Friday, April 14, 2023

20230415 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230415 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Lịch Sinh Hoạt Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại

LỜI KÊU GỌI Tham dự Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần Thứ 48 Năm 2023.

Kính thưa quý Hội đoàn, Đoàn thể Quốc gia Và toàn thể quý đồng hương Việt Nam tỵ nạn cộng sản Miền Bắc California. Tháng TƯ ĐEN năm 2023 nhắc nhở cho toàn thể người Việt ly tán đang cư ngụ tại các quốc gia tự do về biến cố “quê hương và dân tộc Việt Nam rơi vào tay nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội”.

Đặc biệt Mùa Tưởng Niệm Quốc Hận năm nay, ngoài việc treo Cờ rũ suốt tháng Tư Đen tại Trung Tâm Sinh Hoạt CĐ, Ban Đại diện Cộng đồng Việt Nam Bắc California và Ban Đại diện Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Bắc California sẽ phối hợp với văn phòng Nghị viên Peter Ortiz nhằm:

Tổ chức long trọng Ba Buổi Lễ:

Lễ Tưởng niệm Tướng Lãnh - Quân nhân - Đồng bào Việt Nam đã tuẫn tiết hoặc tử nạn trong cuộc xâm lăng 1975 của cs Bắc Việt;

Lễ Tưởng niệm những người Việt không chấp nhận sống với cs đã tử nạn trên đường vượt thoát; và Lễ Cầu nguyện cho quê hương Việt Nam, cho đất nước Hoa Kỳ và cho Hòa bình Thế giới, như sau:

1.- Buổi Thắp Nến: Chiều Thứ Sáu, ngày 21 tháng 4 năm 2023 từ 5 pm đến 7 pm.

2.- Lễ Cầu Siêu và Cầu An: Do Tỳ Kheo Thích Pháp Hạnh hướng dẫn và Chủ lễ Chiều Thứ Bảy, ngày 29 tháng 4 năm 2023 từ 3pm đến 5pm. 3.- Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 48: Sáng Chủ Nhật, ngày 30 tháng 4 năm 2023 từ 10am đến 2pm (Khai mạc lúc 11:30am)

Tại:

TRUNG TÂM SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM BẮC CALIFORNIA 1141 East William Street, San Jose, CA 95116

Kính mong mọi Người Việt tỵ nạn cộng sản Miền Bắc California, từ cao niên đến trẻ em, cùng rủ nhau đến tham dự BA BUỔI LỄ TRONG MÙA QUỐC HẬN THỨ 48 để cùng ôn lại trang sử đau thương của đất nước với các thế hệ trẻ hơn của chúng ta, cùng tưởng niệm ngày tang của dân tộc, cùng tưởng nhớ đến các nạn nhân trong cuộc xâm chiếm của bọn cộng nô Bắc Việt gây ra và cùng hồi tưởng lại những người đã không chấp nhận sống dưới chế độ tham ác của cộng sản, đã bỏ mình trên đường vượt thoát sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

Rủ nhau tham dự BA BUỔI LỄ TRONG MÙA QUỐC HẬN THỨ 48 để chúng ta cùng quyết tâm sẵn sàng đáp ứng và tiếp tay đồng bào quốc nội đang sẵn sàng xả thân đứng lên vì sự tồn vong của đất nước, vì lẽ sống của dân tộc và của chính bản thân họ!

Đã đến lúc ngụy quyền cộng sản Hà Nội phải trả lại quyền quyết định vận mạng Tổ quốc và Dân tộc cho Toàn Dân Việt Nam.

San Jose, ngày 31 tháng 3 năm 2023.

TM. Ban ĐDCĐVN/BCA

Nguyễn Ngọc Tiên, CT

(ký tên)

Khu vực 5, San Jose  

Nghị viên Peter Ortiz

(ký tên)

TM. Ban ĐDCĐNVQG/BCA

Nguyễn Công Khanh, CT

(ký tên)

Liên lạc Ban Tổ Chức: 

Nguyễn Ngọc Tiên (408) 242-4056

Nguyễn Tuấn (408) 828-7795

VPNV Peter Ortiz (408) 416-8777

Nguyễn Công Khanh (408) 694-7543

Bùi Nghiệp (408) 832-8228

https://www.youtube.com/watch?v=6hKhEbxmcLg

 

Nhà nước Việt Nam có thực sự muốn hòa hợp hòa giải không? 

