20220528 Cong Dong Tham Luan
Để lên tiếng với LHQ cho các thương phế binh
VNCH
Thông tin hướng dẫn soạn bản góp ý
BPSOS, ngày 28 tháng 5, 2022
Sau khi phổ biến bài viết
“Cơ hội lên tiếng cho thương phế binh VNCH” ngày 14 tháng 5, chúng tôi nhận được
câu hỏi từ một số cá nhân và hội đoàn về thể thức nộp bản góp ý với Uỷ Ban LHQ
về Quyền của Người Khiếm Dụng (CRPD). Dưới đây là các thông tin hướng dẫn chung
cho mọi người, mọi hội đoàn có ý định nộp bản góp ý.
Thời hạn nộp
bản góp ý
Giũa tháng 7 năm 2022 là
hạn chót để góp ý với Uỷ Ban CRPD trong tiến trình họ lập “danh sách các vấn đề
(list of issues, hoặc LOI) tại buổi họp của uỷ ban ngày 12-16 tháng 9. Danh
sách này sẽ được chuyển cho nhà nước Việt Nam với yêu cầu giải trình khi Uỷ Ban
CRPD thực hiện buổi rà soát Việt Nam về thực thi Công Ước về Quyền
của Người Khiếm Dụng.
Cách nộp bản
góp ý
Bản góp ý với Uỷ Ban
CRPD cần phải nộp cho Thư Ký Đoàn của Uỷ Ban CRPD qua địa chỉ email: crpd@ohchr.org. Ai có thắc
mắc về thể thức nộp đơn, có thể liên lạc với nhân viên thuộc thư ký đoàn để đặt
câu hỏi: jaraya@ohchr.org.
Cũng có thể và nên đặt
câu hỏi với nhân viên của tổ chức International Disability Alliance
(IDA): vlee@ida-secretariat.org. Đây là tổ chức được LHQ tuyển chọn để phối hợp
việc góp ý của các tổ chức xã hội dân sự.
Nội dung góp
ý
Bản góp ý có thể bao hàm
một hoặc nhiều điều khoản trong Công Ước LHQ về
Quyền của Người Khiếm Dụng.
Thông thường, bản góp ý của xã hội dân sự hoặc bổ túc hoặc phản biện (hoặc cả
hai) nội dung báo cáo của nhà nước. Riêng đối với các thương phế binh VNCH, điều
khoản bị vi phạm rõ ràng nhất là không được kỳ thị “trên cơ sở chủng tộc, màu
da, quốc tịch, nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, bản xứ hoặc xã hội, tài sản, thành
phần xuất thân, độ tuổi tác hoặc địa vị khác.”
Dưới đây là 2 bản góp ý
tiêu biểu:
Bản góp ý về thực thi Công Ước CRPD bởi chính quyền
Úc: https://drive.google.com/file/d/1kmZlOxM-rLQ93ANBx0FkcwxkLgO0jHeG/view?usp=sharing
Bản góp ý về thực thi
Công Ước CRPD bởi chính quyền Canada: https://drive.google.com/file/d/1NV4ub5RytG9UpaPYJyw0sxaTWKPUG-By/view?usp=sharing
Các bản góp ý này được
biên soạn khá công phu. Các bản góp ý không nhất thiết phải dài và công phu như
vậy. Có những bản góp ý chỉ 3 hoặc 5 trang.
Tham khảo ý
kiến
Thông thường, trước khi bắt
đầu buổi họp để lập “danh sách các vấn đề”, Uỷ Ban CRPD có buổi họp tham khảo ý
kiến với những tổ chức đã góp ý. Trước đây, các buổi họp này được tổ chức tại
Geneva. Trong thời gian dịch COVID-19, một số buổi tham khảo đã được thực hiện
trực tuyến.
Tại buổi tham khảo, Uỷ
Ban CRPD sẽ đặt câu hỏi về những điểm chưa rõ, hoặc các tổ chức góp ý có thể
cung cấp các thông tin cập nhật.
