20230507 Cong Dong Tham Luan
*** Hai tài liệu có đường nối kết bên dưới cùng đã bị
Google khóa vì đụng đến ông chủ của họ ***
Cách duy nhất có thể xem tài liệu qua điện thư, nếu có yêu cầu nmt2007enator@gmail.com
Đồng
hương tị nạn bị đánh tráo hồ sơ định cư Canada
Trong vài tuần qua, cộng đồng mạng cũng đã thấy những những thông tin có nội dung mâu thuẫn lẫn nhau qua các bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và ông Nam Lộc. Điều này khiến nhiều người cũng bán tín bán nghi không biết đâu là thật, đâu là giả. Trong video này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã đến với Rachel qua chương trình Thế Giới Việt và đã phơi bày nhiều sự thật uẩn khúc xoay quanh việc một số đồng bào tị nạn đã bị tước mất cơ hội định cư tại Canada. Đây là một chương trình định cư đặc biệt do chính phủ Canada thiết lập nhằm tạo giúp định cư những người tị nạn mà không có bất kỳ một quy chế nào (persons without status). VOICE Canada là tổ chức giới thiệu các gia đình tị nạn cho chính phủ Canada.
Để biết
thêm chi tiết, xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=MfrKFCxH4z4
Thông
tin liên quan:
Quá trễ
cho tự do: cựu thuyền nhân bị bỏ rơi đã qua đời:
Nghịch
lý cựu thuyền nhân: giả được cưu mang nhân đạo; thật tiếp tục lưu lạc, vô tổ
quốc:
Hai cảnh
đời tương phản giữa thật và giả:
Từ Thái
Lan, Linh Mục Namwong kêu cứu cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi:
Gia đình bà Nguyễn Uyên Thùy: Công an xách nhiễu sau đại
phẫu não
Tác giả: Hải Di Nguyễn
Ngày
2/4/2023, gia đình bà Nguyễn Uyên Thùy ở Việt Nam bị ba công an – một người cấp
huyện, hai người cấp phường – đến tra hỏi và đe dọa, chưa tới ba tháng sau đại
phẫu não của cô con gái út.
Bà
Nguyễn Uyên Thùy (tên thật Nguyễn Thị Thùy, sinh năm 1969) là người sáng lập và
đứng đầu nhóm Hiến Pháp, và đã tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018.
Tôi đã
phỏng vấn bà ngày 22/3 cho một bài viết trên BBC News Tiếng
Việt ngày 5/3, và phỏng vấn thêm ngày 30/4 về tình hình hiện nay và quyết
định đưa con gái út sang Thái Lan.
Vì sao phải sang Thái Lan tỵ nạn?
Như đã viết trên BBC News Tiếng Việt, bà Nguyễn Uyên Thùy khẳng
định nhóm Hiến Pháp được thành lập với “tiêu chí đấu tranh là bằng ngôn luận,
đối thoại, không đối đầu, bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ quyền con người, đặc biệt là
Điều 25 của Hiến pháp.”
Tháng 6/2018, bà cùng các thành viên Hiến Pháp và nhiều người khác
tham gia biểu tình ôn hòa Luật Đặc khu – dự luật cho Trung Quốc thuê ba đặc khu
kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc trong 99 năm.
Lần lượt tám trong tổng số 18 thành viên nhóm Hiến Pháp bị bắt. Bà
Nguyễn Uyên Thùy vì thế cùng ông Hồ Nhựt Hùng, cũng thuộc nhóm Hiến Pháp, sang
Thái Lan tìm tỵ nạn tháng 9/2018.
Bà hiện đang bị truy nã với tội danh “Tội làm, tàng trữ, phát tán
hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Bà nói ngày 22/3 “Tôi không làm gì sai…Tôi chả chống nhà nước, tôi
chỉ yêu cầu Quốc hội trả lại quyền tự quyết cho nhân dân, rút kinh nghiệm từ
Formosa, rút kinh nghiệm từ nhiệt điện Vĩnh Tân, rút kinh nghiệm từ bauxite Tây
Nguyên. Tôi kêu gọi người dân yêu cầu chính phủ không cho Trung Quốc thuê đất
dù chỉ một ngày.”
