20230422 Cong Dong Tham Luan BPSOS
MS A Ga: Chuyện người tỵ nạn suýt bị trục xuất
LTS: Ngân sách của BPSOS để phục vụ và can
thiệp cho người tị nạn ở Thái Lan hoàn toàn do các nhà hảo tâm, trong đó có
nhiều thành viên lãnh đạo của BPSOS, đóng góp. 90% ngân sách này dành cho các
hoạt động bảo vệ tư cách tị nạn và đáp ứng nhu cầu an ninh của đồng bào; 10% để
vận động định cư cho những ai đã có quy chế tị nạn. Với công thức đó, từ năm
2008 đến nay, BPSOS đã giúp 1600 đồng bào được công nhận là tị nạn; khoảng phân
nửa đã định cư. Chúng tôi ít khi phổ biến thông tin về định cư vì tôn
trọng thông tin riêng tư, ngoại trừ số trường hợp thật đặc biệt vốn được nhiều
người biết đến. Dưới đây là câu chuyện của Mục Sư A Ga, một trường hợp đặc biệt
như vậy.
Tác giả: Hải Di Nguyễn
Năm 2018, sau 5
năm tỵ nạn tại Thái Lan, Mục sư A Ga bị cảnh sát Thái ập bắt và đưa vào trại
giam của Sở Di trú Thái Lan, IDC (Immigration Detention Centre), với nguy cơ bị
trục xuất về Việt Nam.
Nhờ can thiệp của
CAP (Centre for Asylum Protection) ở Thái Lan, BPSOS ở Hoa Kỳ, và Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ, Mục sư A Ga không bị tống về Việt Nam mà được Cao ủy Tỵ nạn LHQ kín đáo
đưa sang Philippines, rồi từ đó sang định cư tại Hoa Kỳ năm 2019.
Tuy nhiên gần đây ông vẫn bị công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố về tội “Phá hoại chính sách đại đoàn kết” do hoạt động về tự do tôn giáo.
Mục sư A Ga (phải) khi ở Việt Nam.
Tôi phỏng vấn Mục
sư A Ga ngày 1/4/2023, và Luật sư Thái Lan Jub Waritsara Rungthong ngày 19/4.
Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên
Mục sư A Ga (sinh
năm 1977) thuộc dân tộc Hà Lăng, trước đây sống ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy,
tỉnh Kon Tum.
“Tôi hoạt động về
đạo Tin lành, thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên. Trong giai đoạn
tôi tiếp nhận Chúa đến khi tôi được hầu việc Chúa, từ năm 2003, tôi liên tục bị
đàn áp, bắt bớ từ phía chính quyền Việt Nam.”
Ông bị “ngăn chặn,
không cho… theo đạo Tin lành, đặc biệt Hội thánh Tin lành Đấng Christ của người
Tây Nguyên” và nhiều lần bị mời lên làm việc – tôi đã xem được hàng loạt giấy
mời Mục sư A Ga từ các cấp chính quyền.
Ông nói “Có một
lần Mục sư đi tuyên giảng trong tỉnh Kon Tum và đến huyện Ngọc Hồi, và ở đó họ
làm khó Mục sư ba lần… Ba lần bị bắt.”
Vì sao tỵ nạn tại Thái Lan?
Theo lời kể của
Mục sư A Ga, năm 2012, ông tổ chức lễ Giáng sinh cho khoảng hơn 500 người, và
làm đơn xin phép trong khu vực.
Họ lúc đầu đồng ý
nhưng sau đó nói “chúng tôi chấp nhận cho ông tổ chức, nhưng ông không được mời
các nơi khác đến. Chỉ trong địa bàn của ông thôi. Thì Mục sư đã không đồng ý…
Trong hệ phái Tin lành Đấng Christ, tôi là người quản nhiệm, thì tôi có quyền
mời, nhưng tôi không mời các hệ phái khác.”
Mục sư vẫn tổ chức
Giáng sinh nhưng công an “canh gác rất dữ dội và đuổi đi khoảng 200 người”.
Năm 2013, sau vài
lần đụng độ với công an và nhà cầm quyền, đặc biệt sau khi công an đến quay
cảnh trong nhà, Mục sư A Ga bắt đầu cảm thấy không an toàn.