Hỗ trợ kỹ thuật
Tổ chức International Disability Alliance đóng vai trò hỗ
trợ cho Uỷ Ban CRPD trong việc thu thập các bản góp ý, làm nhịp cầu liên lạc
với các tổ chức góp ý, và phối hợp các hoạt động đối tác giữa các tổ chức này
với Uỷ Ban CRPD. Trang mạng của tổ chức IDA có nhiều hướng dẫn hữu ích: https://www.internationaldisabilityalliance.org/.
Những ai chưa có kinh
nghiệm và cần sự hướng dẫn cặn kẽ về biên soạn bản báo cáo có thể liên lạc với
tổ chức này qua Ông Juan Ignacio
Perez Bello tại địa chỉ
email: jiperezbello@ida-secretariat.org.
Thông tin
liên quan:
Cơ hội lên tiếng cho thương phế binh VNCH
https://machsongmedia.org/vietnam/danchu/1815-co-hoi-len-tieng-cho-thuong-phe-binh-vnch.html
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Thu, May 26 at 8:15 PM
Tiến Sĩ Stefan Bean – 100% Việt, bị bại liệt, bị bỏ rơi – tranh cử Orange County
Cộng đồng Việt tại Quận Cam, đã biết hoặc nghe nói tới và ủng hộ vị Tiến sĩ này trong cuộc tranh cử ngày 7 tháng 6, 2022?
Tiến Sĩ Stefan Bean – 100% Việt, bị bại liệt,
bị bỏ rơi – tranh cử Orange Coun
ORANGE COUNTY, California (NV) – Bị bại liệt lúc 2 tuổi, bị cha mẹ bỏ rơi, được đưa sang Mỹ qua chương trình “Operation Babylift” những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam, và ngồi xe lăn suốt đời. Tuy nhiên, tất cả những điều này không thể cản trở Tiến Sĩ Stefan Bean, tên Việt Nam là Lê Thành Nam, trở thành một mẫu người thành công, có gia đình, có bốn người con, và bây giờ ra ứng cử chức tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County trong cuộc bầu cử sơ bộ vào Thứ Ba, 7 Tháng Sáu, tới đây.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/DP-Stefan-Bean-Tranh-Cu-1-1.jpg
Tiến Sĩ Stefan Bean (Lê Thành Nam) và bốn
người con. Ông tranh cử chức tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County vào ngày 7
Tháng Sáu tới đây. (Hình: drbeanoc.com)
Trước khi ứng cử lần
này, là lần đầu tiên, Tiến Sĩ Stefan Bean từng làm giáo sư đại học Cal State
Dominguez Hills, Carson; hiệu trưởng Cornerstone Academy, Los Angeles; giáo
viên, hiệu trưởng, và tổng quản trị Học Khu Aspire Public Schools, Los Angeles.
Sau khi tốt nghiệp
trung học Lutheran High School of San Diego, ông lấy bằng cử nhân đại học USC,
bằng cao học đại học Loyola Marymount University, và bằng tiến sĩ (doctorate)
đại học Cal State Fullerton.
“Tôi bị bại liệt từ
lưng trở xuống, cha mẹ bỏ lúc tôi 2 tuổi, rồi người ta thấy tôi ngồi trên lề
đường, họ đưa vào trại mồ côi, may mắn đi trong chuyến bay không bị rớt qua
chương trình Babylift ngày 6 Tháng Tư, 1975, với tên thật là Lê Thành Nam,”
Tiến Sĩ Stefan Bean kể. “Trong danh sách, tôi đi chuyến bay thứ nhất, túi của
tôi người ta đã bỏ lên đó rồi. Nhưng không hiểu sao, họ đưa tôi sang chiếc máy
bay khác.”
Chiếc máy bay C-5 đó,
chuyến bay thứ nhất, cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất được 12 phút thì bị
rớt, làm thiệt mạng 141 trong số 149 trẻ mồ côi.