Thời gian bị giam giữ ở IDC
Bà Nguyễn Uyên Thùy và ông Hồ Nhựt Hùng đã có quy chế tỵ nạn từ
Cao ủy Tỵ nạn từ năm 2018, nhưng trong con mắt của luật pháp Thái Lan, vẫn là
người sống bất hợp pháp và không có quyền lợi, bao gồm quyền lao động.
Bà cho biết, tháng 7/2022 hai người bị cảnh sát Thái Lan ập vào
nhà bắt, đầu tiên đưa vào nhà tù nhỏ của địa phương rồi sau đó chuyển qua IDC
(Immigration Detention Centre), tức trại giam của Sở Di trú Thái Lan.
“Chúng tôi bị rơi vào cảnh gần như địa ngục. Trong một căn phòng
khoảng 60-65 mét vuông, họ nhốt đến gần 80 người… Có những ngày nước không
chảy, và mọi sinh hoạt rất khó khăn. Đồng thời thức ăn giống như thức ăn cho
súc vật. Chúng tôi vừa không biết tiếng, vừa không thể liên lạc với LHQ.”
Bà cũng nói mình bị nhốt chung với một người nghiện ma túy và hai
người mắc bệnh tâm thần – “họ la hét, và khi họ mất kiểm soát, mình thấy rất
sợ.”
Theo lời giải thích của bà ngày 22/3, hai người bị bắt vì chính
quyền Thái Lan nói giấy quy chế tỵ nạn đã hết hạn, còn bà nói giấy mới chưa kịp
có vì mọi thứ đóng cửa trong đại dịch Covid nhưng Cao ủy Tỵ nạn đã gửi email
nói tự động gia hạn.
Cho bài viết trên BBC News Tiếng Việt, tôi đã liên lạc với cảnh
sát hoàng gia Thái Lan về điều kiện trại giam IDC và lời cáo buộc của bà Nguyễn
Uyên Thùy, nhưng không nhận được câu trả lời.
Sau một tháng chín ngày trong IDC, bà và ông Hồ Nhựt Hùng được trả
tự do sau khi đóng số tiền phạt 50,000 baht (tức khoảng 1,400 USD) mỗi người và
được luật sư bảo lãnh.
Sau IDC
Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Từ khi ra khỏi IDC, mỗi tháng hai lần
họ phải ra trình diện ở Sở Di trú để chứng minh mình chưa ra khỏi Thái
Lan.
Mỗi chuyến đi phải mất ba lần xe, khoảng ba tiếng đồng hồ, và bà
nói, mặc dù họ không được bất kỳ hỗ trợ nào từ nhà nước Thái Lan và cũng không
được đi làm kiếm sống, chỉ cần một lần vắng mặt, mọi thứ “sẽ quay về số không
và cảnh sát lại bắt chúng tôi vào lần hai”.
Ba người con bị xách nhiễu ở Việt Nam
Khi trốn sang Thái Lan lánh nạn năm 2018, bà Nguyễn Uyên Thùy để
lại ba người con với chồng cũ: một người con trai sinh năm 1999; một người con
gái sinh năm 2001, bị bệnh tim bẩm sinh; và thêm một con gái, sinh năm 2007.
Theo bà cho biết hôm 30/4, cô con gái – dù trước đó không có vấn
đề sức khỏe – bị đột quỵ và phải qua đại phẫu não vào tháng 1/2023. Tôi đã được
xem giấy chứng nhận phẫu thuật, giấy ra viện, và hình ảnh bệnh nhân sau ca mổ.
Vẫn trong quá trình hồi phục, cô bé từ đó đến nay vẫn chưa thể
hoàn toàn tự đi hay tự phục vụ, và cần anh chị chăm sóc.
“Mùng 2/4, nhà cầm quyền Việt Nam đã đưa lực lượng an ninh ập đến
nhà tôi, ba người, khủng bố tinh thần các con tôi… Sự ập đến của an ninh Việt
Nam đã khiến các cháu lớn bị khủng hoảng. Đó là những người duy nhất chăm sóc
đứa bé vừa đại phẫu não.”
Bà nói “Họ đưa đến nhà tôi một lệnh truy nã tôi và một thư yêu cầu
con tôi phải gọi tôi về đầu thú. Họ điều tra con tôi nơi ở của tôi.”
Trong ba người có một người cấp huyện và hai người cấp phường.
