20220331 Cong Dong Tham Luan
Dàn nhạc Ukraine trình
bầy Quốc Ca Việt Nam Công Hòa (2012)
LHQ tố giác nạn buôn người từ Việt Nam sang
Serbia
4 Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ đồng gửi giác
thư cho Việt Nam
Mạch Sống, ngày 28 tháng 3, 2022
Hôm 21 tháng 3, văn phòng
của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ công bố giác thư gửi cho nhà nước Việt Nam về
tình trạng của hơn 400 công nhân Việt bị 2 công ty Trung Quốc đối xử như nô lệ ở
Serbia.
Giác thư chung này do 4 Báo Cáo Viên Đặc Biệt
của LHQ, là những chuyên gia về nhân quyền, cùng gửi ra ngày 8 tháng 1, 2022.
Theo quy tắc của LHQ, chính phủ nhận giác thư có 60 ngày để trả lời trước khi
LHQ công bố nội dung của giác thư.
Giác thư mô tả tình trạng của 402 người lao động
bị các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam tuyển mộ để làm việc tại khu công
nghệ Zrenjanin của Serbia cho 2 công ty xây dựng Trung Quốc. Hai công ty này
nhận thầu của công ty Shandong Linglong ở Trung Quốc xây nhà máy sản xuất lốp
xe với quy mô xuất khẩu khắp Âu Châu.
Từ giữa tháng 11, BPSOS phối hợp với tổ chức luật sư nhân quyền A11 Initiative ở Serbia để phanh phui vụ buôn lao động này. Tổ chức A11 Initiative giữ lấy thông tin từ các nạn nhân trong khi BPSOS điều tra các công ty xuất khẩu lao động Việt Nam. Cả 2 tổ chức cùng phối hợp việc cung cấp thông tin cho LHQ, trong đó có phần phân tích về các bản hợp đồng và bản cam kết với những điều khoản vi luật trắng trợn mà người lao động phải ký với công ty xuất khẩu lao động.
Hình 1 – Nơi
sinh sống của các người lao động Việt Nam (hình của ASTRA)
Trong một động thái hiếm khi xảy ra, các báo cáo đặc biệt
của LHQ cũng gửi giác thư trực tiếp đến 3 công ty xuất khâu lao động Việt Nam
dựa vào thông tin do BPSOS cung cấp: Kaizen, Song Hỷ Gia Lai,
và Bảo Sơn.
Giác thư của các chuyên
gia LHQ nhắc nhở các công ty này về bộ nguyên tắc bảo vệ nhân quyền dành cho
các doanh nghiệp, được LHQ thông qua năm 2011. Giác thư yêu cầu mỗi công ty trả
lời những câu hỏi cụ thể về các cáo buộc và về các biện pháp bảo vệ quyền và lợi
ích của nạn nhân.
“Có lẽ LHQ nhận thấy nhà
nước Việt Nam có khuynh hướng bao che cho các công ty xuất khẩu lao động thay
vì bảo vệ nạn nhân buôn người,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch
BPSOS, nhận định. "Do đó họ phải đặt vấn đề trực tiếp với các công ty xuất
khẩu lao động Việt Nam."
Trước đó, ngày 25 tháng
10, 2021, 5 báo cáo viên đặc biệt của LHQ cũng đã gửi giác thư cho chính phủ Việt
Nam về tình trạng các phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị buôn sang Ả Rập Xê Út. Họ
yêu cầu Việt Nam trả lời các câu hỏi cụ thể, nhưng chỉ nhận được văn thư hồi đáp với những thông tin chung chung
và hoàn toàn không đả động gì đến việc điều tra hoặc truy tố các công ty xuất
khẩu lao động.
Theo Ts. Thắng, việc LHQ
công bố giác thư thứ hai vào thời điểm này sẽ tạo áp lực lên Việt Nam vì đây
cũng là thời điểm Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bắt đầu tiến trình xếp hạng các quốc
gia, trong đó có Việt Nam, về phòng, chống buôn người.
Trong bản báo cáo giữa kỳ
gửi cho Quốc Hội ngày 4 tháng 2 vừa qua, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đánh giá Việt Nam
tiếp tục tu chính luật về phòng, chống buôn người; ban hành 3 chương trình hành
động cấp bộ về chống buôn người; và tiếp tục các nỗ lực lập pháp để siết chặt
việc giám sát các hợp đồng lao động ở ngoài nước. Tuy nhiên, cũng theo bản báo
cáo, chính phủ Việt Nam đã không hoàn toàn hình sự hoá việc buôn mãi dâm trẻ
em, áp dụng các biện pháp để rà soát [hồ sơ tội phạm buôn người], và chỉnh sửa
các khiếm khuyết trong luật hình sự.