“Nơi đầu tiên tôi đến là San Diego, ở với gia đình ông bà Greg và Judy Bean. Năm năm sau, khi tôi được 7 tuổi, ông bà chính thức nhận tôi làm con nuôi, đổi tên thành Stefan Bean. Ông bà có hai người con, nhận nuôi thêm 10 đứa, như vậy, tôi có 11 anh chị em.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2022/05/DP-Stefan-Bean-Tranh-Cu-2.jpg
Tiến Sĩ Stefan Bean tại nhật báo Người Việt.
(Hình: Người Việt)
Vượt qua khó khăn, lập
gia đình, có con
Tiến Sĩ Stefan Bean
cho biết, ông từng trải qua nhiều cuộc giải phẫu, “để người ta bỏ thêm thịt vào
chân tôi.”
Trường học của ông
không có đủ tiện nghi cho một học sinh khuyết tật, thế là cha mẹ đưa ông vào
trường tư để ông có đủ điều kiện học.
Mặc dù không thể chơi
các môn thể thao như bóng rổ hoặc bóng chày, cậu bé Stefan không ngồi yên một
chỗ.
Ông chọn làm trọng tài
cho các trận đấu, tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham gia ban chấp hành hội
học sinh, và phát triển khả năng nói tiếng Anh của mình.
Ông trở thành học sinh
xuất sắc, được bầu làm trưởng khối lớp 6, và với khả năng ăn nói lưu loát, được
đưa đi Washington DC phát biểu, vận động cho quyền lợi người khuyết tật.
Sau khi tốt nghiệp
trung học, ông được học bổng toàn phần vào học đại học USC, và tốt nghiệp bằng
cử nhân.
Tại USC, trong lúc làm
việc trong trường, ông gặp cô Janet Soares, người vợ tương lai.
“Tôi xin hẹn đi chơi
với cô ba lần, đều bị từ chối. Phải đến lần thứ tư cô mới đồng ý,” Tiến Sĩ
Stefan Bean vừa nói vừa đưa ba ngón tay lên.
Hai người hẹn hò nhau
một năm, sau khi làm đám hỏi một năm, họ làm đám cưới năm 2000, sau đó có bốn
người con với nhau, con gái 19 tuổi đang học USC, con gái 17 tuổi và con trai
14 tuổi đang học trung học Los Alamitos High School, và con gái 11 tuổi học
Rossmoor Elementary School.
Năm 2014, Janet Bean,
người bạn đời của tiến sĩ, phát hiện bị ung thư, và qua đời năm 2020.
Dù trong cảnh “gà
trống nuôi con,” dù vẫn phải ngồi xe lăn, Tiến Sĩ Stefan Bean vẫn làm tròn
nhiệm vụ của người cha, chăm sóc các con đầy đủ.
“Cả đời tôi như vậy quen rồi,” ông nói một cách vui vẻ.
Tiến Sĩ Stefan Bean: “Cho dù gặp thử thách ra
sao, cho dù sinh ra như thế nào, con người có thể vượt qua tất cả nhờ giáo
dục.” (Hình: Người Việt)
Ứng cử để làm chính
sách nâng đỡ học sinh
Khi được hỏi vì sao
muốn làm tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County, Tiến Sĩ Stefan Bean cho biết:
“Khi Janet còn sống, tôi có hứa với vợ tôi rằng tôi sẽ bảo vệ con cái không bị
tẩy não qua các chương trình giáo dục có dạy về tình dục và thay đổi giới
tính.”
“Trường học phải là
nơi nâng đỡ học sinh, dạy cho các em tranh đua phù hợp với thế giới ngày nay,
chứ không phải dạy những điều người ta muốn dạy, ví dụ như lý thuyết về chủng
tộc, giống như chủ nghĩa Marxist,” ông tiếp.