“Họ ra dáng vẻ nhã nhặn, nhưng lời nói của họ… mang đầy tính đe
dọa. Họ nói nếu con tôi không vận động tôi về đầu thú, gia đình sẽ gặp nhiều
rắc rối.”
Theo lời kể của bà Nguyễn Uyên Thùy, người con trai cả hỏi “rắc rối là rắc rối như thế nào” và họ nói “đến rồi sẽ biết”.
Thư kêu gọi đầu thú, gửi cho chồng cũ của bà Nguyễn Uyên Thùy (chúng tôi đã xóa tên và địa chỉ vì lý do an toàn).
Hai giấy mời gửi cho con trai và con gái lớn (chúng tôi đã
xóa tên và địa chỉ vì lý do an toàn).
“Sau đó vẫn chưa đủ. Họ viết hai giấy mời, mời hai anh chị của
cháu cùng lúc. An ninh thừa biết đứa bé kia, 15 tuổi một tháng, vừa đại phẫu
não xong, cần người chăm sóc phục hồi sức khỏe... Cùng một lúc họ mời anh và
chị của cháu, tức là họ tước đoạt quyền được chăm sóc của đứa bé.”
Từ nhà ở thị xã Hương Trà, họ bị mời vào làm việc ở thành phố Huế,
cách khoảng 30 cây số.
Bà Nguyễn Uyên Thùy cho biết, con trai cả của bà đến làm việc một
mình và sau đó xin biên bản.
“Ông công an ở đó nói là, từ đầu buổi đến giờ tôi có viết chữ nào
đâu mà bây giờ anh đòi biên bản. Con tôi mới nói là, như vậy thì các anh đã đàn
áp và khủng bố tinh thần tôi một cách rất vô lý, vì các anh mời tôi vào đây mà
không có một biên bản nào, tức là các anh cố tình làm khó, gây cản trở cho việc
đi làm kiếm tiền để nuôi em của tôi.”
Quyết định đưa con sang Thái Lan
Bà Nguyễn Uyên Thùy nói gia đình bà ở Việt Nam lẫn Thái Lan đều
đang khủng hoảng tài chính – ở phía bà ở Thái Lan, từ lúc trả tiền phạt để rời
IDC; ở Việt Nam, từ sau khi con út có phẫu thuật.
“Nếu như để cháu ở nhà, một người ở đó chăm cháu và một người đi
làm để nuôi ba người thì không đủ khả năng… Nếu anh trai chăm em gái thì bất
tiện, mà anh trai đang thất nghiệp, còn chị gái chăm em gái thì không ai làm ra
tiền để [trả] chi phí cho gia đình.”
Không còn lựa chọn nào khác, bà quyết định đưa cô con gái út sang
Thái Lan để tận tay chăm sóc. Trước đây, khi nộp đơn xin tỵ nạn, bà đã để tên
cả hai con gái trong hồ sơ (vì cả hai khi đó đều chưa tới 18 tuổi), và đang hy
vọng sớm có quy chế tỵ nạn cho con gái út vừa đến Thái Lan ngày 19/4 vừa qua.
Cuộc sống hiện nay
“Hiện nay không có nhà để ở. Chúng tôi đang xin ở trong một kho
chứa hàng… Họ cho hai mẹ con ở nhờ trong một kho chứa hàng… Với tình trạng của
cháu, cần phục hồi, mà phải ở trong một môi trường như vậy thì vô cùng đau
khổ.”
Bà nói cuộc sống hiện nay đang rất khó khăn vì không được đi làm
và, nếu muốn làm chui, cũng khó được thuê vì mất vài ngày mỗi tháng đi trình
diện. Gia đình không còn gì để bán.
Bà nói thêm, ông Hồ Nhựt Hùng sắp tới cũng phải chữa bệnh.
“Hoàn toàn không có thu nhập. Bây giờ người ta cho tôi ở đây, và
tôi nấu cho một nhóm công nhân, và ăn những gì còn lại.”
Nhưng bà nói đây chỉ là cái tạm thời, không thể kéo dài.
“Rất hoang mang”
Trong tình trạng vốn đã bấp bênh và đầy lo sợ, đặc biệt từ sau khi
bị cảnh sát Thái Lan ập vào nhà bắt và tống vào IDC, bà Nguyễn Uyên Thùy càng
hoang mang lo lắng từ sau tin blogger Thái Văn Đường mất tích – có thể bị bắt
cóc – ở Thái Lan.
