Tuesday, May 24, 2022

20220524 Cong Dong Tham Luan

20220524 Cong Dong Tham Luan

 

Hãy Đồng Hành cùng Nguyễn Bắc Truyển

Xin mỗi người tiếp một tay đòi tự do tôn giáo cho người dân Việt Nam

BPSOS, ngày 22 tháng 5, 2022

http://machsongmedia.org

Tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo Nguyễn Bắc Truyển là một trong 10 người được chọn làm hồ sơ tiêu biểu cho Chiến Dịch Toàn Cầu cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, sẽ được phát động tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế được tổ chức ở thủ đô Hoa Kỳ ngày 28-30 tháng 6.

Qua các khuôn mặt tù nhân lương tâm, chiến dịch này sẽ đánh động sự chú ý của quốc tế đến tình trạng đàn áp tôn giáo trên thế giới và thúc đẩy sự can thiệp không chỉ cho cá nhân các tù nhân lương tâm mà nhằm bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho mọi người. 

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2Fdbe49bfe-b81e-41dc-be4c-132933ab797f.jpg%3Frdr%3Dtrue&t=1653382173&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ceb-e0000e01b900&sig=2p_w0AoBcgS55IZNSDcOxg--~D

Chiến dịch sẽ thực sự mang tính cách toàn cầu, nghĩa là có sự vào cuộc của nhiều chính quyền, nhiều lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau, nhiều tổ chức nhân quyền, nhiều người dân ở các quốc gia khác nhau… cho từng tù nhân lương tâm tôn giáo một.

“Chúng tôi muốn thấy hội nghị tự do tôn giáo ở Brazil, ở Ấn Độ, ở Anh Quốc… sẽ lên tiếng cho Ông Nguyễn Bắc Truyển,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết. “Ngược lại, chúng tôi muốn thấy người Việt ở khắp nơi sẽ nhập cùng với các bạn bè thế giới để lên tiếng cho một người theo đạo Cơ Đốc bị cầm tù ở Nigeria.”

Chiến dịch sẽ leo thang và lan rộng cho đến khi tù nhân lương tâm được trả tự do và quyền tự do tôn giáo được cải thiện. Chẳng hạn, chiến dịch tự do cho Nguyễn Bắc Truyển, do Liên Minh Chống Tra Tấn – Việt Nam đảm nhiệm:

1. Bắt đầu bộ phận truyền thông vào đầu tháng 5 với mỗi tuần một nhân vật lên tiếng. 

2. Đầu tháng 6 bắt đầu hoạt động gửi bưu thiếp đến nhà tù xuất xứ luân phiên từ nhiều quốc gia. 

3. Cuối tháng 6 lấy chữ ký của tham dự viên Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo cho lá thư chung đòi tự do cho Nguyễn Bắc Truyển. 

4. Các hoạt động này sẽ được tái lập ở các hội nghị về tự do tôn giáo vòng quanh thế giới. Chẳng hạn, đầu tháng 7 ở Anh Quốc; tháng 9 ở Trung Á; đầu háng 11 ở Indonesia.   

Chiến Dịch Toàn Cầu cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, do BPSOS điều phối, là một phần liền lạc của Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, hiện được sự yểm trợ của khoảng 80 tổ chức và 35 quốc gia trên thế giới.

Để tiếp tay với Chiến Dịch Toàn Cầu cho Tù Nhân Lương Tâm Tôn Giáo, quý vị đồng hương có thể:

Tham gia gửi bưu thiếp và/hoặc ký tên vào thư chung 

Giúp phổ biến đến thân hữu các video kêu gọi trả tự do cho tù nhân lương tâm và các thông tin về chiến dịch toàn cầu 

Tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế để lên tiếng cho đồng bào không có tiếng nói. Ghi danh tại: 

https://irf.swoogo.com/irfsummit/    

Tài trợ cho đại diện của các cộng đồng tôn giáo bị bách hại tham gia hội nghị thượng đỉnh  

Nếu cần thông tin, xin liên lạc: 

forb@bpsos.org   

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Ffiles.constantcontact.com%2F13e8e48c001%2F824961fb-7863-4b59-b17f-bb55e92bcd14.png%3Frdr%3Dtrue&t=1653382173&ymreqid=24c3a556-5b4c-4ea9-1ceb-e0000e01b900&sig=cG.qv8.koMVEV0n1gx1kOA--~D

Các nhân sĩ đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho Ông Nguyễn Bắc Truyển: 

Bà Anurima Bhargava, Uỷ Viên Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế: https://fb.watch/daLpLkyDEl/

Nữ Dân Biểu Hoa Kỳ Zoe Lofgren: https://fb.watch/daLmIQiVbN/ 

Cựu tù nhân lương tâm tôn giáo Võ Văn Bửu: https://fb.watch/daLfuShrG_/

BPSOS | 6066 Leesburg Pike, Ste. 100Falls Church, VA 22041 

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sat, May 21 at 11:14 PM

Bài viết của 1 cựu giáo chức Hà Nội.

ĐIÊN RỒ

Nguyễn Thị Minh Trâm

     Cũng lâu lắm rồi tôi không quan tâm đến chuyện học của bọn trẻ. Bữa nay ngồi ăn cơm, mọi người trong nhà có dịp tề tựu nên nói chuyện về việc học hành của bọn trẻ con…, tôi giật mình tá hỏa khi thấy các cháu mình học những môn lạ hoắc lạ huơ…

     Thật ra, tôi nghỉ hưu đã khá lâu nhưng chính thức rời bục giảng mới chỉ 3 năm. Những đổi thay trong chương trình giáo dục với tôi không lạ nhưng năm học 2021-2022 thì đúng nhiều chuyện lạ.