Một lần nữa, Ts. Nguyễn Đình Thắng đã có tham dự một cuộc phỏng vấn trên kênh "THẾ GIỚI MỚI với Rachel Quý." Trong video phỏng vấn này, chủ đề "hòa hợp hòa giải" được nhắc đến. Tuy phía Việt Nam luôn đưa ra những tuyên bố ủng hộ cho tinh thần này nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Ts. Nguyễn Đình Thắng đã phân tích khả năng kém cỏi của các đội ngũ dư luận viên cấp thấp cho đến việc không tuân thủ các công ước quốc tế đã ký kết từ cấp chính quyền trung ương.


Những khái niệm về nhân phẩm và nhân cách cũng được đề cập đến một cách khách quan dựa vào các căn cứ văn hóa và lịch sử.


Trong phần trả lời vấn nạn "người hải ngoại có thể làm gì", Ts. Nguyễn Đình Thắng đã đề nghị mô hình kết nối trong ngoài và vận dụng thế đòn bẩy qua áp lực của Quốc Tế đồng thời cũng đưa ra một thí dụ cụ thể đã th5nh công tại Việt Nam. 


Để biết thêm chi tiết, xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=lFstRHGtXXY 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fweb-extract.constantcontact.com%2Fv1%2Fthumbnail%3Furl%3Dhttps%253A%252F%252Fi.ytimg.com%252Fvi%252FlFstRHGtXXY%252Fhqdefault.jpg&t=1681520444&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd6-2f0001012f00&sig=49LBQS3yb8Oh0aU6dKsMmA--~D

Thông tin liên quan:

Liên Hiệp Quốc lên tiếng dồn dập về các vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=ZcD93dRE0rc

Nội lực của người dân là yếu tố quyết định giúp dân chủ hóa đất nước: https://www.youtube.com/watch?v=SFzXnE6exM0

Statement of Ms. Chian Yew Lim, human rights officer at OHCHR: https://www.youtube.com/watch?v=4uJS6RT0pCE&t=1s

Họp báo tại Geneva - Lời mở đầu của TS. Nguyễn Đình Thắng: https://www.youtube.com/watch?v=zPougwaTBcg


Thư chung gửi Ngoại Trưởng Blinken: Hãy lên tiếng với Hà Nội về tình trạng đàn áp tôn giáo leo thang

35 tổ chức và hơn 300 cá nhân đưa khuyến nghị trước chuyến công du Việt Nam của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ

Mạch Sống, ngày 14 tháng 4, 2023

http://machsongmedia.org

Một bức thư chung đề ngày 13 tháng 4 đã được chuyển đến Ngoại Trưởng Antony Blinken trước khi Ông cùng phái đoàn Hoa Kỳ đến Việt Nam. Nội dung bức thư nêu lên những vụ đàn áp tôn giáo gần đây và đề ra một số khuyến nghị cụ thể.


Bức thư do BPSOS khởi xướng được ký tên bởi 35 tổ chức quốc tế cũng như của người Việt ở hải ngoại và trong nước. Đồng thời có 332 cá nhân ký tên, bao gồm nhiều tu sĩ Phật Giáo, chức sắc Cao Đài, giáo dân Công Giáo và tín đồ Tin Lành Tây Nguyên và Hmong ở trong nước, ở Thái Lan và ở Hoa Kỳ. Cùng đứng tên chung còn có cựu Đại Sứ Lưu Động của Hoa Kỳ cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam Brownback, cựu Chủ Tịch Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Tiến Sĩ Katrina Lantos-Swett và nhiều nhân vật có uy tín quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo.