Ông giải thích thêm:
“Chúng ta đã có kinh nghiệm với Cộng Sản tại Việt Nam, chúng ta không muốn điều
đó xảy ra ở đây. Những cái này không thuộc về trường học. Trường học nên dạy
học sinh cách suy nghĩ thấu đáo về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, và toán
học…”
Về chủng tộc, ông Bean
nói rõ hơn: “Chúng ta cần nâng đỡ và hiểu thêm sự khác biệt giữa những nền văn
hóa, và làm thế nào chúng ta có thể làm việc như là một dân tộc.”
“Lý thuyết về chủng
tộc đôi khi đi quá xa, làm cho chúng ta có cảm giác chủng tộc này hơn chủng
tộc khác. Chúng ta muốn trân trọng mọi chủng tộc, một cách không thiên vị,”
Tiến Sĩ Bean nói thêm.
Tiến Sĩ Bean cũng ủng
hộ tạo cơ hội công bằng cho tất cả học sinh.
Ông nói: “Tất cả cơ hội phải công bằng. Học sinh phải có cơ hội công bằng để họ trở thành những gì họ muốn. Ngay cả trong trường hợp của tôi, tôi cũng được giúp đỡ một chút, và tôi tin như vậy, nhưng không phải là tôi được cơ hội vì màu da của tôi, vì hoàn cảnh của tôi.”
Nghị Viên Phát Bùi của Garden Grove (trái) và
Tiến Sĩ Stefan Bean. (Hình: Người Việt)
Về chức vụ tổng quản
trị hiện nay, Tiến Sĩ Stefan Bean cho biết: “Nếu đắc cử, tôi sẽ làm việc chung
với Hội Đồng Giáo Dục để đạt kết quả cho mọi người.”
Theo trang web tranh
cử của ông, www.drbeanoc.com, Tiến Sĩ Stefan Bean được bốn trong năm thành viên Hội Đồng
Giáo Orange County chính thức ủng hộ. Ngoài ra, ông cũng được đảng Cộng Hòa Orange
County, Nghị Hội Đảng Cộng Hòa Orange County, và một số dân cử và cựu dân cử
chính thức ủng hộ.
Chức tổng quản trị Sở
Giáo Dục Orange County
Các học khu tại
California đều được quản trị một cách độc lập. Các thành viên Hội Đồng Giáo Dục
do cử tri bầu lên, và họ bổ nhiệm tổng quản trị. Nói cách khác, tổng quản trị
học khu thực hiện chính sách của Hội Đồng Giáo Dục, giống như một công ty,
trong đó, tổng giám đốc được Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm và làm việc theo chính
sách của hội đồng này.
Trong lĩnh vực giáo dục cấp quận hạt ở Orange County, việc điều hành có khác.
Các thành viên Hội
Đồng Giáo Dục Orange County và tổng quản trị do cử tri bầu lên. Nói cách khác,
tổng quản trị chịu trách nhiệm với cử tri, chứ không phải với Hội Đồng Giáo
Dục.
Vì thế, phải có một sự tương nhượng nào đó để tổng quản trị phối hợp làm việc
với Hội Đồng Giáo Dục.
Tiến Sĩ Stefan Bean cùng người vợ quá cố và
bốn người con. (Hình: Drbeanoc.com)
Ông Stefan Bean cho
biết thêm, về mặt ngân sách, các học khu có hai nguồn thu, từ tiền thuế của dân
và từ tiểu bang.
“Nguồn ngân sách của
tiểu bang phải được tổng quản trị Sở Giáo Dục Orange County xem xét,” ông Bean
giải thích. “Orange County có 28 học khu. Nếu tổng quản trị không đồng ý, thì
học khu phải làm lại ngân sách (phần nhận từ tiểu bang). Sau đó, tổng quản trị
đưa qua Hội Đồng Giáo Dục Orange County bỏ phiếu.”
“Mặc dù chưa có luật
rõ ràng ai có toàn quyền về ngân sách, nhưng quận hạt có thể thông qua một nghị
quyết, và vẫn có thể gây ảnh hưởng ngân sách học khu,” ông giải thích thêm.