Từ chuyện bỏ môn lịch sử trong trương trình học chính đến bỏ chữ P trong bảng chữ cái, tôi đã nhìn thấy một sự thật tha hóa trong ngành giáo dục đến kinh hoàng.

     Đúng là: khi quyền lực vào tay kẻ bất tài thì sẽ là đại họa cho muôn dân.

     Ngành giáo dục, nơi chứa nguyên khí của quốc gia, đã bao lần cải tiến và thay đổi, nhưng xét cho cùng mọi sự thay đổi ấy không làm cho giáo dục tốt hơn mà nó đang làm cho hệ thống giáo dục trở nên lụi tàn và băng hoại.

     Giáo dục hôm nay không hình thành nhân cách người tử tế mà toàn gieo vào đầu trẻ lối sống mông lung, ảo tưởng, thực dụng, ngu đần. Cao hơn cả, mọi cải cách giáo dục không làm cho trẻ tiến bộ hơn về tri thức, trao cho trẻ tri thức thì ít mà giáo dục khoan vào túi tiền của cha mẹ chúng thì nhiều.

     Những năm tôi còn đứng lớp, SGK các con tôi học chỉ mua một lần. Bọn trẻ đứa trước học đứa sau học tiếp…, vậy mà 10 năm sau cháu nội tôi đi học cha mẹ chúng mỗi năm mỗi mua vì có quá nhiều thay đổi bổ sung. Những thay đổi bổ sung rất vẽ vời mà cô đứng lớp buộc mua nguyên combo trường bán, không dùng cho học tập mà cho khoản thu tiền của trường.

     Cũng bộ SGK ấy mua ở nhà sách phải bỏ vì thiếu mấy cuốn thực hành. Một kiểu moi tiền bệnh hoạn!

Nội dung những thay đổi đó muốn gì?

     Chắc chắn chúng chỉ muốn tiền, còn thực chất những đổi thay ấy cực kỳ lếu láo. Nếu có thời gian, các vị hãy đọc những cải cách ở bậc tiểu học… Rất nhiều lỗi sơ đẳng vừa thiếu văn hóa vừa vô giáo dục, vừa dạy trẻ bạo lực ngông cuồng.

     Viết sách kiểu gì mà một đứa trẻ được dạy dỗ trong gia đình tử tế nó cũng nhận ra sách viết bậy bạ. Tôi thất vọng vô cùng bởi những đổi thay băng hoại ấy.

     Ở bài viết này, tôi không có ý đi tìm những điểm đen trong cải cách giáo dục. Tôi chỉ muốn nói đến mục đích cuối cùng của cải cách giáo dục ở VN là gì?

     Xét cho cùng với thái độ nghiêm túc cho giáo dục VN trong tương lai nhất định cần trách nhiệm và tiếng nói của chúng ta. Không thể im lặng để chấp nhận những trò ngu xuẩn và điên đảo.

     Những cải cách ngu dân và bần cùng hóa thực hiện mưu đồ chính trị của giáo dục VN thật trần trụi, trơ trẽn…, nó thể hiện bản chất của nền giáo dục bệnh hoạn.

Tại sao tôi nói vậy? Các bạn cùng nghe nhé.

    1- Tại sao phải bỏ môn Lịch sử đưa vào tự chọn để làm gì?! Có phải lịch sử VN từ 1945 -2022 đã viết sai nên giờ muốn viết lại?! Có phải họ muốn con em chúng ta biết sử Tàu mà quên đi sử Việt?!

     Kiến thức lịch sử dạy không đúng sự thật thì làm sao giáo dục được tinh thần yêu nước, yêu dân tộc mình cho thế hệ trẻ?! Làm sao bọn trẻ ý thức được niềm tự hào dân tộc về lịch sử đất nước mình?! Nếu không yêu lịch sử dân tộc mình thì chỉ biết cúi đầu làm nô lệ.

     Gần 100 năm dưới sự lãnh đạo của ĐCS, dân tộc VN đang đi về đâu khi lịch sử VN không có thật và chứa đầy dối trá?!

Thật ra không học sử, dân VN sẽ trở lại thời kỳ trước 1945, toàn dân làm nô lệ…, khác là trước 45 làm nô lệ tiếp cận văn minh phương Tây, còn bây giờ cho bọn man ri mọi rợ! Thất vọng ê chề.

    2- Chữ viết.

     Từ khi tôi biết đọc viết làm người, tôi luôn cảm ơn người đã tạo ra chữ viết Việt cho dân tôi. Một mẫu chữ cực kỳ văn minh và đẹp, nó vô cùng thuận lợi cho tất cả những ai muốn học tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…

     Sau gần thế kỷ dưới sự lãnh đạo của ĐCS đã không làm cho tiếng Việt tốt hơn, tại sao lại cho học sinh bỏ dần đi chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt?!

    Mục đích bỏ dần chữ cái tiếng Việt để làm gì?!

    Có thể nói đây là một cải tiến ngu đần nhất mà tôi biết. Không có dân tộc nào tự đâm vào thân xác mình để hủy hoại văn hóa dân tộc mình như giáo dục VN.

     Đến đây ai cũng thấy cải cách giáo dục ở VN đã hiện nguyên hình sự điên rồ, ngu xuẩn của mình…, kể cả kẻ vô tâm nhất cũng phải nhìn thấy sự tàn lụi của giáo dục với con em chúng ta. Nó sẽ gieo rắc nọc độc bệnh hoạn về văn hóa Việt. Ăn tục, nói bậy, gian tham, quỷ quái, mưu mô thủ đoạn, ngu dốt trong văn hóa ứng xử: “rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì!”.

     Nó sẽ hình thành trong nhận thức và tư duy của con em chúng ta một kiểu người bệnh hoạn. Tôi không lạ khi văn hóa Việt ngày càng tha hóa ngay trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng và nhà nước VN, nói gì đến học trò.

