Sunday, April 9, 2023

20230410 Cong Dong Tham Luan BPSOS

20230410 Cong Dong Tham Luan BPSOS

 

Nghịch lý cựu thuyền nhân: giả được cưu mang nhân đạo; thật tiếp tục lưu lạc, vô tổ quốc

 

Ts. Nguyễn Đình Thắng

Ngày 8 tháng 4, 2023

http://machsongmedia.org


Người thật sự lưu lạc, vô tổ quốc

Năm 1989 Ông Trần Thanh Mẫn, lúc ấy 19 tuổi, vượt biên đến Thái Lan. Giờ đây, 53 tuổi, ông vẫn lưu lạc, vô tổ quốc ở Thái Lan và không biết cứ phải sống như vậy cho đến bao giờ.


Ông giải thích, “Cha tham gia chế độ Sài Gòn, bị chèn ép quá, không thể sống nổi”, và sau khi cha ông “bị đày đọa… rồi bệnh chết” ở Kiên Giang, ông quyết định phải vượt biên. Đi bảy lần ông mới đến được Thái Lan. Nhưng rồi ngày 26 tháng 9, 1996 Ông bị cưỡng bức về Việt Nam từ nhà tù biệt giam – ông bị tù biệt giam vì phản đối hồi hương. Vừa về đến Việt Nam, Ông bị đưa ngay vào trại giam ở Thủ Đức.


“Họ điều tra tôi trong vòng ba ngày. Mỗi ngày chỉ cho tôi ăn một bữa cơm thôi, một chai nước, cho mình sống qua ngày.” 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F44559fc7-da05-4d9a-9c28-fb165106ef7c.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=n94D6By_rn_2RWAw4Bde_Q--~D

Hình 1 – Ông Trần Thanh Mẫn, 34 năm lưu lạc, vô tổ quốc bị bỏ rơi lại ở Thái Lan


Ông bị tra khảo rồi được trả về địa phương, không chứng minh nhân dân, không hộ khẩu, cũng không nhà cửa, “nay sống chỗ này, mai sống chỗ kia”. Một hôm, ông bị 5, 6 thanh niên bịt mặt tình nghi là người của công an đánh giữa đường. Ngay hôm ấy, vợ chồng ông trốn sang Campuchia. Đó là năm 1998.


Sau 2 năm ở Campuchia thấy không ổn, hai vợ chồng lại chạy sang Thái Lan năm 2000.


Không giấy tờ tuỳ thân hợp pháp, ông không cho vợ ra khỏi nhà vì nguy hiểm, còn ông thì kiếm sống bằng mọi cách: chạy bàn, sơn nhà, làm xây dựng, bốc vác…

Ông kiếm được từ 6 đến 9 USD một ngày. Bị cảnh sát bắt, ông phải nộp phạt tương đương 170 đến 340 USD mỗi lần. Đến nay ông đã 3 lần phải nộp phạt. Nếu không nộp phạt thì bị đưa về trại giam của Sở Di Trú Thái Lan. Vào đó rồi thì không có ngày ra.


“Tối nhiều khi ra chợ rau… mình đi lựa rau họ bỏ, lựa lại về ăn.”


Sau này, vợ ông vì là người Công giáo đã được vào làm giúp việc cho mấy soeur của một dòng tu. Cô con gái, sinh năm 2011, được các soeur cho đi học trường dòng.


Ở Thái Lan, gia đình ông dọn từ nơi này sang nơi khác, khi hết việc hoặc khi cảm thấy không an toàn, và tránh những nơi nhiều người Việt như Bangkok để không bị cảnh sát chú ý. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F0906f2e7-32f7-4600-a4a4-caadee029168.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=wGv7HXRJ9ChpIFKOzD0yOg--~D

Hình 2 -- Ở tuổi 53, ông Mẫn vẫn phải đào hầm nhà xí cho người Thái để kiếm sống, tháng 3 năm 2023


Vì không giấy tờ hợp pháp, gia đình ông luôn sống trong lo sợ. Ông kể, ở nhà nghe nhạc Việt không dám mở lớn, ra ngoài thấy người Việt không dám giao tiếp, đi trên đường cũng không dám nói chuyện điện thoại bằng tiếng Việt.


