đạt được mục tiêu định cư 5 nghìn người tị nạn qua chương trình Welcome Corps,” Ts. Thắng nhận xét. “Qua các buổi họp định kỳ, chúng tôi tiếp tục  góp ý với Bộ Ngoại Giao các điều chỉnh cần thiết để sớm triển khai giai đoạn 2 mà không tuỳ thuộc vào nhịp độ thực hiện giai đoạn 1.”

 

Trở ngại thứ 2 là ngân sách. Tài khoá năm 2024 của chính phủ Hoa Kỳ sẽ bắt đầu ngày 1 tháng 10. Có lẽ Tổng Thống Biden vẫn sẽ giữ đỉnh số định cư tị nạn là 125.000 chỗ cho tài khoá 2024; tuy nhiên, liệu Quốc Hội có biểu quyết ngân sách đủ cho con số này hay sẽ cắt giảm ngân sách là điều chưa biết được.

 

“Tuần qua, nhiều tổ chức, trong đó có BPSOS, cùng nhau khởi động cuộc vận động Quốc Hội để không cắt giảm ngân sách định cư tị nạn cho tài khoá 2024,” Ts. Thắng cho biết. “Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của Quốc Hội mà chúng tôi không kiểm soát được.”

 

Trở ngại thứ 3 là không ai có thể lường được trước những gì xảy ra sau cuộc tổng tuyển cử tháng 11 năm 2024.

 

“Một Hành Pháp mới cùng với thành phần Quốc Hội mới là những ẩn số lớn cho chương trình Welcome Corps,” Ts. Thắng nhận định. “Tôi xem như rất may mắn nếu đưa được 50 đồng bào có quy chế tị nạn ở Thái Lan định cư qua chương trình này tính đến cuối năm 2024, còn sau đó ra sao sẽ phải tính sau.”

 

Buổi hội luận kể trên do hai tổ chức đồng triệu tập là American Enterprise Institute và Niskanen Center. Niskanen Center là tổ chức tiên phong vận động Hành Pháp Biden khởi động chương trình bảo lãnh tư nhân.

 

Thông tin liên quan:

 

Thông tin cập nhật về chương trình định cư tị nạn qua bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1930-thong-tin-cap-nhat-ve-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-qua-bao-lanh-tu-nhan-cua-hoa-ky.html

Chương trình định cư tị nạn theo diện bảo lãnh tư nhân của Hoa Kỳ: hy vọng nhưng thận trọng

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1888-chuong-trinh-dinh-cu-ti-nan-theo-dien-bao-lanh-tu-nhan-cua-hoa-ky-hy-vong-nhung-than-trong.html

 

No comments:

Post a Comment