     Con đường tôi đi không còn dài nữa. Tôi chỉ muốn viết vài hàng để mọi người suy ngẫm. Đã đến lúc chúng ta không thể phó thác con em chúng ta cho giáo dục VN. Phải dạy lại cho con em mình từ chính nền nếp gia đình mình.

     Mất nước có thể 10 năm, 100 năm ...còn dành lại được, nhưng văn hóa chữ viết Việt không thể mất và muốn giữ gìn nó chỉ có thể là sự gìn giữ từ mỗi gia đình Việt.

Cám ơn các vị đã lắng nghe.

Nguyễn Thị Minh Trâm

***

Để tiêu diệt một dân tộc, việc trước tiên phải tiêu diệt chử viết và ngôn ngữ. Đó là đường lối diệt chủng của tàu cộng và việt cộng.

***

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sat, May 21 at 11:15 PM

Tôi cũng bị rách võng mô (retina detachement);  Nhưng năm 1992 thì phải mổ, và kinh nghiệm cho biết, dù có chữa kịp thời thì thị lực chỉ còn 70%, và càng về già thị lực càng kém!

Bác sĩ mắt (ophthalmologist) cho biết rách võng mô (cườm nước), áp suất mắt cao, phải nhỏ mỗi tối một giọt vào cả hai con mắt trước khi ngủ;  thuốc có tên Latanoprost Ophthalmic, solution 0.005%, và phải dùng thuốc suốt đời!               

Thình Lình Đui Mắt

Tục ngữ ta có câu " Bảy mươi chưa què, Chớ khoe rằng lành". Thực vậy, một người bình thường khỏe mạnh, đẹp đẽ, rủi ro có thể thình lình đến làm trở nên tàn phế. Bịnh hoạn xảy ra bất chợt, không biết đâu tiên liệu, đề phòng. 

Mới đây, tôi được tin một người quen cũ ở Việtnam, khỏe đẹp một thời, nay hoàn toàn mù lòa tàn tật từ hôm bà ấy đi nhổ răng cách nay10 năm. Ngay khi răng được lôi ra, bà thấy tối tăm mặt mày, và sau đó chỉ toàn một màu đen tối, bà không còn thấy gì nữa. Tuy rằng đôi mắt bà vẫn mở, nhắm, người chung quanh nhìn vào vẫn tưởng đôi mắt khỏe mạnh như bình thường. Nghe kể lại, vài bác sĩ quen ở đây cho là không phải vậy, vì mắt và răng đâu có liên hệ gì. Nhưng có ai đã học, biết, hoặc kinh nghiệm hết mọi chuyện vì những điều, những kiến thức chúng ta chưa biết tới, chưa khám phá ra mênh mông như vũ trụ. 

Nhân chuyện nầy, Ông Tuấn, một người bạn già của người viết, đem chuyện tối mắt của ông ấy ở Mỹ ra kể lại. 

* Cách đây bảy năm, lúc ông Tuấn vào tuổi 60, tốt lão khỏe mạnh, đi đứng nhanh nhẹn không kém một trai trẻ. Tuy có đông con, nhưng tất cả đều đã ra riêng. Từ lúc chúng 17, 18 tuổi vào đại học, và sau khi ra trường, không đứa nào quay lại, nên chuyện gì nặng nhẹ ông cũng lụi hụi một mình. Một sáng thứ bảy mùa hè, ông sắp xếp lại garage. 

Bưng lên bợ xuống một số đồ đạc thường thường, nhưng với tuổi Tuấn lúc nầy kể là nặng và có phần căng gân cốt . 

Sau một hồi hỳ hục, ông vào phòng nằm nghỉ. Bật TV lên xem, ông thấy màn ảnh TV có hai nấc, một nửa giống như ngoài nắng, một nửa như trong bóng râm, và như có vài tia chớp trong mắt. Cảm thấy trong mắt có sự bất thường, tuy không có gì đau nhức đáng kể, ông đến bác sĩ gia đình, không khám biết được gì, nhưng ông được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa bịnh mắt ở Bolsa. 

Lần đầu tiên đến bác sĩ chuyên khoa giải phẫu mắt, Tuấn không ngờ rằng người ta bị bệnh mắt cũng khá đông. Chờ một hồi lâu, Tuấn được đưa ngồi vào ghế để đọc các chữ E to nhỏ. Ban đầu mắt trái được che kín, để đọc bằng mắt phải. Cô y tá thử tới thử lui một lát, Tuấn chẳng thấy gì cả, chỉ một màu đen mà thôi. Che mắt phải, mắt trái vẫn còn thấy rõ. Tuấn rất ngỡ ngàng sao lại có chuyện khác thường như vậy, vì cả hai mắt lối giờ vẫn tốt đều. 

Sau một lát nhỏ thuốc mở rộng con ngươi, bác sĩ soi đèn vào xem xét, và cho Tuấn biết: Võng mô mắt phải bị rời rách (Retina Detachment, OD). 

Lo sợ, Tuấn hỏi có thuốc hay cách gì chữa trị không" Bác sĩ bảo ở đây không chữa được và sẽ giới thiệu đi nơi khác để mổ. Nghe phải mổ mắt, Tuấn hoảng hốt hỏi: " Mổ mắt rủi làm tôi đui sao"" 

Bác sĩ bảo: " Mắt phải đã đui rồi, còn đui gì nữa". 