“Mục sư qua nhà
một người bạn cũng ở trong đạo, thì nghe tin vợ báo là công an đến nhà rất nhiều,
nên Mục sư chạy trốn luôn, không về nhà nữa.”
Từ Kon Tum, ông
trốn vào Sài Gòn rồi từ đó vượt biên sang Thái Lan.
Tỵ nạn
Năm 2014, Mục sư A Ga gặp
TS Nguyễn Đình Thắng của BPSOS tại Thái Lan, rồi tham gia các khóa học xã hội
dân sự, học cách thu thập thông tin bằng chứng, làm báo cáo cho LHQ tố cáo nhà
nước Việt Nam đàn áp tôn giáo và sắc tộc. Mục sư từ đó huấn luyện cho nhiều
người khác và chuyển các báo cáo cho BPSOS dịch sang tiếng Anh để nộp cho LHQ,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và nhiều cơ quan quốc tế.
Năm
2017, ông bị Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Gia Lai truy nã về tội “Tổ chức
người khác trốn đi nước ngoài” – một cáo buộc ông khẳng định không đúng sự
thật.
Biết
mình không an toàn dù đang ở Thái Lan, ông báo tin ngay lập tức cho Cao ủy Tỵ
nạn LHQ.
Bị bắt ở Thái Lan, “không nói được gì”
Mục
sư A Ga cho biết, ngày 11/1/2018 ông nhận được cuộc gọi từ một người muốn nghe
giảng lời Chúa và hẹn gặp ở quán cà phê, nhưng tại quán chưa kịp uống gì đã bị
cảnh sát Thái Lan, 9-10 người, ập vào bắt và còng tay.
Khi
xét hỏi, họ cũng đưa hai nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam vào phiên dịch, dù
vợ ông nói được tiếng Thái.
Mục
sư A Ga nói không biết mình tại sao bị bắt, khi không đi làm (bất hợp pháp), và
một người công an Thái nói “chính phủ Việt Nam bảo chúng tôi bắt ông”.
Ông
bị đưa vào IDC, trại giam cho người nhập cư trái phép, người xin tỵ nạn lẫn
người đã có quy chế tỵ nạn tại Thái Lan, và ở phòng dành cho người bị truy nã.
Ông kể ngày hôm sau một người từ Đại sứ quán Việt Nam liên lạc và tìm cách
thuyết phục ông quay về Việt Nam nhưng ông từ chối, nói “thà chết ở đây”.
“Đây không phải là một vụ bắt giữ bình thường”
Luật sư Jub Waritsara Rungthong cho biết “Những thông tin chúng tôi có được cho thấy đây không phải là một vụ bắt giữ bình thường – không phải là cảnh sát thấy một người tỵ nạn và muốn kiểm tra chứng minh thư – mà có vẻ là chính quyền có kế hoạch bắt ông ấy.”
Cô nói Mục sư A Ga “có tên trong danh sách” và “chúng tôi rất lo
ngại – có khả năng rất cao ông ấy sẽ bị trục xuất trong thời gian ngắn”. Danh
sách này được cảnh sát Thái Lan gọi là red poll, hay red alert, là thể thức một
chính quyền yêu cầu một chính quyền khác bắt người thông qua cảnh sát quốc tế
Interpol.
Luật sư Rungthong
khi đó đang làm việc cho CAP (Centre for Asylum Protection, tức Trung tâm Bảo
vệ Tỵ nạn), là một đề án được BPSOS tài trợ và yểm trợ.
Cô nói thông
thường một người khi bị bắt ngẫu nhiên, bị bắt trên đường, người đó không có
nguy cơ bị trục xuất, nhưng nếu cảnh sát có hồ sơ và ập vào bắt, đó là chuyện
khác – đặc biệt nếu người này sau đó bị đưa vào IDC. Cô cũng dự đoán Mục sư A
Ga sẽ không ở IDC lâu, và ngay lập tức phải thu thập mọi thông tin, bằng chứng,
để báo sự việc lên cho Cao ủy Tỵ nạn LHQ.
Thoát khỏi Thái Lan
Mục sư A Ga nói
trong thời gian ở IDC, ông lo lắng đến không ngủ được. Ông biết một người
Campuchia cũng bị truy nã và chỉ khoảng một tuần đã bị trục xuất về nước.