“Nhận xét của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ e rằng chưa
đúng mức,” Ts. Thắng nói.
Trong tuần qua, BPSOS cung cấp cho Bộ Ngoại Giao
các thông tin cho thấy là chính phủ Việt Nam đã không làm gì để bảo vệ nạn nhân
mà, ngược lại, đe doạ để bịt miệng những ai lên tiếng đòi công lý. Nhà nước
Việt Nam cũng không hề điều tra, chứ đừng nói khởi tố và trừng phạt, các tổ
chức và cá nhân trong đường dây buôn người, bao gồm nhiều công ty xuất khẩu lao
động cũng như một số giới chức lãnh sự và công an.
“Hệ thống báo đài ở trong nước, hoàn toàn đặt
dưới sự kiểm soát của nhà nước, không hề đăng tin về các trường hợp nạn nhân
buôn người mà BPSOS nhận diện và giải cứu ở Ả Rập Xê Út,” Ts. Thắng nói. “Lẽ ra
họ phải chạy tin rầm rộ để cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân, như biện pháp phòng
ngừa nạn buôn người.”
Vụ buôn người lao động sang Serbia cũng thế. Nhà
nước Việt Nam chưa làm gì để bảo vệ nạn nhân. Vào trung tuần tháng 3, một số
nạn nhân hoảng hốt cầu cứu khi được tin 2 công ty sử dụng lao động của Trung
Quốc có kế hoạch “bán” phần lớn người lao động Việt Nam cho một công ty khác và
đưa số còn lại về nước. Sau đó, những người đưa tin đã bặt vô âm tín.
Nếu Việt Nam không chứng
minh được những nỗ lực cải thiện tình trạng buôn người trong 12 tháng, từ 1
tháng 4, 2021 đến 31 tháng 3, 2022, thì sắp tới đây sẽ khó thoát bị Bộ Ngoại
GIao Hoa Kỳ xếp vào Hạng 3, nghĩa là hạng tệ nhất, và phải đối mặt với các biện
pháp chế tài của chính phủ Hoa Kỳ.
Thư tố giác chung được ký bởi:
·
Bà Siobhan Mullally, Báo
Cáo Viên Đặc Biệt về nạn buôn người, đặc biệt phụ nữ và trẻ em
·
Bà Fernanda Hopenhaym,
Tổ Công Tác về vấn đề nhân quyền và các công ty hoạt động xuyên quốc gia và các
doanh nghiệp
·
Ông Felipe Gonzales
Morales, Báo Cáo Viên Đặc Biệt về nhân quyền của di dân
·
Ông Tomoya Obokata, Báo
Cáo Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả
BPSOS có thành tích hơn 20 năm phòng, chống buôn người. Năm
2008, BPSOS hình thành Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở Á Châu (Coalition to
Abolish Modern-day Slavery in Asia, CAMSA). Đến nay, liên minh này đã giải cứu
hoặc hỗ trợ giải cứu cho 11 nghìn nạn nhân, với khoảng 80% là người Việt, bị
buôn làm nô lệ lao động hoặc tình dục đến 26 quốc gia.
Thông tin
liên quan:
LHQ: Công nhân Việt
bị cưỡng bức lao động cho công ty Trung Quốc ở Serbia | Truyền hình VOA 26/1/22
LHQ công bố thư tố
giác tình trạng lao động Việt bị buôn bán sang Ả Rập Xê Út
Phiet Pham thephiet_2002@yahoo.com
Mon, Mar 28 at 11:49 AM
Lính tình nguyện Mỹ gốc Việt trở về từ Ukraine: “Quá khủng khiếp”.
Tuấn Khanh
26-3-2022
Hiếu Lê chụp hình với đồng phục tác chiến trên đất
Ukraine.
Nguồn: Facebook Hiếu Lê.
https://taskandpurpose.com/uploads/2022/03/21/Hieu-Le.jpeg
Sau
khi dành 13 giờ hành quân vào phần đất quân Nga vừa chiếm, để tìm thi thể của
một người lính Gruzia đã thiệt mạng gần Irpin, Ukraine, cựu chiến binh Lục quân
Hoa Kỳ Hiếu Lê biết phần tham gia vào cuộc chiến này của anh cũng đã kết thúc.