Tuấn nhận giấy giới thiệu để đến phòng mạch tư có tên là OC Retina Group ở Santa Ana. Lúc đó đã quá 5 giờ chiều thứ bảy, các văn phòng bác sĩ đều đóng cửa, nên phải chờ đến sáng thứ hai. Về nhà Tuấn rất hoang mang lo sợ, cả đêm nghĩ buồn không ngủ được. Một mắt thình lình vô cớ đã bị mù, và nếu mắt kia cũng có thể theo đà như vậy, thì sống dở chết dở mà thôi. Tuổi già ở đây buồn cô quạnh. Niềm vui là xem TV và hay lái xe dạo chơi ngắm thiên hạ giàu sang và trời mây phong cảnh ngoạn mục. Nếu mù không thấy gì nữa, thì kể như chết rồi, cuộc sống chỉ là đau khổ trong tăm tối mà thôi. 

Trưa chúa nhật hôm sau, nơi nhà người con trưởng có party sinh nhật cho đứa cháu. Nằm nhà một mình buồn, Tuấn cũng mò đến tham dự để khuây khỏa. Sẵn gặp người con thứ làm MD cũng đến đó. Nghĩ những người trong cùng một nghề, thường biết chuyên môn tài giỏi của nhau hơn, Tuấn đem trường hợp mắt mình ra kể và hỏi: "Con làm cho mấy bịnh viện lớn đã lâu, con có biết bác sĩ chuyên khoa nào giỏi về bịnh nầy, chỉ cho bố đến chữa trị". Tuấn liền được đáp: " Mắt bố đã tốt năm mươi năm rồi, mà còn đòi gì nữa chứ." 

Tuấn nghe, tiu nghỉu, thẹn thùng cảm thấy mình có phần nài nĩ tham đời, nên thôi không nói gì thêm nữa. Sự cách ngăn thế hệ (generation gap) và xáo trộn văn hóa (cultural turbulence) đã làm cho người ta không hiểu nhau hoặc thông cảm để giúp nhau. Học thuyết Dương Chu từ Trung Hoa xưa và chủ nghĩa cá nhân vật chất nay ở Hoa Kỳ được kết hợp rất chặt chẽ nơi giới trẻ thịnh thời và đắc địa. Đúng ra mắt Tuấn đã tốt cả sáu mươi năm rồi, bỗng nhiên thình lình mới bị mù, nhưng mấy ai không tham đời, còn sống thì người ta vẫn còn cố tránh bị tật nguyền. Tuấn buồn nhiều hơn, thấy đen tối hơn. Không biết nói gì thêm, Tuấn yên lặng cho đến lúc ai về nhà nấy. Chi tiết nầy được kể như một nét nhỏ mà cũng có thể là đề tài lớn viết về nước Mỹ.

Sang sớm thứ hai, theo giấy giới thiệu, Tuấn đến phòng nhãn khoa tư có bảng hiệu OC RG ở Santa Ana, bệnh nhân chờ khá đông. Nơi đây có ba bác sĩ gồm hai bác sĩ Mỹ trắng đã đứng tuổi và một bác sĩ người Hoa họ Chen mới ra trường chưa bao lâu. Nơi phòng đợi, các bằng cấp, ghi nơi và thời gian huấn luyện của mỗi bác sĩ đều có treo trên tường. Những bác sĩ này đều có bằng chuyên chữa bịnh võng mô (retina). Thật ra từ nhỏ đến giờ đã hơn 60 tuổi, lần đầu tiên Tuấn mới nghe biết về bịnh mù mắt thình lình nầy.  

Lúc nhỏ, ở tỉnh quê, đã ba bốn lần Tuấn bị bệnh mắt đỏ, hai mí mắt sưng húp bị ghèn mủ khô làm dính cứng vào nhau. Sáng dậy, phải dùng bông gòn thấm nước muối hồi lâu cho ghèn mũ tan rã mới mở mắt được. Bệnh có khi kéo dài cả tháng mới khỏi. Đến hơn 20 tuổi, nhìn xa không rõ, Tuấn mới đến optometrist đo độ và đeo kính. 

Tuấn cũng đã thấy người ta bị bệnh mắt hột, bên trong mí mắt có những mụt trắng và mí mắt sưng. Có người bị thủy tinh thể của mắt dần dần trắng đục, khiến mắt dần dần không trông rõ, nhưng vẫn còn thấy ánh sáng và nhìn cảnh vật lờ mờ. Có người bị cận thị, bị viễn thị có thể chữa bằng cách mang kiến cận hay viễn (trường hợp mắt người già). Có người mắt bị kéo mây phía trước thành mù lòa. Có người mắt bị lớn lồi ra. Nhưng trường hợp mắt của Tuấn, người ta nhìn vào vẫn thấy tốt đẹp bình thường không sao cả, nhưng lại mất ánh sáng. 

Mắt phải mất ánh sáng xảy ra thình lình và nhanh chóng như vậy như vậy là do Võng Mô (retina), mạng lưới thần kinh tỏa ra trong đáy mắt nối liền với thần kinh thị giác trong hốc mắt tiếp liền với trung khu thị giác trong não bộ bị tổn thương. Võng mô tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh và màu sắc truyền vào não khiến ta thấy được. Võng mô bị tróc ra hay thương tổn cũng như miếng film trong máy chụp hình bị hư hỏng hay sút ra, dù máy ảnh, ống kính còn tốt cũng không thâu được hình. Từ trước không nghe ai nói tới bịnh mắt nầy. 

Bác sĩ trẻ, họ Chen được sắp xếp chữa trị cho Tuấn. Chen khám lại và giải thích từ trước đã có phương pháp giải phẩu để gắn lại võng mô bên trong mắt (Vitrectomy and Scleral Buckling). Gần đây có phương pháp mới, giản dị hơn đã đuợc áp dụng. Nếu theo phương pháp mới sẽ tránh được việc mổ mắt, vừa đỡ thương tổn, đỡ tốn kém, mà cũng có kết quả tốt. Đó là phương pháp bơm hơi thuốc vào bên trong mắt và dùng kim đông lạnh để gắn lại võng mô (Pneumatic Retinopexy and Retinal Cryotherapy). Nghe phương pháp mới nầy cũng kết quả tốt, Tuấn yêu cầu Bác sĩ Chen áp dụng cho mình. 