Bà có nhiều nghi vấn: “ở Thái Lan những ngày [lễ tạt nước], không
lúc nào đường vắng người... Không thể bắt cóc trong những ngày Tết như thế
được… Chúng tôi rất hoang mang. Nếu những ngày đó bị bắt cóc ngay giữa đường,
chuyện đó không thể xảy ra.”
Quan trọng hơn, bà nói ông Đường Văn Thái còn không bị truy nã,
trong khi bà bị một lệnh truy tìm, một lệnh truy nã, và gần đây công an Việt
Nam đến tận nhà tra hỏi và đe dọa.
“Điều đó càng làm chúng tôi lo lắng thêm. Nếu anh Thái Văn Đường
bị cộng sản Việt Nam bắt, thì người tỵ nạn có nguy cơ bị bắt bất kỳ lúc nào.”
Phiet
Pham thephiet_2002@yahoo.com
Thu,
May 4 at 11:17 AM
Kho
báu của cha tôi.
Cứ hai tháng một lần, má lần lượt đem theo từng đứa một thăm ba. Trước ngày má đi, cả nhà nhộn nhịp tưng bừng như mở hội. Má lèn chặt hai giỏ lác đựng đường tán, cá khô, trà, cà phê, thuốc lá…, sáu chị em tôi cũng thi nhau bỏ vào đó những bài kiểm tra điểm mười, giấy khen tiên tiến xuất sắc…Tôi cũng được mấy lần đi theo má.
Hồi đó
một trăm rưỡi cây số sao mà diệu vợi đến vậy. Má phải chuyển đến ba chặng xe,
xuất phát từ bốn giờ sáng mà mãi đến năm giờ chiều hai mẹ con mới lếch thếch
dắt nhau đi bộ thêm cả hai cây số nữa mới tới cổng trại, vô một cái lán tranh
dài trống hoác đông nghịt người nằm ngồi nhao nhác chờ đợi. Sau tiếng kẻng,
hàng trăm người trong bộ đồng phục xanh ùa ra. Ai cũng giống như ai, lần nào
tôi cũng suýt khóc vì sợ không tìm ra ba nhưng bao giờ ba cũng bế bổng tôi lên
trước. Thường thường chỉ hai má con ngồi khóc sụt sùi còn ba bao giờ cũng cười
to nói lớn, khen đứa này mau lớn đứa kia học giỏi, khen má tháo vát đảm đang,
xuýt xoa vì hai giỏ quà của má bao giờ cũng to đầy và chất lượng hơn người
khác. Ba sẽ trách cứ má rằng bày vẻ mua chi nhiều quá, rằng hãy tiết kiệm dành
dụm cho tụi nhỏ ăn học, rằng mẹ con hãy đùm bọc nhau mà giữ gìn sức khỏe. Cuối
cuộc hàn huyên, thế nào ba cũng nhắc đi nhắc lại cái câu: “Hãy cố gắng giữ lấy
nó, đó là tương lai của các con mình. Anh sẽ sớm về thôi”.
Nhưng nó là gì? Rồi tôi cũng quên bẵng điều đó suốt thời thơ ấu.
Má nuôi sáu chị em ăn học bằng cái hàng nước còm cõi đặt dưới cây trứng cá trước nhà, thỉnh thoảng mới có khách. Đồ đạc trong nhà lần lượt biến mất một cách lặng lẽ. Chị em tôi ăn ngủ trên cái nền gạch hoa trống trơn, kê vở trên sàn nhà nằm xoài ra mà viết nhưng vẫn nổi tiếng học giỏi nhất nhì trong lớp.
Chỉ có chị Hai tôi mới biết đến quần áo mới may bằng vải mậu dịch, rồi khi mặc không vừa nữa mới giao lại cho đứa kế tiếp, cứ thế dần chuyển dịch đến đứa cuối cùng là tôi. Đứa nọ nối tiếp đứa kia phổng phao lớn lên vùn vụt chỉ với một nhiệm vụ duy nhất mà ba má phó thác: ăn học cho nên người. Riêng má tôi càng ngày càng như bé nhỏ lại, đau đáu trong đôi mắt má là một nỗi buồn thầm lặng xa xôi; nhưng đó là điều sau này tôi mới nghĩ ra.