Đó
cũng là sứ mạng cuối cùng của Hiếu Lê. Anh đã xin ra khỏi quân đoàn tình nguyện
quốc tế của Ukraine. “Nhóm những chiến binh cạnh tôi rất ủng hộ vì họ thấy
tôi bị ảnh hưởng sâu sắc như thế nào trong hành trình mang thi thể của chiến
binh ấy về”, Hiếu Lê tâm sự với tờ Task & Purpose.
“Về mặt thể chất, tôi cảm thấy ổn, nhưng tôi cảm thấy mình như có những vết
thương vô hình trong tâm hồn”.
An
Army vet’s realization in Ukrain: ‘So horrible or hearthbreaking that…’
https://taskandpurpose.com/uploads/2022/03/21/Hieu-Le.jpeg
https://taskandpurpose.com/uploads/2022/03/21/Hieu-Le-3.jpeg
Anh
Hiếu từng là lính thiết giáp M1 từ năm 2010 đến năm 2017, trong thời gian tại
ngũ, anh được chuyển đến Afghanistan trong năm 2012. Trước đó, khi được báo
Task & Purpose phỏng vấn về việc sống sót sau một cuộc tấn công bằng hỏa
tiễn hành trình của Nga vào căn cứ huấn luyện của mình, anh yêu cầu không nhắc
tên mình, nhưng sau đó, Hiếu Lê đã thay đổi ý định, và cung cấp cả hình ảnh.
Vào
một ngày thứ Hai 21 Tháng Ba, Hiếu Lê được đưa đến miền Tây Ukraine cùng với
các đồng đội bị thương và các tình nguyện viên quốc tế cũng xin rời khỏi vị trí
tình nguyện như anh. Hiếu rời khỏi một cuộc chiến mà anh ấy chỉ mới tham gia
gần hai tuần trước. “Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ khi phải rời đi sớm như vậy
khi chỉ vừa đến nơi, nhưng bạn đã bao giờ thấy điều gì khủng khiếp và đau lòng
đến mức mà bạn không thể nào tiếp tục được chưa? Đối với tôi, điều để giải
thích là như vậy”, Hiếu nói.
Sự
ra đi của Hiếu Lê đúng vào lúc đang có những cải cách trong quân đoàn quốc tế,
vốn được thành lập nhằm cho phép người nước ngoài chiến đấu cùng chiến tuyến
với Ukraine, chống lại quân Nga. Nhưng phóng viên Andrew Milburn của Task &
Purpose có được nguồn tin riêng cho biết rằng Ukraine đã loại bớt những thành
viên ghi danh tình nguyện, nhưng lại chưa trải qua thực chiến và cũng không có
khả năng ra mặt trận.
Hiện
quân đội Ukraine đang tính toán lại về cách tuyển dụng người nước ngoài, ưu
tiên cho các cựu chiến binh được đào tạo chuyên sâu, chẳng hạn như lính bắn
tỉa, một sĩ quan Ukraine nói với Task & Purpose, với điều kiện giấu tên.
Rõ
ràng là quá trình kiểm tra đối với quân đoàn quốc tế còn vội vã. Hiếu Lê cho
biết anh đã nổi giận với những tình nguyện viên nói dối về khả năng chiến
trường và cấp bậc của mình, chẳng hạn như từng là nhân viên điều phối chiến
dịch đặc biệt, nhưng họ thiếu tính kỷ luật hoặc không có chút tính chuyên môn
nào cả.
Anh
Hiếu viết trên facebook: “Những người như vậy cả ngày xài các chất kích
thích, không ai biết được những loại ma túy mà họ đã buôn lậu vào vùng chiến
sự. Về căn bản họ làm bất cứ điều gì họ muốn và các sĩ quan quân đội Ukraine
đành ngó lơ hoặc bất lực để ngăn chặn điều đó”.
Hiếu
Lê đến Ukraine hồi đầu tháng Ba, với ước muốn được sống như lý tưởng của mình
bằng cách giúp một tay cho những người Ukraine. Thế rồi trong nhiệm vụ đi lấy
lại thi thể của đồng đội đã ngã xuống là kinh nghiệm quân sự khó khăn nhất, mà
anh đối mặt. Sau đó, anh viết trên Facebook: “Chính nhiệm vụ đó đã làm tôi
sụp đổ”.