Tuấn được đặt ngồi trên ghế bên cạnh ghế bác sĩ, một bên là một ống gang như ống acetylen của thợ hàn, nối liền với một vòi kim bơm hơi và một bàn đạp điều khiển cho lượng hơi ra vào nhiều ít. Tuấn ngồi ngửa mặt, mở rộng mắt. Bác sĩ cầm kim đâm vào mắt, bơm hơi thuốc vào, và xả ra nhiều lần, khoảng vài chục phút. Tuấn nghe tiếng hơi bơm vào, rút ra leo pheo, như ngươi ta bơm và xả hơi bong bóng. Đau không thể nói được, nhưng phải cắn răng, hít hà, ráng chịu để may ra thị giác được vãn hồi. Bác sĩ làm xong băng kín mắt phải lại. Tuấn ra về. 

Hai hôm sau theo hẹn trở lại, mắt phải được mở ra, Tuấn thấy lại ánh sáng lờ mờ và nhìn vật thấy 2 hình, một hình mờ và một hình rõ, và thấy một bong bóng hơi hình thuẩn trong mắt lao chao ở mí dưới. 

Bác sĩ Chen cũng bơm hơi như vậy một lần nữa. Đau lắm, Tuấn vẫn rán chịu. 

Ba ngày sau khám lại, đo áp suất mắt, mắt phải đã thấy ánh sáng tốt hơn và đọc được những chữ lờ mờ ở cuối miếng card. Bác sĩ bảo đã tốt rồi và chuyển qua một phòng khác có trang bị một máy có một đầu kim nhỏ như mỏ hàn nối liền vói bộ phận chứa và truyền độ lạnh (có thể là nitrogen lỏng, Tuấn chắc là vậy). 

Đây là lần thứ ba Tuấn không thấy bác sĩ chích thuốc tê mê, và Tuấn cũng ngại hỏi tại sao. Có thể bác sĩ có lý do, hay vì đã quên. Tuấn cứ phó thác cho bác sĩ Chen, và ráng chịu đựng. Tuấn vẫn ngồi trên ghế ngửa mặt và bác sĩ ngồi bên. Chen không có phụ tá nào cả. Ông dùng kim lạnh xăm vào bên trong vào tận đáy mắt không biết bao nhiêu phát xăm, như người ta chậm rãi xăm củ gừng làm mứt. Thao tác nầy cũng tương tự như người ta xăm để gắn một miếng vải mui xe bị rời xuống cho dính trở lại vào mui. Tuấn đau lắm, không thể kể được vì thần kinh mắt cảm ứng mạnh và ngay sát vào não. Tuấn nghĩ ngày xưa người ta đã quá khen Quan Vân Trường can đảm giỏi chịu đau, ngồi điềm nhiên đánh cờ để cho Hoa Đà mổ vết thương mũi tên trên cánh tay. Cái đau đó so với cái đau trong mắt Tuấn lúc châm kim nầy thì chẳng đáng chút gì. Tuấn cắn răng chịu dựng, hai lần bơm hơi trước đã làm cho Tuấn chịu đau hơi quen rồi. Nhưng lần nầy đau gấp trăm lần hơn, Tuấn nghiến rắng giữ yên cho bác sĩ làm việc và nhớ đến câu Seul le silent est grand (chỉ có yên lặng là lớn lao mà thôi), tuy rằng có những co rút, nẩy, uốn cả thân thể theo phản xạ tự nhiên không kiểm soát được. Khoảng chừng 40 phút thì việc ép bằng kim lạnh (Cryotherapy) đã xong. Tuấn ra về. 

Một tuần sau tái khám, bác sĩ bảo là tốt rồi, khỏi châm nữa, và giới thiệu trở lại bác sĩ nhãn khoa gốc ở Bolsa săn sóc tiếp. Vài tuần sau, Tuấn trở lại bác sĩ ở Bolsa khám lại, cho như vậy là được rồi và không cần thuốc men gì cả. 

Ban đầu Tuấn thấy trong mắt có một bong bóng hơi chiếm 1/3 thị trường mắt phải nơi miù dưới, thật ra bong bong hơi nằm ở phía mí trên, nhưng mắt cũng như máy hình thâu hình ảnh ngược. Bong bóng nầy ngày càng nhỏ dần và hơn tháng sau thì biến mất. Mắt Tuấn nhìn thấy hình mọi hình thể đều méo mó và thấy những vệt đen lảng vảng trước mắt, nhìn người nào cũng thấy xấu xí như ma. Nhìn TV thấy hai màn hình méo mó cách nhau. Sau vài năm khi mắt trở lại bình thường, Tuấn đổi kính cận. 

Sau sáu năm, mắt phải Tuấn đã phục hồi lại được khoảng 70%, vì dù sao cũng thấy mờ hơn mắt trái. Thỉnh thoảng khi nào làm việc gì hơi nặng nề, thấy mắt hơi bị căng căng, Tuấn liền ngưng lại và đưa tay che một mắt để xem mắt kia còn thấy được không. 

Đến nay 6 năm đã qua, nếu che mắt phải, nhìn bằng mắt trái không thôi, Tuấn thấy sáng rõ nhất. Nếu đổi lại, nhìn với mắt phải, Tuấn thấy hình ảnh lu mờ hơn nhưng vẫn có thể còn thấy đường lái xe trong lúc ban ngày. Nếu nhìn bằng cả hai mắt, thì thấy hình ảnh rõ trung bình giữa hai lối trên vừa kể, cỡ khoảng 80%. Nếu nhìn vào TV lâu cũng có thể nhìn thấy 2 màn hình, một rõ và một mờ nhưng hình ảnh không còn méo mó và đường nét không còn dợn sóng như trước. 

