20230413 Cong Dong Tham Luan BPSOS
Quá trễ cho tự do: cựu thuyền nhân bị bỏ rơi đã qua đời
Ts.
Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11
tháng 4, 2023
Người xứng đáng đã xuôi tay
Đầu tháng 2 vừa rồi tôi được tin Bà Lê Thị Trang qua đời ở tuổi 85. Vừa buồn vừa lo. Tôi xót xa vì bà chưa kịp hưởng một giây, một phút tự do trong thân phận bất hạnh, vô tổ quốc kéo dài hơn 30 năm. Tôi lo vì người con gái thiểu năng và đứa cháu ngoại của bà giờ sẽ ra sao?
Hình 1 -- Bà Lê Thị Trang được các người tị nạn tặng quà dịp Tết
Bà Trang là cựu thuyền nhân, dắt theo con gái khi ấy còn trẻ, đến
Thái Lan tị nạn.
“Qua đây lâu rồi, từ khi chưa có thằng nhóc, bây giờ tới có thằng
nhóc luôn rồi,” cô con gái tên Nguyễn Thị Na kể.
Cô Na giờ đã 55 tuổi, còn thằng nhóc, đó là A Tỷ con của cô Na, năm nay đã 20.
Hình 2 -- Cô Nguyễn Thị
Na và con trai A Tỷ
Tôi nghe về bà Trang
khoảng giữa năm 2018 và có ghi bà và gia đình trong số cựu thuyền nhân lưu lạc,
vô tổ quốc đã bị bỏ rơi.
Cuối tháng 6 năm 2019, LM Nguyễn Văn Khải từ Roma giới thiệu với tôi một nữ giáo dân ở Houston, Texas muốn đi thăm đồng bào tị nạn ở Thái Lan. Tôi kết nối cô ấy với nhân sự của BPSOS ở Thái Lan. Đầu tháng 7 năm 2019, vị mạnh thường quân này đến Thái Lan cùng với 2 vị linh mục; họ có đến thăm bà Trang và gia đình. Sau đó, hàng tháng bà nhận được sự giúp đỡ tài chính từ những ân nhân này.
Hình 3 – Quà hiện kim của “Cha Hảo” chuyển đến bà Trang, tháng 3
năm 2020
Cảm thông gia cảnh khó khăn của bà Trang, các người tị nạn sống trong khu xóm thỉnh thoảng cũng ghé thăm, cho thùng mì, túi gạo, hoặc ít tiền mặt. Chẳng dư giả gì, họ chắt bóp để đùm bọc nhau.
Hình 4 -- Ts. Nguyễn Đình Thắng thăm hỏi cô Lê Thị Trang, ngày 20
tháng 12, 2019
Cuối tháng 12 năm 2019, tôi đến thăm bà Trang. Khu xóm này trước
đây tôi đã đến nhiều lần. Nó ở gần một cơ sở Công Giáo với các soeur, nếu tôi
nhớ không lầm, thuộc dòng Chúa Chiên Lành. Năm 2010, tôi từng đưa một số đồng
bào tị nạn người Tây Nguyên đến đây để được giúp đỡ.
Bà Trang ở cùng với người con gái và đứa cháu ngoại sống loanh
quanh trong căn phòng bé tí tẹo, bốn vách tường kín mít, bít bùng, ngột ngạt,
không cửa sổ. Nhờ có vị linh mục người Thái gửi gắm, gia đình bà Trang được một
giáo dân người Thái cho tá túc nơi đây nhiều năm mà không lấy tiền.
“Cha ở nhà thờ giúp cháu đi học; cho gạo, mì, gà…”, cô Na tâm sự.
Hình 5 -- Cô Tanya Nguyễn-Đỗ đến thăm bà Trang, tháng 11 năm 2022
Khi hỏi về giấy tờ liên quan quy chế tị nạn, bà nói là có nhưng
khi dọn nhà lần chót thì để đâu không tìm ra. Người tị nạn dẫn tôi đến thăm bà
xác nhận đã từng thấy tờ giấy CUTN/LHQ cấp cho gia đình bà từ xa xửa xa xưa.
Tôi hỏi là có ghi danh cho chương trình định cư nhân đạo của Canada không thì bà Trang cho biết thoạt tiên không biết đến chương trình này. Đến khi biết thì bà lại cho rằng ghi danh vô ích vì nhiều gia đình cựu thuyền nhân vẫn chẳng đi đâu dù đã ghi danh từ lâu. Thôi thì cam phận.
Hình 6 -- Bà Trang trong bệnh viện cấp cứu, tháng 4 năm 2018
Đầu năm nay, tôi nhờ một người tị nạn đến lấy thông tin về bà
Trang, con và cháu để lập hồ sơ rồi chuyển cho luật sư của chúng tôi can thiệp.
Người này hẹn sau Tết sẽ ghé thăm và lấy thông tin. Tết vừa qua, tôi được tin
bà Trang cũng vừa qua đời.