Khi được hỏi giáo dục quan trọng như thế nào, Tiến Sĩ Stefan Bean không ngần ngại nói: “Cho dù gặp thử thách ra sao, cho dù sinh ra như thế nào, con người có thể vượt qua tất cả nhờ giáo dục.”
https://www.youtube.com/channel/UCR-6yV7AU9OyKEPoUbUro0Q/videos
Live #287 (24/5/22) Sự thất bại của csvn là dùng trái
banh để tuyên truyền cờ máu rồi tự hào nhục nhã
https://www.youtube.com/watch?v=S0TJrtIhVDg
Jane Live #286 (21/5/2022) Dưới chế độ cs con người
thích nghi với cái ác chứ ko tiêu diệt cái ác...
https://www.youtube.com/watch?v=cn8vfmgvDU4
Live #285 (19/5/22) "Mọi con vật đều bình đẳng
nhưng một số con bình đẳng hơn những con khác"G.Orwell
https://www.youtube.com/watch?v=CuE2cg4ErtI
Jane Live #284 (17/5/2022) Cs là một chế độ quái thai
nên sinh ra những con ngợm không phải người.
https://www.youtube.com/watch?v=u1x5ZPn4-LI
Jane Live #283 (14/5/2022) “Ngoại giao cây tre: Rõ
ràng ,sòng phẳng, mẹ nó sợ gi?”
https://www.youtube.com/watch?v=S3xx_oMDiv4
Jane Live #282 (12/5/22) Một chế độ ăn mày,ăn cướp,lừa
bịp gian xảo …. mà gọi là chính quyền?
https://www.youtube.com/watch?v=Uw2PqPlLnYc
Jane Live #281 (10/5/22) Một chế độ luôn dung “chiêu
trò ,rình mò,mưu hèn kế bẩn“ với dân thì nó là gi?
https://www.youtube.com/watch?v=wHJcWUVAPiA
Jane Live #280 (7/5/2022) Một đất nước không có nhân
quyền thì mong gì sự công bằng bình đẳng trong XH
https://www.youtube.com/watch?v=7tjloE1JK3s
Jane Live #278 (3/5/2022) Sự thật luôn “trần trụi, dối
trá thì luôn “loè loẹt hoa mỹ “
https://www.youtube.com/watch?v=585XMdiOmNk
#277 (30/4/2022) 30/4 Chúng ăn mừng đàn bò vào thành
phố,lũ khỉ lên cai trị.., con người thành nô lệ
https://www.youtube.com/watch?v=I-OUNcrFB34&t=9s
Live #273 (21/4/22) HOÀ HỢP HOÀ GIẢI DT LÀ MỘT ẢO TƯỞNG
CHIÊU TRÒ BỊP BỢM CỦA CS. TỔ QUỐC LÀ CỦA DTVN
https://www.youtube.com/watch?v=Z7iVQALGgSA&t=3s
Còn Thương Rau Đắng Mọc Sau Hè - Jane Pham
https://www.youtube.com/watch?v=zs4G8vgyyrQ&list=PL1J9ZCcRHjUx-XdZvPby40iy0gCGc2d-z
Vùng Lá Me Bay - Jane Pham
https://www.youtube.com/watch?v=T9_0qZReEo0&list=PL1J9ZCcRHjUx-XdZvPby40iy0gCGc2d-z&index=2
Cali Một Chiều Mưa -JANE
https://www.youtube.com/watch?v=97cymTk-NqI&list=PL1J9ZCcRHjUx-XdZvPby40iy0gCGc2d-z&index=3
Jane & Tuấn Quỳnh Lá Thư Trần Thế
https://www.youtube.com/watch?v=FdoZ4feMNGw&list=PL1J9ZCcRHjUx-XdZvPby40iy0gCGc2d-z&index=4
Thuyền Viễn Xứ.Tác giả: Phạm Duy,Thơ: Huyền Chi.
https://www.youtube.com/watch?v=Wag6-MVMoOw
No comments:
Post a Comment