Chị
Hai tôi thi ba năm liền mới đậu vào Cao đẳng Sư phạm. Chị Ba ít trầy trật hơn
cũng mất hai năm mới vào được Đại học Tổng hợp. Chị Tư thi đậu Thủ khoa Đại học
Y. Chị Năm được tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm. Chị Sáu vừa mới trúng tuyển
Đại học Kiến trúc. Giữa lúc đó thì ba tôi về, sau mười năm, trước dự kiến của
rất nhiều người.
Mười giờ đêm, ba tôi về nhà trên một chiếc xích lô. Sau này ông phân trần, xe dừng bỏ khách ngay Ngã Sáu cách nhà tôi không quá năm trăm mét lúc chạng vạng tối; ba xuống xe, đinh ninh là đã thuộc lòng những con đường vậy mà không hiểu sao thay vì quẹo xuống Lê Thánh Tôn ba lại đi ngược lên Thái Nguyên, đến trước ga xe lửa mới biết mình bị lạc, lòng vòng hoài không làm sao về nhà được nên đành phải gọi xích lô. Ai cũng vừa thương vừa khóc vừa cười, ba đãng trí đến vậy thì thôi.
Những
ngày tiếp theo gia đình tôi sống như trong mơ. Ba tôi vô cùng hài lòng, mãn
nguyện khi nhìn đàn con khôn lớn. Nhà cửa tuy không còn tài sản gì ra hồn nhưng
bù lại, má tôi đã giữ đúng lời hứa, giữ gìn nguyên vẹn nó đến ngày ba về. Vào
những năm đó nó là cả một gia tài, là một kho báu thực sự mà ba má tôi đã
chắt chiu dành dụm và gởi gấm tương lai của cả sáu đứa con gái.
Đó là một hộp nữ trang đặt gọn trong lòng bàn tay gồm sáu chiếc nhẫn nhận mặt đá và sáu sợi dây chuyền. Mỗi bộ nhẫn và dây chuyền được đánh bằng năm chỉ vàng y. Làm thế nào má tôi vượt qua được mười năm khốn khó mà vẫn giữ nguyên hộp nữ trang đó thì quả là một điều kỳ diệu. Tôi còn nhớ, ngay ngày hôm sau khi má tôi mở tủ đưa nó cho ông bằng đôi bàn tay run run, ông đã cầm lên trang trọng, mở hé ra nhìn rồi đóng lại như sợ nó bay mất. Ba má tôi vốn sinh trưởng trong gia đình nghèo, thất cơ lỡ vận, nếm mùi cực nhọc từ bé, ông bà nội ngoại đều chết trong cơ hàn nên có lẽ, luôn luôn trong tâm khảm song thân của tôi là nỗi ám ảnh không nguôi về một tuổi già hắt hiu và mòn mỏi.
Có ba về, kinh tế gia đình tôi cũng không khá hơn là mấy dù đã có được hai chị đi làm. Ba tôi làm tất cả mọi việc lặt vặt trong nhà, còn ra quán đứng rửa ly lau bàn phụ bán hàng với má tôi. Ông dè sẻn chi tiêu cá nhân đến mức thấp nhất, nhặt nhạnh tận dụng tối đa khả năng phục vụ của các vật dụng thiết yếu. Nhìn ông ngồi tỉ mẩn lấy que sắt nung đỏ để hàn đôi dép nhựa chỉ đáng vất đi hoặc tay dao tay kéo trước gương tự hớt tóc lấy, tôi thầm ứa nước mắt và giận mình quá vô tích sự.
Một
năm sau chị Hai tôi lấy chồng, một thầy giáo nghèo như chị. Đám cưới được nhà
trường đứng ra tổ chức, giản dị và ấm cúng. Ba tôi vui lắm, vẻ như ông đã chờ
biết bao lâu để nói với đứa con gái đầu lòng như vầy:
– Ba
má chỉ cho con nên hình nên hài, nay con trưởng thành, lập gia đình với người
đàng hoàng tử tế thì không còn gì bằng. Trước khi con rời khỏi ba má và các em
con để ra riêng, ba má dành dụm được cho con chút này để gọi là bước đầu tạo cơ
sở cho con tự lập!
Rồi
ông âu yếm gọi má tôi.