Tuy nhiên các luật
sư ở Thái Lan cùng vào cứu, và tổ chức BPSOS cũng phối hợp với các tổ chức nhân
quyền khác và vận động quốc tế để can thiệp vào trường hợp của ông. Ân nhân
chính, theo lời Mục sư, là Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc
tế Hoa Kỳ.
Trong thời gian
Mục sư A Ga bị giam ở IDC, nhân sự của CAP thường viếng thăm để đề phòng cảnh
sát Thái Lan bất ngờ trục xuất.
Khoảng ngày
10/3/2018, cựu đại sứ Joseph Rees, cố vấn thâm niên của BPSOS về các đề án quốc
tế, cùng với vợ người Việt, đến thăm và trấn an Mục sư A Ga trong IDC.
Khoảng ngày 23/3,
từ nhà giam IDC, Mục sư A Ga cùng gia đình được IOM (International Organisation
for Migration, tức Tổ chức Di trú Quốc tế) tạm thời đưa sang Philippines.
Luật sư Jub Waritsara Rungthong giải thích, đó là vì Thái Lan không ký Công ước Quốc tế về Nhân quyền và không bảo đảm an toàn cho người tỵ nạn, nhưng Philippines có ký.
Ngày 25/9/2018, Mục sư A Ga và gia đình lên máy bay sang định cư
tại North Carolina, Hoa Kỳ.
Tiếp tục đấu tranh về tôn giáo
Sau khi sang Hoa
Kỳ, Mục sư A Ga vẫn hoạt động về tôn giáo và nói sẽ “tiếp tục viết báo cáo, đấu
tranh tới khi nào Việt Nam thực thi quyền tự do tôn giáo cho người dân, đặc
biệt ở Tây Nguyên”.
VOA Tiếng Việt đưa
tin ngày 19/4/2023, Công an tỉnh Đắk Lắk truy tố hình sự Mục sư A Ga về tội
“Phá hoại chính sách đại đoàn kết”, và đồng thời bắt giam thầy truyền đạo Y
Krếc Byă thuộc Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, với cùng tội danh.
Theo trích dẫn của
VOA, ông khẳng định “Chúng tôi không làm gì để gây chia rẽ, mất đoàn kết dân
tộc cả” và nói chính nhà nước “mới gây chia rẽ các vấn đề tôn giáo của chúng
tôi ở tại Tây Nguyên, Việt Nam”.
Những người tỵ nạn khác tại Thái Lan
Trong khi Mục sư A Ga và gia đình được may mắn sang định
cư tại Hoa Kỳ, tại Thái Lan vẫn còn nhiều người Việt vẫn đang mòn mỏi chờ đợi,
không biết bao giờ đến được bến bờ tự do.
Ông nói nhiều người bản địa từ Việt Nam trốn sang Thái
Lan vì niềm tin tôn giáo – “chính quyền không chấp nhận quyền tự do tôn giáo của
người bản địa, đặc biệt tôn giáo độc lập.” Nhà nước Việt Nam ép buộc họ từ bỏ
niềm tin và “tìm đủ mọi cách để tấn công, có thể hù dọa, bắt bớ, thậm chí tịch
thu tài sản”.
Nhưng ở Thái Lan, người tỵ nạn cũng phải chịu cực khổ
và sống trong lo lắng, không thực sự an toàn.
Luật sư Rungthong cho biết trong số người tỵ nạn tại
Thái Lan, đông là người Pakistan, Việt Nam, hay Campuchia – nhưng người Việt có
tỷ lệ, so với dân số, bị trục xuất về nước cao hơn người tỵ nạn từ Pakistan.
Cô cũng nói Mục sư A Ga là trường hợp may mắn, không
phải ai cũng may mắn như vậy.
“Là người tỵ nạn ở Thái Lan, ngay cả khi bạn được Cao ủy
Tỵ nạn LHQ công nhận, cũng không bảo đảm gì cả. Không bảo đảm bạn sẽ được định
cư nước khác… Và vì Thái Lan không ký Công ước Quốc tế về Người Tỵ nạn, khi người
tỵ nạn bị bắt giữ, không có gì bảo vệ họ.”