“Qua những trường hợp cụ thể, bức thư chung cho thấy tình trạng đàn áp tôn giáo ngày càng nghiêm trọng hơn,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch và cũng là người đại diện ký tên cho tất cả các tổ chức và cá nhân kể trên, cho biết. “Chúng tôi chỉ ra rằng một số vụ đàn áp đã diễn ra ngay sau khi Tổng Thống Joe Biden có cuộc điện đàm với Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F3ad9d47c-d1bf-4d02-bc91-272a7cafd4f6.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681520444&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd6-2f0001012f00&sig=CgYjmRRA1Bqy_0QjOaxJUw--~D

Hình 1 -- Công an tỉnh Đắk Lắk bắt và khởi tố nhà truyền đạo Y Krech Bya ngày 8 tháng 4, 2023 (nguồn CAND)


Ngày 8 tháng 4, công an tỉnh Đắk Lắk bắt thầy truyền đạo Y Krech Bya khi đang tổ chức lễ vọng Phục Sinh tại gia. Cùng ngày, họ tuyên bố khởi tố hình sự đối với Mục Sư A Ga, hiên định cư ở Hoa Kỳ và là người sáng lập hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên mà thầy truyền đạo Y Krech Bya là tín đồ. Điều này cho thấy phía Việt Nam không đáp ứng lời kêu gọi tôn trọng nhân quyền từ chính phủ Hoa Kỳ.


Theo Ts. Thắng, 2 sự kiện này cho thấy nhà nước Việt Nam không chỉ ngăn cản và trừng phạt công dân khi hành đạo tại nhà riêng mà còn đe doạ cả thường trú nhân Hoa Kỳ.

Theo nội dung bức thư, tình trạng người Hmong theo đạo Tin Lành bị ép phải bỏ đạo ngày càng trở nên nghiêm trọng ở một số tỉnh miền Bắc, nhất là ở Nghệ An. Thậm chí một công dân Hoa Kỳ gốc Hmong khi về thăm vợ con đã bị chính quyền huyện Kỳ Sơn trục xuất ra khỏi huyện sau khi công an phát hiện người này theo đạo Tin Lành. Vợ con sau đó phải bỏ trốn xuống vùng Tây Nguyên trước lời đe doạ trừng phạt, bỏ tù nếu không bỏ đạo; các người con này, theo luật pháp Hoa Kỳ, đều là công dân Hoa Kỳ.


“Chúng tôi nêu trường hợp của các tín đồ Cao Đài đang bị sách nhiễu, bị cấm xuất cảnh chỉ vì họ tranh đấu để phục hồi Hội Thánh Cao Đài và đòi lại Toà Thánh Tây Ninh và nhiều trăm cơ sở tôn giáo mà nhà nước đã trao quyền sử dụng cho một chi phái do nhà nước mới dựng lên năm 1997,” Ts. Thắng giải thích.


Bức thư chung cho thấy nhà nước Việt Nam đối xử thô bạo với mọi giáo hội, tổ chức hay nhóm tôn giáo nào không chịu đặt mình dưới sự kiểm soát của chính quyền. Điển hình là chính quyền huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum ngày 22 tháng 3 vừa qua đã đường đột cản trở vị linh mục Công Giáo khi đang cử hành lễ, cắt điện, tịch thu Kinh Thánh, xua đuổi giáo dân và ra lệnh cho vị linh mục này phải lên uỷ ban nhân dân huyện “làm việc”. Trước đó không lâu, chính quyền địa phương cũng ở tỉnh Kon Tum đã tháo dỡ căn nhà tôn là nơi sống tạm của Đại Đức Thích Nhật Phước, vị sư trụ trì của chùa Sơn Linh Tự đã bị đập phá năm 2019 và chỉ còn là đống gạch vụn.

Cuộc bố ráp Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ ngày 13 tháng 3 vừa rồi bởi hơn 100 công an cũng được nêu lên để nhấn mạnh rằng chính sách đàn áp tôn giáo không thay đổi và các hành vi bức hại những người theo tôn giáo độc lập với nhà nước vẫn diễn ra và ngày thêm nghiêm trọng. Một số luật sư đại diện nhóm người theo Phật giáo này cũng bị khởi tố hình sự.