Tuấn có hỏi bác sĩ Chen nguyên nhân vì sao võng mô bị tách ra như vậy. Ông không nói rõ nguyên nhân vì sao, nhưng theo tỷ lệ cứ khoảng 10,000 người thì có một người bị như vậy. Nên phòng mạch nhãn khoa chuyên về retina nầy có công việc làm đều đều. Bác sĩ Chen khuyên Tuấn không nên làm việc gì quá nặng. Rất may là Tuấn mới bị vài hôm vàø được chữa trị kịp thời. Nếu để lâu hơn, võng mô đã rách có thể sẽ thoái hóa, không biết có thể chữa lành và phục hồi ánh sáng không. 

Vì bệnh nầy xảy ra lần đầu tiên và đột ngột, Tuấn chưa từng nghe biết, nên tò mò tìm hiểu và được biết có người thình lình đang đi đường bỗng bị hai mắt một lúc. Quá rán sức, hay bị tai nạn, đầu bị va chạm mạnh, hay bị đấm mạnh vào mặt cũng có thể bị. Khi xưa cụ Nguyễn Đình Chiểu, đang trên đường đi thi, giữa đường hay tin mẹ mất, cụ bỏ cuộc trở về, thương mẹ, khóc đến mù mắt. Có thể thần kinh bị quá kích động làm thương hại võng mô nên mù chăng". Từ đó Tuấn thường kiểm nghiệm rằng khi làm việc gì nặng thì thấy hơi nhức mắt và thường hay kiểm soát lại mắt mình bằng cách che một mắt và nhìn bằng mắt kia. Khi người ta bị mù một mắt, mắt kia vẫn còn thấy, nên rất dễ không biết để kịp thời chữa trị. 

Nhờ kỹ thuật và y khoa tân tiến của nước Mỹ, mắt phải củaTuấn đã bị mù tối, được thấy lại ánh sáng. Bệnh thình lình đui mắt nầy ít khi xảy ra, nên phần đông chúng ta không biết đến, nhưng biết đâu cũng có thể bất chợt xảy đến cho bất cứ ai. Có bệnh còn dễ hơn trúng số. Vậy chuyện nầy được kể như một kinh nghiệm hoặc thông tin. Thiển nghĩ, nên tôi viết bài nầy cho chúng ta cùng biết qua, cũng là chuyện nước Mỹ, và thay ông Tuấn ghi ơn y khoa Mỹ.._,_.___

 

Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com

Sat, May 21 at 11:15 PM

Tiếng ve năm ấy.

Những ngày đầu Tháng Tư năm ấy, những ngôi trường nhỏ vùng ven Sài Gòn bắt đầu đóng cửa cho học sinh nghỉ học, vì tình hình chiến sự, ngày càng khốc liệt và cộng quân áp gần sát Sài Gòn.

Từng đoàn người từ các hướng Củ Chi, Biên Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu… tay xách nách mang, đùm đề nhau, lũ lượt kéo về Sài Gòn, càng khiến thành phố thêm nhộn nhạo, hoang mang và lo lắng… Bọn thầy giáo trẻ chúng tôi cũng không ngoại lệ, từ vùng ven đô, trở về Sài Gòn, ngồi chơi xơi nước, với nhiều tâm trạng khác nhau…

Hôm ấy, sau khi đã ứng mấy tháng lương… hè dằn túi, buổi sáng sớm, ra đường Duy Tân ngồi uống cà phê vỉa hè, coi báo theo dõi tin chiến sự. Mới gần 8 giờ mà cái nắng đã chói chang, oi bức. Nóng rang rang.

Bất ngờ, bỗng có tiếng ve vút cao cái giai điệu e, e… quen thuộc, và một chú ve xám đen, từ trên tầng cao của cây sao già cổ thụ, rớt xuống bàn tôi ngồi và nằm im bất động. Cùng lúc, tiếng ve bỗng cất lên đồng thanh inh ỏi một tràng thật dài, và sau đó ngắt đoạn, như dồn cục và xuống một bè trầm dài lê thê như lời cầu kinh ai oán đến não lòng.

Bỗng xen vào là một tiếng gầm lớn và tiếng rít của động cơ máy bay phản lực như sát trên đầu, và một tiếng nổ lớn vang lên như rung rinh mặt đường phố. Chưa kịp hiểu điều gì xảy ra thì thấy xe cộ chạy ào ào tán loạn, có tiếng ai đó thất thanh:

“Dinh Tổng thống bị oanh tạc rồi”.

Tôi đứng lên, tiếng ve dường như cũng im bặt, nhường chỗ cho tiếng còi báo động và cứu hỏa vang lên ở hướng đường Hồng Thập Tự.

Nếu tôi nhớ không lầm, đó là ngày 8 Tháng Tư 1975!

Càng gần những ngày cuối của Tháng Tư, tin chiến sự đồn dập khắp nơi trên từng mặt báo. Nơi này thất thủ, nơi kia mất trắng. Gương mặt những người Sài Gòn như trầm hẳn đi. Đường phố vẫn đông đúc người xe, nhưng đầy lo âu, thấp thỏm.

Tôi lại hay lang thang đi dưới những con đường xưa cũ với bao kỷ niệm của thời mới lớn, của tuổi học trò, lo nghĩ vẩn vơ…

Dưới đường Duy Tân, Tự Do, Nguyễn Du “cây dài bóng mát”, tôi, với thói quen thuở nhỏ, hay nhìn lên những tàng cao, tìm kiếm những chú sóc, chú ve, nhất là trong những ngày hè, rảnh rỗi. Lắng nghe tiếng ve để cảm cái “Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng” của nhạc sĩ Thanh Sơn, hay lãng mạn hơn:

Lần đầu ta ghé môi hôn/ Những con ve nhỏ hết hồn kêu ran…

(Trần Dạ Từ)

Lạ là những ngày Tháng Tư cuối ấy, tiếng ve không nức nở buồn, cũng không kêu ran mà như nấc cụt, uất nghẹn, buồn và có khi im bặt, như suốt một buổi chiều ngày 30 Tháng Tư. Tiếng ve như bị nén vào tàng xanh, ám mùi khói súng, mùi xa lạ mà rền rĩ rồi im bặt tới khuya!