Tuy ghi danh từ rất sớm, gia đình ông và nhiều gia đình cựu thuyền nhân khác đã bị bỏ rơi và phải nhìn những người không đủ điều kiện lũ lượt đến Canada theo chương trình định cư nhân đạo mà lẽ ra chỉ dành cho những người lưu lạc, vô tổ quốc lâu năm như ông. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fd2cd4dfc-9bf8-40a6-91d1-262ca54f3e6b.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=wHJUiqWze94pqy0vPkxliw--~D

Hình 3 -- Ông Mẫn và các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi trước đây lần nữa được hứa hẹn định cư nhân đạo vào Canada tại buổi họp ở Bangkok, tháng 10 năm 2018; trong số này có người đã hồi hương vì tuyệt vọng


Những thuyền nhân giả đã lên đường định cư


Ngày 14 tháng 11, 2014, Ông Kieng Sabay cùng vợ và 3 người con đến Canada trong chuyến định cư đầu của các cựu thuyền nhân lưu lạc, vô tổ quốc. Họ được chào đón nồng hậu với khẩu hiệu “Cảm ơn Canada cuối cùng đã cho chúng tôi tự do”. Nhưng tự do đó là tự do lấy đi của những người như Ông Trần Thanh Mẫn và gia đình. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F956e3e25-08a7-486c-936e-14e5774c14b1.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=k5MJNhdUmYqHYrwlXJOC8w--~D

Hình 4 -- Ông Kieng Sabay với khẩu hiệu “Cảm ơn Canada cuối cùng đã cho chúng tôi tự do”, ngày 14 tháng 11, 2014


Phỏng vấn với đài truyền hình CBC, ông Kieng Sabay kể là đã lưu lạc 25 năm trong tình trạng vô tổ quốc ở Thái Lan. Xem: https://www.cbc.ca/news/canada/toronto/vietnamese-immigrants-arrive-after-years-of-legal-limbo-1.2836661  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F4b54bde9-9724-4e00-988e-db8ad189afa4.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=wv.1su9gxTY7J4yCSycm2g--~D

Hình 5 -- Ông Kieng Sabay trong bản tin của đài truyền hình CBC, tại phi trường Pearson, Toronto ngày 14 tháng 11, 2014


Chắc chắn ông ta đã được căn dặn trước, tập dượt trước để nói điều không thật ấy với giới truyền thông.


Phải mất đến 5 năm sau, đài CBC mới biết mình bị lừa. Ông Kieng Sabay chưa bao giờ là thuyền nhân, không hề ở trại Sikiew, và cũng không phải là người Việt Nam.


Theo chỗ CBC điều tra, ông ta là công dân Campuchia và kinh doanh thành công với tiệm nữ trang và thủ công nghệ ở thủ đô Nam Vang ít ra từ năm 2008. Một bạn nghề cho CBC biết là ông Kieng Sabay cùng gia đình đã vội vã rời Nam Vang để sang Bangkok rồi đi Canada. Cũng theo người này, gia đình ông Sabay thuộc thành phần khá giả ở Campuchia.

Xem: https://www.cbc.ca/news/canada/vietnamese-boat-people-resettlement-program-1.5278953

Cũng theo điều tra của CBC, ông Kieng Sabay đã từng đi dự hội nghị doanh thương ở Manila, Philippines. Nghĩa là ông ta có passport chứ không hề vô tổ quốc.


Giống như Võ Văn Dũng và Trương Thị Lan Anh, Ông Kieng Sabey định cư ở Canada chỉ hơn 10 tháng đã quay về Nam Vang để tiếp tục điều hành cửa tiệm.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F5d2dc918-5e45-4a4a-aceb-bd7c74412e4f.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=nOBh1Umg_R2qKDhp8xn8Ww--~D

Hình 6 -- Thương hiệu và quảng cáo của cửa tiệm nữ trang và thủ công nghệ của Ông Kieng Sabay ở Campuchia 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F2049974a-eca0-48c6-8855-d65927f5a2b0.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=mDzKbsXhcCZU0PggqkCVUQ--~D

Hình 7 -- Ông Kieng Sabey ở Nam Vang, Campuchia ngày 24 tháng 7, 2015, chỉ hơn 10 tháng sau khi định cư nhân đạo ở Canada


Ông Kieng Sabay được chọn đi thay những người như Ông Trần Thanh Mẫn là nhờ sự môi giới của Ông Thạch Đông. Hai người đã quen nhau ở Nam Vang từ lâu. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fe472d2e8-40a0-4d6d-8765-c09169c7e662.png%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=TqgIAz1fEvF.Y7uYP.p3zQ--~D

Hình 8 -- Thạch Đông và Kieng Sabay cùng du ngoạn ở biên giới Campuchia và Thái Lan, năm 1997


Ông Thạch Đông, người Việt gốc Khmer quê quán ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, đã di cư sang Campuchia khoảng năm 1985 khi 8, 9 tuổi. Có một thời gian ông ta đã từ Campuchia sang Thái Lan làm việc. Sau vài năm, ông lại quay về sống ở Campuchia.


Ngày 25 tháng 11, 2014, Ông Thạch Đông cùng vợ đến Canada theo chương trình định cư nhân đạo dù không hề lưu lạc, cũng chẳng vô tổ quốc bao giờ.