Má tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Bà mang ra một cái hộp nhựa màu hồng nhỏ xíu thường dùng để đựng nữ trang và đưa nó cho ba tôi. Ông mở ra, nhón sợi dây chuyền và chiếc nhẫn được đặt trên lớp bông gòn trắng nõn bằng hai ngón tay, ngắm nghía trong giây lát rồi mở bàn tay chi Hai ra, cẩn trọng đặt nó vào. Chị Hai bỗng ôm chầm lấy má òa khóc nức nở, chị khóc thỏa thuê như chỉ chờ có dịp này. Má tôi cắn môi rưng rưng nước mắt, còn ba tôi cười to, cố giấu vẻ xúc động khi lũ chúng tôi cứ trố mắt ra nhìn.
Hai
năm sau, đến khi chị Ba tôi lên xe hoa, mọi việc lại diễn ra tốt đẹp như vậy.
Chị Ba tôi cũng không kềm được xúc động rơi nước mắt khi nhận của hồi môn của
mình trên tay ba.
Tuần tự một cách hoàn hảo, kho báu của ba tôi vơi dần theo năm tháng cùng với sứ mệnh của nó theo ước nguyện của người. Các chị tôi ai cũng may mắn có được một gia đình hạnh phúc, hòa thuận, cuộc sống khá ổn định – tôi chắc một phần cũng là nhờ chút của mà ba má mừng cho ngày cưới. Tôi cũng có cảm giác má tôi ngày càng trút đi được gánh nặng ưu phiền mà bà vẫn canh cánh bên mình từ bao lâu nay.Tuy nhiên, đôi lúc tôi cũng bắt gặp cái nhìn đầy khó hiểu của má. Chắc vì chỉ còn lại tôi chưa kiếm đâu ra được ý trung nhân!
Mãi
rồi cũng đến lượt tôi. Hôm trước lễ cưới, má cứ quanh quẩn bên tôi, vẻ xốn xang
bồn chồn khó tả. Khi ba nằm nghỉ trưa, má gọi tôi ra sau bếp, pha nước bồ kết
rồi bắt tôi ngồi cúi xuống cho bà gội đầu. Tôi chờ đợi nghe má nói những điều
hệ trọng liên quan đến hôn lễ như tất cả những bà mẹ trên đời này nhưng má lại
bắt đầu bằng một câu nói khác: “Ngày trước, cách đây cả hai chục năm, khi ba vắng
nhà, một mình má với sáu đứa con đang tuổi ăn học…”. Má nói cứ như đang kể
chuyện cổ tích.
Tôi
bàng hoàng đến tê tái người. Nước mắt tôi rơi lã chã xuống thau nước gội. Hai
bàn tay má vẫn dịu dàng gội đầu chải tóc cho tôi. Mãi mà tôi vẫn gầm mặt xuống,
mắt không rời khỏi đôi bàn chân nứt nẻ khô sạm của má. Tôi nghĩ đến các chị của
mình trong ngày vu quy, tôi mường tượng ra nét mặt nhẹ nhõm mãn nguyện của ba
tôi vào giây phút đó, và đôi vai gầy trĩu nặng của má…
Toàn
bộ của cải dành dụm đã được má tôi bán sạch để trang trải cho cuộc sống gia
đình qua nhiều cơn nguy kịch, trước ngày ba tôi về khá lâu. Kho báu mà ba tôi
quyết tâm bảo trọng cho tương lai của sáu đứa con gái thực tế chỉ là những món
hàng nhái rẻ tiền được bày bán từng vốc trên những tấm ni lông trải dưới đất
trước các cổng chợ quê mà thôi. Tới kỳ hạn, má lại tiết lộ điều này cho từng
đứa con cần phải biết và tất cả đã diễn ra suôn sẻ, êm thấm như má đã nguyện
cầu. Ngày mai, khi ba tôi trân trọng trao nó cho tôi thì cũng đồng thời giải
thoát cho má tôi một gánh nặng đằng đẵng gần hai mươi năm trời.
Khi
bước lên nhà trên tôi dừng lại ngang giường ba nằm trong giây lát. Trong giấc
ngủ nhẹ, khuôn mặt ba thanh thản lạ, đôi mắt nhắm hờ dường như khẽ rung động;
chắc là ba đang trong giấc mơ hạnh phúc cho bầy con gái.