Mười năm sau cái ngày Tháng Tư ấy, tôi bị… đi đày ra một huyện nhỏ vùng biển để dạy học với mỹ từ “đâu cần thanh niên có”.

Mười năm dường như lúc nào cũng chỉ nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, khi ảm đạm, nhàm chán, khi cuồng nộ, thét gào – trong khung cảnh những ngôi trường mái lợp lá buông cũ kỹ, nghèo khó… Thỉnh thoảng thấy những xác người được cho là đi “vượt biên” trôi dạt vào bờ, như trêu cợt và thách đó gã thầy giáo “thiếu chí khí” vì nhiều lý do bất khả!

Rồi một buổi trưa hè, lại về Sài Gòn “bồi dưỡng” thêm kiến thức sư phạm. Đu bám chật vật trên chiếc xe than nóng như lò lửa, tanh tao mùi cá, mùi phân heo, với những bao tải ướp cá và những cái rọ sắt nhốt heo chất đầy trên mui xe lẫn dưới gầm ghế ngồi, tôi mệt lả và cả buồn nôn. Đành xuống xe ở ngã bảy, cuối đường Phan Thanh Giản và lội bộ theo đường Lý Thái Tổ để tìm xuống trường Đại học Sư phạm.

Lại là Tháng Tư, nắng nhạt nhòa, nhưng hơi nóng từ những con đường đã xuống cấp, loang lổ, vẫn bốc hơi lên ngùn ngụt. Nhìn lên bầu trời như kém xanh, ong ong hoa cà, hoa cải. Ghé vào chiếc xe nước mía gần ngôi trường Petrus Ký xưa, nay đã mang tên khác, nhìn những cây me tây, muồng hoa vàng xác xơ, mà buồn mênh mang. Ngôi trường ngày xưa tôi học, cổng trường giờ còn đâu câu “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt/ Tây Âu khoa học yếu minh tâm” mà bao thế hệ học trò trước đây từng tu dưỡng!

Bất chợt đâu đó rền rĩ một tiếng ve, tiếng ve nghe có vẻ khào khào, già nua, lạc lõng. Rồi im bặt, rồi lạc lào rời rạc. Tôi chợt mủi lòng.

Tôi đang về nơi trường xưa, lớp cũ… vậy mà đơn độc, buồn…

“Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng”, không phải tiếng ve xưa, của những mối tình học trò mơ mộng, và cũng không phải tiếng lòng buồn vì xa cách “Đôi đứa đôi nơi” mà buồn nẫu ruột vì màu cờ và đất nước đã đổi khác. Dẫu đã mười năm, nhưng lòng người dường như chưa yên, và cũng chưa được hàn gắn, mỗi khi Tháng Tư về. Mà sao tôi cứ mãi ám ảnh theo tiếng ve, và làm người xa lạ?

Thời thế đẩy đưa, hay cung “thiên di” của tôi có “vé xuất ngoại”, khi tiếng ve không mong đợi đã tắt hẳn, bắt đầu cho một năm học mới sau đó cũng gần hai mươi năm, lúc tuổi đời đã qua “tri thiên mệnh”, tôi lại khăn gói qua Mỹ đoàn tụ gia đình.

Đi hay ở cũng là điều dằn vặt, trước những thay đổi của cuộc đời. “Thiên mệnh” thì chưa rõ ra sao, nhưng “bản mệnh” của mình thì lại bắt đầu lo cho cái ăn, cái mặc và mọi sự sinh hoạt lạ nước, lạ cái trước mắt!

Cơ duyên đưa đẩy, nhờ một anh bạn giới thiệu, tôi được tuyển dụng vào làm ở một ngôi trường High School cách nhà nửa tiếng chạy xe. Tại đây, tôi không tiếp tục bán… cháo phổi nữa, mà chuyển sang bày biện, dọn dẹp những bữa ăn cho học sinh.

Thôi âu cũng là số phận? Những ngôi trường ở vùng Đông Bắc nước Mỹ này không tìm đâu ra bóng dáng những cây phượng quen thuộc ở quê nhà.

Song vẫn có những cây cổ thụ, mùa hè lá xanh ngăn ngắt và sang thu lại chuyển vàng đến nao lòng.

Không có hoa phượng và không có cả tiếng ve, nên những khi rảnh rỗi, nhìn ra khoảng sân trường rộng mênh mông, với những bãi cỏ xanh mướt mát, lòng tôi bỗng rưng rưng nỗi buồn man mác…

Rồi một buổi trưa, giao ca về sớm, lái xe vòng vèo qua một cái park, hạ kiếng xe để tận hưởng cơn gió mát lành, bên dưới những tàn cây phong cổ thụ, tôi bỗng chợt nghe những tiếng e e quen thuộc, trầm bổng như những khúc nhạc hiếm hoi trưa hè ở quê nhà.

Tấp xe vào sát lề, tôi mở cửa bước xuống, nhìn dưới một gốc phong cổ thụ, rêu bám đầy dưới gốc, nhìn thấy vô số vỏ ve bám vào quanh gốc.