Người vợ, tên Thạch Hiền, thực ra là em gái ruột của Ông Thạch Đông. Cô Hiền sống ở Trà Vinh và chỉ đến Thái Lan để từ đó đi Canada.  

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F738b86cc-0489-49b5-bc57-7c4096582a67.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=s7slu36A3YQOX_xuxtmRdQ--~D

Hình 9 -- Thạch Đông và em gái đóng giả làm vợ tại phi trường Vancouver, Canada, ngày 25 tháng 11, 2014 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fcc8dbc24-ceaf-463e-90a6-08612cc146cc.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=TYcEUaGIKUZeVexMA2Ew8w--~D

Hình 10 -- Ông Thạch Đông và em gái đóng giả làm vợ khi vừa đến phi trường Pearson, Toronto, ngày 25 tháng 11, 2014


Sau khi sang Canda được ít lâu, Thạch Đông và cô em gái ly dị nhau. Thạch Đông về Việt Nam lấy vợ còn cô em gái về sống với Cao Lê Vũ, người lập danh sách định cư theo chương trình nhân đạo của Canada. Điều này được bà Lê Thị Ba, một cựu thuyền nhân nắm được nhiều điểm khuất tất trong danh sách, xác nhận trong email ngày 6 tháng 12, 2014: 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F7a38ee0b-78bf-40cc-a40a-9ba4a0bd8cf0.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=W0EpimrUHOApB9JwLGtHpg--~D

Hình 11 – Email của bà Lê Thị Ba ngày 6 tháng 12, 2014


Chính Ông Cao Lê Vũ cũng không đủ điều kiện cho chương trình này nhưng đã đi Canada tháng 4 năm 2015. Câu chuyện của người này thuộc về một bài khác. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fa198cfc7-d66e-43e6-a848-d264dc06bd1f.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=LlAPKPpBI06bVEjlkNWHuA--~D

Hình 12 -- Thạch Đông cùng vợ và bố vợ đi chơi Thái Lan, tháng 8 năm 2019 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F0de3b840-254c-4bf2-aa38-c02c66aac18d.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=qAdQkUAztTOZanSeSqACYw--~D

Hình 13 -- Cô Thạch Hiền, vợ giả của Thạch Đông, với Cao Lê Vũ và con gái của ông ta, Toronto, ngày 5 tháng 7, 2017


Ai xứng đáng để định cư nhân đạo vào Canada?


Niềm an ủi hiếm hoi và quý báu cho vợ chồng Ông Trần Thanh Mẫn là cô con gái, năm nay 12 tuổi, được các soeur người Thái thương, cho đi học trường dòng dù không giấy tờ hợp pháp. Vừa rồi, em được soeur hiệu trưởng trao huy chương vàng cuộc thi vẽ cấp quốc gia do Thư Ký Thường Trực của Bộ Giáo Dục Thái Lan ký.


Ngoài điểm sáng nho nhỏ ấy, thân phận của gia đình này đang hết sức u ám và tương lai vô định vì họ chưa có quy chế tị nạn. Luật sư của BPSOS đang lập hồ sơ xin tị nạn cho họ nhưng có thể phải mất nhiều năm và kết quả không thể đoán trước. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F4e0125f2-1046-4b2f-9bea-84e02ac5d739.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=z50PDz66.qsr5Om6GG1S0A--~D

Hình 14 -- Con gái của Ông Trần Thanh Mẫn đoạt giải nhất thi vẽ cấp quốc gia


Trong khi đó những người không hề là tị nạn, giả hồ sơ, thay căn cước và chỉ quá cảnh ở Thái Lan trên đường đến Canada thì được đón tiếp như là các cựu thuyền nhân cuối cùng đến bến bờ tự do sau 25, 30 năm lưu lạc, vô tổ quốc. Chỉ ít lâu sau khi đặt chân đến Thái Lan thì người đã về Việt Nam lấy vợ, người về lại Campuchia tiếp tục kinh doanh.


Đó là bất công. Đó là tráo trở. Đó là nhẫn tâm. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F3cb10866-9af0-4c2c-96a2-21d4d99dc311.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=GNrcDPsVHZg9WHFSPagsXg--~D

Hình 15 -- Cặp vợ chồng (giả) Thạch Đông và vợ chồng Kieng Sabay ở Toronto, tháng 1 năm 2015


Tôi lần nữa kêu gọi những thành phần hữu trách, vì lương tri, hãy đừng đổ thừa, hãy ngưng nguỵ biện mà hãy thực tâm góp phần tìm giải pháp có hậu cho những thuyền nhân Việt Nam thật sự lưu lạc, vô tổ quốc.