“Chúng tôi nêu ra một số vụ việc tiêu biểu và xảy ra gần đây để dẫn đến các khuyến nghị cho Ngoại Trưởng Blinken,” Ts. Thắng giải thích.


Các khuyến nghị này bao gồm:

1.      Kêu gọi nhà nước Việt Nam chỉ thị các cấp chính quyền địa phương, huyện và tỉnh phải ngưng ngay chính sách ép tín đồ Tin Lành người Hmong bỏ đạo và phải tôn trọng quyền hành đạo tại tư gia của các tín đồ Thiên Chúa Giáo người Tây Nguyên.

2.      Tu chính điều 116 (phá hoại chính sách dại đoàn kết)  và điều 331 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ) của bộ luật hình sự để tuân thủ các công ước Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết.

3.      Trả tự do ngay và vô điều kiện cho các tù nhân lương tâm và tôn giáo.

4.      Ngưng mọi hành vi đàn áp xuyên quốc gia nhắm vào các người bảo vệ nhân quyền ở ngoài Việt Nam.

Bức thư chung:

https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/04/2023-04-13-Joint-letter-to-Secretary-Blinken.docx-2.pdf


Gia đình bà Lê Thị Trang: “Ba thế hệ vô tổ quốc”

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1925-gia-dinh-ba-le-thi-trang-ba-the-he-vo-to-quoc.html


LTS: Gương mặt tị nạn mà chúng tôi muốn giới thiệu nay đã vắng mặt trên thế gian, để lại một người con gái bệnh tâm thần và người cháu trai bơ vơ. Cả 3 thế hệ đã hơn 30 năm lưu lạc, không quy chế ở Thái Lan. Lẽ ra họ đã phải được định cư nhân đạo vào Canada, nhưng không. Và một người đã vĩnh viễn ra đi mà tự do chưa thấy.


Tác giả: Hải Di Nguyễn

Trong số những người Việt tỵ nạn lâu nay tại Thái Lan, có một trường hợp đặc biệt là bà Lê Thị Trang, vừa qua đời tháng 2/2023 ở tuổi 85, sau hơn 30 năm lưu lạc tại nước này.

Còn lại là con gái Nguyễn Thị Na (55 tuổi) và cháu trai A Tỷ (20 tuổi).

Cả ba thế hệ đều vô tổ quốc, giấy tờ Việt Nam không còn, giấy tờ Thái Lan không có.

Vì cô Nguyễn Thị Na bị bệnh tâm thần, ngày 11/4/2023 tôi phỏng vấn anh Nguyễn Văn Ân (sinh năm 1988), một người tỵ nạn tại Thái Lan đã nhiều lần đến thăm và hỗ trợ, về gia đình bà Lê Thị Trang. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F08a84e4d-2835-48b9-8ae9-b34dffe5a864.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681520444&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd6-2f0001012f00&sig=VtzNpf.cAxgc7eZ_wA1nZQ--~D

Vượt biên

Anh Nguyễn Văn Ân sang Thái Lan tỵ nạn từ năm 2018 và tham gia một số hoạt động thiện nguyện. Anh cho biết trong khoảng năm 2018-2020, anh đến thăm gia đình bà Lê Thị Trang mỗi tháng một-hai lần; sau đó ít hơn, vài tháng một lần.

Anh không biết thời điểm chính xác bà Trang vượt biên, chỉ biết là ít nhất hơn 30 năm trước.

“Cô ấy nói là… bố mẹ bị nhà cầm quyền cộng sản thu hồi, cưỡng chế hết đất, bố mẹ cô phải đi vùng kinh tế mới. Khi đó cô ấy không còn nhà, không còn đất để ở, cô ấy buộc phải trốn sang Thái Lan… cùng với con gái của mình sang Thái Lan để vào trại tỵ nạn.”