Những vỏ ve nhỏ thôi, chừng bằng ngón tay, in hình như loại ve kim ở quê nhà, loại vỏ ve mà Đông y gọi là “thuyền thoát” hay “thuyền xác”, mà khi xưa, mẹ tôi thường tìm mua, nấu nước cho anh em tôi uống để trị chứng “mồ hôi trộm” hay viêm nhọt

Ngước lên tàn cao, tôi thấy những con ve, màu xanh, xám, đeo quanh cành cây và đồng loạt vang ngân tiếng e e, i i... rền vang.

Không cao vút và cũng không ngắt quãng, hay đứt nghẹn, nức nở.

Bỗng thầm nghĩ: Học sinh ở Mỹ chắc không ai quan tâm hay ấn tượng với tiếng ve? Và chắc cũng chẳng ai có tâm cảm:

“Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng” như thế hệ học sinh của tụi tôi ngày xưa đó.

Và chắc cũng chẳng ai như tôi, cứ mãi tìm, và nhớ tiếng ve… một thuở. Để rồi cứ mãi tình “hoài hương” không nguôi của những ngày và năm tháng ấy…

Chính Vũ

 

tony lee wintango2001@yahoo.com

Sun, May 22 at 11:45 PM

DangPhuong NhacSi

NGƯỜI CON GÁI TÊN DÒNG SÔNG - ĐĂNG NGUYỄN

https://www.youtube.com/watch?v=2wKvdSt0XeI

SÔNG Ô LÂU (Sông Thu Rơi)

Trên quốc lộ 1, từ Nam ra Bắc, từ Thừa Thiên đi Quảng Trị, Quảng Bình… có cây cầu Mỹ Chánh, bắc qua sông Ô Lâu. Sông Ô Lâu là ranh giới bên kia là Hội Kỳ, Hải Lăng, Văn Quỹ, (Quảng Trị) bên này là Mỹ Xuyên, Phước Tích, Ưu Điềm, Phong Điền, (Thừa Thiên).

Thượng nguồn sông Ô Lâu từ đỉnh núi Truồi, chảy quanh co giữa núi rừng Trường Sơn bao la, trùng điệp. Đến Phò Trạch, Thừa Thiên, sông chảy ngược lên tây bắc, hợp với sông Mỹ Chánh, Thác Ma ở Phước Tích rồi xuôi về Vân Trình…Phá Tam Giang, sông Ô Lâu đổ ra biển Đông mênh mông, gió mát.

Thủa xa xưa, khi chưa có cầu Mỹ Chánh, khách bộ hành từ miền Bắc muốn vào kinh Đô Huế, ứng thí phải qua chuyến đò ngang. Nơi đây xảy ra chuyện tình buồn, bi ai, thống thiết giữa người học trò qua sông Ô Lâu và cô lái đò bến Cây Đa. Dân địa phương ghi nhớ chuyện tình buồn này qua mấy câu hò:

“Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây Đa bến cũ, con đò khác đưa.

Con đò đã thác năm xưa.

Cây đa, bến cũ còn lưa (thưa) bóng người” …

Hơn 100 năm sau, thi sĩ Nguyễn Bính cảm xúc chuyện tình Cô Lái Đò:

“vắng bóng cô em từ dạo ấy,

để buồn cho những khách sang sông”.

Và ngày nay, nhạc sĩ Đăng Nguyễn viết ca khúc: Người Con Gái Tên Dòng Sông để nhớ đến bạn bè và người ca sĩ hát bên dòng Ô Lâu xanh mát năm nào. Hơn nữa đời lưu lạc, người nhạc sĩ cố tìm; nhưng chưa gặp lại người thương, lại vác mộng về không! Trái Nhãn Lồng ngọt lịm trao nhau, nay đã biến thành trái Sầu Đông nhung nhớ! Và nay, người nhạc sĩ đã ra đi trong niềm tiếc nuối khôn nguôi!

Khăm Đi.

 

Người Con Gái Tên Dòng Sông

Ca Sĩ: Như An, Hồng Anh                     

Nhạc và Lời: Đăng Nguyễn

Chiều trong khu vườn xưa, bạn bè với cung đàn, biết tìm em nơi đâu.

Một buổi chiều, buồn như ai nhớ về, như cơn mưa tìm em mùa hạ nhỏ.

Con sông dài năm xưa, tiếng hát buồn như mưa.

Về trong khu vườn xưa, nhạt nhòa ánh nắng vàng.

Cuối dòng sông Ô Lâu, cuộn vào đời tịch liêu, tháng (ơ hơ) hạ.

Ai đâu hay, trái nhãn lồng chưa ngọt.

Anh vác mộng về không, nhãn hóa thành Sầu Đông.

Hạ về, diều bay cao, trong khung đời yêu dấu.

Con sông thời thơ ấu, đâu còn xanh ngát màu.

Nhịp đàn còn ngân vang, mênh mông trời xa vắng.

Hơn nữa đời lưu lạc, tìm người con gái tên dòng sông.

Về trong khu vườn xưa, nhạt nhòa ánh nắng vàng.

Cuối dòng sông Ô Lâu, cuộn vào đời tịch liêu, tháng (ơ hơ) hạ.

Ai đâu hay, trái nhãn lồng chưa ngọt.

Anh vác mộng về không, nhãn hóa thành Sầu Đông.

Hạ về diều bay cao, trong khung đời yêu đấu.

Con sông thời thơ ấu, đâu còn xanh ngát màu.

Nhịp đàn còn ngân vang, mênh mông trời xa vắng.

Hơn nữa đời lưu lạc, tìm người con gái tên dòng sông.

Hạ về diều bay cao, trong khung đời yêu dấu.

Con sông thời thơ ấu, đâu còn xanh ngát màu.

Nhịp đàn còn ngân vang, mênh mông trời xa vắng.

Hơn nữa đời lưu lạc, tìm người con gái tên dòng sông, tên dòng sông, tên dòng sông.

http://www.youtube.com/user/dangphuon...  



No comments:

Post a Comment