Tôi cũng kêu gọi các người làm truyền thông có lương tâm đứng về phe của người yếu thế, của các nạn nhân của sự bất công, của các người xứng đáng để định cư theo chương trình nhân đạo của Canada nhưng đã bị bỏ rơi lại Thái Lan. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F61397f15-7311-48fd-bd55-c1bf45182cca.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1681070343&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b000d01c300&sig=VPeJ4ugvpDjV25WX2mcAQQ--~D

Hình 16 -- Ông Trần Thanh Mẫn lao động quần quật để kiếm sống từng bữa cho gia đình ở Thái Lan trong khi cô Thạch Hiền và Kiêng Sabay cùng vợ con đang liên hoan ở Canada


Bài liên quan:


Ông Trần Thanh Mẫn: “hết đời người” mắc kẹt ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/moi-tuan-mot-guong-mat-ti-nan/1915-ong-tran-thanh-man-het-doi-nguoi-mac-ket-o-thai-lan.html


Lời cầu cứu của Ông Trần Thanh Mẫn: 

https://www.facebook.com/TinanThailan/videos/533236725574477


Hai cảnh đời tương phản giữa thật và giả

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1922-hai-canh-doi-tuong-phan-giua-that-va-gia.html


Các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan: Cảnh đời tương phản giữa thật và giả

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1920-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan-canh-doi-tuong-phan-giua-that-va-gia.html


Từ Thái Lan, Linh Mục Namwong kêu cứu cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1918-tu-thai-lan-linh-muc-namwong-keu-cuu-cho-cac-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi.html


Kêu gọi lòng trắc ẩn cho một cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan

https://machsongmedia.org/vietnam/bao-ve-nguoi-ti-nan/1891-keu-goi-long-trac-an-cho-mot-cuu-thuyen-nhan-bi-bo-roi-o-thai-lan.html


Bà Thạch Thị Phay: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

https://vietbao.com/a314894/mot-cuoc-doi-qua-doi-bat-hanh-va-noi-khao-khat-duoc-gap-lai-con-du-chi-mot-lan-


Ai là thủ phạm buôn người tại Việt Nam? 

Vào ngày 19 tháng 7, năm 2022, nhà nước Việt Nam đã bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp vào danh sách hạng 3 về buôn người (tức là hạng tệ nhất). Rất nhiều người đã được biết về thông tin này nhưng có thể chưa có cơ hội để tìm hiểu tầm quan trọng của việc xếp hạng này cũng như những nỗ lực trong chính phủ Mỹ che chắn cho Việt Nam khỏi bị đưa vào danh sách này.

Trong video này, TS. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của BPSOS, đã có một cuộc nói chuyện cô Rachel Quý về tệ nạn buôn người tại Việt Nam. Ông cũng đã chỉ ra thủ phạm của chính sách buôn lao động Việt Nam này và đồng thời chia sẻ những nỗ lực của BPSOS để Việt Nam không trở tay kịp và cuối cùng vẫn bị đưa vào danh sách hạng 3 về buôn người này mặc dù trước đó Việt Nam tin tưởng có một bộ phận trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ hết lòng che chở.


Xin mời quý vi theo dõi buổi nói chuyện tại đây:

https://www.youtube.com/watch?v=Cianvpu3vE8

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fweb-extract.constantcontact.com%2Fv1%2Fthumbnail%3Furl%3Dhttps%253A%252F%252Fi.ytimg.com%252Fvi%252FCianvpu3vE8%252Fhqdefault.jpg&t=1681071282&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ccc-1b002c01c300&sig=OML0T_ou3o8kGfpgxvshVw--~D


Thông tin liên quan:

Chính phủ Việt Nam vẫn dung túng nạn buôn ngườihttps://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1875-chinh-phu-viet-nam-van-dung-tung-nan-buon-nguoi.html

Hãy chung tay bài trừ tận gốc nạn buôn người có hệ thống ở Việt Nam: https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1848-hay-chung-tay-bai-tru-tan-goc-nan-buon-nguoi-co-he-thong-o-viet-nam.html

Bị đưa xuống Hạng 3 về buôn người, Việt Nam phải đối mặt với các biện pháp chế tài của Hoa Kỳ: https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1842-bi-dua-xuong-hang-3-ve-buon-nguoi-viet-nam-phai-doi-mat-voi-cac-bien-phap-che-tai-cua-hoa-ky.html

LHQ: Việt Nam đe doạ các nạn nhân tố cáo tình trạng buôn người trong chương trình xuất khẩu lao động: https://machsongmedia.org/vietnam/chong-buon-nguoi/1841-lhq-viet-nam-de-doa-cac-nan-nhan-to-cao-tinh-trang-buon-nguoi-trong-chuong-trinh-xuat-khau-lao-dong.html


No comments:

Post a Comment