Cô nói Thái Lan gần đây đưa ra luật mới nói không trục
xuất người tỵ nạn, có hiệu lực từ tháng 2/2023, nhưng điều đó cũng không bảo đảm
an toàn cho người tỵ nạn – trong tháng này Thái Lan đã trục xuất về nước vài
người Miến Điện.
Có trường hợp – cô Rungthong không muốn nói cụ thể quốc
tịch – cô nói “ví dụ như họ bị bắt giữ ngày hôm qua, rồi sáng nay [người của
văn phòng] Cao ủy Tỵ nạn LHQ đến thăm họ trong IDC, buổi chiều một người bạn tới
thăm, rồi đến 7 giờ tối chúng tôi nghe tin họ đã bị đưa vào xe và trục xuất về
nước. Cùng ngày hôm đó… Sự tham gia của Cao ủy Tỵ nạn không có nghĩa là người
đó sẽ không bị trục xuất, và đây là một người tỵ nạn được công nhận.”
Thêm một người tị nạn bị nhà nước Việt Nam bắt cóc: Thái Văn
Đường
Tuần này,Tiến sĩ
Nguyễn Đình Thắng lại tham gia một cuộc phỏng vấn với cô Rachel Quý thuộc kênh
Thế Giới Việt với một chủ đề đang nóng; sự kiện anh Thái Văn Đường một người
Việt Nam đang tị nạn bị nhà nước Việt Nam bắt cóc về nước. Ts. Nguyễn Đình
Thắng cũng nhắc lại câu chuyện của nhà báo Trương Duy Nhất bị Việt Nam bắt cóc
vài năm trước đây. Điều này cũng cho thấy nhà nước Việt Nam chủ trương bất
khoan dung với mọi tiếng nói phê phán chế độ hoặc những người có những thông
tin liên quan đến những sai phạm của quan chức cao cấp của ĐCSVN. Ông cũng nêu
lên sự quan ngại đến an toàn của các đồng hương đang lánh nạn tại Thái Lan. Hơn
một lần trong buổi phỏng vấn, Ts. Nguyễn Đình Thắng đã nhắc nhở đồng hương tị
nạn chia sẻ tầm quan trọng trong việc tự bảo vệ chính bản thân mình bằng những
thói quen cần thiết.
Ngoài ra, Ts. Nguyễn Đình Thắng cũng cho biết sự việc tiêu cực này
cũng là cơ hội để thúc đẩy Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cần gia tăng việc phỏng
vấn và giới thiệu tái định cư cho số đồng hương người Việt đang kẹt tại Thái
Lan.
Để biết thêm chi tiết, xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại
đây:
https://www.youtube.com/watch?v=lFMNlpEAju4
Ai cũng có thể vận động cho Đức tin và Công lý
Video này ghi lại
cuộc trò chuyện thân mật giữa bà Loan Nguyễn, thành viên của tổ chức Vận động
cho Đức Tin và Công Lý tại Việt Nam (Advocates for Faith and Justice in
Vietnam), và cô Rachel Quý trên kênh Thế Giới Việt.
Bà Loan Nguyễn là
nhân chứng sống về Tết Mậu Thân. Sau khi rời Việt Nam đi du học vào năm 1971,
bà đã có cơ hội giúp đỡ người tị nạn đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Bà
cũng chia sẻ về tình trạng dung dưỡng ngôn từ bạo lực từ phía chính quyền Việt
Nam đã dẫn đến việc Linh Mục Trần Ngọc Thanh bị thảm sát vào đầu năm 2022. Là
một nhà tâm lý học và là tín đồ công giáo, bà nhấn mạnh giá trị đạo đức trong
việc xây dựng một xã hội và một đất nước văn minh và tiến bộ.
Để biết thêm chi
tiết, xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=G9h05LREiQ8&t=14s
hông tin
liên quan:
Tổng
Thống Biden: Hãy lên tiếng về tình trạng ngôn ngữ hận thù và bạo lực nhắm vào
các tôn giáo ở Việt Nam:
Hướng Về
Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo 2022: Giới thiệu nhóm Công Giáo Việt Nam:
Phổ biến
video tài liệu về vụ sát hại LM Trần Ngọc Thanh: https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1797-pho-bien-video-tai-lieu-ve-vu-sat-hai-lm-tran-ngoc-thanh.html
No comments:
Post a Comment