Theo cô Na, mẹ của cô mang nhiều chứng bệnh trong người: bao tử,
tim phổi… và nhiều lần đã phải nhập viện.
Người không xứng đáng lại hưởng lợi
Bất mãn vì chính mình đã bị bỏ rơi, bà Lê Thị Ba từng lên tiếng tố
cáo những khuất tất trong việc lập danh sách định cư theo chương trình nhân đạo
của Canada. Trong email ngày 6 tháng 12, 2014, bà Lê Thị Ba kể: “Chị bảo rằng
chị sẽ đem danh sách [thuyền nhân] sót tên xuống Sikiew để nhờ Cha xác nhận,
hoặc nếu có thể chị sẽ cùng [anh chị em] xuống găp Cha thì Hội bảo chị cứ lập
[danh sách] rồi đưa cho Vũ.”
Hội ở đây là Trịnh Hội. Vũ ở đây là Cao Lê Vũ.
Hình 7 -- Email ngày 6 tháng 12, 2014 của bà Lê Thị Ba
Ông Cao Lê Vũ trước đây là thuyền nhân, nhưng không hề lưu lạc,
không hề vô tổ quốc.
Sau khi hồi hương, ông ta hợp tác với Công Ty Cổ Phần Nồi Hơi Việt Nam, đăng ký kinh doanh ở Hà Nội, để xuất cảng nồi hơi sang Thái Lan.
Hình 8 – Ông Cao Lê Vũ trước Công Ty Cổ Phần Nồi Hơi Việt Nam, Hà
Nội, năm 2006
Được một thời gian, ông Cao Lê Vũ sang Thái Lan cộng tác với công
ty du lịch lữ hành của Nguyễn Việt Trung và cả với công ty du lịch lữ hành của
Võ Văn Dũng (Dũng Loa). Khi ấy, ông Cao Lê Vũ lấy tên Thái là Boonkert
Saksitthiphorn.
Khi chương trình định cư nhân đạo dành cho các cựu thuyền nhân lưu lạc, vô tổ quốc lâu năm ở Thái Lan mở ra, ông Cao Lê Vũ được giao chức năng là người lập danh sách những ai được tham gia chương trình.
Hình 9 -- Ông Cao Lê Vũ ở Thái Lan, đảm nhận việc lập danh sách
định cư Canada theo chương trình nhân đạo
Ông Cao Lê Vũ mở đường cho các ông Nguyễn Việt Trung và Dũng Loa
đưa hàng loạt các trường hợp đóng giả thuyền nhân lưu lạc, vô tổ quốc đi
Canada, trong đó có Thạch Đông (1 người) và em gái là Thạch Hiền (1) đóng giả
làm vợ của Thạch Đông; Kieng Sabay, vợ và 3 con trai (5); Lâm Phước Xe, vợ và
con gái (3); Phạm Hoàng Dũng và vợ (2); Dũng Loa và con gái (2); Trương Thị Lan
Anh (1) đóng giả làm vợ của Dũng Loa; Trương Vinh (1) đóng giả làm con của Dũng
Loa; Nguyễn Thuý (1); Nguyễn Việt Trung, vợ và 2 con (4).
Sau khi đưa hàng loạt người nhập cư lậu vào Canada, ông Cao Lê Vũ
đi đoạn hậu cùng với con gái và đến Canada tháng 4 năm 2015.
Riêng một đường dây này đã đưa tổng cộng 23 người không hợp lệ vào Canada. Con số này ngang ngửa với con số cựu thuyền nhân thật sự lưu lạc, thật sự vô tổ quốc đã bị bỏ rơi: 14 hồ sơ gồm 26 người.
Hình 10 – Ông Cao Lê Vũ và con gái được đón tiếp nồng hậu tại phi
trường Pearson, Toronto ngày 24 tháng 4, 2015
Công lý ở đâu?
Hành trình tìm tư do đã kết liễu; đã quá trễ để đem lại công lý
cho bà Lê Thị Trang.
Mẹ con cô Na và A Tỷ giờ đây hoàn toàn bơ vơ. Cô Na bị chứng khi
nhớ khi quên, không biết làm sao lo cho con.
Trong cuộc phỏng vấn sau khi mất mẹ, cô Na khẩn cầu: “Xin giới
thiệu người này người kia giúp như đã giúp cô Trang”. Cô Na gọi mẹ là “cô”
Trang.
Trong khi đó, cả một đường dây những người có cuộc sống sung
túc, dư giả đã kéo nhau đến Canada, lấy chỗ của những người thật sự khốn
cùng, thật sự không lối thoát, thật sự xứng đáng để được chính phủ Canada cưu
mang.
Đó là bất công. Đó là tráo trở. Đó là nhẫn tâm.