Kho
báu của cha tôi...
- Truyện ngắn: Ái Duy.
Con bất hiếu chút tiền xin dâng Mẹ
Và, Mẹ ơi vĩnh biệt kể từ đây
Ngóng tin con, Mẹ vò võ từng ngày
Mắt thăm thẳm nơi con đang đồn trú..!!
Đạo làm Tướng nhìn non sông thất thủ
Mà, với con không biết tính làm
sao
Ngày qua ngày ăm ắp quặn lòng đau
Trước tình thế biển trào
làn Sóng Đỏ..!!
Hỡi chiến hữu, đệ
huynh hằng gắn bó
Cùng tử sanh
dày dạn gội phong sương
Để bây giờ trước
ngưỡng cửa thê lương
Xin vĩnh biệt, cảm
ơn, chào tất cả..!!
Sông Nuí ơi! Nghẹn
ngào ta từ giã
Nghe thẹn lòng
không giữ được Núi Sông
Bao năm ròng chiến
đấu để bại vong
Tiếc xương máu thấm
vào lòng mạch đất..!!
Bao: quả phụ, cô
nhi, và thương tật
Những mảnh đời lây
lất lắm tai ương
Dòng sông dài lênh
láng máu Quê Hương
Đang oằn oại dưới tà dương đẫm lệ..!!
Cờ Vàng ơi! Tung bay, từng ngạo nghễ
(Máu anh hùng tô điểm thắm Cờ Nam)
Rồi bây giờ Cờ rũ nhuốm màu tang
Màu ảm đạm lan tràn
lên Tổ Quốc..!!
Núi Sông ơi! Ngậm ngùi ngươi đã mất
Thì ta còn sống nhục để
làm chi
Xót phần mình chưa trọn phận nam
nhi
Hận đành phải vĩnh ly
vì đại cuộc..!!
Kính lạy Mẹ, cho
con đền nợ nước
Nhớ Me nhiều, nhiều
lắm trước lâm chung
Chút tiền lương kính gởi Mẹ chi dùng
Trong những lúc con không còn lo cho Mẹ..!!
Cúi lạy Mẹ, nguôi
ngoai về con trẻ
Gắng giữ gìn sức khỏe Mẹ hiền ơi
Phần Em, giùm nuôi dạy lũ con côi
Vĩnh biệt nhé, Mẹ
ôi, con vĩnh biệt!!
Tổ Quốc ôi! Nỗi đau gào thống thiết
Dòng Cửu Long sóng biếc... vỗ thiên thu
Hỡi những người gieo lửa máu âm mưu
Để lịch sử đời đời sau phê phán..!!
NGUYỄN MINH THANH
(Mùa Quốc Hận)
Tướng Trần
Văn Hai (1929 - 1975), người Cần Thơ, tốt nghiệp khoá 7 trường VBQGVN, cựu
Tư lệnh SĐ 7/ BB.
Ngày 30 - 4
- 1975 trước khi uống độc dược, Ô. đã tận tay trao tùy viên Tr.Úy Hh v
Hoa 70.000$ nhờ đưa Mẹ già đang ở SG !!
Được hung
tin, ngay sáng sớm hôm sau, bà Mẹ già mưu trí, cùng Tr/Úy Hoa tìm cách cấp tốc
đưa thi hài Ông về an táng tại Gò Vấp, SàiGòn
Mỗi
tháng Tướng Hai đều gởi tiền lương
về cho mẹ --- đến khi chết còn gửi 1 tháng lương
trước khi tuẫn tiết -- tướng Hai trong sạch -không tham nhũng
và giữ tiết tháo thật đáng kính phục!
Ý
kiến: Tướng Việt Nam Cộng Hòa thì trung hiếu. Tướng Việt cộng thì
sao?
Xin phúc đáp: Tướng Việt cộng là loại người hồn tầu óc Việt nên đã bán nước, bán cả biển đảo, lảnh thổ, buôn cả dân tộc, buôn luôn cả xác người.
https://bachvietnhan.blogspot.com/2023/05/20230506-cong-dong-tham-luan-bi-khoa.html
https://www.blogger.com/blog/post/preview/6284484198811826944/1926181369262796066
https://www.blogger.com/blog/post/preview/6284484198811826944/7268567111369155273
No comments:
Post a Comment