Khi các trại tỵ nạn đóng cửa và thuyền nhân bị cưỡng bức hồi hương, có người tự sát trong phẫn uất, có người may mắn được định cư nước khác, có người bị ép về và chết ở Việt Nam. Riêng bà Lê Thị Trang, theo anh Ân, trốn ra ngoài và từ đó ở lại Thái Lan tới khi nhắm mắt xuôi tay.

Hơn 30 năm tại Thái Lan

Để mưu sinh, bà Lê Thị Trang bán hàng dạo như trái cây, bánh kẹo… nhưng không còn sức tiếp tục trong khoảng mười năm cuối đời.

Người con gái Nguyễn Thị Na bị vấn đề tâm thần và không có khả năng lao động. Theo anh Ân, bà Trang khi còn sống có kể là “lâu lâu cô này lên cơn, có khi đánh cả bà Trang. Khi đó không kiểm soát được đầu óc của mình.”

Do hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt từ khi bà Trang không còn sức đi làm, gia đình thường được nhà thờ Fatima (Din Daeng, Bangkok) giúp đỡ.

“Khi cô [Nguyễn Thị Na] tỉnh táo, cô ấy đi ra quét dọn sân nhà thờ. Đứa cháu thì giúp lễ trong nhà thờ, giúp tưới cây, chăm sóc trong vườn của nhà thờ.”


Ba thế hệ vô tổ quốc

Theo anh Nguyễn Hoàng Ân, bà Lê Thị Trang cho biết từng được LHQ đưa giấy xác nhận là người xin tỵ nạn, nhưng đó chỉ là một tờ giấy A4.

“Khi phỏng vấn UN thì không được đậu UN, UN thu lại bản gốc, cô ấy chỉ còn lại bản sao cô ấy đưa cho mình xem thôi.”

Anh cho rằng một số người ghi danh xin tỵ nạn có thể không biết cách trả lời hoặc không thể đưa ra bằng chứng cụ thể cho thấy cần tỵ nạn, nên hồ sơ bị đánh rớt.

“Còn mình xác định cô ấy là người tỵ nạn thực sự… Mình biết rằng cô ấy là người vô tổ quốc.”

Anh Ân cũng nói “Cô cho biết là ở Việt Nam cô ấy không còn nhà cửa, không có giấy tờ, cũng không còn người thân nữa… thì việc về Việt Nam là bất khả thi… Cô ấy là một người vô tổ quốc, cô không có lựa chọn và buộc phải ở lại Thái Lan.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fa18f784b-44d6-4241-8287-6fb75158624e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681520444&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd6-2f0001012f00&sig=tHvNZuT3BJXRfR4rv1_U7w--~D

Cô Nguyễn Thị Na cùng con trai A Tỷ.

 

Như bà và mẹ, A Tỷ cũng không có bất kỳ giấy tờ nào (ngoài giấy khai sinh) và gần như sống bên rìa xã hội, dù sinh ra lớn lên ở Thái Lan và không nói tiếng Việt. Tuy nhiên anh Ân nói, gần đây cha xứ giúp được giấy nào đó ở Thái Lan – không rõ chi tiết – cho phép A Tỷ được đi học.


Ba thế hệ co cụm trong một phòng nhỏ

Anh Nguyễn Văn Ân cho biết, gần 20 năm nay, gia đình bà Lê Thị Trang được một gia đình người Thái cho ở trong nhà, không tính tiền.

Tuy nhiên đó chỉ là một căn phòng nhỏ bít bùng, cửa sổ không mở và đồ đạc gần như không có. Cả ba người sống trong một phòng, mọi sinh hoạt gói gọn trong một phòng.

“Không có tủ, không có bàn ghế. Trước đây chỉ có một tấm nệm, một cái quạt nhỏ, với một bình oxy khi [bà Trang] khó thở.”   

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F2c2d6956-f69e-442f-9d6c-6c12e4d6336e.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681520444&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd6-2f0001012f00&sig=QXerzpPowVjGZec1TgPJUg--~D

Anh Nguyễn Văn Ân và bà Tanya Nguyễn-Đỗ đến thăm bà Lê Thị Trang. 