Hình 11 -- Cô Nguyễn Thị Na ở Thái Lan; ông Cao Lê Vũ ở Canada
Tôi đã nhiều lần kêu gọi và lần nữa kêu gọi những thành phần hữu trách, vì lương tri, vì lòng trắc ẩn và vì ý thức trách nhiệm, hãy thực tâm góp phần tìm giải pháp có hậu cho những thuyền nhân Việt Nam lưu lạc, vô tổ quốc cuối cùng.
Tôi cũng kêu gọi các người làm truyền thông có lương tâm đứng về phe của người yếu thế, của các nạn nhân của sự bất công, của các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại Thái Lan.
Bài liên quan:
Nghịch
lý cựu thuyền nhân: giả được cưu mang nhân đạo; thật tiếp tục lưu lạc, vô tổ
quốc
Hai cảnh
đời tương phản giữa thật và giả
Các cựu
thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan: Cảnh đời tương phản giữa thật và giả
Từ Thái
Lan, Linh Mục Namwong kêu cứu cho các cựu thuyền nhân bị bỏ rơi
Kêu gọi
lòng trắc ẩn cho một cựu thuyền nhân bị bỏ rơi ở Thái Lan
Bà Thạch
Thị Phay: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một
lần…
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Wed,
Apr 12 at 11:09 AM
Một
câu chuyện mà theo cách nói bình dân gọi là "Người Thật Việc
Thật". Mời
đọc.
Sự thật lịch sử Việt Nam.
Hô hào dân Việt Nam: Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ
nhào - để bây giờ chúng nó và con cháu nó ở hết bên Mỹ.
Tôi từng là “Cháu ngoan Bác Hồ”, là học sinh giỏi toàn
diện được trao “Giải thưởng của Hồ Chủ Tịch”.
Dung, con gái Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, từng giữ chức vụ
Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước Việt Nam thống nhất, người góp phần không
nhỏ thực hiện lời kêu gọi của ông Hồ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”!
Sau hơn 32 năm, nghịch lý thay, chúng tôi gặp nhau trên
đất Mỹ!
Làm
việc tại Vietnam Chamber of Commerce and Industry, đầu năm 1990 Dung qua Ba Lan
công tác. Chúng tôi quen biết nhau ở đây và cùng nhau qua Đức để xem Bức tường
Berlin sụp đổ không lâu trước đó.
Đến Tây Berlin vào tối thứ 7, đông nghẹt du khách, không tìm ra Hotel còn chỗ trống để nghỉ ngơi, chúng tôi bèn quay xe trở lại Đông Berlin và tá túc tại Stadt Berlin Hotel.
Chúng
tôi có dịp chiêm ngưỡng và so sánh giữa một bên Tây Berlin, biểu tượng của tư
bản, rực rỡ sắc màu và đầy ắp hàng hóa sang trọng; một bên là Đông Berlin với
màu sắc chủ đạo xám xịt, lạnh lẽo, nơi được xem là có mức sống cao nhất trong
phe xã hội chủ nghĩa.
Chúng
tôi cũng trải qua những đêm ngọt ngào, đáng nhớ ở Hotel. Quay về Ba Lan, Dung
còn đến nhà thăm tôi lần nữa, rồi chia tay!
Tôi,
người đã sớm nhận ra sự bất công của chế độ, từ bỏ nó, tìm đường đến với thế
giới tự do, đã đành. Nhưng Dung, có thể nói là “công chúa” con vua của triều
đại cộng sản, làm sao cũng ở Mỹ thế này?
Dung có con gái du học ở Mỹ, tốt nghiệp xong, được hãng làm việc lo cho thủ tục ở lại Mỹ, nhập quốc tịch Mỹ và bảo lãnh mẹ qua. Chồng Dung mất vì bệnh đã lâu, Dung có nguyện vọng ở với con gái, tìm sự bình yên của tuổi già. Khi làm thẻ xanh và quốc tịch, Dung không giấu giếm điều gì về bản thân và gia đình. Những trình bày và chứng minh của Dung hợp lý nên Cơ quan Di trú chấp nhận.
Sáng
đi ăn phở. trưa đi uống bia, chúng tôi trò chuyện đủ các đề tài. Dung cho tôi
biết Dung đã quen với đời sống bình yên, với xã hội văn minh của Mỹ, chẳng có
nhu cầu về Việt Nam. Dung yêu nước Mỹ và biết ơn nước Mỹ nhân ái và bao dung!
Dung
cảm thấy rất hạnh phúc bên con cháu tại California.
Ngày
mai Dung về lại Cali, chúng tôi gặp lại nhau như những người bạn tri kỷ! Và
chúng tôi tìm được sự đồng cảm và chia sẻ rằng, thật may mắn và diễm phúc được
làm công dân của nước Mỹ tuyệt vời này!
Lê
Điễn Đức
Hai
tấm hình:
1. Tây
Berlin 1990
2.
Houston, Mỹ, 27 tháng 12/2022. Cách nhau hơn 32 năm và một cuộc hội bất ngờ và
rất đẹp.
No comments:
Post a Comment