Nhóm
của Hiếu Lê đã vác đầy mìn chống tăng và hỏa tiễn chống thiết giáp, đi bộ một
chặng đường dài 8 km để đến vị trí chiến đấu cuối cùng của người lính Gruzia,
Hiếu kể lại trên Facebook. Trên đường đi, họ gặp phải những người có vẻ là lính
Nga. Và những lính Nga này có vẻ không muốn chiến đấu, họ hô to ‘Vinh quang cho
Ukraine’ để ra hiệu. Vì vậy hai bên đã vượt qua nhau mà không xảy ra điều gì.
Họ
tìm thấy thi thể người lính và Hiếu Lê đã viết tên, số thông hành và ngày chết
của người đàn ông này lên một mảnh bìa cứng, rồi đặt cùng với thi thể. Sau đó,
họ phải kéo thi thể trở lại theo các tuyến đường không có quân Nga.
Hiếu
Lê viết trên Facebook: “Máu của anh ấy dính trên đồng phục của tôi. Giữa
chúng tôi là lặng thinh, nhưng cảm giác không thể giải thích được. Khi chúng
tôi lên đồi đến đầu cầu, xe cứu thương gặp chúng tôi và chúng tôi cho anh ta
vào một chiếc túi đựng xác, đứng và chào chiếc xe cứu thương khi nó đi khuất”.
Hiếu Lê nói, khi nhiệm vụ kết thúc, anh khóc suốt 10 phút mới lấy lại bình
tĩnh. Và anh nhận ra rằng, phần tham dự của của mình ở Ukraine cũng đã kết
thúc.
“Trong
thời gian ở Ukraine, tôi đã sống sót qua các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành
trình, pháo kích liên tục, di chuyển qua lãnh thổ thù địch, lạnh đến thấu xương,
bệnh tật, đói và nỗi thống khổ khi nhìn thấy chết chóc của chiến tranh”,
Hiếu Lê viết trên Facebook, “Tôi mệt mỏi tận xương. Tôi không chắc mình sẽ
còn ở lại Ukraine bao lâu nữa, nhưng tôi cảm thấy rằng mình đã làm đủ vai trò
của mình, và hài lòng vì điều đó”.
Ngày
22 tháng Ba, Anh Hiếu Lê chính thức rời quân đoàn tình nguyện và đi về qua ngõ
Ba Lan.
BÀI THƠ
XIN
GỞI THẾ NHÂN
Tác
giả: Ngô Minh Hằng. Ngày đăng: 2022-03-27
Đây một bài thơ mới viết xong
Chân thành từng đoạn, chữ như lòng
Đơn sơ như lũy tre làng cũ
Tha thiết như tình yêu núi sông
*
Là một bài thơ gởi thế nhân
Lời tim thổn thức, ý như vần
Xin anh, xin chị, xin em đọc
Để hiểu thêm thơ, một chút gần
*
Để cảm rằng thơ có tấm lòng
Thơ cùng vận nước trải hưng vong
Thơ chia đau khổ tình dân tộc
Thơ góp huy hoàng cảnh núi sông
*
Để biết là thơ có trái tim
Biết mừng non nước buổi bình yên
Biết thành vũ khí ngăn chân giặc
Biết giục muôn người hãy đứng lên
*
Để giữ quê hương, để giữ nhà
Để tô Tổ Quốc gấm cùng hoa
Để không dung dưỡng quân tàn bạo
Phá nát luân thường, nát quốc gia!
*
Thơ cũng là thơ của dịu dàng
Của ngày hoa nở, tối trăng lan
Của bao la lắm, tình nhân loại
Của mộng yêu thương, nghĩa đá vàng
*
Thưa đấy, bài thơ mọn, thế thôi
Viết bằng ngôn ngữ tự bao đời
Ý không gian dối, lời không ngọt
Chỉ có chân phương một nghĩa: NGƯỜI!
Ngô Minh Hằng
19.4.2002
http://bacaytruc.com/index.php/12511-bai-th-xin-g-i-th-nhan-tac-gi-ngo-minh-ha-ng
Mời
dự chiều nhạc Trần Chí Phúc “Lấy Lại Tên Sài Gòn” Chủ Nhật 24-4-2022
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2022/3/24-Mar-2022/tranchiphuc1(1).JPG
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2022/3/24-Mar-2022/tranchiphuc2(2).jpg
No comments:
Post a Comment