Bà Lê Thị Trang bị hen, hay khó thở và bị nhiều bệnh về bao tử và tim phổi.

Anh Ân nói “Gia đình cô may mắn được nhà người Thái và cha xứ Fatima hỗ trợ… khi đi bệnh viện. Họ là người đứng ra chịu trách nhiệm, liên hệ với bệnh viện cũng như làm các giấy tờ liên quan… Họ chịu trách nhiệm cả về chi trả phí chữa bệnh cũng như thuốc men cho cô này.”


Hỗ trợ từ nhà thờ và hội nhóm

Ngoài nhà thờ Fatima, gia đình bà Lê Thị Trang lâu lâu cũng được giúp chút tiền hoặc lương thực từ các cha xứ, tổ chức từ thiện, hoặc các mạnh thường quân, dù không nhiều.

Chẳng hạn, theo anh Nguyễn Văn Ân, trong khoảng năm 2017-2019, gia đình được hỗ trợ từ Linh mục Joseph Nguyễn Văn Thiện từ Hoa Kỳ, qua người trung gian là Cao Lâm.

Sau đó, “vào khoảng tháng 6/2019, Linh mục Nguyễn Văn Khải có giới thiệu một đoàn có hai linh mục cùng với một số người sang Thái Lan. Từ đó Cha Hảo có nhờ mình chuyển tiền hàng tháng, trong một năm, từ tháng 6/2019.”

Ngoài ra cũng có các hội nhóm đến thăm và động viên, hoặc cho gạo, thùng mì, chút tiền mặt.

Qua đời tại Thái Lan, không tang lễ

Bà Lê Thị Trang mang nhiều bệnh trong người.

“Dường như khoảng tầm độ hai năm trở lại đây, cô ấy không còn ra được khỏi căn phòng đó nữa. Trước đây cô vẫn còn đi lại được, đi ra nhà thờ, đi lễ, đi đọc kinh được, nhưng trong khoảng hai năm trở lại đây, mình có lên thăm thì cô chỉ ngồi một chỗ thôi, không đi lại được nữa.”

Bà nhắm mắt lìa đời vào tháng 2/2023.

“Mình tìm hiểu thì được biết là gia đình người Thái đó và nhà thờ đưa đi bệnh viện, rồi từ bệnh viện họ đưa vào nhà chùa để thiêu. Hiện tại hài cốt cũng để trong chùa.”

Anh Ân nói thêm “Không có đám tang. Lúc đó cũng là Tết Việt Nam nên người tỵ nạn tiếp cận được thông tin này rất ít. Sau này mình nghe được thông tin, mình lên, thì mọi việc đã xong hết rồi.”


Con cháu 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F224122ab-6421-4447-8c8d-566354558918.png%3Frdr%3Dtrue&t=1681520444&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1cd6-2f0001012f00&sig=1gPtlQrAhrROEI8C_X.ivQ--~D

Cô Nguyễn Thị Na trong căn phòng hiện nay, sau khi bà Trang qua đời. 


Cô Nguyễn Thị Na và người con trai A Tỷ hiện nay vẫn sống trong căn phòng đó, vẫn không biết tương lai sẽ đi về đâu. Bà Lê Thị Trang là người trước đây nộp hồ sơ xin tỵ nạn, người con và cháu chỉ đi theo hồ sơ đó và giờ đây bà đã qua đời, chưa có quy chế.

Anh Nguyễn Văn Ân nói “Mình muốn kêu gọi hỗ trợ… cứu lấy mảnh đời người con cũng như người cháu, không rơi vào tình trạng như người mẹ, đến hết đời vẫn rơi vào tình trạng vô tổ quốc, không có một giấy tờ gì và không có điều kiện hưởng những quyền lợi như những người bình thường. Cũng mong là có sự can thiệp nhân đạo từ các tổ chức.”

Anh nói ở Thái Lan có nhiều người cũng sống mấy chục năm không được quy chế tỵ nạn, nhưng “trường hợp vô tổ quốc cả ở Việt Nam và ở Thái Lan là cực kỳ hiếm”.

 

No comments:

Post a Comment